Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu bài thuốc chữa huyết khối tĩnh mạch chi về thực vật, hóa học và thăm dò tác dụng in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 68 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




PHẠM THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU BÀI THUỐC
CHỮA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH CHI
VỀ THỰC VẬT, HÓA HỌC
VÀ THĂM DÒ TÁC DỤNG IN VITRO



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




Hà nội - 2013


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




PHẠM THỊ NHUNG




NGHIÊN CỨU BÀI THUỐC
CHỮA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH CHI
VỀ THỰC VẬT, HÓA HỌC
VÀ THĂM DÒ TÁC DỤNG IN VITRO



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ



Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Hoàng Tuấn
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu
Trường Đại học Dược Hà Nội



Hà Nội - 2013



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất
nhiều sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến TS. Nguyễn

Thu Hằng và TS. Nguyễn Hoàng Tuấn hai thầy cô đã tận tình hướng dẫn và
động viên tôi giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên bộ
môn Dược liệu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện
khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trường Đại học
Dược Hà Nội đã dạy bảo, dìu dắt tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Lời cảm ơn cuối cùng tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè những người luôn
quan tâm, động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi hoàn thành
khóa luận này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Nhung










MỤC LỤC

Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN Error! Bookmark not defined.
1.1. Bài thuốc chữa huyết khối tĩnh mạch chiError! Bookmark not defined.
1.2. Cây cau Error! Bookmark not defined.
1.3. Cây dừa Error! Bookmark not defined.
1.4. Cây chuối Error! Bookmark not defined.
1.5. Giới thiệu chung về quá trình đông máu và bệnh huyết khối tĩnh
mạch chi Error! Bookmark not defined.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark no
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Nguyên liệu Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hóa chất, dụng cụ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Thiết bị nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.2. Nội dung nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học Error! Bookmark not defined.
2.2.3.Thăm dò ảnh hưởng in vitro của bài thuốc trên quá trình đông
máu……………………………………………………………………19
2.2.4. Thăm dò ảnh hưởng in vitro của bài thuốc trên sự ngưng tập tiểu
cầu Error! Bookmark not defined.
2.3. Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Xác định tên khoa học Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Nghiên cứu về hóa học 20
2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng in vitro của bài thuốc trên quá trình đông
máu Error! Bookmark not defined.



2.3.5. Đánh giá ảnh hưởng in vitro của bài thuốc trên sự ngưng tập tiểu
cầu 20

Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬNError! Bookmark not defi
3.1. Xác định tên khoa học và nghiên cứu đặc điểm vi học của mẫu
nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Cau Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Dừa 27
3.1.3. Chuối 32
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học 38
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng in vitro của bài thuốc trên quá trình đông
máu và trên sự ngưng tập tiểu cầu 45
3.4. Bàn luận 51
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 54
4.1. Kết luận 54
4.2. Đề xuất 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

APTT Thời gian Cephlin – kaolin
dd dung dịch
GS. Giáo sư
IC

Nồng độ ức chế tổi thiểu
INCIMEDI Nghiên cứu tầm soát huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
không triệu chứng
NXB. Nhà xuất bản
pp. page
PT Thời gian Quick

tr. Trang
TT Thời gian thrombin



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Một số loài thuộc chi Musa ở Việt Nam
Bảng 2: Các yếu tố đông máu.
Bảng 3: Kết quả định tính các nhóm chất trong 3 dược liệu của bài
thuốc bằng phản ứng hóa học
Bảng 4: Kết quả định tính các nhóm chất của bài thuốc bằng phản ứng
hóa học
Bảng 5: Thành phần các mẫu trong quy trình thử nghiệm đánh giá ảnh
hưởng của bài thuốc trên quá trình đông máu
Bảng 6: Kết quả đánh giá ảnh hưởng in vitro của bài thuốc trên các
thời gian PT, APTT, TT
Bảng 7: Thành phần các mẫu trong quy trình thử nghiệm đánh giá ảnh
hưởng của bài thuốc trên sự ngưng tập tiểu cầu
Bảng 8: Kết quả đánh giá ảnh hưởng in vitro của bài thuốc trên sự
ngưng tập tiểu cầu



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1. Sơ đồ quá trình đông máu với 2 con đường nội sinh và ngoại
sinh
Hình 1.1. Ảnh chụp cây cau tại thực địa
Hình 1.2. Ảnh chụp các đặc điểm cây cau.

