Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 114 trang )

i



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HỒ NGỌC MINH



Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 04 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

1. PGS. TS. Phước Minh Hiệp
2. TS. Phạm Thi Hà
3. TS. Lê Quang Hùng
4. TS. Phan Thị Minh Châu
5. TS. Nguyễn Đình Luận


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được

sửa chữa.

Ch
ủ tịch Hội đồng đánh giá LV

ii



TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày … tháng … năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Dương Thạch Quang Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 01/04/1987 Nơi sinh: Bình Định
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1184011155
I- TÊN ĐỀ TÀI:
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp
xây lắp
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Hệ thống hóa những khái niệm cơ bản về cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.
- Thực trạng hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp.
- Căn cứ vào thực tế tình hình đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng, đề xuất
được một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đấu thầu của các doanh
nghiệp xây dựng.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Hồ Ngọc Minh

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn



Dương Thạch Quang

ii

LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt kiến thực trong suốt thời gian học tập
tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Ngọc Minh, người đã hướng dẫn
tôi phương pháp nghiên cứu và nội dung của đề tài, qua đó giúp tôi hoàn thành được
luận văn này.
Kế đến, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên Tổng
công ty xây dựng công trình giao thông 6, một số anh chị đang công tác tại Cục Quản
lý đấu thầu (Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư) đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thiện
luận văn này

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp 11SQT12 và tập thể
cán bộ công nhân viên Phòng Quản lý Khoa học - Đạo tạo Sau đại học đã luôn dộng
viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng, nỗ lực hết sức để hoàn
thiện luận văn, trao đổi, góp ý, tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn, Ban lãnh
đạo, tập thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6,
song vẫn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, phản hồi
quý báu từ quý thầy, cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn.
TP. HCM, Ngày … tháng … năm 2013
Người viết



Dương Thạch Quang


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu về: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP được thực hiện
trong bối cảnh ngành xây dựng đang lâm vào khó khăn dưới tác động của khủng hoảng
kinh tế. Các doanh nghiệp để tồn tại cần tăng cường tìm kiếm các công trình thông
quan hoạt động đấu thầu, hoạt động đấu thầu đang dần quyết định sự thành bại của
doanh nghiệp xây lắp. Mặc dù các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong hoạt động
đấu thầu nhưng vẫn còn đó những khó khăn, hạn chế nhất định. Luận văn có 3 phần
chính:
Phần 1: Phần này trình bày cơ sở lý luận về hoạt động đấu thầu.
Phần 2: Phần này trình bày nội dung về tình hình đấu thầu trong nước, tổng hợp kết

quả điều tra xã hội học một số doanh nghiệp xây dựng về khả năng cạnh tranh trong
đấu thầu, tổng hợp đánh giá trình hình đấu thầu của Tổng công ty Xây dựng công
trình giao thông 6, một số kinh nghiệm về đấu thầu của các doanh nghiệp nước
ngoài.
Phần 3: Một số đề xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh
nghiệp xây dựng.








iv

ABSTRACT

Research theme is about: SOME MEASURES TO IMPROVE TENDERING
ACTIVITES OF CONSTRUCTION ENTERPRISES, is made in the context when the
Construction Industry is in difficulty due to economic crisis. The enterprises need to
look for more and more transport works through tender activities, which have an
extreme influence on the survial of a contruction enterprise. Although the enterprises
have many efforts in the tender activities, there are many definite difficulties and
obstacles. The thesis has 3 main parts:
Part 1: This section presents the theoretical basis for tendering activities.
Part 2: In this part, the content is about the real situation of local tender activities,
synthesis results of sociological surveys a construction business on competitiveness
in bidding. General evaluation of the process of bidding a number of construction
companies in the country, the tender activities of the Civil Engineering Constrution

Company 6, a number of tender experience of foreign enterprises.
Part 4: Several proposals are made to improve the competitive ability in tender
activities in constrution companies.








v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………. 2
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………… 2
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 2
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài……………………………………………………………. 3
5. Kết cấu của đề tài……………………………………………………………………… 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG VÀ KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 4

