BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ TÂM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
TÁC DỤNG IN VITRO TRÊN SỎI TIẾT NIỆU
CỦA HAI LOÀI Desmodium triflorum (L.) DC.
VÀ Desmodium heterophyllum (Willd.)DC.,
HỌ ĐẬU (FABACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ TÂM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
TÁC DỤNG IN VITRO TRÊN SỎI TIẾT NIỆU
CỦA HAI LOÀI Desmodium triflorum (L.) DC.
VÀ Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.,
HỌ ĐẬU (FABACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
ThS. Lê Thanh Bình
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược liệu
2. Bộ môn Dược lực
HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tại Bộ môn Dược liệu và Bộ môn
Dược lực - Trường Đại học Dược Hà Nội, em đã nhận được sự giúp đỡ chỉ
bảo tận tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến ThS. Lê
Thanh Bình - giảng viên Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội -
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em hết sức nhiệt tình và tạo mọi điều
kiện cho em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin cảm ơn TS. Nguyễn Quỳnh Chi, TS. Nguyễn Hoàng
Anh, ThS. Nguyễn Thu Hằng đã quan tâm, giúp đỡ em trong quá trình làm
thực nghiệm tại Bộ môn Dược liệu cũng như Bộ môn Dược lực.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ kỹ thuật
viên Bộ môn Dược liệu và Bộ môn Dược lực đã tạo điều kiện thuận lợi để em
hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô và cán bộ trong trường
Đại học Dược Hà Nội đã cho em những kiến thức và kinh nghiệm trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè luôn động viên,
tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Tâm
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN……………………………………………
3
1.1. Tổng quan về sỏi tiết niệu……………………………………
3
1.1.1. Khái niệm về sỏi tiết niệu……………………………………
3
1.1.2. Dịch tễ bệnh sỏi tiết niệu…………………………………….
3
1.1.3. Phân loại sỏi và tỷ lệ mắc bệnh……………………………
3
1.1.4. Nguyên nhân và bệnh sinh…………………………………
5
1.1.5. Điều trị nội khoa và ngoại khoa……………………………
6
1.1.6. Quan niệm của Y học cổ truyền……………………………
6
1.2. Tổng quan về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác
dụng sinh học của chi Desmodium Desv. ……………………………….
9
1.2.1. Vị trí phân loại……………………………………………….
9
1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố……………………………….
9
1.2.3. Thành phần hóa học…………………………………………
10
1.2.4. Tác dụng dược lý của một số loài thuộc chi Desmodium
Desv………………………………………………………………………
10
1.3. Tổng quan về hai loài Desmodium heterophyllum (Willd.) DC. và
Desmodium triflorum (L.) DC…………………………………………
11
1.3.1. Đặc điểm thực vật và phân bố……………………………….
11
1.3.2. Thành phần hóa học…………………………………………
13
1.3.3. Tác dụng và công dụng……………………………………
15
1.3.4. Các bài thuốc………………………………………………
16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…
17
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị…………………………………………
17
2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu………………………………….
17
2.1.2. Hóa chất, dung môi………………………………………….
17
2.1.3. Thiết bị và dụng cụ…………………………………………
17
2.2. Nội dung nghiên cứu………………………………………………
18
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật……………………………….
18
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết toàn phần và các phân
đoạn dịch chiết của hai loài Desmodium heterophyllum
(Willd.) DC. và
Desmodium triflorum (L.) DC. trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in
vitro………………………………………………………………………
18
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………
18
2.3.1. Xử lý và bảo quản mẫu………………………………………
18
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm thực vật………………………………
18
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết toàn phần và các phân
đoạn dịch chiết của hai loài Desmodium heterophyllum
(Willd.) DC. và
Desmodium triflorum (L.) DC. trên hình thành tinh thể calci oxalat in
vitro……………………………………………………………………….
19
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN…………
25
3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của hai loài Desmodium
heterophyllum (Willd.) DC. và Desmodium triflorum (L.) DC…………
25
3.1.1. Đặc điểm hình thái…………………………………………
25
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu……………………………………………
27
3.1.3. Đặc điểm bột………………………………………………
30
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in
vitro của hai loài D. heterophyllum (Willd.) DC. và D. triflorum (L.)
DC…………………………………………………………………………
31
3.2.1. Ảnh hưởng trên sự hình thành tinh thể calci oxalat của natri
citrat và dịch chiết nước………………………………………………
31
3.2.2. Ảnh hưởng trên sự hình thành tinh thể calci oxalat của natri
citrat và dịch chiết ethanol 70%
35
3.2.3. Ảnh hưởng trên sự hình thành tinh thể calci oxalat của natri
citrat và cắn các phân đoạn của dịch chiết ethanol 70%
37
3.3. Bàn luận……………………………………………………………
46
3.3.1. Về đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học của hai loài D.
heterophyllum (Willd.) DC. và D. triflorum (L.) DC……………………
46
3.3.2. Về ảnh hưởng trên sự hình thành tinh thể calci oxalat của
hai loài D. heterophyllum (Willd.) DC. và D. triforum (L.) DC ………….
