Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây cỏ seo gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 58 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY CỎ SEO GÀ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ





HÀ NỘI - 2013


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN THANH HUYỀN


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT


VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY CỎ SEO GÀ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Thái An
2. ThS. Nguyễn Duy Chí
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược liệu - Đại học Dược Hà Nội
2. Trung tâm KN Dược Quân đội



HÀ NỘI – 2013


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Những sự giúp đỡ quý báu ấy
đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này, đồng thời cũng cho tôi hiểu biết thêm
nhiều điều về cách tư duy trong nghiên cứu khoa học. Nhân dịp này tôi xin
bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Thái An, cô đã tận tình chỉ bảo, tạo mọi điều kiện,
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận.
Ths.Nguyễn Duy Chí, TS. Đỗ Thị Xuyến đã giúp tôi trong quá trình
thực hiện khóa luận.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các kỹ thuật viên trong Bộ
môn Dược liệu, các phòng ban trong nhà trường đã giúp đỡ tạo điều kiện cho
tôi thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi rất
nhiều để tôi có thêm sự nhiệt tình và say mê trong nghiên cứu khoa học.

Hà nội, ngày 21 tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thanh Huyền








MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………….3
1.1.VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ…… 3
1.1.1.Vị trí phân loại của chi Pteris L…………………………………….3
1.1.2.Đặc điểm chung của họ Cỏ luồng (Pteridaceae)………………… 3
1.1.3.Đặc điểm thực vật chi Pteris L…………………………………… 3
1.1.4.Đặc điểm thực vật một số loài thuộc chi Pteris L………………… 4

1.1.5.Đặc điểm thực vật và phân bố của cây cỏ Seo gà (Pteris multifida
Poir.)………………………………………………………………………6
1.2.THÀNH PHẦN HÓA HỌC…………………………………………….7
1.2.1.Thành phần hóa học của chi Pteris L………………………………7
1.2.2.Thành phần hóa học của cây cỏ Seo gà (Pteris multifida Poir.)……8
1.3.TÍNH VỊ VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ……………………………… 10
1.4.CÔNG DỤNG………………………………………………………….12
1.5.MỘT SỐ ĐƠN THUỐC…………………………………………… 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 13
2.1.NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU…………………………………… 13
2.2.PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ……………………………………13
2.2.1. Các trang thiết bị dùng trong nghiên cứu …………………………13
2.2.2. Hóa chất …………………………………………………………13
2.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………… 14
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật……………………………………………14


2.3.2. Nghiên cứu về hóa học ……………………………………………14
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ…………………………….15
3.1.NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT …………………………………15
3.1.1.Mô tả hình thái cây và giám định tên khoa học ……………15
3.1.2.Đặc điểm vi phẫu lá ……………………………………………17
3.1.3.Đặc điểm vi phẫu thân rễ . …………………………………………17
3.1.4.Đặc điểm bột lá ……………………………………………………17
3.1.5.Đặc điểm bột thân rễ ………………………………………………17
3.2.NGHIÊN CỨU VỀ HÓA HỌC. . ………………………………………20
3.2.1.Định tính các nhóm chất trong dược liệu bằng phản ứng hóa học 20
3.3.CHIẾT XUẤT …………………………………………………………28
3.3.1.Xác định độ ẩm của dược liệu. ……………………………………28
3.3.2.Chiết xuất. …………………………………………………………28

3.3.3.Định tính cắn toàn phần bằng sắc ký lớp mỏng …………………30
3.3.4.Định tính cắn các phân đoạn ………………………………………32
BÀN LUẬN…………………………………………………………………43
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 45
ĐỀ XUẤT………………………………………………………………… 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
AST

Ánh sáng thường
dd

Dung dịch
dm

Dung môi
C

Chloroform
E

Ethylacetat
H

n-hexan

MeOH

methanol
SKLM

Sắc kí lớp mỏng
TLTK

Tài liệu tham khảo
TT

Thuốc thử
UV
254
Ánh sáng tử ngoại bước sóng 254nm
UV
365
Ánh sáng tử ngoại bước sóng 365nm
XDT

Xanh da trời














DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Một số hợp chất phân lập từ cây cỏ Seo gà

9
Bảng 1.2
N
ồng độ ức chế tối thiểu của một số hợp chất phân lập từ cỏ Seo gà

11
Bảng 3.1 Kết quả định tính các nhóm chất trong cây cỏ Seo gà

27
Bảng 3.2 Hàm lượng cắn các phân đoạn chiết xuât từ cây cỏ Seo gà

28
Bảng 3.3 Kết quả định tính cắn toàn phần bằng SKLM

31
Bảng 3.4 Kết quả định cắn H

bằng phản ứng hóa học

32

Bảng 3.5 Kết quả định tính cắn C bằng phản ứng hóa học 33
Bảng 3.6 Kết quả định tính cắn E bằng phản ứng hóa học 33
Bảng 3.7 Kết quả định tính cắn phân đoạn n-hexan bằng SKLM