1.1 Bản chất và vai trò của đấu thầu xây dựng……………………………………………. 4
1.2 Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng…. 6
1.2.1 Cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng………………………… 7
1.2.2 Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng………………… 9
1.2.3 Các tiêu thức cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh
nghiệp xây dựng…………………………………………………………………. 12
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây
dựng………………………………………………………………………………… 15
1.3.1 Nhóm nhân tố bên trong…………………………………………………………. 15
1.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài…………………………………………………………. 20
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU
THẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 25
2.1 Thực trạng đấu thầu xây dựng thông qua kết quả điều tra xã hội học…………… 25
2.1.1 Tổng quan về hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta…………………………. 25
2.1.2 Tổng hợp kết quả điều tra tình hình đấu thầu của một số doanh nghiệp xây dựng 31
2.2 Hoạt động đấu thầu xây dựng của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 35
2.2.1 Khái quát về công ty…………………………………………………………… 35
vi

2.2.2 Tình hình đấu thầu của công ty qua các năm…………………………………… 42
2.2.2.1 Quy trình tham gia đấu thầu……………………………………………… 42
2.2.2.2 Đánh giá chung về những hạn chế và nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh
tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng………………………… 43
2.2.3 Một số giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Cienco 6. 45
2.2.3.1 Xác định mục tiêu chiến lược………………………………………………. 45
2.2.3.2 Nghiên cứu môi trường bên ngoài và môi trường bên trong công ty………. 46
2.2.3.3 Phân khúc thị trường………………………………………………………. 53
2.2.3.4 Xác định thị trường mục tiêu………………………………………………. 53
2.2.3.5 Xây dựng chiến lược marketing cụ thể…………………………………… 58
2.3 Một số kinh nghiệm cạnh tranh của các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam 75

2.3.1 Phân chia khu vực các nhà thầu trong cùng một quốc gia……………………… 76
2.3.2 Kinh nghiệm từng bước chiếm lĩnh thị trường…………………………………. 76
2.3.3 Kinh nghiệm về lựa chọn nhà thầu phụ………………………………………… 77
2.3.4 Kinh nghiệm quan hệ với chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước địa
phương………………………………………………………………………… 78
2.3.5 Kinh nghiệm về sử dụng và điều động thiết bị………………………………… 78
2.3.6 Kinh nghiệm vận dụng sự hỗ trợ và bảo đảm của Nhà nước…………………… 78
2.3.7 Kinh nghiệm về sử dụng công cụ luật pháp…………………………………… 79
2.3.8 Kinh nghiệm về lập hồ sơ giải ngân và thanh toán……………………………… 80
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG
ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 81
3.1 Tăng cường các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp xây dựng 81
3.2 Nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ dự thầu 82
3.3 Nâng cao chất lượng ra quyết định tranh thầu 85
3.4 Hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động đấu thầu 90
3.5 Tăng cường vai trò của chủ đầu tư và các cơ quan hữu quan trong đấu thầu xây dựng. 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AASHTO : American Association of State Highway and Transportation Officials -
Hiệp hội Quan chức Giao thông và Xa lộ Tiểu bang Mỹ
Cienco 1 : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1
Cienco 5 : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5
Cienco 6 : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6
Cienco 8 : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8

KHKT : Khoa hoạc kỹ thuật
PMU : Project Management Unit – ban quản lý dự án
QLDA : Quản lý dự án
TCN : Tiêu chuẩn ngành
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam









viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Năng lực của một số công ty xây dựng năm 2011 26
Bảng 2.2: Kết quả đấu thầu của một số doanh nghiệp xây dựng năm 2011 28
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp điều tra qua
các năm 2007 – 2011 32
Bảng 2.4: Kinh nghiệm hoạt động 38
Bảng 2.5: Doanh thu qua các năm 38
Bảng 2.6: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 41

Bảng 2.7: Bảng kế hoạch trong những năm tới 41
Bảng 2.8: Bảng thống kê kết quả đấu thầu các năm 42
Bảng 2.9: Bảng kế kế hoạch trong những năm tới 46
Bảng 2.10: Năng lực tài chính các đối thủ 50
Bảng 2.11: Năng lực thiết bị thi công 21

Bảng 2.12: Số lượng và chất lượng các gói thầu 52
Bảng 2.13: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 52
Bảng 2.14: Danh mục các hợp đồng chưa hoàn thành 55
Bảng 3.15: Bảng phân tích SWOT 57
Bảng 2.16: Thống kê xác xuất trúng thầu với tỷ lệ lợi nhuận tương ứng 62
Bảng 2.17: Mô hình xác định lợi nhuận dự kiến 63
Bảng 2.18: Chỉ số trượt giá qua các năm 64
Bảng 2.19: Kết quả mở thầu 65
Bảng 2.20: Bảng tổng hợp số lượng các hợp đồng 69
Bảng 3.1: Thang điểm theo chỉ tiêu 88
ix

