Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá thực trạng chất lượng nước ngầm trên địa bàn quận 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM












NGUYỄN TIẾN ðẠT


ðÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM
TRÊN ðỊA BÀN QUẬN 12



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ NGÀNH: 60520320









TP. Hồ Chí Minh, tháng 03/2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM











NGUYỄN TIẾN ðẠT


ðÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM
TRÊN ðỊA BÀN QUẬN 12


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã Số ngành: 60520320





Hướng Dẫn Khoa Học: GS.TS HOÀNG HƯNG







TP. Hồ Chí Minh, tháng 03/2013
CÔNG TRÌNH ðƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG HƯNG
Cán bộ chấm nhận xét 1: …………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 2: …………………………………………………………

Luận văn thạc sĩ ñược bảo vệ tại Trường ðại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM,
ngày …….tháng…… năm 2013.
Thành phần Hội ñồng ñánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. …………………………………………………………………………………
2. …………………………………………………………………………………
3. …………………………………………………………………………………
4. …………………………………………………………………………………
5. …………………………………………………………………………………
Xác nhận của Chủ tịch Hội ñồng ñánh giá luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn ñã ñược sửa chữa.

Chủ tịch Hội ñồng ñánh giá luận văn Khoa quản lý chuyên ngành




TP. HCM, ngày… tháng… năm 2013
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Tiến ðạt Giới tính: Nam
Ngày 20 tháng 5 năm sinh: 1972 Nơi sinh: Long An
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường MSHV: 1181081056
I- TÊN ðỀ TÀI:
“ðánh Giá Chất Lượng Nước Ngầm Trên ðịa Bàn Quận 12”.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu ñánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm, ñịa chất thủy văn và
hiện trạng sử dụng nguồn nước ngầm trên ñịa bàn quận 12.
- Lấy mẫu phân tích chất lượng nước ngầm 11 phường trên ñịa bàn quận 12.
- ðề xuất giải pháp quản lý.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 4/2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 28/03/2013
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GS.TS HOÀNG HƯNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TRƯỜNG ðH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

PHÒNG QLKH – ðTSðH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc





LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận
văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Học viên thực hiện luận văn


Nguyễn Tiến ðạt

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này, học viên ñã thu thập thông
tin từ nhiều nguồn khác nhau như: văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu
khoa học, các sách, báo, tạp chí, ñiều tra xã hội học, tham khảo ý kiến chuyên gia
Chân thành cảm ơn tác giả các nguồn trích dẫn ñã cung cấp cho học viên
những thông tin và số liệu kịp thời và có ñộ tin cậy ñể hoàn thành luận văn này
Chân thành cảm ơn sâu sắc ñến thầy GS.TS Hoàng Hưng ñã nhiệt tình
trong quá trình ñịnh hướng cũng như chỉnh sửa và góp ý trong suốt quá trình thực
hiện công tác nghiên cứu ñề tài.
Ngoài ra khi tiếp cận chương trình học, tôi cũng xin gửi lời cám ơn ñến giáo
viên tại Trường ðại học Kỹ Thuật Công Nghệ ñã giúp ñỡ tôi rất chân tình trong
suốt thời gian học và nghiên cứu tại trường.
Học viên thực hiện luận văn


