Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần Misa từ mức 3 lên mức 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.47 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


VÕ VĂN ĐỨC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG MỨC ÁP DỤNG
MÔ HÌNH CMMI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MISA TỪ MỨC 3 LÊN MỨC 5

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 60340102

TP. HCM, tháng 8/2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


VÕ VĂN ĐỨC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG MỨC ÁP DỤNG
MÔ HÌNH CMMI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MISA TỪ MỨC 3 LÊN MỨC 5

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành 60340102

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƢƠNG QUANG DŨNG



TP. HCM, tháng 8/2014
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Quang Dũng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)



Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 08 tháng 11 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
GS. TS. Võ Thanh Thu
Chủ tịch
2
TS. Ngô Quang Huân
Phản biện 1
3
TS. Nguyễn Quyết Thắng
Phản biện 2
4
PGS. TS. Bùi Lê Hà
Ủy viên

5
TS. Phan Thành Vĩnh
Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 26 tháng 9 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Võ Văn Đức Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 04 - 02 – 1982 Nơi sinh: Hà Tĩnh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820172
I- Tên đề tài:
Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần MISA từ mức
3 lên mức 5
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ: sử dụng kiến thức đã học và thực tiễn thu thập số liệu, bộ mô hình CMMI,
tài liệu để phân tích thực trạng và tìm ra giải pháp nâng mức áp dụng CMMI tại công ty
cổ phần MISA từ mức 3 lên mức 5.
Nội dung luận văn:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về mô hình tăng trƣởng năng lực tích hợp CMMI.
Chƣơng 2: Thực trạng về áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần MISA.

Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng mức áp dụng CMMI tại công ty cổ phần MISA từ
mức 3 lên mức 5.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 05 - 12 - 2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25 - 09 - 2014
V- Cán bộ hƣớng dẫn: Tiến sĩ Trƣơng Quang Dũng

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên làm luận văn


Võ Văn Đức
ii


LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Quý
Thầy Cô, bạn bè và tập thể ban lãnh đạo, nhân viên công ty cổ phần MISA.

Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Trƣơng Quang Dũng, ngƣời hƣớng dẫn khoa học
của Luận văn đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành Luận văn.
Tôi xin cảm ơn những ngƣời thân, bạn bè, ban lãnh đạo và các đồng nghiệp
đang làm việc tại công ty cổ phần MISA đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành Luận văn.
Và sau cùng, để có đƣợc kiến thức nhƣ ngày hôm nay, cho phép tôi gởi lời tri ân
và cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.

Học viên làm Luận văn



Võ Văn Đức


iii


TÓM TẮT

Hiện nay, có rất nhiều mô hình, hệ thống quản lý chất lƣợng trên thế giới,
nhƣng đối với công ty phần mềm thì CMMI đƣợc xem nhƣ tấm giấy thông hành,
chứng minh năng lực và chất lƣợng của doanh nghiệp nhắm tạo thuận lợi hơn trong
việc thiết phục khách hàng tin vào dịch vụ của doanh nghiệp phần mềm. Việc áp
dụng mô hình CMMI đem đến nhiều thay đổi đáng kể trong công tác sản xuất phần
mềm.
Công ty CP MISA đƣợc thành lập năm 1994. Sau hơn 20 năm hình thành và
phát triển, hiện nay MISA đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong
lĩnh vực sản xuất phần mềm. MISA luôn tiên phong trong công tác tin học hóa tại

