Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Thái độ và ý kiến đánh giá của sinh viên về các lưu xá thiên chúa giáo tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.09 KB, 96 trang )

LỜI TRI ÂN
Người thực hiện xin chân thành tri ân:
• GS.TS. Trịnh Duy Luân, giảng viên hướng dẫn đề tài.
• Quý giảng viên phản biện đề tài.
• Quý giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường Đại
học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM, Trường Đại học Nông lâm
TP.HCM.
• Quý giảng viên Khoa Xã hội học, thuộc Học viện Khoa học Xã hội, Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
• Hội Dòng các Sư huynh Trường Kitô.
• Hội Dòng Chị em Thánh Phaolô thành Chartres, Tỉnh Dòng Phaolô Sài
Gòn.
• Hội Dòng Chị em Con Đức Mẹ Phù Hộ.
• Quý Soeurs và các bạn sinh viên lưu xá Nam Hòa.
• Quý Soeurs và các bạn sinh viên lưu xá Thiên Phước.
• Quý Sư huynh và các bạn sinh viên lưu xá Phú Thọ.
• Quý Sư huynh và các bạn sinh viên lưu xá Sivita.
• Học viện Khoa học Xã hội tại TP.HCM và toàn thể anh chị em học viên
cùng khóa đã tận tình giúp đỡ người thực hiện hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Người thực hiện
Vũ Mạnh Quân
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ MẠNH QUÂN
THÁI ĐỘ VÀ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN
VỀ CÁC LƯU XÁ THIÊN CHÚA GIÁO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 60.31.03.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. TRỊNH DUY LUÂN
HÀ NỘI, năm 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin về các lưu xá ở thành phố 24
Bảng 2.2: Ý kiến của cha mẹ khi muốn cho con em vào ở lưu xá 27
Bảng 2.3: Dự định của sinh viên về thời gian sẽ sống trong các lưu xá 28
Bảng 2.4: Các môn được yêu cầu học thêm ở lưu xá 30
Bảng 2.5: Nhận xét về những giờ học thêm tại lưu xá 32
Bảng 2.6: Sinh hoạt tôn giáo, công tác xã hội ở lưu xá 33
Bảng 2.7: Không gian học tập, nghỉ ngơi, sinh hoạt… tại lưu xá 36
Bảng 2.8: Cảm nhận về nội quy giao tiếp tại lưu xá 37
Bảng 2.9: Cảm nhận về việc “xin phép” khi ra vào lưu xá 38
Bảng 2.10: Cảm nhận khi thực hiện thời khóa biểu chung của lưu xá 39
Bảng 2.11: Cảm nhận về cuộc sống ở lưu xá so với ở bên ngoài 39
Bảng 2.12: Cảm nhận về việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc 41
Bảng 3.1: Quan hệ của bạn với các bạn khác trong lưu xá 45
Bảng 3.2: Trao đổi thông tin với các bạn trong lưu xá 46
Bảng 3.3: Tham gia sinh hoạt chung với các bạn trong lưu xá 48
Bảng 3.4: Mức độ tham gia vào các hoạt động chung tại lưu xá 49
Bảng 3.5: Mức độ hài lòng với điều kiện sống tại lưu xá 51
Bảng 3.6: Các yếu tố tác động tới việc học tập tại lưu xá 55
Bảng 3.7: Mức độ chia sẻ của sinh viên với người phụ trách lưu xá 57
Bảng 3.8: Ảnh hưởng từ nhân cách, lối sống của người phụ trách lưu xá 62
Bảng 3.9: Lắng nghe, vâng lời người phụ trách lưu xá 63
Bảng 3.10: Người mà bạn muốn chia sẻ khi gặp khó khăn 64
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Lý do sinh viên chọn sống trong lưu xá 26

