Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


ĐỖ ANH KHOA
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 60340102

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DƢƠNG
TP.HCM, tháng 01 năm 2014


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM



Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : Tiến sĩ NGUYỄN NGỌC DƢƠNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)





Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …



Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)


TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1

Chủ tịch
2

Phản biện 1
3

Phản biện 2
4

Ủy viên
5

Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV







TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày … tháng… năm 20 …

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: ĐỖ ANH KHOA Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 11/11/1985 Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820057

I- Tên đề tài:
Giải pháp hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Quốc Tế Việt Nam
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thực trạng hiện nay nền kinh tế trong nƣớc đang đứng trƣớc nhiều khó khăn,
tỷ lệ nợ xấu, rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng trong nƣớc đang tăng cao. Vì thế đề
tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu rủi ro tín dụng, thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quốc Tế Việt Nam và phân tích mô hình lƣợng hóa rủi ro đang áp dụng tại
Ngân hàng hiện nay là chấm điểm tín dụng. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng để hệ thống Ngân hàng TMCP Quốc Tế
Việt Nam hoạt động tín dụng tốt hơn.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 07/08/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/12/2013
V- Cán bộ hƣớng dẫn: Tiến sĩ NGUYỄN NGỌC DƢƠNG


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực thu thập từ nguồn thực tế đƣợc đăng tải trên
các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

ii


LỜI CÁM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Quản Trị
Kinh Doanh Trƣờng Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, cảm ơn các
đồng nghiệp ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam. Đặc biệt cảm ơn
TS.Nguyễn Ngọc Dƣơng, ngƣời đã dành nhiều công sức và thời gian để hƣớng dẫn
và giúp tôi hoàn thành luận văn này.

(Họ và tên của Tác giả Luận văn)



iii


TÓM TẮT
Luận văn nêu một cách đầy đủ, xúc tích các khái niệm về rủi ro tín dụng, quản
trị rủi ro tín dụng và giới thiệu các mô hình lƣợng hóa đánh giá rủi ro tín dụng để
ngƣời đọc hiểu rõ hơn về mặt lý thuyết. Trƣớc xu thế hội nhập và quốc tế hóa lĩnh
vực kinh doanh ngân hàng, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đang từng bƣớc
tiếp thu những kinh nghiệm và ứng dụng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng của
các ngân hàng nƣớc ngoài để nâng cao hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Tác giả đã giới thiệu thêm đến ngƣời đọc hệ thống các kinh nghiệm quản trị rủi ro
tín dụng của Ngân hàng Singapre và Ngân hàng Dresdner Cộng Hòa Liên bang Đức
Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, phân tích mô hình chấm điểm tín dụng để lƣợng
hóa rủi ro mà ngân hàng đang áp dụng hiện nay, và phân tích rõ những ƣu nhƣợc
điểm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc
Tế Việt Nam
Từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quốc Tế Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn và sử dụng cho các
nghiên cứu sâu hơn trong tƣơng lai.
.







iv


ABSTRACT
Thesis stated concepts of credit risk, credit risk management in banking and
introduces the model to quantify the credit risk assessment for the reader to better
understand the theory. Before the trend of integration and internationalization of the
banking sector, the commercial Vietnam banks is gradually acquiring experience
and application of models for credit risk management of foreign banks to work to
further improve credit risk management. The author introduces the reader to
experience the system of credit risk management Singapore Bank and Dresdner
Bank Federal Republic of Germany
In addition, the authors analyzed the current status of credit risk management in
International Vietnam Bank, analysis of credit scoring models to quantify the risks
that banks are adopting today, and clearly analyze the strengths and weaknesses in
the management of credit risk in bank.
Since then proposed some methods to improve credit risk management at Bank
International Vietnam as well as in the commercial banks in Vietnam.
The findings of the study can be applied into practice and used for further research
in the future
.
v


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
ABTRACT

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
5. Tổng quan nghiên cứu và những điểm nổi bật của luận văn 3
6. Kết cấu của luận văn 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 5
1.1 Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại 5
1.1.1 Khái niệm về tín dụng 5
1.1.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng 5
1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng 6
1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 9
1.1.4.1 Nguyên nhân khách quan 9
1.1.4.2 Nguyên nhân từ khách hàng 10
1.1.4.3 Nguyên nhân do ngân hàng 11
vi


