TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
1
CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 1
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Nêu chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng thế giới được đề ra tại Đại hội
lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935). Những chủ trương đó đã tác động đến tình
hình Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 như thế nào ?
Câu II (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử trong thời kì tiền khởi nghĩa và trong thời gian tiến
hành tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945, hãy chứng minh rằng Cách mạng tháng Tám đi từ
khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Hãy trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày vai trò quốc tế của Liên bang Xô viết từ năm 1945 đến năm 1991.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
2
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(2 điểm)
Nêu chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng thế giới được đề ra tại Đại hội lần thứ VII
của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935). Những chủ trương đó đã tác động đến tình hình Việt Nam
trong những năm 1936 - 1939 như thế nào ?
a) Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng thế giới :
- Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới không phải là chủ
nghĩa đế quốc nói chung, mà là chủ nghĩa phát xít.
- Nhiệm vụ: đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới do
chúng gây ra.
- Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân ở các nước, nhằm tập hợp rộng rãi các lực
lượng dân chủ.
b) Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự
Đại hội VII. Sau khi về nước, tháng 7 - 1936, ông đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng ở Thượng Hải (Trung Quốc) – dựa trên nghị quyết của Đại hội và
căn cứ tình hình cụ thể của Việt Nam đã định ra đường lối và phương pháp đấu tranh
mới, thay đổi chủ trương : chuyển sang hình thức đấu tranh công khai hợp pháp và nửa
hợp pháp với mục tiêu đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình
Bùng nổ phong trào dân chủ trong những năm 1936 – 1939 tại Việt Nam.
II
(3 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử trong thời kì tiền khởi nghĩa và trong thời gian tiến hành tổng
khởi nghĩa tháng 8 - 1945, hãy chứng minh rằng Cách mạng tháng Tám đi từ khởi nghĩa
từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
- Ngày 28 - 1 - 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau một
thời gian chuẩn bị, Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Cao Bằng) Hội nghị xác định hình thái của cuộc
khởi ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận : chuẩn
bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện tại.
- Một đặc điểm của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Việt Nam năm 1945
đã phát triển từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
a) Khởi nghĩa từng phần trong cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” :
- Đầu 1945, Liên Xô đánh bại phát xít Đức, giải phóng các quốc gia ở Trung và Đông
Âu. Ở châu Á - Thái Bình Dương, phát xít Nhật thất bại nặng nề. Ở Đông Dương, lực
lượng Pháp theo phái Đờ Gôn chờ thời cơ phản công Nhật, mâu thuẫn Nhật - Pháp trở
nên gay gắt.
- Tối 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp đầu hàng. Nhật tuyên bố : “giúp các dân
tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”, dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa
Bảo Đại làm “Quốc trưởng”. Thực chất là độc chiếm Đông Dương, tăng cường vơ vét,
bóc lột và đàn áp dã man những người cách mạng
- Trước tình đó, ngày 12 - 3 - 1945 Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật –
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chủ trương phát động cao trào “Kháng
Nhật, cứu nước” làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa bao gồm nhiều hình thức…
- Cao trào Kháng Nhật, cứu nước đã diễn ra sôi nổi và phong phú về nội dung lẫn hình
thức, kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau, trong đó nổi bật lên là chiến tranh du kích và khởi
nghĩa từng phần, lập chính quyền bộ phận :
+ Ở căn cứ Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc
quân cùng với quần chúng giải phóng hàng loạt các xã, châu, huyện.
+ Ở Bắc Kì khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, thu hút hàng triệu người tham
gia
+ Ở Quảng Ngãi, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng
(11 - 3), lập đội du kích Ba Tơ…
TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
3
+ Ở Nam Kì, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh, nhất là ở Mĩ Tho và Hậu Giang.
+ Tháng 6 - 1945, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, Uỷ ban nhân dân cách mạng
trong khu đã tổ chức thực hiện từng bước 10 chính sách lớn của Việt Minh Nhiều căn
cứ địa cách mạng được tiếp tục thành lập ở nhiều địa phương. Phong trào phá kho thóc
giải quyết nạn đói nổ ra sôi nổi…
Chính quyền cách mạng ra đời song song tồn tại với chính quyền địch là một bước
nhảy vọt của cách mạng trong thời kì tiền khởi nghĩa, là dấu hiệu báo trước ngày toàn
quốc vũ trang khởi nghĩa đang đến gần
b) Phát triển thành Tổng khởi nghĩa :
- Phát xít Nhật, kẻ thù duy nhất của nhân dân ta đã đầu hàng Liên Xô và phe Đồng minh
vô điều kiện, sau khi một triệu quân Quan Đông của chúng đã tan rã trước sự tấn công
của quân đội Liên Xô Quân Nhật ở Đông Dương và bọn tay sai hoang mang, tan rã
đến cực điểm. Chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim không còn chỗ dựa cũng tan rã.