Bảng 3.2: Trọng số theo từng mục tiêu 89
Bảng 3.3: Bảng tính toán thang điểm cụ thể 89


























x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 8
Hình 2.1: Tỷ lệ các doanh nghiệp đồng ý nguyên nhân thắng thầu 33
Hình 2.2: Tỷ lệ các doanh nghiệp đồng ý nguyên nhân trượt thầu 34
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Cienco 6 37
Hình 2.4: Sơ đồ Kênh phân phối 68
1

MỞ ĐẦU

Bước vào thế kỷ 21, đất nước ta đang đứng trước xu thế hội nhập khu vực và quốc
tế ngày càng sâu sắc và toàn diện. Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển và chúng ta
cũng không thể đứng ngoài vòng quay của lịch sử. Việt Nam cũng đã chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó
một trong những hành động cần phải tập trung làm ngay đó là phát triển cơ sở hạ
tầng. Bởi vì giao thông thuận lợi sẽ góp phần quan trọng vào việc thu hút đầu tư và
phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng luôn phải đi trước một bước.
Đấu thầu xây dựng đã rất phổ biến ở các nước phát triển bởi những ưu điểm vượt

trội của nó so với hình thức giao thầu, nhưng đối với Việt Nam mới chỉ được áp
dụng trong những năm gần đây. Quy chế đấu thầu được ban hành lần đầu vào năm
1996 và đến ngày 29/11/2005 luật đấu thầu mới chính thức được thông qua và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2006. Luật đấu thầu ra đời tạo nên một hành lang
pháp luật thống nhất cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh một cách bình đẳng
và hy vọng hạn chế được những bất cập trong đấu thầu. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải chuyên nghiệp hơn trong
đấu thầu thì mới hy vọng cạnh tranh được với các nhà thầu trong và ngoài nước.







2

1. Lý do chọn đề tài
Với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoản kinh tế toàn cầu, Việt Nam không thể tránh
khỏi những ảnh hưởng nhất định. Để kiềm chế lạm phát, giảm nợ công quốc gia,
Chính phủ đã thực hiện các chính sách “thắt lưng, buộc bụng” nhằm điều tiết nền
kinh tế quốc gia, trong đó cắt giảm đầu tư công cũng là một biện pháp nhằm thực
hiện nhiệm vụ chung đó, do đó số dự án đầu tư cũng được cắt giảm. Bên cạnh đó
với sự phát triển của khoa học công nghệ cùng vơí sự thâm nhập thị trường đầy
mạnh mẽ giữa của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng của nước ngoài như:
Trung Quốc, Nhật tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty xây dựng
công trình giao thông 6 đang đứng trước nguy cơ mất thị trường nhưng cũng đồng
thời là cơ hội để Tổng công ty tiếp tục thu được những thành công mới.
Là một người làm việc trong ngành xây dựng, nhận thức rõ được tầm quan trọng
của việc thắng thầu đối với các doanh nghiệp xây dựng, tôi chọn đề tài: “Một số

giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu của các doang nghiệp xây lắp”
làm đề tài luận văn thạc sỹ. Đây là vấn đề có ý nghĩa bức xúc cả về lý luận và thực
tiễn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về đấu thầu xây dựng.
 Nhận diện kết quả đấu thầu của một số doanh nghiệp xây dựng.
 Căn cứ vào thực tế tình hình đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng, đề
xuất được một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động đấu thầu của
các doanh nghiệp xây dựng.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào hoạt động đấu thầu, khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của
doanh nghiệp xây dựng.
 Phương pháp nghiên cứu
3

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm nền
tảng, kết hợp nghiên cứu định tính. Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp khác
như so sánh, phân tích, tổng hợp vấn đề.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các doanh nghiệp xây lắp nhìn nhận lại hoạt động đấu
thầu của mình. Từ đó, qua những giải pháp, đề xuất sẽ giúp công ty đưa ra những
điều chỉnh, cải tiến về hoạt động đấu thầu của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh
của công ty.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 3 chương
Chương 1: Lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và khả năng cạnh tranh trong đấu
thầu của doanh nghiệp xây dựng
Chương 2: Hoạt động đấu thầu và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các
doanh nghiệp xây dựng

Chương 3: Một số đề xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh
nghiệp xây dựng



