Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu tại Công ty XNK Vinashin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.51 KB, 37 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ
THIẾT BỊ TRONG DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU
I. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
1. Khái niệm
Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời, xuất hiện từ chế độ
chiếm hữu nô lệ. Trong các xã hội nô lệ và phong kiến, khối lượng hàng hoá
mua bán ngoại thương còn ít, phương thức mua bán chủ yếu là mua bán trực
tiếp, sự vận động của hàng và tiền luôn gắn liền với nhau. Ngày nay, sản xuất đã
được quốc tế hoá, hoạt động ngoại thương đã trở thành hoạt động chủ đạo trên
thị trường thế giới. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà
không tham gia vào hoạt động phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá
với các nước khác.
Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ
cho nước ngoài, nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài.
Mục tiêu chính của ngoại thương là nhập khẩu chứ không phải là xuất khẩu mà
là nhập khẩu. Xuất khẩu là để nhập khẩu vì nhập khẩu là nguồn lợi chính từ
ngoại thương.
Nhập khẩu để bổ sung hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc
sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoài ra, nhập khẩu còn nhập về những
hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu.
2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
- Hàng hoá nhập khẩu ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng.
Thương mại quốc tế có xu hướng tăng tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng
trưởng của nền sản xuất. Điều này thể hiện ở tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập
khẩu trong tổng sản phẩm quốc nội của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện
khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng nhiều. Cơ cấu mặt hàng trong
thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc: tỷ trọng mặt hàng lương thực,
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


thực phẩm, nguyên liệu giảm và tăng nhanh tỷ trọng sản phâm công nghiệp chế
biến, máy móc thiết bị, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Sự đa dạng của thị trường nhập khẩu.
Ngoài các nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, Nhật,
… thì các nền kinh tế mới được công nghiệp hoá (NIEs) cũng là những lựa chọn
để nhập khẩu hàng hoá có chất lượng cao. Bên cạnh đó, cùng với quá trình toàn
cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, sự tham gia của các nước đang phát triển vào hoạt
động buôn bán trên thị trường thế giới khiến cho thị trường nhập khẩu ngày
càng đa dạng.
- Phương thức thanh toán tiền hàng nhập khẩu
Cùng với sự phát triển của ngoại thương, các hình thức thanh toán tiền hàng
ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho cả bên xuất khẩu và nhập khẩu.
Nhà nhập khẩu, xuất khẩu có thể thoả thuận, lựa chọn hình thức thanh toán cho
phù hợp với điều kiện của mình. Các phương thức thanh toán quốc tế như:
Phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ,
… Các nhà nhập khẩu phải nghiên cứu để vận dụng một phương thức thanh toán
cho phù hợp với từng hợp đồng.
- Cơ sở pháp lý cho hoạt động nhập khẩu
Hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng
phải chịu sự chi phối của hệ thông luật pháp, thông lệ của quốc tế ( Công ước
Viên 1980, UCP 500,…), luật của nước nhập khẩu hoặc nước thứ 3 và các tập
quán thương mại quốc tế như Incoterm 2000,… Nhà nhập khẩu, nhà quản lý
phải chú ý đến từng chế độ pháp lý riêng biệt tại những nước họ nhập khẩu hàng
hoá. Luật pháp của mỗi nước khác nhau sẽ quy định những hoạt động, những
hình thức và mặt hàng mà doanh nghiệp có thể tiến hành kinh doanh hoặc không
được phép kinh doanh khác nhau. Mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống luật
pháp riêng để điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu. Mức độ ứng dụng của
luật pháp các quốc gia cũng khác nhau, có những luật bắt buộc nhưng cũng có
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

