Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG môi TRƯỜNG TRÊN địa bàn THỊ TRẤN BA CHẼ, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.47 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ MINH NHÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ TRẤN BA CHẼ, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

:Quản lí tài nguyên

Khoá học

: 2011 – 2015

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



HÀ THỊ MINH NHÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ TRẤN BA CHẼ, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản Lý Tài Nguyên

Khoá học

: 2011 – 2015

Giảng viên

: TS. Dư Ngọc Thành

THÁI NGUYÊN - 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ MINH NHÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ TRẤN BA CHẼ, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản Lý Tài Nguyên

Khoá học

: 2011 – 2015

Giảng viên

: TS. Dư Ngọc Thành


THÁI NGUYÊN - 2015


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng21
Bảng 2.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn……………………………..23
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường ......................................32
Bảng 4.1. Kết quả phân tích đất nông nghiệp............................................................42
Bảng 4.2: Mô tả vị trí lấy mẫu ....................................................................................43
Bảng 4.3 Kết quả phân tích đất phi nông nghiệp ......................................................39
Bảng 4.4 Hiện trạng nước mặt của thị trấn Ba Chẽ ..................................................40
Bảng 4.5 :Mô tả vị trí lấy mẫu ....................................................................................38
Bảng 4.6:Chất lượng nước ngầm của huyện Ba Chẽ ...............................................43
Bảng 4.7 Mô tả vị trí mẫu nước ngầm .......................................................................43
Bảng 4.8 Hiện trạng nước thải sinh hoạt của thị trấn Ba Chẽ ................................414
Bảng 4.9: Mô tả vị trí lấy mẫu nước ngầm ...............................................................45
Bảng 4.10. Hiện trạng công trình thoát nước thải sinh hoạt các hộ gia đình trong
thị trấn Ba Chẽ…………………………………………45
Bảng 4.11. Kết quả phân tích không khí tại một số khu đô thị khu dân cư tập
trung (giá trị trung bình trong 1 giờ).........................................................46
Bảng 4.12. Kết quả phân tích không khí tại trục đường Thanh Niên(giá trị trung
bình trong 1 giờ) .........................................................................................47
Bảng 4.13 Lượng rác thải được tạo ra trung bình một ngày trên địa bàn thị trấn .48
Bảng 4.14. Khối lượng xử lý rác thải tại huyện Ba Chẽ năm 2012 ........................49
Bảng 4.15 Các hình thức xử lý rác thải rắn tại thị trấn Ba Chẽ ...............................50



iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viêt tắt

Ý nghĩa

1

BNN

Bộ Nông Nghiệp

2

BOD

3

BVMT

Bảo vệ môi trường

4

BVTV


Bảo vệ thực vât

5

COD

6

ĐH

Đại học

7

HVS

Hợp vệ sinh

8

KCN, CCN

Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

9

KHCN

Khoa học công nghệ


10

KLN

Kim loại nặng

11

KT – XH

Kinh tế - xã hội

12

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

13

RTSH

Rác thải sinh hoạt

14

SXKD

Sản xuất kinh doanh


15

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

16

THCS

Trung học cơ sở

17

TTYT, BV

Trung tâm y tế, bệnh viện

18

UBND

Ủy ban nhân dân

19

UNICEF

Quỹ nhi đồng liên hiệp Quốc tế (United Nations Children's Fund)


20

VSMT

Vệ sinh môi trường

21



Cao đẳng

22

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

23

THPT

Trung học phổ thông

24

KHKT

Khoa học kỹ thuật


25

GTGT

Giá trị gia tăng

26

ĐDSH

Đa dạng sinh học

27

KPH

Không phát hiện

Biochemical oxygen Demand (nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy
cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng)

Lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước
bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.


iv

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN............................................................................................

i

DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................ii
MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................iv
PHẦN 1MỞ ĐẦU ..........................................................................................................
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 6
1.2. Mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài ................................................. 7
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 7
1.2.3.Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 8
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 9
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 9
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................... 9
2.2 Thực trạng về môi trường trên thế giới và Việt Nam......................... 13
2.2.1 Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế
giới ................................................................................................................... 13
2.2.2 Các vấn đề môi trường ở Việt Nam .................................................... 15
2.3. Hiện trạng môi trường tại tỉnh Quảng Ninh ...................................... 21
2.3.1. Môi trường không khí ......................................................................... 21
2.3.2. Môi trường nước ................................................................................. 22
2.3.3 Môi trường đất ..................................................................................... 23
2.3.4 Đa dạng sinh học .................................................................................. 24
2.3.5 Tình hình xả thải .................................................................................. 24
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................28
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 28
3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 28
3.2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thị trấn Thị trấn Ba Chẽ .......... 28
3.2.2 Đánh giá hiện trạng môi trường đất thị trấn Ba Chẽ ....................... 28