35
Bảng 3.8 Kết quả định tính cắn phân đoạn chloroform bằng SKLM

37
Bảng 3.9 Kết quả định tính cắn phân đoạn

ethylacetat bằng SKLM

39















DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình Tên hình Trang

Hình 3.1 Ảnh cây cỏ Seo gà

16
Hình 3.2 Ảnh thân rễ cây cỏ Seo gà

16
Hình 3.3 Ảnh lá không sinh sản

16
Hình 3.4 Ảnh lá sinh sản mang túi bào tử

16
Hình 3.5 Ảnh cuống lá cỏ Seo gà

16
Hình 3.6 Ảnh vi phẫu lá cỏ Seo gà

18
Hình 3.7 Ảnh vi phẫu thân rễ cỏ Seo gà 18
Hình 3.8 Ảnh một số đặc điểm bột lá cỏ Seo gà

19
Hình 3.9 Ảnh một số đặc điểm bột thân rễ cỏ Seo gà

19
Hình 3.10

Sơ đồ chiết xuất cắn các phân đoạn từ cây cỏ Seo gà


29
Hình 3.11

Sắc kí đồ của cắn toàn phần khai triển với hệ dm số IV

40
Hình 3.12

Sắc ký đồ của cắn phân đoạn n-hexan khai triển với hệ dm số IV

40
Hình 3.13

Sắc ký đồ của cắn phân đoạn chloroform khai triển với hệ dm số VI 41
Hình 3.14

Sắc ký đồ của cắn phân đoạn ethylacetat khai triển với hệ dm số II 41
Hình 3.15

Sắc kí đồ cắn 3 phân đoạn

42
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, thích
hợp cho sự phát triển hệ thực vật phong phú và đa dạng, trong đó đặc biệt
phải kể đến nhóm tài nguyên cây thuốc.
Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu năm 2006, Việt Nam có 3948

loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Tuy nhiên
phần lớn các cây, con được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian hoặc theo Y
học cổ truyền mà chưa được nghiên cứu kỹ và đầy đủ.
Cỏ Seo gà là một trong 280 loài thuộc chi Pteris L. [31], được phân bố
rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [14]. Trong Y học cổ truyền
Trung Quốc, cỏ Seo gà được sử dụng để điều trị các bệnh: eczema, thổ huyết,
viêm ruột, lỵ trực khuẩn…[20], bên cạnh đó cỏ Seo gà còn được biết đến với
tác dụng chống ung thư và kháng khuẩn [21]. Ở Việt Nam, cỏ Seo gà được
dùng để chữa kiết lỵ mãn tính, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, viêm đường tiết niệu,
viêm họng, viêm tuyến nước bọt, sưng vú, mụn nhọt, lở ngứa, bệnh ngoài
da…[14].
Nhận thấy, cỏ Seo gà là một cây thuốc dân gian cần được quan tâm, tuy
nhiên những nghiên cứu hiện nay về cỏ Seo gà còn ít và chưa thực sự đầy đủ.
Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực
vật và thành phần hóa học của cây cỏ Seo gà” với những mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây cỏ Seo gà.
2. Nghiên cứu về thành phần hóa học của cây cỏ Seo gà.
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, đề tài được tiến hành với các nội
dung sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây cỏ Seo gà: Mô tả đặc điểm hình
thái, đặc điểm vi phẫu lá, thân rễ; đặc điểm bột lá, thân rễ.
2. Giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu.
2

3. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây cỏ Seo gà: Định tính các nhóm
chất bằng phản ứng hóa học, sắc kí lớp mỏng đối với cắn toàn phần và
cắn các phân đoạn của cây cỏ Seo gà.

