nhiều Bộ, Ban ngành và các doanh nghiệp trên khắp 63 tỉnh thành. Để đáp ứng đƣợc
mục tiêu sản xuất ra sản phẩm phần mềm đạt chất lƣợng tốt nhất, đúng hạn nhất,
thoả mãn yêu cầu của khách hàng, MISA đã triển khai mô hình CMMI và đạt chứng
nhận của tổ chức SEI vào ngày 18/7/2012 mức 3. Chứng chỉ CMMI mức 3 thêm
một lần nữa khẳng định tôn chỉ hoạt động mà MISA cam kết với khách hàng đó là
cung cấp phần mềm chất lƣợng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Chứng chỉ CMMI
mức 3 vừa là động lực đồng thời cũng là trách nhiệm của MISA trong việc tiếp tục
cải tiến quy trình, hoàn thiện hệ thống phát triển phần mềm để cho ra đời những
phầm phần đáp ứng mọi nhu cầu của ngƣời dùng. Sau hai năm triển khai và áp dụng
mô hình CMMI mức 3, công ty đã đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác sản xuất
phần mềm nhƣ sản xuất sản phẩm đúng hạn, các lỗi sản phẩm ít hơn, trình độ quản
lý dự án của nhân viên, quản lý tốt hơn nhƣng vẫn còn một số công tác chƣa đạt yêu
cầu nhƣ việc quản lý dự án định lƣợng, đo lƣờng và chuẩn hoá công tác sản xuất sản
phẩm, cũng nhƣ công tác cải tiến liên tục để đổi mới công tác sản xuất sản phẩm
chƣa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của công ty, chƣa thể bắt kịp tốc độ toàn cầu
hoá và sản xuất các sản phẩm xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới. Chính vì vậy, đề tài
“Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần
MISA từ mức 3 lên mức 5” đƣợc lựa chọn để nghiên cứu nhằm đƣa ra các giải
iv


pháp hoàn thiện công tác sản xuất sản phẩm phần mềm của công ty MISA từ nay
đến năm 2020.
Đề tài gồm ba chƣơng: chƣơng 1 trình bày về cơ sở lý luận về mô hình tăng
trƣởng năng lực tích hợp CMMI, chƣơng 2 là thực trạng về áp dụng mô hình CMMI
tại công ty cổ phần MISA, chƣơng 3 đƣa ra một số giải pháp nâng mức áp dụng
CMMI tại công ty cổ phần MISA từ mức 3 lên mức 5.
Dựa vào bộ tiêu chuẩn mô hình trƣởng thành năng lực tích hợp CMMI, từ
thực tế áp dụng và triển khai mô hình CMMI tại MISA tác giả đã có đánh giá thực
trạng công tác áp dụng mô hình CMMI ở mức 3 của đơn vị, cụ thể là 17/18 quy

trình theo yêu cầu của tổ chức đánh giá.
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp phƣơng pháp
nghiên cứu thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh và dự báo kết hợp với việc
tổng hợp các ý kiến chuyên gia, dự báo xu thế để có thể đƣa ra kết quả đánh giá,
xem xét mức độ áp dụng và ảnh hƣớng tới hệ thống.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho MISA tạo ra sản phẩm tốt nhất,
đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, ngày càng giúp công tác sản xuất phần mềm đƣợc
tốt hơn, xây dựng đội ngũ lập trình viên giỏi về nghiệp vụ và quy trình. Đây có thể
coi nhƣ một nghiên cứu cho các công ty sản xuất phần mềm có thể nghiên cứu để
triển khai mô hình CMMI mức 3 tới mức 4,5 từ nay đến năm 2020.
v


ABSTRACT
Nowadays, there are a lot of the quality management systems all over the
world. However, with the software companies, CMMI model is regarded as the
evidence to prove the capability and quality of an enterprise for purpose convincing
the client to trust the service's software business. Applying the CMMI model makes
the significant differences in the software production process.
MISA Corporation was founded in 1994. After 20 years of the development,
these days, MISA has become a leading enterprise in the software production
industry in Vietnam. MISA is always the pioneer in the computerize work in many
ministries in general and in the enterprise across 63 provinces in Vietnam in
particular. To demand the goal of producing software products with the best
possible quality as well as the customers’ satisfaction, MISA has implemented the
Capability Maturity Model Integration (CMMI) and it is certified by Software
Engineering Institute (SEI) in level 3 in July 18, 2012. Thanks to CMMI level 3,
people strongly believe that the MISA operating principle, providing the customer
the products with the best quality and the most reasonable price, will bear in mind
of customer and it is the key to its success. CMMI level 3 is not only the driving

