BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
LÊ THÀNH TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
VÀ ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công nghệ môi trường
Mã số ngành: 60520320
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
LÊ THÀNH TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
VÀ ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công nghệ môi trường
Mã số ngành: 60520320
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TSKH NGUYỄN CÔNG HÀO
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2013
i
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH NGUYỄN CÔNG HÀO
Cán bộ chấm nhận xét 1: GS.TS. HOÀNG HƯNG
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. TRỊNH HOÀNG NGẠN
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
thành phố Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 8 năm 2013.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1/ PGS.TS. Lê Mạnh Tân - Chủ tịch Hội đồng.
2/ GS.TS. Hoàng Hưng - Phản biện 1.
3/ TS. Trịnh Hoàng Ngạn - Phản biện 2.
4/ TS. Thái Văn Nam - Ủy viên.
5/ TS. Nguyễn Thị Hai - Ủy viên, thư ký.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được chỉnh sửa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV Khoa quản lý chuyên ngành
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ THÀNH TÀI Giới tính: Nam.
Ngày, tháng, năm sinh: 09/03/1980 Nơi sinh: Tiền Giang.
Chuyên ngành: Công nghệ môi trường MSHV: 1181081062.
I/ TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất chương trình nâng cao năng lực quản lý môi
trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Gò Vấp.
II/ NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
III/ NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: (Ngày bắt đầu thực hiện Luận văn ghi trong
Quyết định giao đề tài)
IV/ NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V/ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, bên cạnh việc
tham khảo và nghiên cứu thêm tài liệu của các nhà khoa học về môi trường.
Các số liệu, kết quả phân tích môi trường trích dẫn trong Luận văn trung thực,
được thu thập chủ yếu từ các cơ quan quản lý nhà nước thuộc UBND quận Gò
Vấp, Chi Cục Bảo vệ môi trường Tp. HCM,…
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận văn được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Lê Thành Tài
iv
LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS. TSKH Nguyễn Công Hào đã
giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Môi trường đã chỉ bảo và hướng dẫn tận
tình cho tôi về những kiến thức lý thuyết, cũng như các kỹ năng trong nghiên
cứu, cách giải quyết vấn đề,…
Xin trân trọng biết ơn tất cả quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy tại Trường Đại
học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy và cung cấp cho tôi
những kiến thức có nội dung cơ bản của ngành khoa học môi trường để tôi
hoàn thành Luận văn trong khả năng tốt nhất của mình.
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, học viên đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập. Cảm ơn quý thầy cô đã đọc bản thảo và cho nhiều ý
kiến đóng góp quý báu.
Học viên thực hiện Luận văn
Lê Thành Tài
v
TÓM TẮT
Theo “Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2010 có tính đến năm 2020” thì công nghiệp trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh sẽ chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh các ngành công
nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, có hàm lượng tri thức, tỷ lệ giá trị gia tăng cao
như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử - tin học, vật liệu mới,…
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Gò Vấp đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020, cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo
hướng dịch vụ, thương mại – công nghiệp – nông nghiệp. Và đây là sự chuyển
dịch cơ cấu phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta
nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
quận Gò Vấp theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, khuyến khích các thành
phần kinh tế cùng phát triển, tập trung đầu tư cho các ngành sản xuất các sản
phẩm mà thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu, ưu tiên đầu tư phát
triển các ngành tạo ra các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao và
sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến (sản xuất linh kiện điện tử, máy tính,
máy gia dụng, sản xuất phần mềm, lắp ráp ô tô – xe máy và thiết bị điện, công
nghệ sinh học và sản xuất vật liệu mới,…). Hầu hết các hoạt động sản xuất
kinh doanh trên địa bàn quận Gò Vấp đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các loại hình phát triển nêu trên góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế
cho quận Gò Vấp. Tuy nhiên chính các doanh nghiệp đó cũng mang nhiều
tiềm ẩn về vấn đề môi trường ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe của
người dân trong khu dân cư. Từ những nhận định mang tính dự báo, luận văn
đặt vấn đề nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý môi
trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Gò Vấp, để từ đó
vi
góp phần vào sự phát triển bền vững tại quận Gò Vấp nói riêng và cả thành
phố Hồ Chí Minh nói chung.
