Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI JOHN DEWEY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.6 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
LỚP TÂM LÝ K36

MÔN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
GVHD: TS. Hồ Văn Liên
SVTH: Trần Lê Tường Vy
Nguyễn Thị Thúy Nguyên
Trần Thị Trang

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2012
I. SƠ LƯỢC VỀ JOHN DEWEY
I.1 Tiểu sử:
NĂM SỰ KIỆN
1859 Năm sinh
1879 Tốt nghiệp đại học Vermont
1882 Vào học bậc sau đại học ở Đại học John Hopkins
1884 ông đã lấy bằng tiến sĩ với luận văn Tâm lý học của Kant
1889 J.Dewey theo G.S.Morris đến Đại học Michigan để nhận chức Chủ nhiệm
khoa Triết học ở Đại học Michigan.
Trong thời gian này, ông đã gặp người vợ tương lai của mình là Alice
Chipman, một sinh viên cũ của ông. Trước khi vào đại học, Alice là
nguyên nhân chính khiến J.Dewey chuyển sang quan tâm hơn đến mặt
thực hành của triết học vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XIX. Ông đã nói
rằng, vợ ông là người đã đưa cả “phần hồn và phần xác” vào công việc của
ông và trên thực tế, bà là người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành tư
tưởng sư phạm của ông.
Từ 1894
đến 1904
Giảng dạy triết học tại Đại học Chicago.
Tháng Giêng năm 1896, J.Dewey và các đồng nghiệp đã thành lập Trường


Thực nghiệm giáo dục thuộc Đại học Chicago (Chicago Laboratory School
of Education) do chính ông làm hiệu trưởng.
1904 Do một số mâu thuẫn trong nội bộ ban quản lý nhà trường, một số người
đã đấu tranh đòi quyền quản lý Trường Thực nghiệm giáo dục do J.Dewey
làm Hiệu trưởng.
1919 Bắt đầu ra nước ngoài giảng dạy. Ông đã từng sang Nhật Bản và trước
phong trào Ngũ Tứ ít lâu, ông đã đến giảng dạy ở Bắc Kinh, Thượng Hải,
Nam Kinh, Quảng Châu (Trung Quốc).
1931 Được phong chức danh Giáo sư danh dự của Đại học Columbia.
1952 J.Dewey qua đời, hưởng thọ 93 tuổi.
Trong suốt sự nghiệp lâu dài của mình, J.Dewey đã phát triển một lý thuyết triết học kêu
gọi sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành và bản thân ông cũng đã thể nghiệm lý thuyết
này trong hoạt động của mình, nhất là trong sự nghiệp của “nhà cải cách giáo dục”.
I.2 Các tác phẩm chính
• Tác phẩm biểu hiện tập trung tư tưởng của J.Dewey là Lôgíc học: Lý thuyết thẩm
tra (Logic: The Theory of Inquiry, 1938).
• Tác phẩm được nhiều người ưa chuộng nhất là “Tái cấu trúc triết học”
(Reconstruction in Philosophy, 1920) .
• Tác phẩm gây được ảnh hưởng nhất là “Trường học và xã hội” (The School and
Society, 1899).
Page 2
• Ngoài ra, ông còn viết nhiều tác phẩm quan trọng khác, như “Chúng ta tư duy như
thế nào” (How We Think, 1910), “Dân chủ và giáo dục” (Democracy and
Education, 1916), “Nhân tính và (cách) ứng xử” (Human Nature and Conduct,
1922), “Kinh nghiệm và giáo dục” (Experience and Education, 1938)… Trong
những tác phẩm này, J.Dewey đều chủ trương xây dựng một nền giáo dục dân chủ
gắn lý luận với thực tiễn.
I.3 Những người ảnh hưởng tới sự nghiệp của J.Dewey.
Thời kỳ 1879 – 1884 dưới sự dẫn dắt của Geogre S.Morris, nhà triết học đã lý
tưởng hóa thuyết Hêghen mới, sau khi đã đọc rất nhiều trước tác phẩm triết học, chịu

nhiều ảnh hưởng của Tạp chí Triết học tư biện theo trường phái Saint Louis Mỹ, lại được
cổ vũ bởi luận văn triết học Giả định siêu hình học của chủ nghĩa duy vật đăng trên tạp
chí này, J.Dewey đã quyết định theo đuổi sự nghiệp triết học. Khi làm nghiên cứu sinh,
J.Dewey cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng triết học của C.Peirce từ các bài giảng và
lôgíc học của ông.
Trong những năm làm công việc giảng dạy ở Đại học Michigan, J.Dewey không chỉ
say mê nghiên cứu triết học mà còn say mê nghiên cứu tâm lý học dưới ảnh hưởng
“Nguyên lý tâm lý học” của W.James. Tác phẩm này của W.James đã buộc ông phải suy
nghĩ lại về lôgíc học và đạo đức học bằng cách hướng ông tới chức năng thực hành của
các ý tưởng và khái niệm. Ông học từ William James những nguyên tắc của môn tâm lý
học chức năng mới mẻ. Ông cho rằng, giá trị là một hoạt động không phải của ý muốn
bất thường cũng không phải thuần túy của cấu trúc xã hội mà là một phẩm tính vốn có
trong các biến cố: “bản thân tự nhiên là nuối tiếc và cảm động, là hỗn loạn và đam mê”
(kinh nghiệm và tự nhiên). Nhưng khác với James, ông cho răng sự thực nghiệm ( về xã
hội công nghệ, triết học…) có thể được sử dụng như người phán xét chân lý khó lay
chuyển. Ví dụ như James cảm thấy đối với nhiều người thiếu “niềm tin lớn” vào các ý
niệm tôn giáo thì cuộc sống của họ nông cạn và không thú vị. Nhưng Dewey lại coi trọng
thiết chế và sự hành trì tôn giáo trong đời sống con người, vẫn phản bác niềm tin dưới bất
kì lý tưởng tĩnh tại nào, như một Thượng Đế thần linh. Đối với ông Thượng Đế là
phương pháp của trí thông minh trong đời sống con người, tức là khoa học truy tìm triệt
để. Dựa vào tâm lý học chức năng, J.Dewey cho rằng, tư duy không phải là một loạt
những ấn tượng của tri giác hay một “đồ tạo tác” từ cái gọi là “ý thức”, cũng không phải
là biểu hiện của tinh thần tuyệt đối, mà là một phương tiện trung gian được phát triển
nhằm duy trì những lợi ích sống còn của xã hội và lợi ích của con người.
Ông cũng học từ Charles Sanders Peirce cái cơ cấu kiểu Darwin về sự thách thức,
đáp lại thách thức, sự bị kích thích và sự nghi hoặc mà sau này chúng sẽ làm thành cơ sở
Page 3
cho thuyết tra vấn của ông (theory of inquiry); học ở George Herbert Mead tầm quan
trọng của môn tâm lý học xã hội mới ra đời
Sau 1890, J.Dewey dần chuyển từ chủ nghĩa lý tưởng tuyệt đối của phái Hêghen

mới sang chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa tự nhiên kinh nghiệm. Chịu ảnh hưởng học
thuyết tiến hóa sinh học của Darwin ông cho rằng: là sự sinh trưởng, kinh nghiệm là kết
quả của sự tác động lẫn nhau giữa cơ thể con người và hoàn cảnh, chỉ có chân lý có tác
dụng đối với bản thân thì đó mới là chân lý. Ông nhấn mạnh hành động, thao tác, tri thức
thu nhận được qua hành động, học bắt đầu từ làm.
Ông cũng chịu ảnh hưởng từ Rousseau: xây dựng một nền GD mang tính hiệu quả
và lợi ích, tính chủ động của người học và liên hệ với đời sống. Ông nhận thấy triết lý
giáo dục của Rousseau quá chú trọng đến cá nhân và triết học. Theo Dewey có thể nói sự
phân biệt là giả mạo: giống như Vugotsky ông quan niệm trí tuệ và sự hình thành của nó
là một tiến trình chung. Vì thế cá nhân chỉ là một khái niệm có ý nghĩa được xem như
một phần không thể tách rời của xã hội của anh ta và xã hội không có ý nghĩa gì ngoài sự
hiện thực hóa của nó trong cuộc songs của các thành viê. Tuy nhiên sau này Dewey thừa
nhận tầm quan trọng của kinh nghiệm chủ quan của con người cá thể trong việc giới thiệu
những ý tưởng mới lạ.
I.4 Những phê phán đối với các triết lý giáo dục khác
J.Dewey mâu thuẫn với những người theo phương pháp gíao dục truyền thống “lấy
nội dung giảng dạy làm trung tâm”. Quan điểm truyền thống cho rằng kết quả cũng như
phương pháp giáo dục đều phụ thuộc vào nội dung môn học. Trẻ đơn giản chỉ có việc
“tiếp thu và thừa nhận”. Việc giáo dục trẻ được coi là hoàn thành khi trẻ trở nên dễ sai
khiến và dễ uốn nắn. Ông phê phán những người theo lối giáo dục truyền thống vì sự thất
bại của họ trong việc gắn kết chương trình học với những hứng thú và hoạt động của trẻ.
Ông cũng công kích những người theo chủ trương giáo dục lấy học sinh làm trung
tâm do họ không gắn kết được những hứng thú và hoạt động của học sinh với chương
trình học.
Dewey cũng chỉ trích những người theo chủ nghĩa lãng mạn đã gây nguy hiểm cho
rằng năng lực và ý thích tức thời của trẻ là có tầm quan trọng lớn. Việc coi giáo dục chỉ
là những quá trình vun đắp những mục đích và ý thích sơ khai của trẻ là sai lầm.
Ông chủ trương đưa chủ đề học vào kinh nghiệm thực tế. Và đó cũng chính là lý
do mà ông thành lập trường Thực nghiệm để theo đuổi triết lý giáo dục của mình.
II. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC

John Dewey nhấn mạnh rằng trường học không chỉ là nơi để học kiến thức mà còn
là nơi học làm cách nào để sống. Do đó, ông cho rằng mục đích của giáo dục là làm cho
Page 4
các cá nhân đạt được tiềm năng to lớn trong con người của họ và có khả năng sử dụng
các kĩ năng tốt hơn để sống hài hòa trong xã hội. Ông cũng lưu ý rằng để chuẩn bị cuộc
sống tương lai thì một người phải có khả năng tự chỉ huy cuộc sống của mình, điều đó
có nghĩa rằng giáo dục một người tức là dạy cho anh ta những kĩ năng cần thiết và sẵn
sàng sử dụng mọi kĩ năng, năng lực đó của mình để sống như là một cá nhân tích cực
trong cộng đồng xã hội. Xuất phát từ mục đích này, ông có quan điểm “learning by
doing” – giáo dục thông qua việc làm, và những quan điểm “thực dụng” khác trong giáo
dục mà chúng tôi sẽ trình bày ở những phần sau.
III. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH
III.1 Dân chủ và giáo dục
III. 1.1 Khái niệm dân chủ
Đầu tiên, muốn hiểu được khái niệm dân chủ và giáo dục trong học thuyết của Dewey, ta
cần phải tìm hiểu xem khái niệm dân chủ là gì?
Dân chủ, nó là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận
nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một cuộc bầu cử tự do. Như vậy thì, dân
chủ có liên quan gì đến giáo dục? Theo Dewey, dân chủ bao giờ cũng tôn sùng giáo dục”
vì “ một chính quyền dựa vào phổ thông đầu phiếu thì không thể thành công nếu người
bầu ra và tuân lệnh chính quyền ấy không được giáo dục. Bởi vì xã hội dân chủ bao giờ
cũng bác bỏ quyền lực bên ngoài, vì thế nó buộc phải tìm ra một quyền lực thay thế nằm
bên trong khuynh hướng nhân cách và mối hứng thú tự nguyện, chỉ có giáo dục mới có
thể tạo ra điều đó.”
Để làm rõ điều này, tôi sẽ trở về một chút với giáo dục trong xã hội được cai trị bởi một
nhà nước chuyên quyền. Trong cái xã hội ấy, có sự phân hóa rõ rệt giữa giai cấp đặc
quyền và giai cấp lệ thuộc làm cho sự kích thích trí tuệ trở nên không công bằng. Điều đó
có nghĩa là, tuy cùng chịu một ảnh hưởng giáo dục, song một số người trở thành ông chủ,
còn số khác trở thành nô lệ, theo đó, hành vi của giai cấp bất lợi trở thành thói quen đơn
điệu, còn hành vi của giai cấp ở vị thế may mắn hơn dễ trở thành ý thích thất thường, vô

cớ, dễ bùng nổ. Còn trong xã hội mà ta tưởng rằng ở đó có nền dân chủ như ở Mỹ, thực
chất cũng lại rất khác. Các trường học ở Mỹ thời bấy giờ chưa thật sự chú tâm vào đào
tạo những con người thích hợp cho nền dân chủ, mà khuyến khích thứ chủ nghĩa cá nhân
vị kỉ. Mà hậu quả là những đứa trẻ kém cỏi hơn sẽ mất dần nhận thức về năng lực của
mình và mãi mãi chấp nhận địa vị thấp kém, trong khi đó những đứa trẻ nổi trội hơn sẽ
càng được hãnh tiến không phải vì năng lực của chúng mà bởi vì chúng nhận thức được
thế mạnh của mình.
Page 5
Như vậy, khi một xã hội được phân biệt thành các giai cấp thì nó chỉ chú ý tới giáo dục
của những phần tử cai trị.
III.1.2 Đặc trưng của nền dân chủ
Với những điều vừa trình bày ở trên, vậy thì đặc trưng của nền dân chủ, theo Dewey, là
như thế nào?
1. Các vấn đề thuộc về mối quan tâm chung được chia sẻ nhiều và đa dạng hơn.
2. Các mối quan hệ tương giao giữa các nhóm xã hội trở nên dễ dàng hơn.
Có sự tái điều chỉnh tập quán xã hội (được tạo ra do có sự giao tiếp đa dạng giữa
các nhóm).
Dewey cực lực lên án thứ chủ nghĩa cá nhân vị kỉ khi cho rằng các nhóm theo đuổi những
giá trị của riêng mình khiến nó lộ rõ “cái tinh thần phản xã hội”. Trong khi đó, giáo dục
thực chất phải là tái tổ chức các kinh nghiệm thay vì bảo vệ những gì đã có. Điều này là
phù hợp với quy luật phát triển khi xã hội luôn thay đổi, và con người buộc phải bắt kịp
với những thay đổi đó.
III.1.3 Nhiệm vụ giáo dục:
Với tính chất như thế, một xã hội dân chủ phải có cách giáo dục để mỗi người có thể:
1. Đạp đổ mọi rào cản xã hội: Mỗi người phải hành động trong mối liên hệ với hứng
thú của người khác, phải xem xét hành động của người khác để đưa ra mục đích
và phương hướng cho hành động của mình.
2. Phát triển cái tôi vì cộng đồng: cá nhân đạt đến sự nhận thức về cái tôi của mình
thông qua việc tận dụng năng lực riêng để đóng góp cho lợi ích của cộng đồng.
Đây rõ ràng là một lý tưởng mang tính nhân văn khi ông cho rằng lợi ích của cá

nhân phải phù hợp với lợi ích của cộng đồng.
III.1.4 Điều kiện để thực hiện dân chủ:
• Nhà trường: nhà trường phải được tổ chức dưới hình thức một cộng đồng mang
tính hợp tác để ở đó, nhiệt tình giao tiếp và tính cách dân chủ cho trẻ được bồi
dưỡng và phát huy. Muốn được như vậy, nhà trường phải trở thành một thể chế,
trong đó trẻ được sống, được tham gia vào đời sống cộng đồng, nơi đứa trẻ cảm
thấy mình được hoà nhập và đóng góp.
• Giáo viên: Dewey gọi giáo viên là” người trợ giáo trong vương quốc đích thực của
Chúa”. Điều này cho ta thấy người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc
hình thành và phát triển tính cách dân chủ cho trẻ. Họ không được áp đặt, mà phải
tạo ra một môi trường xã hội thu nhỏ giúp trẻ nhận thức được trách nhiệm sống
Page 6
theo đạo đức dân chủ. Theo ông, nếu người thầy làm tốt vai trò của mình thì sẽ
không cần đến bất kì một hình thức cải cách nào khác.
III.2 Chủ nghĩa thực dụng
III.2.1 Sơ lược về chủ nghĩa thực dụng
Chủ nghĩa Thực Dụng do nhà toán học người Mỹ tên Charles S. Peirce (1839-1914)
khởi xướng, và đặt tên cho lý thuyết của ông là Pragmaticism. Người thứ hai đóng góp
lớn lao cho Chủ nghĩa Thực Dụng là William James (1842-1910), một nhà tâm lý học sau
trở thành triết gia. Sau cùng là John Dewey, triết gia và nhà giáo dục (1859-1952). John
Dewey phát huy và áp dụng Chủ nghĩa Thực Dụng, sau này được gọi là Pragmatism
trong nền giáo dục Hoa Kỳ, và còn được gọi là Chủ nghĩa Công cụ (intrumentalism) hay
Thực nghiệm (experimentalism).
Chủ nghĩa Thực Dụng trước hết là một triết lý; bởi thế, chúng ta nên nhận định chủ
nghĩa này dưới quan điểm triết học. Triết học có 4 ngành chính:
• Thứ nhất, Siêu hình học (metaphysics), môn học tìm hiểu xem đàng sau thực tại là
cái gì-meta nghĩa là phía sau, và physics là vật chất. Aristotle, người đầu tiên
nghiên cứu về siêu hình học. Đây là môn học tìm hiểu điều gì hay cái gì thực sự có
thật, thực sự hiện hữu, và bản thể của sự vật, tức là phần cốt yếu cho sự hiện hữu,
là gì?

• Thứ hai là Nhận thức luận (epistemology), ngành học khảo sát về cái "biết," cụ thể
để trả lời những câu hỏi: làm thế nào ta biết được rằng ta biết? Phải chăng ta biết
được là nhờ ở giác quan, hay kiến thức ta thu nhận được là nhờ ở trí óc qua lý luận
mà có, hoặc kiến thức là do Tạo Hóa khải thị cho ta?
• Thứ ba là Giá trị luận (axiology): ngành học về các giá trị đạo đức (cái gì là
đúng/sai về phương diện đạo đức) và thẩm mỹ (cái gì là đẹp).
• Thứ tư là Luận lý học (logic): ngành học về cách sắp xếp tư tưởng ngõ hầu đưa
đến các lập luận đúng đắn. Luận lý có hai phần: suy diễn (deductive), tức suy luận
từ cái tổng quát đến cái cụ thể, và quy nạp (inductive) tức suy luận từ cái cụ thể tới
kết luận tổng quát.
Về phương diện Siêu hình học, Chủ nghĩa Thực Dụng bác bỏ quan niệm của Plato cho
rằng tư tưởng của con người xuất phát từ một "khái niệm" toàn cầu, bất biến, thuộc về
một cõi siêu hình nào đó và không lệ thuộc vào kinh nghiệm của con người. Những
người theo Chủ nghĩa Thực Dụng cho rằng, tư tưởng là công cụ của con người, gồm có
giả thuyết, ước đoán, và những kế hoạch, nhằm giải quyết các vấn nạn của con người. Tư
tưởng xuất phát từ xã hội, liên quan tới các sinh hoạt của con người. Thay vì đi tìm các
câu trả lời trong cõi siêu hình, những người Thực Dụng chú trọng vào sự tương tác giữa
Page 7
con người với nhau, giữa con người với môi trường nó sinh sống. Những sự tương tác
này tạo ra những vấn nạn con người cần giải quyết để sinh tồn và để sống một cách thoải
mái. Quan tâm chính yếu của những người Thực Dụng là tìm ra một phương pháp giải
quyết vấn đề của con người trong đời sống thực.
Về phương diện Nhận thức luận, Dewey và những người Thực Dụng quan tâm đến câu
hỏi: làm thế nào để ta biết rằng ta biết? Làm sao ta có thể biết những ý tưởng của ta là
đúng? Đâu là cách chính xác nhất để nhận biết? Họ cho rằng cái biết của con người phát
xuất từ kinh nghiệm mà ra. Dewey định nghĩa: "kinh nghiệm là tiến trình tương tác giữa
con người và môi trường." Trong tiến trình này con người sẽ gặp phải những vấn đề mới
làm trở ngại nếp sinh hoạt đã quen, nghĩa là những vấn đề khác với những gì mà kinh
nghiệm trong quá khứ đã giải quyết, và cần có những giải pháp mới. Đời sống, theo
Dewey và những người theo Chủ nghĩa Thực Dụng là một chuỗi các vấn đề, và "một đời

sống thành công là một đời sống trong đó cá nhân và tập thể xác định được vấn đề đặt ra
cho họ và tìm ra cách giải quyết được những vấn đề này."
Về phương diện Giá trị luận, Dewey cho rằng các giá trị luân lý, đạo đức thay đổi
theo từng thời đại chứ không bất biến như Plato và Aristotle quan niệm. Nhận định này
của Dewey khiến cho ông bị quy chụp là thuộc thành phần "đạo đức tương đối" (moral
relativism)-đúng sai, thiện ác chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy trường hợp-và bị những người
theo Chủ nghĩa Lý tưởng và Duy Thực chỉ trích nặng nề vì họ tin tưởng là hành vi của
con người phải được hướng dẫn bởi các chuẩn mực luân lý và đạo đức bất biến, mang
tính chất phổ cập qua các thời đại.
Về phương diện Luận lý học, những người Thực Dụng dựa vào thực chứng kinh
nghiệm và những ý tưởng đã được đánh giá qua kinh nghiệm và qua các thử nghiệm khoa
học. Những người Thực Dụng không chấp nhận phương pháp suy luận diễn dịch đi từ
một tiền đề (trong triết học) hoặc một định đề (trong toán học), mà vận dụng phương
pháp quy nạp để đưa đến một kết quả tổng quát dựa trên những trường hợp đặc thù. Luận
lý quy nạp trong triết học và khoa học đưa đến những kết luận, những "chân lý" tương
đối, những chân lý đã được kiểm nghiệm trong quá khứ. Nhưng những chân lý này luôn
luôn bị thử thách bởi các khám phá mới và các chứng cớ mới.
III.2.2 Chủ nghĩa thực dụng trong giáo dục:
Phát xuất từ triết học Thực Dụng, Dewey và những người Thực Dụng quan niệm
học đường là nơi chốn để học sinh phát triển. "Phát triển có nghĩa là có thêm nhiều hoạt
động, nhiều vấn nạn, nhiều giải pháp cho các vấn nạn đó, và tạo ra một mạng lưới các
quan hệ xã hội."Nhà trường là một cộng đồng gồm học sinh và thầy cô cùng tham gia vào
học tập. Nhà trường cũng có thể được xem là một môi trường được chuyên biệt hóa,
Page 8
trong đó các kiến thức (kinh nghiệm) được đơn giản hóa để phù hợp với sức hấp thụ của
học sinh, được tinh lọc hóa để những kiến thức độc hại không làm hư hỏng học sinh và
ngăn trở sự phát triển của chúng, cân bằng-tổng hợp và liên quan với nhau-để học sinh có
thể thấy được mối quan hệ hỗ tương của các môn học (kiến thức) và ảnh hưởng của nó
đến môi trường sinh hoạt, cũng như không đặt một môn học nào quan trọng hơn môn học
nào.

Chủ nghĩa thực dụng muốn khắc phục chủ nghĩa nhị nguyên trong triết học truyền
thống luôn đối lập kinh nghiệm và tự nhiên, xem hai bản nguyên đó là hai lĩnh vực khác
nhau. J.Dewey đề xuất lý luận mang tên “chủ nghĩa kinh nghiệm tự nhiên” cho rằng chủ
thể và đối tượng, vật hữu cơ và hoàn cảnh, kinh nghiệm và tự nhiên gắn với nhau thành
một chỉnh thể thống nhất, không thể chia cắt, mối liên hệ giữa chúng mang “tính liên
tục”.
Từ “chủ nghĩa nhất nguyên” trên, chủ nghĩa thực dụng mở rộng khái niệm kinh
nghiệm theo hiện tượng học. Người ta cho rằng, kinh nghiệm không chỉ mang lại một ý
nghĩa do nhận thức mà còn có một ý nghĩa nữa Tất cả các nhà thực dụng đều nhất trí
rằng giá trị thực tiễn đó là tiêu chuẩn của chân lý. Chân lý như vậy là cụ thể, là tương
đối, không thể có chân lý tuyệt đối, trừu tượng.
John Dewey khẳng định những hiệu quả thực tiễn không phải nhằm thỏa mãn nhu
cầu cho một cá nhân, một “tiểu nhân” nào mà cho con người, cho đại chúng. Luận đề này
mang màu sắc nhân bản rõ ràng.
Nguyên lý về tính liên tục (continuity) và tính tương tác (interaction) trong Lý
thuyết Kinh nghiêm (Theory of Experience) của John Dewey đã thủ tiêu hoàn toàn thuyết
nhị nguyên từng tồn tại dai dẳng cùng những tác hại của nó trong giáo dục kể từ thời cổ
đại với giáo dục theo kiểu Plato. Sự thủ tiêu mọi thuyết nhị nguyên hoặc những sự đối lập
nhị nguyên còn đưa ông đến một lý luận mới về sự hình thành nhận thức (epistemology),
một lý luận về logic của sự truy tìm nhận thức (theory of inquiry). Đây là hai đóng góp
lớn nhất của John Dewey cho triết lý giáo dục nói riêng. Chúng ta có thể coi ông là người
đã hoàn thiện và đưa Chủ nghĩa thực dụng vào đời sống thực tiễn của nước Mỹ một cách
phổ biến.
Với chủ trương triết học phải gắn với thực tiễn, J.Dewey quan niệm nhà trường
chính là môi trường sống của ngày hôm nay, chứ không phải là nơi chuẩn bị cho cuộc
sống. Do vậy, để thực tiễn hóa học thuyết của mình, ông đã lựa chọn giáo dục. Chính vì
vậy, có thể nói, ngay từ khi mới hình thành, triết học thực dụng của J.Dewey đã gắn với
thực tiễn giáo dục, và bản thân ông thì được coi là nhà triết học - giáo dục học, người
khởi xướng trào lưu Tân giáo dục ở Mỹ và châu Âu cuối thế kỷ XIX.
Page 9

Với quan niệm này, ông chủ trương xây dựng một nền giáo dục học đi đôi với
hành, học trong hành, lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn.
Thực ra, học đi đôi với hành không phải là một chủ trương hoàn toàn mới, nhưng ở
J.Dewey, nó được xây dựng dựa trên một quan niệm độc đáo. Nếu như trước đây, người
ta quan niệm giáo dục như là quá trình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, hoặc là quá
trình “rửa tội” và “thanh lọc” tâm hồn, hoặc nữa, một quá trình khai sáng nhằm giúp con
người tự do sử dụng lý trí, thì với J.Dewey, “giáo dục chính là bản thân cuộc sống”
(Education is life itself).
Theo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể
tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Cũng do
vậy, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức
rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học,
chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Nói cách
khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc.
III.2.3 Các giai đoạn của giáo dục
Từ nhận thức này, Dewey đề nghị một chương trình giáo dục tổng quát gồm ba giai đoạn:
• Giai đoạn thứ nhất dành cho các học sinh tiểu học chú trọng vào các sinh hoạt vừa
làm vừa học qua các dự án (making and doing); thí dụ, tạo một mảnh vườn trong
sân trường, hay là vẽ các biểu ngữ, vân vân. Học và làm như vậy, học sinh phải
giải quyết các vấn đề theo một tiến trình (process): giả thuyết, kế hoạch, thực hiện,
và kiểm chứng.
• Giai đoạn thứ hai là học Lịch sử và Địa lý qua các sinh hoạt và dự án, giúp học
sinh phát triển nhận thức và khái niệm về thời gian (quá khứ-hiện tại-tương lai), và
không gian. Kinh nghiệm của con người không xảy ra trong khoảng không mà
nằm trong dòng thời gian và không gian.
• Giai đoạn thứ ba là học Khoa học. Khoa học, theo Dewey, không phải chỉ gồm
các môn khoa học tự nhiên như ta thường hiểu gồm có Vật lý, Hóa học, mà còn
là các môn khoa học nhân văn nữa. Khoa học cho ta những kết quả tổng quát khả
tín vì đã qua thử nghiệm, chứ không cho ta những chân lý tuyệt đối.
Nói như vậy không có nghĩa là Dewey phủ nhận các môn học như ta vẫn biết, nhưng chủ

trương rằng các môn học này không nên được dạy riêng rẽ, biệt lập, không dính dấp gì
tới nhau mà phải được dạy như thế nào để học sinh nhận thấy chúng có liên hệ với nhau.
Thí dụ, học toán không phải chỉ chú trọng vào giải phương trình hay lấy đạo hàm của một
hàm số như lối dạy truyền thống vẫn thường làm: lấy đạo hàm là để lấy đạo hàm (do
math for the sake of math), mà nên liên hệ đạo hàm (tỷ lệ thay đổi) với các vấn đề thực
Page 10
tiễn như sự bùng nổ dân số của thế giới (môn Lịch sử Thế giới), tỷ lệ số cử tri đi bầu
trong các kỳ bầu cử quốc gia (môn Công dân).
IV. NGUYÊN TẮC – PHƯƠNG PHÁP:
Chủ nghĩa Thực Dụng dựa trên 3 nguyên tắc căn bản:
1) Ý tưởng của ta chỉ có giá trị khi đã được thử nghiệm trong hoạt động thực sự của
con người;
2) Kinh nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người với nhau và giữa con
người với thiên nhiên;
3) Trong đời sống, con người sẽ phải đối phó với nhiều vấn đề khác với những kinh
nghiệm đã từng trải qua làm cho đời sống bỗng dưng bị "trục trặc," và cần được
giải quyết.
Từ đó, Dewey đề ra một phương thức khoa học để giải quyết vấn đề. Ông gọi phương
thức này là Phương thức Tư duy Toàn diện, gồm 5 bước sau:
1. Gặp một tình huống "có vấn đề." Khi sinh hoạt thường xuyên của ta gặp một tình
huống mới, không giống với những gì ta đã từng kinh nghiệm, và tình huống mới này lại
chận đứng sinh hoạt thường xuyên của ta. (Hẳn bạn đọc còn nhớ câu nói bất hủ của
Apollo 13: "Houston, we have a problem.")
2. Xác định vấn đề: trong bước thứ hai này, ta cần xét thật kỹ xem "vấn đề" ta gặp thực sự
là gì bằng cách dừng lại, suy xét tình huống. Nếu không xác định đúng vấn đề, chắc chắn
sẽ không giải quyết được.
3. Nghiên cứu, thăm dò, điều tra vấn đề: ta có thể rút từ kinh nghiệm các bài học quá khứ
để xem vấn đề mới này có chỗ nào giống với vấn đề cũ không. Nếu không, ta phải tìm tòi
trong sách vở hay tham khảo với bạn bè để nắm vững các đặc tính của vấn đề.
4. Đưa ra một số các giả thuyết và phương thức giải quyết: sau khi đã nghiên cứu thật cẩn

thận vấn đề cần giải quyết, ta có thể đề ra nhiều giả thuyết, và từ những giả thuyết này,
đưa ra những phương thức giải quyết. Thí dụ, khi chiếc xe ta đi "đề" không nổ (vấn đề).
Có thể vì xe của ta hết bình điện, bị ngộp xăng, vân vân; từ những giả thuyết này, ta có
một số phương thức để giải quyết.
5. Chọn một phương thức và thí nghiệm xem phương thức này có hiệu quả không( thử
nghiệm): sau khi đã chọn xong phương thức, ta cần phải thí nghiệm xem phương thức
này có mang lại hiệu quả, giải quyết vấn đề cho ta hay không. Hy vọng rằng hành động
của ta giải quyết được vấn đề, và ta có thể tích lũy thêm vào kho kinh nghiệm của mình
Page 11
và tiến bước. Nếu không, ta phải xem lại trong tiến trình đã qua có chỗ nào sơ sót hay
không, rồi tiếp tục. Điều cần ghi nhớ là Phương thức này chỉ được coi là toàn diện khi
bước thứ 5 được thực hiện.
Hệ thống các phương pháp giáo dục của Dewey cho rằng Người dạy cần thấy được đặc
trưng của từng cá nhân người học. Mỗi người có một nguồn gốc và trải nghiệm quá khứ
khác nhau. Ngay cả khi một giáo án chuẩn mực được trình bày có sử dụng các phương
pháp giáo dục học có uy tín thì mỗi người học cũng sẽ có những chất lượng trải nghiệm
khác nhau. Vì vậy, việc dạy và giáo án phải được thiết kế theo cách dành cho sự khác biệt
của từng cá nhân người học.
Giáo viên cần chú ý đến cá nhân học sinh tức là không thể coi các học sinh như nhau. Họ
tin tưởng rằng học sinh sẽ học hỏi được nhiều điều khi các em học những gì các em thấy,
các em trực tiếp tiếp xúc, mà không phải học thuộc lòng các sự kiện, các con số không có
liên quan và vô dụng. Như vậy, học đường không chỉ bao gồm là một lớp học, thông
thường mà nó còn là phòng đọc sách, vườn cây,…
Họ cũng nhấn mạnh đến sinh hoạt lớp học, học sinh được tự do thoải mái hoạt động, di
chuyển quanh lớp học, bàn luận với bạn bè, và được phép đặt câu hỏi thêm để giáo viên
hướng dẫn, giảng dạy…
Về tài liệu giảng dạy, ngoài sách giáo khoa học sinh còn có thể tham khảo từ nhiều
nguồn khác nhau dưới sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên. Để có hiệu quả, tốt hơn
ông khuyến khích học sinh trong quá trình hoạt động nên làm việc theo nhóm.
Trong lớp học, phương pháp tốt nhất là bàn luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên, đặt

câu hỏi, học sinh lần lượt trả lời, phát biểu ý kiến. Ngoài ra, có thể tham gia nhiều hình
thức như: sắm vai, đóng kịch hoặc các hoạt động nghệ thuật.
Giáo viên soạn bài học riêng rẽ cho ,mỗi giờ học. Tuy nhiên, những bài học riêng rẽ đó
đều hướng về một chủ điểm sẽ được giảng dạy trong thời gian 4-6 tuần. Các chủ điểm
phải hướng vào mục đích môn học qua sách giáo khoa.
Một số người hiểu nhầm về J.Dewey cho rằng ông đơn giản là ủng hộ giáo dục lũy tiến.
Trong giáo dục lũy tiến, tự do là nguyên tắc trong đó người học không bị gò bó bởi người
dạy. Vấn đề với giáo dục lũy tiến, theo ông là tự do một mình không có kết quả. Việc học
tập cần một cấu trúc và thứ tự. Chúng ta cần hiểu bản chất của việc làm thế nào con
người có kinh nghiệm khi làm việc, từ đó thiết kế cách giáo dục hiệu quả.
V. ĐÁNH GIÁ
Ưu điểm:
Page 12
- Có quan điểm tiến bộ khi cho rằng giáo dục có thể cả tổ xã hội theo hướng dân
chủ hóa triệt để. Trong đó cho rằng tất cả mọi người có thể sống hài hòa với nhau
mà không phân chia giai cấp, tầng lớp, địa vị, hay nói cách khác, đó là một xã hội
“siêu giai cấp”.
- Chủ trương đưa học sinh vào những nhiệm vụ học tập cụ thể chúng có thể sống
hài hòa trong xã hội, quan điểm chính của ông là “giáo dục qua việc làm”. Học
sinh được hiện thực hóa những kiến thức chúng học được ngay trong nhà trường
với những việc làm cụ thể, bài họ nhờ vậy mà sinh động và linh động với từng sở
thích, đặc điểm của mỗi học sinh.
Nhược điểm:
- Ông cho rằng dân chủ trong giáo dục ngay trong xã hội Mỹ là có thể thực hiện
được, nhưng về cơ bản thì điều đó không thể. Vì giáo dục mang tính giai cấp,
không có một nền giáo dục nào là phi giai cấp. Cho nên, nếu muốn thực hiện dân
chủ trong giáo dục, thì điều đầu tiên là cái xã hội mà nền giáo dục ấy ở trong, phải
là một xã hội dân chủ, giáo dục không thể là một phần tử chính trị ly khai khỏi các
thiết chế xã hội. Chính vì có quan điểm quá cấp tiến như vậy, nên Dewey mới
được xem như là một kẻ theo đuổi thứ lý tưởng hão huyền, siêu thực.

- Mặc dù xem việc học – hành là chủ yếu, nhưng quan điểm của ông lại coi nhẹ lý
luận mà chỉ quan tâm đến thực tiễn. Trong khi vai trò của hai mặt này bổ sung cho
nhau, luôn luôn song hành cùng nhau. Lý luận soi sáng thực tiễn, và thực tiễn bổ
sung cho lý luận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. www.vientriethoc.com.vn
2. bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia
3. bookaholicclub.com
4. vietbao.vn
5. Dân chủ và giáo dục, một dẫn nhập vào triết lý giáo dục – Jonh Dewey, dịch giả
Phạm Anh Tuấn, NXB Tri Thức 2010.
6. Kinh nghiệm và giáo dục – Jonh Dewey, dịch giả Phạm Anh Tuấn, NXB Trẻ,
2012.
7. Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới – Nguyễn Cảnh
Bình (dịch), NXB Văn hóa thông tin, năm 2010.
8. Lịch sử giáo dục thế giới – Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm, NXB Giáo dục 1988.
Page 13
Mục lục
Page 14

×