force of MISA but only its responsibility in continuing the completion and
improvement process of the software production system. Therefore making the
product that meets the needs of the user. After 2 years of implementing and
applying the CMMI level 3, the company has achieved the high efficiency in
producing the software such as producing the goods in the right time, the fewer
product failures, the better project management of staff as well as the better
management of the Board of Director. However, there are still some unsatisfactory
activities. For examples, the measure and standardize production work of the project
manager, as well as the continuous improvement to change products to meet
renewal request of the company, cannot reach the speed of globalization and the
production of export products to the world market. Therefore, the paper titled
“Some solution to upgrade application of the CMMI model in the MISA company
vi


from level 3 to level 5” is conducted study in order to provide the suitable measures
in the more comprehensive software production process of MISA until 2020.
Topic include 3 chapters: Chapter 1: Introduction about the theoretical
foundation of the Capability Maturity Model Integration (CMMI); Chapter 2: The
real status of the application of CMMI model at MISA JSC; Chapter 3: Some
solutions to improve the application of CMMI at MISA JSC from Level 3 to Level
5. Based on CMMI and the reality of the application at MISA, author have
evaluated the situation of applying the CMMI level 3, namely reaching 17/18 of
requirement of the judging organizations.
The thesis uses methods as qualitative research methodology, statistics,
description, analysis, synthesis, comparison and prediction combined with the
synthesis of expert opinion, forecasting information technology trend in order to
make the assessment, review the application of the system and its affect.
The results of the thesis will help MISA create the best products, meet the
market demand, increasingly produce the better software, build the professional

skilled programmer labor. This study can help the software companies develop
CMMI models in the reality in the near future, especially from Level 3 to Level 5 in
MISA JSC until 2020.
vii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC CÁC BẢNG xvi
DANH MỤC CÁC HÌNH xvi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG NĂNG LỰC
TÍCH HỢP (CMMI) 7
1.1. Những vấn đề chung về chất lƣợng 7
1.1.1. Chất lƣợng: 7
1.1.2. Quản lý chất lƣợng (QLCL): 7
1.1.3. Sự phát triển của quản lý chất lƣợng 8
1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lƣợng 8
1.1.5. Hệ thống quản lý chất lƣợng (HTQLCL) 10
1.2. Một số hệ thống quản lý chất lƣợng: (Vui lòng xem phục lục 1: Một số hệ
thống quản lý chất lƣợng) 11
1.3. Bộ tiêu chuẩn mô hình trƣởng thành năng lực tích hợp (CMMI) 11
11
1.3.2. Mối quan hệ giữa hệ thố ởng thành năng

lực tích hợp CMMI: 13
viii


13
14
ầu) 15
ặp lại) 16
ịnh): 18
ản lý) 20
ối ƣu hóa) 21
1.3.5. Lợ 21
1.3.5.1. Lợi ích 21
1.3.5.1. Khó khăn: 23
1.3.6.1. Các điều kiện áp dụng hệ thống mô hình trƣởng thành năng lực tích
hợp: 23
1.3.6.1. Tổ chức phải xây dựng hệ thống tài liệu: 23
1.3.6.2. Trách nhiệm lãnh đạo trong hệ thống 24
1.3.6.3. Nguồn nhân lực 25
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 26
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CMMI TẠI 27
CÔNG TY CỔ PHẦN MISA 27
2.1. Tổng quan ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam 27
2.2. Giới thiệu Công ty cổ phần MISA 29
2.2.1 Giới thiệu chung 29
2.2.2 Khách hàng 31
2.2.3 Sản phẩm và dịch vụ 32
2.2.4. Cơ cấu tổ chức 34
2.2.5. Nhân sự 34
ix



