Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ ÔN THI THỬ ĐẠI HỌC SỐ 8 MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010 CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.81 KB, 5 trang )

TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC

1


CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ


ĐỀ THI THỬ SỐ 8
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp định
Giơnevơ về Đông Dương năm 1954. Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ ?
Câu II (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 – 1964) : “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã
tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con
người đều đổi mới”.
Câu III (2,0 điểm)
Nêu những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội ở nước ta trong kế hoạch
Nhà nước 5 năm 1986 – 1990 thực hiện đường lối đổi mới.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) từ đầu
thập niên 50 đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX.


Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của Hiệp ước
Bali năm 1976. Triển vọng của ASEAN ?



Hết




Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:






TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC

2


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 8 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(1 điểm)


Trình bày mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp
định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954. Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện
Biên Phủ ?
a) Mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp định
Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 :

- Thực tế lịch sử nước ta đã chứng minh rằng : chỉ có đánh tan ý chí xâm
lược của kẻ địch thì chúng mới chịu thương lượng thực sự để chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình. Thắng lợi ở bàn hội nghị, chỉ có thể được
thực hiện khi chúng có thực lực, khi chúng ta đã thắng, đã mạnh, đã đè bẹp
được ý chí xâm lược của kẻ thù.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang đi đến hồi kết
thúc. Ta và Pháp tiến hành đàm phán ở Giơnevơ. Do thái độ của Pháp vẫn
chưa từ bỏ ý chí xâm lược, nên không thành thật đàm phán Đến khi thất
bại ở Điện Biên Phủ, ý chí xâm lược bị đánh tan, Pháp mới chịu kí kết với
Ta Hiệp định Giơnevơ. Do vậy, thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ có tác dụng
quyết định đối đối với thắng lợi của nhân dân ta trong Hội nghị Giơnevơ
về Đông Dương 1954.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi trong Hội nghị Giơnevơ đã kết
thúc cuộc kháng chiến trường kì của nhân dân ta chống đế quốc Pháp và
sự can thiệp của Mĩ, mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử dân tộc.

b) Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 :

- Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu sự sụp đổ của
chủ nghĩa thực dân cũ.


- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trước hết là ở
châu Á, châu Phi, góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc

- Nêu tấm gương về chống chủ nghĩa thực dân, một dân tộc đất không
rộng người không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có
đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ quốc tế thì hoàn
toàn có khả năng đánh bại một đế quốc hùng mạnh


- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao sau chiến thắng
Điện Biên Phủ 1954.

II
(3 điểm)

Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 – 1964) : “Trong 10 năm qua, miền Bắc
nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước,
xã hội và con người đều đổi mới”.
a) Từ năm 1954 đến năm 1957, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đã
bắt tay vào công cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh. Qua 5 đợt cải cách ruộng đất, giai cấp đoạ chủ căn bản
bị xoá bỏ. Nông dân đã làm chủ nông thôn, nguyện vọng lâu đời của nhân
dân là “người cày có ruộng” đã được thực hiện.









- Công cuộc khôi phục kinh tế được toàn dân tích cực hưởng ứng và triển
hai trong tất cả các ngành. Trong nông nghiệp, nông dân hăng hái khai khẩn
ruộng đất bỏ hoang, bảo đảm cày cấy hết ruộng đất vẳng chủ, tăng thêm đàn
trâu bò, sắm thêm nông cụ. Hệ thống đê điều được tu bỏ. Trong công

TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC

3
nghiệp, giai cấp công nhân đã nhanh chóng khôi phục và mở hầu hết các cơ
sở công nghiệp. Các ngành thủ công nghiệp miền Bắc cũng được khôi phục
nhanh chóng. Trong thương nghiệp, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp
tác xã mua bán được mở rộng, đã cung cấp ngày càng nhiều mặt hàng cho
nhân dân; giao lưu hàng hoá giữa các địa phương ngày càng phát triển; hoạt
động ngoại thương dần dần tập trung vào tay Nhà nước. Giao thông vận tải
được chú trọng.
- Văn hoá giáo dục được đẩy mạnh. Hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân được Nhà nước quan tâm xây dựng . Nếp sống lành mạnh, giữ gìn
vệ sinh được vận động thực hiện ở khắp mọi nơi.

b) Từ năm 1958 đến năm 1960, miền Bắc thực hiện cải cách quan hệ sản
xuất, bước đầu phát triển kinh tế - văn hoá. Miền Bắc lấy cải tạp xã hội chủ
nghĩa làm trọng tâm: cải tạo đối với công nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh, trong đó khâu chính là
hợp tác hoá nông nghiệp. Kết quả cải tạo là đã xoá bỏ cơ bản chế độ người
bóc lột người, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều
kiện chiến tranh, hợp tác xã đã bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người ra
đi chiến đấu, phục vụ chiến đấu.


c) Từ năm 1961 đến năm 1965, miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch
Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, miền Bắc chuyển sang lấy xây dựng chủ
nghĩa xã hội làm trọng tâm. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm là ra sức
phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiêp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc danh, cải thiện một
bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động, củng cố quốc
phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.