3.2.3 Đánh giá hiện trạng môi trường nước thị trấn Ba Chẽ .................... 28
3.2.4 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí thị trấn Ba Chẽ ........... 28
3.2.5 Đánh giá hiện trạng môi trường chất thải rắn. ................................. 28
3.2.6 Nhận xét chung thuận lợi khó khăn và đề xuất các giải pháp bảo vệ
môi trường ..................................................................................................... 28


v

3.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 29
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................... 29
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 30
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................31
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế thị trấn Thị trấn Ba Chẽ ........................... 31
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 31
4.1.2.Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội....................................................... 33
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường đất thị trấn Ba Chẽ ......................... 35
4.2.1. Đất nông nghiệp................................................................................... 35
4.2.2. Đất phi nông nghiệp ............................................................................ 36
4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thị trấn Ba Chẽ ...................... 37
4.3.1 Đánh giá hiện trạng nước mặt của thị trấn(ao, sông, suối).............. 37
4.3.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm thị trấn Ba Chẽ ........................ 39
4.3.3. Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại thị trấn Ba Chẽ ......... 42
4.4 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại thị trấn Ba Chẽ......... 44
4.4.1.Đánh giá môi trường không khí xung quanh tại một số khu đô thị
khu dân cư tập trung .................................................................................... 44
4.4.2. Đánh giá môi trường không khí tại trục đường chính thị trấn Ba
Chẽ .................................................................................................................. 45
4.5. Đánh giá hiện trạng môi trường chất thải rắn .................................... 46
4.5.1 Tình hình phát sinh, khối lượng thành phần chất thải rắn ............. 46

4.5.2 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn ........................................ 47
4.6 Nhận xét chung - thuận lợi khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác bảo vệ và quản lý môi trường tại thị trấn Ba Chẽ
huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh ................................................................ 49
4.6.1. Nhận xét chung – thuận lợi và khó khăn về hiện trạng môi trường
tại thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh .............................. 49
4.6.2 Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương
......................................................................................................................... 50
5.1 Kết luận .................................................................................................... 53
5.2 Kiến nghị .................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..56


6

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và
Nhà nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh
bền vững. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế kéo theo đó là các vấn đề
môi trường diễn ra ngày càng phức tạp. Những vấn đề môi trường càng trở
nên cấp bách. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc
gia đang phát triển, nơi mà nhu cầu sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự
cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng hầu như chỉ phán ánh
về ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu đô thị, khu công nghiệp.
Xong tình trạng môi trường ở các khu vực hẻo lánh, xa xôi như miền núi lại
ít được quan tâm. Nhiều nơi đã và đang trở thành nỗi lo ngại cho sức khỏe
con người.

Chất lượng cuộc sống của con người ngày nay không chỉ là những điều
kiện về ăn, mặc, ở…, mà còn về chất lượng không khí để hít thở hàng ngày,
chất lượng nước để sinh hoạt. Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên
và kinh tế xã hội, cho nên các vùng miền ở nước ta có những nét đặc thù
riêng và chất lượng môi trường có sự biến đổi khác nhau, cho nên cần có cái
nhìn từ góc độ tổng quan về môi trường để có chiến lược phát triển phù hợp
với địa phương mình.
Ba Chẽ là một thị trấn thuộc huyện Ba Chẽ. Cùng với nhịp độ phát triển
chung của tỉnh cũng như khu vực kinh tế trọng điểm Đông Bắc. Với vị trí
trung gian vùng miền huyện Ba Chẽ đã và đang được đầu tư phát triển, tận
dụng những lợi thế sẵn có của huyện góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, không ngừng cải thiện và


i

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Phòng Tài
Nguyên Môi Trường huyện Ba Chẽ từ ngày 18/08/2014 đến ngày 28/11/201,
đề tài của em đã hoàn thành. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành
cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban chủ
nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình
giảng dạy, dìu dắt em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.Dư Ngọc Thành
là người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các bác các cô, chú, anh, chị phòng TNMT
Huyện Ba Chẽ đã hết lòng tận tình, chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập tại thị trấn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người

đã khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh
nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khóa luận chắc không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô và các bạn góp ý bổ sung để
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2014
Sinh viên

Hà Thị Minh Nhâm


8

- Các kiến nghị được đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và
có tính khả thi cao.
1.2.3.Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
-

Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.

