Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao điện năng của các trạm bơm tưới do khối hợp tác xã quản lý tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 159 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Kỹ thuật tài nguyên nước với đề tài: "Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao
điện năng của các trạm bơm tưới do khối hợp tác xã quản lý tại huyện Gia Lộc,
tỉnh Hải Dương” tôi đã được nghiên cứu và hoàn thành với sự phấn đấu nỗ lực của
bản thân và sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình nhận quý báu của TS : Lê Văn Chín
Với thành quả đạt được này, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới các thầy,
cô giáo tại trường Đại học Thủy Lợi đã truyền thụ kiến thức khoa học trong suốt
quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp; sự giúp đỡ tạo điều kiện của phòng
Đào tạo Đại học và Sau Đại học, khoa Kỹ thuật tài nguyên nước - Trường Đại học
Thuỷ Lợi. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về sự giúp đỡ tạo
điều kiện của Chi cục Thuỷ Lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải
Dương, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Tuy nhiên, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong các thầy, cô
giáo, các chuyên gia, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý
kiến cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả




Bùi Quý Tuấn
BẢN CAM KẾT

Tên tác giả: Bùi Quý Tuấn
Học viên cao học : 20Q11
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Chín


Tên đề tài luận văn: “ Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao điện năng của các
trạm bơm tưới do khối hợp tác xã quản lý tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” .
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên số liệu, tư liệu thu
thập được từ nguồn thực tế…để tính toán ra các kết quả, từ đó mô phỏng đánh giá
đưa ra nhận xét. Tác giả không sao chép bất kỳ một luận văn hoặc một đề tài nghiên
cứu nào trước đó.


Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả




Bùi Quý Tuấn

MỤC LỤC
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
1 Mục đích: 2
2. Phạm vi nghiên cứu: 2
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1. Cách tiếp cận 2
2. Theo phương pháp nghiên cứu 3
IV. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ VÙNG NGHIÊN CỨU 5
1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính 5
1.1.2. Đặc điểm địa chất - địa hình và các quá trình địa mạo 6
1.1.3. Thổ nhưỡng và đặc điểm nền đáy các khu vực tưới tiêu nghiên cứu 8
1.1.4. Đặc điểm khí hậu, khí tượng 8

1.2.5. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi 12
1.2.5. Đặc điểm nguồn nước 12
1.1.6. Đặc điểm kinh tế – xã hội 13
1.1.7. Tình hình quản lý KTCTTL của khối các HTX dịch vụ nông nghiệp 18
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI TRONG NƯỚC VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU 19

1.2.1. Tổng quan về công tác quản lý, khai thác và bảo về công trình thủy lợi 19
1.2.2. Thực trạng bộ máy tổ chức và quản lý CTTL trên địa bàn huyện Gia Lộc 26
1.2.3. Tổng quan về công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của
khối hợp tác xã ở vùng nghiên cứu 26

1.2.4. Hiện trạng về công trình thuỷ lợi tại vùng nghiên cứu 28
2.1. TÍNH TOÁN CÁC YÊU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 32
2.1.1. Mục đích, ý nghĩa 32
2.1.2. Nhiệm vụ 32
2.1.3. Chọn trạm khí tượng thuỷ văn đại diện và các tài liệu 33
2.1.4. Nguyên lý tính toán mưa tưới thiết kế 36
2.2. TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO LÚA VỤ CHIÊM VÀ VỤ MÙA 42
2.2.1. Ý nghĩa tính toán nhu cầu nước 42
2.2.2. Cơ sở tính toán chế độ tưới cho lúa chiêm 43
2.2.3. Cơ sở tính toán chế độ tưới cho lúa mùa 46
2.2.4.Giới thiệu phần mềm Cropwat 8.0 47
2.3.Tính toán nhu cầu nước của cây trồng cạn 52
2.3.1. Cơ sở tính toán chế độ tưới cho cây trồng cạn 52
2.4. Tính toán nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản 54
2.5. Tổng hợp mức tưới cho cây trồng ứng với nhiệt độ trung bình nhiều năm 56
2.6. Tính toán nhu cầu nước của cây trồng ứng sự thay đổi các yếu tố khí tượng. 57
2.6.1.Tính toán nhu cầu nước khi độ ẩm thay đổi 57
2.6.2.Tính toán nhu cầu nước khi độ ẩm thay đổi 62

2.6.2.Tính toán nhu cầu nước khi số giờ nắng thay đổi 66
3.1. PHÂN TÍCH VÀ PHÂN NHÓM CÁC LOẠI TRẠM BƠM 71
3.1.2. Mục tiêu của việc xây dựng định mức tiêu hao năng lượng điện tưới 71
3.1.2. Đặc điểm xây dựng định mức tiêu hao năng lượng điện tưới 71
3.1.3 Phân nhóm máy bơm 72
3.1.4. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai
thác công trình thủy lợi 73

3.2. TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC TIÊU HAO ĐIỆN NĂNG BƠM TƯỚI
74

3.2.1. Phương pháp xây dựng định mức tiêu hao năng lượng điện cho trạm bơm tưới
74

3.2.2. Nội dung tính toán mức tiêu hao điện năng cho trạm bơm tưới 76
3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CỦA ĐỊNH MỨC TIÊU HAO ĐIỆN
NĂNG BƠM TƯỚI 90

3.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định mức tiêu hao điện năng bơm tưới . 90
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến định mức mức tiêu hao điện năng bơm tưới 91
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, KHAI THÁC
VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI DO KHỐI HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC
QUẢN LÝ 102

3.4.1. Giải pháp công trình 102
3.4.2. Giải pháp phi công trình 102
KẾT LUẬN 104
KIẾN NGHỊ 105
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng trạm Hải Dương 9