Biểu đồ 2.2: Thời gian tự học của bạn ở lưu xá 29
Biểu đồ 3.1: Cảm nhận khi sống ở lưu xá 47
Biểu đồ 3.2: Mức độ hài lòng với điều kiện sống tại lưu xá 50
Biểu đồ 3.3: Những khó khăn trong vấn đề học tập 53
Biểu đồ 3.4: Cảm nhận về người đang phụ trách lưu xá 59
Biểu đồ 3.5: Cảm nhận về người đang phụ trách lưu xá (biến độc lập) 60
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi năm, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp đón hàng chục nghìn sinh viên
từ khắp các tỉnh thành trong cả nước về nhập học tại các trường Đại học, Cao
đẳng, Trung cấp… đóng trên địa bàn thành phố. Vì thế, việc giải quyết nhu
cầu về nơi ăn ở, sinh hoạt, học tập ngoài giờ lên lớp của sinh viên xa quê luôn
luôn là một vấn đề cấp thiết.
Lo lắng của các bạn sinh viên xa quê cũng chính là những băn khoăn, lo
âu của các bậc phụ huynh khi đưa con về thành phố nhập học, với hàng loạt
câu hỏi được đặt ra: Con em mình sẽ ở đâu? Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập, sinh
hoạt như thế nào? Nơi đó có an toàn, có cung ứng được các nhu cầu tối thiểu
hay không? Tựu trung, cha mẹ nào cũng mong tìm được cho con em mình
một nơi ở tiện nghi, tử tế… Và các ký túc xá đại học, các nhà trọ tư nhân đã
không ngừng nỗ lực đáp ứng những nhu cầu chính đáng nêu trên.
Cùng chung tay với cả xã hội, các tổ chức tôn giáo nói chung và các
Dòng tu Thiên Chúa Giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng đã mở
ra các lưu xá cho sinh viên xa quê trọ học. Như một loại hình ký túc xá mới,
mạng lưới các lưu xá này đã tạo điều kiện cho hàng ngàn sinh viên xa quê có
được một nơi học tập, sinh hoạt ổn định trong thành phố.
Song vấn đề được đặt ra là, các lưu xá này có đáp ứng được nguyện
vọng của phụ huynh và con em họ hay không? Các sinh viên suy nghĩ gì,
cảm thấy thế nào, đánh giá ra sao khi sống ở đây? Lưu xá có thực sự trở thành
điểm tựa vững chắc, an toàn cho họ trong suốt quá trình học tập ở thành phố
không? Các giải đáp cho những câu hỏi trên đây không chỉ là những thông tin

cần thiết hàng năm cho các tân sinh viên và gia đình họ mà còn rất quan trọng
5
và hữu ích cho tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục các thế hệ trẻ
Việt Nam nói chung.
Từ lối nhìn về các lưu xá sinh viên như thế, tác giả muốn trả lời cho
những câu hỏi nêu trên qua đề tài luận văn của mình là: “Thái độ và ý kiến
đánh giá của sinh viên về các lưu xá Thiên Chúa Giáo tại Thành phố Hồ
Chí Minh”.
Đề tài là một nghiên cứu trường hợp, với phạm vi nghiên cứu là bốn lưu
xá sinh viên tại quận Tân Bình, quận 1, quận 11 và quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh, nơi mà tác giả luận văn đã và đang có liên hệ cộng tác làm việc.
2. Ý nghĩa đề tài
Về mặt lý luận
Gợi mở các hướng nghiên cứu về Xã hội học tôn giáo, Xã hội học về
dư luận xã hội, đặc biệt về vai trò của thiết chế tôn giáo trong lĩnh vực giáo
dục ở nước ta hiện nay.
Góp thêm những phát hiện để đẩy mạnh lĩnh vực Xã hội học về Thanh
niên sinh viên, Xã hội học về di cư nông thôn - đô thị.
Là một thử nghiệm nghiên cứu dưới hình thức trưng cầu ý kiến, đánh
giá thực trạng một hiện tượng mới.
Về mặt thực tiễn
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ngoài trường học của sinh
viên xa quê đang lưu trú tại các lưu xá Thiên Chúa Giáo.
Tìm hiểu ý kiến đánh giá của sinh viên xa quê đối với loại hình ký túc
xá mới này nhằm cung cấp thêm những thông tin và luận cứ khoa học cho các
nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực giáo dục và phát triển xã hội.
Kết quả nghiên cứu là bài học thực tế sống động cho chính bản thân
người nghiên cứu đồng thời là một đóng góp nhỏ bé cho các tổ chức tôn giáo
6
nói chung và các Dòng tu Thiên Chúa Giáo nói riêng trong tiến trình quản trị

