Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ ÔN THI THỬ ĐẠI HỌC SỐ 11 MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010 CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.03 KB, 4 trang )

TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
1

CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ


ĐỀ THI THỬ SỐ 11
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (1,0 điểm)
Vì sao các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những
năm 1919 – 1930 lại bị thất bại nhanh chóng ?
Câu II (3,0 điểm)
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về
Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam : hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ
bản và tương quan lực lượng ở miền Nam Việt Nam sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Câu III (3,0 điểm)
Phân tích vai trò của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Tổ chức Hiệp ước Vácsava được hình
thành và tác động đối với tình hình thế giới như thế nào ?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nêu những sự kiện tiêu biểu trong quá trình đấu tranh của cách mạng Cuba từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1961.




Hết




Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:








TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
2
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 11 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(1 điểm)

Vì sao các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm
1919 – 1930 lại bị thất bại nhanh chóng ?
- Thực dân Pháp còn mạnh


- Giai cấp tư sản Việt Nam non yếu về kinh tế, bất lực về chính trị, nội bộ lãnh đạo
bị chia rẽ,

- Đường lối không rõ ràng, địa bàn hoạt động hẹp, tổ chức lỏng lẻo, phiêu lưu mạo
hiểm


- Hệ tư tưởng lỗi thời trong thời đại mới

II
(3 điểm)

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông
Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam :
a) Giống nhau :

- Hoàn cảnh ký kết
 Bối cảnh quốc tế: cả hai hiệp định đều được ký kết trong cục diện chiến tranh
lạnh và trật tự hai cực Ianta.
 Đều là kết quả của quá trình đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt
Nam vì mục tiêu độc lập tự do; sau một thời gian vừa đánh trên chiến trường,
vừa đàm phán trên bàn hội nghị…
 Đều gắn liền với thắng lợi của quân và dân ta trên mặt trận quân sự (Điện Biên
Phủ 1954, những thắng lợi chiến lược ở hai miền Nam và Bắc năm 1972), đồng
thời là thất bại của các thế lực xâm lược…

- Nội dung hiệp định
 Đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ước Việt Nam là độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Vấn đề thống nhất nước Việt Nam do

nhân dân Việt Nam tự quyết định.
 Đều quy định ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình, trao trả tù binh.
 Đều quy định phải rút quân đội nước ngoài…
 Đều quy định uỷ ban quốc tế kiểm tra, giám sát việc thi hành hiệp định…

b) Khác nhau :

- Hoàn cảnh ký kết
 Hiệp định Giơnevơ được ký kết khi xu thế hoà hoãn trên thế giới đang tác động
tiêu cực. Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc đoàn kết,
thống nhất.
 Hiệp định Pari được ký kết trong xu thế vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong cùng
tồn tại hoà bình, nhưng mặt đấu tranh đang nổi lên. Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa
đang có sự chia rẽ sâu sắc, nhưng đều ủng hộ Việt Nam chống Mĩ.

- Thành phần tham gia:
 Hội nghị Giơnevơ có sự tham gia của 9 bên, nhất là các nước lớn.
 Hội nghị Pari chỉ có các bên trực tiếp tham chiến: Việt Nam và Hoa Kỳ. Các
nước khác chỉ tham gia ký một định ước riêng.








- Nội dung hiệp định
 Về không gian:
+ Hiệp định Giơnevơ: Đông Dương

+ Hiệp định Pari: Việt Nam


TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
3
 Vấn đề tập kết chuyển quân:
+ Hiệp định Giơnevơ quy định việc tập kết, chuyển quân về hai phía vĩ tuyến 17
(ranh giới quân sự tạm thời) quân Pháp ở lại miền Nam sau 2 năm mới rút hết.
+ Hiệp định Pari không quy định tập kết chuyển quân, mà giữ nguyên vị trí. Mĩ
phải rút quân trong thời gian ngắn.

- Tương quan lực lượng ở miền Nam sau khi hiệp định có hiệu lực
 Sau Hiệp định Giơnevơ, do việc thực hiện tập kết chuyển quân, so sánh lực
lượng ở miền Nam thay đổi không có lợi cho ta.
 Sau Hiệp định Pari, Mĩ phải rút quân, Nguỵ suy yếu, tương quan lực lượng thay
đổi có lợi cho ta.