1.1.5 Thiệt hại rủi ro tín dụng gây ra 13
1.1.5.1 Đối với ngân hàng 13
1.1.5.2 Đối với kinh tế xã hội 13
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 14
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 14
1.2.2 Chức năng của công tác quản trị rủi ro tín dụng 14
1.2.3 Phƣơng pháp quản trị rủi ro tín dụng 15

1.2.4. Công cụ quản trị rủi ro tín dụng 16
1.3 Lƣợng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng 16
1.3.1 Các mô hình lƣợng hóa rủi ro tín dụng 16
1.3.2.1 Mô hình chất lƣợng 6C 16
1.3.2.2 Mô hình xếp hạng của Moody’s 17
1.3.2.3 Mô hình điểm số Z 19
1.3.2.4 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng 22
1.3.2.5 Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ 24
1.3.2 Những căn cứ chủ yếu để xác định mức độ rủi ro tín dụng 28
1.3.3. Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng 30
1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở một số nƣớc trên thế giới 31
1.4.1 Ngân hàng của Singapore 31
1.4.2 Ngân hàng Dresdner Cộng Hòa Liên bang Đức 33
Kết luận chƣơng 1 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM 36
vii


2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) 36
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 36
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại VIB từ năm 2008-2012 38
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng tại VIB trong năm 2008-
2012 41
2.2.1 Phân tích chất lƣợng tín dụng 42
2.2.2 Phân tích tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 44
2.2.3 Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian đáo hạn 46
2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VIB 46
2.3.1 Mô hình quản trị tín dụng tại VIB 46
2.3.2 Lƣợng hóa rủi ro tín dụng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo

chuẩn mực quốc tế tại VIB 52
2.3.2.1 Tiêu chí xếp loại cho điểm và xếp hạng 53
2.3.2.2 Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ 55
2.3.2.3 Quy định về thang điểm xếp loại 59
2.4 Những mặt đạt đƣợc và hạn chế của quản trị rủi ro tín dụng tại VIB 63
2.4.1 Những mặt đạt đƣợc 63
2.4.2 Những mặt hạn chế 64
Kết luận chƣơng 2 68
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ 69
3.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt
Nam trong thời gian tới 69
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại VIB 70
viii


3.2.1 Những giải pháp kiểm soát rủi ro 71
3.2.1.1 Nâng cao về định hƣớng tín dụng và chính sách tín dụng 71
3.2.1.2 Nâng cao xếp hạng tín dụng nội bộ - mô hình chấm điểm tín dụng 73
3.2.1.3 Đề xuất ứng dụng mô hình điểm số Z 74
3.2.1.4 Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro 75
3.2.2 Những giải pháp tài trợ rủi ro 75
3.2.2.1 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay 75
3.2.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ 76
3.2.2.3 Tăng cƣờng hiệu quả xử lý nợ có vấn đề 77
3.2.2.4 Nâng cao chất lƣợng nhân sự 78
3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 79
3.3.1 Nâng cao chất lƣợng của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) 79
3.3.2 Hoàn thiện quy định về xếp hạng khách hàng 80
Kết luận chƣơng 3 81

Kết luận 82
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VIB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng
CNTT : Công nghệ thông tin
HĐQT : Hội đồng quản trị
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM : Ngân hàng thƣơng mại
P.QLRR : Phòng Quản lý rủi ro
QHKH : Quan hệ khách hàng
QLRR : Quản lý rủi ro
RRTD : Rủi ro tín dụng
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thƣơng mại cổ phần
VAS : Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
TD : tín dụng
NH : ngân hàng
KH : khách hàng
TSBĐ : tài sản bảo đảm
DN : doanh nghiệp
CBTD : cán bộ tín dụng

x



DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1 Mô hình xếp hạng của công ty Moody’s và Standard&Poor’s 17
Bảng 1.2 Mô hình điểm số Z trong các trƣờng hợp cụ thể 19
Bảng 1.3 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng 21
Bảng 1.4 Trọng số chấm điểm theo FICO 23
Bảng 1.5 Xác suất khách hàng mất khả năng trả nợ theo FICO 24
Bảng 1.6 Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng theo FICO 24
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu hoạt động chính của VIB từ năm 2008-2012 37
Bảng 2.2 Chất lƣợng hoạt động tín dụng tại VIB từ năm 2008-2012 40
Bảng 2.3 Tỷ lệ dự phòng cụ thể cho từng nhóm khách hàng 43
Bảng 2.4 Dự phòng rủi ro các khoản vay tại VIB từ năm 2010-2012 43
Bảng 2.5 Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian đáo hạn của VIB từ năm 2008-2012 44
Bảng 2.6 Trọng số chấm điểm khách hàng của VIB 58
Bảng 2.7 Xếp loại khách hàng tại VIB 58
Bảng 2.8 Ý nghĩa mức xếp loại tại VIB 59
Bảng 3.1 Chỉ số Z của công ty Bông Bạch Tuyết từ năm 2006-2008 72