-

Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
Ý nghĩa trong thực tiễn

-


Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của
người dân về bảo vệ môi trường.

-

Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục nhận thức của người dân về môi trường.

-

Xác định hiện trạng môi trường tại thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ,
tỉnh Quảng Ninh

-

Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nói riêng và
tỉnh Quảng Ninh nói chung.


9

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
*Khái niệm về môi trường:
Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2005 chương 1, điều
1 xác định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân
tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát triển của con người và thiên nhiên”.

* Chức năng của môi trường:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 thì ô nhiễm môi
trường là: “Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc
năng lượng với khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp
nhận” ( từ điển OXFORD).
+ Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm đất là sự thay đổi thành phần, tính
chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản
xuất nông nghiệp và những phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ
không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất.
+ Ô nhiễm môi trường nước: Là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi
các tính chất vật lý – hóa học – sinh hoc của nước, với sự xuất hiện các chất lạ
ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.
Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. ( Hoàng Văn Hùng giáo trình ô
nhiễm môi trường – trường ĐH Nông Lâm – Thái Nguyên).


10

+ Ô nhiễm môi trường không khí: Là hiện tượng làm cho không khí
sạch thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ
gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sưc khỏe con người và môi

trường xung quanh. ( Theo giáo trình Ô nhiễm môi trường – trường ĐH Nông
Lâm – Thái Nguyên).
+ Ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được phát ra
không đúng lúc, đúng chỗ. Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong
muốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của
con người, bao gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà. (
Theo giáo trình Ô nhiễm môi trường – trường ĐH Nông Lâm – Thái Nguyên).
* Suy thoái môi trường:
Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trường: Mất
nơi cư trú an toàn, cạn kiệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm.
* Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm:” Quản lý môi trường
là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động điều chỉnh các hoạt động
của con người dưa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối
thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất
phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp
lý tài nguyên”.
* Tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005: “ Tiêu
chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ
môi trường”.
* Các khái niệm chất thải rắn:
- Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản
xuất, các hoạt động sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng).
- Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.



11

- Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói lưu
trữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ
sở xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kĩ
thuật làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn, thu hồi tái chế tái sử dụng lại các thành phần có ích.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
2.1.2 Cơ sở pháp lý
- Căn cứ luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Viêt Nam khoá 11 kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006
- Luật số 08/1998/ QH 10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước.
- Nghị định 59/2007/ NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
sửa đổi 2005.
- Căn cứ nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực
hiện luật BVMT.
- Căn cứ nghị định 117/2009/NĐ – CP ngày 31/12/2009 xử phạt vi

phạm hanh chính trong lĩnh vực BVMT.
- Nghị định 149/ 2004/NĐ- CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước.


12

- Quyết định số 423/QĐ – BNN – TCTL về việc phê duyệt kế hoạch
hành động năm 2011, dự án cấp nước và môi trường nông thôn” do UNICEF
hỗ trợ.
- Chị thỉ số 1270/CT – BNN – TL về việc tăng cường công tác chỉ đảo
và các giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn.
- Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về
những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý BVMT tỉnh Quảng
Ninh trong giai đoạn 2011 - 2015;
- Quyết định 1439/QĐ-UBND ngày 13/6/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và
vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2020;
- Quyết định số 1975/QĐ-UBND ngày 23/6/2011 của UBDN tỉnh v/v
phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện NQ số 33/2010/NQ-HĐND ngày
10/12/2010 của HĐND tỉnh về những chủ trương, giải pháp tăng cường công
tác quản lý BVMT tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định 22/QĐ-UBND ngày 06/1/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải các
đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- - Quyết định số 4252/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
- Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 7/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về

tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh;
- Kế hoạch số 1137/KH-UBND ngày 20/5/2005 của UBND tỉnh v/v
thực hiện Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2015;
- Kế hoạch số 1925/KH-UBND ngày 19/5/2010 của UBND tỉnh v/v
bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và định hướng kế hoạch bảo vệ
môi
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh và các
quy hoạch phát triển các ngành kinh tế đến năm 2020
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, kế hoạch sử


