Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.86 KB, 70 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
  
Sau những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ
chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong nền kinh tế thị
trường, các doanh nghiệp phải chủ động tiến hành hoạt động kinh
doanh của mình và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt kinh doanh của
mình. Mở cửa nền kinh tế đã làm cho quá trình hợp tác về mọi mặt
giữa những nền kinh tế khác nhau. Mặt khác, bên cạnh những thuận lợi
thì cũng không thể không nói đến những khó khăn mới về nguồn lực
đầu vào để tiến hành hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, khó
khăn trong cạnh tranh v.v… Như vậy sẽ đồng thời xuất hiện những cơ
hội và thách thức mới cho mỗi doanh nghiệp trong đó có Công ty Cổ


phần Bê tông xây dựng Hà nội.
Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội là đơn vị kinh doanh
các mặt hàng bê tông phục vụ cho các công trình xây dựng trong nước.
Trong những năm qua công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào
quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước và không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cung cấp những sản
phẩm có chất lượng tốt phục vụ cho các công trình xây dựng và trong
hoạt động kinh doanh công ty đã tạo được niềm tin đối với bạn hàng và
đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, nâng cao thương
hiệu Vibex đối với bạn hàng quốc tế. Những năm qua công ty đã thu
được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn
trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để có thể theo kịp với xu thế hội

nhập và nâng cao hơn nữa khả năng tiêu thụ sản phẩm thì Công ty Cổ
phần Bê tông xây dựng Hà nội phải tự đổi mới mình và hoàn thiện,
nâng cao khả năng cạnh tranh với những với công ty cùng ngành.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Để có thể nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm thì một mặt công
ty Cổ phần bê tông xây dựng Hà nội phải có một chiến lược phát triển
lâu dài có thể là 5 năm cũng có thể là 10 năm, mặt khác công ty cần
phải xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ và năng động có thể
bắt kịp được với nhu cầu của thị trường.
Sau quá trình thực tập tại công ty em đã được tìm hiểu về công ty

và đã chọn đề tài là: “Tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Bê
tông xây dựng Hà nội. Thực trạng và giải pháp”.
Chuyên đề bao gồm các nội dung sau:
Chương I: Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu
khái quát về công ty.
Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm của công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội.
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ tại công ty.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ GIỚI THIỆU KHÁI
QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI
I. Cơ sở lý luận tiêu thụ sản phẩm
1. Các quan điểm tiêu thụ sản phẩm
Thực tiễn cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý công tác
tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nhà nước quản lý kinh tế chủ
yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào
nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không
chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Quan hệ giữa các ngành
là quan hệ dọc, được kế hoạch hóa bằng chế độ cấp phát và giao nộp
sản phẩm… Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kì này chủ yếu là

giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do nhà nước
định sẵn. Tóm lại trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung khi mà ba
vấn đề trung tâm sản xuất cái gì? Bằng các nào? Cho ai? Đều do nhà
nước quyết định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm
hàng hóa sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả đã ấn định trước
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình
quyết định 3 vấn đề trung tâm cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được
hiểu theo nghĩa hẹp và cả nghĩa rộng.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao
gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách
hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc
tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao nhất. Theo hiệp hội

kế toán quốc tế thì tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là việc chuyển quyền sở hữu
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu
được tiền hàng hóa hoặc được quyền thu tiền hàng.
2. Nội dung cơ bản tiêu thụ sản phẩm
Thứ nhất: Nghiên cứu và phân tích thị trường kinh doanh
Điều cơ bản nhất quyết định sự thành công của một sản phẩm là
sự chấp nhận của người mua sản phẩm hoặc sự hài lòng của người sử
dụng dịch vụ. Làm thế nào biết được khách hàng có thích hay không
thích, chấp nhận hay không chấp nhận? Chỉ có cách duy nhất, chính

xác nhất và cũng là một kỹ thuật xưa như trái đất là hỏi chính khách
hàng người được cho là sẽ mua sản phẩm, hoặc/và người dù không trực
tiếp mua nhưng có ảnh hưởng tác động đến quyết định mua sản phẩm.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật nghiên cứu thị
trường ngày càng được phát triển tinh vi hơn, người ta tranh thủ mọi cơ
hội để thu thập thông tin khách hàng, thị trường.
Nghiên cứu thị trường được chia ra làm hai dạng:
Nghiên cứu định tính.
+ Tìm hiểu động cơ, những yếu tố thúc đẩy.
+ Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào? Tại sao?
+ Dựa trên số lượng nhỏ.
Nghiên cứu định lượng.