Bảng 1.2. Độ ẩm tương đối trung bình tại khu vực nghiên cứu 10
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình năm tại khu vực nghiên cứu 11
Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình năm tại khu vực nghiên cứu 11
Bảng 1.5. Tốc độ gió trung bình năm tại khu vực nghiên cứu 12
Bảng 1-6: Thống kê số lượng máy bơm và trạm bơm 29
Bảng 1-7: Thống kê số lượng cầu cống trên kênh 31
Bảng 2.1. Thời vụ cây trồng 34
Bảng 2.2. Hệ số cây trồng Kc của lúa chiêm xuân và lúa mùa 34
Bảng 2.3. Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của ngô, đậu tương, khoai 35
Bảng 2.4. Chiều sâu bộ rễ của các loại cây trồng cạn 35
Bảng 2.5. Độ ẩm trong lớp đất canh tác 35
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu cơ lý của đất 36
Bảng 2.7. Tài liệu diện tích canh tác 36
Bảng 2.1. Kết quả tính toán các thông số thống kê
X
, C
v
,C
s
39
Bảng 2.2. Bảng thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ 40
Bảng 2.3: Mô hình mưa vụ chiêm ứng với tần suất thiết kế P=75% 40
Bảng 2.4: Mô hình mưa vụ mùa ứng với tần suất thiết kế P=75% 41
Bảng 2.5: Mô hình mưa vụ đông ứng với tần suất thiết kế P=75% 41
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp mưa theo tháng thiết kế ứng với tần suất P=75% 41
Bảng 2.7: Nhu cầu nước cho thủy sản vụ đông 56
Bảng 2.8. Tổng mức tưới cho các cây trồng ứng với nhiệt độ trung bình nhiều năm
56

Bảng 2.9. Tổng mức tưới cho cây trồng (m3) trêm toàn bộ diện tich gieo cấy ứng

với nhiệt độ trung bình nhiều năm 57

Bảng 2.10. Chênh lệch nhiệt độ lớn nhất, nhỏ nhất giữa các tháng trong vụ chiêm 57
Bảng 2.11. Chênh lệch nhiệt độ lớn nhất, nhỏ nhất giữa các tháng trong vụ mùa 58
Bảng 2.12. Chênh lệch nhiệt độ lớn nhất, nhỏ nhất giữa các tháng trong vụ đông 58
Bảng 2.13: Nhu cầu nước vụ chiêm ứng với các kịch bản khi nhiệt độ trung bình
nhiều năm tăng, giảm 59

Bảng 2.14: Nhu cầu vụ mùa ứng với các kịch bản khi nhiệt độ trung bình nhiều
năm tăng, giảm 59

Bảng 2.15: Nhu cầu nước của vụ đông ứng với các kịch bản khi nhiệt độ trung bình
nhiều năm tăng, giảm 60

Bảng 2.16: Nhu cầu nước cả năm ứng với các kịch bản khi nhiệt độ trung bình
nhiều năm tăng, giảm 60

Bảng 2.17: Nhu cầu nước cả năm toàn bộ diện tích gieo cấy ứng với các kịch bản
khi nhiệt độ trung bình nhiều năm tăng, giảm 61

Bảng 2.18: Nhu cầu nước vụ chiêm ứng với các kịch bản khi độ ẩm trung bình
nhiều năm tăng, giảm 62

Bảng 2.19: Nhu cầu vụ mùa ứng với các kịch bản khi độ ẩm trung bình nhiều năm
tăng, giảm 63

Bảng 2.20: Nhu cầu nước của vụ đông ứng với các kịch bản khi độ ẩm trung bình
nhiều năm tăng, giảm 63

Bảng 2.21: Nhu cầu nước cả năm ứng với các kịch bản khi độ ẩm trung bình nhiều

năm tăng, giảm 64

Bảng 2.22: Nhu cầu nước cả năm toàn bộ diện tích gieo cấy ứng với các kịch bản
khi độ ẩm trung bình nhiều năm tăng, giảm 65

Bảng 2.23: Nhu cầu nước vụ chiêm ứng với các kịch bản khi số giờ nắng trung
bình nhiều năm tăng, giảm 66

Bảng 2.24: Nhu cầu vụ mùa ứng với các kịch bản khi số giờ nắng trung bình nhiều
năm tăng, giảm 67

Bảng 2.25: Nhu cầu nước của vụ đông ứng với các kịch bản khi số giờ nắng trung
bình nhiều năm tăng, giảm 67

Bảng 2.26: Nhu cầu nước cả năm ứng với các kịch bản khi số giờ nắng trung bình
nhiều năm tăng, giảm 68

Bảng 2.27: Nhu cầu nước cả năm toàn bộ diện tích gieo cấy ứng với các kịch bản
khi số giờ nắng trung bình nhiều năm tăng, giảm 69
Bảng 3.1 Bảng tính toán định mức điện tưới chi tiết vụ xuân cho từng loại máy bơm
76

Bảng 3.2 Bảng tính toán định mức điện tưới theo nhóm máy bơm đối với vụ chiêm
81

Bảng 3.3. Định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới vụ xuân (kwh/vụ) 84
Bảng 3.4. Định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới vụ mùa (kwh/vụ) 85
Bảng 3.5. Định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới vụ đông (kwh/vụ) 85
Bảng 3.6. Bảng so sánh kết quả điện năng tính toán và điện năng thực tế năm 2012
86


