Page 1 of 15
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………….……………………….…..3
I/ KHÁI NIỆM DỮ LIỆU………………………………….…………………….....4
1.1/ Dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng………………..………………….…..4
1.1.1/ Dữ liệu định tính………………………………………………………….….4
1.1.2/ Dữ liệu định lượng…………………………………………………………...4
1.1.3/ Sự khác biệt giữa dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng……………....….4
1.2/ Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp…………………………………………..…4
1.2.1/ Dữ liệu sơ cấp………………………………………………………….….…4
1.2.2/ Dữ liệu thứ cấp…………………………………………………………..…..5
1.2.3/ So sánh các đặc tính của dữ liệu sơ cấp và thứ cấp…………………….….5
II/ NGUỒN THU THẬP DỮ LIỆU……………………………………………..…5
2.1/ Nguồn của dữ liệu thứ cấp………………………………………………….....5
2.1.1/ Các nguồn của dữ liệu thứ cấp……………………………………………...5
2.1.2/ Ưu-khuyết điểm của dữ liệu thứ cấp……………………………………..…6
2.2/ Nguồn của dữ liệu sơ cấp…………………………………………………..…6
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP…………….….…6
3.1/ Khả năng tiếp cận dữ liệu thứ cấp………………………………………...….6
3.2/ Tìm kiếm và thu thập dữ liệu thứ cấp………………………………….….…7
IV/ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP………………….…8
4.1/ Phương pháp quan sát (observation)………………………………………...8
4.2/ Phương pháp phỏng vấn bằng thư (mail interview)………………………..10
4.3/ Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại (telephone interview)…………..12
4.4/ Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interviews)……...….13
4.5/ Phương pháp điều tra nhóm cố định (panels)………………………………14
4.6/ Phương pháp điều tra nhóm chuyên đề (forcus groups) …………………..15
Page 2 of 15
LỜI MỞ ĐẦU
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá
trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại
thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương
pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng,
làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu
quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.
Trong nội dung bài này, chủ yếu đề cập đến các khái niệm thế nào là dữ liệu thứ
cấp, dữ liệu sơ cấp, các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, dự liệu sơ cấp. Trong
đó, dữ liệu sơ cấp là loại dữ liệu quan trọng nhất, đó là những dữ liệu chưa qua xử lý,
được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu
thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu,
tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém. Để khắc phục
nhược điểm này, người ta không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng
thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị gọi là điều tra chọn mẫu. Qua bài này, các bạn
có thể hiểu sơ lượt về các loại dữ liệu, các phương pháp thu thập dữ liệu, từ đó chọn
ra được các biện pháp tối ưu cho quá trình nghiên cứu một vấn đề nào.
I/ KHÁI NIỆM DỮ LIỆU
Page 3 of 15
1.1/ Dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng:
1.1.1/ Dữ liệu định tính:
_ Nghiên cứu định tính điển hình là liên quan đến phỏng vấn mặt đối mặt với người trả
lời để hiểu rõ hơn những suy nghĩ và cảm giác của họ.
_ Có 2 loại nghiên cứu định tính phổ biến là thảo luận bàn tròn và phỏng vấn cá nhân.
Thảo luận bàn tròn là thảo luận giữa một nhóm người và được dẫn dắt bởi
một người phỏng vấn.
Phỏng vấn cá nhân do một người phỏng vấn trực tiếp hỏi một người.
1.1.2/ Dữ liệu định lượng:
Nghiên cứu định lượng liên quan đến các qui trình có tính hệ thống cao hơn nhằm có
được và phân tích các dữ liệu dưới dạng các con số.
1.1.3/ Sự khác biệt giữa dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng:
Dữ liệu định lượng Dữ liệu định tính
Dựa trên những ý nghĩa bắt nguồn từ các
con số.
Dựa trên ý nghĩa được diễn đạt qua từ
ngữ.
Việc thu thập đem lại những dữ liệu bằng
số và tiêu chuẩn hóa.
Việc thu thập đem lại những dữ liệu phi
tiêu chuẩn hóa đòi hỏi phải phân loại
thành các loại.
Việc phân tích được thực hiện thông qua sử
dụng các biểu đồ và các thống kê.
Việc phân tích được thực hiện thông
qua sử dụng việc niệm hóa.
1.2/ Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:
1.2.1/ Dữ liệu sơ cấp:
Là những dữ liệu mà nhà nghiên cứu thị trường thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử
lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.
1.2.2/ Dữ liệu thứ cấp:
Page 4 of 15
Có nguồn gốc từ những dữ liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, là
nguồn dữ liệu đã được thu thập và xử lý cho mục tiêu nào đó, được các nhà nghiên cứu
thị trường sử dụng lại cho việc nghiên cứu của mình.
