Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi và đáp án kiểm tra 1 tiết học kì I lớp 10 môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.51 KB, 5 trang )

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I LỚP 10
MÔN LỊCH SỬ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp
độ cao
1. Ấn Độ thời
phong kiến
Hiểu được
những nét
chính về
Vương triều
Hồi giáo Đê li
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm:4
100%
Số câu:1
4 điểm:
= 40%
2. Vương
quốc
Campuchia
và Vương
quốc Lào


Nêu được những
thành tựu văn hóa
tiêu biểu của
Campuchia và
Lào thời phong
kiến
Giải thích
được tính
sáng tạo
trong văn
hoá của hai
quốc gia này
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 2/3
Số điểm:3 –
75%
Số câu 1/3
Số điểm:1-
25%
Số câu: 1
4 điểm =
40%
3.Thời kì hình
thành và phát
triển của chế
độ phong kiến
ở Tây Âu
Hiểu được sự

hình thành chế
độ phong kiến
Tây Âu.
Hiểu được khái
niệm lãnh địa
phong kiến,
phường hội,
thương hội,
phường quy.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:3
Số điểm:
%
Số câu:
điểm
%
4. Tây Âu thời
Hậu kì trung
đại
Trình bày
được những
cuộc phát
kiến địa lý.
Hiểu được hệ
quả của các cuộc
phát kiến địa lí.
Giải thích
được vì sao

ở thời Hậu
kỳ Trung đại
diễn ra các
cuộc phát
kiến địa lí.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1/3
Số điểm 2-
50%
Số câu:1/3
Số điểm 1-
25%
Số câu:1/3
Số điểm 1-
25%
Số câu:1
4 điểm=
40%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
Số câu
Số điểm:
%
Số câu
Số điểm:
%
Số câu

Số điểm:
%
Số câu
Số điểm:
%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
Môn: Lịch Sử 10
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ 1
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Campuchia và Lào thời
phong kiến. Điều gì thể hiện tính sáng tạo trong văn hoá của hai quốc gia này? (4đ)
Câu 2: Sự hình thành chế độ phong kiến Tây Âu diễn ra như thế nào? (4đ)
Câu 3: Thế nào là lãnh địa phong kiến? (2đ)
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
Môn: Lịch Sử 10
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Trình bày những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê li.(4đ)
Câu 2: Vì sao ở thời Hậu kỳ Trung đại diễn ra các cuộc phát kiến địa lí? Hãy trình
bày các cuộc phát kiến địa lí và hệ quả của nó.(4đ)
Câu 3: Thế nào là Phường hội, Thương hội, Phường quy? (2đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 1
TT Hướng dẫn chấm Biểu
điểm
Câu 1 Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Campuchia
và Lào thời phong kiến? Điều gì thể hiện tính sáng tạo trong
nền văn hoá của hai quốc gia này?
4 đ
*Văn Hoá Campuchia:

+ Chữ viết: sáng tạo chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn (chữ
Khơme cổ - thế kỉ VII)
+ Văn học: văn học dân gian và văn học viết
+ Kiến trúc và điêu khắc: đặc sắc và độc đáo, gắn chặt với tôn
giáo: Ăng-co Vát (Hin đu giáo) và Ăng-co Thom (Phật giáo).
*Văn hóa Lào:
+ Chữ viết: sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ viết người
Campuchia và Mianma.
+ Đời sống văn hóa: phong phú, hồn nhiên.
+ Kiến trúc: độc đáo (Tháp Thạt Luổng).
*Giải thích:
- Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên
các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Song tiếp thu
mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn
hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ

Câu 2 Sự hình thành chế độ phong kiến Tây Âu diễn ra như thế nào? 4 đ
Thế kỉ III, đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng suy thoái.
- Cuối thế kỉ V, Đế quốc Rôma bị người Giéc-man xâm chiếm.
Năm 476, đế quốc Rô-ma diệt vong, chế độ chiếm nô kết thúc.
- Những việc làm của người Giéc-man:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc
mới: vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.

+ Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu Ki-tô giáo.
- Kết quả:
+ Hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ, tăng lữ, quan lại có đặc
quyền, giàu có + đất đai => lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ, nông dân => nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa.
=> Quan hệ phong kiến được hình thành ở châu Âu, điển hình là ở
Vương quốc Phơ-răng.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 3 Thế nào là lãnh địa phong kiến? 2 đ
* Khái niệm lãnh địa phong kiến:
- Giữa thế kỷ IX các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời, đây là
đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân
quyền.


- Lãnh Địa phong kiến là khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh
chúa và đất khẩu phần…
ĐỀ 2
TT Hướng dẫn chấm án Biểu
điểm
Câu 1 Trình bày những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê li 4 điểm
- Hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh
thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi

giáo gốc Thổ.
- Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm đất Ấn Độ,
lập nên vương triều Hồi giáo Ấn Độ gọi là Đê-li (1206-1526).
- Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho
mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
- Tôn giáo: thi hành chính sách mềm mỏng, song xuất hiện sự
phân biệt tôn giáo.
- Văn hóa: văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
- Kiến trúc: kiến trúc Hồi giáo - Kinh đô Đê-li - thành phố lớn
nhất thế giới.
- Vị trí của vương triều Đê-li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực
Đông Nam Á.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 2 Vì sao ở thời Hậu kỳ Trung đại diễn ra các cuộc phát kiến
địa lí? Hãy trình bày các cuộc phát kiến địa lí và hệ quả
của nó?
4 điểm
Nguyên nhân và điều kiện:
- Nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao.
- Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải
bị người A Rập độc chiếm.

- Khoa học – kĩ thuật có nhiều tiến bộ:
+ Ngành hàng hải đã có những hiểu biết về địa lí, đại dương,
sử dụng la bàn.
+ Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới.
Các cuộc phát kiến địa lí lớn:
- 1487, B.Đi-a-xơ tìm đến cực nam của châu Phi.
-1492, C.Colombo đã phát hiện ra châu Mĩ.
-1497, V.Gama đã đến Calicut, Ấn Độ.
-1519-1522, Magienlan là người đã thực hiên chuyến đi đầu
tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Hệ quả:
- Đem lại hiểu biết mới về trái đất, những con đường mới, dân
tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa,
văn minh khác nhau.
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng,
tạo điều kiện cho CNTB ra đời.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ
Câu 3 Thế nào là Phường hội, Thương hội, Phường quy. 2điểm
+ Phường hội, thương hội : là một tổ chức của những người lao

động thủ công cùng làm một nghề, nhằm giữ độc quyền sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, chống sự áp bức, sách nhiễu của các
lãnh chúa; phát triển sản xuất và bảo vệ quyền lợi của thợ thủ
công. Người ta đặt ra quy chế riêng gọi là Phường quy.

×