Hình 1.3. Ảnh chụp dược liệu rễ cau
Hình 1.4. Ảnh chụp vi phẫu rễ cau dưới kính hiển vi
Hình 1.5. Ảnh chụp đặc điểm bột rễ cau dưới kính hiển vi
Hình 2.1. Ảnh chụp cây dừa
Hình 2.2. Ảnh chụp dược liệu rễ dừa
Hình 2.3. Ảnh chụp vi phẫu rễ dừa duới kính hiển vi
Hình 2.4. Ảnh chụp đặc điểm bột rễ dừa dưới kính hiển vi
Hình 3.1. Ảnh chụp cây chuối tiêu tại thực địa
Hình 3.2. Ảnh chụp các đặc điểm của cây chuối tiêu
Hình 3.3. Ảnh chụp dược liệu rễ chuối tiêu
Hình 3.4. Ảnh chụp vi phẫu rễ chuối tiêu dưới kính hiển vi
Hình 3.5. Ảnh chụp đặc điểm bột rễ chuối tiêu dưới kính hiển vi










1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Huyết khối tĩnh mạch là tắc nghẽn một hay nhiều đoạn tĩnh mạch nông
hoặc sâu do cục máu đông cấu tạo bởi fibrin và huyết cầu. Huyết khối tĩnh
mạch có thể gặp ở nhiều nơi nhưng hay gặp nhất là ở chi dưới [6].
Huyết khối ở chi dưới có thể theo máu đến phổi gây tắc động mạch phổi
- gọi là thuyên tắc phổi, là một bệnh lý nặng nề, có thể dẫn đến tử vong đột

ngột. 80% huyết khối tĩnh mạch sâu không có triệu chứng cho đến khi xảy ra
biến chứng nghiêm trọng là thuyên tắc phổi. Nếu bệnh nhân không gặp biến
chứng thuyên tắc phổi thì có đến 20-50% sau này bị hội chứng hậu huyết khối
với biểu hiện loét, đau nhức và giới hạn vận động chi dưới [15].
Theo các thông tin được đưa ra trong '' Hưng dn chn đon, điu tr v
d phng Thuyên tc - huyt khi tnh mch '' của Hội tim mạch Việt Nam
năm 2011, ở Mỹ mỗi năm có khoảng 600.000 ca mới mắc thuyên tắc huyết
khối tĩnh mạch và dự đoán có khoảng 180.000 trường hợp tử vong do biến
chứng thuyên tắc phổi của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu [19], [35]. Nghiên
cứu INCIMEDI là nghiên cứu tầm soát huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
không triệu chứng tại Việt Nam trên bệnh nhân nội khoa nhập viện bằng siêu
âm Doppler do GS. Đặng Vạn Phước, GS. Phạm Gia Khải và GS. Nguyễn
Lân Việt cùng cộng sự thực hiện tại các bệnh viện lớn ở phía Nam và Bắc cho
thấy có 22% bệnh nhân được phát hiện có huyết khối tĩnh mạch sâu bằng siêu
âm Doppler, mặc dù không có triệu chứng gì . Kết quả này đã chứng minh
rằng tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu không hiếm gặp ở nước ta [15].
Thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch chi là
heparin và các thuốc chống đông đường uống, nhưng nhược điểm của các
thuốc này là có thể gây tai biến chảy máu [4]. Một xu hướng khác điều trị
huyết khối tĩnh mạch chi là sử dụng các thuốc từ dược liệu. Trong số các bài


2
thuốc dân gian chữa bệnh huyết khối tĩnh mạch chi thì bài thuốc gồm rễ cau,
rễ dừa, rễ chuối đã được nhân dân ở Hưng Yên sử dụng cho hiệu quả tương
đối tốt. Ở nước ta, cây cau, cây dừa, cây chuối được trồng phổ biến ở nhiều
nơi, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trong y học. Với mong muốn kế
thừa và tiếp tục phát huy bài thuốc dân gian ở Hưng Yên, chúng tôi tiến hành
đề tài “ Nghiên cứu bài thuốc chữa huyết khối tĩnh mạch chi về thực vật, hóa
học và thăm dò tác dụng in vitro.” với các mục tiêu sau:

1- Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đặc điểm vi học của 3 dược liệu
trong bài thuốc.
2- Định tính thành phần hóa học của 3 dược liệu và của bài thuốc.
3- Thăm dò một số tác dụng in vitro của bài thuốc.


















3

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Bài thuốc chữa huyết khối tĩnh mạch chi
Bài thuốc được nhân dân ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên sử dụng
gồm 3 vị dược liệu rễ cau nổi, rễ dừa nổi, rễ chuối tiêu. Các loại rễ này khi
còn tươi đều rất giòn, dễ dàng bẻ được bằng tay. Dược liệu thu về được rửa