xi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng 5
Sơ đồ 1.2 Các hình thức rủi ro tín dụng 7
Biểu đồ 2.1 Các chỉ tiêu hoạt động chính của VIB từ năm 2008-2012 37
Biểu đồ 2.2 Chất lƣợng hoạt động tín dụng tại VIB từ năm 2008-2012 41

Biểu đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức khối Quản trị rủi ro của VIB 46
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình cấp tín dụng chung tại VIB 48



1


LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động của ngân hàng có quan hệ mật thiết, hữu cơ với khách hàng và nền
kinh tế thông qua quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, các hoạt động dịch
vụ ngân hàng nhƣ huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động dịch vụ
khác. Các nhà kinh tế thƣờng gọi Ngân hàng là “ngành kinh doanh rủi ro”. Thực tế
đã chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớn nhƣ trong
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro
không những do nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi
ro khách hàng gây ra. Vì vậy “rủi ro tín dụng của Ngân hàng không những là cấp số
cộng mà có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế”.
Rủi ro đối với hoạt động ngân hàng rất đa dạng. Chúng tiềm ẩn và xuất hiện
gắn liền với mỗi hoạt động dịch vụ và gây tác động với những mức độ khác nhau.
Nếu rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của
mỗi tổ chức tín dụng, xa hơn nó tác động ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân
hàng bởi những đặc thù trong hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, trƣớc tiên lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng sẽ bị
ảnh hƣởng. Nếu rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp
bằng khoản dự phòng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có. Nghiêm trọng hơn,
nếu rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù
đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới Ngân
hàng gặp tình huống xấu. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một

việc làm cần thiết đối với các NHTM.
Trong những năm qua, mặc dù đã áp dụng biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
nhƣng tình hình nợ xấu của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam và
các Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần trong nƣớc có xu hƣớng tăng và vấn đề làm sao
quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng mang tính cấp thiết. Chính vì nhận thấy tính quan
2


trọng của Quản trị rủi ro tín dụng tôi đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp hoàn
thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Dựa vào cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM,
nhằm nghiên cứu thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại VIB thông qua mô
hình phê duyệt tín dụng tập trung; mô hình chấm điểm và xếp loại tín dụng khách
hàng đang triển khai và tiếp tục nhân rộng. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng
lực quản trị rủi ro tín dụng tại VIB nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro tín dụng có thể
xảy ra, giúp VIB nói chung và các NHTM quản lý tốt các khoản tín dụng, tránh để
phát sinh nợ xấu, kịp thời phát hiện rủi ro để hạn chế, khắc phục rủi ro trong giai
đoạn hiện nay và trong tƣơng lai.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng, quy trình chấm điểm
tín dụng xếp loại khách hàng và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quốc Tế Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP
Quốc Tế Việt Nam và thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong những năm
2008 đến 2012.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính từ phân tích những bài học
kinh nghiệm, những tồn tại, hạn chế về quản trị rủi ro tín dụng. Thu thập những số

liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán bởi công ty KPMG qua các năm
2008 đến năm 2012 để phân tích thực trạng tín dụng của VIB. Kết hợp thống kê, so
sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục đích đặt
ra trong luận văn. Đồng thời, tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia,
cán bộ quản lý, điều hành có liên quan để hoàn thiện giải pháp.
3


5. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA LUẬN
VĂN
Trong thời gian nghiên cứu đề tài tôi đã tiếp cận tài liệu nghiên cứu “Quản trị
Ngân hàng” năm 2010, nhà xuất bản Lao động xã hội của Phó giáo sƣ, tiến sĩ
Nguyễn Huy Hoàng. Tác phẩm cũng nêu ra khái niệm về rủi ro tín dụng, các mô
hình lƣợng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng và các phƣơng pháp quản lý rủi ro tín
dụng. Từ đó, làm cơ sở lý luận cho luận văn của tôi. Ngoài ra, tôi đã tham khảo luận
văn “Nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ
phần Ngoại Thƣơng Chi Nhánh Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập” của tác giả
Nguyễn Thị Ánh Thủy, Luận văn thạc sĩ kinh tế trƣờng Đại Học Kinh tế TP.HCM
năm 2009. Tác giả đã phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
những năm 2004 đến 2009 và đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, tác phẩm đã không
phân tích mô hình lƣợng hóa đánh gía rủi ro tín dụng ở ngân hàng là mô hình chấm
điểm tín dụng, và chƣa đề xuất mô hình điểm số Z áp dụng cho doanh nghiệp.
Luận văn của tôi đã nêu một cách đầy đủ, xúc tích các khái niệm về rủi ro tín
dụng, quản trị rủi ro tín dụng, các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng. Luận văn đã
giới thiệu thêm đến ngƣời đọc kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân
hàng trên thế giới nhƣ Ngân hàng Singapore, ngân hàng Dresdner Cộng Hòa Liên
Bang Đức; Tôi phân tích rõ những kinh nghiệm nhằm đƣa ra những bài học kinh
nghiệm cho VIB cũng nhƣ các NHTM nói chung
Bên cạnh đó, qua những số liệu tài chính mới từ năm 2008 đến 2012, luận
văn đã phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, phân tích mô

hình lƣợng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng là chấm điểm tín dụng để xếp loại khách
hàng đang áp dụng tại ngân hàng VIB, đồng thời phân tích rõ những ƣu nhƣợc điểm
trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Từ đó đề ra một số giải pháp
hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại VIB cũng nhƣ tại các NHTM Việt Nam, trong
đó đáng lƣu ý là đề xuất áp dụng mô hình điểm số Z vào chấm điểm khách hàng
4


doanh nghiệp để nhận biết đƣợc nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp trƣớc khi quyết
định cấp tín dụng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn và sử dụng cho
các nghiên cứu sâu hơn trong tƣơng lai.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng,
cụ thể:
Chƣơng 1: Tổng quan về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt
động của các ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP
Quốc Tế Việt Nam
5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1 Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại qua các hình thái xã hội khác nhau.

Hiểu một cách thông thƣờng nhất, tín dụng là vay mƣợn. Tín dụng ngân hàng là
quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một
thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. (Nguồn: Trần Huy Hoàng
(2010), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động Xã hội, TP.HCM).
1.1.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng đƣợc hiểu là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng
của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc
trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng theo hợp đồng. (Nguồn: Trần Huy Hoàng
(2010).Quản trị ngân hàng. NXB Lao động Xã hội, TP.HCM)
Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng (Ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng, cho vay bao giờ cũng bao gồm
rủi ro và xảy ra mất mát. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng
không thu đƣợc đầy đủ gốc và lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc
và lãi không đúng kỳ hạn. Nếu tất cả các khoản đầu tƣ của ngân hàng đƣợc thanh
toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn thì ngân hàng sẽ không chịu bất kỳ rủi ro tín
6


dụng nào. Trƣờng hợp ngƣời vay tiền phá sản thì việc thu hồi vốn gốc và lãi tín
dụng đầy đủ là không chắc chắn do đó ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng. Rủi ro
tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động
mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng nhƣ: bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài
trợ thƣơng mại, cho vay ở thị trƣờng liên ngân hàng, những chứng khoán có giá
(trái phiếu, cổ phiếu trái quyền, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ)

1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng
1.1.3.1 Phân loại theo nguyên nhân phát sinh
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng đƣợc phân chia
thành các loại sau: (Nguồn: Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, NXB Lao
động Xã hội, TP.HCM)

Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng đƣợc chia thành hai loại là rủi ro giao dịch (transaction risk) và
rủi ro danh mục (Portfolio risk):
- Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng,
khi ngân hàng lựa chọn phƣơng án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
7


+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm
bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý
các khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng, đƣợc
phân chia thành hai loại: Rủi ro nội tại (Intrinsic) và rủi ro tập trung (Concentration
risk).
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng
biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ
đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

+ Rủi ro tập trung là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối
với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một
ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một
loại hình cho vay có rủi ro cao
1.1.3.2. Phân loại rủi ro theo khả năng trả nợ của khách hàng
Nếu căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng đƣợc phân
chia thành các loại sau: Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn và rủi ro do không có
khả năng trả nợ:
- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): Khi thiết lập mối quan
hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ƣớc về khoảng thời gian hoàn trả nợ
vay. Tuy nhiên đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chƣa thu hồi đƣợc vốn vay, những
tổn thất xảy ra trong trƣờng hợp này ngƣời ta gọi đó là rủi ro không hoàn trả nợ
đúng hạn.
- Rủi ro do không có khả năng trả nợ: là rủi ro xảy ra trong trƣờng hợp khách
8


hàng đi vay đã mất khả năng chi trả. Do vậy ngân hàng phải thanh lý tài sản của
khách hàng để thu nợ.