các lưu xá sinh viên và đồng hành với các bạn sinh viên ở tại đó.
3. Lịch sử nghiên cứu
Các lưu xá Thiên Chúa Giáo là một hiện tượng xã hội mới xuất hiện
trong những thập niên gần đây. Do vậy, ở trong nước hầu như chưa có một
nghiên cứu chuyên sâu nào về các lưu xá này.
Nhưng liên quan đến đề tài này, đã có những nghiên cứu về các ký túc
xá của các trường Đại học, Cao đẳng, như một số công trình nghiên cứu sau:
Đề tài luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: “Đánh giá sự hài lòng của
sinh viên đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá Trường Cao đẳng nghề du
lịch – thương mại Nghệ An” do học viên Nguyễn Thị Nga thuộc Trường Đại
học Nha Trang thực hiện vào năm 2013. Theo tác giả, niên khóa 2012-2013,
số lượng chỗ ở trong ký túc xá của nhà trường không đủ để đáp ứng cho tất cả
sinh viên, khiến gần một nửa số sinh viên của trường phải ở bên ngoài. Nhưng
trong thực tế, từ khi đi vào hoạt động, ký túc xá luôn ở trong tình trạng thừa
phòng. Trước thực trạng ấy, tác giả tìm hiểu kỹ lưỡng các dịch vụ ký túc xá
của trường, đồng thời phân tích, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của sinh viên. Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp để nâng cao sự hài
lòng của sinh viên khi sống và học tập tại ký túc xá của trường.
Đề tài luận văn cử nhân Quản trị kinh doanh: “Đánh giá mức độ hài
lòng của sinh viên đối với ký túc xá K3-K4 Trường Đại học Nha Trang” do
sinh viên Nguyễn Thị Kim Báu thuộc Trường Đại học Nha Trang thực hiện
vào năm 2012 nhằm tìm hiểu các dịch vụ trong ký túc xá của trường đã đáp
ứng như thế nào cho sinh viên. Nghiên cứu chỉ ra một nghịch lý là nhu cầu ở
trong ký túc xá ngày càng tăng trong khi chất lượng dịch vụ của ký túc xá nhà
trường lại có xu hướng ngày càng giảm. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị
những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ký túc xá, nhằm đáp ứng đầy đủ
mọi nhu cầu chính đáng của sinh viên.
7

8

Đề tài luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: “Nghiên cứu sự hài lòng
của sinh viên đối với dịch vụ ký túc xá Trường Cao đẳng Công nghệ Thông
tin Việt – Hàn” do học viên Nguyễn Thị Thùy Trang thuộc Trường Đại học
Đà Nẵng thực hiện vào năm 2012 nhằm đánh giá thực trạng về ký túc xá của
trường, tìm hiểu nhu cầu về chỗ ở của sinh viên và đề xuất một số giải pháp
để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sinh viên khi ở tại ký túc xá của trường.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thái độ và ý kiến đánh giá của sinh viên về các lưu xá Thiên Chúa Giáo
ở Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Các sinh viên nam và nữ đang sống tại các lưu xá Thiên Chúa Giáo ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
4.3 Khách thể khảo sát
• Khách thể khảo sát trong nghiên cứu định lượng là 232 sinh viên
gồm:
 Các nam sinh viên đang sống tại hai lưu xá:
- Phú Thọ (quận 11): 33 sinh viên.
- Sivita (quận 1): 70 sinh viên.
 Các nữ sinh viên đang sống tại hai lưu xá:
- Thiên Phước (quận 3): 64 sinh viên.
- Nam Hòa (quận Tân Bình): 65 sinh viên.
• Khách thể khảo sát trong nghiên cứu định tính bao gồm:
- 10 phụ huynh.
- 4 phụ trách lưu xá.
- 8 sinh viên trưởng, phó các lưu xá.
- 4 cựu sinh viên lưu xá.
9
4.4 Phạm vi nghiên cứu
4.4.1 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng tập
trung vào bốn lưu xá đã trình bày trong phần khách thể khảo sát nói trên.
4.4.2 Phạm vi thời gian
Trong nghiên cứu, tác giả đã khảo sát mẫu là các sinh viên đang
sống ở bốn lưu xá và đang theo học từ năm thứ nhất tới năm cuối của hệ Đại
học, Cao đẳng, Trung cấp. Thời gian khảo sát là niên khóa 2014-2015.
4.4.3 Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Đề tài chủ yếu đi sâu tìm hiểu một vài khía cạnh như: sự thuận tiện,
an toàn, điều kiện sinh hoạt, học tập, đồng hành… tại các lưu xá này qua thái
độ và ý kiến đánh giá của sinh viên xa quê đang sống ở đây.
5. Mục tiêu nghiên cứu
5.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thái độ và ý kiến đánh giá của sinh viên về các lưu xá
Thiên Chúa Giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh.
5.2 Mục tiêu cụ thể
• Tìm hiểu lý do, động cơ của sinh viên chọn sống trong lưu xá.
• Phân tích ý kiến của sinh viên về đời sống của họ tại lưu xá .
• Nghiên cứu các mối quan hệ của sinh viên khi sống trong lưu xá.
6. Câu hỏi nghiên cứu
• Động cơ nào thúc đẩy các bạn sinh viên chọn sống tại lưu xá?
• Ý kiến của các bạn sinh viên về cuộc sống tại lưu xá như thế nào?
• Quan hệ giữa các bạn sinh viên với nhau trong lưu xá như thế nào?
• Quan hệ giữa các bạn sinh viên với người phụ trách lưu xá ra sao?
• Quan hệ giữa sinh viên sống ở lưu xá với gia đình mình như thế nào?
10
7. Giả thuyết nghiên cứu
• Các kênh giao tiếp trong cộng đồng giáo dân đã giúp sinh viên có được thông
tin về các lưu xá và những người phụ trách.
• Điều kiện sống trong các lưu xá đáp ứng được phần lớn nhu cầu về một chỗ ở
tốt cho sinh viên ngoại tỉnh (xa quê).