Luận văn được trình bày trong 5 chương:
Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quản lý môi trường tại
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Gò Vấp và sự cần thiết của vấn
đề cần nghiên cứu sẽ được trình bày trong Chương thứ nhất.
Thực trạng quản lý môi trường và hiện trạng quản lý môi trường tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại quận Gò Vấp tiếp tục được thể hiện tại Chương 2.
Các kết quả nghiên, khảo sát thực tế về hiện trạng môi trường và thực trạng
quản lý môi trường tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ điển hình trên địa bàn
quận Gò Vấp được trình bày trong Chương 3.
Từ các kết quả nghiên cứu, điều tra khảo sát thực tế đã trình bày trong Chương
3, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực quản lý
môi trường tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Gò Vấp tại
Chương 4.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quát hiện trạng và thực trạng quản lý môi trường
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tại Chương 5 tác giả sẽ đề xuất - kiến nghị
một số giải pháp khả thi nhất nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý môi
trường tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần bảo vệ môi trường sống của
người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn quận Gò Vấp:
1/ Tăng cường xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý về bảo vệ môi
trường, đồng thời đề xuất cũng cố và sắp xếp lại bộ máy quản lý môi trường
tại UBND quận Gò Vấp cũng như tại các doanh nghiệp trên địa bàn.
2/ Tuyên truyền sâu rộng, đề xuất công nghệ phù hợp và đưa các chương trình
sản xuất sạch hơn vào các doanh nghiệp để áp dụng, bên cạnh sự hỗ trợ của
chính quyền các cấp để áp dụng ngày càng hiệu quả hơn.
vii
3/ Tổ chức lại hệ thống thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại
các doanh nghiệp làm phát sinh chất thải và doanh nghiệp thu gom xử lý chất
thải.
4/ Triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho
các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và cho các doanh nghiệp, tiến
đến yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO
14000.
Luận văn được hoàn thành từ quá trình thu thập tương đối đầy đủ tài liệu về
vấn đề cần nghiên cứu, trên cơ sở số liệu khảo sát về hiện trạng quản lý môi
trường và thực trạng quản lý môi trường tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn quận Gò Vấp, từ đó đề xuất những định hướng khả thi nhằm nâng cao
năng lực quản lý môi trường tại cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và
tại doanh nghiệp.
viii
ABSTRACT
According to "plan for industrial development in the area of Ho Chi Minh City in
2010, by 2020" the industry in the area of Ho Chi Minh City will move strongly
in the direction of increasing the technology industry high-tech, knowledge-
intensive, value-added ratio as high as the mechanical engineering industry,
electronics technology - information technology, new materials,
According to the master plan for economic development - social Vap district until
2010 and vision to 2020, the production value structure shifted towards services,
commercial - industrial - agricultural. And here is the restructuring in accordance
with the process of industrialization - modernization in our country in general and
in Ho Chi Minh City in particular.
Development planning industry - handicraft in Go Vap district towards
diversification of industries and encourage economic sectors and development,
focused investments in manufacturing products that domestic and world demand,
priority development sectors to create products containing high-quality
technology and use of modern technology, advanced (production of electronic
components, computers, appliances, software production, assembling cars -
motorcycles and power equipment, biotechnology and new materials production,
). Most of the business activities in Go Vap district are small and medium
enterprises. The above type of development contributes greatly to the economic
growth for Go Vap district, but also the businesses that bring many potential
environmental issues affecting the environment, the health of the People in
residential areas. From the forecasts identify forward, thesis research question of
measures to improve the environmental management capabilities for small and
medium businesses in Go Vap district, thereby contributing to the development
Sustainability in Go Vap district in particular and the Ho Chi Minh City in
general.
ix
The dissertation is expected to be presented in five chapters:
Overview of economic development - social and environmental management in
small and medium enterprises in Go Vap District and the necessity of research
issues need to be presented in the first chapter.
Status of environmental management and the management of environmental
conditions in the small and medium enterprises in Go Vap district continues to be
shown in Chapter 2.
The results, the actual survey on the state of the environment and environmental
management situation in a number of small and medium enterprises typically in
Go Vap district is presented in Chapter 3.
