Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thực trạng nhập khẩu mặt hàng đông lạnh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm đông á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.91 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO KIẾN TẬP GIỮA KHÓA
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG ĐÔNG
LẠNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THỰC PHẨM ĐÔNG Á
GVHD: Phan Bùi Khuê Đài
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


















………………., ngày……, tháng……., năm……
Ký tên
MỤC LỤC
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI


Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
L/C Letter of credit Thư tín dụng
CMND Chứng minh nhân dân
WTO World Trade Orgarnization Tổ chức thương mại thế giới
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
TPP Trans-Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế chiến
lược xuyên Thái Bình Dương
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng biểu Trang
1
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH thực
phẩm Đông Á
2
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH thực phẩm Đông
Á trong giai đoạn 2011 - 2013
3
Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH thực phẩm
Đông Á giai đoạn 2011-2013
4
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu giai
đoạn 2011-2013
5
Bảng 2.3: Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu của công ty TNHH
thực phẩmĐông Á giai đoạn 2011 -2013

6
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu sản phẩmđông
lạnh của công ty TNHH thực phẩmĐông Á giai đoạn 2011 -2013
6
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng sâu
sắc, hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng đã thể hiện
được sự đóng góp không hề nhỏ vào sự phát triển này. Và để hoạt động ngoại thương
diễn ra ngày càng mạnh mẽ góp phần nâng cao đời sống người dân, góp phần xây
dựng và phát triển đất nước, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tạo dựng cho
mình một thương hiệu uy tín, một vị trí vững chắc trong lòng các đối tác, khách hàng
trong cũng như ngoài nước.
Là một công ty có hoạt động xuất nhập khẩu, công ty TNHH thực phẩm Đông Á
cũng đang nỗ lực để ngày càng hoàn thiện mình và đóng góp vào công cuộc phát triển
hoạt động ngoại thương của đất nước. Trong khoảng thời gian ba tuần kiến tập tại
công ty, được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, em đã có điều kiện nắm bắt tổng quát
chung về tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty và hoàn thành bài báo cáo kiến tập
giữa khóa với đề tài:
"Thực trạng hoạt động nhập khẩu mặt hàng đông lạnh tại Công ty trách nhiệm
hữu hạn thực phẩm Đông Á".
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục bài báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH thực phẩm Đông Á.
Phần 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu sản phẩm đông lạnh của công ty TNHH
thực phẩm Đông Á.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động nhập khẩu sản phẩm đông
lạnh của công ty TNHH thực phẩm Đông Á.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng ban công ty TNHH thực
phẩm Đông Á đã tạo điều kiện kiến tập cũng như cung cấp số liệu và sự tận tình giúp
đỡ hướng dẫn của cô Phan Bùi Khuê Đài cùng Quý Thầy cô trường Đại học Ngoại
thương cơ sở 2 thành phố Hồ Chí Minh để em có thể hoàn thành bài báo cáo này.

7
Tuy đã cố gắng nhưng vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo
không tránh khỏi sai sót và nhược điểm.Vì vậy, em kính mong Quý Thầy Cô góp ý để
đề tài được hoàn thiện hơn.
8
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN THỰC PHẨM ĐÔNG Á
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thành lập từ năm 2009, sau hơn 5 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH
thực phẩm Đông Á từ một công ty còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm đã dần khẳng định
mình và tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Một số thông tin về công ty:
− Tên công ty hiện nay: Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Đông Á
− Tên đối ngoại: DONG A FOODS COMPANY LIMITED
− Tên viết tắt: DAF CO.,LTD
− Trụ sở chính: 67/40/5 Nguyễn Thị Tú, Khu phố 3, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận
Bình Tân.
− Điện thoại: 08-62735071
− Fax: 08-54281692
− Số ĐKKD: 4102071274
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, loại hình hoạt động, cơ cấu tổ chức và quản trị
nhân sự
1.2.1 Chức năng
Là một công ty kinh doanh thực phẩm, bên cạnh công tác bán lẻ và phân phối
một số mặt hàng đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, công ty còn xuất
khẩu một số mặt hàng đã qua chế biến hay sơ chế (cá basa, tôm,…) ra một số nước
trong khu vực như Hong Kong, Đài Loan, Singapore và một số hoạt động dịch vụ khác
(đại lý tàu biển, đại lý vận tải đường biển).
1.2.2 Nhiệm vụ
Đóng góp vào sự phát triển chung của ngành xuất nhập khẩu cũng như sản xuất