• Quan hệ xã hội giữa sinh viên với nhau, sinh viên với gia đình và sinh viên
với người phụ trách lưu xá luôn thân thiện, tích cực và có trách nhiệm.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp chung
Để thu thập thông tin, tác giả sử dụng phương pháp định lượng (dùng
bảng hỏi đối với sinh viên được chọn trong mẫu nghiên cứu) kết hợp với
phương pháp định tính (phỏng vấn sâu phụ huynh, sinh viên, ban quản trị lưu
xá, cựu sinh viên…) và phân tích các tư liệu sẵn có như: lịch sử hình thành,
nội quy…
8.2 Phương pháp chọn mẫu
• Khảo sát toàn bộ số sinh viên trong bốn lưu xá (232 sinh viên).
• Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện để phỏng vấn sâu: 4 phụ trách lưu xá, 8 em
trưởng phó lưu xá, 10 phụ huynh, 4 cựu sinh viên.
8.3 Phương pháp xử lý thông tin
• Với thông tin định lượng: Xử lý số liệu của bảng hỏi định lượng bằng phần
mềm SPSS for Windows.
• Với thông tin định tính: Xử lý bằng cách phân tích, tống hợp các thông tin thu
được để làm rõ hơn nữa các kết quả rút ra từ số liệu định lượng.
11
Dưới đây là mô tả cơ cấu mẫu nghiên cứu theo một số đặc điểm
nhân khẩu - xã hội của sinh viên (biến độc lập):
CƠ CẤU MẪU NGHIÊN CỨU
Các đặc điểm Số sinh viên (n) Tỷ lệ %
Tổng số 232 100,0
Giới tính
Nam 103 44,4
Nữ 129 55,6
Quê quán
Nông thôn 183 78,9
Thành thị 49 21,1

Tôn giáo
Công giáo 230 99,2
Phật giáo 1 0,4
Không 1 0,4
Loại hình trường
Công lập 196 84,5
Ngoài công lập 36 15,5
Mức sống
Khá giả 19 8,2
Đủ ăn 205 88,4
Nghèo 8 3,4
12
9. Khung phân tích
Các yếu tố nhân khẩu xã hội:
- Tuổi
- Giới tính
- Quê quán
- Tôn giáo
- Ngành học
- Loại hình trường
- Bậc đào tạo
- Hệ đào tạo
Lưu xá Thiên Chúa Giáo như một mô hình ký túc xá mới
Quan hệ giữa sinh viên sống ở lưu xá với gia đình:
- Thăm viếng
- Liên lạc
- Gặp gỡ
Sinh viên tại các lưu xá Thiên Chúa Giáo
Động cơ các bạn sinh viên chọn sống tại lưu xá:
- Cá nhân

- Gia đình
- Người khác
Ý kiến của các bạn sinh viên về cuộc sống tại lưu xá:
- Thời gian
- Không gian
- Học tập
- Sinh hoạt
Quan hệ giữa các bạn sinh viên với nhau trong lưu xá:
- Trao đổi, trò chuyện
- Vui chơi, cư xử
- Sinh hoạt chung
Quan hệ giữa các bạn sinh viên với người phụ trách lưu xá:
- Chia sẻ, trò chuyện
- Cảm nhận, lắng nghe
Mức sống gia đình:
- Khá giả
- Đủ ăn
- Nghèo
13
- Nghèo
14
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Các khái niệm cơ bản
• Ký túc xá:
Đôi khi còn được gọi là cư xá. Đó là những tòa nhà được xây dựng để
giải quyết nhu cầu về chỗ ở, cho các sinh viên của các trường Đại học, Cao
đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Những sinh viên ở ký túc xá (sinh viên nội
trú) thường là sinh viên xa nhà, xa quê… và có nguyện vọng được ở tại ký túc

