Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào việc giải quyết các vấn đề về hoạt động nghiên cứu và phát triển sản xuất nhiên liệu sinh học ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.74 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
Võ An Đinh - 1253003 Page 1
LỜI NÓI ĐẦU
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản, là linh
hồn của triết học Mác - Lênin. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, C.Mác đã phát hiện ra sức
mạnh của lý luận chính là mối liên hệ của nó với thực tiễn, cũng như sức mạnh của thực tiễn
là ở mối quan hệ của nó với lý luận. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là sự thống nhất
biện chứng và cơ sở của sự tác động qua lại ấy chính là thực tiễn. Thực tiễn luôn luôn vận
động, biến đổi, do đó lý luận cũng không ngừng đổi mới, phát triển; sự thống nhất biện
chứng giữa chúng - vì thế - cũng có những nội dung cụ thể và những biểu hiện khác nhau
trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử. Đất nước Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với
những thành tựu to lớn đạt được trong hơn 20 năm đổi mới, nhưng cũng đối mặt với không
ít khó khăn thách thức, trong đó có những vấn đề về kinh tế, xã hội, và vấn đề về năng lượng
và môi trường hiện ngày càng được quan tâm nhiều hơn…Trong đề tài này em muốn “vận
dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào việc giải quyết các vấn đề về
hoạt động nghiên cứu và phát triển sản xuất nhiên liệu sinh học ở nước ta”.
I. PHẠM TRÙ THỰC TIỄN VÀ PHẠM TRÙ LÝ LUẬN
I.1. Lịch sử ra đời.
Trong lịch sử Triết học, các nhà triết học Duy vật trước Mác không thấy được vai trò của
hoạt động thực tiễn đối với nhận thức, lý luận nên quan điểm của họ mang tính chất trực
quan. Các nhà triết học Duy tâm lại tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần, tư tưởng của thực tiễn, họ
hiểu hoạt động thực tiễn như là hoạt động tinh thần, hoạt động của “ý niệm”, tư tưởng, tồn
tại đâu đó ngoài con người. Nói cách khác, Họ gạt bỏ vai trò của thực tiễn trong xã hội.
Mác-Ăngghen, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khắc phục được những hạn chế trong
quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước và đưa ra quan điểm đúng đắn, khoa học
về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận, Mác-Ăngghen đã
thực hiện bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong lý luận nhận thức
nói riêng.
I.2 Cơ sở lý luận.
I.2.1 Phạm trù Thực tiễn.


Là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của lý luận nhận thức Macxít nói riêng,
chủ nghĩa Mac-Lênin nói chung. Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch
sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn là hoạt động
bản chất của con người. Nếu con vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách
thụ động với thế giới bên ngoài, thì con người nhờ hoạt động thực tiễn là hoạt động có mục
đích, có tính xã hội của mình mà cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, và để làm
chủ thế giới. Vì vậy, không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người không thể
tồn tại và phát triển được. Thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội,
là phương thức đầu tiên, chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới. Thực tiễn có
mối quan hệ biện chứng với hoạt động nhận thức. Trong mối quan hệ với nhận thức, vai trò
của thực tiễn được biểu hiện trước hết ở chỗ, thực tiễn là cơ sở, động lực chủ yếu và trực
Võ An Đinh - 1253003 Page 2
tiếp của nhận thức, Ăngghen khẳng định “chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không
phải chỉ một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực
tiếp của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta cải
biến tự nhiên”. Con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng
thực tiễn. Chính từ trong qúa trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức của con
người được hình thành, phát triển. Thông qua hoạt động thực tiễn con người tác động vào
thế giới buộc thế giới phải bộc lộ ra những thuộc tính, những tính quy luật để con người
nhận thức chúng. Thoát ly thực tiễn, nhận thức đã thoát ly khỏi mảnh đất hiện thực nuôi
dưỡng nó phát triển vì thế không thể đem lại những tri thức sâu sắc, xác thực, đúng đắn về
sự vật, sẽ không có khoa học, không có lý luận. Thực tiễn còn là cơ sở để chế tạo công cụ,
phương tiện máy móc mới, hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức, khám phá, chinh
phục thế giới. Ăngghen cho rằng, nhu cầu cấp thiết của thực tiễn, của sản xuất sẽ thúc đẩy