13

dụng đất 5 năm (2011 - 2015).
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Ba Chẽ lần thứ XXIII
(nhiệm kỳ 2010-2015);
- Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Ba
Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của huyện Ba Chẽ đến nãm 2015,
định hướng sử dụng đất đến năm 2020;
- Định hướng phát triển các ngành của huyện Ba Chẽ đến năm 2020;
- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, số liệu, tài
liệu liên quan và dự báo trong tỉnh Quảng Ninh, huyện Ba Chẽ và các huyện
lân cận.
- Hiện trạng về môi trường của huyện Ba Chẽ và các vấn đề đang tồn
tại về môi trường.
- Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
các bản đồ chuyên đề của huyện Ba Chẽ.
- Chỉ thị số 81/2007/CT- BNN về việc triển khai thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
2.2 Thực trạng về môi trường trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế giới
Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề
đáng lo ngại hiện nay, nó không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trên Thế giới.
Hàng năm trên thế giới phải chịu nhiều thiệt hại về người và của do ô nhiễm
môi trường gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của con người chưa
cao trong vấn đê bảo vệ môi trường. Cùng với đó là sự gia tăng dân số dẫn
đến nhiều chất thải sinh hoạt thải ra môi trường sống. Quá trình đô thị hóa
cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Được biết hàng ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm
nghìn tấn rác, chất thải, khí thải từ các ngôi nhà hay những công ty, xí nghiệp,
khu chế xuất…. Ô nhiễm môi trường không chỉ xảy ra ở thành thị, mà còn
xảy ra ở nông thôn. Ở mỗi nơi, mỗi địa phương có những nguyên nhân khác
nhau, nhưng chung quy lại đều do sự chủ quan, thiếu ý thức của mọi người.


14

Nếu như ở thành thị ô nhiễm môi trường xuất phát từ các chất thải của các
khu công nghiệp, khu chế xuất, thì ở khu vực nông thôn, miền núi lại xuất
phát từ ý thức của người dân chưa cao: phóng uế, vứt rác, xác động vật bừa
bãi…Phần lớn ô nhiễm môi trường tại các thành thị đều do chưa có hệ thống
xử lý chất thải hợp lý. Còn ở nông thôn , miền núi nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường phần lớn do các chất thải của con người và gia súc không được xử
lý, hay xử lý chưa thích hợp. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn chịu nhiều
ảnh hưởng bởi những hóa chất, thuốc trừ sâu từ việc phun, xịt của người nông

dân.
Theo Lê Thạc Cán (1995) [2]. Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế
kỷ XX, tình hình môi trường trên thế giới hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả
nhân tố về chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên có những đặc
điểm sau:
- Tăng trưởng dân số nhanh: dân số thế giới đã lên tới 5,769 tỷ người
và sẽ tiếp tục tăng 8,5 tỷ người trong 3 thập kỷ tới. Sau năm 2025, tốc độ tăng
dân số sẽ chậm lại và lên tới 10 tỷ vào năm 2050.
- Suy giảm tài nguyên đất: hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với gia
tăng dân số và suy giảm tài nguyên đất.
- Đô thị hóa mạnh mẽ: dân số đô thị tăng lên nhanh chóng với tốc độ là
3% hàng năm cho toàn thế giới và 3 – 5% cho khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương. Dự báo đến 2020, tại các nước đang phát triển trong khu vực 50%
dân số sống ở các đô thị và tại các nước phát triển tỷ lệ này là 75%.
- Hình thành các siêu đô thị: xu thế đô thị hóa này sẽ dẫn đến sự hình
thành các siêu đô thị với dân số trên 4 triệu người.
Sự hình thành các siêu đô thị tại tất cả các nước đều gây nên những khó
khăn và phức tạp về chất lượng môi trường sống: ô nhiễm do công nghiệp,
giao thông vận tải, vấn đề rác thải
- Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn: sự mất cân đối này diễn ra
qua việc dân nông thôn di cư một cách vô tổ chức tới các đô thị. Với xu thế
này sự phân bố dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân bằng, đô thị thì
ngày càng căng thẳng về chất lượng môi trường, nông thôn do thiếu lực lượng
lao động trẻ, khỏe, công tác phục hồi suy thoái vì vấy sẽ gặp nhiều khó khăn.


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng21
Bảng 2.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn……………………………..23
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường ......................................32
Bảng 4.1. Kết quả phân tích đất nông nghiệp............................................................42
Bảng 4.2: Mô tả vị trí lấy mẫu ....................................................................................43
Bảng 4.3 Kết quả phân tích đất phi nông nghiệp ......................................................39
Bảng 4.4 Hiện trạng nước mặt của thị trấn Ba Chẽ ..................................................40
Bảng 4.5 :Mô tả vị trí lấy mẫu ....................................................................................38
Bảng 4.6:Chất lượng nước ngầm của huyện Ba Chẽ ...............................................43
Bảng 4.7 Mô tả vị trí mẫu nước ngầm .......................................................................43
Bảng 4.8 Hiện trạng nước thải sinh hoạt của thị trấn Ba Chẽ ................................414
Bảng 4.9: Mô tả vị trí lấy mẫu nước ngầm ...............................................................45
Bảng 4.10. Hiện trạng công trình thoát nước thải sinh hoạt các hộ gia đình trong
thị trấn Ba Chẽ…………………………………………45
Bảng 4.11. Kết quả phân tích không khí tại một số khu đô thị khu dân cư tập
trung (giá trị trung bình trong 1 giờ).........................................................46
Bảng 4.12. Kết quả phân tích không khí tại trục đường Thanh Niên(giá trị trung
bình trong 1 giờ) .........................................................................................47
Bảng 4.13 Lượng rác thải được tạo ra trung bình một ngày trên địa bàn thị trấn .48
Bảng 4.14. Khối lượng xử lý rác thải tại huyện Ba Chẽ năm 2012 ........................49
Bảng 4.15 Các hình thức xử lý rác thải rắn tại thị trấn Ba Chẽ ...............................50