1.2.3/ So sánh các đặc tính của dữ liệu sơ cấp và thứ cấp:
ĐẶC TÍNH DL SƠ CẤP DL THỨ CẤP
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu cao thấp
Tính hiện hữu cao thấp
Độ tin cậy cao thấp
Tính cập nhật cao thấp
Tính kinh tế thấp cao
Tốc độ thu thập chậm nhanh
II/ NGUỒN THU THẬP DỮ LIỆU
2.1/ Nguồn của dữ liệu thứ cấp:
2.1.1/ Các nguồn dữ liệu thứ cấp:
(a) Dữ liệu thứ cấp văn bản:
_ Thường sử dụng cho các nghiên cứu, sử dụng đồng thời các phương pháp thu thập dữ
liệu sơ cấp. Bao gồm các loại tài liệu văn bản như: báo cáo chi phí, doanh thu, chiêu thị,
các bài viết trên các đặc san, tạp chí, nhật báo, internet…
_ Ngoài ra còn có các tài liệu phi văn bản như: các bản ghi âm, ghi hình, các chương trình
truyền hình…
(b) Dữ liệu thứ cấp dựa trên khảo sát:
_ Là những dữ liệu thu thập được bằng cách sử dụng chiến lược khảo sát, thường dùng
những bảng câu hỏi đã được phân tích cho mục đích ban đầu của chúng. Dữ liệu thứ cấp
dựa trên khảo sát được thu thập qua một trong ba loại chiến lược khảo sát: điều tra thống
kê, các cuộc khảo sát liên tục và khảo sát đặc biệt (Ví dụ: cuộc điều tra thống kê dân số
của nước ta được tổ chức ngày 1/4/2009).
2.1.2/ Ưu-khuyết điểm của dữ liệu thứ cấp:
(a) Ưu điểm:
Page 5 of 15
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc, công sức so với việc thu thập dữ liệu sơ cấp.
Có thể cung cấp các dữ liệu so sánh và dữ liệu theo bối cảnh.
Có thể dẫn đến những khám phá bất ngờ.
Tính đều đặn của dữ liệu.
(b) Khuyết điểm:
Được thu thập cho một mục đích không phù hợp nhu cầu của bạn.
Tiếp cận khó.
Những tổng hợp và các định nghĩa có thể không phù hợp.
2.2/ Nguồn của dữ liệu sơ cấp:
_ Đây là loại dữ liệu quan trọng nhất, là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần
đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều
tra thống kê.
_ Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp
lại thường phức tạp, tốn kém.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP
_ Tìm và thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đòi hỏi công việc tìm kiếm, gồm hai giai đoạn
gắn kết nhau:
Bước 1: Xác định loại dữ liệu bạn cần có hiện diện ở dạng dữ liệu thứ cấp không.
Bước 2: Định vị chính xác dữ liệu mà bạn cần.
3.1/ Khả năng tiếp cận dữ liệu thứ cấp:
Có nhiều manh mối để biết dữ liệu thứ cấp bạn cần có tìm được hay không:
Các tờ báo uy tín của một nước là nguồn hữu ích, chúng thường báo cáo tóm
tắt các kết quả của các báo cáo gần đây của Chính phủ.
Các sách giáo khoa về các chủ đề cụ thể có thể cung cấp chỉ dẫn rõ ràng về
những nguồn dữ liệu thứ cấp hiện có trong lĩnh vực bạn nghiên cứu, ví dụ ở
các doanh nghiệp nhỏ.
Page 6 of 15
Tài liệu cấp ba như các bảng chỉ mục và catalogues cũng có thể hỗ trợ bạn
định vị dữ liệu thứ cấp. Có thể tiếp cận và tìm kiếm catalogues đầy đủ các
dữ liệu này trên Internet. Các bảng chỉ mục và catalogues gần đây đã xuất
hiện trực tuyến có đường link trực tiếp đến các file dữ liệu có thể tải về
được, thường ở dạng bảng biểu.
Những cuộc thảo luận cũng là những nguồn hữu ích. Những chuyên gia
uyên bác, các thủ thư và giảng viên hướng dẫn của bạn có thể có nhiều kiến
thức về những loại dữ liệu hiện có.
3.2/ Tìm kiếm và thu thập dữ liệu thứ cấp:
Một khi bạn đã chắc chắn có dữ liệu thứ cấp có khả năng hiện diện, bạn cần tìm ra vị trí
chính xác của chúng.
Đối với những dứ liệu thứ cấp do chính phủ phát hành thì việc tương đối dễ
dàng.
Định vị các dữ liệu thứ cấp đã phát hành lưu trữ trong các thư viện hay các
dữ liệu thứ cấp trong các cơ quan lưu trữ thì tương đối đơn giản. Những thư
viện chuyên ngành với những tập dữ liệu với những chủ đề cụ thể chẳng hạn
như các báo cáo nghiên cứu thị trường có thể được định vị bằng cách sử
dụng các ấn bản của Hiệp hội thư viện.
Các dữ liệu do các tổ chức lưu trữ thì khó định vị hơn. Đối với những dữ
liệu trong nội bộ tổ chức, người quản lí thông tin hay dữ liệu trong bộ phận
thích hợp có lẽ biết chính xác dữ liệu thứ cấp được lưu giữ.
Dữ liệu trên Internet có thể định vị nhờ việc sử dụng các cổng thông tin và
những công cụ tìm kiếm (search engine), là những công cụ giúp tìm ra tất cả
những địa điểm có thể phù hợp với các từ khóa liên quan đến câu hỏi hoặc
mục đích nghiên cứu của bạn. Trong một số trường hợp, các dữ liệu có thể
được định vị tại những trang chủ của các công ty, những tổ chức chuyên
nghiệp và những hiệp hội thương mại.
Khi đã định vị tập hợp dữ liệu thứ cấp bạn cần phải chắc chắn nó sẽ đáp ứng nhu cầu của
bạn. Đối với các dữ liệu văn bản hay các dữ liệu ở dạng sách báo cách dễ nhất là lấy và