nhận thức khoa học phát triển nhanh hơn hàng chục trường đại học. Vai trò của thực tiễn đối
với nhận thức còn thể hiện ở chỗ, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Theo Mac và Ăngghen
thì “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không,
hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề của thực tiễn. Chính trong thực
tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”. Tất nhiên, nhận thức xã hội còn có tiêu chuẩn
riêng, đó là tiêu chuẩn lô gic nhưng tiêu chuẩn lô gic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực

tiễn, và xét đến cùng nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn. Đó là tư tưởng cơ bản của
Mac-Ăngghen khi đưa phạm trù thực tiễn vào nội dung của lý luận nhận thức, tư tưởng đó
đã được Lênin bảo vệ và phát triển sâu sắc hơn trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán”, trong đó Lênin nhắc lại luận cương thứ hai của Mac về Phoi-
ơbăc và Người kết luận “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và
cơ bản của lý luận về nhận thức”. Nếu không bám sát thực tiễn cuộc sống chúng ta sẽ không
thể có lý luận, không thể có khoa học, không xác định nổi bất kỳ đề tài khoa học nào với
đúng nghĩa của nó.
I.2.2. Lý luận.
Lý luận là sản phẩm cao của nhận thức của sự phản ánh hiện thực khách quan. Trong hệ
thống các khái niệm, phạm trù, các nguyên lý và các quy luật tạo nên lý luận, quy luật là hạt
nhân của lý luận, là sản phẩm của qúa trình nhận thức nên bản chất của lý luận là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh một cách gần đúng đối tượng nhận thức.
Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận là tri thức khái quát
tri thức kinh nghiệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh
nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong qúa
trình lịch sử”. Lý luận được hình thành trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng không phải
mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận
có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm mà vẫn không làm mất đi mối liên hệ giữa lý
luận với kinh nghiệm. Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao
nên nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, về tính quy luật của các sự vật, hiện tượng
khách quan. Vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bề ngoài chỉ
biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự.
Võ An Đinh - 1253003 Page 3
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN - ÁP DỤNG TRONG THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU VÀ SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC Ở NƯỚC TA.
II.1. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận; lý luận
hình thành phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Quá trình phát triển nhận thức của con người nhất thiết dẫn đến sự hình thành lý luận.

Đó không chỉ là sự tổng kết, khái quát từ lịch sử nhận thức mà còn là nhu cầu của thực tiễn.
Thực tiễn phong phú, đa dạng, luôn vận động và biến đổi, nhưng để hình thành lý luận,
trước hết, lý luận phải đáp ứng thực tiễn. con người nhận thức hiện thực khách quan để giải
quyết những vấn đề con người quan tâm. Năng lực con người ngày càng được nâng cao
chính nhở khả năng thông qua hoạt động phản ánh, khái quát thành tri thức lý luận. Trong sự
vô cùng, vô tận của hiện thực khách quan, con người không hề choáng ngợp mà bằng mọi
biện pháp để nhận thức theo định hướng mục đích. Thông qua tính mục đích đó mà lý luận
được hình thành. Loài người có khả năng trở thành chủ thể nhận thức để phản ánh sự vô tận
của hiện thực khách quan, nhưng để đáp ứng hoạt động thực tiễn, con người tích lũy lý luận,
mà trước hết là những lý luận phù hợp với nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người. Đó là
những lý luận mang tính phương pháp cho hoạt động cải tạo hiện thực khách quan. Mọi hoạt
động của con người đều nhằm đạt hiệu quả cao. Lý luận, trước hết phải đáp ứng mục đích
đó. Quan hệ giữa người với người, giữa người với tự nhiên đòi hỏi con người phải có lý luận
sâu sắc về chúng. Con người hình thành lý luận chủ yếu để làm phương pháp cho hoạt động
trong đó có hoạt động sáng tạo tri thức, phát minh sáng chế những tư liệu sản xuất, tư liệu
sinh hoạt nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của con người, do đó, hệ thống lý luận nào góp
phần giải quyết đúng đắn, phù hợp mục đích của con người thì được con người quan tâm
khái quát. Vì lẽ đó, lý luận phải đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn.
