BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ÁP DỤNG WEB SERVICES
TRONG XÂY DỰNG ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN HỮU NGHĨA MSSV: 05110087
CAO THIỆN QUANG MSSV: 05110106
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Ths. LÊ VĂN VINH
TP. HỒ CHÍ MINH – 2009
LỜI CÁM ƠN 3
LỜI CÁM ƠN
Sau hơn ba tháng tìm hiểu và thực hiện, với sự nỗ lực của các thành viên
trong nhóm, đề tài “Áp dụng Web services trong việc xây dựng ứng dụng thương
mại điện tử” đã hoàn thành tuy vẫn còn nhiều thiếu sót.
Chúng em xin chân thành cảm ơn đến thầy Lê Văn Vinh đã nhiệt tình giúp
đỡ và hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này.
Chúng em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả những thầy cô, anh
chị, bạn bè trong Khoa Công Nghệ Thông Tin đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho
chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Và chúng con xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn động viên, tạo mọi
điều kiện cho chúng con học tập hoàn thành tốt đề tài này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện đề tài
MỤC LỤC 4
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC BẢNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU 7
PHẦN MỞ ĐẦU
A
A. PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, theo xu hướng hội nhập của quốc tế, phạm vi kinh doanh
không còn bó buộc ở trong một quốc gia cụ thể mà nó đã vươn rộng ra
khắp thế giới. Do đó, ở Việt Nam các nhà sản xuất, các doanh nghiệp…
đang tìm kiếm một phương thức kinh doanh mới sao cho có thể giúp cho
người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm của mình một cách nhanh nhất,
sản phẩm có thể được quảng bá một cách rộng rãi, không chỉ là ở trong
nước mà còn lan rộng ra khắp các nước khác. Cùng với sự bùng nổ của
công nghệ thông tin, thương mại điện tử được xem như là lựa chọn phù
hợp với xu thế chung của thế giới, lợi ích mà nó mang lại cho các doanh
nghiệp là không nhỏ, giúp tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc, và lợi
nhuận mà nó mang lại là rất lớn.
Công nghệ thông tin phát triển, và trong đó phải kể đến công nghệ
web services. Web services sử dụng những chuẩn mở như XML,
SOAP… Nó giúp cho việc cải tiến những ứng dụng có sẵn được dễ dàng
và nhanh chóng, tận dụng những chức năng đã có sẵn mà không cần
quan tâm đến sự tương thích của ngôn ngữ, những nền phát triển bất
kỳ…
Do đó, đề tài “Áp dụng web services trong xây dựng ứng dụng
thương mại điện tử” nhằm giới thiệu đôi nét về cách thức triển khai một
website thương mại điện tử và áp dụng web services cho một số chức
năng của website. Từ đó, có thể xây dựng một website thương mại điện
tử phù hợp với thị trường phát triển ở Việt Nam.
A. PHẦN MỞ ĐẦU 9
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là:
o Tìm hiểu về web services.
o Tìm hiểu về thương mại điện tử.
o Xây dựng website thương mại điện tử.
o Áp dụng web services cho website:
Phương thức thanh toán trực tuyến thông qua PayPal.
So sánh sản phẩm.
Chuyển đổi loại tiền tệ.
B. PHẦN NỘI DUNG 10
PHẦN NỘI DUNG
B
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 11
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES
1.1. Tổng quan
Công nghệ thông tin và mạng lưới internet phát triển, đã cung cấp
các nền tảng cơ bản, một kho mã nguồn thực sự hữu ích cho việc xây
dựng các ứng dụng từ xa. Đồng thời, sự phát triển của các hệ thống ngôn
ngữ lập trình ngày càng làm tăng tính đa dạng, phong phú và tính hữu ích
của các hệ thống này. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là làm sao có thể tận
dụng được những nền tảng sẵn có này bởi mỗi ứng dụng sẽ có một định
dạng dữ liệu khác nhau, chạy trên một môi trường riêng biệt, sử dụng các
giao thức trao đổi khác nhau và được phát triển trên các nền tảng khác
nhau. Vì vậy vấn đề trao đổi, giao tiếp giữa các ứng dụng vẫn là vấn đề
lớn trong lĩnh vực phân tán trên mạng.