3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN

1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ.
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Pteris L.
Theo [1], [8], [9] cây cỏ Seo gà thuộc chi Pteris L., họ Cỏ luồng
(Pteridaceae), bộ Cỏ luồng (Pteridales), phân lớp Dương xỉ (Polypodiidae),

lớp Dương xỉ (Polypodiopsida), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta).
Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)
Lớp Dương xỉ (Polypodiopsida)
Phân lớp Dương xỉ (Polypodiidae)
Bộ Cỏ luồng (Pteridales)
Họ Cỏ luồng (Pteridaceae)
Chi Pteris L.
1.1.2. Đặc điểm chung của họ Cỏ luồng (Pteridaceae).
Họ cỏ Luồng còn gọi là họ cỏ Seo gà [1].
Cây mọc rất gần đất, có nhiều lông vảy [1]. Lá giống nhau hay có hai
loại, bất thụ và hữu thụ. Lá kép lông chim, chia thùy đều đặn, ít khi xẻ ngón.
Gân nối với nhau thành hình vành khuyên [1].
Ổ túi bào tử ở mép lá hay ở giữa vành khuyên, có áo do mép lá gập lại, liền
nhau thành một đường liên tục. Vòng cơ giới không đầy đủ, đi qua chân [1].
Họ cỏ Luồng gồm 23 chi, phân bố rộng rãi trên thế giới. Việt Nam có 12
chi với khoảng 50 loài, mọc hoang. Có một loài thường làm thuốc là Seo gà
(Pteris multifida Poir.) [1], [10].
1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Pteris L.
Thân rễ mọc bò [1], [32] có vảy hình mũi mác màu thay đổi từ vàng nhạt
4

tới nâu sậm, có thể có lông [32]. Lá giống nhau hoặc có 2 loại. Lá kép lông
chim, gân lá nối với nhau tạo hình vành khuyên [32].
Ổ túi bào tử ở mép lá hoặc ở giữa vành khuyên, có áo do mép lá gập lại,
liền nhau thành dải liên tục [32]. Bào tử hình tứ diện hoặc hình cầu, màu nâu
nhạt hoặc đen, có u sần [32].
Chi Pteris L. có khoảng 280 loài [31], là một chi lớn, phân bố khắp các
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trừ khu vực Địa Trung Hải [14].
1.1.4. Đặc điểm thực vật một số loài thuộc chi Pteris L.
1.1.4.1. Pteris cretica L.

Còn gọi là: Cẳng gà, Ráng chân xỉ Hy lạp, cỏ Seo gà Hy lạp [8], [9].
Cây cỏ nhiều năm, cao hơn 1m [2]. Lá dài 30-50 cm. Cuống lá dài, màu đen.
Phiến lá lông chim hình dải - ngọn giáo, dạng phẳng, có răng; lá cuối cùng lớn
hơn, nhẵn, dài. Các lá sinh sản dài hơn và ít rộng hơn lá thường [8], [9].
Ổ túi bào tử liên tục ở mép, có áo túi do mép lá gấp lại [8], [9].
Phân bố: Ở Nam châu Âu và các vùng cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc
tại vùng núi cao từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai đến Đồng Nai. Được trồng
làm cảnh ở Đà Lạt, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh [8],[9], [15].
1.1.4.2. Pteris vittata L.
Còn gọi là Ráng chân xỉ có sọc, cỏ Luồng chân rết [8], [9].
Cây cỏ nhiều năm [15]. Bụi cao 0,30-1,50m [8], [9]. Thân rễ ngắn, phủ vẩy
dài 5mm, màu hung [8], [9]. Lá mọc thành hình hoa thị; cuống cứng, dài 5-30cm,
có rãnh, mang rất nhiều vẩy màu hung; phiến kép lông chim lẻ dài tới 70cm. Các
lá chét không cuống, hình dải tam giác cụt ở gốc, thon hẹp nhỏ ở đầu, nhẵn, dài
10-15cm, rộng 0,5-1,2cm; lá chét cuối hơi lớn hơn các lá bên [8], [9].
Ổ túi bào tử liên tục; áo túi hẹp, mỏng. Bào từ hình bốn mặt hơi tròn, có
mụn thô [8], [9].
5

Phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, Nam châu
Phi và châu Á [8], [9]. Ở nước ta, cây phân bố rộng khắp từ đồng bằng, đồi
núi thấp [15].
1.1.4.3. Pteris semipinnata L.
Còn gọi là cây Cẳng gà, Ráng chân xỉ lược, cỏ Seo gà xẻ nửa [8], [9].
Cây thảo, sống nhiều năm, cao 30-80cm [8], [9] ưa ẩm và nơi có ít ánh
sáng [15]. Thân rễ bò, mang vẩy hẹp màu nâu [8], [9]. Cuống lá dài 20-30cm,
cứng, màu đỏ hay nâu; phiến lá dài đến 50cm, mang 20-16 cặp lá lông chim; -
lá lông chim có nửa dưới kép còn phần trên của phiến một lần kép [8], [9].
Ổ túi bào tử liên tục ở mép, có túi mỏng. Bào tử hình 4 mặt, màu vàng,
có u rất nhỏ [8], [9].

Phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản [7]. Ở nước ta,
cây phân bố rất rộng, ở nhiều vùng núi thấp: Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng
Sơn…[15].
1.1.4.4. Pteris ensiformis Burm.
Còn gọi là cỏ Luồng, cỏ Seo gà, Ráng chân xỉ hình gươm [8], [9].
Thân rễ mọc bò, mang vẩy hẹp, màu hơi nâu [7], [8], [9]. Lá hai dạng,
mọc khá sít nhau; lá không sinh sản có cuống dài 10-40cm, với phiến dài 8-
20cm, rộng 4-12mm, hình tam giác thon, lá chét tận cùng rất dài và dạng sợi
nguyên; lá chét bên 2-7 đôi, mọc so le, có cuống ngắn. Phiến lá sinh sản dài
hơn, có lá chét hẹp, hình dải, thường chia ba, đầu chóp khía răng [7], [8], [9].
Phân bố ở Nam Trung Quốc, các nước nhiệt đới châu Á [8]. Ở nước ta,
cây phân bố rộng khắp từ đồng bằng, đồi đến núi thấp [15].
1.1.4.5. Pteris henryi Christ.
Còn gọi là cỏ Seo gà lá hẹp, Ráng chân xỉ Henry [8], [9].
Thân rễ ngắn [8], [9]. Cuống lá màu vàng đỏ hay đen, dài 16-25cm;
6

phiến sinh sản to hơn phiến không sinh sản, mang 2-4 cặp lá chét và lá chét
cuối chẻ 2-3 lần thành các đoạn hẹp dài 10cm, mép có răng [8], [9].
Ổ túi bào tử ở mép lá, không đi đến cuối đoạn; áo túi trong; bào tử màu
vàng nhạt [8], [9].
Phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam (Sapa tỉnh Lào Cai) [8], [9].
1.1.4.6. Pteris biaurita L.
Còn gọi là Ráng chân xỉ hai tai [8], [9].
Thân rễ dày, xiên [8], [9]. Lá mọc thành cụm; cuống lá dài 0,15-1m, màu
hơi nâu ở gốc, mang vẩy rụng sớm; phiến thon, 2-3 lần kép, lá chét gốc có
một lá chét bậc hai hướng về gốc phát triển, gân của các thùy thông vào nhau
ở phần gốc sống lá và sống lá chét mang những gai nhỏ; các lá chét có khía
rộng bằng phân nửa thùy, mỏng song hơi cứng [8], [9].
Ổ túi bào tử liên tục, nằm dọc theo các thùy. Bào tử hình bốn mặt, ít

nhiều hình cầu, màu hơi đỏ [8], [9].
Phân bố: ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam). Ở nước ta, có
gặp từ Tuyên Quang, Lạng Sơn đến Bà Rịa - Vũng Tàu (núi Dinh) [8], [9].
1.1.5. Đặc điểm thực vật và phân bố của cây cỏ Seo gà (Pteris multifida
Poir.)
Tên đồng nghĩa: Pteris serrulata L. f. [13], [14].
Tên khác: Phượng vĩ thảo, cỏ Luồng [13], [14], [12]; Theo gà [13]; Ráng
seo gà sẻ nhiều [13].
Tên nước ngoài: Spider brake (Anh) [14].
Cây thảo, cao 20-40cm, có thể hơn [14]. Thân rễ nhỏ, ngắn chừng 3-4cm
[13], [14], hình cong queo, sần sùi, nhiều mấu, hơi cứng, vị hơi ngọt, đắng và
tê, mùi thơm hắc [13].
Lá mọc thẳng từ thân rễ, xẻ sâu hình lông chim hai lần, gân lá rõ, có 2
7

loại lá: Lá không sinh sản ngắn, màu lục nhạt hơi vàng, các thùy to nhỏ không
đều mọc đối nhau, mép hơi khía răng, có đầu tròn, riêng thùy tận cùng thuôn
dài thành mũi nhọn; lá sinh sản dài gồm các thùy hình dải thuôn uốn éo, mọc
đối, đầu nhọn hoắt, mép lá gập lại mang túi bào tử dày đặc ở phía trong.
Cuống lá rất dài, màu nâu nhạt ở gốc, hơi vàng ở phía trên [14].
Bào tử hình bốn cạnh, hơi tròn, màu vàng nhạt, có nhiều u sần nhỏ [14].
Cỏ Seo gà mọc phổ biến ở miền Bắc và miền Trung nước ta, thường gặp
ở trên những vách đá, vách đất, xung quanh bờ giếng, ven đường đi, những
nơi thoáng ẩm và mát. Còn thấy mọc ở cả Trung Quốc, Nhật Bản [13], [14].
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
1.2.1. Thành phần hóa học của chi Pteris L.
Theo một số tài liệu cho thấy thành phần hóa học của chi Pteris L. bao
gồm: flavonoid glycosides [18], [25], [28]; flavonoid, diterpenoids,
glycosides diterpenoid, sesquiterpenoids [18]; các hợp chất phenolic [9];
kaurane [34]; pterosin-sesquiterpen [22], [23].

