Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.41 KB, 44 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói những năm gần đây Việt Nam có rất nhiều sự kiện trọng đại
như việc tổ chức thành công hội nghị APEC năm 2006, đặc biệt là việc chúng
ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Nền
kinh tế Việt Nam thực sự đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, biểu
hiện rõ nhất sự bùng nổ công nghệ thông tin, sự xuất hiện các ngành dịch vụ
mới như dịch vụ LOGISTICS, một ngành khá mới mẻ tại Việt Nam.
Ngành dệt may Việt Nam đang có những bước phát triển vô cùng mạnh
mẽ, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh nhưng nó cũng vấp phải sự cạnh
tranh khốc liệt bởi các đối thủ khác trên thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp
dệt may cần nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình
trên thị trường quốc tế.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội
em thấy thực trạng cũng như vai trò phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu
thụ sản phẩm trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì
vậy em quyết định chọn đề tài: “Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu
thụ sản phẩm tại công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận chung về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản
phẩm của công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển các dịch vụ hậu cần tại
công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội.
Do trình độ có nhiều hạn chế nên em đã được các anh chị trong phòng
kinh doanh xuất nhập khẩu giúp đỡ rất tận tình, đặc biệt là GS.TS ĐẶNG
ĐÌNH ĐÀO người mà trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Qua đây
em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người những người mà đã giúp
đỡ em trong thời gian qua.
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A


Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ HẬU CẦN
TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
I/ KHÁI KHOÁT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ HẬU CẦN
TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM.
1/Các khái niệm chung
1.1.Logistics là gì?
Các nguồn tài nguyên trên trái đất là hữu hạn, nhưng ước muốn của con
người thì lại vô cùng to lớn. Chính vì vậy logistics ra đời để giúp con người
sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của bản thân và xã hội.
Logistics là một thuật ngữ trong quân sự đã có từ lâu, thuật ngữ này lần
đầu tiên được sử dụng trong quân đội với nghĩa là hậu cần hoặc tiếp vận.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội người ta sử dụng nó rộng rãi hơn
trong sản xuất, kinh doanh. Ban đầu, nó chỉ được ứng dụng trong phạm vi hẹp
đó là công ty, ngành, địa phương, quốc gia. Nhưng sau đó nó đã phát triển ở
phạm vi quốc tế từ nước này đến nước khác hình thành nên logistis toàn cầu.
Logistics đã phát triển rất nhanh chóng và hiện nay nó được ghi nhận như một
chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho
doanh nghiệp cả trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Có rất nhiều quan niệm
đưa ra về khái niệm logistics:
 Theo hội đồng quản trị logistics Mỹ:
Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả chi
phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên liệu, hàng tồn,thành phẩm và các
thông tin có liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
 Theo ủy ban quản lý logistics Mỹ:
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện

việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và
ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu,bán thành phẩm và thành phẩm
cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng
hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
 Theo giáo sư người Anh Martin Christopher thì: “Logistics là quá
trình quản trị chiến lược công tác thu mua vận chuyển nguyên vật liệu, bán
thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và
qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương
lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất”.
 Theo quan điểm 7 đúng thì: “Logistics là quá trình cung cấp sản
phẩm đến đúng vị trí, đúng điều kiện với chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu
dùng sản phẩm”.
Như vậy logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý và điều chỉnh
luồng di chuyển của hàng hóa, năng lượng, thông tin và những nguồn lực như
sản phẩm dịch vụ và con người, từ nguồn lực của sản xuất cho đến thị trường.
Thật khó để hoàn thành việc tiếp thị hay sản xuất mà không có sự hỗ trợ của
logistics. Nó thể hiện sự hợp nhất của thông tin liên lạc, vận tải tồn kho, lưu
kho, giao nhận nguyên liệu, bao bì đóng gói. Trách nhiệm của logistics là việc
tái định vị (theo mục tiêu địa lý)của nguyên liệu thô, của công việc toàn quá
trình,và tồn kho với yêu cầu chi phí tối thiểu có thể.
1.1.1/Khái niệm về dịch vụ logistics
Khi nói đến logistics người ta phải đề cập ngay đến khái niệm dịch vụ
Logistics, tuy rằng logistics hay dịch vụ logistics vẫn còn phát triển khá mới
mẻ tại Việt Nam nhưng trong tương lai lĩnh vực này hứa hẹn một nguồn lợi
khổng lồ, dự báo có thể đóng góp 15% GDP của cả nước.
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hiện nay người ta bàn rất nhiều về thực trạng phát triển kinh doanh dịch
vụ tại Việt Nam và cũng nêu ra những khó khăn sẽ vấp phải của những doanh
nghiệp trong nước. Đặc biệt đến năm 2009 thì Việt Nam phải mở cửa lĩnh vực