Các website ngày nay thì hầu hết được viết lại từ đầu mà không thể
chia sẻ các chức năng hoặc sử dụng các chức năng sẵn có từ các ứng
dụng khác. Vì vậy các ứng dụng có những chức năng tương tự nhau sẽ
mất nhiều thời gian và chi phí, tiêu tốn nhiều công sức để viết lại một
chức năng đã được hoàn chỉnh từ một ứng dụng khác mà không hẳn sẽ
tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Vì vậy, yêu cầu của ngành công nghệ thông tin hiện nay được đặt ra
là làm cách nào để có thể sử dụng lại được các ứng dụng, các thành phần
đã được hoàn thiện trong hệ thống phân tán trên mạng. Điều này sẽ giúp
xây dựng nên các ứng dụng tương tác với nhau trên các nền tảng khác
nhau, môi trường khác nhau, không bị giới hạn về ngôn ngữ lập trình, và
không mất quá nhiều chi phí thời gian cho việc xây dựng lại từ đầu.
1.2. Web services
Một dịch vụ web (web services) là một hệ thống phần mềm được xây
dựng để hỗ trợ khả năng tương tác giữa các máy tính trên mạng (theo
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 12
Wide Web Consortium)[7].[8] Nó cung cấp một giao tiếp được mô tả
theo một định dạng chung thường gọi là ngôn ngữ mô tả dịch vụ web
(Web Service Description Language – WSDL). Các hệ thống khác thực
hiện tương tác với dịch vụ web thông qua giao thức SOAP (Simple
Object Access Protocol). Đây là giao thức giúp trao đổi thông tin sử dụng
HTTP kết hợp với việc sử dụng đặc tả XML cùng với một số chuẩn khác.
Như vậy, mục đích chính của việc phát triển của dịch vụ web là cho
phép giao tiếp và trao đổi các chức năng, thông tin, dữ liệu giữa các ứng
dụng một cách dễ dàng mà không cần quan tâm đến môi trường phát
triển, ngôn ngữ lập trình bởi tất cả đã được quy về một định dạng chung.
Bản chất của web service là một tập hợp các đối tượng, các phương thức
được thực thi và công bố trên mạng để có thể được triệu gọi từ xa thông
qua các ứng dụng khác.
Để xem xét kỹ hơn về web service, chúng ta sẽ tìm hiểu sự ra đời và
vai trò của web service.
1.2.1. Sự ra đời của web services
Web service là sự kế thừa từ các công nghệ phân tán trước đó như
CORBA, DCOM và RMI
CORBA (Common Object Request Broker Architecture)[1].[7].[8].
[9]. là một giải pháp dựa trên các chuẩn mở do tổ chức OMG (Object
Management Group) đưa ra. Điểm mạnh của CORBA là các ứng dụng
trên máy client và trên máy chủ có thể được viết bằng các ngôn ngữ lập
trình khác nhau nhờ sử dụng một ngôn ngữ định nghĩa giao tiếp
(Interface Definition Language – IDL)[1] Tuy nhiên, việc xây dựng ứng
dụng phân tán sử dụng CORBA rất phức tạp và có rất ít ngôn ngữ lập
trình được CORBA hỗ trợ.
DCOM (Distributed Component Object Model)[1].[7].[8]. được đề
xuất bởi Microsoft, giúp các thành phần phần mềm (software
component) giao tiếp với nhau trên môi trường phân tán. Một DCOM
server sẽ công bố các phương thức, các đối tượng cho các máy khách
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 13
bằng cách hỗ trợ đa giao tiếp (multiple interfaces). Giao thức được sử
dụng cho việc giao tiếp giữa các ứng dụng là Object Remote Procedure
Call (ORPC). DCOM chủ yếu được phát triển trên các hệ điều hành
Windows và chủ yếu được hỗ trợ phát triển bởi Microsoft[1]
RMI (Remote Method Invocation – RMI) [1].[7].[8].[9].cho phép
xây dựng các ứng dụng phân tán dựa trên công nghệ Java. Một đối tượng
viết bằng Java có thể gọi đến một đối tượng từ xa mà nó tham chiếu đến.