Nguyễn Tiến ðạt


TÓM TẮT
Tất cả sự sống trên Trái ñất ñều phụ thuộc vào nước, nước uống sạch và vệ
sinh là nền tảng của sự phát triển trong mọi lĩnh vực, từ sức khỏe ñến giáo dục, tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững. ðến năm 2025, toàn thế giới sẽ có
ñến 1,8 tỉ người sống trong tình trạng thiếu nước cực kỳ nghiêm trọng. ðó là lời
cảnh báo của Liên hiệp quốc nhân kỷ niệm ngày nước thế giới năm 2007. Việc
quản lý nguồn nước trên thế giới hiện nay rất yếu kém, vì thế cần có những giải
pháp hữu hiệu và khả thi ở từng quốc gia, từng khu vực và trên toàn thế giới ñể
quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của cả
nước; là nơi có tốc ñộ ñô thị hóa cao nhất nước. Chỉ cần không ñầy 20 năm sau giải
phóng hoàn toàn miền Nam, toàn bộ vùng ven và ngoại thành của Thành phố ñã có
bộ mặt thay ñổi rõ rệt: các khu công nghiệp, các khu dân cư và các nhà máy, các cơ
sở sản xuất, khu vui chơi giải trí thay thế cho các ñầm lầy, khu nông nghiệp trước
ñây. ðời sống của người dân thay ñổi một cách nhanh chóng, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật ñược cải thiện thấy rõ. Bên cạnh ñó, việc tập trung dân cư, khai thác các
nguồn tài nguyên, nhất là nước dưới ñất ngày càng lớn và ñã có tác ñộng xấu ñến
nguồn nước quý giá, có nguy cơ tác ñộng ñến ñời sống của nhân dân và tốc ñộ phát
triển kinh tế - xã hội của cả Thành phố, ñặc biệt là các vùng ven và ngoại thành.
Quận 12 không nằm ngoài tình trạng trên. Do nhu cầu sử dụng nước tăng,
việc khai thác nguồn nước tại chỗ, nguồn nước dưới ñất duy nhất ñược khai thác
nhiều, không có quy hoạch. Hiện nay, qua các tài liệu về nguồn nước, việc khai
thác nước ngày càng tăng do quá trình ñô thị hóa ñã ảnh hưởng rất lớn ñến chính
nguồn nước và ñe dọa ñến sự phát triển bền vững của Vùng.
Việc nghiên cứu ñánh giá chất lượng nguồn nước dưới ñất của Khu vực
nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn trong hoạch ñịnh chính sách phát triển kinh tế - xã
hội của Khu vực. Chính vì thế tôi chọn ñề tài “ðánh giá chất lượng nước ngầm trên
ñịa bàn quận 12” ñể làm luận văn thạc sỹ và ñề tài ñã tập trung nghiên cứu làm
sáng tỏ các nội dung sau:
- ðặc ñiểm nguồn nước dưới ñất quận 12;

- Quá trình ñô thị hóa quận 12;
- Sự tác ñộng của ñô thị hóa ñến nguồn nước dưới ñất;
- Khảo sát thực tế và phân tích chất lượng nước tại 11 phường trên ñịa bàn
quận 12 so sánh với (QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN 02: 009/BYT ) ñể ñánh chất
lượng nước ngầm;
- ðề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và
bảo vệ nguồn nước dưới ñất.



ABSTRACT
All life on Earth depends on water, drinking water and sanitation is the
foundation of development in all areas, from health to education, economic growth
and environmental sustainability. By 2025, the world will have 1.8 billion people
live in extreme water shortages serious. It is a warning to the United Nations on the
occasion of World Water Day 2007. The management of water resources in the
world today is very weak, so there should be an effective and feasible solution in
each country, region and around the world to manage, protect and develop
resources water.
Ho Chi Minh City is a center of culture, economy and politics of the
country;'s where the highest rate of urbanization country. Just less than 20 years
after the liberation of the South, the entire coastal and suburban areas of the city
had the face of significant changes: industrial parks, residential areas and factories
and establishments production, the alternative entertainment for wetlands,
agricultural areas before. People's lives change quickly, the technical infrastructure
is improved clearly. In addition, the concentration of population, exploitation of
natural resources, especially groundwater growing and has negative impact on
precious water resources, risk impact on people's lives and speed level of socio-
economic development of the City, especially the coastal areas and suburbs.
District 12 not out of this situation. As demand for water increases, the

exploitation of water resources in place, the only source of groundwater is
exploited, not planned. Currently, through the literature on water resources,
increasing the exploitation of water by the process of urbanization has a huge
impact on water resources and threaten the sustainable development of the region.
The study evaluated the quality of ground water of the study area has great
significance in the policy of socio-economic development of the area. That is why I
chose the subject "Assessment of groundwater quality in the district 12" to do the
master's thesis and research topics focused to clarify the following:
- Characteristics of underground water district 12;
- The process of urbanization in District 12;
- The impact of urbanization on groundwater resources;
- The actual survey and analysis of water quality in the 11 wards in the
district 12 compared with (QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN 02:2009/BYT) to
assess the quality of groundwater;
- Propose measures to improve efficiency in the management and protection
of groundwater resources.

MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …………………………… …………………… i
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ……………………………… ……………………. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ …………………….…………………… iii
MỞ ðẦU
1. ðẶT VẤN ðỀ 1
2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
5. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4
CHƯƠNG I - KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 6
1.1 ðiều kiện tự nhiên 6
1.1.1 Vị trí ñịa lý 6
1.1.2 Khí hậu 7
1.1.3 Thủy văn 8
1.1.4 ðịa hình 9
1.2 Các nguồn tài nguyên 9
1.2.1 Tài nguyên ñất 9
1.2.2 Tài nguyên nước 10
1.2.3 Tài nguyên khoáng sản 11
1.3 Phát triển kinh tế - xã hội 11
1.3.1 Kinh tế 11
1.3.2 Xã hội 13
1.3.2.1 Dân số 13
1.3.2.2 Lao ñộng, việc làm 13
1.3.3.3 Giáo dục 14
1.3.3.4 Y tế 15
1.4 Thực trạng môi trường 15
1.4.1 Môi trường không khí 15
1.4.2 Môi trường nước 18
1.4.3 Môi trường ñất 19
1.5 ðánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 20
CHƯƠNG 2 - ðẶC ðIỂM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ðẤT CỦA KHU
VỰC QUẬN 12 22
2.1. Các tầng chứa nước 22
2.1.1. Tầng chứa nước Holocen (qh) 22
2.1.2. Tầng chứa nước Pleistocen (qp
1-3
) 23

2.1.3. Tầng chứa nước Pliocen trên (n
2
2
) 24
2.1.4. Tầng chứa nước Pliocen dưới (n
2
1
) 25
2.1.5. ðới chứa nước khe nứt trong trầm tích Mezozoi (Mz) 26
2.2 Mối quan hệ của các tầng chứa nước và các yếu tố tự nhiên 26
2.2.1 Yếu tố ñịa hình, ñịa mạo 27
2.2.2 Yếu tố khí hậu 27
2.2.3 Yếu tố thủy văn 28
2.3 Hiện trạng khai thác nước dưới ñất 28
CHƯƠNG 3 - ðÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ðỘNG CỦA ðÔ THỊ HÓA ðẾN MÔI
TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ðẤT TẠI QUẬN 12 36
3.1. ðô thị hóa 36
3.1.1 Khái niệm ñô thị hóa 36
3.1.2 Các nhân tố liên quan ñến ñô thị hóa 37
3.2.2.1 Sự gia tăng dân số 38
3.1.2.2 Sự phát triển công nghiệp 39
3.1.2.3 Sự thay ñổi cơ cấu sử dụng ñất 41
3.1.3 Cơ chế, chính sách quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới ñất hiện tại 45
3.2 Tác ñộng của ñô thị hóa ñến nguồn nước ngầm 48
3.2.1 Sự thay ñổi về khối lượng của các tầng chứa nước 48
3.2.2 Sự thay ñổi chất lượng của các tầng chứa nước 51

CHUƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
4.1 Kết quả phân tích chất lượng nước vùng nghiên cứu 54
4.1.1 Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại phường An Phú ñông … 54

