Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Khảo sát mức độ nhiễm mycotoxin trong ngô và lạc tại tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 76 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



LÊ THỊ HỒNG HẢO

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHIỄM
MYCOTOXIN TRONG NGÔ VÀ LẠC
TẠI TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




HÀ NỘI - 2014


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


LÊ THỊ HỒNG HẢO

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHIỄM
MYCOTOXIN TRONG NGÔ VÀ LẠC
TẠI TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




Người hướng dẫn
TS. Phạm Thị Thanh Hà
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Hóa phân tích – Độc chất
2. Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực
phẩm Quốc gia


HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.
Phạm Thị Thanh Hà - Bộ môn Hóa phân tích và Độc chất - Trường Đại học Dược
Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
và hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp ở Viện Kiểm nghiệm
an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, những người đã hết lòng tạo điều kiện thuận lợi
và trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Bộ môn Hóa Phân tích trường Đại học
Dược Hà Nội đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, cảm ơn các thầy cô, cán
bộ phòng quản lý sau đại học, các phòng ban khác của trường Đại học Dược Hà Nội
đã giúp đỡ emi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè luôn động viên, khích lệ em trong
học tập và cuộc sống.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên



Lê Thị Hồng Hảo

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ 3

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2

1.1. Khái quát về độc tố vi nấm mycotoxin [4] 2

1.1.1. Giới thiệu chung về aflatoxin [12] 2

1.1.2. Giới thiệu chung về Fumonosin [20] 6

1.2. Hiện trạng và những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 8

1.3. Các phương pháp xác định mycotoxin 9

1.3.1. Phương pháp ELISA (enzyme-linked immunosorbent assay) 9

1.3.2. Phương pháp sắc kí bản mỏng (TLC) 10

1.3.3. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) 11

1.3.4. Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ 12


1.4. Giới thiệu về hệ thống LC-MS/MS 13

1.4.1. Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao [3] 14

1.4.2 Khối phổ (Mass Spectrometry) [2] 14

1.4.3. Ứng dụng của sắc ký lỏng khối phổ 14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 16

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.2. Nội dung nghiên cứu 16

2.2. Trang thiết bị, hóa chất 16

2.2.1. Thiết bị, dụng cụ,: 16

2.2.2. Hóa chất, thuốc thử 17

2.3. Phương pháp nghiên cứu 18

2.3.1. Số lượng mẫu lấy: 18

2.3.2. Phương pháp kiểm nghiệm: 18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26


3.1.Thẩm định phương pháp kiểm nghiệm aflatoxin 26

3.1.1. Tính đặc hiệu, tính chọn lọc 26

3.1.2. Khoảng tuyến tính và lập đường chuẩn 27

3.1.3. Giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) 28

3.1.4. Khảo sát độ lặp lại của hệ thống 29

3.1.5. Độ chính xác của phương pháp phân tích (độ đúng và độ chụm) 30

3.2. Thẩm định phương pháp kiểm nghiệm fumonisin B1 31

3.2.1. Tính đặc hiệu/chọn lọc: 31

3.2.2. Xác định khoảng tuyến tính 33

3.2.3. Giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) 33

3.2.4. Khảo sát độ lặp lại của hệ thống 34

3.2.5. Độ chính xác của phương pháp phân tích (độ đúng và độ chụm) 35

3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm mycotoxin trong ngô và lạc 36

3.3.1. Kết quả phân tích mẫu lạc nhân 36

3.3.2. Kết quả phân tích mẫu lạc củ 38


3.3.3. Kết quả phân tích mẫu ngô 40

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 41

4.1. Về Phương pháp phân tích aflatoxin (B1, B2, G1, G2) và fumonisinB1 bằng
sắc ký lỏng khối phổ 41

4.2. Về kết quả thẩm định phương pháp phân tích 42

4.3. Về mức độ nhiễm các loại aflatoxin (B1, B2, G1, G2) trong lạc, fumonisinB1
trong ngô 42

4.4. Đánh giá các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tình hình ô nhiễm mycotoxin
trong ngô và lạc 43

KẾT LUẬN 44

5.1. Thẩm định phương pháp 44

5.2. Mức độ ô nhiễm Aflatoxin trong lạc, fumonisinB1 trong ngô: 44

5.3. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm mycotoxin trong ngô, lạc
45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC I 50

Phụ lục IA: Một số sắc đồ thẩm định các aflatoxins. 50


Phụ lục IB: Một số sắc đồ thẩm định các fumonisinB1. 55

Phụ lục II: Quy định của AOAC về độ thu hồi và độ lặp lại [22] 57

Phụ lục III: Chứng nhận kết quả mẫu liên phòng các Aflatoxins 58

Phụ lục IV: CÁC BẢNG KẾT QUẢ 59





DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AF Aflatoxin
AFB1 Aflatoxin B1
AFB2 Aflatoxin B2
AFG1 Aflatoxin G1
AFG2 Aflatoxin G2
BYT Bộ Y tế
FAO Tổ chức nông lương thế giới Food and Agriculture Organization
FB1 Fumonisin B1
OA Orchatoxin
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá thế giới International Standardization
Organization
IEC Hiệp hội kỹ thuật điện tử quốc tế International Electrotechnical
Commission
KPH Không phát hiện
ELISA Enzyme-linked immunosorbent assay
LC Sắc ký lỏng Liquid chromatography

MS Khối phổi Mass spectrometry
LOD Giới hạn phát hiện Limit of Detection
LOQ Giới hạn định lượng Limit of Quantification
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
AOAC Hiệp hội các nhà hóa phân tích
chính thức
Assosiation of Official Analytical
Chemists
IP Điểm nhận dạng Identification point
TLC Sắc ký lớp mỏng Thin


HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao
LC-
MS/MS
Sắc ký lỏng hai lần khối phổ
UV Detector tử ngoại