Sơ đồ 1.2 Các hình thức rủi ro tín dụng
(Nguồn: Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, NXB Lao
động Xã hội, TP.HCM)
Khi không thu đƣợc lãi đúng hạn, nguy cơ rủi ro đang ở mức thấp và chỉ cần
đƣa vào mục lãi treo phát sinh. Nếu ngân hàng không thể thu đủ lãi thì sẽ có khoản
mục lãi treo đóng băng, trừ những trƣờng hợp ngân hàng miễn giảm lãi đó cho
doanh nghiệp.
Khi không thu đƣợc vốn đúng hạn, ngân hàng sẽ có khoản nợ quá hạn phát
sinh. Tuy nhiên, khoản này vẫn chƣa thể coi là khoản mất mát hoàn toàn của ngân
hàng vì có thể bởi lý do nào đó mà doanh nghiệp chậm trả nợ gốc và sẽ trả sau hạn

cam kết trong hợp đồng. Nếu khoản cho vay này ngân hàng không thể thu hồi đƣợc
(ví dụ do doanh nghiệp bị phá sản) thì lúc này ngân hàng coi nhƣ gặp rủi ro tín dụng
ở mức độ cao vì đã phát sinh khoản nợ không có khả năng thu hồi, trừ những trƣờng
hợp đặc biệt, doanh nghiệp vay vốn hội tụ đủ các điều kiện theo quy định về xóa nợ
thì ngân hàng có thể xem xét để xóa nợ cho doanh nghiệp.
Các nguy cơ xảy ra rủi ro nhƣ lãi treo thƣờng đƣợc chú trọng nhiều hơn
trong phân tích, đánh giá, còn lãi treo đóng băng và nợ quá hạn không có khả năng
9


thu hồi đƣợc coi là các tình huống rủi ro thực sự nên thƣờng đƣợc xem xét để giải
quyết hậu quả và rút ra bài học.
1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.1.4.1 Nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng bên ngoài
(trích dẫn: />p53a202.html)
- Nguyên nhân bất khả kháng: Các thiệt hại từ nguyên nhân thiên tai, bão lụt,
hạn hán, hỏa họan và động đất. Nền kinh tế nƣớc ta hiện giờ đang phụ thuộc nhiều
vào các ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông
nghiệp. Mà những ngành này lại phụ thuộc nhiều vào rủi ro thời tiết.
- Những thay đổi về nhu cầu của ngƣời tiêu dùng hoặc về kỹ thuật một ngành
công nghiệp có thể làm sụp đổ cả cơ nghiệp của một hãng kinh doanh và đặt ngƣời
đi vay từng làm ăn có lãi vào thế thua lỗ. Một cuộc đình công kéo dài, việc giảm giá
để cạnh tranh hoặc việc mất một ngƣời quản lý giỏi có thể làm thiệt hại nghiêm
trọng đến khả năng chi trả tiền vay của ngƣời đi vay.
- Thông tin bất định: những thông tin, những tin đồn ảnh hƣởng xấu đến uy tín
ngân hàng mà không xác định đƣợc nguyên nhân. Ví dụ ngân hàng TMCP Á Châu
năm 2003 đã xảy ra tin đồn tổng giám đốc bỏ trốn, thế là ngƣời dân hoang mang
kéo nhau đi rút tiền làm ảnh hƣởng đến hoạt động và uy tín của ngân hàng TMCP Á
Châu.
- Môi trƣờng kinh tế: Có ảnh hƣởng đến sức mạnh tài chính của ngƣời đi vay

và thiệt hại hay thành công đối với ngƣời cho vay. Các yếu tố nhƣ vấn đề chu kỳ
kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá. Môi trƣờng kinh tế có ảnh hƣởng lớn đến môi
trƣờng kinh doanh của khách hàng, vì vậy ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng. Thực tế chứng minh trong thời kỳ suy thoái, khủng hoảng tỷ lệ nợ xấu của các
ngân hàng thƣờng tăng cao. Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh
10