sạch, để ráo, cắt thành từng đoạn 2 cm, lấy 9 đoạn mỗi loại, đem giã nát, cho
vào hãm trong một phích nước nóng hoặc có thể cho vào ấm đun sôi, uống
thay nước trong ngày. Người bệnh uống liên tục trong 1 tuần, sau đó nghỉ 1
tuần tiếp theo, rồi uống tiếp 1 tuần thì dừng thuốc.
1.2. Cây cau
1.2.1. Về thực vật
-Tên khoa học: Areca catechu L., họ Cau (Arecaceae) [16], [41].
-Tên khác: tân lang, binh lang, may làng (Tày), pơ lang (K’ Ho) [16].
-Tên nước ngoài: Areca-nut palm, betel – nut palm, areca palm, catechu
palm (Anh), aréquier, noxi d’arec (Pháp) [16].
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật loài Areca catechu L.
Thân đơn độc, mọc đứng, cao đến 20 m, đường kính 10- 20 cm, màu
xám, có nhiều vòng đốt thấy rõ. Lá có bẹ hơi phồng lên, ôm lấy thân, dài tới
1m; cuống lá dài không quá 5 cm; gân chính dài đến 2 m; mỗi bên gân chính
mang 20-30 lá chét xếp đều đặn dạng lông chim, dựng thẳng đứng; trung bình
lá chét dài 30- 60 cm, phần giữa lá rộng 3-7 cm. Cụm hoa là một bông mo,
phân nhánh; có nhiều nhánh hoa nhỏ, ngoằn ngoèo, màu vàng lục; hoa đực
đơn độc, xếp xen kẽ thành 2 hàng trên một nhánh hoa, nhỏ, rất thơm gồm 3 lá


4
đài, ba cánh màu trắng, 6 nhị [16]; hoa cái to hơn, mọc ở gốc của nhánh hoa,
to hơn đực, bao hoa không phân hóa, bầu trên 3 ô [16]. Quả màu vàng, vàng
cam, hoặc màu đỏ, hình trứng, kích thước 8 x 6 cm [16], [41].
1.2.1.2. Phân bố
Trên thế giới: Cau có nguồn gốc từ Malaysia [41], hiện nay được trồng nhiều
nhất ở các nước nhiệt đới ở châu Á, Đông Phi và đảo Thái Bình Dương [37].
Tại Việt Nam: Cau là cây trồng lâu đời và quen thuộc ở Việt Nam. Cây
được trồng ở khắp nơi nhất là vùng trung du và đồng bằng. Các tỉnh phía nam
trồng nhiều cau hơn các tỉnh phía bắc [16].

1.2.2. Về hóa học
Thành phần hóa học của rễ cau gồm alcaloid, triterpen, đường và nhiều
hợp chất dễ bay hơi là ester của các acid hữu cơ [9], [13], [14].
Từ dịch chiết rễ cau thu tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, một số
hợp chất đã được xác định cấu trúc bao gồm : 2 alcaloid là lamotrigine, 2-
methyl-4-phenylquinoline, một số ester như tetradecanoic acid, 2-hydroxy-1-
(hydroxymethyl) ethyl ester, hexanedioic acid, bis(2-ethylhexyl) ester, 9-
Octadecenoic acid (Z)-, methyl ester, I-(+)-ascorbic acid 2,6-dihexadecanoat,
1,2-benzenedicarboxylic acid, butyl 2-ethylhexyl ester [9].
Tác giả Lê Thanh Phước và Bành Nguyễn Anh Hào đã phân lập được 2
triterpen là lupeol, lupeol acetat và đường α,α-D-trehalose từ các phân đoạn
dịch chiết Ether dầu hỏa và Ethyl acetat của rễ cau trồng tại huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ [13], [14].
1.2.3. Tác dụng sinh học
Nghiên cứu về tác dụng chống oxi hóa của dịch chiết methanol rễ cau, sử
dụng chất chuẩn đối chiếu là trolox có IC
50
=10,14385 µg. Kết quả cho thấy
dịch chiết methanol rễ cau có tác dụng chống oxi hóa với IC
50
=21.1417 µg,


5
khả năng chống oxi hóa tương ứng với chất chuẩn trolox là 0,5998, nếu coi
khả năng chống oxi hóa của trolox là 1, độ tin cậy của kết quả thử nghiệm là
p< 0,01 [38].
1.2.4. Công dụng
Quả cau chia thành từng miếng nhỏ được, nhai cùng với lá trầu không
như một chất kích thích. Theo tài liệu [19] có tới 5% dân số thế giới có thói

