Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện trung ương quân đội 108

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 73 trang )






BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN
TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ






HÀ NỘI – 2014





BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN
TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn:
TS. Phạm Thị Thúy Vân
ThS. Nguyễn Đức Trung
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược lâm sàng
2. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108




HÀ NỘI - 2014





LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới
TS. Phạm Thị Thúy Vân – Phó Trưởng bộ môn Dược lâm sàng,
ThS. Nguyễn Đức Trung – Phó Chủ nhiệm khoa Dược, Bệnh viện Trung ương

Quân đội 108,
hai người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện và hoàn thành tốt khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, các
thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em để hoàn thành bản khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và toàn thể các cán bộ, dược sĩ
Khoa Dược, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã
luôn nhiệt tình, động viên và khuyến khích em trong suốt khoảng thời gian thực hiện
khóa luận.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới ba mẹ, những người thân trong gia
đình và các bạn sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội, những người luôn bên
cạnh quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện
khóa luận.
Hà Nội, ngày 10/5/2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hải Yến










MỤC LỤC
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT
DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN VI KHUẨN

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………1
Chương 1. TỔNG QUAN………………………………………………………… 3
1.1 Tình hình vi khuẩn gây bệnh và đề kháng kháng sinh trên thế giới, tại Việt Nam
và bệnh viện Trung ương Quân đội 108……………………………………………3
1.1.1 Tình hình vi khuẩn gây bệnh và đề kháng kháng sinh trên thế giới……….3
1.1.2 Tình hình vi khuẩn gây bệnh và đề kháng kháng sinh tại Việt Nam………4
1.1.3 Tình hình vi khuẩn gây bệnh và đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Trung
ương Quân đội 108………………………………………………………………….7
1.2. Các nghiên cứu về tình hình sử dụng kháng sinh………………………………9
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới về tình hình sử dụng kháng sinh…………… 9
1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam về tình hình sử dụng kháng sinh……………15
1.3. Bộ công cụ do MSH xây dựng……………………………………………… 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………….19
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………19
2.2. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………… 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………20
2.4. Xử lí số liệu………………………………………………………………… 20
2.5. Rà soát các chỉ tiêu nghiên cứu theo bộ công cụ MSH phù hợp với thực tế bệnh
viện ……………………………………………………………………………… 20
2.5.1 Quy trình điều chỉnh bộ công cụ để phù hợp thực hành lâm sàng tại bệnh
viện TƯQĐ 108……………………………………………………………………20
2.5.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu theo bộ công cụ MSH có sửa đổi phù hợp tình hình
thực tế tại bệnh viện……………………………………………………………… 21
Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN………………………… 25






3.1 Đặc điểm bệnh nhân và kháng sinh sử dụng………………………………… 25
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới tính và đối tượng………………………25
3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo kết quả điều trị khi ra viện……………………….25
3.1.3 Tỉ lệ bệnh nhân được kê đơn kháng sinh trong bệnh viện…………………26
3.1.4 Phân bố kháng sinh theo mục đích điều trị……………………………… 26
3.1.5 Số liệu 10 kháng sinh sử dụng nhiều nhất………………………………….27
3.2 Kết quả các chỉ tiêu nghiên cứu theo bộ công cụ MSH có sửa đổi phù hợp với
thực tế bệnh viện………………………………………………………………… 27
3.2.1 Các chỉ tiêu liên quan bệnh viện………………………………………….27
3.2.2 Các chỉ tiêu quy định về tiêu chuẩn…………………………………… 29
3.2.3 Các chỉ tiêu về chăm sóc bệnh nhân…………………………………… 32
3.2.4 Chỉ tiêu bổ sung………………………………………………………… 33
3.3 BÀN LUẬN……………………………………………………………………34
3.3.1 Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân của mẫu nghiên cứu………………… 34
3.3.2 Bàn luận về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong nghiên cứu…………….34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………… 45
1. Kết luận………………………………………………………………………….45
2. Kiến nghị……………………………………………………………………… 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC













DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT
ADE
Biến cố bất lợi của thuốc (Adverse Drug Event)
ANSORP
Mạng lưới giám sát tác nhân kháng thuốc châu Á (Asian Network
for Surveillance of Resistant Pathogens)
ASTS-BYT
Chương trình giám sát nhạy cảm kháng sinh (Antibiotic Sensitivity
Testing Study)-Bộ Y tế
BVTƯQĐ 108
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
C1G
Cephalosporin thế hệ 1
C2G
Cephalosporin thế hệ 2
C3G
Cephalosporin thế hệ 3
C4G
Cephalosporin thế hệ 4
DDD
Liều xác định hàng ngày (Defined Daily Dose)
ESAC
Chương trình giám sát tiêu thụ kháng sinh châu Âu (European
Surveillance of Antimicrobial Consumption)
ESBL
Enzym beta-lactamase phổ rộng (Extended Spectrum Beta
Lactamase)

GAAT
Bộ công cụ kiểm soát kháng sinh Glasgow (Glasgow
Antimicrobial Audit Tool)
ICU
Khoa chăm sóc tích cực (Intensive care unit)
KONSAR
Mạng lưới giám sát kháng kháng sinh Hàn Quốc (Korean
Nationwide Surveillance of Antimicrobial Resistance)
KSDP
Kháng sinh dự phòng
MIC
Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration)
MRSA
Tụ cầu vàng kháng methicillin (Methicillin Resistant
Staphylococcus aureus)
MSH
Tổ chức Quản lí khoa học y tế (Management Sciences for Health)
MSSA
Tụ cầu vàng nhạy cảm methicillin (Methicillin sensitive
Staphylococcus aureus)
PDD
Liều kê đơn hàng ngày (Prescribed Daily Dose)
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)







DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN VI KHUẨN
A.baumannii
Acinetobacter baumannii
E.coli
Escherichia coli
E.faecium
Enterococcus faecium
K.pneumoniae
Klebsiella pneumonie
P.aeruginosa
Pseudomonas aeruginosa
S.aureus
Staphylococcus aureus
S.epidermidis
Staphylococcus epidermidis
S.pneumoniae
Streptococcus pneumoniae





















DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1: Tỷ lệ các vi khuẩn phân lập được tại bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2013
7
Bảng 1.2: Tỷ lệ kháng các kháng sinh của tụ cầu vàng S.aureus tại bệnh viện
TƯQĐ 108 năm 2013
8
Bảng 1.3: Số liệu 10 kháng sinh sử dụng nhiều nhất tại bệnh viện Hữu Nghị
Việt-Đức năm 2011
16
Bảng 3.1: Phân bố tuổi, giới tính, đối tượng bệnh nhân
25
Bảng 3.2: Tỉ lệ kháng sinh sử dụng trong điều trị, trong dự phòng phẫu thuật
26
Bảng 3.3: Số liệu 10 kháng sinh dùng nhiều nhất trong viện
27
Bảng 3.4: Tỉ lệ kháng sinh có dấu sao có sẵn trong nhà thuốc bệnh viện vào
ngày nghiên cứu
28
Bảng 3.5: Tỉ lệ chi phí kháng sinh so với tổng chi phí thuốc của bệnh nhân
29
Bảng 3.6: Số lượng trung bình kháng sinh được kê đơn

30
Bảng 3.7: Chi phí trung bình kháng sinh
30
Bảng 3.8: Thời gian điều trị trung bình bằng kháng sinh
31
Bảng 3.9: Liều trung bình của kháng sinh dự phòng, liều trung bình tổng kháng
sinh sử dụng, tỉ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh điều trị dài ngày trong phẫu
thuật mổ lấy thai
31
Bảng 3.10: Tỉ lệ bệnh án có nhật trình và công khai thuốc điều trị cho bệnh nhân
32
Bảng 3.11: Tỉ lệ bệnh án có liều điều trị trong nhật trình điều trị và công khai
đúng với liều kê đơn
33
Bảng 3.12: Số ngày nằm viện trung bình của bệnh nhân
33
Bảng 3.13: Số trường hợp có kết quả xét nghiệm xác định vi khuẩn
33
Bảng 3.14: Số trường hợp có kết quả kháng sinh đồ
34






DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Tên hình
Trang
Hình 1.1: Vi khuẩn sinh ESBL tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2006 và tại

bệnh viện Bạch Mai năm 2007, 2008
5
Hình 1.2: Chi phí kháng sinh và tổng chi phí thuốc khác tại 6 bệnh viện
Lesotho năm 2011
13
Hình 1.3: Tỉ lệ kê đơn thuốc phù hợp danh mục thuốc thiết yếu tại 6 bệnh
viện Lesotho năm 2011
13
Hình 3.1: Phân bố bệnh nhân theo kết quả điều trị khi ra viện
26
Hình 3.2: Tỉ lệ nhập viện được kê đơn 1 hay nhiều kháng sinh
29
Hình 3.3: Tỉ lệ kháng sinh kê đơn phù hợp danh mục thuốc bệnh viện
30
Hình 3.4: Tỉ lệ kháng sinh được sử dụng theo tên chung
32
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh là nhóm thuốc rất quan trọng trên lâm sàng cũng như trong danh
mục thuốc chữa bệnh, với vai trò là giải pháp hữu ích nhất để điều trị các bệnh lí
nhiễm khuẩn. Tuy nhiên thực tế hiện nay, tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều
trị tại cộng đồng cũng như trong bệnh viện làm cho tỉ lệ vi khuẩn đề kháng kháng
sinh ngày càng tăng cao [20]. Tại Việt Nam, tỉ lệ phế cầu kháng penicillin cao nhất
ở châu Á [50], mức độ đề kháng của A.baumannii tại bệnh viện Bạch Mai và Chợ
Rẫy năm 2010 đối với ceftazidim là 77,8% và 92% [18], tại bệnh viện Nhân dân
Gia Định năm 2011, Klebsiella spp kháng imipenem là 75% [8], mức độ kháng
thuốc cao còn được phản ánh qua việc sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm ban
đầu không phù hợp với kết quả kháng sinh đồ là 74% [14]. Theo niên giám thống kê
năm 2008, tỉ lệ mắc các bệnh lí nhiễm khuẩn ở nước ta là rất cao, đứng hàng thứ hai
(16,7%) chỉ sau các bệnh lí về tim mạch (18,4%) [2]. Vi khuẩn đề kháng kháng sinh