+ Đo lường.
+ Phân khúc và so sánh.
+ Dựa trên số lượng lớn và nội dung phỏng vấn được sắp xếp có
chủ ý.
Thứ hai: Xây dựng và lựa chọn chiến lược, kế hoạch tiêu thụ
sản phẩm
a. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể
kinh tế độc lập và phải tự mình giải quyết cả 3 vấn đề cơ bản của tổ

chức kinh tế. Lợi nhuận là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp. Muốn
có lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa, sản phẩm của
doanh nghiệp phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Để tồn tại và
phát triển lâu dài thì mỗi doanh nghiệp cần xác định được chiến lược
tiêu thụ sản phẩm.
Chiến lược tiêu thụ sản phẩm là định hướng hoạt động có mục
tiêu của doanh nghiệp và hệ thống các giải pháp, biện pháp nhằm thực
hiện được mục tiêu đề ra trong tiêu thụ. Mục tiêu của chiến lược tiêu
thụ thường bao gồm: Mặt hàng tiêu thụ, tăng doanh số, tối đa hóa lợi
nhuận, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín doanh nghiệp.
Chiến lược tổng quát có nhiệm vụ xác định các bước đi và hướng
đi cùng với những mục tiêu cần đạt đến. Nội dung của chiến lược tổng

quát thường đươc thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể như: phương
hướng sản xuất, loại sản phẩm, dịch vụ lựa chọn, thị trường tiêu thụ;
nhịp độ tăng trưởng và các mục tiêu về tài chính… Tuy nhiên vấn đề
quan trọng là phải xác định được mục tiêu then chốt cho từng thời kỳ.
Đó là nội dung của chiến lược tổng quát. Bên cạnh đó, chiến lược
tiêu thụ sản phẩm của công ty bao gồm các chiến lược bộ phận sau:
* Chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm là phương thức
kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu thị
trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kì hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Nội dung của chiến lược sản phẩm là nhằm trả lời cho câu hỏi:
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ gì, bao nhiêu

cho ai?
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Chiến lược giá cả: Mặc dù trên thị trường hiện nay, cạnh tranh
bằng giá cả đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh bằng chất lượng
và dịch vụ nhưng giá cả vẫn có vai trò quan trọng nhất định. Do vậy,
doanh nghiệp cần xác định được một chiến lược giá cả phù hợp cho
từng loại sản phẩm và từng thời kì hoạt động của doanh nghiệp.
* Chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối sản phẩm dịch vụ
là phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng các sản
phẩm dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường mục tiêu.

Chiến lược phân phối có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược sản
phẩm và chiến lược giá cả. Chiến lược phân phối chịu ảnh hưởng của
chiến lược giá cả nhưng đồng thời nó cũng tác động quay trở lại đối
với việc xây dựng và triển khai hai chiến lược này.
* Chiến lược giao tiếp và khuếch trương: Chiến lược giao tiếp
và khuếch trương là chiến lược sử dụng kỹ thuật yểm trợ bán hàng
nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Trong nền kinh tế chỉ huy,
người sản xuất kông cần quan tâm xây dựng chiến lược giao tiếp
khuếch trương, bởi lẽ họ chỉ là người giao nộp chứ không phải là
người bán. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của người bán là lợi
nhuận, do vậy phải thu hút khách hàng, thực hiện các hoạt động yểm
trợ bán hàng. Vì vậy, vai trò của chiến lược giao tiếp và khuếch trương

trở nên cực kỳ quan trọng trong chiến lược tiêu thụ. Chiến lược giao
tiếp khuếch trương là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho chiến lược sản
phẩm, giá cả và phân phối.
b. Lựa chọn và quyết định chiến lược tiêu thụ sản phẩm
Việc đánh giá và lựa chọn chiến lược dự kiến là công việc cuối
cùng có tầm quan trọng quyết định đến mức độ đúng đắn của chiến
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lược tiêu thụ. Khi thẩm định chiến lược tiêu thụ sản phẩm phải tuân thủ
những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: chiến lược tiêu thụ phải bảo đảm mục tiêu bao trùm

của doanh nghiệp. Trong kinh doanh thường có nhiều mục tiêu, các
chiến lược tiêu thụ dự kiến có thể khác nhau về số lượng và mức độ
các mục tiêu nhưng không khác nhiều về mục tiêu bao trùm.
Nguyên tắc 2: chiến lược tiêu thụ phải có tính khả thi, phải phù
hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: chiến lược tiêu thụ phải đảm bảo giải quyết được
mối quan hệ về mặt lợi ích giữa doanh nghiệp và thị trường.
Thứ ba: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì xây dựng chiến
lược kinh doanh là giai đoạn vô cùng quan trọng tuy nhiên để có thể
thực hiện được chiến lược đã đề ra thì cần phải lập kế hoạch tiêu thụ
cho từng thời kì và phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp.