kinh doanh cuẩ đất nước. Có được các đối tác lớn và trung thành ở trong và ngoài
nước. Tăng nguồn thu ngoại tệ của quốc gia.
9
Tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động, giảm tỷ lệ
thất nghiệp, tệ nạn xã hội.
Duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới kinh doanh: đáp ứng tốt nhất yêu cầu
của khách hàng hiện tại, tìm kiếm đối tác và mở rộng sang thị trường, khách hàng mới
có lợi thế và tiềm năng.
Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng xuất lao động, áp dụng tiến bộ kĩ thuật cải
tiến nâng chất lượng sản phẩm đáp ứng thị hiếu khách hàng.
Quản lý đào tạo và phát triển toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo
chính sách của nhà nước và phân cấp quản lý để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của công ty.
Song song với phát triển công ty là việc thực hiện bảo vệ môi trường, giữ gìn trật
tự an ninh xã hội.
Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ chế
độ báo cáo tài chính định kỳ.
1.2.3 Loại hình hoạt động
Công ty TNHH thực phẩm Đông Á là loại hình công ty TNHH có 2 thành viên
trở lên với danh sách thành viên góp vốn như sau:
STT
Tên thành
viên
Nơi đăng ký
hộ khẩu
thường trú đối
với cá nhân
hoặc địa chỉ
trụ sở chính
đối với tổ

chức
Giá trị góp vốn
(nghìn đồng)
Thành phần
góp vốn (%)
Số CMND (hoặc
chứng thực cá
nhân hợp pháp
khác)/ số giấy
chứng nhận đăng
ký kinh doanh/
số quyết định
thành lập
1 Nguyễn Thị
Thanh Thúy
67/20/7
Nguyễn Thị
Tú, P. Bình
Hưng Hòa B,
Q.Bình Tân,
TP Hồ Chí
2.000.000 40,00 024908297
10
Minh
2
Nguyễn Thị
Bích Chi
67/20/7
Nguyễn Thị
Tú, P. Bình

Hưng Hòa B,
Q.Bình Tân,
TP Hồ Chí
Minh
1.500.000 30,00 024908370
3
Nguyễn Thị
Thanh Thủy
67/20/7
Nguyễn Thị
Tú, P. Bình
Hưng Hòa B,
Q.Bình Tân,
TP Hồ Chí
Minh
1.500.000 30,00 024908369
1.2.4 Cơ cấu tổ chức và quản trị nhân sự
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH thực phẩm Đông Á
(Nguồn: Bộ phận Tài chính - kế toán Công ty TNHH thực phẩm Đông Á)
Giám đốc
Phòng tài chính
kế toán
Bộ phận sản
xuất
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng kinh
doanh
11
Là công ty mới thành lập nên bộ máy quản lý của công ty vẫn còn đơn giản, các

hoạt động của công ty đều thực hiện dưới sự quản lí và điều hành của giám đốc với sự
giúp đỡ từ các bộ phận phòng ban.
Giới thiệu về các bộ phận của công ty.
• Phòng kinh doanh
Gồm 8 nhân viên. Thực hiện các hoạt động mua bán, kinh doanh của công ty;
quản lí số lượng hàng hóa nhập xuất, số lượng hàng hóa phân phối cho các cửa hàng.
Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc để xử lí các công tác liên quan đến hoạt động kinh
doanh của công ty.
• Phòng xuất nhập khẩu
Gồm 3 nhân viên. Bộ phận xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu; lập kế hoạch thâm nhập thị trường nước ngoài, đẩy
mạnh doanh số xuất khẩu bằng việc nghiên cứu mở rộng các thị trường vốn có cũng
như tìm kiếm thị trường mới; mặt khác quan tâm đến giá cả, thị hiếu tiêu dùng, chất
lượng sản phẩm.
Bộ phận xuất nhập khẩu còn cố vấn cho Giám đốc trong hợp đồng ngoại thương,
làm thủ tục và thực hiện các hợp đồng đã được kí kết. Báo cáo các hoạt động kinh
doanh lên Giám đốc một cách chính xác và trung thực.
• Bộ phận sản xuất
Gồm 20 nhân viên. Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sản
xuất hàng hóa; kiểm tra chất lượng sản phẩm phù hợp đúng với yêu cầu của các hoạt
đồng mua bán cũng như tiêu chuẩn của các cơ quan chức năng; đề xuất công ty áp
dụng các phương pháp mới để đạt năng suất sản xuất cao hơn cũng như tạo ra những
sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.
• Phòng tài chính - kế toán
12
Gồm 2 nhân viên đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc. Nhiệm vụ của bộ phận này
là sử dụng các công cụ kế toán để quản lí tình hình vốn và cơ cấu của công ty, trình lên
Giám đốc báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; tính toán các chi phí
sản xuất, giá thành sản phẩm, kết toán lãi lỗ, các khoản phải nộp cho Nhà nước. Bên
cạnh đó, bộ phận tài chính kế toán cũng thực hiện ghi chép, phản ánh chính xác và kịp