Từ dịch chiết ethylacetat của Pteris ensiformis Burm. một số tác giả đã phân
lập được 12 hoạt chất: 2R,3R-pterosin L 3-O-β-D-glucopyranoside (1), β-D-
xylopyranosyl(1→2)-7-O-benzoyl-β-D-glucopyranoside (2), 4-O-benzoyl-β-D-
xylopyranosyl(1→2)-7-O-benzoyl-β-D-gluco-pyranoside (3), 5-[2-
hydroxyethylidene]-2(5H)-furanone (4), pterosin B (5), β-D-glucopyranosyl benzoic
acid ester (6), benzoic acid (7), 5-O-coumaroylquinic acid (8), coumaric acid (9),
cyclolaudenol (10), β-sitosterol-3-O-β-D-glucoside (11) và β-D-sitosterol (12) [35].
T. Hakamatsuka và cs đã phân lập từ lá và thân rễ của Pteris cretica
Linni., được các hợp chất ent-kaurane glycoside đó là: 2β,6β,15α-trihydroxy-
ent-kaur-16-ene-2-O-β-d-allopyranoside; 2β,6β,15α-trihydroxy-ent-kaur-16-
ene; 2β,6β,15α-trihydroxy-ent-kaur-16-ene-2-O-β-d-glucopyranoside; 2β,16α-
dihydroxy-ent-kaurane [31]. Năm 1994, F. Imperato đã chiết tách và phân lập một
8

số flavonoid glycoside từ Pteris cretica Linnin., các hợp chất phân lập được nhận
dạng là: luteolin 8-C-rhamnoside 7-O-rhamnoside; luteolin 7-O-glucopyranoside
và luteolin 7-O-gentiobioside [17].
Năm 2010, từ Pteris semipinnata L., Shi và cs đã phân lập được một ent-
kaurane diterpenoid glucoside là pteriside và 3 sesquiterpenoids là (2R)-
pterosin B; (2S, 3S)-pterosin C; pterosin C 3-O-β-D-glucoside [27].
1.2.2. Thành phần hóa học của cây cỏ Seo gà (Pteris multifida Poir.)
Từ cây Seo gà, Okuno Masaaki và cs đã phân lập được

β-sitosterol và
β-sitosterol-β-glucosid [14].
Woerdenbag Herman J. và cs đã phân lập được 2 chất diterpen là ent-
kauran-2β, 16 α-diol và ent-kaur-16-en-2β, 15α-diol. Cả hai hợp chất được
chứng minh có tác dụng độc với tế bào u báng Ehrlich ở mức độ vừa phải [14].
Theo bộ Trung Dược Từ Hải, cây Seo gà chứa các pterosin B, F, O, S, C;
pterosin C-3, O-β-D- glucosid; 2β,15α- dihydroxy - ent-kaur-16- en và dẫn

chất 2-O-β-D-glucosid; 2β-16α-dihydroxy-ent-kauran; apigenin-7-O-β-D-
glucosid; luteolin-7-O-β-D-glucosid [14].
Từ dịch chiết butanol phần trên mặt đất của Pteris multifida Poir., Liva
Harinantenaina và cs đã phân lập và xác định được cấu trúc của 13 chất: 4-
caffeoyl quinic acid 5-O-methyl ether; (2R,3R)-pterosin L 3-O-β-D-
glucopyrannoside; β-sitosterol β-D-glucopyranoside; apigenin 7-O-β-D-
glucopyranoside; luteolin 7-O-β-D-glucopyranoside; sucrose; caffeic acid;
pterosin C 3-O-β-D-glucopyranoside; pteroside C; 4,5-dicaffeoyl quinic acid;
pteroside A; wallichoside; (2S)-5,7,3’,5’- tetrahydroxyflavanone [24].
Một số nhà khoa học đã phân lập và xác định cấu trúc của các pterosin
sesquiterpen và ent-kauran diterpenoids từ dịch chiết ethanol của Pteris
multifida đó là: 2R,3R-13-hydroxy-pterosin L 3-O-β-d-glucopyranoside;
9

