Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chủ nghĩa duy vật và vai trò của nó trong xã hội VN hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.54 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chủ nghĩa duy vật và vai trò của nó trong xã hội VN hiện nay
Mục lục
Mục trang

A. Tổng luận………………………………………………..4
1.Ly do chọn đề tài……………………………………...4
2.Mục đích nghiên cứu………………………………….4
3.Đối tượng nghiên cứu…………………………………4
4.Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………4
5.Giới hạn đề tài………………………………...............4
6.Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..5
B. Nội dung………………………………………………...5
I. Cơ sở việc nghiên cứu………………………………..5
1. Cơ sở ly luận…………………………………………5
2. Cơ sở thực tiễn……………………………………….6
Ii. Thực trạng vấn đề nghiên cứu………………………..6
1. Nội dung chính của phép biện chứng duy vật……… 7
2. Vai trò trong đời sống Việt Nam……………………8
3. Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước……………….11
4. Hạn chế…………………………………………….13
III. Giải pháp đề xuất………………………………….14
C. Kết
luận………………………......................................15

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hân
Hướng dẫn khoa học: giảng viên Lê Ngọc Thông
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chủ nghĩa duy vật và vai trò của nó trong xã hội VN hiện nay
A.TỔNG LUẬN:


1. Ly do chon đề tài:
Triết học – khoa học của mọi khoa học ra đời mang theo rất nhiều vấn
đề cần bàn cãi. Theo Angghen: ‘’Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học,
đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan he giữa tư duy với tồn
tại’’. Nói cách khác, một trong những câu hỏi lớn của triết học là: ‘’Giữa
vật chất và thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định
cái nào?’’. Việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi hóc búa này đã chia các nhà
triết học thành hai trường phái lớn : chủ nghĩa duy vật- gồm những
trường phái, những nhóm người cho rằng vật chất , giới tự nhiên là cái có
trước van quyết định thức của con người. Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm
– những trường phái cho rằng thức, tinh thần là cái có trước vẫn quyết
định hơn cả. Trong khi đó, vấn đề cơ bản của triết học cũng được coi là
vấn đề mà con người ta thường gặp phải trong quá trình hoạt động. Vì
vậy việc giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học cũng cần thiết như
việc giải quyết chình những vấn đề của con người trong bất cứ hoạt đọng
thực tiễn nào – dù chỉ là một khía cạnh nhỏ - chủ nghĩa duy vật- mà trong
bài tiểu luận này em sẽ trình bày.
2. Mục đích nghiên cứu:
Như đã nói ở trên, triết học là một bộ phận không thể tách rời trong bất
cứ hoạt động thực tiễn nào cũng như việc xây dựng và phát triển xã hội.
Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người sẽ có
những định hướng và cách giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc
sống một cách hợp ly nhất.
Lênin cũng đã chỉ rõ chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa của
triết học Mác. Trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác, Đảng và Nhà
nước ta đã tiếp thu và có những phương hướng chỉ đạo đúng đắn trong
việc xây dựng cũng như cải tạo xã hội, phù hợp với tình hình thực tế đất
nước.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật cũng như của triết học

Mác– Lênin nói chung là những quy luật vận động, phát triển chung nhất
của tự nhiên, y thức, xã hội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức
khoa học và thực tiễn cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa duy vật .
5. Giới hạn đề tài:
Xã hội Việt Nam hiện nay.
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hân
Hướng dẫn khoa học: giảng viên Lê Ngọc Thông
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chủ nghĩa duy vật và vai trò của nó trong xã hội VN hiện nay
6. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội
bao gồm phương pháp duy vật biện chứng van duy vật lịch sử, phương
pháp so sánh, phân tích và tổng hợp,…
B. Nội dung:
I. Cơ sở việc nghiên cứu
1. Cơ sở ly luận:
Chủ nghĩa duy vật là gì? Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một
hình thức của thực hữu luận (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy
nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi
sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các
tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là
thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong
thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không
cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không - tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai
trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất
nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết
nhị nguyên hay thuyết đa nguyên, đối lập hoàn toàn với chủ nghĩ duy