làm giảm hiệu quả điều trị của kháng sinh, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí
điều trị và tăng tỉ lệ bệnh nhân tử vong, trở thành thách thức lớn trong thực hành
lâm sàng [22]. Vì vậy, đề kháng kháng sinh đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu
tại các bệnh viện trên toàn thế giới. Các cơ sở điều trị cần có chiến lược hữu hiệu
giúp cho việc sử dụng kháng sinh hợp lí hơn.
Nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới chứng tỏ rằng việc sử dụng kháng
sinh hợp lý sẽ rút ngắn được thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện,
giảm tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, giảm tỷ lệ tử vong [46] và giảm chi phí
điều trị cho bệnh nhân [1].
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi
tích cực trong công tác khám và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nhiều công trình
khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh đã được thực hiện trong toàn viện.
Theo một hướng khảo sát bằng bộ công cụ mới – bộ công cụ khảo sát sử dụng
kháng sinh của MSH (Management Sciences for Health) với 17 chỉ tiêu khảo sát về
thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện và cũng nhằm góp phần vào việc lựa
2
chọn và sử dụng kháng sinh hợp lí, an toàn và hiệu quả hơn, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Trung ương Quân đội
108” theo các chỉ tiêu của bộ công cụ MSH với mục tiêu cụ thể như sau:
- Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong toàn viện theo các chỉ tiêu đánh
giá sử dụng kháng sinh của bộ công cụ MSH có sửa đổi cho phù hợp với tình
hình thực tế.
Kết quả đề tài sẽ cung cấp thêm hình ảnh về thực trạng sử dụng kháng sinh tại
bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí và nâng
cao hiệu quả sử dụng kháng sinh tại bệnh viện.













3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Tình hình vi khuẩn gây bệnh và đề kháng kháng sinh trên thế giới, tại Việt
Nam và bệnh viện Trung ương Quân đội 108
1.1.1 Tình hình vi khuẩn gây bệnh và đề kháng kháng sinh trên thế giới
Bức tranh chung toàn cầu là sự gia tăng không ngừng của vi khuẩn gây bệnh và
đề kháng kháng sinh ở hầu hết các khu vực trên thế giới [11], [15]. Hiện nay đã xuất
hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng
thuốc, đặc biệt là các nước đang phát triển, vấn đề kháng thuốc đã trở nên báo động
[6]. Kháng kháng sinh là hiện tượng vi sinh vật đề kháng lại một kháng sinh mà
trước đây vi sinh vật đã nhạy cảm, dẫn đến giảm hiệu quả của kháng sinh, thất bại
trong điều trị nhiễm khuẩn và thậm chí là lây lan sang các bệnh nhân khác. Kháng
kháng sinh là một hậu quả của sử dụng kháng sinh, đặc biệt trong trường hợp lạm
dụng kháng sinh và phát triển khi vi sinh vật đột biến hoặc có gen kháng thuốc [52].
Năm 2011, tình hình lao kháng thuốc đang xảy ra ở hầu hết các quốc gia [6].
Số liệu nghiên cứu giám sát ANSORP từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2001 của 14
trung tâm từ 11 nước Đông Nam Á cho thấy tỷ lệ kháng cao của vi
khuẩn S.pneumoniae. Trong số 685 chủng vi khuẩn S.pneumoniae phân lập được từ
người bệnh, có 483 (52,4%) chủng không còn nhạy cảm với penicillin, 23% ở mức
trung gian và 29,4% đã kháng với penicillin (MIC ≥ 2mg/l). Kết quả phân lập vi
khuẩn cho thấy tỷ lệ kháng penicillin ở Việt Nam cao nhất (71,4%) tiếp theo là Hàn
Quốc (54,8%), Hồng Kông (43,2%) và Đài Loan (38,6%). Tỷ lệ kháng
erythromycin cũng rất cao, ở Việt Nam là 92,1%, Đài Loan là 86,0%, Hàn Quốc là

80,6%, Hồng Kông là 76,8% và Trung Quốc là 73,9%. Số liệu từ nghiên cứu giám
sát đa trung tâm đã chứng minh rõ ràng về tốc độ và tỷ lệ kháng của S.
pneumoniae tại nhiều nước châu Á, những nơi có tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất thế giới
[48].
Theo số liệu nghiên cứu KONSAR từ 2005-2007 ở các bệnh viện Hàn Quốc
cho thấy S. aureus kháng methicillin (MRSA) 64%; K.pneumoniae kháng
cephalosporin thế hệ 3 là 29%; E.coli kháng fluoroquinolon là 27%;
4
P.aeruginosa kháng amikacin là 19%. Tỉ lệ E. faecium kháng vancomycin
và Acinetobacter spp. kháng imipenem tăng lên dần. Tỷ lệ kháng phát hiện tại các
phòng xét nghiệm của E. coli và K.pneumoniae đối với cephalosporin thế hệ 3
và P.aeruginosa đối với imipenem cao hơn trong bệnh viện [37]. Vi khuẩn sinh
MRSA và MSSA tại các bệnh viện chăm sóc tuyến trung ương tại Singapore năm
2005 là 16% và 12%, con số này đã tăng lên lần lượt là 21% và 19% vào năm 2007
[20].
Các thách thức về đề kháng kháng sinh trên thế giới: S.aureus đề kháng
methicilin, Enterococcus đề kháng vancomycin, vi khuẩn đường ruột Gram âm:
P.aeruginosa, A.baumannii đã kháng với nhiều kháng sinh [11]. Các kháng sinh
“thế hệ một” gần như không được lựa chọn trong nhiều trường hợp. Các kháng sinh
thế hệ mới đắt tiền, thậm chí cả một số kháng sinh thuộc nhóm “lựa chọn cuối
cùng” cũng đang mất dần hiệu lực, bằng chứng mới nhất là sự xuất hiện các chủng
vi khuẩn đề kháng carbapenem, một trong những lựa chọn cuối cùng trong điều trị
nhiễm khuẩn tại các quốc gia châu Âu và châu Á, cho thấy vấn đề này đang trở nên
ngày càng quan trọng trên quy mô toàn cầu [15].
1.1.2 Tình hình vi khuẩn gây bệnh và đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
Tình hình vi khuẩn gây bệnh ở Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp hơn.
Theo kết quả khảo sát tại 16 khoa ICU của 16 bệnh viện của Việt Nam, tỉ lệ vi
khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là A.baumannii (22%), P.aeruginosa (13%),
K.pneumoniae (11%), Klebsiella sp. (6%), S.aureus (6%) [15]. Số liệu thống kê của
chương trình ASTS 2002-2006: dữ liệu về vi khuẩn sinh ESBL tại Việt Nam 6

tháng đầu năm 2006 và tại bệnh viện Bạch Mai năm 2007, 2008 gia tăng như sau:

5

Hình 1.1: Vi khuẩn sinh ESBL tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2006 và tại bệnh
viện Bạch Mai năm 2007, 2008 [16].
Tại Việt Nam, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý là một vấn đề thường
được nhắc đến gần đây. Nhiều đơn vị, đặc biệt tuyến tỉnh, huyện chưa thực hiện
tốt sử dụng thuốc hợp lý, gây tăng chi phí không cần thiết, tăng tình trạng kháng
thuốc. Tổng số tiền mua thuốc năm 2008 là 7,6 nghìn tỷ đồng, trong đó tỷ lệ tiền
kháng sinh trong tổng số tiền thuốc chiếm 32,7% [3].
Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đã và đang ở mức độ cao. Thống kê
các nghiên cứu tại Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2012, tỉ lệ phế cầu kháng
penicillin ở Việt Nam cao nhất tại châu Á, gần đây đã xuất hiện vi khuẩn kháng
carbapenem, nhiễm trùng bệnh viện chủ yếu do vi khuẩn Gram âm đa kháng [50].
Nghiên cứu tại 16 bệnh viện của Việt Nam năm 2009 cho thấy A.baumannii được
phân lập từ các bệnh nhân khoa lâm sàng có mức độ đề kháng với imipenem và
meropenem lần lượt là 51,1% và 47,3% [21]. Nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy
năm 2010 cho kết quả tỉ lệ E.coli và K.pneumoniae sinh ESBL được phân lập từ
mẫu bệnh phẩm hô hấp lần lượt là 43% và 36%. Đặc biệt, các chủng vi khuẩn gây
nhiễm khuẩn bệnh viện Acinobacter spp, Pseudomonas spp đa kháng thuốc ngày
càng gia tăng. Mức độ đề kháng của A.baumannii tại bệnh viện Bạch Mai và Chợ
Rẫy năm 2010 đối với ceftazidim là 77,8% và 92% [18]. Trong giai đoạn từ năm
0
10
20
30
40
50
60

70
Klebsiella spp. (%)
E.coli (%)
6
2004 đến năm 2013, tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ
Chí Minh, tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Gram âm. Acinetobacter spp.
đứng đầu về tỷ lệ và tốc độ kháng kháng sinh. Tỉ lệ kháng của Acinetobacter,
Pseudomonas đã lên đến trên 90% với tất cả kháng sinh, kể cả colistin là kháng sinh
mới đưa vào sử dụng cũng ghi nhận bị đề kháng cao [12]. Tại khoa hồi sức tích cực
bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2013, tỉ lệ A.baumannii kháng với tất cả các
kháng sinh là 38,9%, Klebsiella spp kháng imipenem là 75%, Enterobacter spp.
kháng imipenem là 22,3% và P.aeruginosa kháng carbapenem là 50% [8].
P.aeruginosa hiện nay đã kháng ở mức cao đối với hầu hết các kháng sinh đặc trị
như ceftazidim, gentamicin, amikacin… Đặc biệt tỉ lệ P.aeruginosa kháng
imipenem ngày càng tăng dần: 12,5% năm 2003, 15,5% năm 2004 và 18,4% năm
2005 tính chung cho cả nước [15], trong khi đó tại bệnh viện Bạch Mai, tỉ lệ này
tăng từ 11,8% năm 2005 lên tới 31,3% năm 2009 [18].
Theo thống kê tại bệnh viện Bạch Mai, năm 2003 có 94,5% số chủng
Acinetobacter còn nhạy cảm imipenem thì đến năm 2009, Acinetobacter đã kháng
với hầu hết các kháng sinh, với tỉ lệ kháng từ 80,4 – 96,5%. Tỉ lệ P.aeruginosa nhạy
cảm với imipenem giảm từ 88,9% (năm 2003) xuống còn 36,8% (năm 2009), tỉ lệ
đề kháng những kháng sinh khác nhìn chung khá cao: 57,9% - 84,2% [10]. Nghiên
cứu về tình hình đề kháng kháng sinh điều trị viêm phổi bệnh viện Bạch Mai năm
2011 cho kết quả: tình hình đề kháng của A.baumannii ở mức rất cao: kháng 100%
với meropenem, imipenem, ertapenem, cefotaxim và ceftazidim. Các chủng
A.baumannii hiện tại chỉ còn nhạy cảm với polimicin, các chủng P. aeruginosa
kháng nhanh với tazobactam, ceftazidim, hiện chủ yếu còn nhạy với polimicin [10].
Do tỉ lệ kháng kháng sinh cao, nhiều liệu pháp kháng sinh được khuyến cáo
trong các tài liệu hướng dẫn điều trị đã không còn hiệu lực. Do các bệnh nhiễm
khuẩn vẫn là các bệnh phổ biến ở Việt Nam, việc tiếp cận với các kháng sinh có

hiệu lực giữ vai trò rất quan trọng. Tỉ lệ kháng kháng sinh gia tăng như hiện nay là
mối hiểm họa đối với hiệu quả của các liệu pháp điều trị bằng kháng sinh [15].
7
1.1.3 Tình hình vi khuẩn gây bệnh và đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Trung
ương Quân đội 108
- Tỉ lệ phân bố vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Trung ương Quân đội
108 năm 2013 được trình bày trong bảng 1.1:
Bảng 1.1: Tỉ lệ các vi khuẩn phân lập được tại bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2013
[13].
STT
Bệnh vi khuẩn
Số lượng
N=4544
Tỉ lệ %
1
K.pneumoniae
683
15,03
2
E.coli
546
12,01
3
Streptococcus Group A
447
9,8
4
S.epidermidis
411
9,6