Thứ tư: Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có thể thực hiện bằng nhiều
cách khác nhau. Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người
tiêu dùng cuối cùng, người ta chia ra hai cách tiêu thụ trực tiếp và tiêu
thụ gián tiếp.
Tiêu thụ trực tiếp: Là hình thức người sản xuất bán thẳng sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua các trung
gian.
Tiêu thụ gián tiếp là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của
mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian, bao
gồm: Người bán buôn, người bán lẻ, đại lý.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B

7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong nền kinh tế hàng hóa, nhà sản xuât, người bán buôn, bán lẻ,
đại lý môi giới hình thành một cách khách quan, họ cần phải kết hợp
với nhau để bảo đảm sự thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng.
Tùy theo thế mạnh của từng người, tùy theo điều kiện và đặc điểm
của doanh nghiệp, của sản phẩm mà lựa chọn những người cụ thể để
hợp tác trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của mình.
Mạng tiêu thụ sản phẩm bao gồm:
Mạng 1: Trực tiếp.
Mạng sản xuất Người tiêu
dùng cuối cùng.

Mạng 2: Gián tiếp kênh ngắn.
Nhà sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng
cuối cùng.
Mạng 3: Gián tiếp kênh dài.
Nhà sản xuất Người bán buôn Người bán lẻ Người
tiêu dùng cuối cùng.
Thứ năm: Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ
sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp có thể làm cách
nào để đảm bảo và mở rộng tiêu thụ của mình trước những cản trở của
thị trường (thị trường dư thừa, nhu cầu tiêu dùng thay đổi, sản phẩm
cạnh tranh…)? Điều kiện tiên quyết cho việc nghiên cứu thị trường có

hiệu quả để có thể đem lại cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết
khi quyết định về mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế lãnh
đạo doanh nghiệp phải sử dụng những công cụ Marketing như: Quảng
cáo và khuyến khích bán hàng; chất lượng và mẫu mã sản phẩm; mức
giá bán và tổ chức bán hàng.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quảng cáo và khuyến khích bán hàng: Mục đích của quảng cáo là
tạo điều kiện để các cá nhân và tập thể người tiêu dùng thuận tiện mua
sản phẩm của doanh nghiệp quảng cáo. Vì thế những thông tin về sản
phẩm trong quảng cáo phải nhằm mục đích bán được hàng. Điều đó có

nghĩa là: trước tiên nó phải nhằm cơ khuyến khích mua hàng chứ
không phải tạo cơ hội để người mua so sánh một cách có hệ thống giữa
sản phẩm của họ với sản phẩm khác.
Chất lượng và mẫu mã sản phẩm: Không chỉ những nhà kỹ thuật
mà cả nhân viên bán hàng đều có ảnh hưởng đến mẫu mã và chất
lượng sản phẩm. thông qua việc thay đổi thường xuyên về kiểu dáng
mà không phải thay đổi về tình trạng kĩ thuật đã xuất hiện tình trạng
làm mới mặt hàng một cách giả tạo. Điều đó có nghĩa là giá trị sử dụng
về mặt thời gian bị giảm.
Quyết định giá: giá đòi hỏi không những bù đắp được chi phí
trong sản xuất mà còn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì
thế doanh nghiệp phải nắm chắc thông tin về chi phí sản xuất thông

qua hạch toán giá thành. Doanh nghiệp cũng phải biết rõ sản phẩm cần
phải bán được với giá như thế nào.
Để tăng sản lượng bán ra thì việc định giá cũng giữ vai trò quan
trọng. Nên chọn giá nào và giá nào được thị trường chấp nhận, điều
này không chỉ phụ thuộc vào thực tế. Nếu có nhiều người cùng chào
hàng một loại sản phẩm thì sẽ khó khăn hơn trong việc bán trên giá so
với trường hợp chỉ có một người chào hàng. Vì thế các doanh nghiệp
thường phải tìm cách hạn chế cạnh tranh giá một cách “đau đớn” bằng
cách thương lượng với bên cạnh tranh.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Thứ sáu: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ bán hàng
Bán hàng xét về mặt kỹ thuật kinh doanh thì đó là sự chuyển hóa
hình thái của vốn kinh doanh từ hàng thành tiền, xét về mặt kỹ thuật,
bán hàng là quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi và
đáp ứng những nhu cầu hay ước muốn của người mua hàng trên cơ sở
quyền lợi thỏa đáng và lâu dài của cả hai bên.
Quá trình bán hàng căn bản bao gồm ba giai đoạn
Giai đoạn 1: Là giai đoạn chuẩn bị bao gồm
+ Nhận diện và xác định phẩm chất khách hàng tương lai
+ Lên kế hoạch thực hiện
Giai đoạn 2: Tiến hành thực hiện
+ Tiếp cận