4.1.2 Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại phường ðông Hưng Thuận 55
4.1.3 Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại phường Hiệp Thành …… . 56
4.1.4 Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại phường Tân Chánh Hiệp 57
4.1.5 Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại phường Tân Thới Hiệp …. . 58
4.1.6 Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại phường Tân Thới Nhất 59
4.1.7 Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại phường Thạnh Lộc …… 61
4.1.8 Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại phường Thạnh Xuân … 62
4.1.9 Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại phường Thới An ……… . 63
4.1.10 Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại phường Trung Mỹ Tây 64
4.1.11 Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại phường Tân Hưng Thuận 65
4.2 ðánh giá chất lượng nước ngầm khu vực nghiên cứu 66
4.2.1 Nồng ñộ pH khu vực nghiên cứu 66
4.2.2. Nồng ñộ sắt (Fe) khu vực nghiên cứu 67
4.2.3. Nồng ñộ Clorua khu vực nghiên cứu 68
4.2.4. ðộ cứng khu vực nghiên cứu 69
4.2.5. Nồng ñộ Asen khu vực nghiên cứu 70
CHUƠNG 5 - ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ðẤT 72
5.1 Những bất cập trong công tác quản lý ñô thị và tài nguyên nước 72
5.1.1 Những bất cập trong quản lý ñô thị 72
5.1.2. Những bất cập trong quản lý tài nguyên nước 73
5.2 ðề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nước dưới ñất 73
5.2.1 Giải pháp chung 73
5.2.2 Giải pháp khắc phục 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BSNT : Bổ sung nhân tạo

CBNDð : Cân bằng nước dưới ñất
ðBNB : ðồng bằng Nam Bộ
ðCTV : ðịa chất thủy văn
ðCCT : ðịa chất công trình
GIS : Hệ thống thông tin ñịa lý
MHNDð : Mô hình nước dưới ñất
Mz : Nước trong khe nứt các trầm tích Mezozoi
NDð : Nước dưới ñất
n
2
1
: Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen dưới
n
2
2
: Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen trên
K : Thành tạo rất nghèo nước trong các phức hệ tuổi Kreta
Qh : Nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời holocen
qp3 : Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen trên.
qp
2-3
: Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa - trên
qp
1
: Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TNB : Tây Nam Bộ
ii

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Một số yếu tố khí hậu 1
Bảng 1.2: Hiện trạng hệ thống thủy văn chính 8
Bảng 1.3: Phân loại và thống kê diện tích các ñơn vị ñất 9
Bảng 1.4: Giá trị các ngành kinh tế 12
Bảng 1.5: Biến ñộng dân số và lao ñộng 13
Bảng 1.6: Tổng hợp chỉ tiêu về CSVC ngành Giáo dục năm học 2011 – 2012 14
Bảng 1.7: Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh và ven
ñường 16
Bảng 1.8: Kết quả chất lượng không khí ven ñường trong năm 2012. 16
Bảng 1.9: Kết quả chất lượng không khí khu dân cư trong năm 2012. 17
Bảng 1.10: Diễn biến chất lượng nước tại trạm Tham Lương 18
Bảng 2.1: Hiện trạng khai thác nước dưới ñất theo báo cáo của cơ quan quản lý
nhà nước 29
Bảng 2.2: Hiện trạng khai thác nước dưới ñất theo ñiều tra thực tế 30
Bảng 2.3: Thống kê lượng khai thác nước ngầm ñến năm 2012 32
Bảng 2.4: Hiện trạng khai thác nước dưới ñất theo báo cáo của cơ quan QLNN 34
Bảng 2.5: Hiện trạng khai thác nước dưới ñất theo ñiều tra thực tế 35
Bảng 3.1: Dân số và biến ñộng dân số 37
Bảng 3.2: Dân số phân theo ñơn vị hành chính năm 2012 38
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX các ngành CN – TTCN 40
Bảng 3.4: Danh mục các dự án sản xuất kinh doanh lớn tại Vùng nghiên cứu triển
khai từ năm 2006 ñến 2020 40
Bảng 3.5: Biến ñộng diện tích ñất ñai giai ñoạn 2000 – 2005 41
Bảng 3.6: Biến ñộng diện tích ñất nông nghiệp 42
Bảng 3.7: Biến ñộng diện tích ñất phi nông nghiệp 43
Bảng 3.8: Biến ñộng diện tích ñất chưa sử dụng 44
Bảng 3.9: Biến ñộng diện tích ñất giai ñoạn 2005 – 2010 44
Bảng 3.10: Chất lượng nước tại các trạm quan trắc tầng Pleistocen 51
Bảng 3.11: Chất lượng nước tại các trạm quan trắc tầng Pliocen trên 51
iii