này theo cam kết với WTO, rõ ràng một nguy cơ bị mất thị trường mồn một.
Tuy vậy muốn hiểu rõ về nó thì trước hết cần hiểu dịch vụ logistics là gì?
Theo ông Bùi Văn Trung-Tổng công ty hàng hải Việt Nam, nói một cách
đơn giản, dịch vụ logistics là việc thực hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóa
cùng những thông tin có liên quan từ nơi hình thành nên hàng hóa cho đến
điểm tiêu thụ cuối cùng. Vậy logistics không phải là dịch vụ đơn lẻ mà nó là
một chuỗi dịch vụ, do đó thuật ngữ này luôn được viết ở dạng số nhiều
“LOGISTICS”. Logistics là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hóa
như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói ghi nhãn hiệu,
lưu kho lưu bãi, phân phát hàng hóa tới các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị hàng
hóa luôn sẵn sàng. Chính vì vậy nói tới logistics bao giờ người ta cũng nói
đến một chuỗi chệ thống dịch vụ (logistics system chain). Với hệ thống chuỗi
dịch vụ này, người cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider) sẽ
giúp khách hàng có thể tiết kiệm chi phí trong khâu dịch chuyển, lưu kho, lưu
bãi và phân phối hàng hóa (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), cũng
như chi phí dịch vụ logistics đã nói trên (trang 2-4 SGK logistics
Management của ESCAP xuất bản năm 2000).
Theo luật thương mại tháng 5-2005 định nghĩa dich vụ logistics như sau:
“Dich vụ Logistics là một hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hay nhiều công đoạn bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu
kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan các thủ tục giấy tờ khắc, tư vấn khách hàng,
đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ có liên quan đến
hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao”
• Phân loại dịch vụ logistics theo luật thương mại Việt Nam
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Dịch vụ logistics theo quy định tại điều 123 Luật thương mại được phân
loại như sau:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh

doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị.
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải
quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa.
- Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp vận, lưu kho và
quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong cả
chuỗi logistics.
- Hoạt động xử lý lại hàng hóa bị trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa
quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa; hoạt động cho thuê và thuê mua
container.
1.1.2.Dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm
Logistics là một hệ thống chuỗi cung cấp dịch vụ nó giúp cho khách
hàng tiết kiệm được cả chi phí đầu vào lẫn chi phí đầu ra. Đồng thời nó góp
phần giải quyết tốt cả đầu vào và đầu ra làm giảm chi phí, tăng khả năng cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
Vậy dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận của hệ
thống dịch vụ logistics, nó là các dịch vụ logistics phục vụ cho công tác tiêu
thụ sản phẩm, đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng một các tối
ưu với thời gian và chi phí nhỏ nhất.
Nó cũng bao gồm các dịch vụ như bốc xếp, kho bãi, vận tải, các dịch
vụ hỗ trợ khác cho việc tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả tối ưu.
1.1.2/Dịch vụ hậu cần vật tư
Dịch vụ hậu cần vật tư cũng là một bộ phận quan trọng trong chuỗi hệ
thống dịch vụ logistics. Tuy nhiên cũng giống như dịch vụ hậu cần trong tiêu
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thụ sản phẩm nó cũng có đặc thù riêng,dịch vụ hậu cần vật tư là các hoạt động
dịch vụ nhằm đảm bảo cho công tác vật tư của doanh nghiệp đạt được hiệu
quả kinh tế cao.
1.2/So sánh dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ hậu cần
vật tư.