III
(2 điểm)

Phân tích vai trò của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
- Trong thời kỳ 1954 – 1975, Đảng ta tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng ở
hai miền khác nhau (cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở Miền Nam). Nhằm thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của cả
nước - chống Mĩ cứu nước.

- Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung, cách mạng của hai miền
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước
là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nên miền Bắc xã hội

chủ nghĩa có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả
nước đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. Vì hậu phương là nhân tố hàng đầu
quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
- Cụ thể :

+ Toàn bộ đường lối chủ trương của cách mạng nước ta trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ đều do Đảng Lao động Việt Nam và Hồ Chủ Tịch đề xướng, lãnh đạo và
tổ chức thực hiện.

+ Miền Bắc đã phối hợp chặt chẽ với Miền Nam làm thất bại các chiến lược chiến
tranh xâm lược của Mĩ: đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
Một bộ phận trong các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Miền Nam và
Đông Dương.

+ Miền Bắc được bảo vệ vững chắc, được xây dựng, củng cố và tăng lên không
ngừng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của hậu phương
lớn, đáp ứng ngày càng lớn yêu cầu chi viện cho Miền nam. Miền bắc đã đưa vào
chiến trường miền Nam hàng triệu thanh niên bổ sung cho lực lượng chiến đấu.
Nhịp độ bổ sung quân tăng hàng năm, từ chỗ chỉ chiếm 20% trong tổng số quân
tham gia chiến đấu ở chiến trường đã tăng lên 80% trong những năm cuối của chiến
tranh. Trên các tuyến đường Hồ Chí Minh (Trên đất liền và trên biển) nối liền hậu
phương với tiền tuyến, Miền Bắc đã chuyển vào miền Nam hàng triệu tấn vật chất
phục vụ cho chiến đấu…




- Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước toàn bộ sức
mạnh vật chất và tinh thần, xứng đáng với vị trí quyết định nhất trong sự nghiệp
chống Mĩ cứu nước.


II. PHẦN RIÊNG 3 điểm)
IV.a
(3 điểm)

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Tổ chức Hiệp ước Vácsava được hình thành
và tác động đối với tình hình thế giới như thế nào ?


- Ngày 4 - 4 - 1949, tại thủ đô Oasinhtơn, Mĩ và 11 nước phương Tây… đã kí Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư
bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.

TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
4
- Ngay sau khi kí Hiệp ước NATO được phê chuẩn, Mĩ đã kí hàng loạt các hiệp
định tay đôi với các nước thành viên về việc sử dụng vũ khí và thiết lập các căn cứ
quân sự của Mĩ trên lãnh thổ các nước này.

- Ngày 14 - 5 - 1955, đại biểu các nước Anbani, Ba Lan, Bungari, CHDC Đức,
Hunggari, Liên Xô, Rumani, Tiệp Khắc đã họp tại Vác sava, thỏa thuận cùng nhau
kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ với thời hạn 20 năm nhằm duy trì hòa
bình, an ninh châu Âu và thế giới, củng cố tình hữu nghị, sự hợp tác và sức mạnh
của các nước XHCN.







- Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện đánh d
ấu sự
xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm toàn thế giới.

IV.b
(3 điểm)

Nêu những sự kiện tiêu biểu trong quá trình đấu tranh của cách mạng Cuba từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1961.
- Sự kiện mở đầu : Ngày 26 - 7 - 1953, dưới sự chỉ huy của Phiđen Caxtơrô, nghĩa
quân tiến công trại lính Môncađa. Tuy thất bại song cuộc tiến công này đã mở đầu
một thời kỳ mới trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Cuba.

- Bước ngoặt phát triển của phong trào : Sau khi đánh bại cuộc hành quân càn quét
quy mô lớn của chính quyền Batixta (từ tháng 5 đến tháng 8 - 1958), nghĩa quân
chuyển sang phản công.

- Giành chính quyền : Ngày 1 - 1 - 1959, phối hợp với tổng bãi công chính trị của
nhân dân, nghĩa quân đã tiến vào chiếm lĩnh thủ đô La Habana, chế độ độc tài
Batixta bị lật đổ.


- Bảo vệ chính quyền và cách mạng Cuba chuyển sang thời kỳ mới : Sau khi đánh
thắng đội quân đánh thuê của Mĩ đổ bộ vào bãi biển Hirôn (ngày 17 - 4 - 1961),
chính phủ cách mạng Cuba tuyên bố bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.










×