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Aflatoxin nhiễm trên cơ chất lạc 3

Hình 1.2: Công thức hóa học của một số loại aflatoxin 4

Hình 1.3: Nấm mốc Fumonisin nhiễm trên ngô 6

Hình 1.4: Cấu trúc hoá học phân tử Fumonisin 8


Hình 1.5: Mô hình hệ thống LC-MS/MS 13

Hình 1.6: Bộ nguồn ion hóa 14

Hình 3.1: Sắc đồ phân mảnh của các aflatoxins 26

Bảng 3.1. Giá trị mảnh ion mẹ và hai ion con của các aflatoxins 26

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát khỏang tuyến tính của các aflatoxins 27

Hình 3.2. Kết quả khảo sát khỏang tuyến tính của các aflatoxins 28

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát độ lặp lại của các aflatoxins 30

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát độ lặp lại của các aflatoxins 30

Bảng 3.6. Kết quả tham gia thử nghiệm liên phòng của các aflatoxins 31

Bảng 3.7. Giá trị mảnh ion mẹ và hai ion con của fumonisinB1 32

Hình 3.3: Sắc đồ phân mảnh của fumonisin B1 32

Hình 3.4: Đồ thị khảo sát khoảng tuyến tính của fumonisin B1 33

Hình 3.5: Sắc đồ fumonisin B1 tại LOQ - 5 ng/ml 33

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát độ lặp lại của các fumonisinB1 34

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá độ chính xác của phương pháp trên nền mẫu ngô 35


Hình 3.6. Tỉ lệ nhiễm Aflatoxin của các mẫu lạc nhân 36

Hình 3.7. Mối quan hệ tình trạng mẫu và sự nhiễm AF trong các mẫu lạc nhân 38

Hình 3.8. Tỉ lệ số mẫu lạc củ nhiễm aflatoxin 38

Hình 3.9. Mối liên hệ giữa tình trạng mẫu và số mẫu lạc củ nhiễm AF 39

Hình 3.10: Sắc đồ mẫu lạc có aflatoxin B2 với mức nhiễm là 8,8ppb 39

Hình 3.11: Sắc đồ mẫu lạc có aflatoxin B1 với mức nhiễm 6,6ppb 40

Hình 3.12: Sắc đồ mẫu ngô không có fumonisin 40

Hình 3.13: Sắc đồ mẫu ngô nhiễm fumonisin 0.86 µg/kg 40

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được quan tâm bởi nó liên quan
trực tiếp tới sức khỏe của tất cả người tiêu dùng. Thời gian vừa qua trong nước liên
tiếp phát hiện các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có các vụ ngộ độc liên quan đến
mycotoxin đã gây ra tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng khi lựa chọn thực phẩm cũng
như việc sử dụng thực phẩm thế nào là đúng cách.
Trong số 10.000 loại nấm mốc khác nhau được biết đến thì có khoảng 50 loại là
có hại đối với gia súc gia cầm và con người. Các loại nấm này sản sinh ra các độc tố
được gọi chung là mycotoxin. Mycotoxin là chất độc sinh ra từ nấm mốc, được hình
thành khi nấm chuyển hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và nguyên liệu. Theo
tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), khoảng 25% số ngũ cốc

thế giới có chứa một hàm lượng mycotoxin ở một mức độ nào đó. Tùy vào vị trí địa lý,
khả năng nhiễm mycotoxin lại khác nhau. Ở điều kiện nhiệt đới và cận nhiệt đới,
nguy cơ nhiễm mycotoxin càng cao. Đặc thù khí hậu và nền sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam tình trạng nhiễm độc tố nấm mốc là khá phổ biến. Sự hình thành nấm mốc
và độc tố của chúng có thể bắt đầu từ khi cây còn ở trên đồng, lúc thu hoạch, trong khi
bảo quản hoặc ngay cả trong quá trình chế biến thức ăn cho vật nuôi. Không nơi nào
trên thế giới có thể thoát khỏi nấm mốc và độc tố từ chúng, và tác hại của chúng là vô
cùng to lớn đối với năng suất vật nuôi và sức khỏe con người.
Với vai trò quan trọng của cây lương thực đối với đời sống con người cũng như
nền kinh tế quốc dân, thì việc đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra đối với việc
tiêu thụ thực phẩm là rất cần thiết đối với Việt Nam, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đánh giá ô nhiễm mycotoxin trong thực phẩm với mục tiêu của đề tài là:
1. Thẩm định phương pháp xác định Aflatoxin(B1, B2, G1, G2) trong lạc và
FumonisinB1 trong ngô bằng sắc ký lỏng khối phổ (LC/MS/MS).
2. Áp dụng phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm từng Aflatoxin(B1, B2, G1, G2)
trong lạc, fumonisinB1 trong ngô.
2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Khái quát về độc tố vi nấm mycotoxin
Độc tố nấm mốc còn gọi là mycotoxin là nhóm hợp chất có cấu trúc đa dạng, có
khối lượng phân tử nhỏ, được tạo ra bằng trao đổi chất thứ cấp của các sản phẩm nấm
mốc và gây ngộ độc đối với động vật có vú, cá và gia cầm.
Những số liệu có giá trị về các mycotoxin và các bệnh về mycotoxin đã được
thu nhận từ lĩnh vực thú y học. Nghiên cứu về động vật thực nghiệm đã cho thấy tính
độc của mycotoxin là rất lớn. Bệnh nấm mốc ở người và thực vật đều không có khả
năng lây lan vì chúng do tác nhân độc tố hóa học gây ra. Tuy nhiên, hầu như các sản
phẩm thực vật đều có thể là cơ chất cho sự phát triển của nấm mốc và sự tạo
mycotoxin tiếp theo và vì thế nó có khả năng lây nhiễm trực tiếp cho thực phẩm của

con người. Khi gia súc ăn các thức ăn nhiễm mycotoxin, chúng không chỉ chịu tác
dụng trực tiếp mà còn là nguồn mang mycotoxin vào sữa, thịt, và như vậy tạo sự
nhiễm mycotoxin tiếp theo cho con người. [4]
Độc tố nấm mốc đã thu hút sự quan tâm của toàn cầu bởi chúng đe dọa đến sức
khỏe con người và động vật cũng như sự thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Điều này
đã được chứng tỏ bằng nhiều hội nghị hội thảo quốc tế, tạp chí và các bài nghiên cứu
dành cho vấn đề cấp thiết này.
1.1.1. Giới thiệu chung về aflatoxin