+ Thực hiện bán hàng
+ Xử lý các ý kiến
+ Kết thúc bán hàng
Việc bán hàng được coi như là kết thúc khi mà doanh nghiệp nhận
được đơn đặt hàng. Nếu khách hàng tiềm năng chấp nhận việc mua bán
và trình bày mong muốn mua hàng thì nhân viên được thực hiện theo
hai cách: Kết thúc bán hàng hoặc kết thúc gián tiếp.
Giai đoạn 3: là giai đoạn hình thành hợp đồng mới
+ Xử lý sau khi bán
+ Đánh giá
3. Khó khăn và cách khắc phục về vấn đề tiêu thụ sản phẩm ở
các doanh nghiệp

* Khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm ở các doanh
nghiệp
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại khoa học kỹ thuật phát
triển như vũ bão, sản phẩm cần tiêu thụ có tới hàng ngàn, hàng vạn loại
khác nhau. Có những sản phẩm vừa mới ra đời, thậm chí vẫn còn trong
trứng nước thì đã có những sản phẩm khác ưu việt hơn xuất hiện, làm
cho nhu cầu tiêu dùng của con người cũng thường xuyên thay đổi.
Hôm qua, người ta có thể đắc chí khi mua được 1 chiếc xe đạp ngoại
làm phương tiện đi lại thì hôm nay, người ta chỉ có thể hài lòng nếu nó

là xe gắn máy. Cũng như mấy năm gần đây, chiếc tivi đen trắng còn là
nỗi ước ao của bao gia đình thì hôm nay, không mấy ai ở thành phố
còn nghĩ đến nó nữa thay vào đó là những tivi màu với nhiều kiểu dáng
bắt mắt. Cho nên, trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm là
việc vô cùng khó khăn. Trong thực tế, tiêu thụ sản phẩm là việc vô
cùng khó khăn. Trong thực tế, có những doanh nghiệp sản phẩm tồn
đọng đến hàng ngàn tỷ đồng, để thu hồi vốn đành ngậm đắng nuốt cay
khi phải chịu bán phá giá, chấp nhận sự thua lỗ.
Vì sao có tình trạng vậy? Thực tiễn kinh doanh trên thương
trường quốc tế cũng như ở nước ta từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý
cho thấy, những nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm không tiêu thụ
được thường bao gồm:

- Sản phẩm kém chất lượng.
- Sản phẩm không hợp thị hiếu khách hàng và xu thế tiêu dùng
của thời đại.
- Định giá sản phẩm bán quá cao không phù hợp với thu nhập của
người tiêu dùng.
- Không tìm đúng nhu cầu của thị trường, nên đã sản xuất quá
nhiều sản phẩm tạo ra khủng hoảng thừa.
- Sản phẩm không tiếp cận được với người tiêu dùng.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Chưa làm cho người tiêu dùng hiểu rõ về giá trị sử dụng của sản

phẩm.
* Cách khắc phục các khó khăn trong vấn đề tiêu thụ
Để khắc phục những nguyên nhân trên, giải quyết tốt vấn đề tiêu
thụ sản phẩm, bảo đảm cho quá trình sản xuất được tiến hành bình
thường, các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến những vấn đề
chủ yếu sau đây:
1. Phải nghiên cứu, nắm bắt tình hình thị trường sản phẩm, hàng
hóa để kịp thời chuyển hướng sản xuất, thay đổi sản phẩm nhằm chiếm
lĩnh thị trường.
2. Không ngừng cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo ra những mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ phù hợp với xu thế
phát triển của khoa học và kĩ thuật và lối sống hiện đại.

3. Phải bằng mọi cách cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao năng suất
lao động, hạ giá sản phẩm để tạo điều kiện giảm giá bán nếu sản phẩm
thực sự không có sự cải tiến gì về hình thức và chất lượng.
4. Tăng cường việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm gây tiếng
tăm nhằm thu hút khách hàng. Đồng thời phải thực hiện việc hướng
dẫn tiêu dùng có thể thay đổi tập quán và lối sống của xã hội.
5. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ với nhiều hình thức phong phú và
đa dạng nhất là hệ thống các trung gian, tạo thành cầu nối vững chắc
giữa sản xuất và tiêu dùng.
6. Áp dụng linh hoạt các hình thức và phương thức thanh toán, kết
hợp với việc sử dụng hệ thống giá linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích
tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng trong mua bán, trên cơ sở đó,