5
P.aeruginosa
431
9,4
6
S.aureus
343
7,5
7
A.baumannii
125
2,7
Năm 2013, tại bệnh viện TƯQĐ 108 phân lập được 1313 chủng vi khuẩn
Gram dương gây bệnh chiếm 28,8% và 3231 chủng vi khuẩn Gram âm chiếm
(71,2%). Như vậy vi khuẩn gây nhiễm trùng trong bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2013
chủ yếu vẫn là các vi khuẩn Gram âm. Sáu loài vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất
tại bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2013 là: K.pneumoniae (15,04%), E.coli (12,7%),
P.aeruginosa (9,4%), Streptococcus Group A (9,6%), S.aureus (7,5%) và
A.baumannii (2,7%). Tỉ lệ tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) tại bệnh viện
TƯQĐ 108 là 52%. Các chủng tụ cầu da phân lập được tại bệnh viện TƯQĐ 108 có
tỉ lệ kháng thấp với các cephalosporin thế hệ 1 (kháng cefazolin là 23,3%), thế hệ 2
(kháng cefaclor là 25%). E.coli và Klebsiella có tỉ lệ kháng với cephalosporin thế hệ
3 dưới 40% [13].
Mức độ đề kháng kháng sinh của S.aureus tại bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2013
được trình bày trong bảng 1.2:

8
Bảng 1.2: Tỉ lệ kháng các kháng sinh của tụ cầu vàng S.aureus tại bệnh viện
TƯQĐ 108 năm 2013 [13].
Kháng sinh

Tỷ lệ (%)
95% CI
% R
Kháng
Trung gian
Nhạy
Amoxicillin/A.clavulanic
30,8
0,0
69,2
10,4-61,1
Ampicillin/Sulbactam
11,6
19,6
68,8
7,0-18,3
Vancomycin
0,0
1,2
98.8
0,0-2,8
Cefaclor
53,3
2,3
45,4
36,9-67,2
Cefazolin
40,0
5,0
56,8

17,4-82,6
Cefepim
31,4
11,9
56,8
23,3-40,8
Cefotaxim
41,5
18,9
39,6
32.9-47,9
Ceftazidim
46,7
3,3
50,0
28,9-63,2
Ceftriaxon
30,8
15,4
53,8
40,2-54,7
Oxacillin
52,0
2,8
45,2
44,4-59,6
Cefoxitin
44,7
4,3
51,1

30,2-59,6
Gentamicin
55,1
2,8
42,1
44,2-60,1
Amikacin
22,8
17,5
59,8
18,1-32,9
Doxycyclin
32,8
12,7
59,6
15,7-31,8
Theo kết quả nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh tại khoa ICU bệnh viện
TƯQĐ 108 năm 2012 cho thấy K.pneumonia đã kháng với hầu hết cephalosporin
thế hệ 3 và thế hệ 4 với tỉ lệ trên 70%. Thậm chí các kháng sinh β-lactam kết hợp
chất ức chế β-lactamase cũng bị kháng rất cao, trên 80% với amoxicillin + acid
clavulanic, 100% với ampicillin + sulbactam. A.baumannii kháng với β-lactam +
chất ức chế β-lactamase trên 60%, cefepim 62,5%, ceftazidim 85,7%, ciprofloxacin
100%, aminosid 50-80% Cả K.pneumoniae và A.baumannii đều có tỉ lệ kháng các
kháng sinh với tỉ lệ rất cao, chỉ còn imipenem và meropenem còn nhạy cảm với vi
khuẩn này, tuy nhiên A.baumannii cũng đã kháng 2 kháng sinh này với tỉ lệ > 20%.
Vi khuẩn Gram (-) có tỉ lệ kháng cao trên 70%, nhiều cephalosporin thế hệ 3, thế hệ
9
4 và aminosid đã bị kháng trên 80%. Trong nhóm carbapenem, ertapenem cũng đã
bị kháng trên 60%, chỉ còn imipenem và meropenem có tỉ lệ kháng nhỏ hơn 30%.
Như vậy các kháng sinh thường được khuyến cáo lựa chọn trong phác đồ ban đầu