2.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh 36
2.3. Thực trạng mô hình phát triển phần mềm và mô hình CMMI mức 3 đang áp
dụng tại công ty cổ phần MISA 37
ể 37
2.3.2 Hệ thống mô hình CMMI mức 3 đang đƣợc triển khai và áp dụng tại công
ty cổ phần MISA 40
2.3.3. Đánh giá mô hình CMMI đang đƣợc triển khai và áp dụng tại công ty cổ
phần MISA: 53
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG MỨC ÁP DỤNG MÔ HÌNH
CMMI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA TỪ MỨC 3 LÊN MỨC 5 59
3.1. Xu hƣớng phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam từ nay đến năm
2020: 59
3.2. Định hƣớng phát triển của công ty MISA đến năm 2020: 61
3.3. Các giải pháp xây dựng hệ thống CMMI đạt mức 5: 62
3.2.1. Giải pháp đo lƣờng 62
3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 63
3.3.2.1. Chính sách tuyển dụng 63
3.3.2.2. Chính sách đào tạo: 63
3.3.2.3. Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên 66
3.2.3. Giải pháp về cơ sở vật chất 66
3.2.4. Giải pháp bổ sung và hoàn thiện mô hình và quy trình: 67
3.3.4.1. Thiết lập vòng hỗ trợ các quy trình cần thiết để có thể đạt tiêu chuẩn
CMMI mức 4 và mức 5: 67
3.3.4.2. Xây dựng sơ đồ tra cứu các quy trình theo vòng đời dự án và các các
lĩnh vực quy trình cần thiết để áp dụng CMMI mức 4 và mức 5 68
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
73
KẾT LUẬN

74
x


TÀI LIỆU THAM KHẢO
76
PHỤ LỤC
79



xi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AMIS
Hệ thống thông tin doanh nghiệp hợp nhất của MISA (All in one
Management Information System)
CMMI
Mô hình trƣởng thành năng lực tích hợp (Capability Maturity Model
Integration)
CNTT
Công nghệ thông tin
CTO
Phó Giám đốc trung tâm phát triển phần mềm phụ trách công nghệ
(Chief Technical Officer)
GĐ TT
PTPM
Giám đốc trung tâm phát triển phần mềm

HCTH
hành chính tổng hợp
HDSD
Hƣớng dẫn sử dụng
HTQLCL
Hệ thống quản lý chất lƣợng
ISO
Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for
Standardization - ISO)
MISA
Công ty cổ phần MISA
PA
Các lĩnh vực quy trình (Process Areas)
QLCL
Quản lý chất lƣợng
QLDA, PM
Quản lý dự án, phần mềm
SEI
Viện công nghệ phần mềm Hoa Kỳ (Software Engineering Process
Group)
TQM
Hệ thống quản lý chất lƣợng toàn diện (Total Quality Management)
xii


MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƢỢC DÙNG TRONG CMMI

THUẬT NGỮ
GIẢI THÍCH
Baseline

Một baseline là một tập hợp các tài liệu đặc tả hoặc các sản phẩm
tạo ra trong quá trình làm việc mà đã đƣợc phê duyệt và chấp
nhận, sau đó đƣợc dùng nhƣ cơ sở để phát triển tiếp, và chỉ có thể
thay đổi thông qua các thủ tục quản lý thay đổi. Một baseline là
định danh của một mục cấu hình và các thực thể liên quan đến
nó.
Milestone
Là điểm tại đó kết thúc một chu trình (iteration) của dự án, tƣơng
đƣơng với một phiên bản phát hành.
Customer
Là nhóm (cá nhân, dự án, hoặc tổ chức) chịu trách nhiệm nghiệm
thu sản phẩm (accepting the product) hoặc thanh toán
(authorizing payment). Khách hàng không nằm trong dự án,
nhƣng không nhất thiết phải nằm ngoài tổ chức. Khách hàng có
thể là một dự án ở mức cao hơn.
Khách hàng là một tập con của stakeholders
Stakeholder