Bảng 3.7. Bảng tổng hợp sai số giữa điện năng tính toán và thực tế 90
Bảng 3.8. Định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới vụ xuân khi nhiệt độ trung
bình vụ tăng 1
0
c 91
Bảng 3.9. Định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới vụ mùa khi nhiệt độ trung
bình vụ tăng 1
0
c 92
Bảng 3.10. Định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới vụ đông khi nhiệt độ trung
bình vụ tăng 1
0
c 92
Bảng 3.11. Bảng so sánh tỷ lệ tăng điện bơm tưới vụ chiêm khi nhiệt độ tăng 1
0
c . 93
Bảng 3.12. Bảng so sánh tỷ lệ tăng điện bơm tưới vụ mùa khi nhiệt độ tăng 1
0
c 94
Bảng 3.13. Bảng so sánh tỷ lệ tăng điện bơm tưới vụ mùa khi nhiệt độ tăng 1
0
c 95
Bảng 3.14. Hệ số điều chỉnh định mức điện năng bơm tưới (k
t
) khi nhiệt độ thay
đổi. 101

Bảng 3.15. Hệ số điều chỉnh định mức điện năng bơm tưới (k
t

) khi độ ẩm thay đổi.
101

Bảng 3.15. Hệ số điều chỉnh định mức điện năng bơm tưới (k
t
) khi số giờ nắngthay
đổi. 101



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Đường tần suất lượng mưa vụ chiêm 39
Hình 3.1. Bảng nhập dữ liệu khí tượng và kết quả tính toán ET
0
49
Hình 3.2. Bảng nhập dữ liệu và kết quả tính toán mưa hiệu quả lúa vụ chiêm 50
Hình 3.3. Bảng nhập dữ liệu về cây lúa chiêm 50
Hình 3.4. Bảng dữ liệu về đất vụ Chiêm 51
Hình 3.5: Bảng kết quả tính chế độ tưới cho lúa vụ chiêm 52





1
MỞ ĐẦU
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO ĐIỆN NĂNG
CỦA CÁC TRẠM BƠM TƯỚI DO KHỐI HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ
TẠI HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG .


I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu Ủy ban
nhân dân các tỉnh chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi xây dựng
định mức kinh tế kỹ thuật cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi được giao. Năm 2012, Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành bộ Định mức kinh tế kỹ thuật cho công tác
quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi áp dụng cho các doanh nghiệp khai
thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 5753/2002/QĐ-UB ngày
05/12/2002. Bộ định mức này được điều chỉnh, bổ sung năm 2007 và đã được UBND
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 11/9/2007. Bộ định mức là căn
cứ quan trọng giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp khai thác công
trình thuỷ lợi tăng cường công tác quản lý, khai thác, phát huy hiệu quả phục vụ của
các công trình
. Ngoài Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình
thủy lợi tỉnh Hải Dương và Công ty cổ phần Quản lý đô thị Hải Dương làm nhiệm vụ
quản lý đầu mối các công trình thủy lợi có quy mô vừa và lớn.
Căn cứ Quyết định số 2870/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 về việc phê duyệt
danh mục công trình thuỷ lợi được phân cấp quản lý, khai thác trên địa bàn tỉnh Hải
Dương. Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi được phân cấp quản lý, khai
thác: 273 trạm bơm; Trong đó: Trạm bơm chuyên tưới 105 trạm; trạm bơm chuyên
tiêu: 60 trạm; trạm bơm tưới tiêu kết hợp 108 trạm.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn có các hợp tác xã, tổ hợp tác đang
quản lý các hệ thống công trình thủy lợi quy mô nhỏ và hệ thống kênh mương nội
đồng. Theo Quyết định số 2870/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 phân cấp giao cho
hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý, khai thác 963 trạm bơm. Trong đó: 828


2
trạm bơm chuyên tưới; 15 trạm chuyên tiêu; 120 trạm tưới tiêu kết hợp.
Bộ định mức đã được tỉnh Hải Dương ban hành nêu trên được xây dựng cho

công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đối với doanh nghiệp khai
thác công trình thuỷ lợi. Trong khi đó, khối các Hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác làm
dịch vụ thuỷ nông trên địa bàn chưa có bộ định mức.
Do vậy nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy tối đa hiệu quả phục vụ của
hệ thống công trình thuỷ lợi cần thiết và cấp bách phải xây dựng và ban hành một
bộ Định mức kinh tế kỹ thuật cho công tác quản lý khai thác hệ thống công trình
thủy lợi áp dụng đối với các HTX, tổ hợp tác làm dịch vụ thủy nông trên địa bàn
tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Gia Lộc nói riêng.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, tôi thấy rằng việc "Nghiên cứu xây dựng định
mức tiêu hao điện năng của các trạm bơm tưới do khối hợp tác xã quản lý tại huyện
Gia Lộc, tỉnh Hải Dương" là cấp thiết.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1 Mục đích:
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao điện năng của các
trạm bơm tưới do khối hợp tác xã quản lý tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương”
nhằm những mục đích sau:
− Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
do khối hợp tác xã quản lý trên địa bàn huyện Gia Lộc;
− Xây dựng định mức tiêu hao điện năng của các trạm bơm tưới do khối hợp tác
xã quản lý;
− Đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ phù hợp để tăng hiệu quả
hoạt động của các công trình thủy lợi do khối hợp tác xã quản lý.
2. Phạm vi nghiên cứu: huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương .
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cách tiếp cận
- Theo quan điểm hệ thống;
- Theo quan điểm thực tiễn và tổng hợp đa mục tiêu;
- Theo quan điểm bền vững;



3
- Theo sự tham gia của người hưởng lợi.
2. Theo phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu, phương
pháp thống kê xác suất
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích hệ thống;
- Phương pháp so sánh nội suy;
IV. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN



4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ
XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đổi mới cơ chế, chính sách
quản lý khai thác công trình thủy lợi. Đặc biệt là ở các nước tiên tiến thì các cơ chế
chính sách quản lý cơ bản đã được hoàn thiện và phát huy hiệu quả rất cao như ở
Nhật, Israel, Mỹ, Pháp Italy
Ở Việt nam, hiện nay nhiệm vụ đổi mới cơ chế, chính sách quản lý được cho
rằng là nhiệm vụ hàng đầu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thủy
lợi, trong đó xây dựng bộ định mức kinh tế kỹ thuật được xác định là nhiệm vụ tiên
phong làm cơ sở để hoàn thiện mô hình tổ chức, đổi mới phương thức quản lý, xóa
bỏ cơ chế “xin cho” thực hiện cơ chế “đấu thầu, đặt hàng” theo định mức. Định
mức tiêu hao điện năng bơm tưới là một định mức quan trọng nhất nằm trong bảy
định mức thuộc bộ ĐMKTKT.
Việc nghiên cứu xây dựng ĐMKTKT, hay giá nước trong quản lý, khai thác

và bảo vệ công trình thủy lợi đã có nhiều tổ chức và nhà khoa học trong nước
nghiên cứu, điển hình như: Nghiên cứu xác định phương pháp lập định mức tiêu thụ
điện năng cho công tác bơm tiêu trong hệ thống công trình lợi của tác giả Trương
Đức Toàn, Đặng Ngọc Hạnh, năm 2009; Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh tế xã hội trong các dự án đầu tư xây dựng nâng cấp hiện đại hóa công
trình thủy lợi – Trung tâm Nghiên cứu kinh tế, năm 2004; Nghiên cứu sửa đổi hệ
thống chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình
thủy lợi, tỉnh Hải Dương, năm 2007; Nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế kỹ
thuật cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi do khối hợp tác
xã quản lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tác giả Lê Văn Chín, 2012. Nghiên cứu xây
dựng định mức tiêu hao điện năng bơm tưới do khối hợp tác xã quản lý trên địa bàn
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, tác giả Nguyễn Mạnh Cường, 2013. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này chưa đi sâu vào đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố khí


5
tượng đến định mức tiêu hao điện năng mà chỉ kể đến ảnh hưởng của sự thay đổi
lượng mưa còn chưa kể đến ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố như nhiệt độ, gió,
số giờ nắng, độ ẩm.
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính
1. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam.Vị trí địa lý: 20°43' đến 21°14' độ vĩ Bắc; 106°03' đến
106°38' độ kinh Đông
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà
Nội 57 km về phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông.
+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh,
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang,
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh

+ Phía Đông giáp thành phố Hải Phòng,
+ Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình
+ Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên.
Về hành chính, Hải Dương bao gồm 01 thành phố trực thuộc, 01 thị xã và
10 huyện với 264 xã, phường, thị trấn:
Thành phố Hải Dương bao gồm 15 phường và 6 xã; thị xã Chí Linh bao gồm 8
phường và 12 xã; huyện Kinh Môn bao gồm 3 thị trấn và 22 xã; huyện Kim
Thành bao gồm 1 Thị trấn và 20 xã; huyện Nam Sách bao gồm 1 thị trấn và 19 xã;
huyện Thanh Hà bao gồm 1 thị trấn và 24 xã; huyện Cẩm Giàng bao gồm 2 thị trấn
và 17 xã; huyện Bình Giang bao gồm 1 thị trấn và 17 xã; huyện Tứ Kỳ bao gồm 1
thị trấn và 25 xã; huyện Gia Lộc bao gồm 1 thị trấn và 22 xã; huyện Ninh Giang bao
gồm 1 thị trấn và 27 xã; huyện Thanh Miện bao gồm 1 thị trấn và 18 xã.
Tỉnh có hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ rất thuận lợi, có
quốc lộ 5 chạy qua tỉnh, quốc lộ 18 chạy qua phía Bắc tỉnh, phần qua tỉnh dài 20
km, quốc lộ 183 chạy dọc tỉnh nối quốc lộ 5 và quốc lộ 18 dài 22 km, tuyến đường


6
sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với đường quốc lộ 5 có 7 ga đỗ đón trả
khách nằm trên địa bàn tỉnh. Tuyến đường sắt Kép - Phả Lại cung cấp than cho nhà
máy điện Phả Lại. Hệ thống giao thông thuỷ có 16 tuyến dài 400 km do trung ương
và tỉnh quản lý cho tàu thuyền trọng tải 400 – 500 tấn qua lại dễ dàng. Vị trí địa lý
và hệ thống giao thông trên đã tạo điều kiện cho Hải Dương giao lưu kinh tế với các
tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế rất thuận lợi, Hải Dương có cơ hội tham gia
vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, đặc biệt là trao đổi hàng
hoá với các tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu.
Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi
núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí
Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng
cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại

chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích
hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
2. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính huyện Gia Lộc
Gia Lộc là một huyện nằm phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương, với tổng diện
tích 112,4 km². Đơn vị hành chính huyện có một thị trấn và 22 xã: Đoàn Thượng, Đồng
Quang, Đức Xương, Gia Hòa, Gia Khánh, Gia Lương, Gia Tân, Gia Xuyên, Hoàng
Diệu, Hồng Hưng, Lê Lợi, Liên Hồng, Nhật Tân, Phạm Trấn, Phương Hưng, Quang
Minh, Tân Tiến, Thống Kênh, Thống Nhất, Toàn Thắng, Trùng Khánh, Yết Kiêu.
1.1.2. Đặc điểm địa chất - địa hình và các quá trình địa mạo
Tỉnh Hải Dương là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nằm ở cửa ngõ phía Đông thủ
đô Hà Nội, Hải Dương có một vị trí giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường
sắt và đường thuỷ, tạo điều kiện cho tỉnh một cơ hội giao lưu kinh tế và tiếp nhận
văn minh đô thị của cả vùng Bắc Bộ. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, có thể chia thành 2 vùng chính:
+ Vùng núi: Chiếm 11% diện tích thuộc 13 xã huyện Chí Linh, 10 xã huyện
Kinh Môn
+ Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, địa hình nghiêng và thấp dần