II.2. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại, lý luận phải được vận dụng
vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn
Lý luận đóng vai trò soi đường cho thực tiễn vì lý luận có khả năng định hướng mục
tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện. Lý luận còn dự báo được khả
năng phát triển cũng như các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo được rủi ro có thể xảy ra,
những hạn chế, những thất bại có thể có trong quá trình hoạt động. Như vậy, lý luận không
chỉ giúp con người hoạt động hiệu quả mà còn là cơ sở để khắc phục những hạn chế và tăng
năng lực hoạt động của con người. Mặt khác, lý luận còn có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý
tưởng, liên kết các cá nhân thành cộng đồng, tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn của quần
chúng trong cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội.
Mặc dù lý luận mang tính khái quát cao, song, nó còn có tính lịch sử, cụ thể. Do đó,
khi vận dụng lý luận, chúng ta cần phân tích một cách cụ thể mỗi tính hình cụ thể. Nếu vận

dụng lý luận máy móc, giáo điều, kinh viện thì chẳng những hiểu sai giá trị của lý luận mà
còn phương hại đến thực tiễn, làm sai lệch sự thống nhất tất yếu giữa lý luận và thực tiễn.
Lý luận hình thành là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài và khó khăn của con
người trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn tuy phong phú, đa dạng nhưng
không phải không có tính qui luật. Tính qui luật của thực tiễn được khái quát dưới hình thức
Võ An Đinh - 1253003 Page 4
lý luận. Mục đích của lý luận không chỉ là phương pháp mà còn định hướng cho hoạt động
thực tiễn. Đó là định hướng mục tiêu, biện pháp sử dụng lực lượng, định hướng giải quyết
các mối quan hệ trong hoạt động thực tiễn. Không những thế, lý luận còn định hướng mô
hình của hoạt động thực tiễn, trước hết, từ lý luận để xây dựng mô hình thực tiễn theo những
mục đích khác nhau của quá trình hoạt động, dự báo các diễn biến, các mối quan hệ, lực
lượng tiến hành và những phát sinh của nó trong quá trình phát triển để phát huy các nhân tố
tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao hơn.
II.3. Áp dụng trong thực tế nghiên cứu và sản xuất nhiên liệu sinh học ở nước ta.
Chúng ta thấy rõ những điều như đã trình bày ở trên, khi xem xét đến thực tế kế hoạch
và chính sách phát triển nhiên liệu sinh học của nước ta. Trong quá trình phát triển và hội
nhập, chúng ta đang đối mặt với vấn đề về năng lượng và môi trường, chính từ nhu cầu cấp
thiết đó, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “ Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2025” tại Việt Nam với mục tiêu tổng quát là phát triển NLSH, một
dạng năng lượng mới, tái tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống,
góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, với các chỉ tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp sau.
Một số chỉ tiêu cụ thể :
- Đến năm 2010, xây dựng và phát triển được các mô hình sản xuất thử nghiệm và
sử dụng nhiên liệu sinh học quy mô 100.000 tấn xăng sinh học E5 và 50.000 tấn dầu sinh
học B5/năm, bảo đảm đáp ứng 0,4% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
- Đến năm 2015, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 250.000 tấn (pha được 5
triệu tấn E5, B5), đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
- Đến năm 2025, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng
5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.