48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………………
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẲT
CD: chứng dương
CHCl
3
: chloroform
COD: calci oxalat dihydrat
COM: calci oxalat monohydrat
EtOAc: ethyl acetat
EtOH: ethanol
OD
TB
: mật độ quang trung bình
RO: Reverse Osmosis (thẩm thấu ngược)
SD: standard deviation (độ lệch chuẩn)
%UC: phần trăm ức chế
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1
Bảng 2.1. Thành phần nước tiểu nhân tạo theo Kavanagh và
cộng sự
22
2
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của natri citrat và dịch chiết nước ở các độ
pha loãng 1/16, 1/8, 1/4, 1/2, 1/1 trên sự hình thành tinh thể calci
oxalat in vitro của hai loài D. heterophyllum (Willd.) DC. và D.
triflorum (L.) DC
32
3
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của natri citrat và dịch chiết ethanol 70%
trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro của hai loài
nghiên cứu
35
4
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của ethanol lên sự hình thành tinh thể calci
oxalat in vitro
38
5
Bảng 3.4. Hàm lượng cắn các phân đoạn từ dịch chiết ethanol
70% hai loài D.heterophyllum (Willd.) DC. và D. triflorum (L.)
DC.
40
6
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của natri citrat và cắn các phân đoạn dịch
chiết ethanol 70% của hai loài nghiên cứu trên sự hình thành tinh
thể calci oxalat in vitro
41
7
Bảng 3.6. Những điểm giống và khác nhau về đặc điểm hình thái
giữa hai loài D. heterophyllum (Willd.) DC. và D. triflorum (L.)
DC.
47
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
Tên bảng
Trang
1
Hình 1.1. Hình ảnh tinh thể dạng COM (a, b) và COD (c, d) dưới
kính hiển vi điện tử quét
4
2
Hình 1.2. Một số hợp chất đã được phân lập từ loài D.
heterophyllum (Willd.) DC.
13
3
Hình 1.3. Một số hợp chất đã được phân lập từ loài D. triflorum
(L.) DC
14
4
Hình 2.1. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ dịch chiết ethanol
70% của hai loài D. heterophyllum (Willd.) DC. và D. triflorum
(L.) DC.
21
5
Hình 3.1. Ảnh chụp hai loài D. heterophyllum (Willd.) DC. (1)và
D. triflorum (L.) DC. (2) tại thực địa
25
6
Hình 3.2. Ảnh chụp phần trên mặt đất loài D. heterophyllum
(Willd.) DC. (1) và loài D. triflorum (L.) DC. (2)
26
7
Hình 3.3. Ảnh chụp hoa (3), quả (4) loài D. heterophyllum
(Willd.) DC. và hoa (5), quả (6) loài D. triflorum (L.) DC.
26
8
Hình 3.4. Vi phẫu thân D. heterophyllum (Willd.) DC.
27
9
Hình 3.5. Vi phẫu thân D. triflorum (L.) DC.
28
10
Hình 3.6. Vi phẫu lá D. heterophyllum (Willd.) DC.
29
11
Hình 3.7. Vi phẫu lá D. triflorum (L.) DC.
29
12
Hình 3.8. Một số đặc điểm bột loài D. heterophyllum (Willd.) DC.
30
13
Hình 3.9. Một số đặc điểm bột loài D. triflorum (L.) DC.
31
14
Hình 3.10. Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện
không có chất thử (trắng tinh thể), có natri citrat và trong điều
kiện có mặt dịch chiết nước hai loài D. heterophyllum (Willd.)
DC. (D
h
) và D. triflorum (L.) DC. (D
t
) ở các độ pha loãng
33
15
Hình 3.11. Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện
không có chất thử (trắng tinh thể), có natri citrat và trong điều
kiện có mặt dịch chiết ethanol 70% hai loài D. heterophyllum
(Willd.) DC. (D
h
) và D. triflorum (L.) DC. (D
t
) ở các độ pha loãng
36
16
Hình 3.12. Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong dung
môi ethanol ở các nồng độ khác nhau
38
17
Hình 3.13. Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện
không có chất thử (trắng tinh thể), có natri citratvà trong điều kiện
có mặt cắn các phân đoạn của D. heterophyllum (Willd.) DC. ở
các nồng độ
42
18
Hình 3.14. Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện
không có chất thử (trắng tinh thể), có natri citratvà trong điều kiện
có mặt các cắn phân đoạn của loài D. triflorum (L.) DC. ở các
nồng độ
43
19
Hình 3.15. Hình ảnh hai loài D. heterophyllum (Willd.) DC. (1)
và D. triflorum (L.) DC. (2)
47
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là một bệnh lý thường gặp trên đường tiết niệu, sỏi gây tắc
nghẽn đường tiết niệu mà hậu quả có thể dẫn đến ứ nước thận và hủy hoại tổ chức
thận, gây nhiễm khuẩn và gây đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người
bệnh [37]. Đặc biệt sỏi tiết niệu có nguy cơ tái phát cao (50% sau 10 năm và 70%
sau 20 năm) [25], [33]. Những vùng có tỷ lệ sỏi tiết niệu cao trên thế giới được gọi
là vành đai sỏi gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Bắc Âu và các nước Địa Trung
Hải,… Việt Nam nằm trong vùng vành đai sỏi của thế giới với tỷ lệ sỏi tiết niệu
chiếm khoảng 2 - 12% trong cộng đồng dân cư [5].