quen nhai trầu cau. Việc sử dụng trầu cau trong các nghi lễ truyền thống là nét
văn hóa của nhiều quốc gia châu Á và Thái Bình Dương [37].
Vỏ quả (đại phúc bì) có vị cay, tính hơi ôn, quy 5 kinh tỳ, phế, vị, tiểu
tràng, đại tràng, có tác dụng khoan trung, hành thủy, tiêu thũng. Đại phúc bì
dùng chữa thấp trệ, khí trệ, phù toàn thân, bụng đầy trướng, đại tiện không
thông, tiểu tiện khó khăn. Liều 6-9 g sắc uống cùng các vị thuốc khác [16].
Hạt cau (binh lang) có vị đắng, chát, tính ôn, quy kinh tỳ, vị, đại tràng,
có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi thủy. Hạt cau thường dùng làm
thuốc trị bệnh giun sán cho gia súc, gia cầm như dùng liều 4-10 g để diệt sán
ở chó. Đối với người, hạt cau phối hợp với hạt bí ngô làm thuốc diệt gián
[16], [12]. Làm thuốc giúp sự tiêu hóa, chữa viêm ruột, lỵ, liều 0,5-4 g hạt cau
khô [12].
Rễ cau nổi có tác dụng bổ dương, phối hợp với các dược liệu khác để
chữa thận hư, liệt dương, đái dắt, hen suyễn, chữa phù thũng [40].
1.3. Cây dừa
1.3.1. Về thực vật
-Tên khoa học: Cocos nucifera L., họ Cau (Arecaceae) [41].
-Tên đồng nghĩa: Cocos indica Royle; C. nana Griffith.
-Tên nước ngoài: coconut palm, coconut tree, cocopalm (Anh), cocotier


6
(Pháp) [16].
1.3.1.1. Đặc điểm thực vật loài Cocos nucifera L.
Cây thân trụ, thẳng đứng, cao đến 20 m, đường kính 30 cm hoặc hơn.
Thân nhẵn, không phân nhánh, có nhiều vết sẹo do bẹ lá rụng. Lá to dạng
lông chim, mọc tập trung ở ngọn thân, bẹ dày, có đến 100 lá chét ở mỗi bên
gân chính, lá chét hẹp dài, nhẵn bóng, xếp thành 2 dãy đều đặn, xòe rộng trên
cùng một mặt phẳng. Cụm hoa bông mo, mọc ở kẽ lá, hoa đơn tính, hoa đực ở
trên, có 6 mảnh xếp thành hai vòng, 6 nhị; hoa cái ở dưới có bao hoa giống

hoa đực, 3 lá noãn dính nhau. Quả màu xanh lục đến nâu đỏ, hình trừng, đôi
khi có hình cầu, kích thước 30
20 cm, vỏ quả ngoài nhẵn, màu lục bóng, vỏ
quả giữa có nhiều sợi (gọi là xơ) và vỏ quả trong cứng rắn (sọ dừa) có 3 lỗ ở
phía gốc, trong chứa nước; hạt có nội nhũ đặc dần lại thành cùi màu trắng (cùi
dừa) [16], [41].
1.3.1.2. Phân bố
Trên thế giới: Dừa có nguồn gốc ở đảo Andaman (Vịnh Bengal Ấn Độ)
[16], được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới, vùng trồng nhiều dừa nhất
của thế giới là một số nước Nam Á, Đông Nam Á: Srilanca, Malaysia,
Philippin, Ấn Độ và một số đảo ở Nam Thái Bình Dương [12] ,[16], [21].
Tại Việt Nam: Dừa là cây trồng quen thuộc nhất là từ Thanh Hóa trở
vào. Các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre, Đồng Tháp, Kiên
Giang, Long An …là những tỉnh có diện tích trồng dừa lớn [12], [16].
1.3.2. Về hóa học
Dịch chiết nước rễ dừa có chứa flavonoid, glycosid, carbohydrat, tanin
và saponin [27].
1.3.3. Tác dụng sinh học
1.3.3.1.Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm


7
Thử tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của dịch chiết dichloromethan -
methanol 70
0
(1:1) rễ dừa ở các nồng độ 10, 30, 50, 100 µg/ml. Kết quả cho
thấy rễ dừa có tác dụng ức chế các vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus
aureus, Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa và nấm Candida
albicans, Candida tropicalis, Aspergillus niger. Trong đó, tác dụng trên vi
khuẩn gram dương mạnh hơn trên gram âm, tác dụng kháng nấm, kháng

khuẩn của dịch chiết rễ dừa yếu hơn chất chuẩn Cephalexin nồng độ 30
µg/đĩa thạch và Fluconazol nồng độ 10 µg/đĩa thạch [33].
1.3.3.2. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương
Dịch chiết ethanol của rễ dừa có tác dụng kéo dài đáng kể thời gian ngủ
gây ra bởi các thuốc phentobarbital natri, diazepam, và meprobamat trên
chuột một cách phụ thuộc vào liều. Dịch chiết ethanol của rễ dừa làm giảm
tác dụng gây đau của dung dịch axit axetic 1,2% ở chuột. Đồng thời làm tăng tác
dụng giảm đau của morphin và pethidin trên chuột. Tiền xử lý với dịch chiết
ethanol của rễ dừa chống được tác dụng gây co giật bởi pentylenetetrazol. Các
nghiên cứu hành vi trên chuột cho thấy tác dụng an dịu hệ thần kinh trung
ương của dịch chiết ethanol rễ dừa C. nucifera L. [33].
1.3.4. Công dụng
Nước dừa có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, lợi tiểu, giải
nhiệt, giải độc, cầm máu, nên được dùng để chữa sốt nóng, sởi, tiêu chảy, kiết
lỵ, đau dạ dày. Ngoài ra nước dừa lấy trong điều kiện vô khuẩn có thể thay
thế dung dịch truyền và để pha chế thuốc. Lên men nước dừa có thể cất được
một loại rượu ngon [12], [16], [21], [41].
Cùi dừa vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi
tiểu, dùng chữa đau vùng thượng vị hoặc ép lấy dầu dừa chữa bỏng, mụn nhọt
[16]. Cùi dừa còn dùng làm thức ăn, là nguyên liệu ép lấy dầu dừa [21], [41].


