Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ ÔN THI THỬ ĐẠI HỌC SỐ 3 MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010 CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.51 KB, 5 trang )


TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC

1
CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ


ĐỀ THI THỬ SỐ 3
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (1,0 điểm)
Nêu những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong
những năm 1920 – 1925.
Câu II (3,0 điểm)
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng
những bài học kinh nghiệm gì từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân
chủ 1936 – 1939 ?
Câu III (3,0 điểm)
Quân và dân miền Bắc đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế
quốc Mĩ như thế nào ? Nêu ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với tiến trình phát triển
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày các xu thế phát triển hiện nay. Qua đó, hãy cho biết thế nào là những
thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc ?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)


Tại sao hai siêu cường Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh ?
Nêu những biến đổi to lớn của tình hình kinh tế thế giới sau sự kiện đó.


Hết



Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:










TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC

2

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(1,0 đ)

Nêu những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
trong những năm 1920 – 1925.
- Hoạt động của Phan Bội Châu : Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười
Nga và sự ra đời của nước Nga đã có tác động đến việc chuyển biến tư
tưởng cứu nước của Phan Bội Châu. Tháng 6 - 1925, Phan Bội Châu bị
Pháp bắt tại Hàng Châu (Trung Quốc), đưa về an trí ở Huế. Phan Bội
Châu không thể tiếp tục cuộc đấu tranh mới của dân tộc.


- Hoạt động của Phan Châu Trinh :
+ Sau khi ra khỏi nhà tù Côn Đảo, Phan Châu Trinh sang Pháp (1911)
tiếp tục hoạt động.
+ Năm 1922, Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch 7 tội của Khải
Định, ông còn tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ, tiếp tục hô
hào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”
+ Tháng 6 - 1925, ông về nước… Mặc dù sức khỏe đã yếu, ông vẫn tiếp
tục hoạt động, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền.

II
(3,0 đ)
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương vận
dụng những bài học kinh nghiệm gì từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 và
phong trào dân chủ 1936 – 1939 ?
a) Đảng ta đã vận dụng những bài học kinh nghiệm từ phong trào cách
mạng 1930 – 1931 :


- Bài học về sự lãnh đạo của Đảng : Qua các phong trào, giai cấp vô sản
Việt Nam mà đại biểu là Đảng Cộng sản Đông Dương đã khẳng định
quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của mình


- Bài học về xây dựng liên minh công - nông : Qua phong trào khối liên
minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông
đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ ách thống trị
của đế quốc phong kiến xây dựng một cuộc sống mới.

- Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng
bạo lực cách mạng : Phong trào cho thấy rằng, khi quần chúng đã sục sôi
căm thù đế quốc và phong kiến sẽ đứng lên dùng bạo lực cách mạng để
đấu tranh giành chính quyền.

- Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền
kiểu mới: Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là chính quyền nhà
nước. Phong trào sau khi đấu tranh giành thắng lợi ở một số địa phương
thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh đã xây dựng chính quyền theo kiểu Xô viết ở
nước Nga.





















- Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất : Trong thời kỳ này
chưa có mặt trận dân tộc thống nhất nên chưa tập hợp được đông đảo các
giai cấp và tầng lớp nhân dân nhằm đấu tranh chống thực dân và phong
kiến. Đây là bài học mà Đảng ta rút ra để sau này đến thời kỳ cách mạng
1936 - 1939, chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế
Đông Dương.


TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC

3
b. Đảng ta đã vận dụng những bài học kinh nghiệm từ phong trào dân
chủ 1936 - 1939 :

- Bài học về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp
với nhiều hình thức đấu tranh phong phú.

- Bài học về đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng với các Đảng phái
chính trị phản động.

- Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất : Đảng đã đề ra mục
tiêu đấu tranh sát hợp, cương lĩnh Mặt trận đúng đắn, hình thức đấu tranh
phong phú, linh hoạt; qua đó phát huy đươc sức mạnh của quần chúng,
xây dựng lực lượng cách mạng cho Cách mạng tháng Tám 1945.


III
(3,0 đ)
Quân và dân miền Bắc đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
của đế quốc Mĩ như thế nào ? Nêu ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với tiến
trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
1. Từ năm 1964 đến năm 1972, đế quốc Mỹ đã tiến hành các cuộc chiến
tranh phá hoại đối với miền Bắc. Đây là một bộ phận của cuộc chiến
tranh xâm lược của Mĩ khi chúng tiến hành chiến lược “chiến tranh cục
bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh”. Mục đích của chiến tranh là phá hoại
tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của
miền Bắc cho miền Nam, củng cố tinh thần Nguỵ quân, Nguỵ quyền đang
suy sụp, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

- Tính chất của chiến tranh phá hoại rất dã man vì mục tiêu phá hoại là
đánh phá cầu đường, cơ sử kinh tế, quân sự, bệnh viện, trườn học, các cơ
sở tôn giáo, tín ngưỡng, các công trình văn hoá, di tích lịch sử, những khu
vực đông dân, thành phố, thị xã có tính chất huỷ diệt. Mức độ đánh phá
rất quyết liệt.