Do gây ra những tác hại và biến chứng nguy hiểm như vậy nên hiện nay đã
có nhiều phương pháp điều trị và dự phòng sỏi tiết niệu được áp dụng, gồm cả điều
trị nội khoa và ngoại khoa [37]. Tuy nhiên các phương pháp điều trị ngoại khoa như
tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật lấy sỏi…thường đi kèm nhiều tác
dụng không mong muốn như gây ra các tổn thương thận, suy thận, tạo nhiều sỏi nhỏ
gây tắc nghẽn niệu quản, nhiễm trùng…[25], [37]. Trong khi các tác nhân dược lý
để điều trị nội khoa như muối natri citrat hay các thuốc lợi tiểu thiazid cho hiệu quả
hạn chế và khả năng dung nạp kém. Vì vậy, việc tìm kiếm và phát triển các dược
liệu có hiệu quả trong điều trị và dự phòng tái phát sỏi tiết niệu với khả năng dung
nạp tốt và ít gây ra các tác dụng không mong muốn là một yêu cầu cấp thiết hiện
nay [23], [38]. Theo kinh nghiệm chữa bệnh dân gian, có rất nhiều cây thuốc và bài
thuốc đã được sử dụng để điều trị sỏi tiết niệu, trong đó có Kim tiền thảo
(Desmodium styracifolum (Osbeck) Merr., họ Đậu (Fabaceae)). Tác dụng này đã
được chứng minh trên in vitro và in vivo [41], do đó, hiện nay, từ dược liệu này có
rất nhiều chế phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường. Cũng trong chi Desmodium
Desv. có hai loài Desmodium heterophyllum (Willd.) DC. và Desmodium triflorum
(L.) DC. cũng được người dân ở một số vùng sử dụng để điều trị sỏi tiết niệu rất
hiệu quả. Trong khi đó hiện nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá
tác dụng này của hai loài trên. Do đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác
dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của hai loài Desmodium triflorum (L.) DC. và
2
Desmodium heterophyllum (Willd.) DC., họ Đậu (Fabaceae)” được thực hiện với
2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu và so sánh đặc điểm thực vật của hai loài Desmodium triflorum
(L.) DC. và Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.
2. Đánh giá ảnh hưởng trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro của dịch
chiết toàn phần và các phân đoạn dịch chiết của hai loài Desmodium triflorum (L.)
DC. và Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về sỏi tiết niệu
1.1.1. Khái niệm về sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện của sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi ở
vị trí nào thì có tên gọi theo vị trí giải phẫu đó như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng
quang [2].
1.1.2. Dịch tễ bệnh sỏi tiết niệu
- Theo khu vực: Sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến trong các bệnh đường tiết niệu,
chiếm khoảng 10 - 12% dân số ở các nước phát triển [18], [33], [37]. Ở Mỹ, sỏi tiết
niệu làm ảnh hưởng tới 10 - 15% dân số của đất nước này [21], [31], [38]. Ở Châu
Á tỷ lệ này là 1 - 5%, ở Châu Âu là 5 - 9%, ở Trung Đông là 20 - 25% [25], [31],
[36], [40]. Tại Việt Nam, trong 5 năm (1991 - 1996) có 2256 bệnh nhân nằm viện ở
Bệnh viện Bạch Mai có viêm thận - bể thận, trong đó có tới 216 bệnh nhân bị bệnh
do sỏi (chiếm tỷ lệ 9,5%) [8].
- Theo độ tuổi, giới tính: Tuổi mắc bệnh trung bình từ 20 - 40 tuổi [18], [33].
Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cũng lớn hơn ở nữ giới [25]. Tại Mỹ: tỷ lệ mắc bệnh ở
nam là 12%, trong khi đó ở nữ là 5 - 6% [23]. Tuy nhiên, sỏi thận đang gia tăng ở
nữ và tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cũng lớn hơn so với người lớn [35].
1.1.3. Phân loại sỏi và tỷ lệ mắc bệnh
Có 5 loại sỏi thường gặp là: sỏi calci, sỏi acid uric, sỏi struvit
(MgNH
4
PO
4
.6H
2
O), sỏi oxalat và sỏi cystin [8], [21], [37].
1.1.3.1. Sỏi calci: Calci có thể kết hợp với oxalat, phosphat hay acid uric. Thường là
do nước tiểu quá bão hòa muối calci. Nguyên nhân nữa có thể do thiếu, giảm citrat
niệu. Citrat có tác dụng ức chế kết tinh các muối calci. Khi có toan máu, nhiễm
khuẩn tiết niệu, hạ K+ máu, citrat niệu thường giảm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tạo sỏi [8]. Sỏi calci oxalat gồm 2 dạng là calci oxalat monohydrat (COM) và calci
oxalat dihydrat (COD) với hình ảnh thể hiện trên hình 1.1.