thời các giao dịch của công ty, nắm rõ về nguồn vốn và tài sản của công ty.
1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH thực phẩm Đông Á trong giai
đoạn 2011-2013
Đơn vị: tỷ đồng
Khoản mục 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
Giá trị % Giá trị %
Doanh thu 12,649 13,979 15,155 1,329 10,51 1,175 8,41
Chi phí 12,046 13,130 14,072 1,084 9 0,942 7.17
Lợi nhuận
trước thuế
0,603 0,849 1,083 0,245 40,77 0,234 27,57
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH thực phẩm Đông Á)
Có thể thấy, trong giai đoạn kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013, doanh thu
và lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn này, tổng doanh thu
của công ty còn hạn chế, song chi phí dành cho tài chính, hoạt động kinh doanh, bán
hàng và chí phí khác còn quá cao nên lợi nhuận sau thuế của công ty c ũng vẫn còn
thấp. Lý giải đều trên có thể nhắc đến sự non nớt trong những năm đầu vừa mới thành
lập, chưa có nhiều lao động lâu năm lành nghề, đội ngũ quản lý chưa có nhiều kinh
nghiệm. Vì lý do nguồn vốn có hạn, lúc bấy giờ công ty còn gặp nhiều hạn chế về máy
móc, trang thiết bị cũng như hạn chế.
Cụ thể, doanh thu năm 2013 đạt 15,155 tỷ đồng so với năm 2011 tăng 2,506 tỷ
đồng (tăng 19,81%). Lợi nhuận trước thuế đạt 1,083 tỷ đồng so với mức 0,603 tỷ đồng
13
năm 2011 tăng 0,48 tỷ đồng (tăng 79,6%). Trong đó, lợi nhuận trước thuế tăng nhanh
trong giai đoạn 2011 – 2012 (40,77%).
Đây là những số liệu đáng mừng đối với một công ty còn non trẻ như Đông Á.
Đây cũng đồng thời là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng đi lên cũng như
định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo của công ty.

1.4 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với sự phát triển của công ty
Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng với một công ty còn non trẻ,
chưa có nhiều kinh nghiệm như công ty TNHH thực phẩm Đông Á.
Vai trò đầu tiên của hoạt động nhập khẩu đó chính là góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm cho công ty nhờ nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, qua đó tăng
sức cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ trên thị trường.
Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu còn tạo cho doanh nghiệp cơ hội tiếp xúc,
hiểu sâu hơn về nghiệp vụ xuất khẩu thông qua quá trình hợp tác làm ăn với các đối
tác nước ngoài.
1.5 Công việc thực hiện trong quá trình kiến tập
Xin và đọc tham khảo các số liệu và báo cáo tài chính hàng năm của công ty
TNHH thực phẩm Đông Á.
14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU SẢN
PHẨM ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THỰC PHẨM ĐÔNG Á
2.1 Tình hình nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2011-2013
2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH thực phẩm Đông Á giai
đoạn 2011-2013
Đơn vị: USD
Năm Trị giá (USD) Tốc độ tăng (%)
2010 230.312,30
2011 253.343,53 10
2012 288.811,62 14
2013 366.790,76 27
(Nguồn:Phòngxuất nhập khẩu công ty TNHH thực phẩm Đông Á)
Nhìn chung, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH thực phẩm Đông Á
tăng qua các năm. Năm 2010, giá trị nhập khẩu của công ty đạt hơn 230 nghìn USD;
năm 2011 là hơn 253 nghìn USD, tăng 10% so với năm 2010. Tốc độ tăng giá trị nhập