- Miền Bắc chuyển hướng xây dựng kinh tế, vừa sản xuất, vừa chiến đấu,
vừa chi viện cho miền Nam chống lại chiến tranh phá hoại của Mĩ. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, quân dân miền Bắc đã thực hiện cuộc chiến tranh
nhân dân, toàn dân, toàn diện. Với tinh thần “không có gì quí hơn độc lập
tự do”, quân dân miền Bắc sôi nổi tham gia các phong trào thi đua yêu
nước chiến đấu lập thành tích với kết quả: trong hơn 4 năm (1964 – 1968)
bắn rơi và phá hủy 3.234 máy bay loại khỏi vòng chiến hàng nghìn giặc
lái, bắn chìm 143 tàu chiến. Ngày 1 - 11 - 1968, Mĩ tuyên bố ngừng ném
bom miền Bắc.



2. Từ 1970, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần 2, đặc biệt ác liệt
từ tháng 4 - 1972. Cuộc chiến tranh phá hoại lần này vượt xa cuộc chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất về số lượng bom đạn, quy mô, thủ đoạn. Để
tạo ra hiệu quả lớn nhất, gây tác động mạnh nhất, Mĩ đã tập trung nhiều
loại máy bay hiện đại nhất, vũ khí có sức tàn phá lớn, đánh ồ ạt vào các
mục tiêu quan trọng (quân sự, các trung tâm kinh tế, dân cư ) hy vọng
nhanh chóng huỷ diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, gây sức
ép làm giảm sức tiến công của quân ta trên chiến trường miền Nam, tạo
thế mạnh trên bàn đàm phán.


TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC

4
- Nhờ

sự chuẩn bị từ trước, miền Bắc đã chủ động chống trả địch ngay từ
đầu, ta bắn rơi 81 máy bay (có 34 B52 và 5 F111), bắt sống 43 phi công.
Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”. Tính chung
cả cuộc chiến tranh phá hoại lần hai (từ 6 - 4 - 1972 đến 15 - 1 - 1973), ta
bắn rơi 735 máy bay (có 61 B52, 10 F111) bắn chìm 125 tàu chiến, lọai
khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công. “Điện Biên Phủ trên không” là
trận thắng quyết định của ta, đã buộc Mĩ tuyên bố chấm dứt hoạt động
chống phá miền Bắc (15 - 1 - 1972) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt
chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973).



3. Ý nghĩa lịch sử :

- Đập tan âm mưu gây chiến tranh phá hoại của Mĩ, bảo vệ vững chắc
chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giữ vững sự chi viện của miền Bắc
đối với miền Nam.
- Cổ vũ mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu của nhân dân
miền Nam chống Mĩ xâm lược, đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm
lược của Mĩ, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán, buộc Mĩ phải ký hiệp định
Pari năm 1973.

II. PHẦN RIÊNG 3 điểm)
IV.a
(3 điểm)

Trình bày các xu thế phát triển hiện nay. Qua đó, hãy cho biết thế nào là
những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc ?
a) Xu thế phát triển của thế giới hiện nay :
- Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều ra ra sức điều chỉnh
chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm

- Các nước lớn đã điều chỉnh các quan hệ đối với nhau chiều hướng đối
thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp

- Tuy hòa bình là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh
lạnh nhưng nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, sự ổn định
các quốc gia bị đe dọa bởi nguy cơ li khai, khủng bố

- Từ thập kỉ 80 thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã
diễn ra ngày càng mạnh mẽ xu thế “toàn cầu hóa” Đây là xu thế khách
quan. Đối với các nước đang phát triển đây vừa là thời cơ vừa là thách
thức gây gắt trong sự vươn lên của đất nước.


b) Thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc.
- Thời cơ là tình hình hiện nay đã tạo ra những điều kiện thuận lợi, những
xu thế khách quan để các dân tộc cùng nhau xây dựng một thế giới hòa
bình, ổn định hợp tác, phát triển, bảo đảm những quyền cơ bản của mỗi
dân tộc và con người












- Thách thức là do xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nếu các dân tộc
không có khả năng phát triển thích ứng sẽ bị tụt hậu và lệ thuộc các nước
phát triển đang muốn vươn lên mạnh mẽ để xây dựng trật tự thế giới đa
cực do họ chi phối; nguy cơ xung đột khu vực đặc biệt là chủ nghĩa
khủng bố đang đe dọa các dân tộc trên thế giới

IV.b
(3 điểm)

Tại sao hai siêu cường Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt Chiến tranh

lạnh ? Nêu những biến đổi to lớn của tình hình kinh tế thế giới sau sự kiện đó.


a) Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là do :

- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập kỷ làm cho 2 nước suy
giảm thế mạnh so với các cường quốc khác.


- Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu…đã đặt ra nhiều khó
khăn và thách thức; các nước này trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm
với Mĩ, còn Liên Xô lúc này nền kinh tế lâm vào trì trệ, khủng hoảng.


TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC

5
- Hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để
ổn định và củng cố vị thế của mình.

b) Những biến đổi chính của tình hình thế giới…

- Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang
trong quá trình hình thành.

- Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược
phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Sự tan rã của Liên Xô tạo lợi thế tạm thời cho Mĩ. Mĩ ra sức thiết lập
trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới.

- Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình được củng cố nhưng ở nhiều khu vực,
tình hình lại không ổn định với những cuộc xung đột, nội chiến kéo dài.








×