4
- COM (Whewellite): hình que dài 6 cạnh hoặc hình bầu dục có nhân, có khả
năng kết tụ cao, khả năng gắn chặt vào tế bào biểu mô ống thận, giữ lại tạo điều
kiện hình thành sỏi [17], [32].
- COD (Weddellite): hình vuông, góc kết nối bằng đường giao nhau, không
kết tụ thành các khối bền vững, không gắn vào tế bào biểu mô ống thận, dễ dàng bị
cuốn theo nước tiểu, khó tạo thành sỏi tiết niệu [19].
(a) (b)
(c) (d)
Hình 1.1. Hình ảnh tinh thể dạng COM (a, b) và COD (c, d) dưới kính hiển vi điện tử quét
1.1.3.2. Sỏi acid uric: Do tăng acid uric máu (bệnh Gút) gây nước tiểu quá bão hòa
acid uric và tạo sỏi. Trong điều kiện nước tiểu acid thì acid uric càng dễ kết tinh.
1.1.3.3. Sỏi struvit: Nguồn gốc là nhiễm khuẩn tiết niệu. Vi khuẩn tiết ra men urease
làm phân hủy urê, tạo thành amoniac (NH
4
OH). Amoniac bị phân hủy tạo thành
amonium NH
4
+ và OH- gây kiềm hóa nước tiểu. Struvit (MgNH
4
PO
4
.6H
2
O) được
tạo thành và trong điều kiện nước tiểu kiềm hóa thì khó hòa tan và tạo sỏi.
1.1.3.4. Sỏi oxalat: Nguồn gốc có thể do di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường
gây loạn dưỡng oxalat. Tăng oxalat niệu tạo điều kiện tạo sỏi oxalat calci ngậm 1
phân tử nước. Sỏi oxalat phối hợp hằng định với lắng đọng calci.
1.1.3.5. Sỏi cystin: Do rối loạn vận chuyển cystin ở ống thận và ở niêm mạc ruột,
nguyên nhân do di truyền gen lặn nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 14.
Sỏi cystin thường đi kèm với một bệnh cảnh bệnh lý ống thận di truyền (đa niệu, hạ
K+ máu).
Trên thực tế lâm sàng, sỏi thận tiết niệu thường là sỏi hỗn hợp. Từ một sỏi
đầu tiên không có calci (sỏi struvit, acid uric, cystin) nhưng sau đó lắng đọng calci.
Vì vậy sỏi thận tiết niệu thường là sỏi cản quang [8].
5
Sỏi calci oxalat là sỏi phổ biến nhất trên toàn thế giới và chiếm 60 - 90% của
sỏi niệu ở trẻ em [31], [35], [36]. Sỏi struvit tạo thành khoảng 1 - 18%, sỏi calci
phosphat chiếm 10 - 20%, acid uric tạo thành 5 - 10%, cystin 1 - 5% và sỏi hỗn hợp
chiếm 4% của sỏi trẻ em [31], [36].
Ở nhiều nước đang phát triển, do không có sẵn các công cụ chẩn đoán cần
thiết nên tỷ lệ mắc bệnh thực tế có thể lớn hơn so với các số liệu thống kê [36].
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.1.4.1. Nguyên nhân
Sự phát sinh và hình thành sỏi có nhiều nguồn gốc khác nhau, có 3 nguyên
nhân như sau [3]:
- Các chất hòa tan trong nước tiểu như calci, oxalat, phosphat, urat…vượt
qua ngưỡng (cao hơn nồng độ hòa tan).
- Khi pH nước tiểu toan hóa hoặc kiềm hóa: toan hóa (pH<6) thì dễ kết tinh
sỏi urat và sỏi acid uric; kiềm hóa (pH>6,5) thì dễ kết tinh sỏi oxalat và sỏi
phosphat.
- Yếu tố di truyền: đối với sỏi cystin và sỏi acid uric yếu tố di truyền đóng
vai trò quan trọng.
1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh
Sỏi tiết niệu là một quá trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, trong đó có 3
giai đoạn chính [3], [6]:
- Giai đoạn chưa bão hòa: chưa có sự kết tinh của tinh thể.
- Giai đoạn trung gian: khi đó tinh thể chỉ kết tinh lúc có một chất khởi
xướng để hình thành một nhân dị chất.
- Giai đoạn không bền: trong đó các tinh thể kết tinh tự nhiên từ một nhân dị
hay đồng chất.
Ngoài cơ chế chung nêu trên mỗi loại sỏi lại có đặc thù riêng:
+ Sỏi acid uric xuất hiện khi sự chuyển hóa purin tăng do chế độ ăn hay do
nguyên nhân nội sinh và khi pH nước tiểu <5,3. Với pH bình thường nước tiểu bệnh
6
nhân chứa một hỗn hợp acid uric và urat, khi pH hạ acid uric ít hòa tan sẽ tủa trong
khi urat dễ hòa tan lại giảm đi rõ rệt.
+ Sỏi struvit được hình thành khi bệnh nhân tiết lượng acid phosphat và
amoni khá lớn kèm theo sự tăng pH nước tiểu lên > 7,2. Sở dĩ pH nước tiểu tăng là
do nhiễm khuẩn, vì vậy sỏi này cũng được gọi là sỏi nhiễm khuẩn.