- “Cao trào Kháng Nhật, cứu nước” đã phát triển rộng rãi đưa hàng chục triệu quần
chúng đông đảo cả nông thôn và đô thị tiến lên trận tuyến, sục sôi không khí khởi nghĩa
trong cả nước, sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa
- Đảng Cộng sản Đông Dương, từ trung ương đến tổ chức cơ sở đã quyết tâm lãnh quần
chúng đứng dậy giành chính quyền làm chủ. Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân
đại hội họp ở Tân Trào (8 - 1945) đã quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả
nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào nước ta
- Ngày 16 - 8 - 1945, Đại hội quốc dân cũng họp ở Tân Trào đã nhất trí tán thành quyết
định tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Ủy ban dân tộc giải
phóng Việt Nam
- Ngày 19 - 8 - 1945, nhân dân ở thủ đô Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền; ngày 23 -
8 - 1945, giành chính quyền ở Huế và đến ngày 25 - 8 - 1945 thành lũy cuối cùng của
chế độ thực dân ở Sài Gòn bị sụp đổ Đến ngày 28 - 8, cuộc khởi nghĩa đã giành được
thắng lợi trên cả nước Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa lần đầu tiên
trong lịch sử dân tộc, chính quyền cả nước thực sự thuộc về nhân dân
- Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính
phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa
III
(2 điểm)
Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với
chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
+ Giống nhau :
- Cả hai đều là những trận đánh lớn nhất mà Pháp và Mĩ đều hy vọng sẽ đánh bại ta, để
kết thúc các cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp và Mĩ
- Cả hai đều là những thắng lợi to lớn nhất của ta, là những đòn quyết định buộc Pháp và
Mĩ phải ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh (Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm
1954, Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973)
+ Khác nhau :
- Điện Biên Phủ 1954 diễn ra ở Điện Biên Phủ (Lai Châu), ta chủ động mở chiến dịch
tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp
- “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trên bầu trời miền Bắc, là trận đánh ta đánh trả
cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của Mĩ
- Điện Biên Phủ năm 1954 là thắng lợi có tính quyết định trên mặt trận quân sự của ta
trong kháng chiến chống thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ 1954
- “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi có tính quyết định trên mặt trận quân sự trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng bắn phá miền
Bắc và ký Hiệp định Pari năm 1973 rút quân về nước
II. PHẦN RIÊNG 3 điểm)
IV.a
(3 điểm)
Hãy trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới
thứ hai.
TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
4
a) Chính trị :
- Sự chia cắt nước Đức thành hai nước với hai chế độ chính trị khác nhau :
+ Tháng 9 - 1949, Mĩ, Anh, Pháp hợp nhất các vùng chiếm đóng ở Đức lập ra Nhà nước
Cộng hòa Liên bang Đức.
+ Tháng 10 - 1949, với sự giúp đỡ của Liên Xô các lực lượng dân chủ ở Đức thành lập
Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà
nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
- Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân các nước Đông Âu: Trong những năm
1944 – 1947 các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời và tiến hành nhiều cải cách
quan trọng…
b) Kinh tế :
- Năm 1949, tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập. Đây là tổ chức nhằm thúc
đẩy mối quan hệ hợp tác về chính trị, kinh tế giữa Liên Xô và Đông Âu. Như vậy chủ
nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống.
- Sau chiến tranh, Mĩ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (kế hoạch Mácsan) nhằm
viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, nhờ đó mà kinh tế các nước Tây Âu
phục hồi…
Như vậy, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước:
Tây Âu tư bản chủ nghĩa, Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
IV.b
(3 điểm)
Trình bày vai trò quốc tế của Liên bang Xô viết từ năm 1945 đến năm 1991.
- Liên Xô là nước có vai trò quan trọng trong việc đánh bại phát xít Đức vào tháng
5 - 1945, kết thúc chiến tranh ở mặt trận châu Âu Theo tinh thần của những quyết
định của Hội nghị Ianta, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại đội quân Quan Đông của
Nhật vào ngày 8 - 8 - 1945 và đến ngày 14 - 8 - 1945, Liên Xô cùng với quân Đồng
minh đánh bại hoàn toàn phát xít Nhật ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, kết thúc
Chiến tranh thế giới thứ hai
- Sau năm 1945, mặc dù giúp nhiều khó khăn, song Liên Xô vẫn vừa tiến hành công
cuộc xây dựng CNXH, vừa giúp các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân
chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH Liên Xô là nước đại diện cho
hệ thống các nước XHCN, đại diện cho phong trào giải phóng dân tộc chống lại cuộc
Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động, chống lại cuộc chạy đua vũ trang của Mĩ và các
cường quốc tư bản
- Liên Xô luôn luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Tại Liên hợp
quốc, với vị thế là nước sáng lập Liên hợp quốc và là Ủy viên thường trực của Hội
đồng bảo an, Liên Xô đã đề ra nhiều sáng kiến quan trọng trong việc cũng cố hoà bình,
tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc, phát triển sự hợp tác quốc tế Từ năm
1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỷ XX), Liên Xô được xem là thành trì của hòa
bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
- Sự ra đời và hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV - 1949), cùng với sự
thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) mà Liên Xô vừa là thành viên của tổ chức
này vừa là nước đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động của các nước
thành viên
- Đến năm 1991, khi Liên Xô bước vào thời kì khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ, vai trò
quốc tế của Liên Xô không còn nữa.