16

28.8% năm 1998 và đến năm 2000, độ che phủ rừng là 33,2% năm 2002 đã
đạt 35,8% và đến cuối năm 2004 đễ lên đến 36,7%. Đây là một kết quả hết
sức khả quan. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá
nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng
lo ngại. Các số liệu chính thức gần đây đã xác định độ che phủ rừng của Việt

Nam, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng là 12,3 triệu ha, chiếm hơn
37% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc. Khoảng 18% diện tích này là rừng
trồng, chỉ có 7% diện tích rừng là rừng nguyên sinh và gần 70% diện tích
rừng còn lại được coi là rừng thứ sinh nghèo.
So sánh trong cả nước thì trong vòng 10 năm qua, Tây Nguyên là vùng
mà rừng bị giảm sút với mức độ đáng lo ngại nhất, nhất là ở Đắk Lắk. Tuy
trong những năm vừa qua, việc quản lý rừng đã được tăng cường, nhưng
trong 6 tháng đầu năm 2005, cũng đã phát hiện được 275 vụ vi phạm khai
thác lâm sản trái phép, 1.525 vụ mua bán và vận chuyên lâm sản trái phép.
Đầu năm 2008, nhiều vùng phá rừng đã xẩy ra ở nhiều nơi, ngay cả trong các
khu bảo tồn thiên nhiên, như vườn Quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk, rừng đầu
nguồn Thượng Cửu, Phú Thọ, rừng Khe Diêu, Quế Sơn… Sau một tháng ra
quân, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Nam đã mở nhiều cuộc tấn công
vào sào huyệt lâm tặc đang lộng hành trên địa bàn tỉnh, bước đầu phát hiện và
bắt giữ gần 620 vụ vận chuyển trái phép, với số lượng gỗ bị bắt giữ ở mức kỷ
lục: 1.300 m3.
* Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á
giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích
đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên
tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Cho đến nay đã thống kê được 11.373
loài thực vật bậc cao có mạch và hàng nghìn loài thực vật thấp như rêu, tảo,
nấm…. Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê
được 310 loài thú, 870 loài chim, 296 loài bò sát, 263 loài ếch nhái, trên 1.000
loài cá nước ngọt, hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó hàng chục ngàn loài
động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt. Ngoài ra Việt Nam
còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2, trong đó có hàng
nghìn hòn đảo lớn nhở và nhiều rạn san hô phong phú, là nới sinh sống của



17

hàng ngàn động vật, thực vật có giá trị. Tuy nhiên, thay vì phải bảo tồn và sử
dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này ở nhiều nơi đã và đang
khai thác quá mức và phí phạm, không những thế còn sử dụng các biện pháp
hủy diệt như dùng các chất nổ, chất độc, kích điện để săn bắt. Nếu được quản
lý tốt và biết sử dụng đúng mức, nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam có
thể trở thành tài sản rất có giá trị. Nhưng rất tiếc, nguồn tài nguyên này đang
bị suy thoái nhanh chóng.
* Diện tích đất trồng trọt trên đầu người ngày càng giảm
Ở Việt Nam, tuy đất nông nghiệp chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên,
song bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người rất thấp, xếp thứ 159
trong tổng số 200 nước trên thế giới và bằng 1/6 bình quân trên thế giới. Tỷ lệ
này sẽ hạ thấp hơn nữa trong những năm tới do dân số còn tăng và đất thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế, chủ yếu thuộc các vùng đồng
bằng. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị thoái hóa, ô
nhiễm và chuyển đổi mục đích sử dụng, nhất là để xây dựng các khu công
nghiệp, đô thị, đường giao thông, sân gôn..., làm mất đi hơn 50.000 ha đất
nông nghiệp trong khoảng 10 năm qua. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong
mấy năm gần đây, trung bình hàng năm có khoảng 72.000 ha đất nông nghiệp
được chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khoảng 3 năm trở lại đây việc quy
hoạch phát triển các khu công nghiệp diễn ra hết sức ồ ạt ở các địa phương.
Tỉnh nào cũng có khu công nghiệp, khiến một phần không nhỏ đất nông
nghiệp tốt bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo một báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cả nước phải giữ được ít nhất 3,9 triệu hecta
đất trồng lúa, vì thế, Chính phủ phải sớm có quy hoạch tổng thể về đất nông
nghiệp của cả nước để các địa phương tuân theo.
* Thoái hóa đất
Theo thống kê mới năm 2010, Việt Nam có 28.328.939 ha đất đã được
sử dụng, chiếm 85,70% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất nông - lâm nghiệp