kích thích nhu cầu tiêu dùng và tạo điều kiện khai thác triệt để các nhu
cầu tiềm năng.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
7. Tạo dựng và giữ gìn sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản
phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
8. Và cuối cùng là đón bắt nhu cầu tiềm năng của khách hàng đối với
từng loại sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp để chuẩn bị cho tương lai.
Nói tóm lại, để có thể tiêu thụ sản phẩm nhanh, nhiều đòi hỏi các
doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toán; phải xây dựng được một
phương án tiêu thụ đúng đắn, hoàn chỉnh chứ không thể vô tư trước sự

thiên biến vạn hóa của thị trường.
II. Giới thiệu khái quát công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Bê tông xây dựng
Hà nội
1.1. Lịch sử hình thành Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội
Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội là công ty cung cấp
các sản phẩm bê tông tại Việt Nam, được thành lập từ ngày 6/5/1965,
tiền thân là nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà nội, thuộc Bộ xây dựng được
thành lập theo quyết định số 472/BKT của Bộ kiến trúc:
Diện tích rộng: 12.6 ha.
Tên giao dịch là: Công ty Bê tông xây dựng Hà nội.
Tên viết tắt là: Vibex.

Tên giao dịch tiếng anh: Hanoi Construction Concrete Joint
Stock Company.
Địa chỉ công ty: Xã Động Ngạc – Huyện Từ Liêm – Thành phố
Hà Nội.
1.2. Sơ lược quá trình phát triển của công ty
+ Giai đoạn từ năm 1961 – 1981: Trong giai đoạn này, dưới sự
chỉ đạo của Bộ kiến trúc, nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà nội sản xuất
kinh doanh theo kế hoạch của Nhà nước.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các sản phẩm chủ yếu mà nhà máy sản xuất là:

- Cột điện: 27799 (mét khối)
- Ống nước: 26745 (mét khối)
- Panel: 85399 (mét khối)
- Cấu kiện: 54188 (mét khối)
+ Giai đoạn từ năm 1982 – 1984: Nhà máy thuộc tổng Công ty
xây dựng Hà nội (theo quyết định của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng số
324/CT-HĐBT ngày 11/12/1982 thành lập tổng công ty xây dựng Hà
nội trong đó có nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà nội). Ngoài nhiệm vụ chủ
yếu trên, nhà máy còn được trang bị một dây chuyền sản xuất các nhà
ở tấm lợp nhằm phục vụ cho các công trình nhà ở tại Hà nội.
Các sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là:
- Cột điện: 3127 (mét khối)

- Ống nước: 26745 (mét khối)
- Panel: 2441 ( mét khối)
- Cấu kiện: 31308 (mét khối)
- Cấu kiện khác: 3875 (mét khối)
+ Giai đoạn từ năm 1985 – 1988: Nhà máy bê tông đúc sẵn có
thêm nhiệm vụ đúc sẵn xây lắp gồm nhà ở, tấm lợp và cấu kiện nhỏ
(quyết định thành lập lắp ghép nhà ở tấm lợp thuộc nhà máy bê tông
đúc sẵn Hà nội số 96/TCT-TCCB ngày 16-3-1985 của công ty xây
dựng hà nội).
Từ năm 1986 với chủ trương của Nhà nước là chuyển từ cơ chế
tập trung bao cấp xang nền kinh tế thị trường, thì nhiệm vụ của nhà
máy Bê tông đúc sẵn Hà nội đó là ổn định sản xuất kinh doanh và đời

sống của người lao động.
Các sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là:
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Cột điện: 7782 (mét khối)
- Ống nước: 4367 (mét khối)
- Panel: 14278 (mét khối)
- Cấu kiện: 3138 ( mét khối)
- Cấu kết khác: 3875 (mét khối)
+ Giai đoạn từ năm 1989 đến nay: Nhà máy tách khỏi tổng công
ty xây dựng Hà nội phát triển thành xí nghiệp liên hiệp Bê tông xây

dựng Hà nội, trực thuộc Bộ xây dựng theo quyết định số 857/BXD-
TCLD ngày 16-10-1989 của Bộ xây dựng.
Sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là:
- Cột điện các loại (60 loại), cột điện ly tâm
- Các ống nước ly tâm: 200 loại
- Panel: 130 loại
- Cấu kiện khác: 150 loại sản phẩm khác nhau.
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty và các
phòng ban chức năng
2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội là doanh nghiệp nhà
nước sản xuất các sản phẩm phục vụ thi công các công trình dân dụng

và công nghiệp, với các sản phẩm chính là: Cột điện và ống nước.
Công ty có cơ cấu tổ chức như sau: Công ty có 8 xí nghiệp thành
viên, với 2 chi nhánh, 1 trung tâm nghiên cứu công nghệ bê tông nhiệt
đới, 3 phân xưởng với các nhiệm vụ và chức năng khác nhau:
Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm: Là đơn vị sản xuất lớn nhất của
công ty, chủ yếu sản xuất công nghệ như: Cột điện, ống thoát nước,
panel, các cấu kiện như: cọc, sàn móng, dải phân cách đường.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xí nghiệp kinh doanh bê tông thương phẩm: Chuyên sản xuất bê
tông trộn sẵn cung cấp trong công ty và ký hợp đồng cung cấp các