2R,3S-acetylpterosin C [22]; multifidoside A, multifidoside B, multifidoside C
[35] và pterokaurane M1, pterokaurane M2, pterokaurane M3 [35].
Năm 2011, Jianqun Liu và cs phân lập được hai Pterosin dimers là đồng
phân của nhau: bimutipterosins A và bimutipterosins B [21].
Bảng 1.1. Một số hợp chất phân lập từ cây cỏ Seo gà (Pteris multifida Poir.)
STT Tên hợp chất Công thức TLTK

1
2R,3R-pterosin L 3-O-β-D
Glucopyranosid
O
HO
O
OH
O
OH

HO
HO
OH

[24]
2 Pterosin C- 3-O-beta-D-glucopyranoside
HO
O

O
O
OH
HO
HO
OH

[24]
3 Apigenin 7-O-beta-D-glucopyranosid
O
O
O
OH
OH
O
OH
HO
HO
OH

[14],

[24]
4 Luteolin 7-O-beta-D-glucopyranosid
O
O
O
OH
OH
O
OH
HO
HO
OH
OH

[14],
[24]
5 Acid caffeic
OH
HO CH CH COOH

[24]
6 β-sitosterol
HO
H
H
HH

[14]
10


7
Pterokauran M1−M2
M1: R = H; M2: R = OH
R
H
H
HO
OH
HO

[35]
8 Pterokaurane M3
H
H
HO
OH
OH
OH

[35]
9
Multifidoside A: R
1
= M, R
2
= β-CH3, R
3
= OH
Multifidoside B: R
1

= M, R
2
= α-CH3, R
3
= OH
Multifidoside C: R
1
= H, R
2
= α-CH3, R
3
= M
R
O
O
OH
OH
O
HO
HO
O
M
R
3
2
R
1
O

[21]



1.3. TÍNH VỊ VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ.
Toàn cây cỏ Seo gà có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng
thanh nhiệt, lương huyết, lợi thấp, chỉ lỵ [14].
Rễ có vị ngọt, đắng, hơi tê, mùi thơm hắc [14].
Năm 2007, T.C.Wang và cs đã tiến hành nghiên cứu độc tính của dịch
chiết nước của cây cỏ Seo gà trên chuột bằng cách đưa dịch chiết theo đường
uống với liều 100, 500 và 1000 mg/ kg trọng lượng trong vòng 28 ngày. Kết
quả cho thấy khi sử dụng dịch chiết nước theo đường uống không thể hiện
độc tính tại liều thử [30].
Dịch chiết nước có tác dụng chống oxy hóa, loại trừ gốc tự do [29].
Tác dụng chống gây đột biến: Bằng phương pháp nghiên cứu sử dụng
hệ Salmonella và microsom, và chất gây đột biến là acid picrolonic và
benzopyren. Cao cỏ Seo gà chiết bằng cách sắc với nước có kết quả ức chế
mạnh sự gây đột biến do acid picrolonic và có tác dụng yếu hơn đối với
benzopyren [14].
11

Tác dụng chống lại phì đại tuyến tiền liệt lành tính: Pterosides P’,
luteolin, acid palmitic và apigenin 4′-O-α-L-rhamnopyranoside được phân lập
từ dịch chiết ethanol 20% thử trên in vitro cho thấy có tác dụng ức chế sự tăng
trưởng của tế bào biểu mô tuyến tiền liệt chuột trong ống nghiệm tương tự với
Epristeride [16].
Khả năng gây độc đối với dòng tế bào HL60 thử trên in vitro (dòng
tế bào ung thư ở người bị bệnh bạch cầu): bằng phương pháp MTT một số
hợp chất pterosin secquiterpenes chiết từ Pteris multifida Poir., đã được
chứng minh có tác dụng gây độc đối với dòng tế bào HL60.
Bảng 1.2. Nồng độ ức chế tối thiểu của một số hợp chất phân lập từ cỏ Seo gà
STT


Tên chất IC
50
(µM)
TLTK
1 2R,3R-13-hydroxy-pterosin L 3-O-β-d-glucopyranoside 14,6

[22]
2 2R,3S-acetylpterosin C 48,3
3 2S,3S-acetylpterosin C 35,7
4 Bimutipterosin A 12,8
[21]
5 Bimutipterosin B 26,6

Khả năng gây độc đối với dòng tế bào HepG2 (tế bào ung thư biểu
mô gan): Multifidoside A và multifidoside B được phân lập từ dịch chiết
ethanol 95% có hoạt tính gây độc đối với dòng tế bào HepG2 với nồng độ gây
độc cho 50% tế bào lần lượt là 8,69µM và 9,26µM [35].
Tác dụng làm hạ lipid máu: thử trên chuột có lipid máu cao do chế độ
ăn giàu cholesterol và so sánh với nhóm dùng β - sitosterol. Kết quả: bột đông
khô của Pteris multifida Poir. không những làm giảm triglyceride và
cholesterol mà còn tăng đào thải và chuyển hóa lipid qua đường tiêu hóa [33].