Bảng 3.12: Chất lượng nước tại các trạm quan trắc tầng Pliocen dưới 52
Bảng 4.1:Kết quả phân tích mẫu nước tại phường An Phú ñông ………… 54
Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước tại phường ðông Hưng Thuận ………. 55
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước tại phường Hiệp Thành ………….… 56
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu nước tại phường Tân Chánh Hiệp ……… 57
Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu nước tại phường Tân Thới Hiệp …… ……. 58
Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nước tại phường Tân Thới Nhất ……….… 59
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu nước tại phường Thạnh Lộc ……………… 61
Bảng 4.8: Kết quả phân tích mẫu nước tại phường Thạnh Xuân ………….… 62
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mẫu nước tại phường Thới An …………….… 63
Bảng 4.10: Kết quả phân tích mẫu nước tại phường Trung Mỹ Tây ………… 64
Bảng 4.11: Kết quả phân tích mẫu nước tại phường Tân Hưng Thuận …….…. 65

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản ñồ hành chính 6
Hình 3.1: Biểu ñồ Cơ cấu sử dụng ñất năm 2000 và năm 2005 42
Hình 3.2: Sơ ñồ phân cấp hệ thống quản lý nhà nước về nước dưới ñất 45
Hình 3.3: Biểu ñồ dao ñộng mực nước tầng Pleistocen 49
Hình 3.4: Biểu ñồ dao ñộng mực nước tầng Pliocen trên 50
Hình 3.5: Biểu ñồ dao ñộng mực nước tầng Pliocen dưới 50
Hình 4.1: Biểu ñồ ñộ pH so với QCVN 09 66
Hình 4.2: Biểu ñồ nồng ñộ pH so với QCVN 02 67
Hình 4.3: Biểu ñồ nồng ñộ sắt (Fe) so với QCVN 09 67
Hình 4.4: Biểu ñồ nồng ñộ sắt (Fe) so với QCVN 02 68
Hình 4.5: Biểu ñồ nồng ñộ Clorua so với QCVN 09 68
Hình 4.6: Biểu ñồ nồng ñộ Clorua so với QCVN 02 69

Hình 4.7: Biểu ñồ ñộ cứng so với QCVN 09 69
Hình 4.8: Biểu ñồ ñộ cứng so với QCVN 02 70
Hình 4.7: Biểu ñồ nồng ñộ Asen so với QCVN 09 71
Hình 4.8: Biểu ñồ nồng ñộ Asen so với QCVN 02 71


1

MỞ ðẦU


1. ðẶT VẤN ðỀ:

Nước ñóng vai trò quan trọng trong hầu hết quá các trình tự nhiên và trong
cuộc sống con người. Có thể nói nước là nhân tố quyết ñịnh ñến sự sống, chỉ ở ñâu
có nước ở ñó mới có sự sống.
Con người sử dụng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế, ñời sống
của người dân ngày càng ñược nâng cao thì nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh
hoạt ngày càng tăng, nước sạch ñang là nỗi bức xúc của nhiều khu vực, của ñất
nước và nhiều nơi trên thế giới. Theo Tổ chức FAO cảnh báo, trong 15 năm tới sẽ
có gần hai tỷ người phải sống trong tình trạng bị thiếu nước.
Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch
dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế
kỷ trước. Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác
như ñiện, nhiên liệu sinh học, khí ñốt , nước là thứ không thể thay thế và ai cũng
cần nước ñể sống.
Quận 12, nằm ở cửa ngõ phía Tây bắc của thành phố, nguồn nước dưới ñất
nơi ñây bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn, nồng ñộ sắt trong nước cao, nước mặn xâm
nhập vào tầng chứa nước nhạt, … Diễn biến ngày càng trở nên xấu ñi kéo theo

nhiều hệ lụy không mong muốn cho thành phố.