khẩu giai đoạn 2011 - 2012 còn cao hơn so với giai đoạn 2010 – 2011, đạt hơn 288
nghìn USD. Nhưng tới năm 2013 thì giá trị nhập khẩuđã lên tới hơn 365 nghìn USD,
tăng gần 1.9 lần so với năm 2010.
Có được thành quả trên là nhờ quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian bên
cạnh sự nỗ lực không ngừng của Ban Giám đốc cũng như đội ngũ nhân viên của công
ty. Cùng với đó, trong giai đoạn này công ty cũng đã tạo được cho mình một chỗ đứng
trên thị trường và tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác nước ngoài.
Vìthế, kéo theo việc tăng lên về giá trị nhập khẩu các sản phẩm đông lạnh phục vụ cho
quá trình sản xuất, phân phối của công ty.
15
2.1.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Bảng 2.2:Cơ cấu mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Tấn
STT Tên sản phẩm
Năm
2011 2012 2013
1
Thịt trâu đông lạnh
không xương
67,10 76,49 97,15
2 Thịt gà đông lạnh 44 50,16 63,70
3 Thit heo đông lạnh 45,76 52,16 66,24
Tổng 156,86 178,81 227,09
(Nguồn: Phòngxuất nhập khẩu công ty TNHH thực phẩm Đông Á
)
Có thể dễ dàng nhận thấy, sản lượng nhập khẩu các sản phẩmđông lạnh cuả công
ty ngày càng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013.
Thịt trâu đông lạnh không xương: đây là mặt hàng mà công ty nhập khẩu với số
lượng lớn và cao nhất trong 3 mặt hàng. Năm 2011 sản lượng nhập khẩu của công ty là
67,10 tấn. Năm 2012 là 76,49 tấn, tăng gần 14% so với năm 2011. Vàsản lượn nhập

khẩu trong năm 2013 là 97,15 tấn, tăng gần 27% so với năm 2012, tăng gần 1.5 lần so
với năm 2011.
Thịt gàđông lạnh: đây là mặt hàng mà công ty nhập khẩu với số lượng thấp nhất
trong 3 mặt hàng. Năm 2011 sản lượng nhập khẩu chỉđạt 44 tấn. Năm 2012 là 50,16
tấn, tăng 6,16 tấn so với năm 2011. Và đạt 63,70 tấn vào năm 2013, tăng 44,77% so
với năm 2011.
Thịt heo đông lạnh: sản lượng nhập khẩu thịt heo đông lạnh chỉ nhỉnh hơn so với
sản lượng nhập khẩu thịt gà dông lạnh một con số nhỏ, chỉ hơn khoảng 4% trong giai
đoạn 2011 – 2013.
16
Thịt trâu đông lạnh không xương luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng
các mặt hàng đông lạnh nhập khẩu của công ty, khoảng 40%. Trong khi sản lượng thịt
gà đông lạnh chỉ chiếm khoảng 28% tỷ trọng sản lượng nhập khẩu của công ty, chỉ
bằng 65,6% sản lượng thịt trâu đông lạnh không xương nhập khẩu.
Việc công ty chủ động nhập khẩu thịt trâu với số lượng lớn (chiếm vị trí cao nhất
trong tổng số các mặt hàng nhập khẩu của công ty) là do trong nước chủ yếu dùng trâu
là một loài gia súc cung cấp sức kéo phục vụ cho nghề nông chứ không dùng để lấy
thịt, vì vậy lượng cung về thịt trâu trong nước là rất khan hiếm. Mặt khác, lượng cung
về thịt gà và thịt heo trong nước rất phong phú nên sản lượng nhập khẩu cóít hơn; tuy
thế, sản lượng nhập khẩu thịt gà và thịt heo đông lạnh vẫn khá cao là do nhu cầu tiêu
dùng các mặt hàng có chất lượng cao của người tiêu dùng ngày càng tăng.
2.1.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Công ty sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài
nước đã quyết định lựa chọn một số nhà cung cấp có uy tín trở thành nguồn cung cấp
sản phẩm nhập khẩu cho công ty. Công ty lựa chọn những nhà cung cấp từ các nước
như Ấn Độ (mặt hàng thịt trâu đông lạnh không xương), Hàn Quốc (mặt hàng thịt gà
đông lạnh) và Mỹ (mặt hàng thịt heo đông lạnh). Vì vậy, cơ cấu về giá trị các mặt hàng
nhập khẩu cũng có thể xem như là cơ cấu về thị trường nhập khẩu của công ty TNHH
thực phẩm Đông Á.
17