Dịch vụ hậu cần vật tư và dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm
đều là bộ phận cấu thành của dịch vụ logistics.
Tuy nhiên hai dịch vụ này có những điểm khác nhau cơ bản:
Thứ nhất nó khác nhau về đối tượng phục vụ: Dịch vụ hậu cần vật tư là
dịch vụ đảm bảo, hỗ trợ cho các yếu tố đầu vào. Dịch vụ hậu cần trong tiêu
thụ sản phẩm là các dịch vụ hỗ trợ cho các yếu tố đầu ra, đó là thành phẩm,
hàng hóa, bán thành phẩm.
Thứ hai là mức độ quan trọng cũng như sự ưu tiên hơn của doanh nghiệp
cho việc phát triển dịch vụ nào cho sản xuất kinh doanh. Có thể nói mục tiêu
của mọi doanh nghiệp là tiêu thụ sản phẩm. Trong cơ chế thị trường với môi
trường cạnh tranh công bằng nhưng mức độ cạnh tranh mạnh mẽ thì việc tiêu
thụ sản phẩm rất được công ty coi trọng. Điều này lý giải bởi trong cơ chế thị
trường thì khách hàng là thượng đế, mọi doanh nghiệp đều cố gắng làm tốt
nhất khả năng của mình để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì thế các dịch
vụ nói chung và dịch vụ hậu cần cho sản xuất rất được quan tâm, đặc biệt là
dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm vì nó là công cụ hữu hiệu trong cạnh
tranh. Nói thế không có nghĩa là dịch vụ hậu cần vật tư không được quan tâm
nhưng rõ ràng là dịch vụ hậu cần cho tiêu thụ sản phẩm được coi trọng hơn.
Thứ ba do đặc thù của từng đối tượng phục vụ, một bên là nguyên nhiên
vật liệu còn một bên là sản phẩm nên việc tổ chức thực hiên dịch vụ hậu cần
cho hai đối tượng này là khác nhau từ công tác giao nhận, vận tải, kho bãi.
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2/Vai trò của logistics và dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm
2.1/Vai trò của logistics
- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung
cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động
kinh tế. Thực tế cho thấy với tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế toàn
cầu như hiện nay đặc biệt là việc mở rộng thị trường ở các nước kinh tế đang
và chậm phát triển,thì chẳng mấy chốc logistics sẽ phát triển nhanh chóng ở

phạm vi toàn cầu. Khi đó nó sẽ góp phần liên kết mọi hoạt động kinh tế từ
khâu cung ứng, sản xuất, lưu thông, phân phối. Hoạt động logistics không chỉ
dùng lại ở phạm vi quốc gia mà nó còn ở phạm vi quốc tế liên kết mọi hoạt
động kinh tế với nhau nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao với thời gian và chi
phí tối thiểu.
- Sự phát triển của logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành
sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất
lượng. Bản thân logistics được ra đời nhằm tối ưu hóa các yếu tố thuộc nguồn
nhân lực của xã hội, đem lại hiệu quả cho hoạt đông kinh tế vì vậy mục tiêu
hàng đầu của nó là đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng.
- Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác
trong hoạt động kinh doanh. Mục đích của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận,
muón đạt được mục đích đó thì trước tiên phải đưa ra những phương án kinh
doanh tối ưu. Logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát các yếu tố trong chuỗi
cung ứng từ khâu cung ứng lưu kho, thời gian, địa điểm cung ứng, phương
thức vận chuyển… để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo tính hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh.
- Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hoàn thiện dịch
vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian, địa điểm. Khi mới phát
triển thì dịch vụ vận tải giao nhận mới phát triển ở khối lượng vận tải hàng
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hóa còn nhỏ, thường chỉ là trong phạm vi trong một quốc gia. Nhưng do tiến
trình hội nhập kinh tế diễn ra quá mạnh mẽ thì vận tải giao nhận không chỉ
dừng lại trong phạm vi quốc gia nữa mà nó phát triển ở phạm vi toàn cầu với
khối lượng chuyên chở lớn hơn trước, phức tạp hơn, phong phú hơn trước.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận, đồng thời
để tránh tồn đọng vốn thì doanh nghiệp cách duy trì lượng hàng hóa trong kho
nhỏ nhất.Kết quả là hoạt động giao nhận vận tải nói riêng và lưu thông phân
phối nói chung, cần phải tăng cường về cường độ, về khối lượng hàng hóa