Bốn nhiệm vụ chính để phát triển NLSH, đó là:
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R-D), triển khai sản xuất thử sản phẩm
(P) phục vụ phát triển NLSH;
Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất NLSH;
Xây dựng tiềm lực phục vụ phát triển NLSH;
Hợp tác quốc tế trên cơ sở chủ động tiếp nhận, làm chủ và chuyển giao các tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ, thành tựu khoa học mới trên thế giới.
Có 6 giải pháp chính để phát triển NLSH khả quan nhất và phù hợp với thực tế của
Việt Nam:
- Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất,
khuyến khích thực hiện chuyển giao công nghệ và tạo lập môi trường đầu tư phát triển sản
xuất NLSH;
- Tăng cường đầu tư và đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các nội
dung của Đề án;
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu
cầu phát triển NLSH; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
để phát triển NLSH;
- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm về phát triển NLSH;
Võ An Đinh - 1253003 Page 5
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển NLSH…
Đề án này đã chỉ rõ mục đích, các lực lượng tiến hành, cũng như định hướng các mối
quan hệ trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất và phát triển nhiên liệu sinh học của nước ta.
Nhờ các chính sách kích thích trên mà việc nghiên cứu và sản xuất nhiên liệu sinh học có
những bước phát triển vượt bậc, chúng ta đã sản xuất thành công xăng E5, và hiện nay,
lượng cồn ethanol chúng ta sản xuất đủ cho chúng ta pha một lượng xăng E5 phục vụ giao
thông cho cả nước, đưa xăng E5 ra bán thử nghiệm trên thị trường, có nhiều công trình
nghiên cứu sản xuất thành công các loại nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ dầu thực vật
(dầu đậu nành, dầu ăn thải, dầu jatropha …).
Tuy nhiên, vận dụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải bám sát diễn biến của
thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ xung những khiếm khuyết của lý luận, hoặc có thể thay

đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn. Nhìn vào thực tế tiêu thụ nhiên liệu sinh học ở nước
ta, ta thấy rõ rằng khi sản phẩm xăng sinh học E5 gia nhập vào thị trường, ngay lập tức bị
phản đối vì chưa có qui chuẩn, sau đó, Bộ Công Thương ban hành qui chuẩn và xăng E5
một lần nữa được bán ra thị trường, thì một lần nữa người tiêu dùng không mặn mà với sản
phẩm này. Thời gian gần đây (thời điểm cuối tháng 5 năm 2013), có một số báo trong nước
cho rằng lộ trình xăng E5 đang có nguy cơ “vỡ trận”.
Từ những dẫn chứng trên ta thấy rằng “vận dụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi chúng ta
phải bám sát diễn biến của thực tiễn”. Thực tiễn cho chúng ta thấy rằng chúng ta đang đối
mặt với nhiều vấn đề, đó là:
+ Sự lo lắng của người tiêu dùng về sự tương thích giữa nhiên liệu sinh học với động
cơ truyền thống.
+ Nước (hơi nước có ở mọi nơi) rất dễ tan vào trong nhiên liêu sinh học (cũng như là
xăng E5) làm giảm chất lượng sản phẩm.
+ Nhà nước chỉ kích thích sản xuất còn tiêu dùng chưa có chính sách phù hợp (chưa có
hệ thống phân phối, trong thực tế, đối với nhiên liệu sinh học thì ngoài bồn xăng, bồn dầu
diesel phải thêm một bồn xăng sinh học, một bồn dầu biodiesel tức chi phí để xây cây xăng
tăng gấp đôi chưa tính chi phí lưu trữ phát sinh thêm, nên sẽ không có cây xăng tư nhân
tham gia nếu xét về mặt kinh tế).