xá.
Ký túc xá thường được thiết kế và xây dựng theo dạng nhà ở tập thể với
nhiều phòng và nhiều giường (hoặc giường tầng) trong một phòng, cùng với
hệ thống nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng, và các công trình tập thể khác.
Hầu hết các ký túc xá đều gần với khuôn viên của nhà trường, chi phí
vừa phải. Sự thuận tiện này là tiêu chuẩn chính trong sự lựa chọn nơi ở, đặc
biệt là đối với sinh viên năm đầu.
• Lưu xá:
Theo Từ điển chữ Nôm [19]
 Lưu:( ) có nghĩa là giữ lại, ở lại. Ví dụ như: lưu trú, lưu học sinh…
 Xá:( ) có nghĩa là nhà có mái. Ví dụ như: học xá (nhà trường). Vậy lưu
xá có thể hiểu đơn giản là nhà ở.
 Còn có một cụm từ khác, cũng hàm nghĩa chỉ nơi ở của sinh viên và cụm từ
này thường được dùng trong Thiên Chúa Giáo, đó là cụm từ “lưu học xá”. Ví
dụ như: Lưu học xá Đaminh, Lưu học xá Đức Mẹ Lên Trời… Theo chúng tôi,
từ “lưu xá” là một cách gọi tắt của cụm từ “lưu học xá”.
15
Như thế, trong nghiên cứu này, từ “lưu xá” được hiểu là nơi ăn ở, học
tập, sinh hoạt… do các Dòng tu Thiên Chúa Giáo lập ra để sinh viên xa
quê trọ học.
• Lưu xá Thiên Chúa Giáo:
Bài viết sau đây sẽ cho chúng ta sự hiểu biết khái quát về lưu xá Thiên
Chúa Giáo (còn gọi là lưu xá sinh viên Công Giáo):
Là mái nhà chung của nhiều nữ sinh viên nghèo, các lưu xá sinh viên
không chỉ giúp họ có chỗ ăn, nghỉ trong thời gian xa quê lên TP.HCM học
tập, mà còn là nơi giáo dục họ về nữ công gia chánh, lối sống tập thể
Lưu xá sinh viên Hòa Hưng (quận 10), Nam Hòa (quận Tân Bình),
Thiên Phước (quận 3) đã trở thành những cái tên thân quen đối với các
sinh viên nghèo ở tỉnh lên TP.HCM học tập. Cùng sống chung trong một
ngôi nhà lớn, dưới sự hướng dẫn của các linh mục, nữ tu , các sinh viên

sống trong lưu xá trở thành những con người có ý thức học tập, rèn luyện
và trách nhiệm đối với xã hội, gia đình, thầy cô
Trưởng thành hơn khi biết sống tập thể
Lưu xá khác với những khu vực ở trọ, ký túc xá ở chỗ nơi đây có kỷ
luật nghiêm hơn hẳn. Tất cả sinh viên phải tuân theo lịch sinh hoạt, làm
việc tập thể, chỉ việc học là riêng. Chi phí cho một sinh viên sống trong
lưu xá khoảng 430.000 đồng/tháng. Sinh viên tự túc, thay phiên nhau nấu
ăn. Thứ bảy hằng tuần, tập trung tổng vệ sinh nhà cửa, vừa làm vừa nghe
nhạc trong bầu không khí nhộn nhịp như một cách thư giãn cuối tuần.
Một tháng, các phòng trong lưu xá có một buổi họp phòng, chọn trưởng
phó phòng và giao công tác cho người mới. Ai có gì không hay, không
bằng lòng, có thể nói cho cả phòng biết để góp ý, sửa lỗi cho nhau, từ đó
hiểu, thông cảm và yêu thương nhau hơn.
16
Sinh viên Đỗ Thị Hồng Hạnh, khoa xã hội học Đại học Mở TP.HCM,
hiện đang sống tại lưu xá Hòa Hưng (104B Tô Hiến Thành, phường 15,
quận 10 – TP.HCM), cho biết sống trong môi trường này rất tốt cho sinh
viên khi mới chập chững vào đời. “Nếu tụi mình không giúp nhau được
thì Soeur (nữ tu) hướng dẫn sẽ giúp. Dần dần mọi người vượt qua được
khoảng cách để sống vui vẻ, hòa thuận. Hằng năm, tụi mình được đổi
phòng để tiếp tục sống trong môi trường, bạn bè mới. Lúc đầu không
thích nhưng sau mới hiểu ra được rằng tiếp xúc với nhiều người, va chạm
nhiều tính cách khác nhau sẽ học hỏi được nhiều điều mới nơi họ. Qua
các hoạt động lưu xá tổ chức, tụi mình nhận được rất nhiều kiến thức và
những kỷ niệm đẹp, biết cách sống tập thể, mạnh dạn hơn trước đám
đông ”.
Hạnh phúc khi biết dừng đúng mức
Trước cửa các lưu xá có bảng lịch giờ đi học, giờ về Ai muốn đi
đâu cũng phải báo. Đúng 21 giờ 30 mọi người đều phải đi ngủ, trừ khi
bài vở nhiều có thể thức khuya. Không có chuyện sinh viên đi chơi qua