vận chuyển đáp ứng nhu cầu nhanh, chính xác, ăn khớp trong quá trình giao
nhận vận chuyển.
- Logistics còn cho phép các nhà kinh doanh trong lĩnh vực vận tải
giao nhận cung cấp các dịch vụ phong phú hơn ngoài dịch vụ vận tải đơn
thuần, điều đó xuất phát từ đặc điểm của hoạt động logistics tổng hợp các
hoạt động bao gồm giao nhận vận tải, bốc xếp dự trữ, đóng gói, ghi ký mã
hiệu hàng hóa.
Vì vậy trong quá trình vận tải người kinh doanh dịch vụ vận tải không
chỉ cung cấp dịch vụ vận tải đơn thuần mà thực tế họ đã tham gia cùng với
người sản xuất và lưu thông hàng hóa như: lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp
hàng, cung cấp kho hàng…
Rõ ràng với sự phát triển của dịch vụ logistics đã góp phần hoàn thiện
dịch vụ vận tải giao nhận.
- Cuối cùng logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu
chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh
nghiệp.
Logistics là quá trình tối ưu hóa về địa điểm và thời điểm, tối ưu hóa việc
lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thủy cho đến tay
người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Đồng
thời với việc cung cấp hệ thống các chuỗi dịch vụ hoàn hảo thì nó còn làm gia
tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nó đem lại cho người tiêu
dùng một sự thỏa mãn, một dịch vụ khá hoàn hảo.
2.2/ Vai trò của dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm
Dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận của dịch vụ
logistics, dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm cũng có những vai trò nhất
định: Một là hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm vì để sản phẩm hàng hóa đến tay
người tiêu dùng thì cần có một quá trình lưu chuyển hàng hóa nói cách khác