From the research results, the actual survey presented in Chapter 3, the author
will propose a number of possible solutions to improve the environmental
management capacity in small and medium businesses in the area Go Vap
District in Chapter 4.
On the basis of extensive research status and the status of environmental
management in small and medium enterprises, in Chapter 5 the author will
propose - propose some feasible solutions to help improve management
capability environmental management in small and medium enterprises,
contributing to the protection of people's living environment and promote
sustainable economic development in Go Vap district:
1/ Strengthening the construction and completion of legal documents on
environmental protection, and also try and propose reordering apparatus
environmental management in Go Vap District People's Committee, as well as at
local businesses.
2/ Propaganda depth and propose appropriate technologies and put the program
on cleaner production enterprises to apply, besides the support of local authorities
to apply increasingly more efficient.
x
3/ Reorganization gathering systems, storage, transportation and disposal of solid
waste in doing business development and business waste collection and treatment
of waste.
4/ Implement programs to raise awareness about environmental protection agency
for the state management of the environment and for business, progress to require
businesses to register and apply the ISO standard 14,000.
The thesis was completed in the process of gathering all documents relative to the
issue should be studied, on the basis of survey data on the state of environmental
management and environmental management situation in the small and medium
enterprises small in Go Vap District, which suggest possible directions to
improve the environmental management capacity in government agencies and in
the corporate environment.
xi
MỤC LỤC
Mục lục xi
Danh mục các từ viết tắt xv
Danh mục bảng xvi
Danh mục hình xvii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN – SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ CẦN
NGHIÊN CỨU 1
1.1. Tổng quan về tình hình phát triển và quản lý môi trường của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Gò Vấp 1
1.2. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường 3
1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực QLMT của các doanh nghiệp 4
1.4. Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn 6
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu 6
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu 6
1.4.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7
1.4.4. Ý nghĩa của luận văn 8
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC
TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
QUẬN GÒ VẤP 10
2.1. Tình hình đầu tư và hoạt động 10
2.2. Hiện trạng môi trường các doanh nghiệp quận Gò Vấp 12
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước 14
2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí 17
2.2.3. Hiện trạng môi trường Chất thải rắn 20
xii
2.3. Khái quát tình hình quản lý môi trường quận Gò Vấp 23
2.3.1. Nhìn từ hiện trạng thực tế 23
2.3.2. Khía cạnh Luật bảo vệ môi trường 23
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI DNTN SX TM DV TÂN PHÚ THỊNH VÀ
CÔNG TY TNHH PHƯƠNG THẢO 26
3.1. DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh 26
3.1.1. Quá trình hình thành 26
3.1.1.1. Cơ sở pháp lý 26
3.1.1.2. Ngành nghề đầu tư và quy trình sản xuất 26
3.1.1.3. Lao động 27
3.1.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường 28
3.1.2. Hiện trạng môi trường 29
3.1.2.1. Hiện trạng môi trường nước 29
3.1.2.2. Hiện trạng môi trường không khí 34
3.1.2.3. Hiện trạng chất thải rắn 36
3.1.2.4. Hiện trạng chất thải nguy hại 36
3.1.2.5. Hiện trạng cây xanh 36
3.1.2.6. Sự cố môi trường 36
3.2. Công ty TNHH SX TM Phương Thảo 36
3.2.1. Quá trình hình thành 36
3.2.1.1. Cơ sở pháp lý 36