RMI sử dụng giao thức JRMP (Java Remote Method Protocol). Để xây
dựng một ứng dụng phân tán sử dụng RMI đòi hỏi người lập trình phải
có kiến thức, kinh nghiệm về lập trình với ngôn ngữ Java và kỹ thuật
phân tán. Mặc khác, hạn chế lớn nhất của RMI là chỉ hỗ trợ đối với các
ứng dụng Java[1]
Bên cạnh những hạn chế của các công nghệ nói trên, một vấn đề phát
sinh ở đây là khả năng tương tác giữa các ứng dụng được xây dựng trên
các công nghệ khác nhau. Chúng ta không thể giao tiếp với một server sử
dụng công nghệ DCOM từ một ứng dụng sử dụng công nghệ RMI bởi
chúng sử dụng hai giao thức khác nhau. Vì vậy, web service ra đời là một
sự phát triển có vai trò quan trọng trong lĩnh vực phân tán trên internet.
1.2.2. Vai trò và đặc điểm của web services
Web service ra đời mở ra một hướng mới cho việc phát triển các ứng
dụng trên internet. Ngày nay, dịch vụ web được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực phát triển phần mềm khác nhau như các dịch vụ cung cấp giá cổ
phiếu, hỗ trợ thanh toán trực tuyến, chuyển đổi ngoại tệ, tìm kiếm thông
tin liên quan đến sản phẩm, đặc biệt là các dịch vụ web của các website
bán hàng trực tuyến như Amazon, eBay. Web service đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển các ứng dụng thương mại điện tử (e-
commerce). Dùng dịch vụ web để kết hợp các các khả năng đơn lẻ chạy
trên các hệ thống khác nhau thành một hệ thống tích hợp.
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 14
1.3. Kiến trúc và các thành phần Web services
Công nghệ web service không phải là một công nghệ mới hoàn toàn,
mà nó ra đời dựa trên sự kết hợp các nền tảng công nghệ sẵn có trước đó.
Nó là sự tích hợp các ứng dụng dựa trên web sử dụng các chuẩn mở như
XML, SOAP, WSDL, UDDI. Trong đó, XML được sử dụng để mô tả dữ
liệu, SOAP đóng vai trò giao thức truyền tải dữ liệu, WSDL mô tả cho
dịch vụ web và UDDI liệt kê danh sách các dịch vụ web đang hoạt động.
1.3.1. XML – Extensible Markup Language
XML do W3C để ra và được phát triển từ SGML. XML là một ngôn
ngữ đánh dấu mở rộng với cấu trúc do người dùng định nghĩa. Về hình
thức, XML có cú pháp tương tự HTML, nhưng không tuân theo một đặc
tả quy ước như HTML. Người sử dụng hay các chương trình có thể quy
ước định dạng các thẻ XML, ngoài ra không chứa bất cứ thông tin nào
khác về cách sử dụng hay hiển thị những thông tin ấy.
Web service là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau, và nó hỗ
trợ tương tác giữa các hệ thống được cài đặt trên các môi trường khác
nhau. Do đó, cần sử dụng một dạng tài liệu có thể giúp giải quyết vấn đề
tương thích và XML hoàn toàn phù hợp với yêu cầu trên. Nó đã trở thành
nền tảng cho việc xây dựng các web service. XML có hai vai trò chính:
• Trao đổi dữ liệu trong hệ thống sử dụng web service.
• Mô tả các giao thức sử dụng trong dịch vụ web.
1.3.2. SOAP – Simple Object Access Protocol
SOAP (Simple Object Access Protocol)[1].[7].[8].[9]. là giao thức
dùng để truy xuất thông tin từ web service thông qua một dạng thông
điệp chung. SOAP được Microsoft đề xuất vào năm 1998. Hiện nay, nó
thuộc quyền quản lý và cải tiến bởi tổ chức W3C. SOAP là một giao thức
dựa trên nền tảng XML, mô tả cách định dạng, đóng gói thông tin của
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 15
các thông điệp và trao đổi chúng thông qua mạng mà không phụ thuộc
vào bất kỳ ngôn ngữ hay môi trường thực thi nào.
