TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
1
CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 12
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Câu II (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy chứng minh Cách mạng tháng Tám năm
1945 thắng lợi là kết quả của 15 năm (1930 – 1945) chuẩn bị lực lượng và lãnh đạo đấu
tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu III (2,0 điểm)
Tại sao năm 1986, Việt Nam phải thực hiện đường lối đổi mới đất nước ? Nêu ý
nghĩa của những thành tựu về kinh tế xã hội nước ta trong 15 năm (1986 – 2000) thực hiện
đường lối đổi mới.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Những yếu tố nào thúc đẩy Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu vươn lên trở thành ba trung
tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới trong nửa sau thế kỷ XX ?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Chiến tranh lạnh là gì ? Phân tích những ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh đến
tình hình châu Á.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
2
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 12 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(2 điểm)
Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
- Sau Thế chiến thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn bị kìm hãm nặng nề, do
phương thức bóc lột phong kiến vẫn được duy trì một phần, bên cạnh đó để phục
vụ bọn thực dân nền kinh tế Việt Nam nói chung mang tính chất tư bản thực dân
- Các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam đều do tính chất trên chi phối :
+ Mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội Việt Nam vẫn tồn tại (nhân dân – trước hết là
nông dân với địa chủ phong kiến).
+ Mâu thuẫn mới : Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân
Pháp mâu thuẫn này ngày càng gay gắt cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
diễn ra quyết liệt
- Đế giải quyết các mâu thuẩn đó, cách mạng Việt Nam phải thực hiện hai nhiệm
vụ cơ bản :
+ Đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
+ Đánh đổ địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân.
- Hai mâu thuẩn ấy vừa là nguồn gốc, vừa là động lực nảy sinh và thúc đẩy các
phong trào yêu nước chống thực dân, phong kiến ở nước ta. Trước hết là đánh đế
quốc và tay sai phản động giành độc lập tự do là nhiệm vụ chủ yếu, hàng đầu của
cách mạng Việt Nam.
II
(3 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy chứng minh Cách mạng tháng Tám năm 1945
thắng lợi là kết quả của 15 năm (1930 – 1945) chuẩn bị lực lượng và lãnh đạo đấu
tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, từ
khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa và đã giành được thắng lợi bằng cuộc
tổng khởi nghĩa trong 15 ngày (từ ngày 14 đến 18 - 8 - 1945). Để có được thắng lợi
trong 15 ngày, thắng lợi giành được một cách nhanh chóng, ít đổ máu, Cách mạng
tháng Tám được chuẩn bị trong 15 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
đến năm 1945. Trong 15 năm đó, sự chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng của
Đảng Cộng sản thể hiện ở các mặt sau :
1. Sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên :
- Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 và thông qua Cương
lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo…
Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì
khủng hoảng lãnh đạo cách mạng…Đảng trở thành người duy nhất lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, với đường lối cách mạng đúng đắn.
Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị nhân tố tất yếu đầu tiên cho thời kì vùng dậy
oanh liệt nhất và bước nhảy vọt vĩ đại nhất trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt
Nam.
2. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 :
- Cao trào cách mạng 1930 - 1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng đã diễn ra mạnh mẽ
trong toàn quốc mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh…
- Cao trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng đã
được thực hiện trong thực tiễn, Đảng ta ngày càng trưởng thành, được Quốc tế
TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
3
Cộng sản công nhận là một bộ phận độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản Hình
thành trong thực tiễn khối liên minh công nông
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tổng diễn tập lần nhất, chuẩn bị cho
Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
3. Thoái trào cách mạng 1932 - 1935 : là thời kì địch đã tiến hành khủng bố và đàn
áp dã mã man Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tiếp tục đấu tranh chống
khủng bố, phục hồi trong phong trào cách mạng, chuẩn bị cho phong trào cách
mạng mới. Qua phong trào, Đảng và nhân dân đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm
thành công cũng như thất bại, khắc phục khó khăn và sai lầm để Đảng chuẩn bị cho
một cao trào cách mạng mới.
4. Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 :
- Trước sự thay đổi tình hình quốc tế và trong nước, Đảng phát động một cao trào
đấu tranh cách mạng của quần chúng đòi hỏi các quyền tự do dân chủ cơm áo và
hoà bình, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai ; cao trào
đấu tranh dân chủ diễn ra sâu rộng với nhiều hình thức đấu tranh phong phú…
- Cao trào đó đã giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chủ trương
cách mạng của Đảng trong nhân dân, nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Đảng Cộng
sản, hướng quần chúng đi theo ngọn cờ cách mạng của Đảng; hình thành một đạo
quân chính trị hùng hậu cho các mạng, tiếp tục rèn luyện Đảng và quần chúng
trong thực tiễn cách mạng, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm mới
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cuộc diễn tập lần thứ hai, chuẩn bị cho Cách
mạng tháng Tám thắng lợi.
5. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 : cuộc tập dượt cuối cùng, toàn
diện và trực tiếp đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
a. Sự chuyển hướng về chiến lược và sách lược của Đảng qua các Hội nghị lần 6
(11 - 1939) và Hội nghị lần 8 (5 - 1941) của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương. Nội dung:
+ Nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
+ Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi
+ Nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
+ Tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đó là nhiệm vụ trung tâm của toàn
Đảng, toàn dân, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa khi có thời
cơ
b. Chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ địa cách
mạng…
+ Phát triển lực lượng chính trị quần chúng, mở rộng các tổ chức cứu quốc và Việt
Minh; đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng ở cả nông thôn và đô thị
+ Duy trì đội du kích Bắc Sơn, thành lập các đội cứu quốc quân, lập ra Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Bắc Sơn - Vũ
Nhai và Cao Bằng; thực hiện chủ trương “sửa soạn khởi nghĩa”, và “sắm vũ khí
đuổi thù chung”
c. Phát động cao trào Kháng Nhật, cứu nước rộng rãi, khởi nghĩa từng phần, giành
chính quyền bộ phận, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, chuẩn bị thực lực để
chuyển sang tổng khởi nghĩa (từ tháng 3 đến đầu tháng 8 - 1945)
TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
4
Kết luận : Qua 15 năm chuẩn bị và tích luỹ lực lượng, trực tiếp là thời kì 1939 -
1945 đã tạo nên một lực lượng cách mạng hùng hậu bao gồm cả lực lượng quần
chúng và lực lượng vũ trang, tạo lực và thế cách mạng ở cả vùng nông thôn và đô
thị, đón và chớp thời cơ ngàn năm có một, Đảng họp Hội nghị toàn quốc (từ ngày
13 đến 15 - 8 - 1945) và đại hội Quốc dân tại Tân Trào (từ ngày 16 đến 17 - 8 -
1945) để phát động quần chúng Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tháng
Tám năm 1945. Thành công này là do quần chúng nhân dân đấu tranh, có Đảng
lãnh đạo và những đóng góp to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
III
(2 điểm)
Tại sao năm 1986, Việt Nam phải thực hiện đường lối đổi mới đất nước ? Nêu ý nghĩa
của những thành tựu về kinh tế xã hội nước ta trong 15 năm (1986 – 2000) thực hiện
đường lối đổi mới.
a) Hoàn cảnh lịch sử
+ Ngoài nước : Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do
tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế thế giới. Khủng hoảng
ở Liên Xô và các nước Đông Âu đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải đổi mới…
+ Trong nước : Từ năm 1976 đến 1985, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã
đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực. Nhưng cũng có những hạn chế
dẫn đến nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Để khắc phục
sai lầm, khuyết điểm, vượt qua khủng hoảng Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành
đổi mới
b) Ý nghĩa…
- Những thành tựu đã đạt trong 15 năm (1986 – 2000) thực hiện đường lối đổi mới,
chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng đắn Làm thay đổi căn bản bộ mặt đất nước
- Nước ta dần dần thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế
- Củng cố vững chắc độc lập và chế độ xã hội chủ nghĩa. Nâng cao vị thế và uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế
II. PHẦN RIÊNG 3 điểm)
IV.a
(3 điểm)
Những yếu tố nào thúc đẩy Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu vươn lên trở thành ba trung tâm
kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới trong nửa sau thế kỷ XX ?
a) Mĩ :
+ Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận
lơi, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
+ Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với các
nước khác. Hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh, thu nhiều lợi nhuận từ việc buôn
bán vũ khí.
+ Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại của thế giới.
Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng này đã cho phép Mĩ
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản
xuất.
+ Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao. Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các
công ti và tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ (như Giênêran, Môtơ, Pho, Rốccơphelơ…)
có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.
+ Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước có vai trò quan trọng thúc
đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
b) Nhật Bản :
- Người dân Nhật Bản với truyền thống văn hóa giáo dục, đạo đức lao động tốt, tiết
kiệm, tay nghề cao và có nhiều khả năng sảng tạo Con người được coi là vốn quý
nhật, đồng thời là “công nghệ cao nhất”.
TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
5
- Nhà nước quản lý kinh tế một cách hiệu quả, có vai trò rất lớn trong việc phát
triển kinh tế ở tầm vĩ mô.
- Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt. Chế độ làm việc suốt
đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho
báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
- Nhật luôn luôn áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học – kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá
thành sản phẩm.
- Chi phí quốc phòng của Nhật Bản ít (Hiến pháp quy định không vượt quá 1%
GDP), nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư kinh tế. Nhật Bản biết tận dụng các
yếu tố bên ngoài như tranh thủ các nguồn viện trở của Mĩ sau chiến tranh, dựa vào
Mĩ về mặt quân sự (nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ), lợi dụng các cuộc
chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu.
c) Tây Âu :
- Các nước Tây Âu đã phát triển và áp dụng thành công những thành tựu khoa học
– kĩ thuật để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Nhà nước đóng vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả. Sự
nỗ lực của nhân dân lao động trong từng nước.
- Các nước tư bản ở Tây Âu đã biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như: viện trợ
Mĩ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong
khuôn khổ EC…
IV.b
(3 điểm)
Chiến tranh lạnh là gì ? Phân tích những ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh đến
tình hình châu Á.
a) Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng
đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự,
văn hóa – tư tưởng ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường
quốc. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nữa thế kỷ
của chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng với nhiều cuộc
chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều khu vực.
b) Ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh đến tình hình châu Á :
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đa số các quốc gia châu Á đều giành được chính
quyền nhưng là những nước có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và đang đứng trước
nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân trở lại xâm lược… Vì thế khi Chiến tranh lạnh xảy
ra, châu Á bị cuốn vào guồng máy chiến tranh và là nơi nổ ra nhiều cuộc chiến
tranh cục bộ, nơi biểu hiện rõ nhất sự đối đầu căng thẳng giữa hai cực Xô – Mĩ.
- Châu Á là mục tiêu chiến lược để Mĩ chống Liên Xô và các nước XHCN :
+ Mĩ đã lôi kéo và ép buộc một số nước châu Á tham gia vào liên minh quân sự do
Mĩ đứng đầu như khối SEATO và Liên minh quân sự Mĩ – Nhật. Mĩ đặt hàng ngàn
căn cứ quân sự trên lãnh thổ những nước thành viên nhằm mục tiêu chống các nước
xã hội chủ nghĩa.
+ Mĩ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự để
tấn công Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, ngăn chặn làn sóng cộng
sản đang tràn khắp châu Á. Mĩ giúp Pháp về tài chánh và phương tiện chiến tranh
và từng bước dính líu vào chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), mở rộng
chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương.
+ Mĩ huy động toàn bộ lực lượng ở Viễn Đông đổ bộ vào Bắc Triều Tiên, chia cắt
lâu dài đất nước này với hai chế độ chính trị khác nhau (1950 – 1953). Giúp nhà
nước Do Thái thành lập lấy tên là Ixraen (1948), tấn công các nước Ả Rập gây ra
cuộc chiến tranh kéo dài hơn 40 năm ở khu vực Trung Đông.
TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
6
- Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Á dưới sự giúp đở của Liên Xô :
Liên Xô ủng hộ chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa châu Á, chi
viện cho Việt Nam, Triều Tiên để chống Mĩ. Giúp chính quyền Ápganixtan chống
các đảng phái đối lập dưới sự giật dây của Mĩ…
- Tuy bị tác động của Chiến tranh lạnh nhưng các nước châu Á biết tận dụng thời
cơ để phát triển kinh tế. Nhiều nước đã nhanh chóng trở thành những nước công
nghiệp mới như Thái Lan, Xingapo, tham gia câu lạc bộ chinh phục vũ trụ như Ấn
Độ, Nhật Bản, có tốc độ phát triển cao như Nhật Bản, Trung Quốc…