12

1.4. CÔNG DỤNG
Toàn cây cỏ Seo gà được dùng chữa lỵ mãn tính, lỵ trực khuẩn, viêm
ruột, viêm đường tiết niệu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, sưng vú, mụn
nhọt, lở ngứa, bệnh ngoài da [14].

Rễ và lá được dùng làm thuốc chữa đi tiêu chảy, đi ngoài ra máu, lỵ dưới
dạng thuốc sắc hay thuốc ngâm rượu, nước sắc đôi khi còn thấy ra giun [13].
Rễ, lá sao vàng, tán nhỏ đun với dầu vừng thành thuốc dầu bôi chữa một
số bệnh ngoài da cho trẻ em [13].
Ở Trung Quốc, cỏ Seo gà được sử dụng để điều trị viêm ruột, viêm gan,
kiết lỵ do vi khuẩn, nôn ra máu, eczema…[20].
1.5. MỘT SỐ ĐƠN THUỐC
Chữa kiết lỵ: cỏ Seo gà (toàn thân), dây mơ lông, rễ cỏ tranh, rễ phèn
đen, mỗi vị 20g; gừng sống 3 lát, sắc uống làm 2-3 lần trong ngày, vào lúc
đói. Có thể dùng Seo gà 30g, vỏ sắn thuyền 12g, cám gạo rang vàng 6g hoặc
đậu đen rang cháy 20g, sắc uống, chia làm 3 lần trong ngày [14].
Chữa kiết lỵ (trực trùng): Rễ và lá cỏ Seo gà sao cho thơm 24g, nước
100ml, đun sôi, giữ sôi trong vòng 30 phút. Chia 2 hay 3 lần uống trong ngày
chữa lỵ trực trùng [13].
Chè tươi 100g, seo gà khô 24g, nước 150ml, đun sôi giữ sôi trong 30
phút. Chia hai hay ba lần uống trong ngày chữa lỵ trực trùng [13].
Chữa lỡ loét, bệnh ngoài ra: Toàn thân cây cỏ Seo gà đốt thành than,
tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi. Có thế dùng cây tươi giã đắp [14].





13

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU
 Mẫu nghiên cứu cây cỏ Seo gà bao gồm:

 Mẫu cây tươi mang bộ phận sinh sản, để giám định tên khoa học.
 Mẫu cây tươi mang lá, thân rễ để nghiên cứu về mặt thực vật.
 Lấy cây tươi, phơi se, sấy trong tủ sấy ở 50° đến khô, làm nhỏ,
bảo quản trong túi nilon kín, để chỗ mát làm nguyên liệu nghiên cứu
về mặt hóa học.
 Nơi thu hái: Ba Vì - Hà Nội.
 Thời điểm thu hái mẫu: 10/ 2012.
2.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các trang thiết bị dùng trong nghiên cứu
 Tủ sấy Shellab.
 Cân phân tích Precisa.
 Cân kỹ thuật Sartorius.
 Máy cất quay Buchi Rotavapor R-200.
 Máy xác định hàm ẩm Sartorius.
 Kính hiển vi Leica Wetzlar GmbH, máy ảnh.
 Bản mỏng tráng sẵn Silicagel GF254 của Merck (Đức).
 Đèn tử ngoại.
2.2.2. Hóa chất
Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam
III, IV.


14

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật
 Phân tích hình thái thực vật
Mô tả đặc điểm hình thái theo phương pháp ghi trong tài liệu “Thực tập
thực vật và nhận biết cây thuốc”.
 Nghiên cứu đặc điểm vi học theo tài liệu:

 Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc [4].
 Thực tập dược liệu - Phần vi học [2].
 Quan sát cấu tạo vi phẫu lá, thân rễ và bột lá, bột thân rễ bằng kính
hiển vi.
 Chụp ảnh các đặc điểm vi học bằng máy ảnh.
 Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.
 Đối chiếu với mô tả trong tài liệu chuyên sâu về thực vật như:
 Từ điển thực vật thông dụng [9].
 Từ điển cây thuốc [7].
 Cây thuốc và động vật làm thuốc [14].
 So sánh đối chiếu với mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản mẫu
khô - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
2.3.2. Nghiên cứu về hóa học
Định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong dược liệu bằng các phản
ứng hóa học và bằng sắc ký lớp mỏng theo tài liệu:
 Bài giảng dược liệu, tập I và II [5], [6].
 Thực tập dược liệu - Phần hóa học [3].
 Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc [11].