3.2.1.2. Ngành nghề hoạt động 37
3.2.1.3. Lao động 37
xiii
3.2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường 37
3.2.2. Hiện trạng môi trường 38
3.2.2.1. Hiện trạng môi trường nước thải 38
3.2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí 40
3.3. Hiện trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp còn lại tại địa bàn
quận Gò Vấp 41
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ - BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA QUẬN GÒ VẤP 53
4.1. Tăng cường công tác BVMT cải tiến tổ chức và thể chế QLMT cho phòng
tài nguyên môi trường quận Gò Vấp cũng như chủ doanh nghiệp 54
4.2. Thành lập trung tâm trao đổi chất thải giữa các doanh nghiệp tại địa bàn
quận Gò Vấp 56
4.2.1. Mục đích của việc thành lập trung tâm trao đổi chất thải 56
4.2.2. Tiềm năng trao đổi chất thải 56
4.2.3. Mô hình đề nghị: 57
4.3. Định hướng chương trình sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp 60
4.3.1. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn 61
4.3.2. Đề xuất chương trình đẩy mạnh sản xuất sạch hơn trong các Doanh
nghiệp trên địa bàn quận Gò Vấp 62
4.3.3. Đề xuất nội dung kiến thức cần bồi dưỡng để chuẩn bị triển khai chương
trình sản xuất sạch hơn trong các Doanh nghiệp tại quận Gò Vấp 65
4.4. Đẩy mạnh chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các
doanh nghiệp, chuẩn bị cho các doanh nghiệp xuất khẩu đăng ký tiêu chuẩn
ISO 14000 67
4.4.1. Bồi dưỡng kiến thức về các luật lệ về bảo vệ môi trường 68
xiv
4.4.2. Bồi dưỡng kiến thức về sinh thái công nghiệp, hỗ trợ cho chủ trương
hình thành trung tâm trao đổi chất thải: 68
4.4.3. Bồi dưỡng kiến thức về hệ thống quản lý môi trường và bộ tiêu chuẩn
ISO 14000 69
4.4.3.1. Kiến thức về cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 69
4.4.3.2. Kiến thức về các lợi ích do áp dụng ISO 14000 70
4.4.3.3. Kiến thức về quy trình chuẩn bị ISO cho một công ty 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
5.1. Kết luận 75
5.2. Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
xv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hoá sau 5 ngày ở nhiệt độ 20
o
C
BVMT : Bảo vệ môi trường
BVTV : Bảo vệ thực vật
CNH : Công nghiệp hoá
COD : Nhu cầu ôxy hoá học
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
CTRNH : Chất thải rắn nguy hại
DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DO : Ôxy hoà tan
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
SXSH : Sản xuất sạch hơn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
UBND : Uỷ ban nhân dân
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
xvi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp đơn vị sản xuất có khả năng gây ô nhiễm tại quận Gò Vấp
– Tháng 7/2012 - 12 -
Bảng 2.2: Cơ cấu ngành nghề gây ô nhiễm trên địa bàn quận Gò Vấp - 13 -
Bảng 2.3: Tổng hợp chất lượng nước thải các DN qua đợt giám sát năm 2012 -
15 -
Bảng 2.4: Tổng hợp chất lượng không khí các DN qua đợt giám sát năm 2012 -
19 -
Bảng 2.5: Thành phần CTR công nghiệp chủ yếu tại các DN - 20 -
Bảng 2.6: Định lượng % khối lượng thành phần CTRCN chủ yếu tại các
Doanh nghiệp - 21 -
Bảng 3.1: Mẫu nước thải đầu ra của DN - 33 -
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc môi trường không khí Quý I/2012 - 34 -
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc môi trường không khí Quý III/2012 - 35 -
Bảng 3.4: Mẫu nước thải trước và sau xử lý của Công ty Phương Thảo - 39 -
Bảng 3.5: Mẫu nước thải trước và sau xử lý của Công ty Phương Thảo - 40 -
Bảng 3.6: Kết quả quan trắc môi trường tại Công ty Phương Thảo - 41 -
xvii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: trường hợp xả thải trực tiếp ra môi trường - 15 -
Hình 2.2: Ô nhiễm không khí tại một công ty tại phường 14 - 18 -
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy từ bột giấy và giấy tái chế - 27 -
Hình.3.2: Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại DNTN Tân Phú Thịnh - 30 -