Bảng 2.3: Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu của công ty TNHH thực phẩm
Đông Á giai đoạn 2011 -2013
Đơn vị: USD
STT Mặt hàng
Năm
2011 2012 2013
1
Thịt trâu đông lạnh
không xương
177.815 199.153 258.899
2 Thịt gàđông lạnh 67.223 70.835 81.132
3 Thịt heo đông lạnh 86.821 92.108 117.653
Tổng 331.859 362.096 457.684
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH Đông Á)
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu sản phẩm đông lạnh của công
ty TNHH thực phẩmĐông Á giai đoạn 2011 -2013
Năm 2011
18
Năm 2012
Năm 2013
Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 -2013, cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty
TNHH Đông Á không có nhiều biến động. Ấn Độ vẫn luôn là thị trường chiếm tỷ
trọng cao nhất (trên 50%) trong cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty, tiếp sau đó là
Hàn Quốc và đứng cuối cùng là Mỹ.
Tỷ trọng của thị trườngẤn Độ vào năm 2011 là 53.58%, tăng dần qua các năm và
chiếm 56.57% về giá trị từ các thị trường nhập khẩu vào năm 2013.
Trong khi đó, tỷ trọng của thị trường Hàn Quốc giảm dần qua các năm. Cao nhất
là chiếm 20.26% vào năm 2011, sau đó giảm đến năm 2013 chỉ còn 17.72%.
Thị trường Ấn Độ có thể chiếm tỷ trọng cao như vậy là do sản lượng nhập khẩu
cũng như giá thành thịt trâu nhập khẩu cao. Do sản lượng cũng như giá thịt gà đông

lạnh thấp hơn so với 2 mặt hàng kia nên tỷ trọng của Hàn Quốc trong cơ cấu thị trường
nhập khẩu luôn đứng thấp hơn so với 2 quốc gia kia.
2.2 Phương thức vận tải và phương thức thanh toán của công ty
2.2.1 Phương thức vận chuyển
Công ty vận chuyển hàng hóa nhập khẩu từ các nước về Việt Nam bằng phương
thức vận tải đa phương thức.
Quá trình vận chuyển thực phẩm được đóng trong các container lạnh, nhiệt độ
các container được theo dõi chặt chẽ từ khi đóng hang đến khi dỡ hàng.
2.2.2 Phương thức thanh toán
Tuổi đời còn rất trẻ, các đối tác làm ăn với công ty còn khá mới lạ nên phương
thức thanh toán được sử dụng trong các hợp đồng mua bán giữa công ty và các đối tác
19
từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ là phương thức thanh toán bằng L/C. Việc sử dụng phương
thức này đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.
2.3 Nhận xét chung
2.3.1 Thành tựu
Hoạt động nhập khẩu đóng góp không nhỏ vào thành công của công ty trong giai
đoạn 2011 – 2013. Nhập khẩu giúp công ty có được nguồn nguyên liệu chất lượng cao
để phục vụ cho hoạt động sản xuất hay phân phối tạo doanh thu cho công ty.
Bên cạnh đó, việc tham gia hoạt động nhập khẩu cũng giúp cho công ty có cơ hội
tiếp cận với thị trường nước ngoài, đây là bước đệm cho việc tìm kiếm thị trường cho
hoạt động xuất khẩu của công ty. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn về xuất
nhập khẩu của công ty.
2.3.2 Khó khăn
Hiện nay, công ty chỉ mới nhập khẩu một số mặt hàng, chưa tìm kiếm và mở
rộng số lượng các mặt hàng nhập khẩu nên có thể sẽ bỏ qua những mặt hàng mang lại
lợi nhuận cao.
Những đối tác đều là công ty quen thuộc nên có thể sẽ bỏ qua lợi thế cạnh tranh
nếu như là hợp tác với những công ty khác có chất lượng sản phẩm tương đồng nhưng
giá cả rẻ hơn.