- Công nghiệp được ưu tiên xây dựng, giá trị sản lượng công nghiệp nặng
năm 1965 tăng 3 lần so với 1960, công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng
93% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc.

- Nông nghiệp: đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp.
Nông dân bước đầu thực áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất nông
nghiệp. Hệ thống tuỷ nông phát triển, trong đó có công trình Bắc – Hưng –
Hải. Nhiều hợp tác xã và vượt năng suất 5 tấn thóc trên 1 hécta gieo trồng.

- Thương nghiệp được ưu tiên phát triển, góp phần phát triển kinh tếù, củng
cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

- Giao thông đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, liên huyện, đường sông,
đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc
tế thuận lợi hơn trước.

- Giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh. Y tế được đầu tư phát
triển, xây dựng khoảng 6.000 cơ sở.

- Chi viện cho miền Nam cả nhân lực và vật lực để chiến đấu và xây dựng
vùng giải phóng. Trong 5 năm, một khối lượng vũ khí, đạn dượt, được
chuyển vào chiến trường. Ngày càng có nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân

sự và cán bộ các ngành được đưa vào miền Nam tham gia chiến đấu, phục
vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.

d) Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm

(1961 – 1965) và nói chung trong 10 năm (1954 – 1964) đã làm thay đổi bộ
mặt xã hội miền Bắc. Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 - 1964), Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói : “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến hành
những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và
con người đều đổi mới.” Ngày 7 - 2 - 1965, Mỹ gây chiến tranh phá hoại
miền Bắc lần thứ nhất, miền Bắc chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh

TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC

4
tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.
III
(2 điểm)

Nêu những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội ở nước ta trong kế hoạch
Nhà nước 5 năm 1986 – 1990 thực hiện đường lối đổi mới.
a) Thành tựu :

- Về lương thực, thực phẩm: từ thiếu ăn đã vươn lên có dự trữ và xuất khẩu,
năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

- Về hàng hóa trên thị trường: dồi dào, đa dạng, lưu thông thuận lợi. Phần
bao cấp của nhà nước giảm đáng kể

- Về kinh tế đối ngoại: phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình

thức đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã
hội. Từ năm 1986 đến năm 1990, xuất khẩu tăng 3 lần, nhập khẩu giảm
đáng kể.

- Đã kiềm chế được lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng
trên thị trường năm 1986 là 20% thì năm 1990 là còn 4,4%.

- Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước

- Bộ máy Nhà nước các cấp ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại.
Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính
trị có một số đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ
của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử.




b) Hạn chế : Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao
động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, hối lộ, mất dân chủ, bất công xã
hội chưa được khắc phục…

II. PHẦN RIÊNG 3 điểm)
IV.a
(3 điểm)

Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) từ
đầu thập niên 50 đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX.
- … Năm 1951, 6 nước: Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà lan,
Lúcxămbua thành lập “Cộng đồng than – thép Châu Âu”, sau là “Cộng đồng

năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (1957).

- Đến năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC)


- Tháng 12 - 1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Ma-a-xtơ-rich (Hà
Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi thành Liên minh châu Âu (EU).

- … Tháng 3 - 1995, một số nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của
công dân các nước thành viên qua biên giới của nhau.

- Năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức
EU có 27 thành viên…




- Đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, các nước EU đã có Ngh
ị viện chung,
đồng tiền chung (EURO). Liên minh châu Âu đã trở thành tổ chức liên kết
chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm khoảng hơn 1/4 GDP của toàn
thế giới.

IV.b
(3 điểm)

Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của Hiệp
ước Bali năm 1976. Triển vọng của ASEAN ?
a) Hoàn cảnh ra đời :
- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế, nhiều nước

Đông Nam Á nhận thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển, đồng thời
muốn hạn chế ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài…, sự xuất hiện của các
tổ chức như EEC…






- Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được
thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước: Thái Lan, Inđônexia,
Malaixia, Xingapo, Philíppin.

TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC

5
b) Nội dung Hiệp ước Bali (2 - 1976) :

- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ…

- Không can thiệp công việc nội bộ…

- Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực…

- Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình…

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trongcác lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã
hội…







c) Triển vọng : Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc (Người ta nói đến: ASEAN + 3)





×