7
từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Huyện Gia Lộc có cao độ trung bình từ 2,0 - 2,5m, thoải dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, theo hướng chung của tỉnh Hải Dương. Địa hình này không cản
trở đến việc cơ giới hóa và thủy lợi hóa trong quá trình phát triển nông nghiệp.
Kết quả khảo sát địa chất công trình xây dựng trạm bơm Quán Phấn thuộc địa
phận xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc cho thấy đặc điểm địa tầng như sau:
Lớp 1: Đất lấp chiều dày lớp đất dao động từ 0.7 đến 1.0 m. Lớp đất có thành phần
chủ yếu là đất sét pha lẫn tạp chất.
Lớp 2: Sét pha màu xám vàng, xám xanh trạng thái dẻo mềm. Phân bố ở độ sâu từ
0.0 đến 1.0m

Lớp 3: Sét pha, màu xám vàng, xám ghi, trạng thái dẻo chảy. Phân bố dưới lớp 1 và
lớp 2 của địa tầng khảo sát, xuất hiện tại các hố khoan. Độ sâu và bề dày của lớp từ
0.7 đến 1.0m
- Khối lượng thể tích tự nhiên (γ) 1.84 g/cm
2
;
- Khối lượng thể tích khô (γ
c
) 1.37 g/cm
2
;
- Khối lượng riêng (∆) 2.69 g/cm
2
;
- Lực dính kết (c) 0.143 KG/cm
2
;
- Cường độ chịu tải quy ước (Ro) 0.88 KG/cm
2
;
- Mô đun tổng biến dạng (Eo) 45 KG/cm
2
.
Lớp 4: Cát pha, màu xám đen. Phân bố ở độ sâu từ 1.4m đến 6.0m, chiều dày lớp
đất dao động từ 3.3m đến 3.8m
- Khối lượng thể tích tự nhiên (γ) 1.82 g/cm
2
;
- Khối lượng thể tích khô (γ
c

) 1.38 g/cm
2
;
- Khối lượng riêng (∆) 2.66 g/cm
2
;
- Lực dính kết (c) 0.058 KG/cm
2
;
- Cường độ chịu tải quy ước (Ro) = 0.86 KG/cm
2
;
- Mô đun tổng biến dạng (Eo)= 38 KG/cm
2
.
Lớp 5: Sét pha xen kẹp cát, màu xám ghi, xám đen. Phân bố dưới cùng của địa tầng
khảo sát, chiều dày lớp đất dao động từ 2.0m đến 2.8m .


8
- Khối lượng thể tích tự nhiên (γ) 1.77 g/cm
2
;
- Khối lượng thể tích khô (γ
c
) 1.29 g/cm
2
;
- Khối lượng riêng (∆) 2.67 g/cm
2

;
- Lực dính kết (c) 0.095 KG/cm
2
;
- Cường độ chịu tải quy ước (Ro) = 0.72 KG/cm
2
;
- Mô đun tổng biến dạng (Eo)= 25 KG/cm
2
.
1.1.3. Thổ nhưỡng và đặc điểm nền đáy các khu vực tưới tiêu nghiên cứu
Toàn tỉnh Hải Dương có 18 loại đất, với 4 nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa có diện tích 76.025 ha chiếm 45,7% diện tích lãnh thổ.
Loại đất này được hình thành từ phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình. Tầng
mặt có màu nâu xám, tầng dưới xám. Thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt
nặng hoặc sét. Độ ph từ 4 - 4,5 mùn ở tầng mặt giàu (>2%) đạm tổng số tầng mặt
giàu, lân tổng số nghèo.
- Nhóm phù sa úng nước có diện tích 1.633 ha, phân bố chủ yếu ở huyện
Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kinh Môn, Chí Linh. Đây là loại đất ở
vùng thấp trũng. Đất thường chua (ph <4,5) giàu mùn, đạm, nghèo lân và kali
- Nhóm phù sa ngòi suối nằm ở hai bên các suối nhỏ thuộc huyện Chí Linh
có diện tích 322 ha.
- Nhóm đất xám bạc màu trên đá cát có diện tích 3.456 ha phân bố chủ yếu ở
Chí Linh, Kinh Môn
Nước dưới đất rất phong phú, chúng tàng chữ trong các lớp đất thuộc phạm
vi khảo sát, nguồn cung cấp chủ yếu là nước mặt và nước mưa. Huyện Gia Lộc có
thổ nhưỡng thuộc nhóm phù sa úng nước. Đất thường chua (ph<4.5) giàu mùn,
đạm, nghèo lân và kali.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Toàn tỉnh Hải Dương có 13 trạm khí tượng và đo mưa là Bến Tắm, Phả Lại,

Chí Linh, Nam Sách, Kim Thành, Cẩm Giàng, Hải Dương, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia
Lộc, Ninh Giang, An Thổ, Thanh Miện.
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một năm
có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều,


9
1.Khí hậu
Gia Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô
hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng
năm. Nhiệt độ trung bình năm 23 °C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và
tháng 2 (khoảng 10-12 °C); tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7
(khoảng 37-38 °C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.463 mm, tổng tích ôn
khoảng 8.2000, độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%.
Do đặc điểm của địa hình, địa mạo nên khí hậu Gia Lộc được chia làm 2 vùng:
- Khí hậu vùng đồng bằng phía nam mang đặc điểm khí hậu như các vùng đồng
bằng trong tỉnh.
- Khí hậu vùng bán sơn địa chiếm diện tích phần lớn trong vùng, do vị trí địa lí
và địa hình phân hoá nên mùa đông ở đây lạnh hơn vùng khí hậu đồng bằng.
2.Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm 23,3
o
C, dao động trong khoảng 21-26
o
C. Nhiệt độ tháng
thấp nhất vào tháng I, II đạt từ 13-15
o
C, cao nhất vào tháng VI, VII, đạt từ 30-33
o
C.

Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng trạm Hải Dương
Đơn vị: (
o
C)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Hải Dương
15,9
17,0
20,0
24
27,3
28,8
28,8
28,4
27,1
23,8
20,9

17,2
23,3

3.Độ ẩm
Mùa đông, do ảnh hưởng của bốc hơi bề mặt nên độ ẩm tuyệt đối thấp nhất và
dao động từ 15 - 17mb. Mùa hạ có độ ẩm khá cao, những trị số trung bình tháng của
độ ẩm tuyệt đối thường dao động từ 32 - 34mb. Tuy nhiên, do nhiệt độ cao nên độ
ẩm tương đối không lớn và đạt khoảng 87%. Độ ẩm tương đối thường có trị số cao
trong năm. Thời kỳ khô hanh, độ ẩm tương đối giảm xuống còn khoảng 79% vào
các tháng XI-XII, Nửa đầu mùa đông, do chịu ảnh hưởng của không khí cực đới
biến tính qua biển nên độ ẩm tăng xấp xỉ tới 90%, tương phản rõ rệt với giai đoạn
đầu mùa và đây là thời kỳ ẩm nhất của khu vực.


10
Bảng 1.2. Độ ẩm tương đối trung bình tại khu vực nghiên cứu
Đơn vị(%)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Hải
Dương
78 82 85 85 82 82 82 85 80 75 72 73 80

+ Độ ẩm không khí trung bình năm : 80%
+ Độ ẩm không khí cao nhất : 85%
+ Độ ẩm không khí thấp nhất : 72%
4.Lượng mưa
Tổng lượng mưa năm là một đặc trưng quan trọng trong cân bằng nước, nó là
thành phần không thể thiếu khi phân tích đánh giá nguồn nước của khu vực và lưu
vực sông. Vùng nghiên cứu có điểm đo mưa là trạm Hải Dương. Điểm đo mưa Hải
Dương có số liệu đo từ năm 1975 - 2012, số liệu tương đối đầy đủ.

Trên cơ sở số liệu của trạm này cho thấy: Tổng lượng mưa năm trung bình
nhiều năm trong khu vực là 1472,1 mm. Lượng mưa trong năm phân phối không
đều và chia thành hai mùa, gây lên tình trạng hạn hán về mùa khô và lũ lụt trên lưu
vực vào mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10 chiếm từ 80% - 85% lượng
mưa cả năm, lượng mưa lớn nhất tập trung vào tháng 7,8,9.
+ Lượng mưa thường chủ yếu tập trugn từ tháng IV đến tháng X, chiếm 85%
lượng mưa cả năm.
+ Lượng mưa trung bình năm : 1472,1mm.
+ Lượng mưa năm một năm lớn nhất : 1,860mm.
+ Tháng có ngày mưa trung bình nhiều nhất : 02 ngày (tháng 10 hàng năm).



11
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình năm tại khu vực nghiên cứu
Đơn vị: (mm)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm

Hải
Dương

22,0

24,1

50,1

80,0 182,4

245,9

252,5

263,0

184,6

105,2

41,6

20,8

1472,1


5. Nắng
Nắng là một yếu tố khí hậu có quan hệ chặt chẽ với bức xạ mặt trời và bị chi

phối bởi lượng mưa trong khu vực. Tại vùng dự án số giờ nắng trong năm trung
bình nhiều năm đạt 1531,5 giờ/năm, ánh sáng mặt trời chiếu sáng cơ bản là quanh
năm và thời gian chiếu sáng trong ngày phụ thuộc theo mùa hè và mùa đông. Bình
quân số giờ nắng trong ngày là 4,0 giờ.
Tháng VII có số giờ nắng cao nhất đạt 214,5 giờ và tháng III có số giờ nắng
thấp nhất đạt 41,6 giờ
Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình năm tại khu vực nghiên cứu
Đơn vị: (h)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Chí
Linh
83 44,4

41,6

85,8 204,4


176,2

214,5

100 106,6

187 157,5

130,5

1531,5


6. Gió, Bão
a. Gió
Mùa hạ, cùng với sự phát triển của luồng phía Nam của gió mùa các hướng từ
Đông Nam đến Nam chiếm ưu thế tuyệt đối và đạt từ 50 - 60%. Các hướng khác chỉ
còn dưới 10%.
Thời kỳ chuyển tiếp sang mùa đông, sự phân bố hướng gió trở nên phức tạp. Tháng
IX, hầu như không thấy hướng nào chiếm ưu thế rõ rệt. Hướng Tây Bắc chiếm tần suất
từ 20 - 30% nhưng hướng Đông Nam đối lập cũng có tần suất từ 15 - 20%.
Tốc độ gió phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gradien khí áp theo chiều nằm
ngang, địa hình và mức độ che khuất của địa phương đón gió. Tốc độ gió bình quân


12
của khu vực dao động trong khoảng từ 2,9 - 4,0 m/s, tốc độ gió cực đại vào tháng
VII, đạt 4 m/s.
+ Hướng gió chủ đạo mùa hè : Đông Nam là chủ đạo.
+ Hướng gió chủ đạo mùa Đông : Gió Bắc là chủ đạo.