[12]
Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus. Trong
đó đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus (A.flavus) và Aspergillus parasiticus
(A.parasiticus) thường có trong các hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương, hạt
bông,…) Aflatoxin cũng có thể xuất hiện trong sữa của động vật được cho ăn bằng
thức ăn nhiễm aflatoxin.
1.1.1.1. Điều kiện sản sinh aflatoxin
Khả năng sinh độc tố của các chủng Aspergillus flavus và Aspergillus
parasiticus rất khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào các yếu tố như nấm mốc, các cơ
chất, các yều tố nhiệt độ, độ ẩm cơ chất và môi trường.
Ngoài việc định lượng tổng số các aflatoxin, người ta còn quan tâm xác định tỷ
lệ riêng phần của các aflatoxin khác nhau đã biết nói chung, aflatoxin B1 được tạo ra
3

nhiều nhất cả trong thiên nhiên lẫn nuôi cấy, rồi đến AFG
1
, sau đó rất xa là AFB
2
, còn
AFG
2

và các AF khác thì tỉ lệ khá thấp.
Cơ chất và môi trường chủ yếu từ các hạt có dầu đặc biệt là hạt lạc và các sản
phẩm từ lạc, lượng độc tố chứa trong lạc cao nhất.

Hình 1.1: Aflatoxin nhiễm trên cơ chất lạc
Nhiệt độ thích hợp để sản sinh aflatoxin của các chủng nấm mốc là từ 25-28
o
C.
Nếu nuôi cấy Aspergillus flavus ở 45
o
C thì khả năng sinh aflatoxin sẽ bị ức chế.
Hàm lượng nước trong cơ chất đóng vai trò quan trọng cho quá trình hình thành
aflatoxin. Ở lạc nhân, lượng nước từ 15- 30% thì sự hình thành xuất hiện sau 2 ngày;
trên gạo cần lượng nước 24 -26 % và ở ngô là 19-24%. Như vậy có thể nói sự sản sinh
aflatoxin diễn ra rất nhanh. Đặc biệt sau thu hoạch, cơ chất có hàm lượng nước khá
cao, thời gian làm khô kéo dài là nguyên nhân dẫn đến nhiễm aflatoxin.
1.1.1.2. Cấu trúc và tính chất của aflatoxin
1.1.1.2.1. Cấu trúc hóa học
Các aflatoxin thường nhiễm trên các sản phẩm thực vật, hiện nay người ta đã
tìm thấy khoảng 18 loại aflatoxin khác nhau, tuy nhiên có 4 loại chính thường gặp nhất
gồm 4 hợp chất của nhóm bis- furanocoumarin, là sản phẩm trao đổi chất tạo bởi nấm
Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus, được đặt tên là B
1
, B
2
, G
1
, G
2
.

Aflatoxin B
1
, B
2
trong bò sữa được chuyển hóa và gọi là aflatoxin M
1

aflatoxin M
2
(M là một chữ viết tắt của Milk). Afltoxin M
1
có huỳnh quang xanh tím,
afltoxin M
2
có Rf thấp hơn và huỳnh quang tím. Afltoxin M
1
là hidroxi- 4 aflatoxin B
1
,
và aflatoxin M
2
là hidroxi - 4 aflatoxin B
2
.
4


Hình 1.2: Công thức hóa học của một số loại aflatoxin
Ngoài 6 loại aflatoxin chủ yếu trên, người ta còn phát hiện một số loại aflatoxin
khác và được là flavatoxin hoặc flavacuramin.

1.1.1.2.2. Tính chất hóa lí của aflatoxin
Aflatoxin là tinh thể trắng, bền với nhiệt, không bị phân hủy khi đun nấu ở nhiệt
độ thông thường (ở 120
0
C, phải đun 30 phút mới mất tác dụng độc). Do vậy nó có thể
tồn tại trong thực phẩm không cần sự có mặt của nấm mốc tương ứng; đồng thời nó rất
bền với các men tiêu hóa. Tuy nhiên nó tương đối không bền khi để dưới không khí và
dưới tia cực tím ở phiến sắc kí bản mỏng, và đặc biệt khi hòa tan trong dung môi phân
cực cao nên việc khử độc thực phẩm sẽ có nhiều biện pháp hơn. Các aflatoxin trong
các dung môi chloroform và benzene bền vững trong nhiều năm nếu giữ trong tối và
lạnh. Các aflatoxin ít hoặc không bị phân hủy dưới điều kiện nấu bình thường và làm
nóng khi thanh trùng. Tuy nhiên, khi có độ ẩm và ở nhiệt độ cao vẫn có thể tiêu hủy
aflatoxin trong một khoảng thời gian nhất định.
Các aflatoxin được hòa tan trong dung môi phân cực nhẹ như cloroform,
methanol và đặc biệt ở dimethylsulfosit (dung môi thường được sử dụng như phương
5

tiện trong việc áp dụng các aflatoxin vào các động vật thực nghiệm). Tính tan của các
aflatoxin trong nước dao động từ 10 - 20mg/l.
Sự có mặt của vòng lacton ở phân tử aflatoxin làm chúng nhạy cảm với việc
thủy phân trong môi trường kiềm, đặc tính này quan trọng trong bất kì quá trình chế
biến thực phẩm, vì quá trình xử lý kiềm làm giảm hàm lượng aflatoxin của các sản
phẩm, mặc dù sự có mặt của protein, pH và thời gian xử lý có thể thay đổi các kết quả.
Tuy nhiên nếu xử lý kiềm là nhẹ thì việc axit hóa sẽ làm phản ứng ngược trở lại để tạo
aflatoxin ban đầu.
Nhiệt độ cao (khoảng 100
o
C) sự mở vòng deccarboxylation xảy ra và có thể
tiến xa hơn, dẫn đến sự mất mát các nhóm methoxy từ vòng thơm. Khi có các axit vô
cơ và bổ sung nước, aflatoxin B