tâm.
2. Cơ sở thực tiễn:
Chủ nghĩa duy vật và sự tồn tại, phát triển của nó có nguồn gốc từ sự
phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng thời thường gắn với lợi ích của
gai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử. Là kết quả của quá trình đúc
kết, khái quát hóa những tri thức của nhân loại về nhiều linh vực.
Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học
duy vật thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ
nghĩa duy vật giai đoạn này đã ly giải toàn bộ sự sinh thanh của thế giới
tiừ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đàu
tiên, là bản nguyên của thế giới. Những ly giải về thế giới lúc này còn
mang tính trực quan nên những kết luận về thế giới còn ngây thơ, chất
phác.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa
duy vật, thể hiện khá rõ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đạt đỉnh cao
vào thế kỷ XIX. Chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh
mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển, tuy
chưa hoàn thiện nhưng trong giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung
cổ sang thời phục hưng ở các nước Tây Âu cũng góp phần không nhỏ
vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo.
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hân
Hướng dẫn khoa học: giảng viên Lê Ngọc Thông
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chủ nghĩa duy vật và vai trò của nó trong xã hội VN hiện nay
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa
duy vật, do C.Mác và Ăngghen sáng lập từ những năm 40 của thế kỷ
XIX, sau đó được Lênin và những người kế tục ông bảo vệ và phát triển,
kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng triệt để
những thành tựu khoa hoc tự nhiên đương thời.

Điều kiện kinh tế xã hội cho sự ra đời của phép biện chứng duy vật: Phép
biện chứng duy vật ra đời trong điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đang phát triển, cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản đã
cung cấp thực tiễn cho C.Mác và Ph.Ănghen để đúc kết và kiểm nghiệm lý
luận về phép biện chứng. Dựa trên cơ sở thành tựu khoa học tự nhiên (cuối
thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) đi vào hệ thống hoá tài liệu khoa học thực
nghiệm. Đây là hai tiền đề thực tiễn rất quan trọng cho sự ra đời của phép
biện chứng duy vật.
Tiền đề lý luận của phép biện chứng duy vật chính là phép biện chứng
duy tâm của Hêghen. Các ông đã tách ra cái hạt nhân hợp lý vốn có của nó
là phép biện chứng và vứt bỏ cách giải thích hiện tượng tự nhiên xã hội và
tư duy một cách thần thánh hoá tư duy, nói cách khác các ông đã cải tạo
một cách duy vật phép biện chứng duy tâm Hêghen.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
1. Nội dung chính của phép biện chứng duy vật:
Ph.Angghen cho rằng: ’’Phép biện chứng ... là môn khoa học về những
quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội
lòai người và của tư duy’’.
Theo C.Mác: Biện chứng khách quan là cái có trước, còn biện chứng
chủ quan (tư duy biện chứng) là cái có sau và là phản ánh của biện chứng
khách quan, đây là sự khác nhau giữa phép biện chứng duy vật của ông với
phép biện chứng duy tâm của Hêghen. C.Mác cho rằng ông chỉ làm cái
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hân
Hướng dẫn khoa học: giảng viên Lê Ngọc Thông
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chủ nghĩa duy vật và vai trò của nó trong xã hội VN hiện nay
công việc là đặt phép biện chứng duy tâm của Hêghen "đứng trên hai chân
của mình" tức là đứng trên nền tảng duy vật.
Theo C.Mác thì phép biện chứng chính là "khoa học về mối liên hệ phổ

biến trong tự nhiên xã hội và tự nhiên, trong tư duy". Theo Lênin thì phép
biện chứng là "học thuyết về sự phát triển đầy đủ, sâu sắc và toàn diện
nhất, học thuyết về tính tương đối của sự vật".
Ba mối liên hệ chủ yếu trong phép biện chứng duy vật là: 1. Mối liên hệ
cùng tồn tại và phát triển; 2. Mối liên hệ thâm nhập lẫn nhau tuy có sự
khác nhau nhưng vẫn có sự giống nhau; 3. Mối liên hệ về sự chuyển hoá
vận động và phát triển. Các mối liên hệ được khái quát thành các cặp phạm
trù ( phần tử - hệ thống, nguyên nhân - kết quả, lượng - chất) và các quy
luật (quy luật lượng - chất, quy luật đấu tranh và thống nhất của các mặt
đối lập, quy luật phủ định của phủ định).
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Mác đã công khai tính giai cấp của
để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động.
Trong khi đó các nền triết học trước Mác che giấu lợi ích của nó, bảo vệ
lợi ích của giai cấp thống trị, của một nhóm người thiểu số trong xã hội.
Triết học C.Mác là một hệ thống sáng tạo, là một hệ thống mở, không
ngừng được bổ sung, được làm phong phú thêm bởi chính thực tiễn và phát
triển. Cùng với chính sự phát triển thực tiễn, học thuyết của C.Mác là kim
chỉ nam cho hành động.
Những nội dung chính của phép biện chứng được C.Mác và Ph.Ănghen
luận chứng trong tác phẩm: "Biện chứng của tự nhiên" (1873 - 1883),
"Chống Đuy -rinh" (1876 - 1878), "Lút-vich Phoiơ Bắc và sự cáo chung
của triết học cổ điển Đức" và một số tác phẩm do V.I.Lênin viết như: "Chủ
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hân
Hướng dẫn khoa học: giảng viên Lê Ngọc Thông
7

×