Một “stakeholder” là một nhóm hoặc cá nhân mà
 Bị ảnh hƣởng bởi kết quả của một công việc kinh doanh
(outcome of an undertaking)
 Hoặc chịu trách nhiệm theo một số cách về kết quả của
một công việc kinh doanh
Stakeholders có thể bao gồm các thành viên của dự án, các nhà
cung cấp, khách hàng, nsd cuối và những ngƣời khác.
Relevant
Stakeholder
Thuật ngữ này đƣợc dùng để chỉ rằng “stakeholder liên quan đến
một số hoạt động xác định và đƣợc đƣa vào kế hoạch tƣơng ứng”


Manager

Chỉ ngƣời đƣa ra định hƣớng và quản lý về kỹ thuật và hành
chính cho những công việc hoặc hoạt động đang thực hiện trong
lĩnh vực trách nhiệm (area of responsibility) của ngƣời quản lý.
Các chức năng truyền thống của ngƣời quản lý bao gồm: lập kế
hoạch, tổ chức, hƣớng dẫn và quản lý công việc trong một lĩnh
xiii


vực trách nhiệm

Project
Manager
Là ngƣời chịu trách nhiệm lập kế hoạch, hƣớng dẫn, quản lý, cấu
trúc (structuring) và thúc đẩy dự án.
Project Manager cũng chịu trách nhiệm làm hài lòng khách hang
Senior Manager

Chỉ một vai trò quản lý tại một mức đủ cao trong tổ chức mà
trọng tâm chính của ngƣời giữ vai trò này là sự tồn tại lâu dài của
tổ chức, chứ không phải các dự án ngắn hạn và các mối bận tâm
và áp lực của hợp đồng. Senior manager có quyền phân bổ và tái
phân bổ các nguồn lực nhằm hỗ trợ hiệu quả việc cải tiến qui
trình của tổ chức. Senior manager có thể là bất kỳ nhà quản lý
nào đáp ứng các mô tả ở trên, bao gồm cả ngƣời đứng đầu tổ
chức.

Product


Trong CMMI, từ “product” đƣợc dùng để chỉ các đầu ra hoặc
dịch vụ hữu hình là kết quả của một quá trình và đƣợc dự định
bàn giao cho một khách hàng hoặc ngƣời sử dụng cuối.
Một sản phẩm là “work product” đƣợc bàn giao cho khách hàng.
Work Product

Từ “work product” đƣợc dùng để chỉ bất kỳ artifact nào đƣợc tạo
ra từ một qui trình.
Những artifact này có thể bao gồm: file, tài liệu, các phần của sản
phẩm, các dịch vụ, các qui trình (vd: qui trình sản xuất, qui trình
đào tạo, qui trình chuyển nhƣợng sản phẩm), các đặc tả và các
hóa đơn.
Phân biệt chính giữa “work product” và “product component” là
“work product” không nhất thiết phải đƣợc xây dựng hoặc là một
phần của sản phẩm cuối.
Product
Component

Trong CMMI, “product component” là các thành phần ở mức
thấp hơn so với “product”; các “product component” đƣợc tích
hợp để tạo thành một “product”.
Có thể có nhiều mức “product component”. Một “product
component” là bất kỳ “work product” nào phải xây dựng (các yêu
xiv


cầu đƣợc định nghĩa và các bản thiết kế đƣợc xây dựng và cài
đặt) để đạt đƣợc mục đích sử dụng của sản phẩm trong toàn bộ
chu kỳ sống của nó
Các “product component” là các phần của sản phẩm đƣợc bàn

giao cho khách hàng và có thể phục vụ cho việc sản xuất hoặc sử
dụng sản phẩm.
Verification
Mặc dầu thoạt trông thì từ “verification” và “validation” dƣờng
nhƣ hoàn toàn giống nhau trong các mô hình CMMI, nhƣng
chúng đề cập đến các vấn đề hoàn toàn khác nhau.“Verification”
nhằm khẳng định rằng các “work product” phản ánh chính xác
các yêu cầu dùng để đặc tả chúng.
Nói cách khác “verification” đảm bảo rằng “you built it right.”
Validation