là cần có vận tải. Vì vậy trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm không thể không
có các hoạt động dịch vụ hậu cần, các dịch vụ hậu cần có vai trò quan trọng
trong tiêu thụ từ việc dự trữ, bảo quản, bốc xếp phân loại, chọn lọc, ghi bao bì
và các biện pháp marketing. Sản phẩm khi đến người tiêu dùng có được giữ
nguyên về phẩm chất, số lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào các hoạt
động này. Mặt khác dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ làm tăng sự thỏa mãn của
khách hàng, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của cả những khách
hàng khó tính nhất.
Doanh nghiệp luôn có những khách hàng đặc biệt, họ đòi hỏi một dịch vụ
trọn gói tức là doanh nghiệp sẽ đảm nhận tất cả các khâu từ việc thu gom,
phân loại bốc xếp lên và xuống…Vậy thì việc tổ chức thực hiện tốt các dịch
vụ hậu cần đầu ra sẽ “chiều lòng” được những những khách hàng khó tính
nhất. Đặc biệt khi được thỏa mãn những nhu cầu ở khía cạnh nhỏ nhất và điều
đó có nghĩa là doanh nghiệp đã làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng.
Ngoài ra, nó còn góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một khi
khách hàng của doanh nghiệp có được sự thỏa mãn lớn hơn thì họ cũng sẵn
sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm và dịch vụ họ được sử dụng. Bởi vì có
trong kinh doanh có một nguyên tắc là bạn muốn được hưởng dịch vụ tốt hơn
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đồng nghĩa bạn phải trả một cái giá cao hơn. Như vậy dịch vụ hậu cần đầu ra
đã gián tiếp làm tăng doanh số cho doanh nghiệp, từ đó làm tăng lợi nhuận,
còn ở khía cạnh khác thì nó còn là một công cụ cạnh tranh hiệu quả của doanh
nghiệp. Thực tế trong môi trường kinh doanh hiện nay, người ta có thể cạnh
tranh bằng giá, chất lượng nhưng các công cụ đấy không bền vững , còn cạnh
tranh về dịch vụ lại có những ưu điểm mà hai công cụ kia không có được.Chỉ
có cạnh tranh bằng dịch vụ mới có thể tồn tại lâu dài vì nó không vấp phải
giới hạn nào cả, nếu cạnh tranh về giá thì sẽ vấp phải giới hạn là giá vốn mà
nếu qua giới hạn đó thì doanh nghiệp sẽ thua lỗ, nếu cạnh tranh về mặt chất
lượng thì doanh nghiệp sẽ gặp phải giới hạn về mặt công nghệ vì không phải

lúc nào doanh nghiệp cũng có thể nghĩ ra ngay một công nghệ mới.
3/ Một số dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm.
3.1/ Dịch vụ giao nhận hàng hóa
Giao nhận là một hoạt động cơ bản trong hoạt động kinh doanh bao gồm
cả kinh doanh trong nước và kinh doanh quốc tế. Thực tế chứng minh vai trò
to lớn của dịch vụ giao nhận.Trong toàn bộ quá trình lưu thông hàng hóa thì
giao nhận là một khâu hết sức quan trọng, đảm bảo hàng hóa đến tận tay
người tiêu dùng, nếu không có nó thì coi như hợp đồng không thể thực hiện
được.
Vậy dịch vụ giao nhận là gì?
Theo liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận(FIATA) đã đưa ra các
khái niệm về dịch vụ giao nhận như sau: “Dịch vụ giao nhận là bất cứ loại
dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển ,gom hàng, lưu kho, bốc xếp, mua bảo
hiểm thanh toán, thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo luật thương mại Viêt Nam: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành
vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ
người gửi, tổ chức thực hiện vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
giấy tờ và các dịch vụ khác liên quan để giao hàng cho người nhận ủy thác
của chủ hàng,của người vận tải hoặc người làm dich vụ giao nhận khác (gọi
chung là khách hàng).
• Phân loại giao nhận:
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
Giao nhận quốc tế
Giao nhận nội địa
- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh
Giao nhận thuần túy: Là bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi và nhận
hàng đến.
Giao nhận tổng hợp: Bao gồm tất cả các hoạt động như xếp,dỡ,bảo

quản,vận chuyển.
- Căn cứ vào phương tiện vận tải:
Giao nhận bằng đường biển
Giao nhận bằng đường hàng không
Giao nhận bằng đường thủy
Giao nhận bằng đường bộ
Giao nhận bằng đường sắt
Giao nhận vận tải liên hợp, vận tải đa phương thức
- Căn cứ vào tính chất giao nhận:
Giao nhận riêng: là hoạt động do người kinh doanh tự mình tổ chức
Giao nhận chuyên nghiệp: Là hoạt động giao nhận mà doanh nghiệp đi
thuê các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận
Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận:
- Nghiệp vụ giao nhận truyền thống:
+ Tổ chức chuyên chở hàng hóa từ nơi sản xuất đến các địa điểm
đầu mối vận tải và ngược lại.
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Tổ chức xếp dỡ hàng hóa lên xuống các phương tiện vận tải tại
các điểm đầu mối phương tiện vận tải.
+ Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận vận chuyển nhằm
bảo vệ quyền lợi của chủ hàng.
+Cuối cùng là giải quyết các khiếu nại về hàng hóa trong quá trình
giao nhận vận tải đồng thời thanh toán tiền hàng.
Đối với nghiệp vụ giao nhân quốc tế thì có phức tạp hơn do tính chất
của hàng hóa mang đi xuất nhập khẩu.
Làm dịch vụ quá cảnh cho hàng hóa (thủ tục xuất nhập khẩu).
Ngoài ra còn các nghiệp vụ mà giao nhận nội địa không có đó là: lưu
cước tàu chợ, thuê tàu chiến, thuê các phương tiện vận tải khác, mua
bảo hiểm cho hàng hóa, bảo quản hàng, tái chế, đóng gói, thu gom hoặc