+ Chúng ta chưa xét đến khía cạnh kỹ thuật đối với động cơ để chạy nhiên liệu sinh
học, trong thực tế, chúng ta hiện tại chưa sản xuất được một động cơ thương mại nào lấy đâu
động cơ thương mại sử dụng nhiên liệu sinh học, ngoài ra, người dân chúng ta có ý thức bảo
vệ môi trường còn kém (quanh nhà còn xả rác lung tung lấy đâu ra ý thức mà nghĩ đến tầm
bảo vệ môi trường cao hơn).
+ Vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều nhau giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học về
vấn đề trữ lượng dầu khí có nguồn gốc từ hóa thạch và nhiều vấn đề khác.
Tôi xin trích một đoạn trong báo người lao động (số ra ngày 21/05/2012):
Nghiên cứu mười năm, chưa thấy thị trường
Theo ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, trong “cơn sốt nhiên liệu
ethanol” trên toàn thế giới, hàng chục năm nay, Petrolimex đã thành lập một bộ phận nghiên cứu
khả năng sản xuất, tiêu thụ xăng E5 nhưng đến nay vẫn thấy chưa đủ điều kiện tham gia. Độ hút

nước của xăng E5 rất cao so với nhiên liệu khác, nếu tiêu thụ chậm sẽ xảy ra khả năng nhũ hóa, sử
dụng không an toàn cho động cơ và không bán được.
Võ An Đinh - 1253003 Page 6
“Petrolimex chỉ tham gia khi có dự báo tin cậy về khả năng tiêu thụ. Vì khi người dân không
sử dụng, chắc chắn không có thị trường và khi đó, nếu doanh nghiệp tham gia sẽ chỉ có thiệt hại về
kinh tế” - ông Năm khẳng định.
Từ thực tế trên, chúng ta đã vấp phải một số thất bại như vụ vỡ nợ của nhà máy cồn ethanol
Đại Tân, các đợt thí điểm bán xăng E5 đều không thu được kết quả mong muốn … và từ
thực tế trên cũng cho chúng ta thấy rằng giá trị của lý luận là do thực tiễn qui định, và giữa
lý luận và thực tiễn trong sản xuất, tiêu thụ và phát triển nhiên liệu sinh học vẫn chưa thống
nhất, lý luận vẫn chưa phản ánh được một cách trọn vẹn thực tiễn.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên quan tâm đến một số vấn đề lớn tồn tại trong xã hội chúng ta
hiện nay, đó là:
- Năng lực của cán bộ quản lý và cán bộ khoa học của chúng ta, tôi xin lấy ví dụ về một
trường hợp ở nơi tôi sinh sống để thấy được sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của vấn đề
trên: đó là một cán bộ sở khoa học công nghệ nhưng bằng cấp người này thuộc về lĩnh vực
du lịch và khách sạn, với năng lực như thế này thì chuyên viên này không thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình được, vì nhiệm vụ của chuyên viên này là tham mưu cho lãnh đạo sở và,
quản lý các công trình nghiên cứu khoa học, xét duyệt cấp tài chính cho các công trình có
tính khả thi …
- Bệnh thành tích: rất phổ biến trong các cơ quan nhà nước của chúng ta, thường được thể
hiện qua cách hoàn thành tốt đẹp các chỉ tiêu trong khi thực tế trái ngược hoặc không được
như vậy nhờ vào hình thức, văn bản. Bệnh thành tích này dễ làm chúng ta mất phương
hướng, xa rời thực tế, chủ quan, duy ý chí. Ví dụ, mặc dù chưa đưa ra các qui chuẩn, tiêu
chuẩn về nhiên liệu sinh học nhưng đã cho phép bán xăng E5, để sau đó bị người tiêu dùng
phản đối, không sử dụng.
Do đó, để nhiên liệu sinh học đi vào đời sống của nhân dân ta, chúng ta cần nghiên cứu điều
chỉnh lý luận, để lý luận thống nhất với thực tiễn đất nước chúng ta hiện nay; bản thân có
một số kiến nghị sau:
* Thực tế cho thấy 6 giải pháp ở trên cần phải điều chỉnh cho phù hợp hơn, đó là:

- Duy trì và tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.