những dạng luật chỉ mang tính chất ứng dụng. Những nhà quản lý phải thông
hiểu và nắm rõ chế độ luật pháp ở mỗi nước mà họ đang và sẽ hoạt động.
II. Tổ chức hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị trong doanh nghiệp của
ngành đóng tàu
1. Nội dung hoạt động nhập khẩu
Điều tra nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường vật tư thiết bị đóng tàu là một hoạt động nhằm thực
hiện một cuộc điều tra trên một thị trường cụ thể như Mỹ, Nhật, Úc,…Việc
nghiên cứu thị trường vật tư thiết bị đóng tàu không chỉ dừng lại ở việc tập hợp
một khối lượng thống kê và các dữ liệu có liên quan đến thị trường đó mà điều
quan trọng là phải phân tích, giải thích được các dữ liệu thu thập để rút ra các
kết luận hữu ích.
Ngay cả tại thị trường trong nước, một công ty cũng rất dễ phạm phải sai
lầm trong việc phán đoán, đánh giá thị trường dẫn đến những quyết định kinh
doanh sai, gây tốn kém. Vì thế khi kinh doanh trên thị trường quốc tế đầy phức
tạp thì việc nghiên cứu thị trường là vấn đề sinh tử.
Nghiên cứu thị trường nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu là quá trình thu
thập thông tin, số liệu về các thị trường cung cấp vật tư đóng tàu, từ đó phân tích
số liệu, rút ra kết luận. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu vật
tư là lựa chọn thị trường nhập khẩu và đối tác thích hợp, dựa trên những hiểu
biết về thị trường đó để lập phương án nhập khẩu và lựa chọn phương thức giao
dịch cho phù hợp với thị trường.
Quy trình nghiên cứu thị trường trong doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết
bị đóng tàu có thể gồm 7 bước sau:
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
4
Xác định nguồn gốc các thông tin : tìm
thông tin ở đâu

Xác định các loại thông tin cần thu thập
Bước 3
Bước 2
Bước 1
Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Trình bày và báo cáo kết quả
Bước 7
Phân tích và giải thích các dữ liệu đã thu
thập
Thu thập và xử lý thông tin
Chọn lựa các loại kỹ thuật để thu thập
thông tin
Bước 6
Bước 5
Bước 4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Xây dựng chiến lược, kế hoạch nhập khẩu
Để đạt được mục tiêu đề ra thì doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược, kế
hoạch và thực hiện các bước đi thích hợp. Trong kế hoạch nhập khẩu của doanh
nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu phải chỉ ra cụ thể các vấn đề sau:
- Mặt hàng vật tư, thiết bị cần nhập khẩu: chủng loại, tên hàng, số lượng,
thông số kỹ thuật …
- Thị trường nhập khẩu, đối tác nhập khẩu, phương thức giao dịch, đàm
phán
- Địa điểm giao dịch, thời gian giao dịch ký kết hợp đồng
- Lựa chọn phương thức nhập khẩu, phương thức thanh toán và phương thức
vận chuyển.
Đàm phán và ký kết hợp đồng
Đàm phán kinh doanh là sự bàn bạc, thoả thuận giữa hai hay nhiều bên để
cùng nhau nhất trí hay thoả hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan

đến các bên kinh doanh.
Để đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu có ba
phương thức đàm phán chủ yếu sau: đàm phán trực tiếp, đàm phán thông qua
thư từ giao dịch: thư hỏi giá, thư chào hàng, thư đặt hàng, thư chấp nhận đơn
hàng và đàm phán qua điện thoại.
Đàm phán qua thư tín là hình thức lâu đời nhất, nó cho phép đàm phán được
nhiều bạn hàng và giảm được chi phí cho đàm phán. Tuy nhiên đàm phán qua
thư tín đòi hỏi thời gian dài, dễ mất cơ hội kinh doanh nên thường được áp dụng
cho các hợp đồng đơn giản.
Đàm phán qua điện thoại ngày càng phát triển vì nó tiết kiệm được thời
gian, cho phép nắm bắt cơ hội kinh doanh nhanh chóng nhưng nó không có
chứng cứ pháp lý cho thoả thuận của các bên. Vì thế đàm phán qua điện thoại
thường sử dụng để thoả thuận các chi tiết nhỏ trong hợp đồng.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đàm phán trực tiếp là sự đối mặt giữa các bên để thoả thuận các điều khoản
trong hợp đồng. Phương pháp này đòi hỏi chi phí cao và đòi hỏi nhà đàm phán
phải chuẩn bị một cách cận thẩn trước khi tiến hành đàm phán.
Sau khi đàm phán, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết
bị. Hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu là sự thoả thuận giữa các bên
mua và bán có trụ sở kinh doanh đăng ký ở các nước khác nhau trong đó quy
định bên cung cấp vật tư thiết bị phải giao hàng, chuyển giao chứng từ liên
quan, quyền sở hữu cho bên nhập khẩu, bên nhập khẩu phải thanh toán và nhận
hàng. Trong hợp đồng nhập khẩu phải ghi rõ các điều khoản chủ yếu và quan
trọng như: tên vật tư thiết bị, chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn
và địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán.
Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư:
- Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu ( nếu có)
- Bước 2: Đôn đốc người bán chuẩn bị hàng