“Validation” nhằm khẳng định rằng sản phẩm (product) đƣợc
cung cấp sẽ đáp ứng việc sử dụng
Nói cách khác “validation” đảm bảo rằng “you built the right
thing.”
Goal

“Goal” là một thành phần bắt buộc của CMMI: có thể là “generic
goal” hoặc “specific goal”.
Trong mô hình CMMI, từ “goal” luôn tham chiếu đến một thành
phần mô hình (vd: “generic goal”, “specific goal”).
Objective

Trong CMMI, khi dùng nhƣ một danh từ, từ “objective” thay thế
cho từ “goal” khi sử dụng theo nghĩa thông dụng, vì từ “goal”
đƣợc dành riêng để dùng để chỉ các thành phần đƣợc gọi là
“specific goals” và “generic goals” của mô hình CMMI

CMMI
Framework


Là cấu trúc cơ bản để tổ chức các thành phần của CMMI, bao
gồm: các thành phần chung của các mô hình CMMI hiện tại, các
qui tắc và phƣơng pháp để tạo ra các mô hình, các phƣơng pháp
đánh giá (bao gồm cả các artifiact đi kèm), và các tài liệu đào tạo.
framework này cho phép thêm các qui tắc mới vào CMMI sao
cho các qui tắc mới này tích hợp đƣợc với các qui tắc đã có
xv



CMMI Model

Vì CMMI Framework có thể sinh ra các mô hình khác nhau dựa
trên nhu cầu của tổ chức sử dụng nó, do vậy có nhiều mô hình
CMMI
Câu “CMMI model” có thể là một trong nhiều bộ sƣu tập thông
tin. Câu “CMMI models” đề cập đến một, một số hoặc toàn bộ bộ
sƣu tập của các mô hình có thể đƣợc sinh ra từCMMI
Framework.
Peer Review

Thuật ngữ “peer review” đƣợc dùng trong “CMMI Product
Suite” thay cho thuật ngữ “work product inspection”.
“Peer review” là việc xem xét lại các “work product” đƣợc thực
hiện theo cặp trong quá trình phát triển các “work product” để
xác định lỗi và loại bỏ chúng
Process

“process”, nhƣ đƣợc dùng trong CMMI Product Suite, bao gồm

các hoạt động có thể nhận biết nhƣ việc thực hiện các practice
trong một mô hình CMMI. Các hoạt động này có thể đƣợc ánh xạ
sang một hoặc nhiều practice trong các lĩnh vực qui trình của
CMMI để mô hình có thể dùng để cải tiến qui trình và đánh giá
qui trình.

Managed
Process

Là một qui trình đƣợc thực hiện theo kế hoạch và tuân thủ các
chính sách
– Thuê những ngƣời có kỹ năng có các nguồn lực thích hợp để
tạo ra các đầu ra đƣợc kiểm soát
– Liên quan đến các “relevant stakeholder”
– Đƣợc giám sát, quản lý và xem xét
– Đƣợc đánh giá về việc tuân thủ mô tả qui trình


xvi


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1: Bảng theo dõi mối quan hệ giữa các quy trình 55