2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Hiện nay ô nhiễm môi trường là một vấn ñề thu hút ñược sự quan tâm của
rất nhiều nhà khoa học, các tổ chức môi trường trên thế giới cũng như từng quốc
gia. Trong ñó, ô nhiễm nước dưới ñất là vấn ñề thu hút quan tâm nhiều. Vì ñây là
nguồn nước ñược sử dụng rộng rãi trong ñời sống sinh hoạt và sản xuất.
Sự hạ thấp mực nước, sự cạn kiệt các nguồn nước do khai thác ngày càng
nhiều từ các hộ dân và nhà máy xí nghiệp trên ñịa bàn, Do sự gia tăng dân số nhanh
2

năm 1997 khi mới thành lập quận dân số khoảng 120.000 dân, ñến nay dân số ñã
tăng hơn 462.083 dân; nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư ñã
mọc lên, dẫn ñến chất lượng nguồn nước không tốt. Diễn biến ngày càng trở nên
xấu ñi kéo theo nhiều hệ lụy không mong muốn cho thành phố. ðặt thành phố ñứng
trước nhiều vấn ñề khó khăn trong tương lai ñặc biệt là vấn ñề nguồn cung cấp
nước sạch cho dân cư, khai thác nước ngầm gia tăng khiến thay ñổi cân bằng nước
trong khu vực. Trong tương lai khi ñộ ô nhiễm nâng cao sẽ khiến cho nguồn cung
ứng nước ngọt cho các hoạt ñộng sản xuất ở khu vực quận 12 khan hiếm. nguồn
nước ô nhiễm còn ảnh hưởng lớn ñến vấn ñề cấp nước ngọt cho toàn thành phố
trong tương lai.
Cùng với vấn ñề cơ sở hạ tầng yếu kém, vấn ñề về giáo dục nói chung và
giáo dục về vệ sinh môi trường cho người dân khu vực này nói riêng và thành phố
Hồ Chí Minh nói chung còn gặp nhiều khó khăn. ðể góp phần cải thiện chất lượng
ñời sống của người dân nơi ñây cần phải hướng tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
cải thiện ñiều kiện vệ sinh môi trường. ðây là một vấn ñề bức xúc và cần nghiên
cứu ñưa ra các giải pháp tốt nhất góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân góp phần
phát triển kinh tế xã hội quận 12 và các vùng lân cận trên ñịa bàn thành phố, hướng
tới phát triển bề vững.
Chính quyền Thành phố chỉ mới cấp ñược khoảng 15% nước sinh hoạt cho

người dân tại Quận 12. Nguồn nước chính cấp cho Vùng nghiên cứu là khai thác từ
nguồn nước dưới ñất. Nhu cầu ngày càng tăng do dân số tăng, sản xuất công
nghiệp, dịch vụ tăng sẽ có tác ñộng rất lớn ñến trữ lượng và chất lượng của nguồn
nước, do chính quyền Thành phố hiện chưa có quy hoạch khai thác hợp lý nguồn
nước này.
Việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước dưới ñất ở thành phố
Hồ Chí Minh nói chung và cho Vùng nghiên cứu nói riêng là rất cần thiết, do mạng
cấp nước cho Khu vực này phải ñến năm 2020 mới có khả năng cung cấp ñủ. Chính
vì thế, việc ñánh giá chất lượng nguồn nước dưới ñất ñang ñược khai thác và sử
dung hiện nay là cần thiết và cấp bách.

3

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của ñề tài này bao gồm:
- Nghiên cứu ñánh giá thực trạng chất lượng nước dưới ñất, ñịa chất thủy văn
và hiện trạng sử dụng nguồn nước ngầm trên ñịa bàn quận 12.
- Lấy mẫu chất lượng nước dưới ñất tại 11 phường trong ñịa bàn quận 12.
- ðề xuất giải pháp quản lý nguồn nước.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- ðề tài nghiên cứu gồm 4 nội dung chính như sau:
- ðặc ñiểm môi trường nước dưới ñất của vùng nghiên cứu.
- Lấy mẫu phân tích chất lượng nước dưới ñất tại 11 phường trong vùng
nghiên cứu.
- ðánh giá hiệu quả của công tác quản lý ñô thị và tài nguyên nước của chính
quyền ñịa phương.
- ðề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước của
vùng nghiên cứu một cách bền vững.
5. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* ðối tượng nghiên cứu:

- Nguồn nước dưới ñất của Vùng nghiên cứu.
- Chất lượng nước dưới ñất tại 11 phường trong Vùng nghiên cứu.
- Quá trình ñô thị hóa của Vùng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu và ñánh giá
tác ñộng của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, cơ cấu sử dụng ñất,
tình hình khai thác nguồn nước ngầm ñến nguồn nước ngầm (tầng pleistocen
và pliocen trên).