Hình 3.3: Quy trình xử lý nước thải tại Công ty Phương Thảo - 38 -
Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu hệ thống trung tâm xử lý và trao đổi chất thải công
nghiệp của các KCX-KCN - 57 -
Hình 4.2: Mô hình một trung tâm trao đổi chất thải - 59 -
Hình 4.3: Sơ đồ những yếu tố cơ bản về SXSH - 60 -
Hình 4.4: Các bước triển khai SXSH tại một DN - 64 -
- 1 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN – SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ
CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình phát triển và quản lý môi trường của các
DNVVN trên địa bàn quận Gò Vấp
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của quận ước thực hiện năm 2011 đạt
14.797 tỷ đồng, tăng 11,68% so với năm 2010 (năm 2010 tăng 12,5%). Khu
vực thương mại dịch vụ ước thực hiện 7.750 tỷ đồng, tăng 17,84%, chiếm tỷ
trọng 52,37% trong cơ cấu kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng ước thực
hiện 7.035 tỷ đồng, tăng 5,58%, chiếm 47,55% trong cơ cấu kinh tế; khu vực
sản xuất nông nghiệp ước thực hiện 12 tỷ đồng, giảm 14,29% so với năm 2010
và chiếm 0,08% trong cơ cấu kinh tế. Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh tiếp tục tăng, ước thực hiện năm 2011 là 1.928 doanh nghiệp với tổng
số vốn đăng ký 4.817,38 tỷ đồng và 1.260 cơ sở cá thể với tổng số vốn đăng
ký là 85,427 tỷ đồng.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra thị trường xã hội năm 2011 ước thực
hiện 68.500 tỷ đồng, tăng 19,61 % so với năm 2010, trong đó doanh thu bán lẻ
là 43.000 tỷ đồng, tăng 20,6 % so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu ước
thực hiện 285 triệu USD, tăng 9,62% so với năm 2010, với các mặt hàng chủ
lực là dệt may, giày dép và sản phẩm gỗ. Kim ngạch nhập là 230 triệu USD,
tăng 9,52% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện
4.850 tỷ đồng, tăng 6,41% so với năm 2010. Trong đó, các loại hình doanh
nghiệp ước thực hiện 4.037 tỷ, tăng 7,04%, thành phần cơ sở sản xuất nhỏ ước
thực hiện 813 tỷ, tăng 3,39%. 19/20 ngành kinh tế kỹ thuật có giá trị sản xuất
tăng so với cùng kỳ. Trong đó, ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, dệt,
thuộc và sơ chế da, sản xuất sản phẩm từ da và ngành sản xuất trang phục vẫn
- 2 -
tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, so với cùng kỳ, ngành sản xuất thực
phẩm và đồ uống tăng 9,6%; ngành sản xuất giày tăng 7,9%; ngành sản xuất
trang phục tăng 4,47%; ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế và sản phẩm khác
tăng 13,76%.
Trong năm 2011, sản xuất công nghiệp của quận tuy có tốc độ tăng trưởng
nhưng nhìn chung do gặp nhiều khó khăn của việc suy giảm kinh tế, giá cả các
loại nguyên nhiên vật liệu tăng cao vào các tháng đầu năm nên giá trị sản xuất
công nghiệp đạt mức tăng thấp hơn so với những năm gần đây (Năm 2009
tăng 7,39%; năm 2010 tăng 8,21%). Cơ cấu các ngành kinh tế kỹ thuật chậm
chuyển đổi, giá trị sản xuất của các ngành gia công và thâm dụng lao động vẫn
chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất chung toàn ngành.
Trên thực tế, công tác quản lý và bảo vệ môi trường, nhất là môi trường doanh
nghiệp ở Việt Nam còn vướng phải rất nhiều trở ngại do những nguyên nhân
khách quan và chủ quan như:
- Công tác quy hoạch các ngành doanh nghiệp và chính sách phát triển của
Nhà nước chưa thực sự phù hợp. Mặt khác, tốc độ phát triển doanh nghiệp quá
nhanh sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp được qui hoạch và xây dựng với
quan điểm kinh tế thuần túy, bỏ qua các vấn đề tài nguyên môi trường.
- Bên cạnh đó, tiềm năng về dịch vụ môi trường và kinh phí dành cho công tác
quản lý – bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
theo đà phát triển các doanh nghiệp.
- Cuối cùng, trình độ quản lý môi trường chung hiện nay hoàn toàn chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tế từ công tác thanh tra, kiểm tra môi trường đến việc
đào tạo, giáo dục và truyền thông môi trường.