đêm. Họ đều phải học tập, sinh hoạt theo lịch, thời gian được sắp sẵn.
Nhưng hầu hết các sinh viên sống ở đây đều thoải mái với cuộc sống
tưởng chừng như gò bó, mất tự do Điều trước tiên là họ được an toàn
và gia đình an tâm. Những luật lệ của lưu xá không có gì khắt khe mà
hoàn toàn đúng để giáo dục một con người. Nghiêm khắc với chính bản
thân sẽ giúp mình trưởng thành, không bị lôi kéo bởi những tiêu cực của
xã hội.
“Yêu có kế hoạch” là câu nói vui của các sinh viên ở đây và được họ
“áp dụng” trong tình yêu của mình. Được sự giáo dục của các Linh mục,
Soeur, sinh viên rất ý thức trong chuyện tình cảm. Theo họ, yêu nhau
không phải cứ sát cánh bên nhau mà việc học mới là chính, tất nhiên còn
17
nhiều quan hệ khác. Các cặp đôi một tuần chỉ gặp nhau một hoặc hai lần.
Họ không ngại khi dẫn bạn trai đến lưu xá “ra mắt” mọi người rồi cùng
“bình luận”, góp ý và khi ai đó gặp trở ngại trong chuyện tình cảm sẽ
được tập thể tư vấn giải quyết.
Sinh viên lưu xá ăn mặc giản dị, không đua đòi. Đa số sinh viên cho
biết, họ không cảm thấy bị lạc lõng khi tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa
và hạnh phúc khi mình biết dừng lại đúng mức với hoàn cảnh của mình.
Để cuộc sống có ý nghĩa
Trước giờ ngủ, họ cùng nhau suy ngẫm điều gì đó: Một câu chuyện,
một ý tưởng trong sách, một bài báo, một đoạn băng để hiểu cuộc sống
hơn. Soeur Vũ Minh Phương phụ trách lưu xá Hòa Hưng cho biết:
“Chúng tôi muốn dành hết khả năng của mình giáo dục cho các em phát
triển toàn diện, cả tri thức và nhân cách. Giới trẻ bây giờ năng động,
ham học hỏi, nhưng rất dễ sa ngã. Khi đam mê một điều gì đó, họ làm tới
cùng, mà có khi quên tất cả. Vì thế để đạt được cuộc sống ý nghĩa, có giá
trị, con người phải đối diện và vượt qua những khó khăn. Chúng tôi muốn
giáo dục các sinh viên có lối sống tích cực, lành mạnh, có mục đích
phương hướng cũng như có kỹ năng sống tốt trong xã hội hiện đại hôm

nay”. [20]
• Sinh viên xa quê (sống trong các lưu xá)
Bao gồm những sinh viên mà gia đình các em không cư trú tại Thành
phố Hồ Chí Minh, nhưng ở các tỉnh, thành khác như Tây Ninh, Bình Dương,
Đồng Nai, Biên Hòa, Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Lạt, Bình Thuận, Bình
Định…
• Thái độ [21]
18
Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con
người hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế nào về một
điều nào đó.
Ví dụ, khi tôi nói: “Tôi thích công việc này”, tôi đang biểu lộ thái độ về
công việc.
Thái độ không giống giá trị nhưng cả hai có mối liên quan. Mối liên
quan này được thể hiện thông qua 3 thành phần của thái độ:
 Thành phần nhận thức bao gồm ý kiến hoặc niềm tin về thái độ.
Ví dụ: Mọi người đều tin rằng “phân biệt đối xử là hành động sai trái”.
Tôi cũng đồng ý với ý kiến này, điều đó thể hiện nhận thức về thái độ.
 Thành phần ảnh hưởng là cảm nhận hay cảm xúc của thái độ.
Ví dụ câu phát biểu: “Tôi không thích T., vì anh ta có thái độ phân
biệt đối xử với phụ nữ”, câu này cho chúng ta thấy cảm xúc của người phát
biểu về sự phân biệt đối xử.
 Thành phần hành vi là chủ ý cư xử theo một cách nào đó với một người hay
một việc gì đó.
Ví dụ: Tôi thường tránh gặp anh T. bởi hành vi phân biệt đối xử với
phụ nữ của anh ta.
Như vậy, thái độ cụ thể hơn giá trị, và bất cứ thái độ nào cũng liên quan
đến một số giá trị nào đó. Nếu như giá trị có tính ổn định cao thì thái độ lại ít
ổn định hơn.
Ví dụ: Các thông điệp quảng cáo cho ta thấy rõ nhất sự cố gắng của các

