Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề luyện ôn thi kiểm tra học kì II năm học 2014 2015 môn lịch sử trường THPT Trại cau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.32 KB, 6 trang )

SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1. (3,0 điểm)
Hãy nêu ba cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của nhân dân ta trong thời
Bắc thuộc. Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì này?
Câu 2. (3,5 điểm)
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế
kỉ X đến thế kỉ XV theo các nội dung: tên cuộc kháng chiến/ khởi nghĩa, thời gian,
quân xâm lược, người chỉ huy, trận quyết chiến chiến lược.
Câu 3. (3,5 điểm)
Trình bày đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng. Phân tích tính chất và
ý nghĩa của cuộc cách mạng này.
Hết
Đề 1
SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 10 (chương trình chuẩn)
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
1. Hướng dẫn chung
- Học sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ
bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm
- Học sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến
khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài.
- Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,5 điểm.
2. Hướng dẫn chấm chi tiết
Câu Đáp án Điểm
Câu 1


(3,0 điểm)
- Nêu được tên, thời gian của ba cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu
biểu của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.
- Nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì
này:
+ Trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng
dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên
tiếp, rộng lớn, quyết liệt, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba
quận tham gia.
+ Kết quả: nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi, lập được chính
quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
+ Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí
tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
1,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(3,5 điểm)
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống
ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
Tên cuộc ĐT, thời
gian
Quân xâm
lược
Người chỉ
huy
Trận quyết chiến
chiến lược
- Cuộc kháng chiến

chống Tống thời tiền
Lê (981)
- Kháng chiến chống
Tống thời Lý (1075-
1077)
- Kháng chiến chống
Mông - Nguyên (TK
XIII)
- Kháng chiến chống
quân Minh 1407
- Nhà Tống
- Nhà Tống
- Quân
Mông-
Nguyên
- Nhà Minh
- Lê Hoàn
- Lý Thường
Kiệt
- Các vua
Trần và Trần
Hưng Đạo
- Hồ Quý Ly
- Bạch Đằng và
ải Chi Lăng
- Sông Như
Nguyệt
- Đông Bộ Đầu,
Hàm Tử,
Chương Dương,

Bạch Đằng
0,75
0,75
0,75
0,5
ĐỀ 1
- Phong trào đấu
tranh chống quân
xâm lược Minh và
khởi nghĩa Lam Sơn
1418 - 1427
- Nhà Minh - Lê Lợi,
Nguyễn Trãi
- Tốt Động,
Chúc Động, Chi
Lăng, Xương
Giang
0,75
Câu 3
(3,5 điểm)
* Trình bày đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng:
- Kinh tế: Đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất
châu Âu.
- Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng
- Chính trị: Chế độ phong kiến ra sức bóc lột nhân dân, kìm hãm
lực lượng sản xuất TBCN phát triển
=> Mâu thuẫn giữa hai phe: một bên là quý tộc phong kiến, một
bên là quý tộc mới, tư sản, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động.
* Phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng này.

- Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để (vì cuộc cách
mạng này do giai cấp tư sản liên minh với quý tộc mới lãnh đạo, lật
đổ chế độ phong kiến mở đường cho CNTB ở Anh phát triển. Tuy
nhiên nó chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến và chưa giải
quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân)
- Ý nghĩa
+ Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.
+ Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1. (3,0 điểm)
Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam
trong các thế kỉ X-XV. Tác dụng của những chính sách đó?
Câu 2. (3,5 điểm)
Nêu những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta
trong các thế kỉ XVI-XVIII.
Câu 3. (3,5 điểm)
Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào? Tuyên ngôn Độc lập năm 1776
có những điểm tiến bộ và hạn chế gì?
Hết
Đề 2
SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 10 (chương trình chuẩn)
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
1. Hướng dẫn chung
- Học sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ
bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm
- Học sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến
khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài.
- Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,5 điểm.
2. Hướng dẫn chấm chi tiết
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
(3,0 điểm)
* Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong
kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:
- Đối nội:
+ Quan tâm đến đời sống nhân dân.
+ Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.
- Đối ngoại:
+ Với các triều đại phương Bắc: quan hệ hòa hiếu, đồng thời sẵn
sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
+ Với Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra
chiến tranh.
* Tác dụng của những chính sách đó:
- Tạo được sự đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước.
- Giảm bớt sự căng thẳng đối với các nước, nhất là phương Bắc
1,0
1,0

1,0
Câu 2
(3,5 điểm)
Nêu những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương
nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII:
* Sự phát triển của thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao
(dệt, gốm, đúc đồng, làm giấy…).
- Một số nghề mới xuất hiện như khắc in bản gỗ, làm đường trắng,
làm đồng hồ, làm tranh sơn mài…
- Khai mỏ trở thành một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng
Trong và Đàng Ngoài.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán
hàng (nét mới trong kinh doanh).
1,5
ĐỀ 2
* Sự phát triển của thương nghiệp
Nội thương: Ở các thế kỉ XVI - XVIII buôn bán trong nước ngày
càng phát triển:
- Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
- Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.
- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
- Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
Ngoại thương: Thế kỷ XVI - XVIII ngoại thương phát triển mạnh.
- Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà
Lan, Anh) đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.
Họ bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng.
Mua: Tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán

lâu dài.
1,0
1,0
Câu 3
(3,5 điểm)
* Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh:
- Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập:
+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa
+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội
+ Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4 - 7 - 1776), tuyên bố thành
lập Hợp chúng quốc Mĩ.
* Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn
chế:
- Tiến bộ: quyền con người và quyền công dân được chính thức
tuyên bố trước toàn thể nhân loại, nguyên tắc về chủ quyền của
nhân dân được đề cao
- Hạn chế: không xóa bỏ chế độ nô lệ, công nhân và nhân dân lao
động vẫn bị bóc lột
1,5
1,0
1,0

×