chia lẻ hàng. Thuê hoặc cho thuê vỏ container, giao hàng đến cơ sở sản
xuất.
Có thể làm thủ tục tư vấn cho nhà kinh doanh xuất nhập khẩu về mọi
mặt liên quan đến hàng hóa như đặc điểm cơ lý hóa học.
3.2/ Kho bãi
Quá trình sản xuất cũng như lưu thông không thể tiến hành được liên tục
nêu như không có dự trữ. Hầu hết các sản phẩm khi được hoàn thành thường
không trực tiếp được đưa vào tiêu dùng mà nó thường qua một giai đoạn gọi
là dự trữ trong các kho hàng hóa. Rõ ràng không thể không có quá trình dự
trữ hàng hóa trong lưu thông, mặt khác kho là cơ sở vật chất của việc dự trữ
hàng hóa
Theo nghĩa hẹp hay về mặt kĩ thuật kho được hiểu là:Kho vật tư hàng
hóa là một công trình dùng để dự trữ và bảo quản vật tư hàng hóa phục vụ cho
sản xuát liên tục và lưu thông hàng hóa bình thuờng.Với góc độ này thì kho
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
bao gồm nhà kho,sân bãi,ác trang thiết bị để chứa đựng và bảo quản hàng hóa
sản phẩm.
Trên góc độ kinh tế xã hội: Kho vật tư hàng hóa là một đơn vị kinh tế có
chức năng và nhiệm vụ dự trữ, bảo quản, giao nhận hàng hóa nhằm phục vụ
cho sane xuất và lưu thông. Nghĩa là kho vật tư hàng hóa là một phân xưởng
đặc biệt trong sản xuất, hoặc một bộ phận của doanh nghiệp thương mại, hoặc
là một doanh nghiệp độc lập, có đủ các yếu tố: cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư
hàng hóa, người lao động thực hiện các công tác bảo quản bảo vệ hàng hóa
trong kho.
Chức năng kho bãi
Hỗ trợ sản xuất: kho là nơi dự trữ nghuyên nhiên vật liệu và hàng hóa
cần thiết đảm bảo cho xuất bán bình thường hoặc cấp phát đầy đủ, đồng bộ,
kịp thời cho sản xuất liên tục. Mặt khác kho nguyên liệu thường nằm ngay
trong nhà sản xuất nên việc cung cấp rất nhanh chóng, tiện lợi. Nhờ có kho