nhà sản xuất để thay đổi thái độ của người xem đối với sản phẩm hay dịch vụ
của mình.
Nói tóm lại, Thái độ là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính trọn
vẹn của ý thức, quy định tính sẵn sàng hành động của con người đối với
đối tượng theo một hướng nhất định, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua
19
hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói của người đó trong những tình huống,
điều kiện cụ thể.
• Đánh giá [22]
Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng
về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ, sự
phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét
so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập.
Trong nghiên cứu này, đánh giá được hiểu là điều tra, xem xét, xác
định chất lượng của các lưu xá Thiên Chúa Giáo trên cơ sở thu thập thông
tin một cách có hệ thống, nhằm hỗ trợ cho việc phân tích, tổng hợp và rút
ra bài học kinh nghiệm.
1.2 Các cách tiếp cận sử dụng trong nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng
Những người tiên phong trong mô hình lý thuyết này là H.Spencer và
É.Durkheim. Durkheim cho rằng mỗi yếu tố của xã hội giữ vai trò của một bộ
phận trong việc giúp xã hội tồn tại.
Mô hình lý thuyết này quan niệm xã hội là một hệ thống có nhiều bộ
phận khác nhau, chúng liên kết với nhau nhằm đưa đến cố kết xã hội và ổn
định xã hội. Mô hình lý thuyết này dựa trên hai tiền đề:
Trước hết, nó giả định xã hội bao gồm những cơ cấu xã hội, thường
được định nghĩa như là những khuôn mẫu hành vi khá ổn định. Những cơ cấu
xã hội quan trọng nhất là những bộ phận chính yếu của xã hội, đó là gia đình,
hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế và những định chế văn hóa như: giải trí,
nghệ thuật, tôn giáo…

Thứ đến, mỗi yếu tố của cơ cấu xã hội phải được hiểu dưới góc độ chức
năng xã hội, xét như là các kết quả của sự vận hành xã hội với tính cách là
một toàn thể. Như vậy mỗi bộ phận xã hội có một hay nhiều chức năng để xã
hội tồn tại.
20
Talcott Parsons (1902-1979), một nhà xã hội học của Đại học Harvard,
là nhân vật chủ chốt trong việc triển khai học thuyết duy chức năng. Parsons
đã chịu ảnh hưởng rất lớn của Émile Durkheim, Max Weber và các nhà xã hội
học châu Âu khác. Trong suốt bốn thập niên, luận thuyết chức năng Parsons
đã ngự trị trong xã hội học tại Mỹ. Ông xem bất kỳ xã hội nào cũng đều là
một mạng lưới khổng lồ bao gồm các bộ phận kết nối với nhau, bộ phận nào
cũng đều trợ giúp để giữ gìn hệ thống với tư cách một toàn thể. Cách tiếp cận
duy chức năng chủ trương rằng nếu một khía cạnh của đời sống xã hội mà
không đóng góp cho sự ổn định hay tồn sinh của xã hội thì nó sẽ không được
kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. [23]
Lưu xá Thiên Chúa Giáo xuất hiện như một loại hình ký túc xá mới
dành cho các sinh viên xa quê muốn tìm một môi trường lành mạnh và thuận
tiện cho việc học tập sau những giờ ở trường. Và cứ mỗi đầu năm học mới,
các lưu xá mới lại xuất hiện cùng với các lưu xá cũ nhưng quy mô tổ chức,
huấn luyện ngày càng chặt chẽ hơn cũng vẫn với mục đích là tạo mọi điều
kiện cho các tân sinh viên xa quê nhanh chóng ổn định để bước vào năm học
mới.
Ngoài những sinh hoạt chung như: ăn học, nghỉ ngơi… lưu xá không
ngừng kiến tạo những sân chơi, các hoạt động ngoại khóa… để khơi lên một
tinh thần hưng phấn, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học tập,
đồng thời thúc đẩy các bạn sinh viên tham gia vào đời sống chung, đón nhận
nhau, xem nhau như người một nhà, chia sẻ vui buồn trong huynh đệ, yêu
thương…
Một thực tế như thế, giúp chúng ta tạm kết luận rằng: Lưu xá Thiên
Chúa Giáo hoàn thành những chức năng mà xã hội cần thiết. Nói khác đi, lưu