- Có chính sách thỏa đáng nhằm tăng cường khả năng nghiên cứu trong nước (tăng cường
nghiên cứu các đặc điểm, tính chất của nhiên liệu sinh học, tăng cường nghiên cứu về khả
năng tiêu thụ, cơ sở hạ tầng tối thiểu để phục vụ sản xuất, tiêu thụ nhiên liệu sinh học).
- Chúng ta cần định hướng lại các mối quan hệ trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất và phát
triển nhiên liệu sinh học của nước ta, cần đề cao hơn nữa vai trò của khoa học, nâng cao
trình độ của cán bộ quản lý và nghiên cứu khoa học.
Võ An Đinh - 1253003 Page 7
III. KẾT LUẬN
Từ thực tiễn nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu sinh học, chúng ta có thể kết
luận như sau: lý luận góp phần thúc đẩy thực tiễn phát triển, bởi vì ở bên ngoài sự thống
nhất lý luận và thực tiễn, tự thân lý luận không thể biến đổi được hiện thực, nói cách khác,
hoạt động lý luận không có mục đích tự thân mà vì phục vụ thục tiễn, để cải tạo thực tiễn.
Thực chất của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là phải quán triệt được thực tiễn là cơ
sở, là động lực, mục đích của lý luận, của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý (lý luận). Như
trên đã nói, lý luận đích thực bao giờ cũng bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định.
Thực tiễn quy định lý luận thể hiện ở nhu cầu, nội dung, phương hướng phát triển của nhận
thức, lý luận. Thực tiễn biến đổi thì lý luận cũng biến đổi theo, nhưng lý luận cũng tác động
trở lại thực tiễn bằng cách soi đường, chỉ đạo, dẫn đắt thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. />duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta-4689/
[2]. />bao-vay-2724864.html
[3]. />pctth.aspx
[5]. />tran/20135/197721.vnplus
[4]. />Võ An Đinh - 1253003 Page 8
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NHIÊN LIỆU
SINH HỌC
Nhiên liệu sinh học (Tiếng Anh: Biofuels, tiếng Pháp: biocarburant) là loại nhiên liệu được
hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học) như nhiên liệu chế xuất
từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa, ), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu

tương ), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân, ), sản phẩm thải trong công
nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải ),
Nhiên liệu sinh học có thể được phân loại thành các nhóm chính như sau:
• Diesel sinh học (Biodiesel) là một loại nhiên liệu lỏng có tính năng tương tự và có
thể sử dụng thay thế cho loại dầu diesel truyền thống. Biodiesel được điều chế
bằng cách dẫn xuất từ một số loại dầu mỡ sinh học (dầu thực vật, mỡ động vật),
thường được thực hiện thông qua quá trình transester hóa bằng cách cho phản ứng
với các loại rượu phổ biến nhất là methanol.
• Xăng sinh học (Biogasoline) là một loại nhiên liệu lỏng, trong đó có sử
dụng ethanol như là một loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì.
Ethanol được chế biến thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh
bột, xen-lu-lô, lignocellulose. Ethanol được pha chế với tỷ lệ thích hợp với xăng
tạo thành xăng sinh học có thể thay thế hoàn toàn cho loại xăng sử dụng phụ gia
chì truyền thống. Xăng sinh học E5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và
95% thể tích xăng truyền thống
• Khí sinh học (Biogas) là một loại khí hữu cơ gồm Methane và các đồng đẳng
khác. Biogas được tạo ra sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế thải
nông nghiệp, chủ yếu là cellulose, tạo thành sản phẩm ở dạng khí. Biogas có thể
dùng làm nhiên liệu khí thay cho sản phẩm khí gas từ sản phẩm dầu mỏ.
Võ An Đinh - 1253003 Page 9

×