20
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU SẢN PHẨM ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY TNHH
THỰC PHẨM ĐÔNG Á
3.1 Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển của công ty
3.1.1 Cơ hội
Tuy chỉ là một công ty có tuổi đời non trẻ nhưng công ty TNHH thực phẩm Đông
Á đã tạo được chỗ đứng và ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường.
Hoạt động nhập khẩu và sản xuất của công ty cũng đang dần đi vào ổn định và
phát triển.
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có chất lượng cao và an
toàn ngày càng tăng nên thị trường tiêu thụ của công ty cũng ngày càng được mở rộng.
Đội ngũ nhân viên ngày càng hoàn thiện về nghiệp vụ, hỗ trợ nhau trong công
việc nhờ đó nâng cao hiệu quả làm việc.
Mối quan hệ làm ăn với các đối tác trong và ngoài nước cũng ngày càng phát
triển, đảm bảo được yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản phẩm của công ty.
Công ty đã vạch ra được mục tiêu và định hướng rõ ràng. Bộ máy tổ chức hoạt
động có hiệu quả.
3.1.2 Khó khăn
Luật doanh nghiệp thông thoáng thuận lợi cho doanh nghiệp cùng với thị trường
tiêu thụ ngày càng mở rộng bên cạnh tạo được cho công ty những thuận lợi nhất định
cũng đồng thời kéo theo sự xuất hiện của không ít đối thủ cạnh tranh.
Hoạt động nhập khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài.
Việc thuế nhập khẩu tăng đối với mặt hàng nhập khẩu sản phẩm đông lạnh khiến
giá cả sản phẩm tăng gây ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ cũng như vấn đề cạnh tranh
với các đối thủ của công ty.
21
Công tác marketing của công ty vẫn còn rất đơn giản, chưa tạo được nhiều dấu
ấn. Do đó hạn chế sự phát triển cũng như mở rộng thương hiệu của công ty trên thị
trường.

3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh nhập khẩu và sản xuất của công ty
3.2.1 Nghiên cứu thị trường
Hiện nay, thị trường hàng thực phẩm đông lạnh quốc tế vẫn là một thị trường còn
rất tiềm năng đối với công ty. Nghiên cứu thị trường là một quá trình thu thập các ài
liệu và các thông tin về thị trường, so sánh các thông tin thu thập được đó, từ đó rút ra
kết luận về xu hướng biến động của thị trường hàng thực phẩm đông lạnh và nắm bắt
các quy luật biến đổi về cung cầu, tạo cơ sở để công ty có thể vạch định được cho
mình một hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn sau này.
3.2.2 Mở rộng thị trường
Với việc nền kinh tế trong nước đang dần hồi phục sẽ đem lại cho công ty thêm
nhiều cơ hội nhưng cũng đặt rakhông ít thách thức đối với công ty, đòi hỏi công ty
phải có những sách lược phù hợp và sáng suốt trong giai đoạn này.
Một trong những thách thức mà công ty phải dối mặt đó chính là việc xuất hiện
thêm những đối thủ cạnh tranh mới trong thị trường thực phẩm đông lạnh. Để giải
quyết vấn đề này ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình công ty còn cần
tích cực tìm kiếm những đối tác mới bên cạnh những đối tác làm ăn lâu năm trước đây,
từ đó tìm kiếm cho mình nguồn cung cấp ổn định, chất lượng và giá cả cạnh tranh để
có thể đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ. Đồng thời, công ty
cũng nên mở rộng thị trường tiêu thụ để tìm kiếm cho mình những phân khúc khách
hàng mới cùng với những khách hàng trung thành trước đây để gia tăng thị phần trong
nước. Cùng với những biện pháp trên công ty cũng nên xây dựng cho mình một hệ
thống phân phối để bảo đảm cho việc tiêu thụ đầu ra và tăng doanh thu.
22
3.2.3 Huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh thì vốn luôn là một trong những yếu tố quan trọng.
Để có thể duy trì và đẩy mạnh hoạt động của công ty cần phải quan tâm đến vấn đề
huy động vốn một cách sâu sắc.
Công ty cần phải biết sử dụng một cách khôn khéo các nguồn vốn điều lệ, vốn
lưu động cũng như vốn vay từ ngân hàng để đầu tư cho các hoạt động nhập khẩu cũng
như sản xuất.