1
và G
1
chuyển hóa thành aflatoxin B
2A
và G
2A
. Các
sản phẩm cộng hợp tương tự của aflatoxin B
1
và G
1
cũng được hình thành với clorua
axit formic thionyl, clorua axit axetic và axit thionyl trifluoacetic.
1.1.1.2.3. Độc tính của aflatoxin [29]
Nếu hấp thu một lượng là 2,5 mg aflatoxin trong thời gian ngắn (khoảng 3 tháng)
có thể dẫn đến ung thư gan sau một năm. Trong cơ thể động vật, aflatoxin gắn ARN và
AND thành dạng liên kết, cản trở việc sinh tổng hợp AND, ARN và protein, gây đột
biến dẫn đến ung thư và làm giảm hệ suy giảm miễn dịch. Sự liên kết của aflatoxin với
protein làm vô hoạt các enzyme, thay đổi tính chất của ty thể, lạp thể, suy giảm quá
trình hô hấp của mô bào.
Aflatoxin tích lũy trong mô, chủ yếu là mô gan, gây nhiễm độc cho người ăn
thịt các loại gia cầm, gia súc này, tạo nên một dây chuyền sinh học của mầm bệnh. Sự
nguy hiểm của aflatoxin B
1
ở chỗ nó có khả năng gây hại chỉ với liều lượng rất nhỏ, 1
kg thức ăn chỉ cần nhiễm 2 miligam cũng đã đủ làm hỏng gan.

6


Bảng 1.1: Các giới hạn tối đa AFcủa Bộ Y tế Việt Nam [5]
TT Các sản phẩm thực phẩm
ML(µg/kg)
AF B1 AF tổng số

AF M1
1.1 Lạc và những hạt có dầu khác làm nguyên
liệu, hoặc cần được xử lý trước khi sử dụng
làm thức ăn hoặc sử dụng như một thành
phần trong thực phẩm
8 15 KQĐ
1.5 Lạc, những hạt có dầu khác dùng để ăn và
các sản phẩm chế biến từ chúng
Ngoại trừ : dầu thực vật thô dành cho tinh lọc
và dầu thực vật đã tinh lọc
2 4 KQĐ
1.12 Ngô và gạo, cần được xử lý trước khi làm
thức ăn hoặc sử dụng như 1 thành phần trong
thực phẩm
5 10 KQĐ

1.1.2. Giới thiệu chung về Fumonosin

[20]
Trong các mycotoxin, mối quan tâm về các fumonisin ngày càng tăng cao.
Fumonisin là độc tố mới được phát hiện gần đây do Fumonisin moniliorme tổng hợp
nên. Đây là nhóm độc tính cao với động vật và con người. Việc nhiễm fumonisin trong
thức ăn cho người và gia súc ở quy mô trên toàn thế giới. Riêng tại Mỹ, các báo cáo
cho thấy 80 - 100% ngô bảo quản bị nhiễm fumonisin.








Hình 1.3: Nấm mốc Fumonisin nhiễm trên ngô

7

Fumonisin chủ yếu do các nấm mốc thuộc giống Fusarium tổng hợp nên. Loài
điển hình nhất trong số này là Fusarium moniliforme. Các chủng nấm mốc của loài
này, do Sheldon xác định vào năm 1904 khá phổ biến trong môi trường và thường
nhiễm trong lương thực, đặt biệt là ngô.
Vào năm 1988, các đặc tính của fumonisin lần đầu tiên được xác định và các sản
phẩm trao đổi chất của nó lần đầu tiên được phát hiện trong canh trường F.
moniliforme. Trong số đó, một hợp chất được phát hiện thường xuyên nhất và ở nồng
độ cao nhất trong các canh trường của loài này hoặc thực phẩm mà đặc biệt là ngô
nhiễm F. moniliforme. Hợp chất này sau đó được đặt tên “fumonisin B1”.
Các nguyên cứu về sau này cho thấy rằng không chỉ có F. moniliforme tổng hợp
nên fumonisin mà các chủng khác thuộc Fusarium cũng tham gia tổng hợp nên độc tố
loại này bao gồm F. proliferatum, F. subglutinans, F. anthophilum, F. annulatum, F.
succisae, F. beomiforme, F. dlamini, F. napiforme và F. nygamai.
1.1.2.1. Cấu trúc Fumonisin
Fumonisin là nhóm hợp chất diester của axit tricarxylic với các rượu bậc cao
khác nhau. Fumonisin chứa nhóm amin bậc nhất, tan trong nước và bền vững với
nhiệt. Trong số các fumonisin, chỉ fumonisin B
1
, B
2

và B
3
được phát hiện với hàm
lượng đáng kể cả trong điều kiện tự nhiên và điều kiện phòng thí nghiệm (hình 1.4
sau).
1.1.2.2. Độc tính của fumonisin
Fumonisin B1 là độc tố có độc tính mạnh nhất trong số các fumonisin. Fumonisin
B1 có thể gây các triệu chứng nhũng não, suy gan, gây mù, gây các triệu chứng bất
bình thường cho tới tử vong ở ngựa (ELEM), ung thư gan ở chuột, bệnh gan ở gà, suy
tim cấp ở khỉ.
Chỉ ở liều lượng 10 mg/kg thức ăn trong vòng 40 - 50 ngày, fumonisin đã có thể
gây hội chứng ELEM. Fumonisin B1 có liên quan tới bệnh ung thư thực quản ở gà.
Mới đây, Cơ quan Nguyên cứu Quốc tế về ung thư đã xếp fumonisin B1 vào nhóm 2B,
nhóm các hợp chất gây ung thư cho người. Nguyên cứu ảnh hưởng của các fumonisin
tới người, người ta thấy có sự liên quan của bệnh ung thư thực quản và việc sử dụng
các lương thực nhiễm các fumonisin.
8