4

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG VÀ KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG
1.1 Bản chất và vai trò của đấu thầu xây dựng
Có nhiều quan niệm khác nhau của đấu thầu xây dựng, đứng trên góc độ nhà thầu,
đấu thầu là một trong những phương thức chủ yếu để có được dự án giúp doanh
nghiệp tồn tại và phát triển. Thực chất của đấu thầu là quá trình cạnh tranh với các
nhà thầu khác về khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí xây
dựng do bên mời thầu đặt ra.
Đối với chủ đầu tư, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng tốt
nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công trình, theo Luật
đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng
Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp
ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án theo quy
định của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế.
Đối với Nhà nước, đấu thầu là phương thức quản lý các hoạt động xây dựng thông
qua việc uỷ quyền cho chủ đầu tư (bên mời thầu) theo chế độ công khai tuyển chọn
nhà thầu. Theo đó, trong quá trình đấu thầu có sự tham dự của 3 chủ thể có liên
quan đến dự án (gói thầu):
 Chủ đầu tư là bên mời thầu để thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư của mình.
 Các nhà thầu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có khả năng thực hiện nhiệm

vụ của dự án đầu tư.
 Nhà tư vấn là các tổ chức, cá nhân có chức năng hành nghề các lĩnh vực tư vấn
có liên quan đến hoạt động đấu thầu trong xây dựng.
Đấu thầu xây dựng được thực hiện qua các hình thức sau đây:
5

 Đấu thầu rộng rãi: việc tổ chức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà thầu
tham gia.
 Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự
đấu thầu.
 Chỉ định thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng được yêu cầu để
thương thảo hợp đồng.
 Mua sắm trực tiếp.
 Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa.
 Tự thực hiện.
Các phương thức đấu thầu xây dựng:
 Đấu thầu một túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giá dự thầu được đựng chung
trong một túi hồ sơ.
 Đấu thầu hai túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giá được đựng trong hai túi hồ
sơ riêng biệt. Túi hồ sơ kỹ thuật được đánh giá trước và chỉ khi nào đạt số điểm
từ 70% trở lên (theo quy định trong hồ sơ mời thầu) mới đánh giá tiếp hồ sơ về
giá.
 Đấu thầu 2 giai đoạn được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp về công nghệ
hoặc dự án chìa khóa trao tay.
Việc đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
 Cạnh tranh với những điều kiện ngang nhau.
 Dự liệu đầy đủ.
 Đánh giá công bằng.
 Trách nhiệm phân minh.
Đấu thầu là chế độ được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị trường, việc

đấu thầu mang lại những lợi ích thiết thực với chủ đầu tư, nhà thầu và cả nền kinh tế
quốc dân.
6

Đối với chủ đầu tư, thông qua việc thực hiện đấu thầu, chủ đầu tư sẽ tìm được nhà
thầu có khả năng đáp ứng cao nhất các yêu cầu thực hiện dự án đầu tư trên cả
phương diện chất lượng, tiến độ và chi phí. Hiệu quả vốn đầu tư được tăng cường
nhờ vốn được quản lý chặt chẽ, khắc phục được tình trạng thất thoát vốn. Đấu thầu
cũng giúp chủ đầu tư giải quyết được tình trạng phụ thuộc vào một nhà thầu như
trong hình thức giao thầu hoặc chỉ định thầu. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả thiết
thực của đấu thầu, chủ đầu tư phải am hiểu sâu sắc về đấu thầu và có được đội ngũ
cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, có đạo đức nghề nghiệp để lập hồ sơ mời thầu
có chất lượng, đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu và lựa chọn đúng nhà thầu có đủ
năng lực thực hiện yêu cầu công trình.
Đối với nhà thầu, việc thực hiện chế độ đấu thầu sẽ phát huy được tính chủ động,
sáng tạo và linh hoạt tìm kiếm việc làm thông qua việc nắm bắt thông tin về dự án,
về đối thủ cạnh tranh, thiết lập quan hệ với các chủ thể kinh tế khác. Đấu thầu cũng
tạo nên sức ép với các nhà thầu trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ cán
bộ và công nhân viên, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh để tăng xác suất trúng
thầu. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu cũng sẽ tích luỹ được thêm kinh nghiệm thi
công, kinh nghiệm lập hồ sơ dự thầu và xác định chiến lược phát triển dài hạn của
mình.
Đối với Nhà nước, thông qua đấu thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước có đủ thông
tin thực tế và cơ sở khoa học để đánh giá đúng thực lực của các chủ đầu tư và các
nhà thầu. Những điều đó giúp Nhà nước phát huy đúng được vai trò của mình trong
nền kinh tế thị trường: tổ chức thị trường xây dựng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và
tăng cường trật tự, kỷ cương trong thực hiện quá trình đầu tư.
1.2 Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp
xây dựng
Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: Cạnh tranh trong kinh doanh là

hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các
7

nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm
giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất.
Khi nói đến cạnh tranh tức là nói đến một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ
thể có cùng mục tiêu (đối tượng mà các chủ thể đều hướng tới chiếm đoạt), có ràng
buộc chung mà các chủ thể phải tuân thủ, đó là đặc điểm nhu cầu của khách hàng,
ràng buộc của luật pháp và thông lệ trên thị trường. Về thời gian và không gian,
cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian và không gian không cố định.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có những mặt tích cực và những mặt tiêu
cực nhất định. Vấn đề đặt ra không phải là thủ tiêu cạnh tranh, mà phải để cạnh
tranh diễn ra trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, tránh dùng những thủ đoạn
không lành mạnh, phải phát huy được mặt tích cực và hạn chế đến mức tối đa
những mặt tiêu cực của cạnh tranh, đó là trách nhiệm của Nhà nước và của tất cả
các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
1.2.1 Cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
 Cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Cạnh tranh trong đấu thầu có thể tiếp cận theo 2 cách:
Theo nghĩa hẹp: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình các doanh nghiệp
xây dựng ganh đua nhau đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, tài chính, tiến độ thi công
để xây dựng công trình thoả mãn một cách tối ưu các yêu cầu của bên mời thầu.
Quan niệm này cho thấy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là sự ganh đua hết
sức gay gắt nhằm mục đích trúng thầu. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chỉ bó hẹp ở
khâu đấu thầu mà chưa chỉ ra được sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong suốt
quá trình sản xuất - kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều tham gia đấu thầu rất nhiều
công trình khác nhau với những đối thủ khác nhau trong những khoảng thời gian,
địa điểm khác nhau, do đó quan niệm theo nghĩa hẹp này sẽ khó xác định được toàn
diện các vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu.
8


Theo nghĩa rộng: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là sự đấu tranh gay gắt giữa
các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải
pháp tham gia đấu thầu, bảo đảm trúng thầu và thực hiện hợp đồng cho tới khi hoàn
thành nghĩa rộng trong đấu thầu xây dựng theo sơ đồ dưới đây:






Hình 1.1: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
 Phân loại cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
 Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Người mua dịch vụ xây dựng (chủ
đầu tư - bên mời thầu) và người bán dịch vụ xây dựng công trình (doanh nghiệp
xây dựng - nhà thầu) với những mục tiêu khác nhau, tạo ra sự sôi động của thị
trường xây dựng. Mục tiêu của chủ đầu tư là các công trình có chất lượng cao,
thời gian xây dựng ngắn và chi phí xây dựng hợp lý. Còn mục tiêu của nhà thầu
là đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất và ít rủi ro nhất.
 Cạnh tranh giữa người mua dịch vụ xây dựng với nhau: Chỉ xảy ra khi có nhiều
chủ đầu tư có công trình cần xây dựng nhưng chỉ có một doanh nghiệp xây dựng
hoặc một ít tổ chức xây dựng tham gia đấu thầu có khả năng công nghệ độc
quyền để xây dựng các công trình ấy. Trường hợp này hiếm xảy ra trong nền
kinh tế thị trường, nhất là trong đấu thầu.
 Cạnh tranh giữa những người cung ứng dịch vụ xây dựng với nhau (cạnh tranh
giữa các nhà thầu - doanh nghiệp xây dựng), đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt
nhất, gay go nhất của cạnh tranh trên thị trường xây dựng.
Tìm kiếm
thông tin
Tham gia đấu

thầu
Hoàn thành bàn
giao
Ký hợp đồng
Thực hiện
hợp đồng
Chuẩn bị và đưa ra biện pháp
9

Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng
vững trên thị trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra, sử dụng ưu thế của mình về
chất lượng, thời gian thi công và chi phí xây dựng công trình. Cạnh tranh, một mặt,
sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như loại bỏ doanh
nghiệp ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp; mặt khác,
sẽ khuyến khích những doanh nghiệp có chi phí thấp. Chính nguyên tắc trừng phạt
và khuyến khích của cạnh tranh sẽ tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi
biện pháp để giảm chi phí sản xuất - kinh doanh, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay
phá sản của doanh nghiệp.
Một trong những vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xây
dựng trong điều kiện cơ chế thị trường là phải giành được lợi thế cạnh tranh trên thị
trường, ký được nhiều hợp đồng có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Vì thế, đấu
thầu xây dựng có thể xem là một trong những hoạt động rất quan trọng đối với các
doanh nghiệp xây dựng. Để thắng thầu được nhiều dự án đầu tư, doanh nghiệp phải
có thực lực cạnh tranh, phải có chiến lược và chiến thuật hợp lý và cần phải có chữ
tín với chủ đầu tư, tạo dựng các mối quan hệ thường xuyên với chủ đầu tư hiện tại
và chủ đầu tư tiềm năng.
1.2.2 Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
 Khái quát về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Khi nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là nói đến nội lực (bên trong)
của doanh nghiệp, trong đó có các năng lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ,

marketing, tổ chức quản lý, đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Có nội lực là điều
kiện cần, còn điều kiện đủ là doanh nghiệp phải biết sử dụng, phát huy tất cả các nội
lực đó để phục vụ cho các cuộc cạnh tranh khác nhau tạo ra lợi thế hơn hẳn so với
các doanh nghiệp khác. Như vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ
năng lực và việc sử dụng các năng lực đó để tạo ra lợi thế của doanh nghiệp so với
các đối thủ cạnh tranh khác nhằm thoả mãn đến mức tối đa các đòi hỏi của thị
trường.
10

Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là toàn bộ những năng lực về tài
chính, thiết bị, công nghệ, marketing, tổ chức quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng
để tạo ra các lợi thế của mình so với các doanh nghiệp khác.
Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp không chỉ là lợi thế
về sản phẩm (chất lượng, giá cả) mà còn có các lợi thế về nguồn lực để đảm bảo sản
xuất ra sản phẩm đó (tài chính, công nghệ, nhân lực). Để tồn tại và phát triển bền
vững phải không ngừng nâng cao nội lực của doanh nghiệp nhằm tạo ưu thế về mọi
mặt như chất lượng công trình, tiến độ thi công, biện pháp thi công, giá cả so với
các đối thủ. Trước yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, nếu doanh
nghiệp không vươn lên đáp ứng được thì sự thất bại trong cạnh tranh là điều khó
tránh khỏi. Trên thực tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay
gắt, buộc các nhà thầu phải tìm mọi biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình.
Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là việc các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ năng
lực có thể để giành lấy phần thắng trước các đối thủ cùng tham dự thầu.
 Phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Để đánh giá, cho điểm và lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư căn cứ vào những chỉ tiêu
chủ yếu sau đây:
 Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu.
 Tài chính.
 Tiến độ thi công.

 Giá dự thầu.
Các phương thức cạnh tranh:
Phương thức 1: Cạnh tranh bằng giá dự thầu
Trong đấu thầu, chỉ tiêu giá bỏ thầu có vai trò quyết định việc doanh nghiệp có
trúng thầu hay không, nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt đảm bảo được hiệu
quả kinh doanh cho doanh nghiệp sẽ đảm bảo khả năng trúng thầu cao.
11

Chất lượng của việc xây dựng mức giá bỏ thầu liên quan đến rất nhiều yếu tố thể
hiện tổng hợp các phẩm chất của doanh nghiệp xây dựng như:
 Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp.
 Kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến.
 Phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để giá bỏ thầu của doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh đòi hỏi phải có chính sách về
giá một cách linh hoạt dựa trên cơ sở: Năng lực thực sự của doanh nghiệp; mục tiêu
tham gia đấu thầu, quy mô, đặc điểm của dự án địa điểm của dự án, phong tục tập
quán của địa phương có dự án được thi công.
Việc xây dựng giá bỏ thầu phụ thuộc lớn vào mục tiêu đấu thầu của nhà thầu như để
kiếm lợi nhuận, công ăn việc làm hay mở ra thị trường mới. Một nhà thầu thường
xây dựng các mức giá khác nhau với những mục tiêu đạt được khác nhau. Tuỳ theo
từng công trình cụ thể, tiềm lực nguồn lao động, khả năng về vốn, thiết bị máy
móc… mục tiêu tham gia đấu thầu có chính sách định giá khác nhau trong việc
quyết định giá bỏ thầu.
Phương thức 2: Cạnh tranh bằng chất lượng công trình
Chất lượng công trình là tập hợp các thuộc tính của công trình trong điều kiện nhất
định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt
khác nhau về tính cơ, lý, hoá của công trình mà chủ đầu tư đặt ra.
Doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng công
trình. Đó là điều kiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn giành được thắng lợi
trong cạnh tranh. Do vậy, chất lượng công trình là vấn đề sống còn đối với doanh