có 24.997.153 ha chiếm 75,48%, đất phi nông nghiệp khoảng 3.385.786 ha
chiếm 10,22%. Đất chưa sử dụng là 4.732.786 ha chiếm 13,30%. Đất nông
nghiệp tăng trong khi diện tích đất trồng lúa giảm(45,977 ha). Nhìn chung,
đất sản xuất nông nghiệp có nhiều hạn chế, với 50% diện tích là đất có vấn đề


18

như đất phèn, đất cát, đất xám bạc màu, đất xói mòn manh trơ sỏi đá, đất ngập
mặn, đất lầy úng, và có diện tích khá lớn là đất có tầng mặt mỏng ở vùng đồi
núi (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, 2004).
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế,
xã hội, những biến động về tài nguyên đất ngày càng trở nên rõ rệt. Về môi
trường đất lượng phân bón dùng trên một hecta gieo trồng còn thấp hơn so
với mức trung bình thế giới (80kh/ha so với 87kg/ha), và mới chỉ bù đắp được
khoảng 30% lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi. Mặt khác do sự cân bằng
trong sử dụng phân hóa học đang là thực trạng phổ biến. Tình hình đó là
nguyên nhân của việc giảm độ phì nhiêu của đất và hiện tượng thiếu kali hoặc
lưu huỳnh ở một số nơi, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Về hóa chất bảo
vệ thực vật, trong danh mục 109 loại đang được sử dụng tại đồng bằng sông
Hồng, có những loại đã bị cấm sử dụng. Trong các vùng thâm canh, tần suất
sử dụng thuốc khá cao, nhất là đối với rau quả, cho nên dư lượng trong đất
khá cao, kể cả trong sản phẩm.
* Thiếu nước ngọt và nhiễm bẩn nước ngọt ngày càng trầm trọng
Nhìn chung tài nguyên nước ngọt Việt Nam tương đối cao, tuy nhiên với
tiến trình gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đô thị hóa, tài nguyên và môi trường nước Việt Nam đang thay đổi
hết sức nhanh chóng, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt về số lượng, ô nhiễm về chất
lượng, tác động tiêu cực tới cuộc sống của nhân dân và sự lành mạnh về sinh thái
của cả nước. (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, 2004).

Tình trạng ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp đã trở thành vấn đề quan trọng tại nhiều thành phố, thị xã, đặc biệt là
tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội và tại các khu
công nghiệp. Ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp cũng là vấn đề nghiêm
trọng tại nhiều miền thôn quê, đặc biệt tại châu thổ sông Hồng và sông Cửu
Long. Hiện tượng nhiễm mặn hay chua hóa do quá trình tự nhiên và do hoạt
động của con người đang là vấn đề nghiêm trọng ở vùng châu thổ sông Cửu
Long. Ở một số vùng ven biển, nguồn nước ngầm đã bị nhiễm bẩn do thấm
mặn hoặc thấm chua phèn trong quá trình thăm dò hoặc khai thác. Nhiễm bẩn


19

vi sinh vật và kim loại nặng đã xẩy ra ở một số nơi, chủ yếu do nhiễm bẩn từ
trên mặt đất, như các hố chôn lấp rác.
Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch hiện nay là khoảng 50%, trong đó đô
thị chiếm 70% và nông thôn chỉ 30%.
Bảng 2.1 Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
Tỷ lệ người dân nông thôn
TT
Vùng
được cấp nước sạch (%)
1
Vùng núi phía Bắc
15
2
Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên
18
3
Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung

35 – 36
4
Đông Nam Bộ
21
5
Đồng bằng sông Hồng
33
6
Đồng bằng sông Cửu Long
39
( Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề nông thôn Việt
Nam, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội)
Từ nay cho đến năm 2040, tổng nhu cầu nước ở Việt Nam có thể chưa
vượt quá 50% tổng nguồn nước, song vì có sự khác biệt lớn về nguồn nước tại
các vùng khác nhau, vào các mùa khác nhau và do nạn ô nhiễm gia tăng, nếu
không có chính sách đúng đắn thì nhiều nơi sẽ bị thiếu nước trầm trọng.
* Nạn ô nhiễm ngày càng khó giải quyết
Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nước ta phát triển khá nhanh trong hơn
10 năm qua, gây áp lực lớn đối với khai thác đất đai, tài nguyên thiên nhiên,
nhất là rừng và nước. Nhiều diện tích nông nghiệp đã chuyển thành đất đô thị,
đất công nghiệp, đất giao thông… ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người
nông dân và an toàn lương thực quốc gia. Đô thị hóa, công nghiệp hóa trong
khi hạ tầng cơ sở kỹ thuật và xã hội yếu kém, làm nảy sinh nhiều vấn đề môi
trường bức bách như thiếu nước sạch, thiếu dịch vụ xã hội, thiếu nhà ở, úng
ngập, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm nước và chất
thải rắn. Tỷ lệ số người bị các bệnh do ô nhiễm môi trường ngày càng tăng,
như các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, các bệnh dị ứng và ung thư …
Môi trường nông thôn bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ
tầng yếu kém. Việc sử dụng không hợp lý các loại hóa chất nông nghiệp cũng



20

đã và đang làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoái.. Hiện nay,
Việt Nam có khoảng 1.450 làng nghề truyền thống, trong đó 800 làng tập
trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, đã và đang làm chất lượng môi trường
khu vực ngày càng suy giảm.
Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn là vấn đề
cấp bách. Điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa được cải thiên
đáng kểm tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt 28-30% và số hộ ở nông
thôn được dùng nước hợp vệ sinh là 30-40% .
• Chất thải rắn
Theo dự báo, Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ phát triển
kinh tế vào loại nhanh trên thế giới với tốc độ tăng trưởng được dự báo là 7%
trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và
mạnh mẽ cũng đồng thời sẽ tạo nên những thách thức không lường trước
được về mặt môi trường, trong đó, tác động của chất thải rắn và nước thải
đang là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam.
Riêng về chất thải rắn, ước tính mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn
phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau ở Việt Nam. Khoảng hơn 80% số này
(tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các
nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Tổng lượng chất thải phát sinh từ các
cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn (chiếm 17%), Các chất thải
nguy hại (trong đó bao gồm cả chất thải y tế nguy hại, các chất dễ cháy và
chất độc hại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp, và các loại thuốc
trừ sâu, thùng chứa thuốc trừ sâu phục vụ các hoạt động nông nghiệp) chiếm
1% trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam. Mặc dù phát sinh với
khối lượng ít, song nếu không được quản lý tốt thì với các tính chất độc hại,
chất thải nguy hại sẽ là mối hiểm họa lớn đối với sức khỏe người dân và môi
trường.



21

Bảng 2.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn
Các loại chất thải rắn
Toàn quốc
Đô thị
Nông thôn
Tổng lượng phát sinh chất
12.800.000
6.400.000
6.400.000
thải sinh hoạt (tấn/năm)
Chất thải nguy hại từ công
128.400
125.000
2.400
nghiệp (tấn/năm)
Chất thải không nguy hại từ
2.510.000
1.740.000
770.000
công nghiệp (tấn/năm)
Chất thải y tế lây nhiễm
21.000
(tấn/năm)
Tỷ lệ thu gom trung bình (%)
71
20

Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị
trung bình theo đầu người
0.8
0.3
(kg/người/ngày)
(Nguồn : Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn)
2.3. Hiện trạng môi trường tại tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Môi trường không khí
*Bụi

Kết quả đo bụi lơ lửng TSP qua các đợt quan trắc phản ánh dấu hiệu ô
nhiễm bụi lơ lửng (TSP) khá phổ biến ven tuyến giao thông tại các khu vực
chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động khai thác, vận chuyển than. Điển hình
là khu vực Ngã Tư Mạo Khê, khu vực Khe Ngát, khu vực Cầu Trắng- cột 8,
khu vực Mông Dương. Nồng độ bụi lơ lửng trung bình 1h vượt trên 2 lần so
với giới hạn theo QCVN 05:2009/BTNMT.
Một số điểm quan trắc tại các nút giao thông có mật độ giao thông cao
cũng bị ô nhiễm bụi: TSP trung bình 1h vượt GHCP đo tại nút giao thông Ngã
Tư Loong Toòng – TP Hạ Long vào đợt quan trắc mùa khô và mùa mưa năm
2006 hay xấp xỉ ngưỡng giới hạn đo tại nút giao thông Ngã tư Ao Cá - TP Hạ
Long đợt quan trắc quý I-2009.
Tại các khu du lịch, các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo và khu
dân cư tại những nơi có mật độ giao thông thấp, ít các hoạt động vận tải hàng
hóa, nguyên vật liệu rời và không chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác
khoáng sản, TSP ở mức thấp, trong giới hạn cho phép của QCVN.