đã bị kháng với tỉ lệ cao nên việc lựa chọn kháng sinh phù hợp là rất khó khăn [17].
1.2. Các nghiên cứu về tình hình sử dụng kháng sinh
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới về tình hình sử dụng kháng sinh
Các nghiên cứu trên thế giới đã và đang áp dụng một số bộ công cụ khác nhau
để đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh. Việc thực hiện các nghiên cứu này theo
thời gian phán ánh những thay đổi trong thực hành về sử dụng kháng sinh [31]. Một
số nghiên cứu điển hình theo áp dụng các bộ công cụ khác nhau được trình bày
trong các phần dưới đây.
1.2.1.1 Các nghiên cứu áp dụng bộ công cụ ESAC
Chương trình giám sát sử dụng kháng sinh của Châu Âu (ESAC) được thiết lập
từ năm 2000 và được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (ESAC-1): năm 2001-
2003; giai đoạn 2 (ESAC-2): năm 2003-2007; và giai đoạn 3 (ESAC-3): năm 2007-
2010 [34].
- Trong giai đoạn 1, thông tin được thu thập từ nguồn cơ sở dữ liệu chung của quốc
gia, bao gồm cả thông tin về dân số, mô hình bệnh tật, hệ thống y tế cũng như thông
tin về tiêu thụ kháng sinh. Trong giai đoạn này, các chỉ số được tính chung cho
quốc gia, không tính riêng cho từng bệnh viện cũng như cho từng cá thể người
bệnh. Các chỉ số chính trong giai đoạn này bao gồm:
+ Số ống/ tháng.
+ Khối lượng thuốc (g hoặc kg hoặc đơn vị điều trị )/năm.
+ Số g thuốc/1000 bệnh nhân/ngày.
+ DDD hoặc PDD/1000 dân cư trú/ngày.
+ DDD hoặc PDD/100 hoặc 1000 bệnh nhân-ngày.
+ DDD hoặc PDD /100 hoặc 1000 giường bệnh-ngày.
+ DDD hoặc PDD /100 hoặc 1000 giường có bệnh nhân-ngày.
+ DDD hoặc PDD /100 hoặc 1000 bệnh nhân nhập viện.
10
+ DDD hoặc PDD /100 hoặc 1000 bệnh nhân ra viện.
+ DDD hoặc PDD /tháng/giường có bệnh nhân.
+ Số ngày điều trị.

+ Tỷ lệ bệnh nhân dùng kháng sinh.
- Trong giai đoạn 2, thông tin được thu thập từ các bệnh viện thông qua điều tra cắt
ngang. Mẫu phiếu được đưa lên trang web của chương trình và việc hoàn thiện dữ
liệu vào phiếu có thể tiến hành trực tuyến. Giai đoạn này giúp chuẩn hóa phương
pháp nghiên cứu cũng như hình thức báo cáo. Một số thông tin quan trọng cần được
thu thập vào phiếu điều tra:
+ Số lượng bệnh nhân nhập viện trong mỗi khoa, tuổi và giới, thuốc kháng
khuẩn được điều trị, liều cho mỗi lần dùng, số lần dùng mỗi ngày, đường dùng,
cơ quan nhiễm trùng hoặc cơ quan được phẫu thuật, chỉ định điều trị (ví dụ
nhiễm khuẩn cộng đồng, nhiễm khuẩn bệnh viện hoặc dự phòng).
+ Lý do sử dụng kháng sinh được ghi trong bệnh án.
+ Mức độ hợp lý trong điều trị căn cứ theo hướng dẫn điều trị (nếu có).
+ Các thăm khám chẩn đoán bệnh căn.
- Trong giai đoạn 3, trên cơ sở đã hoàn thiện chương trình thu thập dữ liệu trực
tuyến, vẫn là nghiên cứu cắt ngang nhưng cỡ mẫu điều tra được mở rộng, cơ sở dữ
liệu được hình thành dưới dạng sách điện tử, thuận tiện cho công tác tra cứu, báo
cáo…Các chỉ số được đánh giá trong giai đoạn 3 bao gồm:
+ Thăm khám chẩn đoán bệnh căn.
+ Các thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị và dự phòng.
+ Đặc điểm của bệnh viện và các hoạt động có liên quan nhằm giải thích sự biến
thiên trong vấn đề sử dụng kháng sinh.
+ Số liệu liên quan đến các yếu tố gia tăng tính đề kháng.
+ Các thực hành tốt nhất để giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh.
+ Các chỉ số chất lượng liên quan đến sự tiêu thụ kháng sinh, kháng khuẩn, các
chẩn đoán vi sinh và kiểm soát nhiễm trùng.
+ Các biến số ảnh hưởng và đích can thiệp để cải thiện chất lượng.
11
+ Hệ thống trả lời tự động qua trang thông tin điện tử bao gồm cả các báo cáo
của từng bệnh viện [34].
Với DDD là liều xác định hàng ngày cho mỗi loại thuốc được sử dụng theo chỉ

định chính của nó dành cho người bệnh, PDD là liều kê đơn hàng ngày của thuốc
theo kê đơn của bác sĩ [34].
Một số nghiên cứu điển hình đã áp dụng bộ công cụ ESAC được thực hiện trên
toàn thế giới: Nghiên cứu khảo sát tỉ lệ điểm tại Phần Lan năm 2005 về tình hình sử
dụng kháng sinh tại khoa chăm sóc tích cực đã cho thấy tỉ lệ bệnh nhân khoa này
đóng vai trò đáng kể trong tổng số bệnh nhân sử dụng kháng sinh của bệnh viện
[36]. Nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2007 cho kết quả tại các bệnh viện nước này,
tỉ lệ kê đơn kháng sinh trung bình là 30,2%; kê đơn kháng sinh theo kinh nghiệm là
79%; 60% kê đơn kháng sinh không phù hợp hướng dẫn [41].
Nghiên cứu sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện của Pháp năm 2009 cho kết
quả trong tổng số 3964 bệnh nhân tại 38 bệnh viện tiến hành khảo sát, 8,7% bệnh
nhân nhận được kháng sinh dự phòng và 32,3% bệnh nhân nhận được kháng sinh
điều trị [44]. Một nghiên cứu khảo sát tỉ lệ điểm tại bệnh viện Antrim khu vực Anh-
Bắc Ailen năm 2008-2009 cho kết quả tỉ lệ kê đơn kháng sinh tại bệnh viện phù hợp
với hướng dẫn là 70% [24]. Một nghiên cứu về tình hình sử dụng kháng sinh tại
Đức năm 2011 cho kết quả trong tổng số 41539 bệnh nhân được thu thập thông tin
tại 132 bệnh viện, tỉ lệ sử dụng kháng sinh là 25,5%. Trong đó kháng sinh dùng
trong điều trị là 70% và dự phòng phẫu thuật là 30% [35]. Nhìn chung tỉ lệ kê đơn
kháng sinh trong các nghiên cứu còn ở mức cao, do đó cần những biện pháp can
thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng kê đơn kháng sinh quá mức và không phù hợp
[29].
1.2.1.2 Các nghiên cứu áp dụng bộ công cụ GAAT
Bộ công cụ kiểm soát sử dụng kháng sinh Glasgow (GAAT) được thiết kế để
theo dõi nhóm bệnh nhân có xu hướng được kê đơn kháng sinh trong bệnh cụ thể,
nhằm xác định sự phù hợp khi chuyển kháng sinh dùng đường tiêm truyền tĩnh
mạch sang đường uống bởi các bác sĩ về bệnh truyền nhiễm và thuật toán trên máy
12
tính. Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập bao gồm thông tin chi tiết về kháng
sinh nhận được (ngày bắt đầu, đường dùng, sự chuyển đổi từ đường tĩnh mạch sang
đường uống) và chỉ định điều trị kháng sinh. Bệnh nhân được phân loại theo bệnh lí