15

CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

3.1. NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT
3.1.1. Mô tả hình thái cây và giám định tên khoa học
3.1.1.1. Mô tả hình thái cây.
Cây thảo, cao từ 40-50cm (hình 3.1).

Thân rễ nhỏ, dài từ 4-5 cm, cong queo, cứng, mang vảy hẹp màu hung,
hình mũi mác (hình 3.2).
Lá mọc thẳng từ thân rễ, xẻ sâu hình lông chim 2 lần, nhẵn, gân lá rõ. Có
2 loại lá: lá không sinh sản và lá sinh sản. Lá không sinh sản ngắn, màu xanh
hơi vàng; các thùy không đều, mọc đối nhau, mép lá hình răng cưa, đầu hơi
tròn, riêng thùy trên cùng thuôn dài hình mũi nhọn (hình 3.3). Lá sinh sản
màu xanh thẫm, gồm các thùy thuôn dài, đầu nhọn, mép lá gập lại mang túi
bào tử dày đặc (hình 3.4).
Cuống lá dài, màu hơi vàng ở gần gốc, có 2 gờ ở hai bên (hình 3.5)
3.1.1.2. Giám định tên khoa học
Để giám định tên khoa học cho loài nghiên cứu, mẫu cây được thu hái vào
mùa sinh sản; điều này giúp cho việc nhận biết các mẫu cây được chính xác.
Dựa vào các đặc điểm quan sát, phân tích về đặc điểm hình thái; đối
chiếu với các tài liệu tham khảo và được sự giúp đỡ của TS. Đỗ Thị Xuyến –
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cây cỏ Seo gà dùng để nghiên cứu đã
được giám định tên khoa học là Pteris multifida Poir., họ cỏ Luồng
(Pteridaceae).



16




























Hình 3.1. Ảnh cây cỏ Seo gà
Hình 3.4. Ảnh lá sinh sản mang túi bào tử
Hình 3.2. Ảnh thân rễ cỏ Seo gà
Hình 3.3. Ảnh lá không sinh sản

Hình 3.5. Ảnh cuống lá cỏ Seo gà




17


3.1.2. Đặc điểm vi phẫu lá
Quan sát tiêu bản vi phẫu lá (hình 3.6), nhận thấy:
Phần gân lá: Phía trên có 2 mép rìa nhô ra, ở giữa lõm vào, phía dưới lồi
nhiều. Biểu bì trên (1) và biểu bì dưới (6) gồm một lớp tế bào hình tròn, nhỏ,
xếp đều đặn. Mô dày gồm 1-2 lớp tế bào, cấu tạo bởi các tế bào hình trứng,
thành tế bào dày (2). Mô mềm gồm các tế bào thành mỏng, hình tròn (3). Bó
libe (4) - gỗ (5) hình trái tim, gồm cung libe bao quanh mô gỗ hình chữ V.
Phần phiến lá: Biểu bì trên (7), biểu bì dưới (9). Mô mềm phiến lá gồm
các tế bào hình trứng, thành mỏng xếp đều đặn (8).
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu thân rễ
Quan sát tiêu bản vi phẫu thân rễ (hình 3.7), nhận thấy:
Lớp ngoài cùng là biểu bì (1). Mô mềm gồm các tế bào thành mỏng, xếp
không đều (2). Có 3-5 bó libe - gỗ không đều nhau, hình elip mỗi bó gồm
vòng libe (3) ôm mô gỗ (4).
3.1.4. Đặc điểm bột lá
Lá được phơi sấy khô, tán thành bột mịn. Bột có màu xanh lục, mùi
thơm. Quan sát bột dưới kính hiển vi (hình 3.8), nhận thấy:
Mảnh mạch hình thang (1). Bó sợi màu vàng nâu (2). Mô mềm là các tế
bào hình tròn màu vàng nâu (3). Mô mềm phiến lá (4). Bào tử màu vàng nâu,
có nhiều u sần (5). Ổ túi bào tử màu nâu đỏ (6). Lỗ khí (7). Hạt tinh bột hình
tròn đứng riêng rẽ, rốn hạt phân nhánh, vân không rõ (8).
3.1.5. Đặc điểm bột thân rễ
Thân rễ phơi sấy khô, tán thành bột mịn. Bột có màu nâu đen, mùi thơm.
Quan sát bột dưới kính hiển vi (hình 3.9), nhận thấy:
Mô mềm là các tế bào hình đa giác, thành mỏng, màu nâu đỏ (1). Mảnh
mạch hình thang (2). Sợi gỗ màu đỏ (3). Hạt tinh bột nằm rải rác có hình
trong, rốn phân nhánh (4). Tinh thể calcioxalat nhiều cạnh (5).

×