Hình 1.4: Cấu trúc hoá học phân tử Fumonisin
Độc tính của fumonisin B
1
liên quan mật thiết tới các hiệu ứng lên sự trao đổi
chất các sphingolipid, bao gồm quá trình tổng hợp mới, tích luỹ các sphingolipid tự do,
quá trình thải loại các sphingoid tự do, tăng hàm lượng các sản phẩm lipid và
sphingosin. Các hiệu ứng dẫn tới hàng loạt các phản ứng sinh hoá gây ra các sự nhiễm
độc khác nhau.
Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành thí nghiệm cho chuột ăn thức ăn nhiễm
fumonisin và phát hiện rằng các cơ quan đích của độc tố này là gan và thận.
1.2. Hiện trạng và những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về mycotoxin trong thực phẩm và biện pháp
giảm nguy cơ ô nhiễm mycotoxin, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về đánh giá phơi
nhiễm Aflatoxin. Trong số các đề tài công bố gần đây như:
Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Giang, Phan Thị Kim và cộng sự Cục an toàn
vệ sinh thực phẩm (2001) cho thấy kết quả khảo sát ban đầu xác định 95,4% trong số
243 mẫu khảo sát ngô và lạc ban đầu bị nhiễm AF, trong đó có 23,64% vượt quá giới
hạn cho phép của Bộ Y tế. Sau 6 tháng can thiệp bằng cách tách tạp chất, sấy và bảo
quản, kết quả cho thấy có sự cải thiện rõ rệt: 76,6% không phát hiện AF; 23% mẫu
9

nhiễm AF với hàm lượng nhỏ hơn mức quy định [1].
Nghiên cứu của Phan Thị Bích Trâm và Nguyễn Văn Bá về hàm lượng
mycotoxin trong bắp tồn trữ cho thấy kết quả định lượng bằng sắc ký lỏng hiệu năng
cao cho thấy đã xác định được các loại Aflatoxin Bl, B2,Gl, G2 có trong các mẫu bắp
tồn trữ ở các thời điểm 3, 5, 7, 9 và 12 tuần. Trong điều kiện khô thoáng, nhiệt độ trung
bình 27,4
0
C và độ ẩm không khí trung bình 79,3%, độ ẩm trung bình hạt bắp thấp

(11,8%) thì có thể trữ hạt đến 2 tháng mà hàm lượng aflatoxin tổng số vẫn dưới mức
cho phép. Hàm lượng aflatoxin tổng số ở các thí nghiệm trữ bắp ở độ ẩm 72% và 89%
sẽ đạt nhanh đến mức cao khi độ ẩm hạt ≥ 13,5% [4].
Virmani đã tiến hành nghiên cứu ở 7 vùng sinh thái của Việt Nam và đánh giá
mối liên quan của nguy cơ nhiễm AF tại các vùng sinh thái tại 3 giai đoạn (1) giai đoạn
sinh trưởng và phát triển, (2) giai đoạn thu hoạch và làm khô, (3) giai đoạn tàng trữ.
Nhìn chung kết quả cho thấy nguy cơ nhiễm AF trong lạc trong quá trình tàng trữ ở
mức độ cao trên toàn Việt Nam [31].
1.3. Các phương pháp xác định mycotoxin
1.3.1. Phương pháp ELISA (enzyme-linked immunosorbent assay)
Reddy và các cộng sự (2001) [28], phân tích aflatoxin B
1
(AFB
1
) trong ớt
bằng việc sử dụng phương pháp ELISA. Mẫu của ba loại vỏ ớt được thu thập trong các
cuộc điều tra năm 1998 và 1999, từ các thị trường chính và các cơ sở lưu trữ lạnh
trong những khu vực trồng ớt lớn của bang Andhra Pradesh (AP), Ấn Độ. Bột ớt được
thu thập từ các siêu thị khác nhau tại Hyderabad, AP. Để tránh ảnh hưởng của các chất
gây nhiễu, dùng methanol để chiết aflatoxin trong ớt. Trong chín mẫu đại diện đã có
sự kết hợp giữa phương pháp ELISA và HPLC để xác định giá trị của AFB
1
và kết
quả cho thấy các quy trình áp dụng phương pháp ELISA là đáng tin cậy. Từ 182 mẫu
ớt thử nghiệm, 59% số mẫu bị nhiễm với AFB
1
và 18% có độc tố ở mức không cho
phép. Các AFB
1
cao nhất nồng độ 969 mg/kg đã được tìm thấy trong một mẫu đại

diện của vỏ ớt. Nhìn chung, tỷ lệ tối đa của quả ớt cho thấy AFB
1
mức cao hơn 30
mg/kg (mức độ tối đa cho phép). Vỏ ớt được bảo quản trong phòng lạnh cho thấy có
chứa tỷ lệ độc tố aflatoxin thấp nhất. Gần 9% của bột ớt được bán trong siêu thị có
chứa hàm lượng aflatoxin vượt quá mức cho phép.
10