- Bước 3: Bước đầu thực hiện yêu cầu của khâu thanh toán
- Bước 4: Thuê phương tiện vận tải
- Bước 5: Mua bảo hiểm cho hàng hoá
- Bước 6: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
- Bước 7: Nhận hàng từ người vận tải
- Bước 8: Giao hàng cho khách hàng ở trong nước
- Bước 9: Thanh toán tiền hàng
- Bước 10: Khiếu nại nếu có
• Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu vật tư
Theo Nghị định 57/CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ: Thương nhân là
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo quy định của Pháp
luật được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong giấy
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại Cục Hải quan
tỉnh, thành phố thì không phải xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhà nước chỉ quản lý nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc nhóm sau:
- Hàng hoá Nhà nước cấm buôn bán nhập khẩu hoặc tạm dừng nhập khẩu
- Hàng hoá quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch
- Hàng hoá được phép nhập khẩu ngoài hạn ngạch.
• Bước 2 : Đôn đốc người bán chuẩn bị hàng
Để kịp với thời gian và tiến độ đã ghi trong hợp đồng nhập khẩu, cán bộ phụ
trách việc nhập khẩu vật tư thiết bị phải thường xuyên yêu cầu hãng sản xuất
thông báo tiến độ chuẩn bị hàng qua thư, mail, điện thoại,… Nắm bắt tình hình
chuẩn bị hàng của người bán còn giúp doanh nghiệp nhập khẩu chủ động trong
việc bố trí nhận hàng, chuẩn bị nhân lực, các phương tiện cần thiết,… cũng như
chủ động kịp thời giải quyết nếu người bán chậm trễ trong quá trình giao hàng.
• Bước 3: Bước đầu thực hiện yêu cầu của khâu thanh toán
Tuỳ theo từng phương thức thanh toán được ký kết trong hợp đồng nhập
khẩu mà cán bộ nhập khẩu vật tư của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục để

thanh toán tiền hàng.
Nếu hợp đồng nhập khẩu qui định hình thức thanh toán bằng L/C thì cán bộ
nhập khẩu của doanh nghiệp phải đến ngân hàng làm thủ tục mở L/C: viết đơn
xin mở L/C, ký quỹ mở L/C theo qui định của ngân hàng, nộp và xuất trình các
chứng từ theo qui định
Nếu hợp đồng nhập khẩu qui định phương thức thanh toán là phương thức
đổi chứng từ trả tiền ngay (CAD) thì cán bộ nhập khẩu vật tư của doanh nghiệp
đến ngân hàng để ký biên bản ghi nhớ (qui định phương thức thanh toán là
CAD, thời hạn trả tiền, Bộ chứng từ thanh toán, qui định người bán trả phí thanh
toán) và chuyển đủ 100% số tiền thực hiện hợp đồng để lập tài khoản tín thác
thanh toán cho người bán.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nếu hợp đồng nhập khẩu qui định phương thức thanh toán là chuyển tiền trả
trước thì cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị phải đến ngân hàng làm thủ tục chuyển
tiền trả trước cho người bán. Cán bộ nhập khẩu phải hoàn thành đơn yêu cầu
chuyển tiền: ghi rõ tên, địa chỉ, số tài khoản của người chuyển tiền và người
hưởng lợi; tên, địa chỉ của ngân hàng chuyển tiền, số tiền cần chuyển và lý do
chuyển tiền.
• Bước 4: Thuê phương tiện vận tải
Nếu trong hợp đồng nhập khẩu qui định người nhập khẩu là người thuê
phương tiện vận tải thì cán bộ nhập khẩu vật tư của doanh nghiệp sẽ tiến hành
thuê phương tiện vận tải dựa vào các căn cứ sau đây:
- Đặc điểm của vật tư.
- Quãng đường vận chuyển từ nơi xuất khẩu đến nơi nhập khẩu để lựa
chọn vận tải bằng đường hàng không, đường biển,… Hiện nay do đặc điểm của
vật tư thiết bị đóng tàu mà doanh nghiệp thường lựa chọn vận chuyển bằng
đường biển
- Điều kiện chuyên chở của phương tiện vận tải.
Khi phải thuê tàu để vận chuyển hàng hoá, doanh nghiệp có thể chọn một