Ngoài ra, một trong những bất cập lớn nhất hiện nay đối với hệ thống quản lý
môi trường các doanh nghiệp ở Việt Nam là chưa có qui chế bảo vệ môi
trường doanh nghiệp, mà trong đó cần qui định rõ ràng sự phân cấp quản lý về
bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, thẩm quyền và nhiệm vụ của các
- 3 -
cơ quan chức năng liên quan trong lĩnh vực quản lý môi trường doanh nghiệp,
nội dung cụ thể về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp và những vấn đề
liên quan khác.
Chính do những tồn tại trên mặc dù với hệ thống quản lý môi trường doanh
nghiệp đã được xây dựng và hoạt động vài năm qua, nhưng chất lượng môi
trường các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục bị đe dọa và gánh chịu những
ảnh hưởng nặng nề từ quá trình xây dựng và hoạt động của chính bản thân
doanh nghiệp.
Vì vậy, nghiên cứu thiết lập một hệ thống quản lý với đầy đủ các thành phần
chức năng, đồng thời xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cấp quản lý Nhà
nước và cấp quản lý cơ sở, nhất là nâng cao năng lực của bộ phận trực tiếp
quản lý môi trường tại các doanh nghiệp và doanh nghiệp là hết sức quan
trọng và cần thiết.
1.2. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường
Việc thực hiện các hiệp định, công ước quốc tế về môi trường cũng như áp
dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về môi trường trong bối cảnh tự do hóa
thương mại đã góp phần tích cực hạn chế ô nhiễm môi trường, khuyến khích
sản xuất và trao đổi sản phẩm thân thiện với môi trường.
Việt Nam đang tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng chúng ta
cũng đã vấp phải những khó khăn nhất định, một trong những khó khăn là khi
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải áp dụng các tiêu
chuẩn và chứng nhận cho doanh nghiệp cùng sản phẩm/dịch vụ của mình về
chất lượng cũng như môi trường và một loạt các yêu cầu khác. Đây là một
điều bắt buộc và tất yếu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ và thực hiện,
trong khi phần lớn các doanh nghiệp nước ta là vừa và nhỏ, công nghệ sản
xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường cao. Trong đó việc đáp ứng những tiêu
chuẩn thế giới như các bộ tiêu chuẩn ISO là rất cần thiết, đặc biệt là hiện nay,
- 4 -
một trong những đòi hỏi quan trọng là bộ tiêu chuẩn ISO 14000 – Tiêu chuẩn
quản lý môi trường.
Thực hiện quản lý môi trường tại doanh nghiệp sẽ dẫn dắt các doanh nghiệp
đến với các hệ thống quản lý chất lượng thân thiện môi trường, nâng cao uy
tín thương hiệu và đồng thời giải quyết được vấn đề ô mhiễm môi trường
trong kinh doanh. Do đó, để có thể chuẩn bị cho sự hòa nhập quốc tế của các
doanh nghiệp trong nước thì cần có sự chuẩn bị cho họ có sự hiểu biết về tầm
quan trọng của việc quản lý môi trường trong quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, Sản xuất sạch hơn ngày càng được chứng minh tính đúng đắn,
hiệu quả và tầm quan trọng của nó trong quản lý môi trường, giải pháp này
hoàn toàn có thể áp dụng thành công trong điều kiện của Việt Nam. Nó có khả
năng làm giảm đáng kể ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu và năng
lượng trong sản xuất công nghiệp. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản
xuất kinh doanh là con đường đảm bảo phát triển ổn định lâu dài của các
doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đổi mới
quản lý và công nghệ, chuẩn bị điều kiện hội nhập quốc tế, việc tiến hành đánh
giá sản xuất sạch hơn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một căn cứ tin cậy để
quyết định đầu tư đúng hướng và hiệu quả, đồng thời là cơ sở quan trọng để
thực hiện ISO 9000 và ISO 14000.
Quản lý môi trường (QLMT) trong doanh nghiệp vừa là công cụ để bảo vệ
môi trường vừa là phương tiện nâng cao hiệu quả kinh tế, thông qua các giải
pháp kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu môi trường như các biện pháp
sản xuất sạch hơn, tái chế, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, thay thế những
nguyên liệu độc hại, sản xuất những sản phẩm xanh, dán nhãn môi trường,…
Vì vậy nghiên cứu các giải pháp nâng cao nhận thức, kiến thức và công nghệ
về quản lý môi trường ở cơ sở (doanh nghiệp) là thật sự cần thiết.