xvii


DANH MỤC CÁC HÌNH


1 I 14
Hình 1.2 15
Hình 2.1 Doanh thu ngành phần mềm Việt Nam 2005 – 2012, riêng 2012 là số liệu
ƣớc đạt (đơn vị tính: triệu USD) 28
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần MISA 34
Hình 2.3 Biểu đồ tăng trƣởng nguồn nhân lực 2009 – 2013 của MISA 35
Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi của MISA 35
Hình 2.5 Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ của MISA 36
Hình 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của MISA 36
Hình 2.7 Mô hình phát triển phần mềm MISA trƣớc năm 2013 38
Hình 2.9: Sơ đồ xây dựng, quản lý dự án mới 40
Hình 2.10: Lƣu đồ Quy trình sản xuất phần mềm 41
Hình 2.11: Lƣu đồ Quy trình lập kế hoạch dự án 43
Hình 2.12: Giao diện website baotri.misa.com.vn 45
Hình 2.13: Lƣu đồ Quy trình đào tạo nhân viên 48
Hình 2.14: Các công việc trong Quy trình quản lý rủi ro 50
Hình 2.15:Lƣu đồ Quy trình phát triển yêu cầu 52
Hình 2.16: Biểu đồ hồ sơ đánh giá theo mục tiêu 54
Hình 2.17: Hồ sơ phạm vi mô hình áp dụng 55
Hình 3.1: Mô tả các bƣớc hỗ trợ của các nhóm quy trình 67
Hình 3.2: Sơ đồ tra cứu các quy trình theo vòng đời dự án 68
1



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài
- Để sản xuất ra một sản phẩm có chất lƣợng thì phải tuân theo một quy trình
nghiêm ngặt, đó là điều không thể tranh cải. Trong lĩnh vực công nghệ phần
mềm, yêu cầu đặt ra của sản phẩm là phải đạt yêu cầu về chất lƣợng, theo đúng

tiến độ và kinh phí, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đáp ứng các cầu đó CMMI là
mô hình đã và đang đƣợc áp dụng phổ biến và đƣợc quốc tế hóa mạnh mẽ, chính
do hiệu quả sử dụng của chúng trong thực tế.
- Với 10 năm gắn bó với ngành sản xuất phần mềm, chứng kiến sự cạnh tranh
khốc liệt để chiếm lĩnh thị phần và trở thành 1 thƣơng hiệu phần mềm phổ biến
nhất, với số lƣợng khách hàng nhiều nhất hiện nay tại Việt Nam,… Tôi nhận
thấy rằng việc áp dụng CMMI để nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của
doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu theo đuổi
chƣơng trình cao học, tôi đã xác định chắc chắn luận văn của mình sẽ làm vê mô
hình CMMI.
- CMMI đƣợc xem nhƣ tấm giấy thông hành, chứng minh năng lực và chất lƣợng
của doanh nghiệp nhắm tạo thuận lợi hơn trong việc thiết phục khách hàng tin
vào dịch vụ của doanh nghiệp phần mềm. Việc áp dụng mô hình CMMI đem
đến nhiều thay đổi đáng kể trong công tác sản xuất phần mềm. Từ đây đặt ra một
thách thức cho Ban lãnh đạo về giải pháp hiệu quả hoạt động cũng nhƣ chất
lƣợng sản phẩm, qua đó giúp cho doanh nghiệp đạt đƣợc Tầm nhìn – Sứ mệnh
của mình.
- Cùng với việc tạo ra các quy trình thì việc cải tiến các quy trình liên tục trong
công nghệ phần mềm là 1 trong bƣớc quan trọng để doanh nghiệp công nghệ
phần mềm tự khẳng định mô hình mình theo đuổi là đúng, và không chỉ giúp
doanh nghiệp đạt mức chứng chỉ từ mức 3 lên mức 5 mà còn khẳng định chiến
lƣợc chọn CMMI để xây dựng thƣơng hiệu, chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ.
- Trên đây là những lý do khiến tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
MỨC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CMMI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA TỪ
2



MỨC 3 LÊN MỨC 5’’, với mong muốn giới thiệu mô hình CMMI, các giải
pháp để không ngừng hoàn thiện mô hình CMMI, và ngày càng khẳng định

đúng tầm nhìn và sứ mệnh của công ty CP MISA là “TIN CẬY – TIỆN ÍCH –
TẬN TÌNH”.
2. Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của CMMI trong việc xây dựng hệ thống
quản lí đối với Công ty cổ phần MISA.
- Đƣa ra các giải pháp cho doanh nghiệp nhằm giúp đỡ thực hiện và áp dụng hiệu
quả mô hình CMMI.
- Triển khai mô hình đúng chuẩn, phù hợp với thực trạng của đơn vị, cũng nhƣ
góp phần hỗ trợ các chỉ tiêu kinh doanh.
- Đề xuất các biện pháp cải tiến các quy trình liên tục, nhằm giúp hoàn thiện mô
hình đang áp dụng
- Nâng cao mức áp dụng mô hình từ mức 3 lên mức 5 của công ty cổ phần MISA
từ năm 2014 đến năm 2017
3. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt thực tiễn,đề tài nghiên cứu tình hình triển khai và áp dụng CMMI của
công ty cổ phần MISA. Cung cấp các đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động, chất lƣợng dịch vụ tại doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp
xây dựng giá trị thƣơng hiệu, vị thế cạnh tranh tại thị trƣờng nội địa và thúc đẩy
hội nhập quốc tế cho công ty cổ phần MISA.
- Về mặt kinh tế và quản trị, chƣa có công trình nghiên cứu nào tập trung vào vấn
đề thực tiễn của việc triển khai áp dụng chuẩn CMMI tại một hoặc các doanh
nghiệp sản xuất phần mềm đóng gói để từ đó đúc kết các bài học thành công hay
thất bại cũng nhƣ các thực tiễn tốt và hữu ích cho các doanh nghiệp sản xuất
phần mềm nói chung và đơn vị sản xuất phần mềm đóng gói nói riêng.
- Do vậy, đề tài này dựa theo những phân tích nghiên cứu về thực tiễn trong việc
triển khai chuẩn CMMI lấy MISA làm trƣờng hợp điển hình về doanh nghiệp
phần mềm đóng gói, tìm hiểu và rút ra một số thực tiên hữu ích cho việc áp dụng
3




và triển khai chuẩn “mô hình trƣởng thành năng lực tích hợp’’ (CMMI) tại các
doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Cụ thể, đề tài sẽ giới thiệu chi tiết về chuẩn
CMMI; quy trình sản xuất và phƣơng pháp đánh giá mức độ thuần thục trong
công nghệ phần mềm; phân tích các cấp độ CMMI; Các tiêu chí, yêu cầu cụ thể
đối với từng cấp độ CMMI và những yêu cầu về nội dung công việc cần thiết để
doanh nghiệp, tổ chức có thể đạt đƣợc chứng chỉ CMMI.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Vấn đề nâng cấp mô hình CMMI từ mức 3 lên mức 5 tại Công ty cổ phần
MISA.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứ sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính (qualitative
method) trong đó:
- Nghiên cứu tài liệu (sơ cấp, thứ cấp) bộ tiêu chuẩn mô hình CMMI
phiên bản 1.3 đƣợc Viện kỹ nghệ phần mềm Mỹ SEI tại trƣờng Đại học Carnegie
Mellon ở Pittsburgh phát triển, và thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên
gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin về hệ thống quản lý chất lƣợng để xây dựng
nên các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác sản xuất phần mềm.
- Qua việc quan sát thực tế áp dụng, từ các báo cáo việc đánh giá nội bộ
của MISA và báo cáo đánh giá của tổ chức cấp chứng nhận đồng thời tổng hợp
những thông tin, dữ liệu thứ cấp để phân tích và đánh giá những tồn tại cũng nhƣ
những mặt chƣa đạt đƣợc tại mô hình CMMI mức 3từ đó đề xuất các giải pháp nâng
mức áp dụng mô hình lên mức 5 tại công ty cổ phần MISA
6. Bố cục đề tài
Đề tài bao gồm các phần chính sau:
- Phần mở đầu: Nêu lên lý do hình thành đề tài, mục tiêu, ý nghĩa thực tiễn, phạm
vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về mô hình tăng trƣởng năng lực tích hợp CMMI.
- Chƣơng 2: Thực trạng về áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần MISA.
4




- Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng mức áp dụng CMMI tại công ty cổ phần
MISA từ mức 3 lên mức 5.
- Kết Luận

×