Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

QUẢN lý THỂ dục THỂ THAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.44 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO
CHUYÊN ĐỀ:
Anh (chị) là lãnh đạo của một trung tâm TDTT Quận,Huyện hãy soạn một
kế hoạch công tác năm để chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác của đơn vị hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Giảng viên: ThS : Nguyễn Phúc Nguyện
Sinh viên : Mạc Nông Thị Nguyệt
ĐẠI HỌC KHÓA 10
TPHCM tháng 7 -2015
CHUYÊN ĐỀ:
Anh (chị) là lãnh đạo của một trung tâm TDTT
Quận,Huyện hãy soạn một kế hoạch công tác năm để
chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác của đơn vị hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
MỞ ĐẦU
Thể chế quản lý thể dục thể thao là tên gọi chung của hệ thống, sự bố trí cơ
cấu, phân chia quyền hạn, cơ chế vận hành quản lý nhằm thực hiện mục tiêu
chung của thể dục thể thao ở mỗi quốc gia Thể chế quản lý thể dục thể thao có
quan hệ mật thiết với thể chế chính trị, giáo dục, truyền thống văn hoá - xã hội,
thực trạng phát triển thể dục thể thao. Trong gần một thế kỷ qua, thể chế quản lý
thể dục thể thao trên thế giới được phân chia theo 3 loại mô hình.
1. Mô hình quản lý Nhà nước: Đặc điểm của mô hình này là Chính phủ thiết lập
cơ cấu chuyên môn quản lý thể dục thể thao, quyền lực tập trung cao độ vào
Chính phủ, Chính phủ cung ứng vốn và áp dụng phương thức quản lý hành
chính đối với thể dục thể thao. Các tổ chức xã hội về thể dục thể thao chỉ mang
tính chất hình thức. Thể chế mô hình quản lý Nhà nước chủ yếu tồn tại ở các
nước XHCN cũ. Mô hình này có lợi là tập trung nguồn vốn để thực hiện mục


đích nào đó, nhưng kìm hãm sự tham gia của xã hội đối với thể dục thể thao, tức
là kìm hãm sự phát triển thể dục thể thao theo đúng bản chất của nó.
2. Mô hình quản lý xã hội: Các tổ chức thể dục thể thao của xã hội thực hiện
quản lý thể dục thể thao. Nhìn chung, Chính phủ không thiết lập cơ cấu chuyên
môn quản lý thể dục thể thao, rất ít can thiệp vào sự vụ thể dục thể thao, và nếu
có can thiệp cũng chỉ bằng phương thức lập pháp hoặc trợ cấp kinh tế. Trong mô
hình này, quyền lực quản lý thể dục thể thao được phân chia cho các tổ chức xã
hội thể dục thể thao, nên còn gọi là mô hình của thể chế phân quyền. Thể chế
quản lý này ở Mỹ và một vài quốc gia khác, trong Chính phủ không có ngành
thể dục thể thao, không chế định chính sách thể dục thể thao, mà chỉ tài trợ rất ít
cho thể dục thể thao. Ở nước Mỹ, thể dục thể thao được xã hội tài trợ để phát
triển là chủ yếu. Uỷ ban Olympic Mỹ được chỉ định là tổ chức phối hợp các tổ
chức thể thao nghiệp dư từng môn của Mỹ, nhưng không có quyền lực khống
chế chi phí của các tổ chức này. Thể thao nhà nghề do Hiệp hội hoặc Liên đoàn
thể thao nhà nghề của từng môn quản lý. Thể dục thể thao trung học do Liên
đoàn Thể dục thể thao trung học quản lý, Thể dục thể thao đại học do 3 liên
đoàn Thể dục thể thao đại học quản lý.
3. Mô hình kết hợp: Trong mô hình này, Nhà nước và xã hội cùng kết hợp quản
lý thể dục thể thao. Chính phủ có cơ quan quản lý thể dục thể thao độc lập hoặc
ghép ngành. Chính phủ tiến hành quản lý vĩ mô, hoạch định đường lối, chính
sách, phát huy chức năng phối hợp và giám sát, đầu tư kinh phí cho thể dục thể
thao ở mức độ hợp lý, đặc biệt cho trường học. Tổ chức xã hội dưới sự quản lý
vĩ mô của Chính phủ, thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn thể dục thể
thao như xây dựng quy hoạch phát triển từng môn, quy chế, điều lệ, tổ chức
huấn luyện và thi đấu, triển khai thể dục thể thao quần chúng và trường học ở
từng môn hoặc từng phạm vi đối tượng của Hiệp hội, Liên đoàn. Hầu hết các
quốc gia trên thế giới áp dụng thể chế quản lý này (Anh, Đức, Pháp, Canada,
Nhật, Hàn Quốc ). Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mô hình của thể chế quản lý này
cũng khác nhau về mức độ phân chia quyền lực, phân phối lợi ích, nghiêng về
quản lý Nhà nước hay nghiêng về quản lý xã hội. Một số nước như: Canada,