Đơn vị trao đổi thông tin cơ bản của giao thức SOAP là thông điệp
SOAP (SOAP Message). Mỗi thông điệp SOAP sẽ được chỉ định bởi một
thẻ root <Envelope> chứa 2 thành phần là SOAP Header và SOAP
Body. SOA Header chứa các thông tin cần thiết cho việc thực hiện
chuyển thông điệp hay cơ chế định danh, bảo mật. SOAP Body chứa dữ
liệu ứng dụng
Cấu trúc của một thông điệp SOAP như hình sau:
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 16
Hình sau sẽ mô tả cách mà SOAP được sử dụng trong web
service[1]
Hình 1.1. Cấu trúc của một thông điệp SOAP
Hình 1.2. Sử dụng SOAP trong Web services
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 17
1.3.3. WSDL – Web Services Description Language
WSDL (Web Services Description Language)[1].[7].[8].[9]. là một
dạng tài liệu dựa trên cú pháp XML để mô tả các dịch vụ web. Lúc đầu
nó được Microsoft, IBM và Ariba để xuất, nhưng hiện nay được quản lý
bởi tổ chức W3C. Một tài liệu WSDL sẽ cung cấp tài liệu cho các hệ
thống phân tán như mô tả chức năng của một web service, cách thức
tương tác, các thông điệp tương ứng cho các theo tác request hay
response. Sau đây là cấu trúc cơ bản của một tài liệu
Một tài liệu WSDL bao gồm 2 thành phần chính: Phần trừu tượng
(abstract definitions)[1]., và phần hiện thực (concrete definitions)[1]
Phần trừu tượng bao gồm các thông tin được chứa các thẻ types,
message, operation, và port types. Phần hiện thực chứa thông tin trong
các thẻ bindings và ports. Mỗi thành phần sẽ có một tham chiếu đến một
thành phần khác được mô tả như hình sau:
Hình 1.3. WSDL
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 18
Mỗi thành phần có một chức năng riêng, cụ thể như sau:
• types: chỉ định kiểu dữ liệu cho các thông điệp gửi và nhận.
• messages: là một thành phần trừu tượng mô tả cách thức
giao tiếp giữa client và server
• port types: mô tả ánh xạ giữa các thông điệp – được mô tả
trong phần tử messages – và các phương thức (operations).
• binding: xác định giao thức nào được sử dụng khi giao tiếp
với dịch vụ web. Định nghĩa kiểu binding (RPC/Document)
và giao thức vận chuyển. binding cũng định nghĩa các
operations.
• Port: chỉ định địa chỉ hoặc điểm kết nối đến web service, nó
thường là một chuỗi URL đơn giản.
1.3.4. UDDI – Universal Description, Discovery, and Integration
UDDI (Universal Description, Discovery, and Integration) [1].[7].
[8].[9]. được đề xuất bởi Microsoft, IBM và Ariba vào năm 2000. Ngày
nay, UDDI thuộc quyền quản lý và phát triển bởi tổ chức OASIS
Hình 1.4. Các thành phần của WSDL [1].
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 19
(Organization for the Advancement of Structured Information
Standards). Nó được xây dựng nhằm mục đích cung cấp khả năng cho
phép công bố, tổng hợp và tìm kiếm các dịch vụ web.
UDDI đưa ra một tập các hàm API được chia làm 2 phần: Inquiry
API (dùng để tìm kiếm và truy xuất) và Publisher’s API (công bố các
web services).
Thông tin tổ chức trong UDDI được chia thành 3 phần:
• White pages: Liệt kê thông tin của các nhà cung cấp dịch vụ
web bao gồm địa chỉ, thông tin liên lạc, và định danh.
• Yellow pages: Phân loại dịch vụ theo tổ chức hay nhóm dịch
vụ hoặc địa điểm đặt các dịch vụ.
• Green pages: Cung cấp thông tin về các dịch vụ web được,
về cách thức truy xuất các web services đó.