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viêt tắt

Ý nghĩa

1

BNN

Bộ Nông Nghiệp

2

BOD

3

BVMT

Bảo vệ môi trường

4

BVTV

Bảo vệ thực vât

5


COD

6

ĐH

Đại học

7

HVS

Hợp vệ sinh

8

KCN, CCN

Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

9

KHCN

Khoa học công nghệ

10

KLN


Kim loại nặng

11

KT – XH

Kinh tế - xã hội

12

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

13

RTSH

Rác thải sinh hoạt

14

SXKD

Sản xuất kinh doanh

15

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

16

THCS

Trung học cơ sở

17

TTYT, BV

Trung tâm y tế, bệnh viện

18

UBND

Ủy ban nhân dân

19

UNICEF

Quỹ nhi đồng liên hiệp Quốc tế (United Nations Children's Fund)

20

VSMT


Vệ sinh môi trường

21



Cao đẳng

22

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

23

THPT

Trung học phổ thông

24

KHKT

Khoa học kỹ thuật

25

GTGT


Giá trị gia tăng

26

ĐDSH

Đa dạng sinh học

27

KPH

Không phát hiện

Biochemical oxygen Demand (nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy
cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng)

Lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước
bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.


23

c) Các chất hữu cơ (BOD, COD)
Giá trị BOD và COD phân tích qua nhiều năm cho thấy một số nguồn
nước mặt tiếp nhận các nguồn thải dân sinh, nước thải công nghiệp chế biến
thực phẩm có ô nhiễm chất hữu cơ cục bộ như sông Sinh, sông Uông, sông
Chanh, suối Lộ Phong, sông Mông Dương.
Các kim loại nặng
Các nguồn nước mặt chưa có dấu hiệu ô nhiễm các kim loại nặng. Một

số nguồn nước có biểu hiện cục bộ ở một số đợt quan trắc như sông Ka Long,
suối Vàng Danh, hồ Nội Hoàng, suối Lộ Phong.
- Hàm lượng Chì tại các bãi tắm, khu nuôi trồng thuỷ sản, các cảng ven
bờ đều nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT đối với
nước biển ven bờ khu vực nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thuỷ sinh là 10 mg/l,
đối với khu vực bãi tắm là 40 mg/l và các nơi khác là 0,05 mg/l.
- Khu vực bảo vệ tuyệt đối Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long
Qua kết quả quan trắc các thông số tại khu vực vùng lõi đều nằm trong
giới hạn cho phép và chất lượng tốt.
2.3.3 Môi trường đất
Hiện tại chưa có quan trắc, đánh giá tổng thể về chất lượng đất hàng
năm, đặc biệt tại các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng bị nhiễm mặn. Vì vậy,
kết quả chất lượng đất được thu thập từ một số dự án trong vùng.
Kết quả phân tích tại khu vực Uông Bí cho thấy đất chua đến rất chua
(pH dao động 2,39-5,52), hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng
(NPK) ở mức trung bình và nghèo, chỉ tiêu kali dễ tiêu (K2Odt) nhìn chung ở
mức giàu (Lê Văn Thiện, 2007; Phạm Ngọc Đăng, 2004), đất không có kết
cấu, dễ bị rửa trôi, nghèo dinh dưỡng, có xu hướng bị axít hóa.
Sản xuất công nghiệp là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường đất, đáng chú ý hàm lượng các kim loại nặng trong đất cao. Các
nghiên cứu của Phạm Ngọc Đăng (2004) và Lê Văn Thiện (2007) tại khu vực
Uông Bí cho thấy:
- Đất ở Uông Bí chưa bị ô nhiễm các nguyên tố Pb, Hg, As theo
ngưỡng ô nhiễm kim loại nặng trong đất của TCVN 7209-2002 và tiêu chuẩn
của một số nước Châu Âu.
- Hàm lượng Cd đã có dấu hiệu ô nhiễm nặng, hầu hết vượt quá TCVN
7209-2002 khoảng 1,0-4,0 lần; so với tiêu chuẩn của Ba Lan thì vượt 0,7 - 2,6
lần.



×