1.1.5. Điều trị nội khoa và ngoại khoa
1.1.5.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa nhằm giải quyết nguyên nhân và cơ chế tạo sỏi, có tác dụng
hạn chế tái phát sỏi, giảm bớt các chỉ định ngoại khoa và tránh các biến chứng ngoài
thận. Nguyên tắc chung trong điều trị nội khoa là [3]:
- Giảm đau (khi có chẩn đoán cụ thể).
- Kháng sinh chống viêm nhiễm khi cần thiết.
- Thay đổi pH nước tiểu, uống nhiều nước (> 2 lít/ngày).
- Chế độ ăn uống phù hợp.
1.1.5.2. Điều trị ngoại khoa [8]
- Tán sỏi ngoài cơ thể: đối với sỏi < 2cm, vị trí: sỏi ở bể thận, hoặc đoạn đầu,
đoạn cuối niệu quản.
- Tán sỏi qua nội soi: sỏi bàng quang hoặc sỏi niệu quản đoạn cuối.
- Lấy sỏi qua soi niệu quản: áp dụng trong trường hợp sỏi nhỏ, sỏi đã xuống
thấp ở đoạn cuối niệu quản và không có nhiễm khuẩn bàng quang.
- Lấy sỏi niệu đạo: trong trường hợp sỏi nhỏ, ra sát ngoài niệu đạo.
1.1.6. Quan niệm của Y học cổ truyền
1.1.6.1. Quan niệm về sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu được mô tả trong chứng thạch lâm của Y học cổ truyền (thạch
lâm: tiểu ra sỏi) [3].
- Thạch lâm là một trong năm chứng lâm được Y học cổ truyền gọi là ngũ
lâm, đó là: nhiệt lâm , cao lâm, huyết lâm, thạch lâm, lao lâm. Những viên sỏi lớn
gọi là thạch lâm, sỏi nhỏ là sa lâm.
7
- Chứng trạng của thạch lâm: bụng dưới đau co cứng, một bên thăn lưng đau
quặn, đau lan xuống bụng dưới và bộ phận sinh dục, tiểu tiện đau buốt khó đi, nước
tiểu có khi vàng đục, có khi ra máu, có khi ra lẫn sỏi cát.
- Nguyên nhân do thấp nhiệt ở hạ tiêu khiến ngưng kết trong nước tiểu mà
sinh bệnh.
1.1.6.2. Chẩn đoán theo y học cổ truyền [3]
Thể thấp nhiệt (tương ứng với sỏi tiết niệu có viêm nhiễm kèm theo)
- Đau từ eo lưng lan xuống đùi và bộ phận sinh dục ngoài.
- Tiểu tiện vàng sẻn, đỏ đục, nóng rát ống tiểu, tiểu nhiều lần, có thể đi tiểu
ra sỏi.
- Gia sốt hoặc ớn lạnh.
- Miệng khô khát.
- Lưỡi đỏ, rêu vàng.
- Mạch sác.
Thể khí huyết ứ trệ (tương ứng với sỏi niệu ra máu)
- Khi đi tiểu thấy đau tức và nặng trước âm nang, tiểu tiện ra máu đỏ tươi,
tiểu không hết.
- Nước tiểu vừa có máu vừa đục.
- Lưỡi có điểm ứ huyết.
- Mạch khẩn.
Thể thận hư (tương ứng sỏi tiết niệu có biến chứng)
- Tiểu ít, đục có mủ, bệnh âm ỉ, sốt kéo dài.
- Người mệt mỏi, bụng trướng hoặc phù thũng, sắc mặt trắng bệch.
- Lưỡi nhợt bệu, rêu trắng dính.
- Mạch tế sác vô lực.
1.1.6.3. Điều trị theo YHCT
Có nhiều bài thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian và nhiều bài thuốc cổ
phương đã được sử dụng điều trị bênh sỏi tiết niệu [3]:
Thể thấp nhiệt
8
- Phép trị: thanh nhiệt, bài thạch, trừ thấp, lợi niệu.
- Bài thuốc:
+ Bài thuốc nam kinh nghiệm dân gian:
Kim tiền thảo 40g
Xa tiền tử 20g
Ngưu tất 10g
Uất kim 16g
Trạch tả 10g
Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài thuốc cổ phương:
Sinh địa 12g Cam thảo 10g Trúc diệp 16g
Xa tiền tử 10g Mộc thông 16g
Gia thêm : Kim tiền thảo 20g, Kê nội kim 10g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Thể khí huyết ứ trệ
- Phép trị: lý khí hành trệ, thông lâm bài thạch
- Bài thuốc:
+ Bài thuốc nam kinh nghiệm dân gian:
Đào nhân 8g Uất kim 8g Ngưu tất 8g
Chỉ xác 6g Kim tiền thảo 20g Xa tiền tử 12g
Kê nội kim 8g Ý dĩ 12g Bạch mao căn 16g
Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài thuốc cổ phương: Huyết phủ trục ứ thang
Đương quy 12g Sinh địa 8g Đào nhân 8g
Hồng hoa 8g Chỉ xác 6g Xích thược 8g
Sài hồ 8g Cam thảo 4g Ngưu tất 8g
Xuyên khung 8g
Gia thêm: Kim tiền thảo 20g, Hạn liên thảo 20g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Thể thận hư:
- Phép trị: bổ thận, lợi niệu, thông lâm
9
- Bài thuốc:
+ Bài thuốc nam kinh nghiệm dân gian:
Dây tơ hồng 30g Thổ phục linh 20g Củ mài 30g
Tỳ giải 30g Mã đề 16g Hạt sen 30g
Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài thuốc cổ phương: Tế sinh thận khí hoàn gia vị (Tế sinh phương)
Phụ tử 8g Thục địa 16g Hoài sơn 12g
Sơn thù 12g Đơn bì 12g Thổ phục linh 12g
Trạch tả 8g
Gia thêm: Kim tiền thảo 20g, Xa tiền tử 16g.