Cần xây dựng một cơ chế thu hồi vốn một cách hiệu quả, cân đối hoạt động thu
chi để tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả gây tình trạng thiếu vốn hay
ứ đọng vốn gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất và kinh
doanh của công ty.
3.2.4 Điều chỉnh lại cơ cấu các loại mặt hàng nhập khẩu của công ty
Hiện nay, các mặt hàng đông lạnh nhập khẩu của công ty chủ yếu là thịt trâu
đông lạnh không xương, thịt gà dông lạnh, thịt heo đông lạnh. Tuy nhiên cuộc sống
ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng
ngày càng đa dạng nếu chỉ gói gọn việc nhập khẩu nói trên sé gây nên sự hạn chế đối
với sự phát triển của công ty. Vì vậy, công ty cần tìm hiểu thị hiếu của người tiêu
dùng, nghiên cứu thị trường để thay đổi cơ cấu các mặt hàng ngày càng phong phú, đa
dạng và có chất lượng ngày càng tốt hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3.2.5 Hoạt động marketing
Tuy đã đạt được những thành công khả quan, tạo được cho mình một chỗ đứng
trên thị trường tuy nhiên công ty vẫn cần chú tâm hơn vào một số hoạt động điển hình
là marketing để có thể tạo được nhiều ấn tượng cũng như quảng bá hình ảnh của mình
trong mắt các đối tác và khách hàng.
Công ty cần thành lập cho mình bộ phận marketing với đội ngũ nhân viên năng
động, giàu sức sáng tạo và có chuyên môn.
23
Xúc tiến quảng bá thương hiệu thông qua các loại hình quảng cáo (tờ rơi, báo
đài, internet hay các hoạt động từ thiện) và đặc biệt là tạo lập một website chính thức
là cầu nối và là nơi cung cấp thông tin về công ty cho đối tác và khách hàng.
Thường xuyên tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh
để vạch định cho mình những chiến lược phát triển phù hợp.
Bên cạnh đó công ty cũng cần có chiến lược định giá phù hợp. Theo sát giá cả thị
trường cũng như giá cả của các đối thủ cạnh tranh tránh đưa ra mức giá không hợp lí
gây khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới lợi nhuận thu
được của công ty.
3.2.6. Nâng cao đội ngũ nhân viên

Là một công ty non trẻ mới thành lập chưa lâu nên vấn đề về nhân sự cũng là một
trong những vần đề cần quan tâm hàng đầu. Để bảo đảm cho sự ổn định và phát triển
công ty thì công ty phải có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn.
Việc chọn lọc, đào tạo đội ngũ nhân viên mang tính chuyên nghiệp, giỏi về
nghiệp vụ để đáp ứng những yêu cầu của công ty cần được chú trọng. Công ty cũng
cần tạo cho nhân viên những điều kiện tốt nhất có thể để họ có thể phát huy và cống
hiến tài năng cho sự phát triển của công ty.
3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan
Hoàn thiện các văn bản pháp quy, thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp khi
có sửa đổi, đơn giản hóa thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tránh tình trạng ứ đọng hàng
hóa làm chi phí tăng giá, nâng cấp hệ thống kho bãi, cầu cảng thuận lợi cho việc xuất
nhập hàng hóa của doanh nghiệp.
Hỗ trợ những thông tin cần thiết về thị trường trong và ngoài nước, về nhu cầu
tiêu dùng để từ đó các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình những kế hoạch, định
hướng phát triển phù hợp.
24
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ
chuyên môn cao, am hiểu luật pháp… nhằm tạo cho doanh nghiệp một đội ngũ nhân
lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
Tổ chức các buổi hội thảo để nắm bắt tâm tư và nguyện vọngcủa doanh nghiệp,
giảm lãi suất vay, đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào giữa
các doanh nghiệp.
Nên chú trọng nhiều hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây là loại hình
chiếm đa số trong nền kinh tế.
Nâng cao trình độ quản lí và tổ chức của các cấp, các chính quyền địa phương và
các cơ quan chức năng.
25
KẾT LUẬN
Với nổ lực hoàn thiện không ngừng, công ty TNHH thực phẩm Đông Á ngày
càng đạt được nhiều thành tựu đáng kể, cùng với đó là sự tin tưởng hợp tác kinh doanh

và thiện cảm của các doanh nghiệp nước ngoài.
Việt Nam tham gia các tổ chức thương mai quốc tế như WTO, ASEAN, gần đây
nhất là TPP mang lại nhiều cơ hội, song cùng với đó là những thách thức to lớn và tất
yếu. Đối với công ty TNHH thực phẩmĐông Á cũng không phải là ngoại lệ, do đó,
công ty cần chú trọng đến đội ngũ nhân lực, phát triển đội ngũ marketing quốc tế, đầu
tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may để nâng cao khả năng cạnh tranh, vị
thế của mình trên thương trường quốc tế, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.

×