8
Rễ dừa chữa chứng chảy máu, kinh nguyệt không đều [16].
1.4. Cây chuối
1.4.1. Về thực vật
Chuối là các loài thuộc chi Musa, họ Chuối (Musaceae).
1.4.1. 1. Đặc điểm thực vật của chi Musa
Cây thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi, có thân rễ, có chồi. Thân còn lại
ngắn cho đến khi ra hoa. Thân giả do các bẹ lá úp chặt lên nhau tạo thành, ở

gốc hơi phồng lên. Lá lớn, cuống lá dài, ở phía gốc cuống lá phình ra tạo
thành bẹ, phiến lá hình chữ nhật. Cụm hoa là bông ở ngọn của thân khí sinh,
mọc thẳng, buông thõng xuống hoặc nằm ngang. Lá bắc màu xanh, nâu, tím
đậm, hiếm khi màu vàng, phẳng hoặc có nếp nhăn, cuộn lại hay xếp lợp lên
nhau khi hoa chưa nở, thường rụng sớm. Hoa xếp thành 1 hoặc 2 hàng dưới
mỗi lá bắc, rụng sớm; những hoa ở gần lá bắc là hoa cái (nhị hoa tiêu giảm)
hoặc hoa lưỡng tính, những hoa ở xa lá bắc là hoa đực (nhụy hoa tiêu giảm).
Đài 3, dính với 2 cánh hoa [16] thành hình ống, đỉnh có 5 răng, cánh hoa thứ
3 rời, nằm phía trong và đứng đối diện với các cánh khác. Nhị 5, chỉ nhị ngắn,
bao phấn dài, 2 ngăn. Quả dài, nạc, nhiều hạt (trừ một số dạng không có hạt).
Hạt hình cầu, đôi khi có hình hạt đậu [41].
Trên thế giới chi Musa có khoảng 30 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực
Đông Nam Á, ở Trung Quốc có 11 loài.Theo các tài liệu [10], [16], ở nước ta
có 10 loài thuộc chi Musa.


9
Một số loài thuộc chi Musa ở Việt Nam được tóm tắt ở bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Một số loài thuộc chi Musa ở Việt Nam
STT Tên khoa học Tên đồng nghĩa
Tên thường
gọi
Tài liệu tham
khảo
1
M. paradisiaca
L.
M. sapientum L.
Chuối tiêu,
chuối

[10],[11],[16]
, [41]
2
M. balbisiana
Colla.
M. brachycarpa
Back.;
M.lushanensis
J. L. Liu; M.
seminifer
Loureiro
Chuối hột,
chuối chát
[1],[10],[11],
[16], [41]
3 M. nana Lour.
Chuối già lùn,
chuối lùn
[1],[10],[11]
4
M. acuminata
Colla.

Chuối rừng,
chuối hoang
nhọn
[1],[10],[11]
5
M. cocinea
Andr.

M. uranoscopos
Loureiro.
Chuối rừng
hoa đỏ
[10],[16],[41]
6
M. textilis Née.

Chuối sợi
[10],[11],[41]
7 M. ornata Roxb.
Chuối cảnh
đỏ
[10],[11]
8
M. chilliocarpa
Back.

Chuối trăm
nải
[1],[11]
9
M. sanguine
Hook. f.