đảm bảo vật tư cho sản xuất đúng chất lượng, đủ số lượng và kịp về mặt thời
gian, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Vì vậy có thể nói rằng kho hỗ trợ đắc
lực cho công tác sản xuất của doanh nghiệp.
Gom hàng: Đây là một chức năng thiết yếu của kho hàng. Bởi vì doanh
nghiệp tiến hành thu gom hàng hóa ở các đơn vị sản xuất nhỏ rồi đem về tập
trung tại khu vực kho bãi sao cho đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng và
cuối cùng là tiến hành giao hàng cho khách hàng. Hơn nữa việc thu gom hàng
hóa sẽ góp phần hạn chế mất mát có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả của hoạt
động kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của những đơn hàng lớn.
Tách hàng thành nhiều lô nhỏ: ngược lại với chức năng trên thì trong
một vài trường hợp kho phải tiến hành tách hàng hóa thành nhiều lô nhỏ để
đáp ứng yêu cầu của những khách hàng nhỏ lẻ.
Các loại kho:
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kho đa năng: phân loại, tổng hợp, hoàn thiện hàng hóa để phục vụ
người tiêu dùng.Kho đa năng có những chức năng cơ bản giống như một
trung tâm phân phối tổng hợp. Sản phẩm sẽ được chuyển đến kho đa năng
theo những lô hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những
yêu cầu cần thiết của khách hàng, rồi gửi cho khách.
Kho thuê theo hợp đồng Kho: Hợp đồng thuê kho là sự thỏa thuận giữa
ben cho thuê và bên đi thuê về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, trong đó
bên cho thuê sẽ cung cấp những dịch vụ kho bãi theo thỏa thuận cho khách
hàng và bên đi thuê sẽ thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê.
Các loại kho công cộng: Có nhiều loại kho công cộng như kho tổng
hợp, kho đông lạnh, kho hải quan, kho gửi hàng cá nhân, kho đặc biệt, kho
hàng rời, kho hàng lỏng.
Kho ngoại quan: Được thiết lập trên lãnh thổ Việt Nam và được thành
lập theo quy định của pháp luật, hoạt động củ kho chịu sự kiểm tra, giám sát
và quản lý về mặt nhà nước.

Kho thành phẩm đầu ra của doanh nghiệp: Là kho dùng để chứa các
sản phẩm hoàn thành, kho này thường là các kho mà có đầy đủ nhất các cơ sở
vật chất của doanh nghiệp. Bởi vì chất lượng sản phẩm có giữ nguyên giá trị,
số lượng có được bảo toàn không mất mát hay không phụ thuộc vào công tác
thực hiện các nghiệp vụ kho của cán bộ kho hàng. Kho thành phẩm thường có
một quy định bảo quản nghiêm ngặt nhất vì sản phẩm tại kho các sản phẩm
không chỉ sản phẩm hoàn thành mà nó còn được giao cho các công trình. Vì
vậy nếu như việc bảo quản không tốt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm,
từ đó ảnh hưởng tới chất lượng công trình
3.3/ Vận tải
Vận tải là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó đóng góp
to lớn vào GDP quốc dân, vận tải phát triển từ lâu và ngày nay ngành này
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ngày càng chiếm vị trí quan trọng,vận tải có rất nhiều phương thức khác nhau:
Vận tải biển: Là phương thức xuất hiện sớm nhất cùng với sự ra đời của
hoạt động mua bán trao đổi giữa các quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đặc điểm của phương thức vận tải đường biển:
- Các tuyến đường vận tải hầu hết là tuyến đường giao thông tự nhiên
- Năng lực vận chuyển lớn
- Giá cước vận tải thấp
- Quy trình chuyên chở khác phức tạp
Tác dung của vận tải biển:
- Góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng,nguồn hàng trong buôn bán
quốc tế
- Thúc đẩy quan hệ quốc tế phát triển và mở rộng thị trường buôn bán
thế giới
Các tuyến đường bao gồm
- Đường biển quốc tế
- Đường biển ven bờ