nghiệp xây dựng. Nâng cao chất lượng công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng thể
hiện trên các góc độ:
 Chất lượng công trình tăng lên sẽ góp phần tăng uy tín của doanh nghiệp, nâng
cao khả năng cạnh tranh, mở rộng được thị trường.
12

 Nâng cao chất lượng công trình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh
doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu doanh
nghiệp đã đề ra.
Trong phương thức cạnh tranh bằng chất lượng công trình, các nhà thầu xây dựng
cạnh tranh với nhau không chỉ bằng chất lượng cam kết thực hiện của công trình
đang được tổ chức đấu thầu xây dựng mà còn cạnh tranh với nhau qua chất lượng
các công trình khác đã và đang được xây dựng.
Chất lượng là một trong những yêu cầu chủ yếu đối với mỗi loại sản phẩm được sản
xuất ra, vì vậy chất lượng công trình là một công cụ mạnh để cạnh tranh trong đấu
thầu xây dựng.
Phương thức 3: Cạnh tranh bằng tiến độ thi công
Tiến độ thi công thể hiện ở việc bố trí tổng thể của doanh nghiệp trong công tác thi
công công trình, chịu sự ảnh hưởng về sự cam kết đối với chất lượng, an toàn lao
động và thời hạn bàn giao công trình. Thông qua tiến độ thi công của các công trình
đã và đang thi công, chủ đầu tư có thể đánh giá nhà thầu về các khía cạnh trình độ
quản lý, trình độ kỹ thuật thi công và năng lực máy móc thiết bị, nhân lực của nhà
thầu.
1.2.3 Các tiêu thức cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu
của doanh nghiệp xây dựng
 Các tiêu thức thể hiện khả năng cạnh tranh
 Số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu
Chỉ tiêu này thể hiện khái quát tình hình dự thầu và kết quả dự thầu của doanh
nghiệp, qua đó có thể đánh giá được hiệu quả, chất lượng của việc dự thầu trong
năm, quy mô và giá trị hợp đồng của các công trình trúng thầu.

 Tỷ lệ thắng thầu trong dự thầu
Tỷ lệ này được tính như sau:
13

 Tính theo số dự án (hoặc số gói thầu dự thầu)
T1 =


x 100 (%) (1.1)
Trong đó: T1: Tỷ lệ trúng thầu theo số lần tham gia đấu thầu
Dtt: Là số dự án (số gói thầu) thắng thầu
Ddt: Là số dự án (số gói thầu) dự thầu
 Tính theo giá trị dự án (hoặc gói thầu)
T2 =


x 100 (%) (1.2)
Trong đó: T2: Tỷ lệ trúng thầu theo giá trị dự án (gói thầu)
Gtt: Là giá trị của các dự án (gói thầu) trúng thầu
Gdt: Là giá trị của các dự án (gói thầu) dự thầu
 Các tiêu thức đánh giá khả năng trúng thầu trong đấu thầu của doanh nghiệp
xây dựng
 Về năng lực và kinh nghiệm
Đây là chỉ tiêu xác định điều kiện đầu tiên đảm bảo nhà thầu được tham gia cạnh
tranh đấu thầu trong mỗi dự án (gói thầu), chỉ tiêu này thể hiện khả năng hiện có
của mỗi một nhà thầu về tổng thể khả năng trên các mặt: Kinh nghiệm, trình độ
nhân lực, khả năng về tài chính với những tiêu chuẩn nhất định tuỳ theo quy mô,
yêu cầu kỹ thuật, tiến độ của từng dự án (gói thầu).
 Về mặt kỹ thuật
Chỉ tiêu này là tổng hợp của các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, biện pháp thi công

và tiến độ công trình.
 Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng: Đòi hỏi nhà thầu dự thầu phải đưa ra các
giải pháp và biện pháp thi công, sử dụng máy móc thiết bị với tính hợp lý và
khả thi (được nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu). Trên cơ sở đáp ứng các yêu

×