1.3.5 Kết luận
Thông qua các phần trên, chúng ta có một có cái nhìn toàn cảnh về
Web Service, các kỹ thuật cốt lõi của việc áp dụng các ứng dụng phân
tán dựa vào SOAP, WSDL, và UDDI:
Các nhà cung cấp Web Service sẽ mô tả Web Sercive của mình trong
một tài liệu WSDL và công bố thông qua việc đăng ký UDDI sử dụng
Publisher’s API (dựa trên nền tảng SOAP)
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 20
Một service requester sử dụng UDDI Inquiry API để tìm kiếm các
service provider tương ứng với yêu cầu bên trong hệ thống đăng ký
UDDI. Nếu có một dịch vụ nào đó được tìm thấy, việc làm tiếp theo là
dựa vào <tModel> để tham chiếu đến tài liệu WSDL tương ứng.
Một SOAP request sẽ được tạo ra tương ưng với Web Service được
tìm thấy.
Sau cùng SOAP request sẽ được gửi đến service provider, và
provider xử lý trả về.
1.4. Công nghệ RESTful web services
Như đã trình bày ở các phần trên, khi nhắc đến web services người ta
thường nghĩ đến các công nghệ nền tảng là SOAP, XML, WSDL và
UDDI. Đó là các nền tảng cho công nghệ dịch vụ web sử dụng giao thức
truyền tải thông điệp SOAP và ngôn ngữ xây dựng giao tiếp dịch vụ là
WSDL. Nói cách khác chúng gắn liền với sự ra đời của khái niệm dịch
vụ web. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có một dạng web services mới đã
và đang được triển khai bởi một số tổ chức, đó là RESTful web services.
RESTful web services là một công nghệ giúp xây dựng các dịch vụ dựa
hoàn toàn trên giao thức HTTP và không sử dụng ngôn ngữ mô tả giao
tiếp WSDL được xuất phát từ công nghệ REST (đề xuất bởi Roy Fielding
năm 2000). Để hiểu rõ hơn về RESTful trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về
REST
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 21
REST ( Representational State Transfer)[8]. là một kiểu kiến trúc
dựa trên các công nghệ và giao thức trên web như HTTP (Hypertext
Transfer Protocol) và XML. Đặc điểm chính của REST là: khả năng
tương tác giữa các thành phần trên mạng, sử dụng môt giao diện chung,
các thành phần được phát triển độc lập, giảm độ trễ, đảm bảo tính bảo
mật và khả năng đóng gói.
Bởi vì REST là một phương pháp lấy nội dung được cung cấp từ xa
dựa trên web và dữ liệu lấy về theo định dạng XML nên người dung chỉ
cần biết địa chỉ URL (Uniform Resource Locator) của trang web cung
cấp nội dung là có thể lấy dữ liệu và sử dụng các công cụ chuyển đổi tài
liệu XML trả về theo nhu cầu. Và muốn làm được như vậy đòi hỏi nhà
cung cấp dịch vụ phải tạo ra một tài liệu XML chứa nội dung muốn cung
cấp và đưa lên web.
So với SOAP thì REST đơn giản hơn vì không đòi hỏi quá trình
wrapping/binding từ XML sang các đối tượng dữ liệu hay ngược lại,
cũng như không đòi hỏi tài liệu giao tiếp WSDL. Vì thế sử dụng REST
sẽ không đòi hỏi các công cụ lập trình phức tạp. Tuy nhiên, cũng chính vì
vậy mà REST chỉ phù hợp cho việc xây dựng các ứng dụng tương tác
nhỏ và đơn giản. Và SOAP sẽ là một lựa chọn hợp lý cho các hệ thống
đỏi hỏi mức độ tương tác linh hoạt, khả năng chia sẽ chức năng cũng như
dữ liệu cao.
RESTful web services là một dạng dịch vụ web đơn giản được xây
dựng nhờ công nghệ REST bao gồm ba thành phần chính sau:
• Định danh tài nguyên cố định (URI – Uniform Resource
Identifier) cho dịch vụ web: cho biết địa chỉ cụ thể nơi cung cấp
dữ liệu trên mạng.