nhiễm trùng, ví dụ như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu… [45].
Một nghiên cứu về việc kê đơn kháng sinh tại 10 bệnh viện Scotland áp dụng
bộ công cụ GAAT cho kết quả: 28,3% bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong viện,
trong đó 35,3% sử dụng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch; 28,2% chuyển từ dùng
kháng sinh đường tiêm truyền tĩnh mạch sang đường uống. Thời gian trung bình
cho đường dùng tĩnh mạch là 4 ngày và đường uống là 3,5 ngày. Kháng sinh hay
gặp là cephalosporin thế hệ 3 (28,3%); amoxicillin kết hợp acid clavulanic (20,2%);
metronidazol (19,2%); glycopeptid (18,6%). Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng
của việc quản lí sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, số lượng kháng sinh được kê
đơn cũng như hạn chế sử dụng các kháng sinh phổ rộng đường tiêm truyền tĩnh
mạch đắt tiền và các kháng sinh điều trị vi khuẩn gây bệnh trong bệnh viện ngày
càng được tăng cường và đẩy mạnh [45].
1.2.1.3 Các nghiên cứu áp dụng bộ công cụ MSH
Bộ công cụ MSH là một bộ công cụ gồm 17 chỉ tiêu khảo sát việc sử dụng
kháng sinh trong bệnh viện. Phần tóm tắt các chỉ tiêu nghiên cứu và thiết kế nghiên
cứu được trình bày cụ thể ở phần 1.3.
Một nghiên cứu áp dụng bộ công cụ này đã được thực hiện tại 6 bệnh viện ở
Lesotho năm 2011. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ bệnh nhân được kê
đơn kháng sinh tại 6 bệnh viện chiếm 37,6% và một số chỉ số khảo sát khác trong
nghiên cứu được trình bày trong các hình 1.2 và hình 1.3 dưới đây:
13

Hình 1.2: Chi phí kháng sinh so với tổng chi phí các thuốc khác tại 6 bệnh viện
Lesotho năm 2011 [40].

Hình 1.3: Tỉ lệ kê đơn thuốc phù hợp danh mục thuốc thiết yếu tại 6 bệnh viện
Lesotho năm 2011 [40].
1.2.1.4 Các nghiên cứu khác
Ngoài các nghiên cứu áp dụng bộ công cụ ở trên, nhiều nghiên cứu khác về
tình hình sử dụng kháng sinh đã được thực hiện với nhiều phương pháp và bộ tiêu

chí khác nhau. Các bộ tiêu chí đánh giá có thể được xây dựng riêng cho từng nghiên
cứu hoặc cho từng bệnh viện phù hợp với chính sách sử dụng kháng sinh tại bệnh
viện.
Chi phí kháng sinh
Chi phí thuốc khác
Bệnh viện
Bệnh viện
14
Kết quả của một số nghiên cứu điển hình như sau: Nghiên cứu mô tả, cắt
ngang về việc hạn chế sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Đại học Thái Lan năm
2000 đã chỉ ra rằng 74% trong số các kháng sinh được kê đơn phù hợp; 80,9%
kháng sinh được kê theo kinh nghiệm ở giai đoạn đầu để điều trị nhiễm trùng nặng.
Hầu hết các loại kháng sinh đã được kê theo kinh nghiệm ở giai đoạn đầu của điều
trị (80,9%), nhưng sau khi xác định được tác nhân gây bệnh, kết quả tính nhạy cảm
thì phương pháp điều trị đã thay đổi cho phù hợp: số lượng thay đổi điều trị lên đến
34,2% và điều trị theo kinh nghiệm giảm xuống 65,8% [26].
Một nghiên cứu khác tại các bệnh viện Bắc Ai-len năm 2009 cho kết quả chỉ
định cho điều trị kháng sinh được ghi trong 84,3% trường hợp có kê đơn kháng
sinh. Chỉ có 1 phần nhỏ bệnh nhân (3,9%) có sử dụng kháng sinh dự phòng kéo dài
trên 24h; 54,2% kê kháng sinh phù hợp với hướng dẫn điều trị của bệnh viện [23].
Nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Y Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2002, 2003 và
2004 về việc thay đổi trong sử dụng kháng sinh, chi phí, tiêu thụ kháng sinh sau khi
thực hiện chính sách hạn chế sử dụng kháng sinh bởi các chuyên gia về bệnh truyền
nhiễm cũng được thực hiện, kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí kháng sinh
trong 2 năm 2002 và 2003 có sự thay đổi từ 1.796.000 USD năm 2002 giảm xuống
1.464.000 USD năm 2003 [42]. Nghiên cứu tại Anh được tiến hành vào giai đoạn
2004-2010 về can thiệp nhằm hạn chế sử dụng các kháng sinh có nguy cơ cao như
cephalosporin thế hệ 2, cephalosporin thế hệ 3, fluoroquinolon và clindamycin [25].
Tại Anh, số lượng thuốc sử dụng tính trên đầu người đã tăng lên rất nhiều, chi phí
về kháng sinh rất cao, do đó cần những thông tin tốt về kê đơn kháng sinh và những