Bảng 1.5. Tốc độ gió trung bình năm tại khu vực nghiên cứu
Đơn vị: (m/s)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Hải
Dương

1,0 1,0 0,9 0,9 1,0 0,9 1,0 0,9 0,8 0,9 0,9 0,9 0,9

1.2.5. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi
Tỉnh Hải Dương nằm ở vùng tả sông Hồng, trong tỉnh có các sông chính như
sông Thái Bình, Kinh Thày, Đá Vách, Rạng, Gùa, Văn Úc, Mạo Khê, Phi Liệt,
Thương, Luộc và sông Kinh Môn. Ngoài ra còn có các sông nội đồng chính như
sông Kẻ Sặt, sông Đình Đào, sông Cửu An thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng
Hải, các sông Hương, Bằng Lai, Kênh Than và một số sông nhỏ khác thuộc các hệ
thống thuỷ nông thị xã Chí Linh, An Kim Hải, Nam Sách, Thanh Hà và Kim Thành.
1.2.5. Đặc điểm nguồn nước
+ Nước mặt:

- Nguồn nước mặt ở vùng đồng bằng Hải Dương rất phong phú. Hệ thống
sông Thái Bình và các chi lưu của sông Hồng chảy qua vùng đồng bằng đã tạo nên
hệ thống dòng chảy dạng mắt lưới, đặc trưng cho vùng đồng bằng. Cùng với sông tự
nhiên, hệ thống kênh, mương đóng vai trò lớn trong việc tưới tiêu của tỉnh.
Sông Thái Bình vào Hải Dương chia làm nhiều nhánh chảy ra biển qua các
cửa: Thái Bình, Văn úc, Lạch Tray, sông Mía.
Các sông trục nội đồng thuộc hệ thống thủy nông Bác Hưng Hải đều tập
trung nước về sông Thái Bình. Đó là các sông Tràng Kỹ, Sông Sặt, sông Tây Kẻ
Sặt, sông Cửu An, sông Cầu Xe.
Về chế độ dòng chảy của các sông đều chịu ảnh hưởng bởi chế độ dòng chảy


13
của sông Hồng. Qua các tài liệu hàng năm cho thấy, lũ sông Thái Bình đồng bộ với
lũ sông Hồng, nhưng phần lớn các trận lũ của sông này đều chịu ít nhiều ảnh hưởng
bởi nước dồn ứ của lũ sông Hồng. Về mùa cạn, lượng nước ở hệ thống sông Thái
Bình còn rất ít. Tại Phả Lại, lưu lượng nước bình quân của các tháng mùa khô chỉ
còn 4 - 5m 3/s.
+ Nước ngầm: Nằm trong phạm vi vùng trũng của khu vực đồng bằng bắc
bộ, nguồn nước ngầm trong khu vực nghiên cứu tương đối phong phú và phân bố
nông, trung bình từ 1 đến 1,5m.
+ Thuỷ triều: Nằm trên dải ven biển có biên độ triều đạt biên độ từ 2,5 đến
3,5m, các điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu chịu (chịa) ảnh hưởng đáng kể
của thuỷ triều. ảnh hưởng của thuỷ triều trên hệ thống sông Thái Bình có thể lên tới
giáp vùng trung du là Chũ. Ranh giới nhiễm mặn lên tới các xã An Thanh, Cộng
Lạc huyện Tứ Kỳ. Trong mùa kiệt trên các sông Văn úc, sông Thái Bình, có dòng
chảy ngược. Tốc độ chảy ngược của đoạn sông Văn úc tại Trung Trang đạt 1,5m/s.
Triều cường trong thời mực lũ đã tạo nên sự ngập úng sâu và kéo dài, gây suy thoái
môi trường đất và nước của khu vực nghiên cứu.
1.1.6. Đặc điểm kinh tế – xã hội

1. Dân cư, lao động
Theo Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2012: Dân số tỉnh Hải Dương là
1.735.084 người (Trong đó nam giới là 850.539 người, nữ giới là 884.545). Dân số
sống ở nông thôn là 1.353.709 người, chiếm 78,0 % tổng dân số cả tỉnh; dân số
sống ở thành thị 381.375 người chiếm 22,0%.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 1.048 người/km
2
, mật độ dân số cao nhất là
ở thành phố Hải Dương (3.090 người/km
2
), mật độ dân số thấp nhất ở huyện Tứ Kỳ
(911 người/ km
2
).
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 1.050.520 người. Trong đó
số người lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 431.764 người (chiếm
41,1%); Công nghiệp và xây dựng: 342.470 người (chiếm 32,6%); Dịch vụ:
276.286 người (chiếm 26,3%).


14
Cơ cấu GDP trên địa bàn tỉnh: GDP lĩnh vực Nông - Lâm - Thuỷ sản giảm dần
từ 19,7% năm 2010, xuống 19,2% năm 2012; GDP lĩnh vực công nghiệp - xây dựng
giảm từ 42,4% năm 2010 xuống 39,6% năm 2012; các ngành dịch vụ khác từ 28,9%
năm 2010 lên 33,8% năm 2012.
2. Hiện trạng nông nghiệp và nông thôn
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, lực lượng lao động
Hải Dương đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của quá trình công nghiệp
hoá và hiện đại hoá đất nước.
Là một tỉnh nông nghiệp đa phần các huyện, thị xã và thành phố có tới gần

80% dân số làm nghề nông nên công tác thuỷ lợi chiếm một vị trí quan trọng trong
sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Về lao động của Hải Dương chủ yếu là lao động nông nghiệp, có tiềm năng rất
lớn cho nhu cầu phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp đòi hỏi lao động
kỹ thuật đơn giản như dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng Nhìn chung lao động
trong tỉnh lớn, lao động thiếu việc làm nhiều, chủ yếu lao động phổ thông, tỷ lệ lao
động qua đào tạo không cao. Người dân cần cù, năng động trong sản xuất kinh
doanh.
Theo Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6
tháng đầu năm, một số nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành những tháng
cuối năm 2013 của UBND tỉnh Hải Dương tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khoá XV,
hiện trạng nông nghiệp và nông thôn của tỉnh năm 2013 như sau:
Giá trị SX Nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh 2010) ước đạt 9.010 tỷ
đồng, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Sản xuất nông nghiệp:
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 99.385 ha, bằng
60,9% KH năm. Sản xuất vụ Đông: Tổng diện tích gieo trồng đạt 22.027 ha, giảm
2,1%; GTSX (theo giá 2010) đạt 1.712 tỷ đồng, giảm 11,8% so với Vụ Đông năm
trước. Song sản phẩm dễ tiêu thụ và bán được giá, giá trị SX (giá hiện hành) tăng
15,1% so với năm trước.