Shi Chun Pei, Yuan Yuan Zhang, Sergei A. Eremin, Won Jong Lee (2009) [29]
cũng đã dùng phương pháp cạnh tranh gián tiếp ELISA, sử dụng kháng thể đơn dòng
để đo aflatoxin M1 (AFM1) trong sữa và sản phẩm của sữa. Giới hạn phát hiện nồng
độ của AFM1 là 0,04 ng/ml. Mức độ ô nhiễm AFM1 được đo trong 12 mẫu sữa
nguyên liệu, 15 mẫu sữa bột, 104 mẫu sữa nước và bốn mẫu pho mát được lấy từ các
siêu thị khác nhau ở Đông Bắc của Trung Quốc. 135 mẫu sữa được kiểm tra, có 55
(41%) mẫu có AFM1 ở mức dao động 0,32 - 0,50 ng/ml, 24 (18%) mẫu có 0,16 - 0,32
ng/ml, và 18 (13%) mẫu có 0 - 0,16 ng/ml, trong 38 (28%) mẫu AFM1 đã không được
phát hiện. Kết quả cho thấy các biện pháp phòng ngừa cần thiết sẽ phải được thực hiện
để giảm thiểu ô nhiễm AFM1 trong sữa và các sản phẩm sữa từ vùng Đông Bắc Trung
Quốc.
Kỹ thuật này có ưu điểm: nhanh, đơn giản, tiết kiệm dung môi, đặc hiệu và khá
nhạy nhưng dễ cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Phân tích ELISA thuận
tiện cho việc xác định đồng thời các chất ô nhiễm trong một số lượng lớn các mẫu với
chi phí tương đối thấp và thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó không thích hợp để định lượng
các chất ô nhiễm vì nó có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng của nhiều mẫu và có khả
năng để đánh giá quá cao các chất gây ô nhiễm ở nồng độ rất thấp.
1.3.2. Phương pháp sắc kí bản mỏng (TLC)
Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha động
di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã đặt hỗn hợp các chất cần tách. Pha tĩnh là chất hấp
phụ được chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích. Pha động là một hệ dung môi đơn
hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo tỷ lệ quy định trong từng chuyên luận.

Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử được di
chuyển trên lớp mỏng, theo hướng pha động, với những tốc độ khác nhau. Kết quả, ta
thu được một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Cơ chế của sự chia tách có thể là cơ chế hấp
phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc phân tử hay sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ
chế tùy thuộc vào tính chất của chất làm pha tĩnh và dung môi làm pha động.
Jörg Stroka, Robert van Otterdijk, Elke ANKLAM (2000) [19] đã sử dụng
phương pháp TLC một chiều để xác định độc tố aflatoxin (B
1
, B
2
, G
1
, G
2
) trong các
loại thực phẩm khác nhau bằng việc sử dụng dung môi clo. Sử dụng cột ái lực miễn
11

dịch để làm sạch sau khi được chiết với methanol. Các giới hạn định lượng được tìm
thấy là thấp hơn so với giới hạn quy định hiện hành về kiểm soát aflatoxin bên ngoài
và trong Cộng đồng châu Âu.
Phương pháp TLC là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, không cần đầu
tư lớn. Nó thay thế cho phương pháp HPLC hiện đại nếu không có thiết bị HPLC tuy
nhiên không thể tách và xác định được AF khi ở nồng độ thấp.
1.3.3. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
TCVN [6, 7, 9] và nhiều tác giả trên thế giới [17, 18, 23, 25] sử dụng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao có dẫn xuất sau cột và làm sạch bằng cột ái lực miễn
dịch hoặc làm sạch bằng chiết pha rắn với detector huỳnh quang và detector UV để
xác định để xác định các mycotoxin trong các loại ngũ cốc khác nhau, ví dụ như:
TCVN 7930:2008:[7] Thực phẩm. Xác định aflatoxin B1 và aflatoxin tổng B1,

B2, G1, G2 trong ngũ cốc, quả có vỏ và sản phẩm của chúng. Phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao có dẫn xuất sau cột và làm sạch bằng cột ái lực miễn dịch.
TCVN 8162:2009:[9] Thực phẩm-xác định fumonisinB1 và B2 trong ngô –
phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao có làm sạch bằng chiết pha rắn.
Theo Zhaohui Fu, Xuexiang Huang, Shungeng Min (2008) đã phát triển
phương pháp sử dụng UPLC với detector UV để xác định aflatoxin B1, B2, G1 và G2
trong ngô và lạc. Trong phương pháp này, aflatoxin được chiết với hỗn hợp của
acetonitril trong H
2
O (86:14) và sau đó làm sạch bằng cột ái lực miễn dịch. Độ thu hồi
trung bình của độc tố aflatoxin từ mẫu lạc và mẫu ngô ở nồng độ 0,22 - 5 mg/kg là
83,4% và 94,7%. Các giới hạn phát hiện (S/N = 3) cho B1, B2, G1 và G2 lần lượt là
0,32, 0,19, 0,32 và 0,19 mg/kg, và giới hạn định lượng tương ứng (S/N = 10) là 1,07,
0,63, 1,07 và 0,63 mg/kg [33].
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao là một phương pháp thông dụng để xác
định các hợp chất hữu cơ. Phương pháp này đã được ứng dụng để xác định đồng thời
các nhiều hợp chất khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp có độ nhạy không cao khi sử
dụng detector UV, còn khi sử dụng detector huỳnh quang, phương pháp có độ nhạy tốt
hơn nhưng chỉ có thể nhận biết chất phân tích thông qua thời gian lưu. Đối với những
nền mẫu phức tạp như thực phẩm, các chất phân tích rất dễ bị ảnh hưởng bởi nền mẫu,
12

nếu chỉ dựa vào thời gian lưu sẽ rất khó để có thể khẳng định chất cần phân tích.
1.3.4. Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ
Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ, đặc biệt là phương pháp sắc ký lỏng hai lần
khối phổ là một kĩ thuật mới được phát triển trong những năm gần đây. Về cơ bản, nó
là phương pháp sắc ký lỏng sử dụng bộ phận phát hiện là detector khối phổ. Phương
pháp có nhiều ưu điểm như độ chọn lọc cao, giới hạn phát hiện thấp, thời gian phân
tích nhanh, có thể định lượng đồng thời các chất có thời gian lưu giống nhau mà
phương pháp sắc kí lỏng thường không làm được.