• Kiểu dữ liệu được truyền tải trên mạng: XML
• Giao thức truyền tải: HTTP với các phương thức POST, GET,
PUT và DELETE
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ WEB SERVICES 22
Như vậy bản thân RESTful web services không định nghĩa thành
phần giao tiếp riêng như trong SOAP (WSDL) mà sử dụng thành phần
giao tiếp được cung cấp bởi HTTP.
Hiện nay, nhiều tổ chức đã xây dựng các ứng dụng sử dụng RESTful
web services như Amazon, Paypal… RESTful web services có thể được
xem là một phần bổ sung cho SOAP web services trong trường hợp
người dung chỉ có nhu cầu chia sẽ dữ liệu là chủ yếu, ít dùng đến các
phương thức xử lý phức tạp.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các công nghệ hỗ trợ phát
triển dịch vụ web ngày càng phát triển đa dạng, phong phú hơn
từ SOAP web services đến REST và RESTful. Việc phát triển
này hứa hẹn một tương lai sẽ có những sự cải tiến hay xuất hiện
các cách giao tiếp khác nhau trong mô hình dịch vụ web.
CHƯƠNG 2:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 23
CHƯƠNG 2: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1. Khái niệm
2.1.1. Theo nghĩa hẹp
Thương mại điện tử (E-Commerce hay E-Business) là hình thái hoạt
động thương mại trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ bằng phương
tiện điện tử, nhất là qua internet và các mạng liên thông khác.
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) : “Thương mại điện tử
bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được
mua bán và thanh toán trên mạng internet, nhưng được giao nhận một
cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số
hóa thông qua mạng internet”.[8].
2.1.2. Theo nghĩa rộng
Thương mại diện tử là các giao dịch tài chính và thương mại bằng
phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và
các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo Luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về
Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL): “Thuật ngữ thương mại-
Commerce- cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề
phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có
hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các dịch vụ sau
đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ;
thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng
(factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình, tư vấn,
kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư, cấp vốn, ngân hàng, bảo hiểm;
thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức khác về
hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành
CHƯƠNG 2:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 24
khách bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ”.
[4].
Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng,
bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Trong đó, hoạt động
mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong Thương
mại điện tử.
Ngày nay, người ta hiểu khái niệm Thương mại điện tử thông thường
là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị
thông qua các kênh điện tử, mà trong đó internet hay ít nhất là các kỹ
thuật và giao thức được sử dụng trong internet đóng một vai trò cơ bản,
và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết.
2.2. Đặc trưng
So với các hoạt động thương mại truyền thống, Thương mại
điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
a. Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử
không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải
biết nhau từ trước.
b. Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện
với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn
Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị
trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn
cầu). Thương mại điện tử tác động trực tiếp tới môi
trường cạnh tranh toàn cầu.
c. Trong hoạt đông giao dịch Thương mại điện tử đểu có
sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên
không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng,
các cơ quan chứng thực.
CHƯƠNG 2:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 25
d. Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông
tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn với
Thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị
trường.
2.3. Phân loại
Trong thương mại điện tử có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B)
giữ vai trò động lực phát triển thương mại điện tử, Người tiêu dùng (C)
giữ vai trò quyết định sự thành công của thương mại điện tử và Chính
phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Theo tính chất của
người tham gia, thương mại điện tử bao gồm:
• Người tiêu dùng:
o C2C (Consumer to Consumer): Người tiêu dùng với người
tiêu dùng.
o C2B (Consumer to Business): Người tiêu dùng với doanh
nghiệp.
o C2G (Consumer to Government): Người tiêu dùng với
Chính phủ.
• Doanh nghiệp:
o B2C (Business to Consumer): Doanh nghiệp với người tiêu
dùng.
o B2B (Business to Business): Doanh nghiệp với doanh
nghiệp.
o B2G (Business to Government): Doanh nghiệp với Chính
phủ.
o B2E (Business to Employee): Doanh nghiệp với nhân viên.
• Chính phủ:
o G2C (Government to Consumer): Chính phủ với người tiêu
dùng.