công trình.
Xí nghiệp cơ khí sửa chữa và điện nước: Chuyên thực hiện các
hợp đồng gia công cơ khí, sửa chữa máy móc, thiết bị cho công ty và
cho các khách hàng bên ngoài: khai thác và quản lý điện nước cho
công ty.
Xí nghiệp kinh doanh vật tư và dịch vụ: Chuyên khai thác các loại
vật tư phục vụ cho sản xuất công ty. Quản lý và làm dịch vụ cho công
ty và khách hàng.
Xí nghiệp xây dựng số 1: Thực hiện các công trình xây dựng và
công nghiệp, xây dựng đô thị, trang thiết bị điện nước dân dụng, thực
hiện các hợp đồng hoàn thiện và trang thiết bị nội thất.
Xí nghiệp xây dựng và phát triên nông thôn: Chuyên đầu tư xây

dựng và phát triển nhà ở kinh doanh, thi công xây dựng các công trình
dân dụng và hạ tầng cơ sở.
Ngoài ra còn có: 3 xí nghiệp xây dựng, 2 phân xưởng tạo hình, 1
đội xe bơm và đặc biệt công ty có 2 chi nhánh: 1 ở thành phố Hồ Chí
Minh, 1 ở Quảng Ngãi.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
17
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng kỹ
thuật-bảo hộ
lao động
Phòng tổ
chức -hành
chính
Phòng
kinh tế và
dự án

Phòng y
tế
Phòng
thanh tra
bảo vệ
Trường
mầm non
ngựa gióng
Phòng tài
chính kế
toán
Xn bê

tông
thuơng
phẩm
Xn bê
tông
thương
phẩm
chèm 1
Xn bê
tông
thương
phẩm

chèm 2
Xn bê
tông
thương
phẩm
chèm 3
Xn bê
tông li
tâm
Xn bê
tông đúc
sẵn chèm

Xn kinh
doanh vật
tư và dịch
vụ
Xn bê
tông
quảng
ngãi
Xn cơ khí
sửa chữa
& điện
nước

Xn xây
dựng số
1
Xn xây
dựng &
pt nông
thôn
Tt n/c
CNBT
nhiệt đới
Xưởng bê
tông xây

lắp
2 chi
nhánh tại
QN &
HCM
Đội
bơm

tông
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban
a. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội.

+ Sản xuất cấu kiện bê tông, ống cấp thoát nước, phụ kiện nước và phụ
kiện kim loại.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng (gạch nung, gạch lát…).
+ Xây dựng công trình công cộng, công nghiệp, nhà ở và xây dựng khác.
+ Trang trí nội thất, kinh doanh nhà và thiết kế mẫu nhà phục vụ cho
nhiệm vụ kinh doanh, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng…
+ Xây dựng công trình giao thông (cầu, đường, bến cảng).
+ Xây dựng công trình thủy lợi (đê, đập, kè chắn, kênh mương).
+ Xây dựng lắp đặt trạm biến thế và đường dây tải điện.
+ Kinh doanh nhà.
+ Tư vấn xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các
công trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm: Lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, khảo

sát xây dựng, thí nghiệm, thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế
tổng dự toán, kiểm định chất lượng, quản lý dự án, xây dựng thực nghiệm,
trang trí nội ngoại thất và các dịch vụ tư vấn khác.
b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
- Hội đồng quản trị: Gồm 1 chủ tịch và 4 ủy viên. Có quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Ban kiểm soát: Gồm 3 người, 1 kiểm soát trưởng và 2 ủy viên. Có
nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động hoạt động kinh doanh và tài chính của công
ty, giám sát hội đồng quản trị và giám đốc trong việc điều hành điều lệ của
công ty, quyết định đại hội đồng cổ đông.
- Ban lãnh đão công ty: Gồm 1 tổng giám đốc và 3 phó giám đốc
Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý kinh doanh, chịu trách

nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty trước pháp luật, chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phó giám đốc: Là trợ lý cho tổng giám đốc và toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc.
- Phòng hành chính y tế:
Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động, gồm: y tế dự phòng,
khám, chữa bệnh, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng
đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; về các

dịch vụ khác.
+ Thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao
động.
+ Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự
án y tế đã được phê duyệt; công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật
và thông tin về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động.
+ Có nhiệm vụ phục vụ cho công tác văn phòng, lưu trữ công văn giấy tờ
của xí nghiệp, quản lý con dấu hành chính.
- Phòng thanh tra bảo vệ:
Phòng thanh tra bảo vệ quân sự có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp
việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc để triển khai chỉ đạo kiểm tra,