xá Thiên Chúa Giáo là một hiện tượng chính đáng của xã hội.
21
Vẫn trong xu hướng nghiên cứu chức năng luận, có một lối tiếp cận
thường được gọi là lối tiếp cận sử dụng và hài lòng (uses and gratifications)
mà một trong những tác giả đầu tiên áp dụng là Malcom Wiley.
Thay vì hỏi: “Lưu xá đã làm gì cho phụ huynh và sinh viên xa quê ?”
Thì lối tiếp cận này đặt câu hỏi ngược lại: “Phụ huynh và sinh viên xa quê cần
gì nơi các lưu xá Thiên Chúa Giáo?” Điều này có nghĩa là các lưu xá chỉ tác
động trong chừng mực mà người nhận thực sự tiếp nhận, và do đó, cần khảo
sát xem phụ huynh và sinh viên xa quê chờ đợi gì, đòi hỏi gì nơi các lưu xá và
các lưu xá này có thể đáp ứng được những nhu cầu, đòi hỏi nào của họ.
Thêm một lối tiếp cận khác cho mô hình lý thuyết này là tác giả R.L.
Merton, học trò của T. Parsons, ông bổ túc thêm, bất cứ một bộ phận nào
trong xã hội cũng có hơn một chức năng và trong các chức năng đó, có những
chức năng dễ được nhận ra hơn những chức năng khác,như phân loại sau đây:
Chức năng công khai là chức năng mà mọi thành viên trong xã hội đều
biết, trong khi chức năng tiềm ẩn là những chức năng không thấy rõ, không
được nhận biết. Lưu xá Thiên Chúa Giáo là phương tiện để đáp ứng nhu cầu
tá túc của sinh viên xa quê, đó là chức năng công khai và chức năng tiềm ẩn
của lưu xá là phòng ngừa những vấn đề tiêu cực của xã hội có thể xảy ra với
các bạn sinh viên như: ăn chơi, hút chích, đua đòi…
1.2.2 Lý thuyết tâm lý học về động cơ
Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) đã phát triển
một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là “lý thuyết về thang bậc
nhu cầu” của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của
con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ
cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa
mãn trước. [24]
22

Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các
nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc: [25]
- Nhu cầu cơ bản (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
• Nhu cầu cơ bản (basic needs)
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu
cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người
như: ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con
người thoải mái… đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con
người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp
vào bậc thấp nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện
trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản
này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản
này chưa đạt được.
Sự ra đời của các lưu xá Thiên Chúa Giáo cũng cho thấy việc đáp ứng
các nhu cầu cơ bản cần phải được ưu tiên thực hiện, khi sinh viên xa quê về
học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
• Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs)
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu
này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp
theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu
cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người
mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu
cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy
23
khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ… Trẻ con thường

hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, muốn
được vỗ về.
Đa phần sinh viên xa quê tìm đến các lưu xá Thiên Chúa Giáo là do
nhu cầu này, họ cần một sự an toàn về mặt thể lý cũng như tinh thần.
• Nhu cầu về xã hội (social needs)
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ
phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình
thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc
tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào
đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm…
Các hoạt động ngoại khóa nói chung tại các lưu xá Thiên Chúa Giáo tổ
chức cho sinh viên, cũng không ngoài việc đáp ứng nhu cầu nói trên.
• Nhu cầu về sự tôn trọng bản thân (esteem needs)
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó
thể hiện hai cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua
các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân,
danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân. Sự
đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho người trẻ học tập tích cực
hơn, trưởng thành hơn và cảm thấy tự do hơn.
• Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho
nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở
mức độ cao nhất. “Thể hiện mình” không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe
lẹt, hút thuốc phì phèo Nhưng Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-
actualization as a person's need to be and do that which the person was
‘born to do’” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình,
được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”).
24
Môi trường lưu xá Thiên Chúa Giáo đáp ứng những nhu cầu của cá
nhân: chỗ ăn, chỗ ở thuận tiện, an toàn… và đó là điều mà phụ huynh và các

bạn sinh viên rất mong muốn.
Lưu xá Thiên Chúa còn nhằm đào tạo nên những sinh viên có nhân bản,
có tư cách, đạo đức, giúp họ khẳng định vai trò, vị trí của mình trong công
việc cũng như trong các mối quan hệ xã hội…
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
 Thành phố Hồ Chí Minh
So với các tỉnh thành khác trong cả nước, Thành phố Hồ Chí
Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn
hóa, giáo dục quan trọng.
Trên địa bàn thành phố hiện có hơn 80 trường Đại học, Cao đẳng.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (với 6 trường đại học thành viên)
và nhiều đại học lớn khác như Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Đại học
Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Kinh tế, Đại học Sư phạm, Đại học Mở,
Đại học Tài chính - Marketing… đều là các Đại học quan trọng của Việt Nam.
Trong số sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng của thành
phố, 40% đến từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. [26]
 Mạng lưới các lưu xá Thiên Chúa Giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh
Với những điều kiện thuận lợi nêu trên, Thành phố Hồ Chí Minh đã
trở thành nơi mà nhiều sinh viên trong nước về đây học tập, từ các ngành
khoa học xã hội, khoa hoc tự nhiên, kinh tế, chính trị, pháp luật… đến các
chuyên ngành về kỹ thuật, nghệ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, thời trang…
Trong bối cảnh đó, các lưu xá sinh viên Thiên Chúa Giáo lần lượt ra
đời để giúp các sinh viên ngoại thành có môi trường ăn ở, nghỉ ngơi, sinh
hoạt, học tập, vui chơi, trau dồi đạo đức, rèn luyện văn-thể-mỹ… sau những
giờ lên lớp chính thức.
25

×