Tán bột làm hoàn, ngày uống 30g.
1.2. Tổng quan về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học
của chi DesmodiumDesv.
1.2.1. Vị trí phân loại
Theo khóa phân loại thực vật của Armen Takhtajan [14] chi Desmodium
Desv. có vị trí phân loại như sau:
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Bộ Đậu (Fabales)
Họ Đậu (Fabaceae)
Phân họ Đậu (Faboideae)
Chi Desmodium Desv.
1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố
Chi Desmodium Desv. có khoảng 450 loài [42], là cây thảo, hoặc bụi. Lá
kép, mọc cách, có khi 3 lá chét, có khi 1, có lá kèm. Hình dạng phiến lá đa dạng, 2
lá chét bên thường nhỏ hơn so với lá chét ở đỉnh. Đài hoa hình chuông, 4 - 5 thùy,
có răng cưa toàn bộ hoặc 2 răng ở đỉnh. Cụm hoa phần lớn dạng chùm hoặc chùy,
mọc ở đỉnh hoặc nách lá. Lá bắc thường nhiều, sớm rụng; những lá bắc sơ cấp
10
thường có hình trứng dẹt. Hoa có cuống, cánh tràng thường đa dạng về màu sắc:
trắng, trắng xanh, hồng, tím, tía; hình dạng: elip, chuông đến trứng; nhị 10. Bầu
thượng, nhiều noãn. Quả giáp thuôn dài, hẹp, nhiều hạt. Hạt nhỏ, hình bầu dục hay
hình trứng dẹp [22].
Các loài thuộc chi Desmodium Desv. phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt
đới hoặc cận nhiệt đới ẩm hoặc nửa ẩm [10], [22]. Chúng ưa đất chua (pH <6,5) và
thường mọc dưới tán rừng thưa, ven rừng, trên đất rừng sau nương rẫy, ven đường,
trên đồng cỏ [10].
Hầu hết các loài trong chi là cây tự thụ phấn. Tuy thế, trong tự nhiên hiện
tượng thụ phấn chéo cũng có thể xảy ra với một số loài [10].
1.2.3. Thành phần hóa học của chi Desmodium Desv.
Nghiên cứu về thành phần hóa học được thực hiện trên 15 loài Desmodium:
D. adscendens (Sw.) DC., D. blandum Meeuwen, D. canum (Gmel.) Schinz and
Thell., D. caudatum (Thunb.) DC.,D. gangeticum (L.) DC., D. gyrans (L. f.) DC.,
D. microphyllum (Thunb.) DC., D. oxyphyllum DC., D. podocarpum DC., D.
pulchellum (L.) Benth., D. sambuense (D. Don.) DC., D. styracifolium (Osbeck)
Merr., D. tiliaefolium G. Don., D. triflorum (L.) DC. và D. uncinatum (Jacq.)
DC Kết quả đã phân lập được 81 flavonoid, 40 alcaloid, 14 terpenoid, 13 steroid,
10 phenol, 8 phenyl propanoid, 2 glycosid và một số tinh dầu. Trong đó nhiều nhất
là các flavonoid, đặc biệt là các isoflavonoid. Các loại flavonoid chính đã phân lập
được trong chi Desmodium Desv. là flavon, 7, 8-prenyl-lacton flavonoid, flavonol,
flavan-3-ol và flavanonol, còn các isoflavonoid bao gồm isoflavon, isoflavanon,
pterocarpan và coumaronochromon. 40 alcaloid được phân lập từ các loài
Desmodium Desv. chủ yếu là dẫn xuất của indol, phenylethylamin, pyrrolidin, amid
và alkylamin đơn giản [41].
1.2.3. Tác dụng dược lý của một số loài thuộc chi Desmodium Desv.
Một số loài thuộc chi Desmodium Desv. đã được chứng minh có rất nhiều tác
dụng dược lý như:
11
* Tác dụng trên hệ tiết niệu: D. styracifolium (Osbeck.) Merr. đã được chứng
minh là có tác dụng in vitro và in vivo trên sỏi tiết niệu [41].
* Tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm: Các thử nghiệm trên chuột với các
loài D. triflorum (L.) DC. có tác dụng chống phù nề [41], với D. adscendens (Sw.)