- Các kênh đào
Cảng biển: Gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải, trước kia cảng
biển chỉ được coi là để tránh gió, bão cho tàu thuyền, ngày nay cảng biển
không những là nơi bảo vệ an toàn cho tàu thuyền mà còn là đầu mối giao
thông quan trọng,trung tâm văn hóa và là một mắt xích chủ yếu của quá trình
vận tải.
Vận tải bằng container:
Container là một công cụ chứa hàng, khối hộp chữ nhật được làm bằng
gỗ hoặc tấm kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hóa được dùng nhiều lần và có
sức chứa lớn.
Các yếu tố kĩ thuật của hệ thống vận tải bằng container:
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ga, cảng container: các điểm vận tải phục vụ chuyên chở container là các
ga đường sắt, cảng biển, trạm đường bộ…Nó đòi hỏi phải có diện tích rộng,
phải có các trang thiết bị chuyên dụng để xếp dỡ sắp đặt container, là nơi tiến
hành các thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. C
Công cụ xếp dỡ container: Quy trình kỹ thuật xếp dỡ container lên xuống
phương tiện vận tải hoặc ở các kho bãi khác với quy trình xếp dỡ hàng hóa
thông thường.Căn cứ vào công dụng có thể chia làm 3 nhóm:
Công cụ phục vụ xếp dỡ container lên xuống phương tiện vận tải.
Công cụ phục vụ sắp xếp container tại các kho bãi.
Công cụ xếp dỡ hàng hóa ra vào container.
Dịch vụ vận tải trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Dịch vụ vận tải là sự chuẩn bị các yếu tố phục vụ cho việc chuyên chở
nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm hàng hóa của doanh
nghiệp.
+Dịch vụ vận tải trong khâu tiêu thụ là dịch vụ các yếu tố vận tải
(phương tiện, công cụ, dụng cụ, con người) nhằm chuyên chở hàng hóa của
doanh nghiệp tới khách hàng.

+Dịch vụ vận tải trong khâu tiêu thụ có vai trò quan trọng đối với doanh
nghiệp:
- Nó chuyên chở một khối lượng lớn hàng hóa cho doanh nghiệp.
- Nó là một hoạt động dịch vụ quan trọng của doanh nghiệp làm tăng sự
thỏa mãn của khách hàng.
- Nó thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng,
với khối lượng chu chuyển lớn.
- Nếu tính toán hợp lý chi phí vận tải doanh nghiệp có thể góp phần làm
giảm chi phí vận tải, từ đó làm giảm tổng chi phí, làm giá thành sản phẩm
giảm để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
4/ Các biện pháp marketing phục vụ cho phát triển các dịch vụ hậu
cần trong tiêu thụ sản phẩm
Trong kinh doanh thời cơ là việc xuất hiện khả năng cung ứng hàng hóa
dịch vụ nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trên thị trường có
vô vàn các cơ hội kinh doanh nhưng nó cũng ẩn chứa đầy rủi ro, nhiệm vụ của
marketing là phải tìm ra cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh. Chỉ qua
nghiên cứu thị trường thì doanh nghiệp mới có thể tìm kiếm và phát hiện
những nhu cầu mới của khách hàn. Có thể nói, dịch vụ hậu cần là một trong
số các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng nhằm thu hút khách
hàng. Tuy nhiên nếu không có hoạt động marketing thực hiện nghiên cứu thị
trường thì doanh nghiệp cũng thực sự khó khăn trong việc đưa ra dịch vụ nào
cho phù hợp với khách hàng, dịch vụ nào khách hàng cần, làm sao cho khách
hàng luôn ấn tượng với các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức quảng cáo (fax, qua tạp chí
chuyên ngành, các ấn phẩm) hoặc là marketing trực tiếp, các hình thức
khuyến mại…
II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM VÀ HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ.

1.Tổ chức thực hiên các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm
1.1.Tổ chức thực hiện dịch vụ giao nhận
Giao nhận là hoạt động mang tinh chất tổng hợp bao gồm rất nhiều công
việc khác nhau mà trước hết là phải tiến hành gom hàng từ các địa điểm sản
xuất khác nhau. Sau đó tiến hành kiểm nhận hàng hóa và tiến hành phân loại
theo lô hoặc theo từng ngăn, giá, chồng đống.Việc kiểm tra hàng hóa về số
lượng có thể tiến hành theo phương pháp kiểm tra chọn mẫu hoặc kiểm tra
toàn bộ hàng hóa. Còn kiểm tra về mặt chất lượng thì kiểm tra theo phương
pháp chọn mẫu là tốt nhất.
SV: Lê Thị Hà Lớp Thương Mại 46A

×