Chuối kiểng
đỏ
[11],[41]




10
1.4.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Musa paradisiaca L.
Tên đồng nghĩa: Musa paradisiaca subsp. sapientum (Linnaeus)
Kuntze; M. sapientum Linnaeus.
Thân giả, mọc thành bụi, có phủ phấn trắng, cao 3-7 m. Lá mọc thẳng
đứng hay xiên; cuống lá phủ phấn trắng, dài hơn 30 cm. Mặt trên phiến lá
màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh sáng hơn và có phấn trắng rõ, hình chữ
nhật, 1,5-3 m × 40-60 cm, gốc phiến lá hình tim đến hình trứng, đối xứng.
Cụm hoa rủ xuống, cuống hoa nhẵn không có lông. Lá bắc màu đỏ tía hay tím
đậm, hình trứng đến hình trứng mũi mác, dài 15-30 cm hoặc hơn, rụng sớm.
Có 2 hàng hoa dưới mỗi lá bắc, cánh hoa đực màu vàng đến vàng nhạt. Các
cánh hoa dính liền thành một bản, dài 4-6,5 cm; cánh rời hình tim đến hình
chữ nhật, trong mờ, đỉnh hình tim hoặc hình tròn. Buồng quả có 7-8 nải quả
mọng. Quả thẳng hoặc hơi cong, hình chữ nhật, dài 10 -20 cm, góc cạnh, thịt
quả ngọt, hoặc ngọt và chua, không phải là rất thơm; cuống dài. Hạt không có
hoặc ít. 2n = 33 [41].
Phân bố: Thường được trồng lấy quả, phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới, nhiều nhất ở vùng Nam Mỹ, Caribe, Đông Nam Á và Nam Phi [16],[41].
1.4.2. Về hóa học
Dịch chiết ethanol của rễ chuối M. paradisiaca L. có chứa glycosid,
steroid, flavonoid, saponin, đường khử và tanin [20].
1.4.3. Tác dụng sinh học
1.4.3.1.Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn
Nghiên cứu thử nghiệm tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết ethanol của
rễ chuối M. paradisica L. cho thấy phổ ức chế rộng, tác dụng cả vi khuẩn
gram dương B. megaterium, B. subtilis, S. aureus và gram âm
E. coli, P.
aeruginosa, S. dysenteriae, S. typhi,Vibrio cholerae và S. flexneri. Ở nồng độ
500 µg/đĩa thạch vùng ức chế có kích thước từ 10.53 ± 0.37 đến 12.42 ± 0.85



11
mm, trong khi chất đối chứng là Gentamycin ở nồng độ 30 µg/đĩa thạch có
kích thước vùng ức chế từ 23.55 ± 0.76 mm đến 27.10 ± 0.60 mm [20].
1.4.3.2. Tác dụng hạ đường huyết
Dịch chiết nước - methanol (40: 60) rễ chuối M. paradisiaca L. ở chuối
liều 80 mg/100g (trọng lượng cơ thể / ngày) được chứng minh là có tác dụng
hạ đường huyết trên chuột bị gây tăng đường huyết bởi streptozotocin. Lô
chuột mắc bệnh sau khi được uống dịch chiết rễ chuối thấy giảm đáng kể
nồng độ đường trong máu, giảm các enzyme chuyển hóa carbohydrat và
lượng glycogen gan và cơ xương, nồng độ insulin huyết thanh cũng được
phục hồi so với lô chứng là chuột mắc bệnh không được uống dịch chiết dược
liệu (p < 0.05) [27], [28].
1.4.3.3. Tác dụng lợi tiểu
Đánh giá về tác dụng gây lợi tiểu của dịch chiết methanol rễ chuối
M. paradisiaca L. trên chuột được uống dịch chiết dược liệu ở 2 mức liều 500
và 250 (mg /kg trọng lượng cơ thể). Kết quả cho thấy dịch chiết rễ chuối có
tác dụng làm tăng tổng khối lượng nước tiểu và tăng sự bài tiết các chất điện
giải, đặc biệt ở liều 500 (mg/kg trọng lượng cơ thể). Thử nghiệm cũng chỉ ra
tác dụng lợi tiểu gây ra bởi dịch chiết methanol gần tương tự như tác dụng lợi
tiểu của Furosemid (p < 0,01) [24].
1.4.3.4. Ảnh hưởng đến các thông số chức năng tinh hoàn của chuột đực
Các tác giả Yakubu MT, Oyeyipo TO, Quadri AL và Akanji MA đã tiến
hành đánh giá về tác dụng của dịch chiết nước rễ chuối M. paradisiaca L. đến
các thông số chức năng tinh hoàn của tinh hoàn chuột đực. Nghiên cứu đã cho
thấy dịch chiết nước rễ chuối ở liều 25, 50, và 100 (mg / kg trọng lượng cơ
thể) làm tăng cường các hoạt động phụ thuộc vào
testosteron
của tinh hoàn, kích thích sự hoạt động bình thường của tinh hoàn và tác động

trên cả hai thuộc tính androgenic và đồng hóa ở động vật thí nghiệm so với
chứng (p < 0,05) [39].