4


* Phạm vi nghiên cứu:
ðánh giá chất lượng nước dưới ñất tại 11 phường trong quận 12, sự thay ñổi
về chất lượng nước của tầng chứa nước.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu ñược thực hiện trong ñề tài, bao gồm:
Thu thập và ñánh giá tài liệu hiện có: tài liệu về hiện trạng khai thác nước
dưới ñất, tài liệu về dân số, quy hoạch sử dụng ñất, phát triển công nghiệp, … tại
Khu vực qua các năm trong khoảng thời gian từ năm 1990 ñến năm 2012.
Khảo sát thực tế: ñối tượng ñược khảo sát là các hộ gia ñình, doanh nghiệp
hiện ñang sử dụng nước dưới ñất, cơ quan quản lý nước dưới ñất ñóng trên ñịa bàn
quận 12.
Phương pháp tổng hợp, ñánh giá và so sánh: vì phạm vi của ñề tài là quận 12
nên tài liệu thu thập ñược rời rạc có thể từng phường nên cần phải tổng hợp, ñánh
giá và so sánh giữa các số liệu thu thập ñược.
Phương pháp thống kê: thống kê hiện trạng sử dụng nước dưới ñất theo thực
tế, thống kê phiếu ñiều tra khảo sát, …
Phương pháp bản ñồ: sử dụng các bản ñồ ñịa giới hành chính, bản ñồ ñịa
hình, bản ñồ ñịa chất thủy văn, … nhằm có cái nhìn tổng quát hơn về ñịa giới hành
chính, ñịa hình và ñặc ñiểm ñịa chất thủy văn Vùng nghiên cứu.

Phương pháp chuyên gia: phương pháp này ñược sử dụng ñể tham khảo ý
kiến của giáo viên hướng dẫn, các nhà khoa học về phần công nghệ, giải pháp xử lý
nguồn nước ô nhiễm.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Ý nghĩa khoa học
Góp phần vào cơ sở phương pháp luận trong ñánh giá chất lượng nguồn
nước dưới ñất.
5

* Ý nghĩa thực tiễn
ðề tài nghiên cứu về chất lượng nước dưới ñất dựa theo các tiêu chuẩn môi
trường ñang ñược áp dụng ñối với nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN
02: 2009/BYT. Là cơ sở khoa học ñể xây dựng cơ chế, chính sách quản lý bền
vững nguồn nước dưới ñất trong quá trình ñô thị hóa.

6

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 ðiều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí ñịa lý
Quận 12 nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp
huyện Hóc Môn, phía Nam giáp các quận Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú và Bình Tân,
phía ðông giáp thị xã Thuận An – tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp quận Bình Tân
và huyện Hóc Môn. Quận 12 có 11 ñơn vị hành chính trực thuộc: phường Thạnh
Xuân, Hiệp Thành, Thới An, Thạnh Lộc, Trung Mỹ Tây, Tân Hưng Thuận, An Phú
ðông, ðông Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất. Tổng
diện tích tự nhiên toàn Quận là 5.275ha. Quận 12 có vị trí là cửa ngõ giao thông vô
cùng quan trọng của Thành phố nối liền với các tỉnh vùng ðông Nam Bộ và các

tỉnh miền Tây. Quận 12 còn là một vùng ñệm quan trọng trong việc phát triển kinh
tế - xã hội của khu vực Tây Bắc Thành phố. (Hình 1.1).