hướng dẫn thực hiện các công tác bao gồm: công tác thanh tra, kiểm tra, xét
giải quyết khiếu nại tố cáo. Bảo vệ an ninh kinh tế và trật tự an toàn xã hội,
bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản. Công tác quốc phòng của công ty nhằm
tăng cường hiệu quả quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo:
+ Hướng dẫn kiểm tra, thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác
thanh tra, kiểm tra, công tác xét và giải quyết khiếu nại tố cáo nhằm ngăn
ngừa mức thấp nhất khi sự việc xảy ra.
+ Giúp Lãnh đạo tổ chức tiếp dân, có phương án giải quyết trình HĐQT
và Tổng giám đốc xem xét xử lý.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
19

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Nghiên cứu trình HĐQT, Tổng giám đốc công ty giải quyết khiếu nại,
khiếu tố.
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra kiểm tra việc thực hiện
nhiệm vụ kế hoạch và chính sách pháp luật của công ty.
Công tác bảo vệ:
Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh kinh tế và trật tự xã hội, bảo vệ
chính trị nội bộ và bảo vệ tài sản của công ty.
- Phòng kỹ thuật – bảo hộ lao động:
Phụ trách về mặt kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ, thí nghiệm
nguyên vật liệu, kiểm tra vữa bê tông, cường độ bê tông, giám sát kỹ thuật và
các sản phẩm ở các đội sản xuất, đồng thời tham mưu giúp việc cho HĐQT,

Tổng giám đốc để chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác an toàn lao động,
vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường trong quá trình
SXKD của công ty tới các đơn vị thành viên nhằm cải thiện điều kiện lao
động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ
người lao động và thực hiện các chế độ chính sách theo nội dung Bộ luật lao
động và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước về BHLĐ.
+ Xây dựng các chương trình ứng dụng khoa học phát triển công nghệ
của công ty.
+ Thông tin phổ biến các quy trình quy phạm kỹ thuật mới. Biên soạn và
hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội bộ.
+ Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp sáng kiến cải tiến, áp dựng tiến
bộ khoa học kỹ thuật. Chủ trì xem xét những sáng kiến có giá trị làm lợi lớn

hoặc có giá trị áp dụng rộng.
+ Hướng dẫn, đôn đốc về các vấn đề liên quan đến xây dựng công trình,
sản phẩm chất lượng cao. Thường trực công tác xây dựng các công trình, sản
phẩm chất lượng cao. Chủ trì đánh giá chất lượng cao của các công trình để
báo cáo cấp trên phê duyệt.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Triển khai kế hoạch BHLĐ, thực hiện chế độ tự kiểm tra AT-VSLĐ, tự
chịu trách nhiệm việc điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo về TNLĐ và bệnh
nghề nghiệp, thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường và
đánh giá tác động môi trường, lập hệ thống hồ sơ pháp lý về AT-VSLĐ tại

công trình xây dựng và cơ sở sản xuất của đơn vị.
+ Xây dựng phương án PCCC của công ty, chỉ đạo và kiểm tra việc thực
hiện công tác PCCC.
- Phòng tài chính kế toán:
Phòng tài chính - kế toán (TC-KT) có chức năng tham mưu giúp việc
cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc để triển khai tổ chức, thực hiện toàn
bộ công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tế ở công ty, đồng thời kiểm
tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo điều lệ của
công ty và pháp luật Nhà nước.
+ Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về chế độ, chính
sách kế toán của Nhà nước để quyết định điều hành sản xuất kinh doanh.
+ Hạch toán quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Với kết quả phân tích hoạt động tài chính của công ty nhằm giúp cho ban
giám đốc thực hiện các chức năng điều hành sản xuất, quản lý tình hình tài
chính của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty như sau:
+ Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trợ giúp và làm tham mưu cho ban
giám đốc về tình hình công tác chuyên môn của bộ phận kế toán, đồng thời
phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc chấp hành chính sách, thể lệ tài
chính về vốn, tiến hành theo đúng chế độ tài chính hiện hành và cuối kì xác
định kết quả của công ty và lập báo cáo tài chính theo từng thời kì hạch toán.
+ Phó phòng kế toán: Kiêm kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, theo