12
1.4.3.5. Tác dụng chống rối loạn chuyển hóa NH
3
trên chuột
Nghiên cứu về tác dụng chống rối loạn chuyển hóa NH
3
của dịch chiết
ethanol rễ chuối M. paradisiaca L. cho thấy: Ở liều 300(mg/ kg trọng lượng
cơ thể), dịch chiết ethanol của rễ chuối M. paradisiaca L. có khả năng chống
lại tác dụng của NH
4
Cl lên nồng độ NH
3
máu, ure huyết tương, hoạt tính của
các enzym gan, nhưng không ảnh hưởng lên các thông số này ở cơ thể động
vật bình thường (p< 0,05) [23].
1.4.4. Công dụng
Củ và rễ chuối tiêu giã lấy nước cốt hoặc dịch thân cây uống chữa sưng tấy,
nhọt sưng đau, nóng quá phát cuồng, mê sảng, co giật, kiết lỵ, tiêu chảy [16], [35].
Rễ chuối tiêu được dùng làm thuốc trừ giun sán, chữa bệnh về máu, bệnh
đường sinh dục [20], [39].
1.5. Giới thiệu chung về quá trình đông máu và bệnh huyết khối tĩnh
mạch chi
1.5.1. Quá trình đông máu
Đông máu là một quá trình trong đó một số máu từ thể lỏng biến thành
thể đặc (cục đông) do sự chuyển fibrinogen, một protein hòa tan của huyết

tương thành các sợi fibrin, không hòa tan dưới tác dụng của thrombin. Các sợi
fibrin kết lại với nhau thành mạng lưới giam giữ các tế bào máu và huyết
tương tạo ra cục máu đông.
Đông máu là một chuỗi các phản ứng hóa học của các yếu tố đông máu
có trong huyết tương, các mô tổn thương và tiểu cầu.
Đông máu phát triển trong vòng 15-20 giây nếu là tổn thương nặng và
trong 1-2 phút nếu là tổn thương nhẹ [8].
1.5.1.1. Các yếu tố đông máu
Hầu hết các yếu tố đông máu có trong huyết tương dưới dạng tiền chất
không hoạt động. Một khi được hoạt hóa nó sẽ đóng vai trò enzym xúc tác


13
cho sự hoạt hóa của yếu tố đông máu khác làm cho các phản ứng của đông
máu xảy ra theo kiểu dây chuyền cho đến khi mạng lưới fibrin được tạo
thành.
Bảng 2. Các yếu tố đông máu.
Danh pháp
quốc tế
Tên thông thường Nơi khu trú
Yếu tố I Fibrinogen Huyết tương
Yếu tố II Prothrombin Huyết tương
Yếu tố III Thromboplastin của mô Mô
Yếu tố IV
Ion calci
Huyết tương
Yếu tố V
Proaccelerin
Yếu tố không bền
Huyết tương

Yếu tố VII
Proconvertin
Yếu tố bền vững
Huyết tương
Yếu tố VIII Yếu tố chống hemophilia A Huyết tương
Yếu tố IX
Yếu tố Christmas
Yếu tố chống hemophilia B
Huyết tương
Yếu tố X
Yếu tố Stuart
Yếu tố Stuart-Prower
Huyết tương
Yếu tố XI
Tiền thromboplastin huyết tương
Yếu tố chống hemophilia C
Huyết tương
Yếu tố XII
Yếu tố Hageman
Yếu tố tiếp xúc
Huyết tương
Yếu tố XIII Yếu tố ổn định fibrin Huyết tương
Yếu tố tiểu cầu Yếu tố III của tiểu cầu Tiểu cầu


14
1.5.1.2. Cơ chế đông máu
Cơ chế quá trình đông máu được tóm tắt ở sơ đồ hình 1.

Hình 1. Sơ đồ quá trình đông máu với 2 con đường nội sinh và ngoại sinh

Quá trình đông máu trải qua 3 giai đoạn [8]:
- Giai đoạn tạo prothrombinase: Trong giai đoạn này phức hợp
prothrombinase được tạo thành theo 2 con đường nội sinh và ngọai sinh. Con
đường ngoại sinh được khởi động khi máu tiếp xúc với mô bị tổn thương làm
giải phóng yếu tố III của mô. Trong khi sự tiếp xúc của yếu tố XII và tiểu cầu
với các sợi collagen của thành mạch khởi phát con đường nội sinh.
- Giai đoạn chuyển protrombin thành thrombin: Dưới tác động của phức
hợp prothrombinase, prothrombin chuyển thành thrombin.