DC. có tác dụng hạ sốt [41], với D. styraciflorum (Osbeck.) Merr. có tác dụng
chống viêm [41].
* Tác dụng chống oxy hóa: Tác dụng chống oxy hóa của D. styracifolium
(Osbeck.) Merr. được đánh giá bằng phương pháp trắc quang [41].
* Tác dụng kháng khuẩn và ký sinh trùng: Flavonoid được phân lập từ dịch
chiết ethanol của rễ D. caudatum (Thunb.) DC.cho thấy tác dụng kháng khuẩn in
vitro đối với vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Mycobacterium
smegmatis và Streptococcus facialis [41].
Các dịch chiết nước, cồn và aceton của D. barbatum (L.) Benth. cũng thể
hiện đáng kể tác dụng kháng khuẩn [41].
* Tác dụng trên hệ tim mạch: Dịch chiết nước của D. styracifolium (Osbeck.)
Merr. thể hiện tác dụng hạ huyết áp mạnh cả trên in vitro và in vivo [41].
Loài D. gangeticum (L.) DC. được chứng minh có tác dụng bảo vệ tim [41].
* Tác dụng điều hòa miễn dịch: Flavonoid từ D. canadense (L.) DC. cải thiện
đáng kể hoạt động thực bào của bạch cầu trung tính cả in vivo và in vitro [41].
* Tác dụng chống phản vệ: dịch chiết nước của lá và thân D. adscendens
(Sw.) DC. có tác dụng làm giảm các cơn co thắt phản vệ trên chuột lang [41].
* Ngoài ra, một số loài Desmodium còn có tác dụng ức chế sự co thắt cơ
trơn, tác dụng chống loét dạ dày, tác dụng làm lành vết thương, tác dụng chống xơ,
tác dụng tương tự hormon estrogen, tác dụng nootropic và chống mất trí nhớ [41].
1.3. Tổng quan về hai loài Desmodium triflorum (L.) DC. và Desmodium
heterophyllum (Willd.) DC.
1.3.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
1.3.1.1. Loài Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.
• Tên Việt Nam: Sơn lục địa, Hàn the [9], [12], [13].
12
• Đặc điểm:
Hàn the là loại cỏ nhỏ sống nhiều năm, bò lan trên mặt đất. Cây phân cành từ
gốc. Lá mọc so le, có những lá đơn và lá kép, gồm 3 lá chét hình bầu dục hoặc hình
xoan, đầu lá tròn, dài 1 - 2 cm, rộng 0,5 - 1 cm, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt
màu có lông, mặt trên nhẵn. Cụm hoa ngắn và thưa, mọc ở nách lá, không cuống,
màu tím hồng. Quả thuôn không cuống, có 4 - 5 đốt, mỗi đốt chứa 1 hạt [4], [7],
[10], [11], [22].
Cây có khả năng sống tốt trên nhiều loại đất từ sét đến cát. Cây cũng có khả
năng chịu được các loại đất có độ pH khác nhau và không có khả năng chịu mặn.
Cây nhân giống bằng hạt [10].
• Phân bố:
Hàn the là loài bản địa ở vùng châu Á ôn đới (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan) và Châu Á nhiệt đới (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái lan, Myanma,
Indonesia, Malaysia, Philippin, Papua New Guinea, Ấn Độ, Sri Lanka) [22], [40].
1.3.1.2. Loài Desmodium triflorum (L.) DC.
• Tên Việt Nam: Hàn the ba hoa hay thóc lép ba hoa, tràng quả ba hoa [7],
[10], [11].
• Đặc điểm:
Cây thảo cứng có gốc hoá gỗ. Thân phân cành nhiều, cành non mảnh, dạng
sợi, có lông trắng. Lá có 3 lá chét, nhỏ; phiến lá chét hình xoan ngược, gốc tù, lúc
non có lông trắng; lá kèm hình trái xoan nhọn, có nhiều vằn. Hoa xếp 2 - 3 cái ở
nách, không cuống, lá bắc dạng lá kèm, cuống dài 5 - 7mm, đài không lông, tràng
hoa màu xanh lơ hay tím, cao 6 - 7mm. Quả hơi cong hình cung dài 1,5cm, rộng 2 -
3mm, chia 3 - 5 đốt, mỗi đốt chứa 1 hạt, hơi có lông [4], [7], [10], [11], [22].
Ra hoa kết quả quanh năm, thường thấy vào mùa hè, thu [4].
• Phân bố:
Loài liên nhiệt đới, thường gặp ở sân cỏ, dọc đường đi, vùng đồng bằng khắp
nước ta [11]. Cây mọc ở khu đất trống, lề đường, bờ sông, đất cát; phân bố ở Trung
quốc, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, SriLanka, Thái Lan,
13
Việt Nam, vùng nhiệt đới của châu Phi, châu Mỹ, Tây Nam Á, Úc, đảo Thái Bình
Dương [22], [40].