1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực QLMT của các doanh nghiệp
- 5 -
Chiến lược Bảo vệ môi trường Việt Nam 2001 – 2010 có đề cập đến vai trò
của các doanh nghiệp và các cá nhân trong lãnh vực bảo vệ môi trường, trong
đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tuân thủ quy định của Luật Môi trường và
các quy định ngay từ hoạt động ban đầu của mình.
Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách đối với thành phố Hồ Chí
Minh nói chung và quận Gò Vấp nói riêng.
Tuy vậy, từ lâu, giải quyết vấn đề ô nhiễm, phương pháp xử lý được nhiều
người quan tâm nhất là “xử lý cuối đường ống”. Hiện nay, phương pháp này
đã bộc lộ nhiều hạn chế, vì nó chuyển từ trạng thái ô nhiễm dạng này sang
dạng ô nhiễm khác, làm tăng chi phí sản xuất, là khoảng đầu tư lớn không sinh
lời, không có thời gian hoàn vốn. Vì vậy, từ năm 1996, Tp. HCM đã chọn sản
xuất sạch hơn là chiến lược hướng đến mục tiêu phát triển công nghiệp bền
vững, cùng một lúc đạt được lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội.
Một trong những xu hướng phát triển bền vững của quận Gò Vấp là làm cho
các doanh nghiệp hiện hữu đang hoạt động sớm phát triển thành doanh nghiệp
thân thiện môi trường. Muốn vậy, cần phải có chương trình nâng cao năng lực
quản lý, lựa chọn công nghệ xử lý môi trường tối ưu cho các doanh nghiệp
trên địa bàn quận Gò Vấp.
Từ những ý nghĩa thực tiễn của yêu cầu bảo vệ môi trường, tránh các tác động
tiêu cực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với môi trường và sức khỏe
người dân, vấn đề định hướng cho công tác quản lý bảo vệ môi trường và lựa
chọn công nghệ xử lý môi trường ở cơ quan quản lý nhà nước và doanh
nghiệp là rất cần thiết và cấp bách. Bên cạnh đó, vạch ra chương trình nâng
cao nhận thức về quản lý môi trường cho các doanh nghiệp hiện nay là rất có ý
nghĩa trong việc chuẩn bị cho các doanh nghiệp của quận Gò Vấp trong quá
trình Việt Nam hội nhập quốc tế.
Để giải quyết vấn đề đặt ra, việc điều tra hiện trạng môi trường và thực trạng
quản lý, xử lý môi trường hiện nay tại các doanh nghiệp là thật sự cần thiết.
- 6 -
Trên cơ sở kết quả đánh giá thực tế, đưa ra các định hướng cho công tác bảo
vệ môi trường và đề xuất chương trình nâng cao nhận thức môi trường và giúp
các doanh nghiệp triển khai các hệ thống quản lý môi trường ở những mức độ
khác nhau.
Xuất phát từ sự cấp bách và ý nghĩa khoa học của vấn đề đã trình bày trên đây,
đề tài "Đánh giá hiện trạng và đề xuất chương trình nâng cao năng lực quản lý
môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Gò Vấp" đã
được chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận văn.
1.4. Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu tìm ra các định hướng trong việc
nâng cao năng lực bảo vệ - quản lý môi trường cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, nhằm góp phần bảo vệ môi trương ở quận Gò Vấp và chuẩn bị cho việc
hội nhập quốc tế trong tương lai.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn hướng đến các mục đích nghiên cứu cụ
thể sau đây:
- Nghiên cứu hiện trạng môi trường và quản lý môi trường tại một số doanh
nghiệp đại diện tại quận Gò Vấp, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp quản lý,
công nghệ xử lý môi trường tại các doanh nghiệp.
- Khảo sát thực trạng môi trường và quản lý môi trường trong các doanh
nghiệp tại quận Gò Vấp làm căn cứ thực tiễn cho các định hướng nâng cao
năng lực quản lý môi trường ở cấp cơ sở.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường và định hướng cho
chương trình nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các doanh nghiệp phù
hợp với các loại đối tượng khác nhau tại quận Gò Vấp.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu