Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.92 KB, 66 trang )

MỤC LỤC
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Thái độ của sinh viên đối với việc học tập môn tiếng Anh
Biểu đồ 2: Mức độ quan trọng của tiếng Anh với sinh viên khoa Quản lý
Biểu đồ 3: Mức độ sinh viên giao tiếp bằng tiếng Anh ở bên ngoài
Biểu đồ 4: Mức độ sinh viên giao tiếp bằng tiếng Anh với giảng viên và bạn bè
Biểu đồ 5: Mức độ khó khăn của sinh viên trong quá trình rèn luyện các kỹ năng
giao tiếp tiếng Anh
Biểu đồ 6: Phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh
Bảng 3.1: Mức độ thực hiện các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL: Cán bộ quản lý
CLB: Câu lạc bộ
CNH- HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
HVQLGD: Học viện Quản lý Giáo dục
KHKT: Khoa học kỹ thuật
QL: Quản lý
QLGD: Quản lý giáo dục
SV: Sinh viên
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
3
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh
viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục
- Sinh viên thực hiện:


1. Nguyễn Thị Luận
2. Đỗ Thị Bích Thu
3. Nguyễn Minh Thành
4. Lê Thị Liễu
5. Trần Thị Hùng
6. Phùng Thị Thanh Huyền
- Lớp: QLGDK3G Khoa: Quản lý Năm thứ: Tư Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: TH.S Lê Vũ Hà
2. Mục tiêu đề tài:Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng giao Tiếng Anh cho
sinh viên khoa quản lý – Học viện QLGD nhằm giúp họ nâng cao khả
năng giao tiếp Tiếng Anh
3. Tính mới và sáng tạo: Tại Học Viên Quản Lý Giáo Dục chưa có đề tài
nghiên cứu về Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên.
4. Kết quả nghiên cứu:
+ Tìm ra cơ sở lý luận của việc rèn luyên kỹ năng giao tiếp Tiếng anh.
+ Đưa ra được thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh
của sinh viên khoa Quản Lý – Học viện QLGD
+ Đưa ra các biện pháp để nâng cao kỹ năng giáo tiếp Tiếng Anh cho sinh
viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Đưa ra được các biện pháp thiết thực nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục
thông qua đó cải thiện chất lượng giáo dục nói chung cho sinh viên Học
viện Quản Lý giáo dục.
4
6. Công bố khoa học của sinh viên tù kết quả nghiên cứu của đề tài(ghi rõ
tên tạp chí (nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng kết quả
nghiên cứu (nếu có):
Ngày tháng năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
( Ký, họ và tên)
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Ngày tháng năm
Xác nhận của học viện Người hướng dẫn
(ký tên và đóng dấu) (ký, họ và tên)
Th.S. Lê Vũ Hà
5
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Nguyễn Thị Luận
Sinh ngày: 19 tháng 05 năm 1990
Nơi sinh: Diễn Tân – Diễn Châu – Nghệ An
Lớp: QLGDK3G Khóa: 3
Khoa: Quản lý
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại: 01649733972 Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ nhất
đến năm đang học)
• Năm thứ 1:
Ngành học: Quản lý giáo dục Khoa: Quản lý
Kết quả xếp loại học tập: Trung bình khá
Sơ lược thành tích:
• Năm thứ 2:
Ngành học: Quản lý giáo dục Khoa: Quản lý
Kết quả xếp loại học tập: Khá

Sơ lược thành tích:
• Năm thứ 3:
Ngành học: Quản lý giáo dục Khoa: Quản lý
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Đạt học bổng
• Năm thứ 4
Ngành học: Quản lý giáo dục Khoa : Quản lý
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
6
Ngày tháng năm
Xác nhận của trường đại học Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký tên và đóng dấu) (ký, họ và tên)
Nguyễn Thị Luận

7
SUMMARY
- Project title: Measures to train English communication skills for students
of the Management Department of National Institute of Education Management.
-Implementing Institution: The National Institute of Education
Management.
- Co- operating Institution: The NIEM and some lectures.
- Duration of project: From 05/2012 to 03/2013.
1. Objective
The purpose of this project is put forward measures to train English
communication skills for students of the Management Department of National
Institute of Education Management to help them improve their capacity to
communicate in English.
2. Main contents

On the basic of project objectives, the research team has focused on
following contents:
2.1. Researching the theory of English communication skills and training
English communication skills for students.
2.2. Learning and studying the level of training English communication
skills for students of the Management Department of National Institute
of education Management in reality.
2.3. Making sound proposal for………
3. Major results obtained
This project approaching theory of competence promotion to determine
measure to train English communication skills for students of the Management
Department of National Institute of Education Management. According to both
theoretical methods and practical case studies, the team has gained the following
results:
3.1. Overview of research on communication, skills, communication skills
and English………
8
3.2. Discovering, analyzing real situation of perception about the level of
necessary and realize of English communication skills activities. And
real situation of English……. Training.
3.3. Making sound proposal for English…….training.
9
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Hiện nay ở trong nước và thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu các vấn đề về
rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên. Cụ thể:
1.1.Trên thế giới:
Đề cập đến dạy kỹ năng nói cho sinh viên, tác giả ying ying chang đánh
giá nói là một trong 4 kỹ năng quan trọng khi học tiếng Anh. Đồng thời ông chỉ
ra rằng con đường thực hành nói tốt nhất là con đường thực hành giao tiếp nó sẽ

mang lại hiệu quả tích cực cho sinh viên
Tác giả Sripathum – ura đã tiến hành nghiên cứu trình độ của sinh viên
bằng tiếng Anh. Nghiên cứu đã thể hiện sinh viên giao tiếp lưu loát nếu sử dụng
giao tiếp bằng ngoại ngữ trong giờ học. Ngoài ra ông còn nghiên cứu sự sẵn
sàng, sự thích thú và tự tin trong việc học và sử dụng tiếng Anh của sinh viên.
Tác giả Linda Martine nghiên cứu việc thực hành giao tiếp với người bản
ngữ sẽ mang lại hiệu quả cho người học.
1.2. Ở Việt Nam
Nhóm tác giả: Đỗ Thị Hồng Nhung, Lê Thị Như Quỳnh, Trần Thị Mỹ
giáo viên trường Đại học Mở TPHCM nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng học tập tiếng Anh của sinh viên. Đề tài nghiên cứu nêu rõ các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu bao gồm: Vốn ngoại ngữ tích lũy từ bậc
phổ thông, tính chủ động trong học tập tiếng Anh, thường xuyên tham gia các
cuộc thi, các Câu lạc bộ, nhóm tiếng Anh trong nhà trường, tìm thêm sách tham
khảo hoặc các tài liệu liên quan đến tiếng Anh, tích cực tham gia thảo luận hoạt
động nhóm tiếng Anh trên lớp.
Đề tài dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh ở trường Đại học Thái Nguyên,
tác giả Hoàng Thu Phương đã chỉ ra rằng nguyên nhân của việc sinh viên nói
tiếng Anh chưa tốt là do: giáo trình không có phần dạy nói, trang thiết bị phục
10
vụ cho dạy học tiếng Anh còn nghèo nàn, sinh viên chưa có môi trường nói tiếng
Anh thường xuyên để giúp họ củng cố và luyện tập kỹ năng nói hiệu quả.
Nhóm tác giả Nguyễn Phùng Gia Ly, Nguyễn Thị Dạ Lộ khi nghiên cứu
về môi trường thực hành tiếng Anh cho sinh viên đã chỉ ra rằng phương pháp
học tiếng Anh hiệu quả bao gồm: Sử dụng hoàn toàn ngoại ngữ trong lớp học,
tiếp xúc với các nét văn hóa thông qua các bài học, sinh viên chủ động trong
giao tiếp bằng Tiếng Anh, hoạt động ngoại khóa bằng tiếng Anh, áp dụng các
hình thức thông báo bằng tiếng Anh.
Tóm lại, ở trong nước cũng như trên thế giới đã có rất nhiều những công
trình nghiên cứu có liên quan đến đối tượng tiếng Anh. Hầu hết các công trình

này đều hướng đến việc đưa ra những cơ sở lý luận và khoa học cần thiết để đi
sâu phân tích những thực trạng giảng dạy, học tập và sử dụng tiếng Anh đang
diễn ra tại một cơ sở giáo dục, một đơn vị tổ chức cụ thể, từ đó các công trình
này hướng đến việc xây dựng các biện pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả,
chất lượng của việc giảng dạy, học tập cũng như sử dụng tiếng Anh.
2. Lý do chọn đề tài
11
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, chú trọng.
Song để làm được điều đó cần cải thiện trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực
giúp họ tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ và tìm đến nhiều cơ hội học tập
làm việc, tạo đà vươn ra khỏi biên giới quốc gia. Tiếng Anh giữ vai trò rất quan
trọng trong việc giúp người học có được sự tự tin để khẳng định năng lực của
bản thân. Đó là một công cụ không thể thiếu trong quá trình mỗi người học tập
và làm việc. Bộ môn Tiếng Anh đã được Bộ GD – ĐT đưa vào chương trình
giảng dạy từ bậc Tiểu học, THCS, THPT đến Đại Học. Chúng ta đã đào tạo ra
nhiều người học có trình độ Tiếng Anh cao, giao tiếp tốt. Tuy nhiên xét trên mặt
bằng chung thì việc sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của người học
còn vô cùng hạn chế. Xuất phát từ thực trạng chung của nhiều sinh viên còn yếu
ở các kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh đề tài này nghiên cứu về biện pháp rèn luyện
kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý- Học viện Quản lý giáo
nhằm hình thành, củng cố cho sinh viên kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.
Cùng với trình độ tin học, khả năng giao tiếp Tiếng Anh là một trong
những yếu tố tạo nên năng lực của nhà quản lý trong thế kỷ 21. Tuy nhiên kỹ
năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Học viện Quản lý nói chung và khoa
Quản lý nói riêng chưa tốt. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện
pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa quản lý - Học
viện quản lý giáo dục”.
3. Mục tiêu đề tài
Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng giao Tiếng Anh cho sinh viên khoa

quản lý – Học viện QLGD nhằm giúp họ nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tài liệu:
12
Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu các hồ sơ, tài
liệu sách báo, tạp chí,…để xem xét các vấn đề lý luận về kỹ năng, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh.
4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, để
tìm hiểu nhận thức, thực trạng kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên khoa
quản lý-HVQLGD.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Khoa quản lý- Học viện quản lý giáo dục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Một số vấn đề về giao tiếp
1.1.1. Khái niệm giao tiếp
Nhà tâm lý học người Mỹ Osgood C.E cho rằng giao tiếp bao gồm các
hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin.
Theo ông, giao tiếp là một quá trình hai mặt: Liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau.
Tuy nhiên ông chưa đưa ra được nội hàm cụ thể của liên lạc và ảnh hưởng lẫn
nhau. Sau ông, nhà tâm lý học người Anh M.Argyle đã mô tả quá trình ảnh
hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Ông coi giao tiếp thông
tin mà nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ hay không bằng ngôn ngữ giống với
việc tiếp xúc thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặt vật
lý và chuyển dịch không gian. Các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở sự mô tả bề

ngoài của hiện tượng giao tiếp.
13
Cũng có nhiều ý kiến phản đối những cách hiểu trên, chẳng hạn như nhà
nghiên cứu người Ba Lan Sepanski đưa ra sự phân biệt giữa tiếp xúc xã hội và
tiếp xúc tâm lý (không được phép đồng nhất giữa liên lạc và ảnh hưởng lẫn
nhau). Đồng quan điểm với ông có một số nhà nghiên cứu khác như P.M.Blau,
X.R.Scott…Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ cũng rất quan tâm tập trung vào
nghiên cứu hiện tượng giao tiếp. Có một số khái niệm được đưa ra như giao tiếp
là sự liên hệ và đối xử lẫn nhau (Từ điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8, trang
523 của Nxb Matxcơva); giao tiếp là quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc
(L.X.Vgôtxki). Còn X.L.Rubinstein lại khảo sát giao tiếp dưới góc độ hiểu biết
lẫn nhau giữa người với người.
Trường phái hoạt động trong tâm lý học Xô Viết cũng đưa ra một số khái
niệm về giao tiếp như là một trong ba dạng cơ bản của hoạt động con người,
ngang với lao động và nhận thức (B.G.Ananhev); giao tiếp và lao động là hai
dạng cơ bản của hoạt động của con người (A.N.Lêônchep); và giao tiếp là một
hình thức tồn tại song song cùng hoạt động (B.Ph.Lomov).
Một nhà tâm lý học nổi tiếng khác, Fischer cũng đưa ra khái niệm về giao
tiếp của mình: Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các dạng
thức ứng xử rất khác nhau: Lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm ấy, không có
sự đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời: giao tiếp là một
tổng thể toàn vẹn.
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Vũ Dũng: Giao tiếp là quá trình thiết lập
và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động.
Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến
lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác. Giao tiếp có ba khía
cạnh chính: Giao lưu, tác động tương hỗ và tri giác.
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện: Giao tiếp là quá trình
truyền đi, phát đi một thông tin từ một người hay một nhóm cho một người hay
một nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tương tác). Thông tin hay

14
thông điệp được nguồn phát mà người nhận phải giải mã, cả hai bên đều vận
dụng một mã chung.
Theo “Tâm lý học đại cương” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao
tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích nhận
thức, thông qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh hưởng tác
động qua lại lẫn nhau.
Theo “Tâm lý học xã hội” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao tiếp là
sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ,
tư thế, trang phục…
Như vậy, có rất nhiều đinh nghĩa khác nhau về giao tiếp, mỗi tác giả tuỳ
theo phương diện nghiên cứu của mình đã rút ra một định nghĩa giao tiếp theo
cách riêng và làm nổi bật khía cạnh nào đó. Tuy vậy, số đông các tác giả đều
hiểu giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người nhằm trao đổi thông
tin, tư tưởng tình cảm…Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người.
Các quan điểm trên đây còn nhiều điểm khác nhau nhưng đã phần nào
phác họa nên diện mạo bề ngoài của giao tiếp. Giao tiếp và hoạt động không tồn
tại song song hay tồn tại độc lập, mà chúng tồn tại thống nhất, chúng là hai mặt
của sự tồn tại xã hội của con người. Giao tiếp được coi như:
- Quá trình trao đổi thông tin
- Sự tác động qua lại giữa người với người.
- Sự tri giác con người bởi con người.
1.1.2. Hình thức của giao tiếp
Từ mỗi hướng nghiên cứu giao tiếp khác nhau, người ta có những cách
phân loại giao tiếp khác nhau.
Theo Trần Thị Minh Đức, giao tiếp được phân chia như sau:
a. Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của quá trình giao tiếp
- Giao tiếp trực tiếp: Là sự tiếp xúc, trao đổi giữa các chủ thể giao tiếp, được thực
hiện trong cùng một khoảng không gian và thời gian nhất định - giao tiếp trực
tiếp còn gọi là đàm thoại. Có hai hình thức đàm thoại

15
+ Đối thoại: Là loại giao tiếp có tính chất trò chuyện, trao đổi của hai
phía chủ thể và đối tượng. Trong đối thoại luôn có sự thay đổi vị trí người nói,
nhờ đó hai bên hiểu được đối tượng của mình, kịp thời điều chỉnh hành vi, cử
chỉ, cách nói cho phù hợp. Đối thoại thể hiện qua các hình thức như trò chuyện,
phỏng vấn, bàn luận…
+ Độc thoại: Là loại giao tiếp trong đó chỉ có người nói, mà không có sự đáp
lại của các đối tượng trong giao tiếp như diễn thuyết, nghe giảng. Độc thoại đòi
hỏi người nói phải có trình độ hiểu biết về vấn đề trình bầy, phải có khả năng
biểu cảm tốt và phải nắm vững các yếu tố làm nên hiệu quả của giao tiếp.
- Giao tiếp gián tiếp: Là giao tiếp được thực hiện qua các phương tiện trung gian
như điện thoại, thư tín, sách báo, tivi…Ưu điểm của giao tiếp gián tiếp là tính
nhanh chóng, thuận lợi hơn so với giao tiếp trực tiếp. Tuy vậy nó có một số hạn
chế như phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, kém sinh động, kém hiệu quả
hơn. Trong loại giao tiếp này, hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ không đóng vai
trò quan trọng.
b. Căn cứ vào mục đích giao tiếp
- Giao tiếp chính thức: Là giao tiếp giữa các cá nhân đại diện cho nhóm, hoặc
giữa các nhóm mang tính hình thức, được thực hiện theo các lễ nghi nhất định,
được quy định bởi các nhóm chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật. Trong giao tiếp
chính thức, nội dung thông báo rõ ràng, khúc triết, ngôn ngữ đóng vai trò chủ
đạo, thể hiện ở hình thức hội họp, bàn luận, ký kết…Giao tiếp chính thức nhằm
giải quyết những vấn đề cụ thể, mang tính thiết thực. Ví dụ các cuộc thăm viếng
chính thức của những nguyên thủ Quốc gia, cuộc họp chính thức của hội đồng
quản trị một công ty…
- Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp không mang tính hình thức, không có
sự quy định về lễ nghi. Các hình thức giao tiếp cũng như cách phục trang, địa
điểm, hoàn cảnh giao tiếp…thường không bị lệ thuộc, không gò bó. Đó là giao
tiếp giữa các cá nhân hoặc nhóm mang tính chất cá nhân, không đại diện cho ai
hay tổ chức, nhóm nào cả. Mục đích giao tiếp thường nhằm làm thoả mãn nhu

16
cầu tiếp xúc, giải trí… nên bầu không khí giao tiếp mang tính chất thân mật, gần
gũi, hiểu biết lẫn nhau.
c. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp
 Phân loại theo số lượng người tham gia
- Giao tiếp song đôi: chủ thể và đối tượng giao tiếp là hai cá nhân tiếp xúc với
nhau. Đây là hình thức giao tiếp cơ bản, có đầu tiên trong cuộc đời mỗi con
người (trẻ với mẹ) và phổ biến nhất. Khi mang tính chất công việc, thường diễn
ra nhanh gọn và dễ đạt hiệu quả cao, nghi thức đơn giản, gần gũi với các đối
tượng tham gia, tiện lợi trong mọi hoàn cảnh và địa điểm.
- Giao tiếp nhóm: là giao tiếp giữa cá nhân với nhóm hoặc giữa các thành viên
trong và ngoài nhóm với nhau. Đây là kiểu giao tiếp “đại trà”, thường nhằm giải
quyết các vấn đề có liên quan đến nhiều người, nội dung giao tiếp không bí mật
và mất thời gian. Trong giao tiếp nhóm,vai trò chính vẫn thuộc về một hoặc vài
người là đại diện nên thường không đòi hỏi mọi người phải tham gia đầy đủ, trừ
khi cần thiết.
 Phân loại theo tính chất nghề nghiệp
Mỗi nghề nghiệp quy định một hình thức giao tiếp khác nhau. Cách thức
giao tiếp này thường chỉ xuất hiện ở những người đã có sự ổn định về tính cách,
có năng lực nhận thức, hiểu biết nhất định đặc biệt trong một lĩnh vực hoạt động
nào đó. Trong giao tiếp theo tính chất nghề nghiệp, các đặc điểm nghề nghiệp
gần như bao trùm lên phong cách ứng xử của các chủ thể giao tiếp; nó quy định
tích cách, cách biểu hiện ngôn ngữ, cách biểu hiện nét mặt, cử chỉ, giọng điệu,
tư thế… cũng như quy định tính chất, nội dung của thông tin. Vì thế qua giao
tiếp ta có thể nhận ra được nghề nghiệp của người cùng tham gia giao tiếp, là
một nhà giáo, hay một nhà buôn, hay một bác sỹ…
Trong tâm lý học xã hội giao tiếp được chia ra làm ba loại:
a) Giao tiếp định hướng - xã hội
Chủ thể giao tiếp với tư cách đại diện cho xã hội, cộng đồng người. Giao
tiếp nhằm truyền tin, thuyết phục hoặc kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động.

17
Ví dụ như những báo cáo, bài giảng về các chính sách, đường lối đối nội, đối
ngoại của một chế độ xã hội.
b) Giao tiếp định hướng - nhóm
Chủ thể giao tiếp không đại diện quyền lợi của một nhóm xã hội nhằm
giải quyết những vấn đề trong nhóm đặt ra trong học tập, sản xuất, kinh doanh,
chiến đấu.
c) Giao tiếp định hướng - cá nhân
Chủ thể giao tiếp không đại diện quyền lợi cho nhóm xã hội nào cả, mà
hoàn toàn vì mục đích cá nhân xuất phát từ động cơ, nhu cầu, hứng thú, sở
thích…của cá nhân.
Mặc dù giao tiếp theo cách nào thì các loại giao tiếp nói trên luôn tác
động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô
cùng phong phú đa dạng.
1.1.3. Phương tiện giao tiếp
Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các ứng xử rất đa
dạng và phong phú, thể hiện qua ngôn ngữ nói và viết: qua nét mặt, cử chỉ, tư
thế, giọng nói, trang phục, cách sử dụng không gian trong giao tiếp… Đó là một
hệ thống toàn vẹn, không có sự tách rời giữa biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ trong giao tiếp.
Các phương tiện giao tiếp là cách thức để biến những mục đích giao tiếp
thành hiện thực trong thực tế.
a) Giao tiếp ngôn ngữ
Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống tín
hiệu thứ hai: lời nói và chữ viết.
Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao tiếp
xã hội bởi nó có những chức năng: chức năng thông báo, chức năng diễn cảm và
chức năng tác động.
18
Giao tiếp ngôn ngữ có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức. Trong giao

tiếp, tuỳ vào đối tượng, mục đích, hoàn cảnh… mà người ta sử dụng các hình
thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau.
b) Giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể
như cử chỉ, tư thế, nét mặt; thông qua cách trang phục hoặc tạo ra khoảng không
gian nhất định khi tiếp xúc.
Giao tiếp phi ngôn ngữ ra đời trước giao tiếp ngôn ngữ, có cội nguồn sinh
học dựa trên cơ sở hành vi bản năng gắn liền với quá trình tiến hoá, di truyền từ
thế giới động vật. Trong giao tiếp phi ngôn ngữ, không phải lúc nào cũng có sự
tham gi của ý thức, vì thế nên qua hình thức giao tiếp này người ta thường bộc
lộ chân thật các cảm nghĩ, thái độ, ý kiến… của mình, tuy nhiên lại không dễ
hiểu được chúng. Đây là kiểu giao tiếp được thể hiện thông qua sự vận động của
cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói; thông qua sự vận động của cơ thể
như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói. Thông qua cách trang phục hoặc tạo ra
khoảng không gian nhất định khi tiếp xúc.
1.2. Kỹ năng
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
a)Quan điểm triết học về kỹ năng
“Kỹ năng là những động tác đã trở thành máy móc do được lặp lại sau
một thời gian dài. Cơ chế sinh lý của kỹ năng là khuôn sáo năng động. Kỹ năng
của động vật là không có ý thức, nó được hình thành trong quá trình thích ứng,
thích nghi với môi trường xung quanh”.
Kỹ năng tương tự với kỹ năng của động vật về cơ chế tâm lý cũng xuất
hiện ở con người. Đó là những động tác máy móc thích ứng với những đặc điểm
cụ thể của hoàn cảnh. Một số kỹ năng như vậy có giá trị về mặt thực tiễn, nhưng
trong chừng mực chúng còn chưa được nhận thức thì không thể nào truyền đạt
được cho người khác bằng những hình thức huấn luyện hiện đại.
19
Hình thức cao nhất của kỹ năng là những kỹ năng của con người mà các
thành phần của chúng được ý thức sơ bộ, được phân chia và kết hợp lại một

cách hợp lý thành những hệ thống đáp ứng được những đặc điểm khái quát trong
hoàn cảnh khách quan của việc hình thành kỹ năng. Trong những trường hợp
như vậy, trong quá trình tự động hóa và hoạt động của kỹ năng, con người giữ
nguyên khả năng kiểm tra những hành động của mình một cách có ý thức, và khi
cần thiết có thể điều chỉnh những hành động đó một cách tương đối dễ dàng.
Kỹ năng có mặt trong tất cả các hình thức hoạt động bên ngoài( ví dụ như
kỹ năng vận động) cũng như bên trong( ví dụ những hoạt động trí óc có tính chất
máy móc).
Kỹ năng không những là kết quả mà còn là điều kiện hoạt động sáng tạo
của con người.
Như vậy theo quan điểm triết học, kỹ năng có cả ở người và động vật. Cơ
chế tâm lý của sự hình thành kỹ năng ở người và động vật là hoàn toàn tương tự
nhau. Tuy nhiên kỹ năng của con người là có ý thức còn kỹ năng của động vật là
không có ý thức. Về bản chất, quan điểm triết học đã xem xét kỹ năng về kỹ
thuật của hành động, đó là những động tác máy móc do được lặp đi lặp lại nhiều
lần mà thành. Động thời họ cũng khẳng định kỹ năng chính là kết quả của hành
động và có liên quan chặt chẽ với năng lực, là điều kiện của hoạt động sáng tạo
của con người.
b) Quan điểm tâm lý học về kỹ năng
Theo từ điển Tiếng Việt: kỹ năng như là khả năng vận dụng những kiến
thức thu nhận được từ một lĩnh vực nào đó vào thực tế.
Theo từ điển Le Petit Robert (1996): kỹ năng là khả năng thành công
trong các công việc dự định tiến hành, trong việc giải quyết các vấn đề thực tế;
khả năng kinh nghiệm trong việc thực hiện một hoạt động trí tuệ hay nghệ thuật.
Theo Đại từ điển bách khoa Việt Nam: kỹ năng là giai đoạn trung gian
giữa tri thức và kỹ xảo trong quá trình nẵm vững một phương thức hành động.
Đặc điểm đòi hỏi sự tập trung chú ý cao, sự kiểm soát chặt chẽ của thị giác,
20
hành động chư bao quát, còn có động tác thừa, được hình thành do luyện tập
hoặc bắt chước.

Gần đây các nhà biên soạn từ điển Giáo dục học đã phân biệt rõ kỹ năng
bậc 1 và kỹ năng bậc 2:
- Kỹ năng bậc 1là: “Khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động với
những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù hành động
đó lầ hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”.
- Kỹ năng bậc 2 là: “Khả năng thực hiện hành động một cách thành thạo,
linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nhũng mục tiêu trong các điều kiện khác nhau.”
Để hình thành được kỹ năng bậc 1, trước hết cần phải có kiến thức làm cơ
sở cho việc hểu biết, luyện tập từng thao tác riêng rẽ cho đến khi thực hiện được
một hành động theo mục đích, yêu cầu. Nhìn chung việc thực hiện hành động
một cách máy móc được coi là tiêu chí của kỹ năng bậc 1.
Để đạt được kỹ năng bậc 2 cần phải trải qua giai đoạn luyện tập kỹ năng
bậc 1 và kỹ xảo hành động cho đến khi nào trong hành động, con người không
phải bận tâm đến các thao tác nữa, mà mọi suy nghĩ của họ lúc đó đều tập trung
vào việc tìm kiếm cách thức tốt nhất, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện luôn
biến động để đạt được muc đích. Ở đây sự linh hoạt, sáng tạo được coi là tiêu
chí cơ bản trong kỹ năng bậc 2, là cơ sở cho mọi hoạt động đạt được kết quả
cao.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quan niệm về kỹ năng cả ở góc độ
Triết học và Tâm lý học, chúng tôi nhận thấy dù theo quan niệm nào thì khi nói
đến kỹ năng chúng ta đều phải quán triệt một số điểm sau:
+ Mọi kỹ năng đều phải dựa trên cơ sở là tri thức. Muốn hành động hay
thao tác được trước hết phải có kiến thức về nó.
+ Nói tới kỹ năng của con người là nói tới hành động có mục đích, tức là
khi hành động con người luôn hình dung tới kết quả cần phải đạt được.
+ Để có kỹ năng, con người cũng phải biết cách thức hành động trong
những điều kiện cụ thể và hành động theo quy trình với sự luyện tập nhất định.
+ Kỹ năng liên quan mật thiết đến năng lực của con người. Nó là biểu
hiện cụ thể của năng lực. Bất cứ hành động nào của con người cũng nhằm vào
21

một mục đích nhất định. Quá trình con người tiến hành hành động là quá trình
thực hiện một hệ thống các thao tác theo một trình tự nhất định. Để hành động
có kết quả, con người phải có những tri thức cần thiết về mục đích, về cách thức
hoạt động để đi đến kết quả và về những điều kiện nhất định để triển khai hành
động đó. Tuy nhiên, nếu chỉ có tri thức cần thiết thì chưa đủ để hành động, con
người phải cần thiết vận dụng những tri thức đó để hành động thì hành động đó
mới có kết quả. Như vậy muốn có kỹ năng về một hành động nào đó mỗi con
người cần có đầy đủ 3 yêu cầu cơ bản là:
+ Có tri thức về hành động đó, nghĩa là nắm được mục đích, cách thức,
các điều kiện để thực hiện hành động.
+ Tiến hành hành động theo đúng yêu cầu
+ Đạt kết quả hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả
trong điều kiện thay đổi nhất định.
Với cách nhìn nhận như trên, chúng tôi đã khái quát cách hiểu về kỹ năng
như sau: Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng
cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động phù
hợp với những điều kiện nhất định. Kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ
thuật của hành động mà còn là biểu hiện về năng lực của chủ thể hành động.
1.2.2. Các mức độ của kỹ năng
Từ sự phân tích về kỹ năng chúng tâ thấy rằng sẽ có các mức độ khác
nhau của kỹ năng (từ mức độ thấp đến mức độ cao).
Theo quan niệm của Bloom thì kỹ năng có 4 mức độ sau:
- Bắt chước: quan sát và lặp lại hành động (lặp lại theo mẫu)
- Thao tác: ở mức độ cao hơn, chủ thể thực hiện hành động theo sự hướng
dẫn bằng lời chứ không còn bằng hành động mẫu nữa.
- Hành động chuẩn xác: mức độ thực hiện đúng, chuẩn xác hành động,
thao tác mà không cần quan sát mẫu hoặc nghe người khác chỉ dẫn. Tất nhiên nó
đòi hỏi sự nỗ lực có gắng cao của chủ thể hành động
- Hành động tự nhiên: mức độ thuần thục, thành thạo của hành động, thao
tác mà không cần sụ cố gắng nhiều về thể lực cũng như trí lực.

22
Tổng hợp các quan điểm của các nhà tâm lý học, giáo dục học thì có thể
phân loại kỹ năng theo các mức độ sau:
- Kỹ năng sơ đẳng: là hành động được thực hiện trên cơ sở tri thức hoặc
trên cơ sở của sự bắt chước. Giai đoạn này hoạt động cần có sự tập trung tư
tưởng cao, có sự kiểm soát chặt chẽ của ý thức và đòi hỏi sự tiêu hao năng lượng
thần kinh, cơ bắp. Nhiều hành động lúc này chưa mang tính khái quát, còn có
động tác thừa. Chất lượng hành động chưa chính xác, có thể còn có những nhầm
lẫn. Kỹ năng sơ đẳng là cí xuất phát để hình thành kỹ xảo.
- Kỹ xảo: là hành động được tự động hóa, có ý thức. Các kỹ xảo luôn luôn
có quan hệ với các thủ thuật thực hiện hành động nhưng chúng không có quan
hệ với mục đích và các điều kiện. Sự tự động hóa khiến cho ý thức không còn
phải kiểm tra chính sự thực hiện các thao tác vận động, cảm giác và trí tuệ tạo
thành hành động.
Theo ý nghĩa này việc thực hiện hành động trở nên tự động hóa nhưng các
mục đích, điều kiện, kết quả của hành động vẫn nằm trong trường ý thức và
được đưa lên hàng đầu. Hành động kỹ xảo là hành động tốn ít năng lượng nhất,
hành động có tính chính xác cao không sai phạm nhầm lẫn.
- Kỹ năng phức tạp (hay còn gọi là kỹ năng sau kỹ xảo): là sự nắm vững
một hệ thống phức tạp những hành động tâm lý và thực tiễn cần thiết để điều
chỉnh hoạt động có mục đích dựa trên những tri thức và kỹ xảo đã có của bản
thân. Đây là hình thức hành động tự động hóa cao được hình thành từ kỹ xảo do
đó bao gồm cả những dấu hiệu của kỹ xảo.
Như vậy giữa kỹ năng và kỹ xảo có những mối quan hệ qua lại phức tạp.
Một mặt, có thể nắm được kỹ năng mà chưa nắm được kỹ xảo tương ứng. Trong
trường hợp ấy, kỹ xảo hình thành trên cơ sở kỹ năng sơ đẳng bước đầu đã có.
Mặt khác, cùng với việc rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng được củng cố và hoàn thiện
1.2.3. Qui trình hình thành kỹ năng
Bất kỳ một kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết đó là kiến
thức. Sở dĩ như vậy là xuất phát từ cấu trúc của hoạt động (phải hiểu được mục

23
đích, biết cách đi đến kết quả và hiểu những điều kiện cần thiết để thực hiện
cách thức đó). Mà đã là hoạt động thì phải có đối tượng. Kiến thức và đối tượng
là hai phạm trù khác nhau. Kiến thức là kết quả của sự phản ánh đối tượng (sự
vật, hiện tượng), là tồn tại khách quan, cho nên muốn tác động đến đối tượng
phải có kiến thức hướng dẫn. Sự vận dụng kiến thức để khám phá, biến đổi (tất
nhiên đó là quá trình thu được thông tin mới) chính là kỹ năng.
Theo một số tác giả như Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan và Nguyễn Văn
Thàng thì thực chất của việc hình thành kỹ năng (chủ yếu là kỹ năng học tập) là
hình thành cho người học nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm
làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ
và đối chiếu chúng với những hành động cụ thể.
Qua các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã chỉ rõ: để hình thành kỹ
năng, trước hết phải dựa trên cơ sở lý thuyết, đó là những kiến thức cần thiết;
đồng thời những kiến thức đó phải được tồn tại trong ý thức người thực hiện với
vai trò là công cụ của hoạt động. Sau đó là quá trình vận dụng kiến thức đó vào
thực tiễn nhằm hình thành những thao tác hành động cụ thể. Muốn vậy, qua trình
rèn luyện kỹ năng cần được tổ chức thực hiện một cách khoa học, theo một qui
trình chặt chẽ dưới sự hướng dẫn của người dạy hoặc nhà nghiên cứu. Từ sự
phân tích trên đây chúng tôi cho rằng có thể khái quát quá trình hình thành kỹ
năng gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Nhận thức về mục đích, cách thức, điều kiện hoạt động.
Bước 2: Quan sát mẫu và lặp lại theo mẫu.
Bước 3: Làm thứ tự theo sự hướng dẫn.
Bước 4: Luyện tập.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh.
Việc phân chia các bước như trên cũng chỉ có tính chất tương đối. Trong
thực tế giữa các bước luôn có sự đan xen, liên kết với nhau. Chẳng hạn khâu
kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh sẽ phải hiện diện ở tất cả các bước. Qui trình 5
bước đó hoàn toàn phù hợp, có tính logic chặt chẽ và rất thuận tiện cho quá trình

24
luyện tập để hình thành kỹ năng nói chung. Có thể khái quát: kỹ năng đi cùng
với thao tác là đơn vị trong cấu trúc của hoạt động. Muốn hình thành được kỹ
năng phải tổ chức các hoạt động trong đó người học phải là chủ thể được tham
gia vào hoạt động và thực hiện theo những yêu cầu cơ bản khi hình thành một
kỹ năng.
1.2. Kỹ năng giao tiếp
1.2.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp
Là nghệ thuật là kỹ năng là khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp
trong quá trình trao đổi tiếp súc qua lại giữa các cá thể bằng các các hình thức
biểu lộ tình cảm,trò chuyện,diễn thuyết trao đổi thư tín, thông tin nhằm đạt được
mục đích giao tiếp thường là trao đổi thông tin.
Người nhận
( Người gửi )
Người gửi
( Người nhận )
1.2.2. Hình thức của kỹ năng giao tiếp
Hình thức của kỹ năng giao tiếp bao gồm:
- Lắng nghe: là việc tập trung vào việc phản ánh một loại âm thanh nào
đó, các âm thanh bỏ ra ngoài tai.
Để lắng nghe có hiệu quả, ngoài việc chú ý hạn chế ảnh hưởng của các
yếu tố cản trở, chúng ta phải biết tạo không khí bình đẳng, thân mật thoái mái,
25

×