1.3.2. Thành phần hóa học
1.3.2.1. Thành phần hóa học của D. heterophyllum (Willd.) DC.
Từ loài D. heterophyllum (Willd.) DC. thu hái ở Thái Nguyên đã xác định
được sự có mặt của các nhóm chất: đường khử, alcaloid, steroid, flavonoid,
polyphenol, coumarin và saponin. Cũng từ mẫu này, sau khi chiết xuất dược liệu
bằng ethanol rồi chiết xuất phân đoạn với các dung môi có độ phân cực khác nhau
n-hexan, chloroform, ethylacetat, n-butanol, bằng phương pháp sắc ký cột với chất
nhồi cột silicagel đã phân lập được 4 chất tinh khiết là: Stigmast-5,22-dien-24R-3β-
ol (1); 3-O-β-D-glucopyranozylstigmasterol (2); β-sitosterol-3-β-D-glucopyranosid
(3) và 8-C-β-D-glucopyranozylapigenin (vitexin) (4) [9] (Hình 1.2).
OGlc
OGlc
R
1
R
2
R
3
(3)
(1) OH CH
3
H
(2) O-Glc H CH
3
Hình 1.2. Một số hợp chất đã được phân lập từ loài D. heterophyllum (Willd.) DC.
1.3.2.2. Thành phần hóa học của D.triflorum (L.) DC.
Một số nghiên cứu về D. triflorum (L.) DC. đã công bố loài này có chứa các
nhóm alcaloid, flavonoid, steroid và tinhdầu [24], [41]. Cụ thể một số chất đã phân
lập từ loài này như:
+ Các hợp chất flavonoid: apigenin (5), 2-O-glucosylvitexin (6), 2-O-β-D-
xylosylvitexin (7), vitexin (4), isovitexin (8) [41] (Hình 1.3).
14
+ Các hợp chất alcaloid: N,N-dimethyltryptophanmethyl ester (9), bufotenin
N-oxyd (10), hypaphorin methyl ester (11), indol-3-acetic acid (12), stachydrin
(13), tyramin (14), hordenin (15), 3,4-dihydroxyphenethyltrimethyl ammonium
hydroxyd (16), trigonellin (17) [41] (Hình 1.3).
N
COOCH
3
N(CH
3
)
2
H
N
N
H
HO
CH
3
H
3
C
O
N
N
H
CH
3
H
3
C
COOCH
3
CH
3
(9) (10) (11)
N
COOH
H
N
+
COO
-
CH
3
CH
3
HO
NR
1
R
2
(12) (13) R
1
R
2
(14) H H
(15) CH
3
CH
3
HO
N
+
OH
-
HO
CH
3
H
3
C CH
3
N
+
-
OOC
CH
3
Hình 1.3. Một số hợp chất đã được phân lập từ loài D. triflorum (L.) DC.
Hợpchất
R
1
R
2
O
O
R
2
HO
R
1
OH
OH
4
H
O-Glc
5
H
H
6
H
O-Glc(2-1)Glc
7
H
O-Glc(2-1)Xyl
8
O-Glc
H
(16)
(17)
15
+ Các hợp chất steroid: 24-ethylcholesta-5,22-dien-3β-ol; 24-methylcholesta-
5-en-3β-ol; 24-ethylcholesta-5-en-3β-ol, fucosterol [41].
+ Tinhdầu: pinitol [41].
1.3.3. Tác dụng và công dụng
1.3.3.1. Tác dụng và công dụng của D. heterophyllum (Willd.) DC.
Theo sách đông y (Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh), lá Hàn the có vị hơi chua
chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt hạ sốt, tiêu sưng, tiêu viêm, cầm máu. Rễ
làm thông hơi, bổ, lợi tiểu. Lá lợi sữa [4].
Cây Hàn the thường dùng chữa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện
do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày, viêm
loét hành tá tràng. Còn dùng chữa kiết lỵ và băng huyết sau khi đẻ. Ngày dùng 8 -
16g sắc uống hoặc hãm uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác [4], [11].
Dùng ngoài, giã nát đắp bó gãy xương, chữa vết thương lở loét, rò, mụn mủ [4].
1.3.3.2. Tác dụng và công dụng của D.triflorum (L.) DC.
Theo y học cổ truyền: Hàn the ba hoavị đắng, tính mát; có tác dụng thanh
nhiệt lợi thấp, điều kinh chỉ thống. Lá lợi sữa, cầm ỉa chảy và lỵ, tiêu viêm.Ta
thường dùng làm thuốc chữa cảm nắng, bụng to, da vàng [4].
Ở Campuchia, phần thân mang lá dùng phối hợp với các vị khác sắc nước
cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng lực [4].
Ở Ấn Độ, lá được dùng trị ỉa chảy, lỵ và co giật. Lá tươi giã đắp vết thương
và apxe [4].
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa sưng vú, phát sốt phát rét, ăn uống
không tiêu, rắn cắn; hoàng đản, kiết lỵ, viêm ruột, kinh nguyệt không đều, đau bụng
kinh [4].
Dịch chiết methanol của loài D. triflorum (L.) DC. còn có tác dụng giảm đau,
chống viêm [29]. D. triflorum (L.) DC. còn được chứng minh có tác dụng chống
oxy hóa [30] và độc tính của loài này đã được thử nghiệm trên chuột [41].