15
Diện tích lúa chiêm xuân đạt 63.339 ha, bằng 100,5% KH, giảm 0,4% so với
năm trước, tỷ lệ diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao tăng 5,5% so với vụ xuân năm
trước. Năng suất lúa bình quân ước đạt 64,1 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/1ha so với năm trước.
Diện tích rau màu các loại đạt 8.407 ha, bằng 105,1% KH. Rau màu vụ xuân sinh
trưởng và phát triển tương đối thuận lợi, cho năng suất cao.
Sản lượng vải năm 2013 ước đạt trên 45 nghìn tấn, tương đương năm 2012.
Giá bán đầu vụ từ 30-35 nghìn đồng/kg, giá vải sớm cuối vụ giảm còn 15-20 nghìn

đồng/kg
- Chăn nuôi: Thời điểm 01/4/2013, tổng đàn trâu đạt 5.310 con, giảm 8,9%;
đàn bò đạt 21.610 con, giảm 3,7%; đàn lợn 556.930 con, tăng 1,9%; Đàn gia cầm 8
triệu 720 nghìn con, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước
.
- Thủy Sản:
diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 10.217 ha. Trong đó, diện tích
nuôi cá 10.003 ha, đạt 99,4% KH năm; giá cá thương phẩm ổn định; sản lượng cá nuôi thu
hoạch ước đạt 30.370 tấn, bằng 49,4% KH. Tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình nuôi cá
lồng, đến nay toàn tỉnh có 560 lồng nuôi, tăng 20 lồng so với quý I/2013.
Xây dựng nông thôn mới: công tác xây dựng nông thôn mới được tăng cường
chỉ đạo. Đến nay trong số 58 xã thực hiện giai đoạn 1 có 57 xã được phê duyệt qui
hoạch chung, 48 xã được phê duyệt qui hoạch chi tiết, 48 xã được phê duyệt đề án.
Đã huy động và lồng ghép nhiều nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng khu vực nông thôn,
tập trung ưu tiên cho các công trình GTNT, cấp nước sinh hoạt, trụ sở, trạm y tế, 6
tháng đầu năm, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ trực tiếp bằng xi măng xây dựng GTNT với
khối lượng 20.868 tấn, đạt 46% KH năm. Cải tạo, nâng cấp 199 km đường GTNT
từ các nguồn vốn. Một số xã đạt thêm một số tiêu chí về nông thôn mới.
Phương hướng phát triển nông nghiệp của các xã trong vùng đều tập trung
vào vấn đề cải tạo cơ cấu cây trồng, tìm mọi phương pháp để đưa các giống cây
trồng ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt vào thay thế cho các giống cây
trồng hiện nay. Khai thác triệt để các diện tích trước đây không canh tác được đưa
vào sử dụng cho mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp bằng các biện pháp thuỷ
lợi và các giải pháp khoa học kỹ thuật khác.


16
3. Hiện trạng phát triển công nghiệp
Tại tỉnh Hải Dương hiện có 5 khu công nghiệp tập trung, bao gồm: Khu công
nghiệp (KCN) Đại An (645 ha), KCN Lai Cách (190,73 ha), KCN Nam Sách(63

ha), KCN Phúc Điền (170 ha), KCN Tân Trường (240 ha),
Giá trị SX công nghiệp – xây dựng (giá 2010) ước đạt 34.737,4 tỷ đồng, tăng
10,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó GTSX công nghiệp ước đạt 31.738,4 tỷ
đồng, tăng 11,7% (chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10,1%) so với cùng kỳ
năm trước. Sản xuất công nghiệp vẫn đứng trước nhiều khó khăn do sức cầu trên thị
trường giảm, lượng sản phẩm tồn kho còn khá lớn. Tuy nhiên, sản xuất một số sản
phẩm chính như: VLXD, ô tô lắp ráp, điện SX có bước phục hồi. Một số sản phẩm
sản xuất có mức tăng như: Đá xây dựng tăng 13,7%; xi măng tăng 1,9%, mạch điện
tử tăng 30,9%; xe ca động cơ từ 5 chỗ ngồi trở lên tăng 60,8%; điện sản xuất tăng
18,0% Một số sản phẩm giảm như: máy điện thoại hữu tuyến giảm 36,8%, thanh
nhôm giảm 2,1%.
4. Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi, đê điều của tỉnh Hải Dương
a. Phân khu thủy lợi:
Theo Quyết đựnh số 09/QĐ - UBND ngày 05/01/2009 của UBND tỉnh Hải
Dương về việc phê duyệt dự án quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Hải Dương đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020.
Hệ thống công trình thuỷ lợi tỉnh Hải Dương có thể chia thành 2 khu vực rõ rệt
là vùng thuỷ lợi Bắc Hưng Hải và vùng thuỷ triều.
- Khu vực thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải gồm 7 huyện, thành phố: Cẩm
Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện, Thành phố Hải
Dương. Diện tích đất tự nhiên 82.590 ha, diện tích đất canh tác cần tưới 48.272 ha,
diện tích cần tiêu 76.823 ha. Khu vực này sử dụng nguồn nước tạo nguồn từ hệ
thống Bắc Hưng Hải và một phần nhỏ lấy nước trực tiếp qua các cống dưới đê sông
Thái Bình, sông Luộc để phục vụ tưới tiêu.
- Khu vực thủy triều gồm 5 huyện, thị xã: Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn,
Kim Thành, Thị xã Chí Linh. Diện tích đất tự nhiên 83.009 ha, diện tích đất canh

×