dõi tiền lương, theo dõi công nợ và có trách nhiệm theo dõi và phản ánh các
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khoản thu chi của công ty, đồng thời tính toán và phân bổ hợp lý, chính sách
tiền lương và các khoản trích khác theo lương cho cán bộ, công nhân viên
trong công ty.
+ Kế toán giá thành kiêm kế toán đội xe bơm: Căn cứ vào kế hoạch sản
phẩm, sản lượng thực tế và định mức, để xác định mức chi phí, hạch toán tổng
hợp và chi tiết cho từng đối tượng và tính giá thành thực tế của thành phẩm.
+ Kế toán vật tư theo dõi công nợ của 2 chi nhánh: Có nhiệm vụ theo dõi
tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ tính

toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kì. Đồng thời theo dõi việc thanh toán công nợ của hai chi
nhánh.
+ Kế toán tài sản lưu động và Ngân hàng: Theo dõi kho thành phẩm của
công ty, tình hình nhập xuất tồn hàng tháng, theo dõi thanh lý hợp đồng, đồng
thời phụ trách kế toán phân xưởng trộn 1.
+ Thủ quỹ kiêm kế toán phân xưởng 2: quản lý các khoản vốn bằng tiền
của công ty. Thực hiện các việc thu chi tiền mặt, ghi sổ quỹ thu chi tiền mặt.
Căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, cuối ngày đối chiếu với sổ thanh toán tiền
mặt. đồng thời kiêm phụ trách kế toán phân xưởng trộn 2.
Thống kê tổng hợp kiêm kế toán phân xưởng 3: Chịu trách nhiệm về
tổng hợp các số liệu do kế toán viên cung cấp, làm nhiệm vụ tổng hợp các

khoản mục kinh tế phát sinh trong tháng. Đồng thời kiêm kế toán phân trưởng
trộn 3.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
3. Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty
Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội sản xuất nhiều sản phẩm khác
nhau, sản phẩm chính của công ty rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có một
quy trình sản xuất riêng.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
23

KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÒNG KẾ TOÁN
Kế toán
giá thành
kiêm đội
xe bơm
Kế toán
vật tư
kiêm theo
dõi công
nợ 2 chi
nhánh

Kế toán tiêu
thụ thành
phẩm kiêm
kế toán
phân xưởng
1
Kế toán
TSCD và
ngân
hàng
Thủ quỹ
kiêm kế

toán
phân
xưởng
trộn 2
Thống kê
tổng hợp
kiêm kế
toán phân
xưởng trộn
3
Kế toán các xí nghiệp trong các chi nhánh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Có thể khái quát về quá trình sản xuất sản phẩm chính như: Cột điện, ống
nước như sơ đồ sau:
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
24
Phân xưởng định hình 1 Phân xưởng sắt
Cát,
đá,
sỏi
mua
về
Rửa
sàng,

phân
loại
Khu
chứa
cốt
liệu
sạch
Thép
cây
trong
kho
Gia

công
kéo
thẳng
cắt
uốn
Uốn
Vữa

tông
Máy
trộn


tông
Phễu
cân
cát,
đá,
sỏi
Lên
khung
cốt
thép
KCS
Phân xưởng tạo hình 2

Bảo dưỡng
Tháo rỡ khuôn hoàn thiện
KCS Nhập
kho
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY
I. Thực trạng kinh doanh của công ty
Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì các công ty trong đó có công ty
Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội phải chấp nhận sự cạnh tranh sòng phẳng
với các công ty nước ngoài khi mà không còn có được sự bảo hộ của chính

sách thuế quan của Nhà nước nữa. Các công ty nước ngoài sẽ ồ ạt xâm nhập
vào thị trường Việt Nam và khi đó chỉ có những công có tiềm lực mạnh, cung
cấp những sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng
mới có thể đứng vững trên thị trường và có thể mở rộng thị phần của mình.
Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội cũng không ngoại lệ, khi mà
các công ty có vốn 100% nước ngoài, các công ty liên doanh… đang ngày
càng lớn mạnh thì công ty cần phải không ngừng nâng cao uy tín của công ty
trước con mắt khách hàng và không ngừng hoàn thiện cơ cấu kinh doanh, tạo
ra những sản phẩm mới để đáp ứng được tốt nhu cầu khách trong nước cũng
như khách hàng quốc tế.
Để có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta
cần phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các chỉ

tiêu khác.
1. Thực trạng thị trường của công ty Cổ phần xây dựng Hà nội
Do nhu cầu sử dụng các chế phẩm bê tông và bê tông cốt thép ngày càng
nhiều, nên hiện nay trên toàn quốc có 54 đơn vị chuyên sản xuất các chế
phẩm bê tông, gồm bê tông đúc sẵn và bê tông tươi thương phẩm.. Tổng sản
lượng bê tông của cả nước hiện nay đạt gần 4 triệu mét khối/năm. Nhiều
thành phần kinh tế tham gia thị trường này, gồm cả quốc doanh, tư nhân, liên
doanh và các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Nguyễn Đình Hải - Lớp Thương mại 45B
25

×