15
- Giai đoạn chuyển fibrinogen thành fibrin: Thrombin chuyển fibrinogen
thành sợi fibrin đơn phân, sau đó các fibrin đơn phân tự trùng hợp tạo thành
mạng fibrin không hòa tan, giam giữ các tế bào máu tạo cục máu đông bịt kín
tổn thương .
1.5.1.3. Một số thông số đánh giá quá trình đông máu
Để phát hiện những bất thường trong quá trình đông máu trong lâm sàng
thường làm xét nghiệm đánh giá một số thông số sau:
- Thời gian prothrombin (Thời gian Quick, PT) (giây): Đây là xét nghiệm
nhằm đánh giá các yếu tố đông máu của con đường ngoại sinh (các yếu tố II,
V, VII, X). Thời gian Quick kéo dài trong các trường hợp rối loạn con đường
đông máu ngoại sinh (suy giảm chức năng gan, thiếu viatamin K, điều trị
chống đông bằng dẫn xuất coumarin…) [7].
- Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (thời gian Cephalin -
Kaolin, APTT) (giây): Xét nghiệm này cho phép đánh giá chính xác các yếu
tố của con đường đông máu nội sinh. Thời gian Cephalin - Kaolin kéo dài
thường gặp trong trường hợp rối loạn con đường đông máu nội sinh do thiếu
hụt yếu tố đông máu (hemophilia…) hoặc do có chất chống đông lưu hành
(bệnh leukemia cấp, điều trị heparin…) [7].
- Thời gian thrombin (TT) (giây): Xét nghiệm này đánh giá giai đoạn

chuyển fibrinogen thành fibrin. Thời gian thrombin kéo dài trong trường hợp
thiếu hụt fibrinogen, bất thường về cấu trúc phân tử fibrinogen, có mặt các
chất ức chế thrombin (heparin) hoặc chất ức chế trùng phân fibrin [7].
1.5.2. Bệnh huyết khối tĩnh mạch chi
1.5.2.1. Cơ chế bệnh sinh
Có 3 yếu tố gây nên huyết khối tĩnh mạch:
- Tổn thương nội mô :


16
Đây là yếu tố quyết định. Bình thường các tế bào nội mô chứa nhiều chất
tiêu tơ huyết và được che phủ bởi một chất có đặc tính không thấm ướt và
điện tích bề mặt ngăn cản không cho các tế bào tự do dính vào. Khi nội mô bị
tổn thương các tiểu cầu đến dính vào nơi tổn thương đã bị thấm ướt và phân
tán điện tích bề mặt, từ đó hình thành nên cục huyết khối [3].
Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương: Chấn thương, phẫu thuật, bức xạ
ion, thiếu oxy, độc tố vi khuẩn, xơ vữa động mạch, histamin trong viêm,… [3].
- Tăng tính đông máu :
Bình thường có sự cân bằng giữa yếu tố tạo đông máu và yếu tố chống
đông. Tình trạnh tăng đông có thể do hoạt động quá mức của các yếu tố tạo
đông máu, hoặc thiếu hụt các yếu tố chống đông, hoặc các yếu tố tiền đông
máu không bị tiêu hủy bởi các tế bào đơn nhân thực bào như thường lệ [3].
Các yếu tố khác nhau gây tăng đông máu gồm: Độ quánh máu tăng sau
chảy máu nặng hoặc sau mất nước, đa tiểu cầu gặp trong chấn thương, mất
nước, sau mổ tắc mạch phổi. Các bệnh miễn dịch, nhiễm khuẩn nặng thường
kèm theo tăng fibrin, tăng khả năng kết dính các tế bào máu. Các chất có khả
năng gây khuyết khối như thuốc tránh thai, catecholamin quá liều….[3].
- Rối loạn huyết động :
Bình thường máu chảy rất nhanh, khi máu đọng, huyết lưu chậm, dễ gây
huyết khối do các tế bào máu gần nhau nên dễ kết dính, tiểu cầu và bạch cầu

sát vào thành mạch, tình trạng thiếu oxy làm tổn thương tế bào nội mô dính tế
bào vào vách mạch và giải phóng các chất tạo huyết khối [3].
Nguyên nhân gây ứ máu: Chèn ép tĩnh mạch, suy thành tĩnh mạch, suy
tim bất động quá lâu, cản trở dòng máu về tim, v.v….[3].




17
1.5.2.2. Điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch chi
Mục tiêu điều trị là cải thiện các triệu chứng viêm như sưng, nóng, đỏ,
đau, tránh sự lan rộng của huyết khối, tránh nhiễm khuẩn, tránh tái phát [4].
Các nhóm thuốc thường dùng trong điều trị huyết khối tĩnh mạch chi :
- Các thuốc chống đông để làm loãng máu khiến máu khó đông, ngăn
ngừa hình thành huyết khối và tăng trưởng của huyết khối đã có. Heparin và
các thuốc chống đông đường uống (thuốc kháng vitamin K (wafarin,…) )
được sử dụng nhiều nhất. Khi dùng các thuốc này cần xét nghiệm chức năng
đông máu thường xuyên tránh quá liều gây tai biến chảy máu.
- Có thể dụng thuốc tan cục máu đông như streptokinase, urokinase,…
- Kháng sinh mạnh phổ rộng khi có nhiễm khuẩn.
- Thuốc giảm đau, chống viêm (NSAIDs) [4], [6].















×