trong ba phương thức sau:
• Phương thức thuê tàu chợ.
• Phương thức thuê tàu chuyến.
• Phương thức thuê tàu định hạn.
Chẳng hạn, nếu vật tư nhập khẩu có khối lượng, trọng tải lớn như: thép tấm,
thép hình,… thì ta phải thuê tàu chuyên chở hàng, điều kiện thuê tàu do sự đàm
phán giữa người thuê và hãng tàu. Cước phí thuê tàu thường biến động theo thị
trường và không bao gồm phí bốc dỡ hàng.
Nếu vật tư nhập khẩu không có khối lượng lớn và đi trên đường có tuyến tàu
chợ thì ta thuê tàu chợ để chuyên chở hàng. Khi thuê tàu chợ thì phải chấp nhận
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
các điều kiện đã được chủ tàu công bố trước nhưng cước phí lại tương đối ổn
định bao gồm cả phí bốc và dỡ hàng.
• Bước 5: Mua bảo hiểm cho hàng hoá
Trong quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường biển thường gặp rất nhiều
rủi ro, tổn thất bởi vậy khi chuyên chở hàng hoá bằng đường biển việc bảo hiểm
cho hàng hoá là vấn đề tất yếu. Nếu trong hợp đồng thuê tàu là điều kiện CIP và
CIF và nhóm điều kiện D thì người nhập khẩu không phải mua bảo hiểm cho
hàng hoá.
Cán bộ nhập khẩu vật tư khi mua bảo hiểm cho hàng hoá phải nghiên cứu
kỹ các điều kiện bảo hiểm để nắm chắc phạm vi bảo hiểm, phải phân tích rủi ro
cho hàng hoá (đặc điểm của hàng hoá, thực trạng của con tàu chuyên chở, vị trí
xếp hàng trên tàu, hành trình chuyên chở dài hay ngắn) để xem rủi ro lớn hay
nhỏ để mua bảo hiểm theo điều kiện nào cho phù hợp.
- Điều kiện A: Bảo hiểm mọi rủi ro.
- Điều kiện B:Bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng.
- Điều kiện C: Bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng.
Cán bộ nhập khẩu vật tư tiến hành làm giấy đề nghị bảo hiểm, trên cơ sở đó
ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí và nhận chứng từ bảo hiểm cho hàng hoá.

• Bước 6: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Thủ tục hải quan là các công việc mà chủ các đối tượng hải quan và công
chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu. Thủ tục hải quan bao gồm: Khai báo, đăng ký hải quan, kiểm tra,
giám sát hải quan, nộp thuế hải quan, thông quan, phúc tập và kiểm tra sau
thông quan.
Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá do người bán gửi, cán bộ nhập khẩu vật
tư thiết bị đóng tàu phải thực hiện những công việc sau đây:
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Khai và nộp tờ khai hải quan, xuất trình chứng từ cần thiết thuộc hồ sơ
hải quan. Thời gian khai báo hải quan đối với vật tư thiết bị nhập khẩu là 30
ngày kể từ ngày lô hàng về đến cửa khẩu đầu tiên.
- Đưa hàng hoá vật tư thiết bị đóng tàu đến địa điểm quy định để cơ quan
hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá. Dựa vào hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp đã
đăng ký và kết hợp với các tiêu chí khác mà hải quan sẽ phân luồng hàng hoá
thuộc hàng luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ. Kết thúc kiểm tra, hải quan sẽ
xác nhận vào tờ khai.
- Nộp thuế nhập khẩu và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật
• Bước 7: Nhận hàng từ người vận tải.
Khi nhận hàng phải có đầy đủ chứng từ và tổ chức nhận hàng nhanh, gọn.
Nếu khi nhận hàng phát hiện ra tổn thất thì phải kịp thời lập chứng từ cần thiết
để làm thủ tục khiếu nại các bên có liên quan.
Trình tự nhận hàng nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển:
Bước 1 : Người nhập khẩu phải nhận bộ chứng từ do người bán gửi
Nếu thanh toán bằng phương thức nhờ thu, hình thức D/A người nhập khẩu
ký chấp nhận hối phiếu để nhận chứng từ, hình thức D/P người nhập khẩu thanh
toán tiền hối phiếu để nhận chứng từ.
Nếu thanh toán bằng phương thức CAD, ngân hàng thanh toán tiền cho