Hàn Quốc gần đây nghiêng về quản lý Nhà nước nhiều hơn 20 năm trở về
trước.
Như vậy, đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều có thể chế quản lý thể
dục thể thao theo mô hình kết hợp quản lý Nhà nước với quản lý xã hội. Trong
thời kỳ bao cấp, thể chế quản lý thể dục thể thao nước ta thuộc mô hình quản lý
Nhà nước. Trong những năm gần đây, nhờ công cuộc đổi mới đất nước, ta đang
chuyển dần sang thể chế quản lý thể dục thể thao theo mô hình kết hợp quản lý
Nhà nước với quản lý xã hội, tích cực thực hiện chủ trương xã hội hoá thể dục
thể thao của Đảng và Chính phủ.
KHÁI NIỆM
1. Quản lý:
Quản lý là sự tác động liên tục có hướng đích và kế hoạch của chủ thể lên
khách thể, nhằm tổ chức và phối hợp các hoạt động của khách thể, để tổ chức
thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
2. Quản lý TDTT:
Quản lý TDTT là một bộ phận không thể thiếu được của quản lý XHCN
nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước
Quản lý TDTT là một loại hoạt động tổng hợp có mục tiêu xác định, có tổ
chức thực hiện, có đánh giá hiệu quả nhằm phát triển sự nghiệp TDTT.
Tham khảo một số định nghĩa quản lý TDTT của một số tác giả sau:
- Liên Xô (cũ): Quản lý TDTT là hoạt động có tổ
chức, có điều tiết của chủ thể quản lý để hoàn thành
nhiệm vụ.
- Nhật: Quản lý TDTT là một thủ đoạn tác động vào TDTT, nhằm thực
hiện mục tiêu của TDTT.
- Mỹ: Quản lý TDTT là quá trình sử dụng có hiệu quả nhân lực, vật lực để
thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đó.
- Trung Quốc: Quản lý TDTT là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, giám
sát, điều tiết đối với công tác TDTT để thu được hiệu quả xã hội tốt hơn.
3. Khái niệm về hoạt động quản lý

+ Hoạt động quản lý: là những hoạt động lao động của người lãnh đạo và
có đặc điểm sau:
* Có hàng loạt hoạt động diễn ra trong các giai đoạn của quản lý, phù hợp
với các chức năng quyền lợi.
* Thể hiện cách thức của người lãnh đạo và ban lãnh đạo trong vận dụng
phong cách quản lý xã hội chủ nghĩa.
* Sử dụng các phương pháp quản lý thích hợp.
+ Nội dung quản lý: là những nội dung mà từ đó người ta đề ra các hoạt
động quản lý cho người lãnh đạo và ban lãnh đạo.
+ Nhiệm vụ quản lý: là từ mối quan hệ giữa kết quả muốn thu được với
tình hình cụ thể, nó được xác định rõ trong từng phạm vi trách nhiệm. Khi vạch
ra nhiệm vụ thực chất là để bảo đảm mục tiêu và nội dung quản lý. Nhiệm vụ
quản lý phải gắn liền đến nội dung quản lý.
Muốn có hoạt động quản lý tốt, người lãnh đạo TDTT phải nắm một cách
tổng thể các nội dung quản lý và từ đó mà xác định được các nhiệm vụ quản lý
cụ thể.
4. Quá trình quản lý:
Khái niệm: quá trình quản lý là quá trình phức hợp, có bắt đầu, có kết thúc
và tuân theo những quy luật hoạt động. Tiến hành quá trình quản lý là việc tiến
hành có ý thức và có sự phối hợp cao
5. Cơ cấu quản lý TDTT:
Là sự phản ánh một cách hài hòa các ban lãnh đạo được bổ nhiệm (hay bầu
ra) để thực hiện nhiệm vụ, nội dung, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm đã được
xác định. Vậy cơ quan quản lý TDTT sẽ được hình thành khi có cơ cấu tổ chức
TDTT.
6. Kế hoạch:
Kế hoạch công tác là việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện
pháp tiến hành một lĩnh vực, một nhiệm vụ công tác của Nhà nước nói chung
hoặc của từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nói riêng. Kế hoạch thường
được xây dựng cho từng thời gian nhất định theo niên hạn như: kế hoạch dài hạn

(5 năm, 10 năm, 20 năm…); kế hoạch trung hạn (2 – 3 năm), kế hoạch ngắn hạn
(1 năm, 6 tháng, quý). kế hoạch mỗi khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
thì nó bắt buộc các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện và hoàn thành
đúng thời hạn. Kế hoạch đề ra (hoặc được giao) có được hoàn thành tốt và đúng
thời hạn hay không là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
được giao của một cơ quan, đơn vị.
7. Lập kế hoạch:
Lập kế hoạch là xác định một cách có căn cứ khoa học những triển vọng,
mục tiêu, chỉ số và biện pháp phát triển nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội trên
cơ sở nhu cầu, xu hướng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và tiến bộ xã hội.
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập
kế hoạch , tổ chức , lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan
trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và
chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các
chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Cho đến nay thì có rất nhiều khái niệm về chức năng lập kế hoạch. Với mỗi
quan điểm , mỗi cách tiếp cận khác nhau đều có khái niệm riêng nhưng tất cả
đều cố gắng biểu hiện đúng bản chất của phạm trù quản lý này.
Nếu đứng trên góc độ ra quyết định thì : “ Lập kế hoạch là một loại ra
quyết định đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong
muốn cho tổ chức của họ “. Quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra . Lập kế hoạch có thể ví như là bắt đầu từ rễ cái của
một cây sồi lớn , rồi từ đó mọc lên các “ nhánh” tổ chức , lãnh đạo và kiểm tra.
Xét theo quan điểm này thì lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và trọng yêú đối
với mỗi nhà quản lý. Với cách tiếp cận theo quá trình :
VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG
1. Quản lý:
Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định xã hội là một hệ
thống phức tạp và phát triển theo quy luật khách quan. Để đi đúng các quy luật
khách quan cần có sự quản lý.

Sự cần thiết khách quan được Mác khẳng định: “Bất cứ lao động XH hay
lao động chung nào mà được tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu
phải có sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải làm
một chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự
vận động chung của một cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều
khiển mình, nhưng một giàn nhạc phải có nhạc trưởng”.
Mác còn chỉ rõ sự cần thiết khách quan của quản lý đối với XH và xuất
phát từ đặc tính XH của lao động và bản chất XH của con người.
+ Đặc tính xã hội của lao động thể hiện ở sự phân công và hợp tác trong lao
động là cùng lao động trong một quá trình lao động, là sự cân đối, có tổ chức và
kỷ luật lao động.
+ Bản chất xã hội của con người thể hiện các mối quan hệ trong lao động,
là vấn đề làm ra và trao đổi sản phẩm lao động.
2. Quản lý TDTT:
Quản lý TDTT phát triển sự nghiệp TDTT, sự nghiệp đó là một công tác
cách mạng.
Quản lý TDTT xúc tiến mục tiêu xã hội (con người lực lượng sản xuất )
mà mục tiêu ấy là do Đảng đề ra.
Quản lý TDTT nhằm làm thỏa mãn nhu cầu thể thao, văn hóa, tinh thần
của xã hội.
Tăng niềm tin và đào tạo nhân tài thể thao cho đất nước.
Quản lý TDTT tác động có mục đích, có kế hoạch để thực hiện mục tiêu xã
hội:
- Quản lý tác động trên nhu cầu xã hội về công tác TDTT nên phải có đích
và kế hoạch.
- Thực hiện chính sách, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về TDTT phải có biện
pháp, có đầu tư thời gian và phải mang tính kế hoạch.
. Quản lý TDTT tạo sự lao động sáng tạo để thực hiện mục tiêu xã hội:
- Chỉ có sáng tạo trong quản lý mới có thể giải phóng sức lao động trong xã
hội.

- Sáng tạo vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý TDTT là
phát triển TDTT và phát triển xã hội.
- Sáng tạo trong quản lý TDTT là cơ sở thu hút nhiều người tập luyện
thường xuyên, là làm tốt chủ trương của Đảng về TDTT, là khả năng đổi mới tư
duy, biết tìm mục tiêu xã hội trong lĩnh vực TDTT.
3. hoạt động quản lý:
từ mối quan hệ giữa kết quả muốn thu được với tình hình cụ thể, nó được
xác định rõ trong từng phạm vi trách nhiệm. Khi vạch ra nhiệm vụ thực chất là
để bảo đảm mục tiêu và nội dung quản lý. Nhiệm vụ quản lý phải gắn liền đến
nội dung quản lý.
Muốn có hoạt động quản lý tốt, người lãnh đạo TDTT phải nắm một cách
tổng thể các nội dung quản lý và từ đó mà xác định được các nhiệm vụ quản lý
cụ thể.
4.Quá trinh quản lý:
Giai đoạn 1: nắm hiểu vấn đề và nhiệm vụ quản lý.
- Trong giai đoạn này được vận dụng chức năng phân tích.
- Người lãnh đạo phải làm sao trong thời gian ngắn có thể nắm hiểu vấn đề
đã xuất hiện và phải biết được những vấn đề và nhiệm vụ phải làm.
- Người lãnh đạo phải có căn cứ thông tin đầy đủ, tức là có nghị quyết chỉ
thị cần thiết, có bài học, tổng kết trước đây như thế nào.
+ Giai đoạn 2: Chuẩn bị ra quyết định.
- Để chuẩn bị ra quyết định được chính xác người lãnh đạo phải sử dụng
chức năng kế hoạch.
- Những yêu cầu chủ yếu trong giai đoạn này:
* Phân tích được các mục tiêu nhất định cho từng phạm vi trách nhiệm
trong hệ thống, trong cơ quan và trong tổ chức.
* Chuẩn bị lực lượng cán bộ, phân công lao động hợp lý để xúc tiến công
việc cần thiết cho quyết định.
* Xác định phương án quyết định.
* Chọn các phương pháp, biện pháp và phương tiện quản lý cần thiết để khi

ra quyết định có thể thực hiện ngay được.
* Xác định được ảnh hưởng chính phụ của quyết định.
+ Giai đoạn 3: Ra quyết định
* Đây là giai đoạn ngắn nhất của quá trình quản lý song nó có ý nghĩa quan
trọng nhất.
* Đòi hỏi người lãnh đạo, ban lãnh đạo phải có tính quyết đoán, có lập
trường và giữ nguyên tắc. Ở đây chức năng quyết định được phát huy.
+ Giai đoạn 4: Thực hiện quyết định
* Gồm toàn bộ nội dung của chức năng tổ chức.
* Giải thích, hướng dẫn các nhiệm vụ của quyết định đã ban hành, nâng cao
ý thức cho cán bộ và tập thể, xác định các bước lao động cần thiết và phối hợp
tốt giữa các bộ phận đang thực hiện quyết định.
+ Giai đoạn 5: Tổng kết việc thực hiện quyết định
* So sánh mục tiêu đã vạch ra và mục tiêu đã đạt được để biết được nguyên
nhân thắng lợi, thất bại, cách khắc phục sai lầm
* Đánh giá lực cán bộ tham gia thực hiện quyết định.
* Rút ra bài học và phổ biến bài học.
5. kế hoạch:
kế hoạch có vai trò quan trọng trong tổ chức hoạt động của cơ quan, tổ
chức cũng như của cá nhân.
kế hoạch giúp cho cơ quan, tổ chức đạt được mục tiêu một cách tương đối
chính xác. Chương trình, kế hoạch góp phần đảm bảo tính ổn định trong hoạt
động của cơ quan, tổ chức.
kế hoạch giúp tăng tính hiệu quả làm việc của cơ quan, tổ chức: có chương
trình, kế hoạch tốt sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực cho cơ quan, tổ
chức trong các hoạt động; có chương trình, kế hoạch tốt sẽ hạn chế được rủi ro
trong quá trình hoạt động. Làm việc theo chương trình, kế hoạch giúp cho cơ
quan chủ động công việc, biết làm việc gì trước, việc gì sau, không bỏ sót công
việc.
kế hoạch giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với mọi sự thay đổi trong quá

trình điều hành cơ quan, tổ chức một cách linh hoạt mà vẫn đạt mục tiêu đã đề
ra. Chương trình, kế hoạch giúp cho lãnh đạo cơ quan phân bổ và sử dụng hợp
lý quỹ thời gian, huy động được các đơn vị giúp việc; bố trí lực lượng tập trung
theo một kế hoạch thống nhất; phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng các đơn vị để thực
hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đã đề ra. Chương trình, kế hoạch đảm bảo cho
thủ trưởng cơ quan điều hành hoạt động được thống nhất, tránh chồng chéo và
mâu thuẫn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy được trí tuệ của tập thể lãnh
đạo cơ quan.
kế hoạch làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá mọi hoạt động
của cơ quan, tổ chức.
6. lập kế hoạch:
Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác
kiểm tra đạt hiệu quả cao
lập kế hoạch là khâu đầu tiên , là chức năng quan trọng của quá trình quản
lý và là cơ sở để đạt được mục tiêu đề ra.
lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động trong tương lai , làm giảm
sự tác động của những thay đổi từ môi trường , tránh được sự lãng phí và dư
thừa nguồn lực , và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm
tra .
việc lập ra được những kế hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc
thực hiện một cách hiệu quả những mục tiêu đã đề ra.
UBND HUYỆN CÁT TIÊN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
P. VĂN HÓA THÔNG TIN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số /KH-VHTT Cát Tiên , ngày , tháng , năm2015
KẾ HOẠCH
Tổ chức Đại hội Thể dục thể thao
Huyện Cát Tiên lần thứ VII - năm 2015

Căn cứ Quyết định số 670/QĐ-TTg ngày 06/6/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp và

Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2015
Căn cứ Hướng dẫn số 2500/HD-BVHTTDL ngày 25/7/2012 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến
tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2015;
Thực hiện Kế hoạch số 127/KH-BCĐ ngày 09/11/2012 của Ban chỉ đạo
Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII năm 2015 về việc tổ chức
Đại hội Thể dục Thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Yên
Bái lần thứ VII năm 2015.
Thực hiện Điều lệ số 728/ĐL- ĐH TDTT Điều lệ Đại hội Thể dục thể
thao tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII năm 2015 ngày 17/12/2012của Sở Văn hoá -
Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng
Căn cứ Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 27/6/2015 của Ủy ban nhân
dân huyện Cát Tiên về việc thành lập Ban chỉ đạo tổ chức Đại hội TDTT huyện
năm 2015;
Thực hiện Kế hoạch số 81/KH-BCĐ ngày 01/7/2014 của Ban chỉ đạo tổ
chức Đại hội TDTT các cấp tiến tới Đại hội TDTT huyện Mù Cang Chải lần thứ V II
năm 2015;
Ban chỉ đạo Đại hội TDTT huyện Mù Cang Chải xây dựng Kế hoạch tổ
chức Đại hội Thể dục thể thao lần thứ VI năm 2013, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại" và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa" giai đoạn 2010 - 2015, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong nhân dân,
tăng cường sức khỏe phục vụ cho lao động sản xuất, công tác và học tập.
- Rà soát, tuyển chọn vận động viên thể thao thành tích cao chuẩn bị dự
Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Yên Bái lần thứ VII năm 2015.
- Thông qua Đại hội Thể dục thể thao để đánh giá kết quả phong trào tập
luyện thể dục thể thao trong mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời góp phần nâng
cao trình độ tổ chức, xây dựng phong trào của đội ngũ cán bộ thể thao, tăng

cường mối đoàn kết, giao lưu học tập lẫn nhau.
2. Yêu cầu
- Đại hội Thể dục thể thao phải thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân
trong huyện tham gia thi đấu.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể dục thể thao, tích cực tuyên truyền
vận động các tổ chức, tập thể, cá nhân tài trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị
dụng cụ tập luyện và thi đấu, tài trợ kinh phí phục vụ cho công tác tổ chức Đại
hội các cấp.
- Công tác tổ chức Đại hội phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, an toàn,
chất lượng, hiệu quả, đúng luật và Điều lệ, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong
thi đấu và tổ chức Đại hội.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Quy mô Đại hội TDTT:
- Số môn thi đấu là 8 môn gồm: Bóng chuyền nam, đẩy gậy, cờ tướng,
bắn nỏ, kéo co, cầu lông, bóng bàn và môn điền kinh 1.500m Nam, 800m Nữ
- Lực lượng vận động viên tham gia thi đấu các môn trước Đại hội, thực
hiện theo quy định của Điều lệ từng môn.
- Số lượng vận động viên tham gia thi đấu tại Đại hội: Dự kiến khoảng
350 vận động viên.
- Số đoàn diễu hành tham dự Đại hội có 16 đoàn, trong đó: các xã, thị
trấn thành lập 4 đoàn; khối các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn huyện 8 đoàn;
khối hồng kỳ, cờ Tổ quốc, biểu tượng TDTT, Ảnh Bác Hồ 4 đoàn.
- Lực lượng tham gia màn đồng diễn dự kiến 650 học sinh.
2. Thời gian: Đại hội Thể dục thể thao huyện Cát Tiên lần thứ VII năm
2015
- Giai đoạn 1: Tổ chức thi đấu 2 môn trước Đại hội, môn Bóng chuyền
nam và môn Điền kinh (Chạy 800m đối với nữ và 1.500m đối với nam).
- Giai đoạn 2: Từ ngày 28/9/2015 đến ngày 30/9/2015, gồm các nội dung: Tổ
chức Lễ khai mạc, đồng diễn, diễu hành và thi đấu 06 môn sau khai mạc Đại hội gồm:
Đẩy gậy, Bắn nỏ, Kéo co, Cầu lông, Bóng bàn, Cờ tướng.

3. Công tác chỉ đạo
- Thành lập Ban tổ chức Đại hội Thể dục thể thao huyện Cát Tiên lần
thứ VII năm 2015.
- Ban hành hướng dẫn, Điều lệ chung, Điều lệ từng môn thi đấu trong
Đại hội thể dục thể thao theo đúng quy định.
4. Công tác tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ trên
địa bàn huyện về các hoạt của Đại hội Thể dục thể thao lần thứ VII năm 2015,
gắn với cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại".
- Phản ánh gương người tốt, tập thể đơn vị tích cực trong tập luyện, thi
đấu thể thao và có những đóng góp tích cực trong hoạt động xã hội hóa thể dục
thể thao, từ đó nhân rộng điển hình góp phần đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn
dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại".
5. Lễ Khai mạc
a) Thời gian: Dự kiến từ 07 giờ 30 ngày 28/9/2015.
b) Địa điểm: Tại sân vận động trung tâm huyện.
c) Tổng duyệt trương trình Lễ Khai mạc Đại hội: 01 ngày, ngày 27/9/2015
tại sân vận động trung tâm huyện. Buổi sáng từ 8 giờ 00 phút - 11 giờ 00 phút, buổi
chiều từ 14 giờ 30 phút - 16 giờ 30 phút.
- Đại biểu tỉnh gồm: Các đồng chí lãnh đạo sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch tỉnh Yên Bái.
+ Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực
Ủy ban nhân dân huyện.
+ Thành viên Ban chỉ đạo Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ VII
năm 2015 và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện.
+ Các đoàn vận động viên và lực lượng tham gia diễu hành dự kiến 1.000
người.
e) Nội dung Lễ Khai mạc:
- Phần lễ:
+ Lễ diễu hành biểu dương lực lượng (Của 16 khối có sơ đồ kèm theo).

+ Rước đuốc truyền thống (Do 3 VĐV của trường THPT huyện).
+ Nghi lễ khai mạc Đại hội (Có chương trình tổ chức riêng).
- Phần hội:
+ Đồng diễn thể dục của 650 em học sinh.
+ Tổ chức thi đấu 08 môn trong Đại hội.
6. Tổ chức các môn thi đấu tại Đại hội gồm 8 môn: Bóng chuyền nam,
Đẩy gậy, Bắn nỏ, Kéo co, Cầu lông, Bóng bàn, Cờ tướng và môn Điền kinh.
a) Thời gian: Từ ngày 28/9/2015 đến ngày 30/9/2015 (Có lịch thi đấu
của Ban Tổ chức).
b) Địa điểm:
- Môn cầu lông thi đấu tại sân thi đấu Cầu lông của huyện.
- Môn Bóng bàn, Cờ tướng thi đấu tại tầng 2 hội trường phòng Văn hóa
và Thông tin huyện.
- Môn Đẩy gậy, Bắn nỏ, Kéo co, Điền kinh thi đấu tại sân vận động trung tâm
huyện ngay sau khi kết thúc lễ khai mạc Đại hội.
* Riêng đối với môn Bóng chuyền nam.
- Môn Bóng chuyền tổ chức từ ngày 20/9/2015 đến ngày 24/9/2015.
- Địa điểm: Thi đấu môn Bóng chuyền tại sân bóng chuyền Ban Chỉ huy
Quân sự huyện.
7. Lễ Bế mạc:
a) Thời gian: 14 giờ 00 ngày 30/9/2015.
b) Địa điểm: Hội trường phòng Văn hoá và Thông tin huyện.
c) Đại biểu dự Lễ Bế mạc:
- Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực
Ủy ban nhân dân huyện.
- Thành viên Ban chỉ đạo Đại hội Thể dục thể thao lần thứ VII năm 2015
huyện.
- Trưởng các đoàn vận động viên.
d) Nội dung Lế bế mạc Đại hội (Có chương trình tổ chức riêng).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
- Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đại hội TDTT có trách nhiệm tham
mưu thành lập Ban tổ chức Đại hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành
viên Ban tổ chức Đại hội.
- Xây dựng Điều lệ và hướng dẫn các đơn vị tham gia Đại hội đảm
bảo theo đúng quy định, xây dựng chương trình Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc và
các nội dung thi đấu tại Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ VII.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan
và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức chức Đại hội Thể dục thể thao huyện
lần thứ VII đảm bảo hiệu quả, an toàn, công bằng và tiết kiệm.
- Cung cấp danh sách khách mời sở VHTTDL tỉnh, xây dựng maket
phông chính, tổ chức trang trí khánh tiết khu vực đại hội và chuẩn bị đầy đủ các
điều kiện (ánh sáng, tăng âm, loa đài, nước uống, hoa tươi) phục vụ Chương
trình tổng duyệt và Lễ khai mạc, Lễ bế mạc Đại hội, lên maket vị trí chỗ ngồi,
chuẩn bị biển ghi tên, chức danh của đại biểu dự Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc.
- Phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện đón tiếp đại biểu của
tỉnh, huyện đến dự Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc Đại hội Thể dục thể thao huyện lần
thứ VII.
- Chuẩn bị tốt các nghi thức tiếp lửa truyền thống (Với hình thức chạy bộ
rước đuốc) từ đầu cầu cứng về địa điểm khai mạc Đại hội vào sáng ngày
28/9/2015.
- Tổng hợp dự toán kinh phí tổ chức Đại hội Thể dục thể thao toàn huyện
lần thứ VII gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định trình Uỷ ban nhân dân
huyện phê duyệt theo quy định.
- Tổ chức tuyên truyền, cổ động bằng hình thức như: Tuyên truyền xe
lưu động, treo băng zôn, khẩu hiệu tại khu vực trung tâm huyện, sân vận động
khu vực lễ khai mạc và các khu vực đông dân cư về Đại hội TDTT huyện lần thứ
VII năm 2015.
2. Công an huyện
- Xây dựng phương án bảo vệ an ninh trật tự tại nơi nghỉ của các đoàn,

Lễ khai mạc, Lễ bế mạc và các điểm thi đấu trong suốt quá trình diễn ra Đại
hội.
- Có kế hoạch chi tiết bố trí bãi đỗ xe trong Lễ khai mạc Đại hội, đảm
bảo không bị ùn tắc giao thông, không ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân,
đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông trên các tuyến đường.
- Chuẩn bị lực lượng tham gia diễu hành trong Lễ Khai mạc Đại hội (31
người).
3. Ban Chỉ huy Quân sự huyện
- Phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin chuẩn bị sơ đồ các đoàn diễu
hành, kẻ sân vị trí các đoàn và điểm tập kết, vị trí các đoàn đồng diễn tại sân vận
động và chương trình tổng kết bế mạc Đại hội, trực tiếp chỉ đạo khối vận động
viên các xã, thị trấn tham gia diễu hành tại Đại hội.
- Chuẩn bị lực lượng tham gia diễu hành trong Lễ Khai mạc Đại hội (31
người).
4. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa huyện
- Chuẩn bị thuốc, vật tư dụng cụ y tế, bố trí xe cứu thương và bác sĩ
thường trực cấp cứu trong suốt thời gian diễn ra Đại hội.
- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nơi ăn, nghỉ của khách và các đoàn
vận động viên tham gia Đại hội.
- Tổ chức khám sức khỏe cho các vận động viên tham gia thi đấu tại Đại
hội TDTT tỉnhLâm Đồng lần thứ VII năm 2015.
- Chuẩn bị lực lượng tham gia diễu hành trong Lễ Khai mạc Đại hội (31
người).
5. Điện lực huyện: Đảm bảo nguồn điện liên tục trong thời gian diễn ra
Đại hội Thể dục thể thao, có phương án dự phòng trong trường hợp có thể xảy ra mất
điện.
6. Trường THPT, trường PTDT Nội Trú, trường THCS Quang
Trung
- Huy động đủ số lượng là 650 em học sinh thực hiện các phần việc
trong kế hoạch huy động học sinh tổ chức Đại hội và phải đảm bảo kế hoạch học

tập theo chương trình (Số lượng học sinh các trường cụ thể là: Trường THPT
350 em, Trường PTDT Nội trú 150 em, Trường THCS Quang Trung 150 em).
- Cử cán bộ giáo viên tham gia quản lý học sinh trong thời gian tập luyện
các màn đồng diễn và cán bộ làm công tác trọng tài trong thời gian thi đấu theo
yêu cầu của Ban chỉ đạo.
7. Đài Truyền thanh và Truyền hình huyện: Có kế hoạch tuyên truyền
trước và trong qua trình tổ chức Đại hội; xây dựng chuyên trang, chuyên mục và
các phóng sự tuyên truyền về Đại hội, phản ánh kịp thời các nội dung thi đấu
diễn ra tại Đại hội Thể dục thể thao.
8. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện
- Quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các đoàn của xã về dự đại
hội (theo Nghị quyết số 17-NQ/HU ngày 09/7/2015 phân công phụ trách xã của
Huyện uỷ).
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với phòng Văn
hóa và Thông tin trong việc tổ chức Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ VII
và chuẩn bị lực lượng tham gia diễu hành đủ số lượng đảm bảo đạt kết quả.
9. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
Phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin huyện tổng hợp dự toán kinh
phí tổ chức Đại hội Thể dục thể thao toàn huyện lần thứ VI thẩm định trình Uỷ
ban nhân dân huyện phê duyệt theo quy định.
10. Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện
- Chủ trì in và gửi giấy mời, đón tiếp và bố trí nơi ăn, nghỉ cho các đại
biểu dự Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ VI.
- Chuẩn bị bài phát biểu cho lãnh đạo huyện tại Lễ Khai mạc, Bế
mạc Đại hội Thể dục thể thaolần thứ VII.
- Cử cán bộ phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin dẫn chương trình
của lễ diễu hành biểu dương lực lượng.
11. Đội dịch vụ công cộng
Chỉ đạo vệ sinh sạch sẽ trong khu vực thị trấn các đường phố chính đảm
bảo sạch, đẹp, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân.

12. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
Lựa chọn vận động viên tham gia đầy đủ các môn thi đấu và tham gia
diễu hành tại Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ VII năm 2015 liên hệ các
cơ quan phụ trách xã tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao huyện Cát Tiên
lần thứ VII năm 2015 , Ban Chỉ đạo huyện đề nghị Ủy ban nhân dân các xã, thị
trấn và khối các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện tốt nội dung kế hoạch đã
đề ra. Trong quá trình tổ chức thực hiện có vướng mắc liên hệ về Phòng Văn
hóa và Thông tin (Cơ quan thường trực của Ban tổ chức Đại hội) để kịp thời
giải quyết./.
Nơi nhận:
- Sở VHTTDL tỉnh;
- TT. Huyện uỷ;
- TT. HĐND huyện;
- TT. UBND huyện;
- Các thành viên BCĐ;
- Các cơ quan, đơn vị liên quan;
- UBND các xã, thị trấn;
- Các đơn vị trường học;
- Lưu: VT, PVH.
TRƯỞNG BAN

(Đã ký)


PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN

×