hƣởng lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Những mặt hàng mà Việt Nam có
thế mạnh nhƣ dệt may, xuất khẩu hàng nông sản ( xuất khẩu café, hạt điều, xuất
khẩu cá basa, ) có nguy cơ không bán đƣợc khi nền kinh tế thế giới bị khủng
hoảng.
- Nguyên nhân do chính sách của Nhà nƣớc: Trong điều kiện kinh tế mở cửa
dƣới nhiều hình thức và phƣơng tiện, những biến động lớn về kinh tế chính trị trên
thế giới có ảnh hƣởng đến các quan hệ kinh tế đối ngoại của một nƣớc mà biểu hiện
là cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, chính sách đầu tƣ, chính sách thuế, chính sách
xuất nhập khẩu …biến động đến sự biến động của giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu,
lãi suất, mức cầu tiền tệ….Nếu chính sách của nhà nƣớc thƣờng xuyên thay đổi
hoặc thay đổi một cách đột ngột, doanh nghiệp sẽ không lƣờng trƣớc đƣợc khả năng
rủi ro xảy ra.
- Môi trƣờng pháp lý: Cùng với môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng pháp lý tạo
nên môi trƣờng cho vay của các ngân hàng thƣơng mại. Sự chậm trễ, rƣờm rà trong
các thủ tục cấp giấy phép, các thủ tục hải quan… nhiều lúc ảnh hƣởng lớn đến cơ
hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối
với các doanh nghiệp vay vốn.
1.1.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay
- Nguyên nhân từ phía ngƣời đi vay là một trong những nguyên nhân chính
gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. Nhìn chung, các nguyên nhân này ngân
hàng có thể xác định đƣợc thông qua quá trình tìm hiểu, phân tích trƣớc, trong và
sau khi cho vay, tìm hiểu mục đích của việc sử dụng tiền vay và hiệu quả của

phƣơng án sản xuất kinh doanh. Các ngành nghề của các cá nhân và doanh nghiệp
đi vay là rất đa dạng: Đa phần các cán bộ tín dụng Ngân hàng không thể có đầy đủ
thông tin cũng nhƣ hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu
tƣ kinh doanh. Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cũng rất khó thẩm định đƣợc số liệu
11


tài chính do các Doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối hay
không.
- Rủi ro trong kinh doanh của ngƣời đi vay: đƣợc thể hiện ở việc biến động ít
hay nhiều theo chiều hƣớng xấu của kết quả kinh doanh. Rủi ro sẽ xảy ra nếu việc
xây dựng và triển khai các phƣơng án, dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp không khoa học, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lƣợng không phù
hợp. Các thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu do sự biến động của thị trƣờng cung
cấp, thị trƣờng tiêu thụ.
- Rủi ro tài chính: thể hiện ở việc các khách hàng không thể thực hiện nghĩa vụ
trả nợ gốc và lãi vay. Nhƣ khả năng tƣ chủ tài chính kém, năng lựu điều hành yếu,
hệ thống quản trị kind doanh không hiệu quả, trình độ quản lý của khách hàng yếu
kém dẫn đến việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, thất thoát, ảnh hƣởng đến khả
năng trả nợ. Rủi ro tài chính diễn ra cùng với mức độ sử dụng nợ, nó gắn liền với cơ
cấu tài chính của khách hàng. Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trả nợ vay
cho ngân hàng.
1.1.4.3 Nguyên nhân do ngân hàng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng không hợp lý, quy trình cho vay chƣa
chặt chẽ, chƣa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu, chƣa chú trọng đến phân tích
khách hàng, xếp loại khách hàng để tính toán điều kiện cho vay và khả năng trả nợ.
Đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, quyết định cho vay của ngân hàng
chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, chƣa áp dụng công cụ chấm điểm.
- Định giá tài sản đảm bảo không chính xác hoặc không thực hiện đầy đủ thủ
tục pháp lý cần thiết. Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin đáng tin cậy

kịp thời chính xác để xem xét phân tích trƣớc khi cấp tín dụng.
- Năng lực dự báo, phân tích và thẩm định tín dụng, phát hiện và xử lý khoản
vay có vấn đề của cán bộ tín dụng còn yếu, nhất là đối với ngành đòi hỏi hiểu biết
chuyên môn cao. Mặt khác, cũng có thể do quyết định cho vay đúng đắn nhƣng do

×