Hình 1.1: Bản ñồ hành chính
7

1.1.2 Khí hậu
Vùng nghiên cứu có khí hậu nhiệt ñới gió mùa cận xích ñạo, mang tính chất
chung là nóng, ẩm với nhiệt ñộ cao, mưa nhiều và chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ
tháng 5 ñến tháng 10, lượng mưa phân bố không ñồng ñều, mưa tập trung nhất vào
tháng 8 và tháng 9, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 ñến
tháng 4 năm sau, lương mưa không ñáng kể.
Có 2 hướng gió chính: Gió hướng ðông hoặc ðông nam với vận tốc trung
bình 1,5-2,5m/s thịnh hành từ tháng 2 ñến tháng 5; Gió hướng Tây hoặc Tây nam
với vận tốc trung bình 1,5-3m/s thịnh hành từ tháng 6 ñến tháng 9. Ngoài ra còn có
gió Bắc và ðông bắc thổi về từ tháng 10 ñến tháng 2 năm sau. Cuối mùa mưa ñầu
mùa khô gió thổi từ hướng Tây – Tây bắc có thể có gió lốc (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Một số yếu tố khí hậu
STT Chỉ tiêu ðơn vị Giá trị
1 Nhiệt ñộ trung bình năm
0
C 27
2 Nhiệt ñộ trung bình cao nhất
0
C 35 - 36
3 Nhiệt ñộ trung bình thấp nhất
0
C 24 - 25
4 Số giờ chiếu sáng trong ngày H 6 – 6,5

5 Lượng mưa trung bình năm mm 1.983
6 Lượng bốc hơi bình quân năm mm 1.339
7 ðộ ẩm không khí trung bình năm % 77
8 ðộ ẩm cao nhất % 98 - 100
9 ðộ ẩm thấp nhất % 20 - 23
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn, 2012)
Với ñặc ñiểm khí hậu nêu trên, Vùng nghiên cứu có lợi thế ñể phát triển kinh
tế và văn hóa - xã hội.


8

1.1.3 Thủy văn
Hệ thống thuỷ văn trên ñịa bàn quận 12 chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế ñộ
bán nhật triều không ñều trên sông Sài Gòn.
+ Sông Sài Gòn: ñi qua ñịa bàn có chiều rộng trung bình khoảng 150m, sâu
bình quân từ 10 - 15m, lưu lượng kiệt nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất là tháng
10 (180m3/s).
+ Sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, rạch Bến Cát, kênh Tham Lương, kênh
Trần Quang Cơ và một số kênh rạch khác trên ñịa bàn Quận tạo tiền ñề cho việc
hình thành một mạng lưới giao thông thủy quan trọng, thuận lợi lưu thông nối kết
liên hoàn xuyên suốt với các nơi, ñồng thời ñảm nhiệm tiêu thoát nước cho cả ñịa
bàn. (Bảng 1.2). Hệ thống sông rạch là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và cho
sinh hoạt của Vùng nghiên cứu.
Bảng 1.2: Hiện trạng hệ thống thủy văn chính
STT

Tên gọi Chiều dài (m) Chiều rộng (m) ðộ sâu (m)
1 Sông Sài Gòn 5.625 150-200 10
2 Sông Vàm Thuật 2.000 20 7-8

3
Rạch Bến Cát

3.800 30 6
4
Kênh Tham Lương

10.200 25 7
5 kênh Trần Quang

2.500 15 5
(Nguồn: UBND quận 12)
Ngoài các sông rạch chính, trong Vùng nghiên cứu còn có hệ thống kênh
rạch nhỏ và thủy lơi phục vụ công tác tưới tiêu trong nông nghiệp. Các sông rạch
chịu ảnh hưởng của nước sông Sài Gòn và sông Rạch tra. Nhờ có sự hỗ trợ của hồ
Dầu Tiếng xả nước vào sông Sài Gòn và hệ thống sông Rạch tra nên nước sông
giảm ñộ mặn và phèn. Vào mùa khô từ tháng 3 ñến tháng 6, nước sông rạch ngọt sử
dụng ñược cho sinh hoạt, ngược lại vào mùa mưa chịu ảnh hưởng rửa trôi phèn tại
chỗ và phèn ngoại lai nên nước sông rạch có mức ñộ phèn cao không dùng ñược
cho sinh hoạt, nhất là khu vực Rạch Tra – Bến Cát.

×