Nhóm tác giả L.C. Huang [21] đã nghiên cứu xác định một nhóm các chất
aflatoxin M1, ochratoxin A, zearalanone và α-zearalenol trong sữa bằng phương pháp
UHPLC-MS/MS. Mẫu sữa được làm sạch bằng cột chiết pha rắn Oasis HLB. Giới
hạn định lượng của các mycotoxins nằm trong khoảng 0,003 - 0,015 µg/kg. Hệ số
tương quan cao (R
2
≥ 0,996) thu được trong khoảng nồng độ mycotoxin 0,01 - 1,00
µg/kg với độ thu hồi cao (87,0 - 109%), độ lặp lại (3,4 - 9,9%) và độ tái lập phòng thí
nghiệm tốt (4,0 - 9,9%) ở mức nồng độ 0,025; 0,1; 0,5 µg/kg. Tỷ lệ phát hiện mẫu
dương tính là 16,7% đến 96,7% trong sữa nguyên liệu, sữa lỏng và sữa bột thu thập
từ các trang trại và các siêu thị ở Beijing.
Baifen Huang, Zheng Han, Zengxuan Cai, Yongjiang Wu, Yiping Ren (2010)
[13] sử dụng phương pháp sắc ký lỏng 2 lần khối phổ (UHPLC-MS/MS) để xác định
đồng thời các độc tố aflatoxin B1, B2, G1, G2, M1 và M2 trong đậu phộng và các sản
phẩm của chúng. Mẫu được chiết xuất bằng dung dịch acetonitrile 84% và làm sạch
bằng cách qua cột chiết pha rắn. Các hợp chất tách ra đã được phát hiện với khối phổ
tứ cực 2 lần Waters MICROMASS Quattro Ultima. Phương pháp này có độ tuyến tính
( R
2
≥ 0,9990), độ thu hồi trung bình (74,7 - 86,8%) và độ chính xác (độ lệch chuẩn
tương đối ≤ 10,9%). Nó đã được chứng minh là một phương pháp thích hợp để xác
định đồng thời sáu aflatoxin trong đậu phộng và các sản phẩm của chúng. Phương
pháp đã được áp dụng phân tích 73 mẫu được thu thập ngẫu nhiên từ các khu vực khác
nhau ở tỉnh Chiết Giang. Kết quả cho thấy 31 mẫu bơ đậu phộng, 14 mẫu đậu phộng
tươi và 5 mẫu của đậu phộng mốc đã bị nhiễm độc tố aflatoxin.
Eduardo Beltrán, María Ibáñez, Juan Vicente Sancho, Miguel Ángel Cortés,
13

Vicent Yusà, Félix Hernández (2011) [16] cũng sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao
áp (UHPLC ) cùng với khối phổ 2 lần (MS/MS) xác định các độc tố nấm mốc quy

định khác nhau (aflatoxin G1, G2, B1, B2, M1, và ochratoxin A) trong các mặt hàng
thức ăn trẻ em và sữa. Phương pháp sử dụng để phân tích các sản phẩm sữa khác nhau
(ngũ cốc sữa bột, sữa bột cho trẻ sơ sinh, sữa ngũ cốc cho trẻ sơ sinh và sữa tươi). Độ
thu hồi, giữa 80% và 110%, với RSD thấp hơn 15%, đã thu được trong tất cả các mẫu
thực phẩm được kiểm tra.
Souheib Oueslati và cộng sự [30] sử dụng phương pháp UPLC-MS/MS xác
định đồng thời của các độc tố aflatoxin (AFB1, AFB2, AFG1 và AFG2 ), ochratoxin A
(OTA), fumonisins (FB1 và FB2), deoxynivalenol (DON), T2 và HT2 độc tố trong 58
mẫu lúa mì thô (n = 34), lúa mạch (n = 5), bo bo ( n = 3), lúa mì chế biến ( n = 13) và
ngũ cốc ăn sáng ( n = 3) từ các thị trường Tunisia. Mức độ nhiễm độc tố nấm mốc là
50%.
Wejdan Shakir Khayoon và cộng sự [32] sử dụng phương pháp HPLC detector
huỳnh quang bước sóng 335 nm và 440 nm, khẳng định bằng LCMS/MS để xác định
các độc tố fumonisin B1 và B2 trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bằng cách sử
dụng cột đá nguyên khối silica, thành phần pha động sử dụng methanol và đệm
phosphate pH 3.35 (78:22, v/v) với tốc độ dòng chảy 1,0 ml/phút. Các fumonisins tách
trong khoảng 4 phút, so với khoảng 20 phút nếu sử dụng một cột hạt C18. Giới hạn
phát hiện là 0,01 - 0,04 mg/ g fumonisin B1 và B2. Độ thu hồi từ 84,0-106,0 % cho
fumonisin B1 và 81,0 -103,0 % cho fumonisin B2.
Với những ưu điểm của của phương pháp sắc ký lỏng hai lần khối phổ
chúng tôi đã chọn để phân tích từng độc tố aflatoxin(B1,B2,G1,G2) trong lạc và
fumonisinB1 trong ngô khảo sát mức độ ô nhiễm trên địa bàn huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang.
1.4. Giới thiệu về hệ thống LC-MS/MS
Cấu trúc sơ bộ của hệ thống LC-MS/MS.

Hình 1.5: Mô hình hệ thống LC-MS/MS
Sắc ký lỏng
Ion hóa
Bộ phân tích

khối
Detector/ Lưu
giữ số liệu
14

1.4.1. Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao [3]
Sắc ký là quá trình tách xảy ra trên cột tách với pha tĩnh là chất rắn và pha động
là chất lỏng. Mẫu phân tích được chuyển lên cột tách dưới dạng dung dịch. Khi tiến
hành chạy sắc ký, các chất phân tích được phân bố liên tục giữa pha động và pha tĩnh.
Trong hỗn hợp các chất phân tích, do cấu trúc phân tử và tính chất lí hoá của các chất
khác nhau, nên khả năng tương tác của chúng với pha tĩnh và pha động khác nhau. Do
vậy, chúng di chuyển với tốc độ khác nhau và tách ra khỏi nhau.
1.4.2 Khối phổ (Mass Spectrometry) [2]
Khối phổ là thiết bị phân tích dựa trên cơ sở xác định khối lượng phân tử của
các hợp chất hóa học bằng việc phân tách các ion phân tử hay các ion mảnh của phân
tử theo tỷ số giữa khối lượng và điện tích của chúng (m/z).
Về bản chất, có thể coi khối phổ là một loại detector, nhưng là một detector đặc
biệt vì ngoài vai trò phát hiện khối phổ còn có khả năng tách các chất đồng rửa giải
dựa trên sự khác nhau về khối lượng của chúng.
Cấu tạo của một thiết bị khối phổ bao gồm 3 phần chính: nguồn ion, thiết bị
phân tích và bộ phận phát hiện.







Hình 1.6: Bộ nguồn ion hóa
1.4.3. Ứng dụng của sắc ký lỏng khối phổ

Phân tích định tính :
- So sánh thời gian lưu t
R
của chất phân tích với t
R
của chất chuẩn đối chiếu
trong cùng điều kiện sắc ký.
- So sánh sắc ký đồ của mẫu phân tích với sắc ký đồ của mẫu phân tích đã thêm
chuẩn đối chiếu.
15

- So sánh phổ khối của chất phân tích với chất chuẩn đối chiếu trong cùng điều
kiện sắc ký.
Phân tích định lượng :
- Phương pháp chuẩn hóa diện tích: Hàm lượng phần trăm của một thành phần
trong mẫu phân tích được xác định bằng tỷ số (tính theo phần trăm) giữa diện tích pic
của thành phần đó và tổng diện tích các pic của tất cả các thành phần có mặt trong mẫu
(trừ pic của dung môi, thuốc thử và của các thành phần có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn
phát hiện của chúng). Phương pháp này thường cho kết quả không tin cậy nếu không
dùng hệ số đáp ứng fi.
- Phương pháp ngoại chuẩn: Đường chuẩn được lập dựa trên mối tương quan
giữa các lượng chất chuẩn đối chiếu khác nhau và diện tích pic tương ứng của chúng.
Nồng độ các chất phân tích trong mẫu thử được định lượng dựa trên đường chuẩn này.
Phương pháp thêm chuẩn: Phân tích các mẫu thêm chuẩn vào mẫu cùng điều kiện như
phân tích mẫu bình thường. Dựa trên lượng chuẩn thêm và tín hiệu các mẫu không
thêm chuẩn và mẫu thêm chuẩn từ đó tính được nồng độ chất có trong mẫu.
- Phương pháp nội chuẩn: Trong phương pháp này, người ta chọn một chất
chuẩn nội đưa vào trong mẫu phân tích và trong dung dịch chuẩn đối chiếu. Tỷ số diện
tích của chất phân tích và chất chuẩn nội là thông số phân tích được dùng để xây dựng
đường chuẩn. Phương pháp này có độ chính xác cao, vì nó có thể loại bỏ được các yếu

tố gây ảnh hưởng đến tín hiệu chất phân tích.
16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Mẫu kiểm tra đánh giá mức độ ô nhiễm mycotoxin gồm: lạc củ, lạc nhân và ngô
mua tại các hộ gia đình và hộ kinh doanh tại địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Bằng cách ghi lại các thông tin về tình trạng mẫu phân tích và mối liên quan với
các tính chất của mẫu đánh giá mối liên quan đến ô nhiễm mycotoxin trong ngô và lạc.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
 Thẩm định phương pháp:
 Độ đặc hiệu/chọn lọc của phương pháp.
 Khoảng tuyến tính.
 Giới hạn phát hiện LOD, giới hạn định lượng LOQ
 Độ chính xác của phương pháp (độ đúng và độ chụm)
 Mẫu được lấy tại các hộ gia đình theo phương pháp lấy mẫu TCVN-5451 [8] và
thực hiện khảo sát các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm mycotoxin.
 Áp dụng phương pháp đã thẩm định phân tích aflatoxin (B1, B2, G1, G2) trong lạc
và fumonisinB1 trong ngô.
2.2. Trang thiết bị, hóa chất
2.2.1. Thiết bị, dụng cụ,:
2.2.1.1. Máy sắc ký lỏng khối phổ LC-MS/MS với hệ thống HPLC 20 AXL
của Shimadzu và khối phổ ABI 5500 QQQ của Aplied Biosystem.
2.2.1.2. Cột sắc ký Xbridge C18 (100 mm x 4,6 mm; 2,5 µm) và tiền cột.
2.2.1.3. Cân phân tích chính xác đến 0,1 mg và 0,01 mg.
2.2.1.4. Cân kỹ thuật, chính xác 0,01 g.
2.2.1.5. Máy ly tâm có thể đạt được tốc độ tối thiểu 4000 rpm với ống ly tâm
15 ml.
2.2.1.6. Máy lắc xoáy.

2.2.1.7. Máy đồng nhất mẫu
2.2.1.8. Lò nung, có khả năng hoạt động ở 500
0
C
2.2.1.9. Tủ lạnh đông, có thể đạt được nhiệt độ -20
0
C.

×