chính sách về chăm sóc ban đầu để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe [32].
Lạm dụng kháng sinh là một vấn đề chưa được giải quyết tốt, do đó cần giám
sát sử dụng nghiêm ngặt kháng sinh để thúc đẩy sử dụng hợp lí và giảm kháng
thuốc [31], [43]. Quản lí sử dụng kháng sinh là một vấn đề quan trọng hiện nay, cần
xác định các chiến lược, biện pháp can thiệp nhằm nâng cao việc kê đơn kháng sinh
thích hợp cho người bệnh tại các cơ sở y tế. Mục tiêu cuối cùng là bảo tồn các
kháng sinh hiện tại và tương lai trước mối đe dọa của kháng kháng sinh [33].
15
1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam về tình hình sử dụng kháng sinh
Các nghiên cứu tại Việt Nam thường áp dụng phương pháp tính toán chỉ số
DDD/ 100 ngày nằm viện và chỉ số DDD/ 100 bệnh nhân, ngoài ra các chỉ tiêu sau
cũng được áp dụng trong nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong
bệnh viện:
- Số lượng sử dụng kháng sinh theo từng khối điều trị.
- Tỉ lệ sử dụng kháng sinh của các khối điều trị nội trú.
- Tỉ lệ sử dụng các nhóm kháng sinh theo từng khối.
- Tình hình sử dụng của 5 nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất.
- Tình hình sử dụng của các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 [19].
Các nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh có thể theo một số
chuyên luận riêng hoặc tổng hợp lại thành bộ đánh giá như việc đánh giá sử dụng
kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4 dựa trên những tiêu chí sau:
- Chỉ định: đánh giá “phù hợp” hoặc “không phù hợp”.
- Sử dụng: đánh giá “phù hợp” hoặc “không phù hợp”.
- Giám sát ADE: đánh giá “có” hoặc “không”.
- Hiệu quả: đánh giá “đạt” hoặc “không đạt”.
Tất cả được đánh giá theo từng bộ tiêu chuẩn về chỉ định, sử dụng, ADE, hiệu quả
điều trị riêng cho mỗi kháng sinh [7].
Một số nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh đã được tiến hành ở
một số bệnh viện của Việt Nam. Nghiên cứu hồi cứu khảo sát tình hình sử dụng
kháng sinh tại bệnh viện Nông Nghiệp giai đoạn 2009-2011 đã cho thấy

cephalosporin thế hệ 3 là nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là
ceftriaxon. Vì vậy, nghiên cứu này đã lựa chọn ceftriaxon để đánh giá việc sử dụng
dựa trên bộ tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu [19]. Nghiên cứu đánh giá tình
hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2009-2011 cho
kết quả 10 kháng sinh sử dụng nhiều nhất tại bệnh viện Hữu Nghị Việt-Đức năm
2011 được trình bày trong bảng 1.3:
16
Bảng 1.3: Số liệu 10 kháng sinh sử dụng nhiều nhất tại bệnh viện Hữu Nghị
Việt-Đức năm 2011 [7].
STT
Tên kháng sinh
Đường
dùng
DDD/100 ngày
nằm viện
Tỉ lệ %
1
Metronidazol
P
44,77
15,65
2
Ceftazidim
P
31,38
10,97
3
Amoxicillin/Acid clavulanic
P
24,71

8,64
4
Cefepim
P
23,11
8,08
5
Cefuroxim
P
17,27
6,04
6
Amikacin
P
16,79
5,87
7
Ciprofloxacin
P
13,72
4,80
8
Fosfomycin
P
13,64
4,77
9
Cefoperazon/Sulbactam
P
12,05

4,21
10
Levofloxacin
P
10,28
3,56

Tổng lượng sử dụng của 10
kháng sinh

207,62
72,59%

Tổng lượng kháng sinh sử
dụng

286,02
100,00%
P (parenteral: ngoài đường tiêu hóa)
Kết quả nghiên cứu cho thấy 10 kháng sinh sử dụng nhiều nhất đã chiếm tới
72,59% tổng lượng kháng sinh tiêu thụ tại bệnh viện. Trong 10 kháng sinh này thì
đã có tới 3 kháng sinh thuộc nhóm C3G/C4G, tiếp đó là nhóm fluoroquinolon (2
kháng sinh). Các nhóm kháng sinh aminoglycosid, dẫn chất 5-nitroimidazol,
penicillin kết hợp chất ức chế beta-lactamase, C1G/C2G và fosfomycin, mỗi nhóm
có 1 kháng sinh [7].
Nghiên cứu khảo sát về nhiễm trùng do phẫu thuật tại chỗ và mô hình sử dụng
kháng sinh tại bệnh viện chăm sóc tuyến Trung ương của Việt Nam được tiến hành
năm 2002, cụ thể kết quả tại bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh, trong số
391 bệnh nhân phẫu thuật có tới 56 bệnh nhân (14,3%) có nhiễm trùng vết mổ tại

×