người xuất khẩu rồi mới chuyển bộ chứng từ cho người mua.
Nếu thanh toán bằng phương thức L/C: nếu doanh nghiệp không ký quỹ
hoặc chỉ ký một tỷ lệ nhất định doanh nghiệp nhập khẩu vât tư phải thanh toán
cho ngân hàng mở L/C để họ giao chứng từ hoặc ký hậu vận đơn.Nếu ký quỹ đủ
thì ngân hàng không kiểm soát bộ chứng từ, người mua có thể nhận chứng từ
trực tiếp từ người bán.
Sau khi nhận bộ chứng từ do người bán gửi, cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị
chuẩn bị kho bãi, phương tiên, đội ngũ xếp dỡ hàng.
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bước 2 : Nhận hàng từ người vận tải và lập bộ chứng từ cần thiết
Cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị nhận thông báo sẵn sàng xếp dỡ ( NOR-
Notice of Readiness) rồi ký chấp nhận
Xuất trình vận đơn gốc cho đại diện hãng tàu sau đó họ thu lại và cấp cho
người mua lệnh giao hàng
Kiểm tra tình trạng của hàng hoá sau đó tiến hành dỡ hàng, nhận hàng và
làm các quyết toán với tàu.
Bước 3: Lập các chứng từ để khiếu nại nếu hàng có tổn thất mất mát
Nếu phát hiện hàng đổ vỡ hư hỏng phải lập biên bản hàng đổ vỡ ( Cargo
outtern Report)
Nếu hàng bị thiếu so với số lượng ghi trên vận đơn thì lập biên bản chứng
nhận hàng thiếu.
Nếu thấy nghi ngờ hàng bị tổn thất mất mát thì phải lập thư dự kháng.
Kết thúc giao nhận, người nhập khẩu và hãng tàu phải lập biên bản kết toán
giao nhận ( Report on Receipt of Cargo)
• Bước 8: Giao hàng cho khách hàng ở trong nước
Sau khi hoàn tất các thủ tục nhận hàng tại Cảng thì doanh nghiệp nhập khẩu
chủ động bố trí, sắp xếp phương tiện vận tải phù hợp để đưa thiết bị vật tư nhập
khẩu giao cho khách hàng trong nước đã ký hợp đồng với doanh nghiệp.
• Bước 9: Thanh toán tiền hàng

Thanh toán là nghĩa vụ chủ yếu của người nhập khẩu trong quá trình buôn
bán, tuỳ theo từng phương thức thanh toán được thoả thuận trong hợp đồng mà
công việc của cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu sẽ tiến hành khác nhau
- Nếu phương thức thanh toán trong hợp đồng là L/C hoặc phương thức
thanh toán nhờ thu thì:
Với L/C trả ngay hoặc D/P: để nhận được bộ chứng từ, nhà nhập khẩu vật tư
thiết bị phải thanh toán ngay tiền cho ngân hàng bằng cách vay tiền của ngân
hàng.
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Với L/C trả chậm hoặc D/A: nhà nhập khẩu chỉ cần ký “ chấp nhận thanh
toán” vào hối phiếu sẽ được ngân hàng giao cho bộ chứng từ
- Nếu phương thức thanh toán trong hợp đồng là chuyển tiền thì sau khi
kiểm tra chứng từ hợp lệ, nhà nhập khẩu vât tư thiết bị đóng tàu sẽ lập lệnh trả
tiền gửi tới ngân hàng để yêu cầu trả tiền cho nhà xuất khẩu.
- Đối với hợp đồng uỷ thác nhập khẩu: Nếu cần thanh toán ngay cho ngân
hàng mới nhận được bộ chứng từ thì bên nhận uỷ thác phải thông báo cho người
uỷ thác nhập khẩu liên hệ với ngân hàng để chuyển tiền cho nhà xuất khẩu đồng
thời làm thủ tục nhận bộ chứng từ.
• Bước 10: Khiếu nại nếu có
Khi xảy ra tổn thất với hàng hoá, cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị tiến hành
các thủ tục khiếu nại các bên có liên quan.
Để khiếu nại công ty Bảo hiểm thì:
- Thủ tục khiếu nại:
 Trường hợp hàng hoá bị tổn thất riêng: Người nhập khẩu thông báo và
yêu cầu người Bảo hiểm hoặc đại lý của họ thực hiện giám định ngay tổn thất,
thời hạn là 60 ngày kể từ ngày bốc dỡ khỏi tàu. Sau đó gửi thư khiếu nại đến
người vận tải về tổn thất do họ gây ra.
 Trường hợp bị tổn thất chung: Người nhập khẩu ký vào biên bản có
liên quan đến tổn thất chung theo yêu cầu của người vận chuyển. Thông báo

cho người bảo hiểm để làm thủ tục bảo lãnh hoặc ký quỹ tổn thất chung
 Trường hợp hàng hoá bị tổn thất toàn bộ: người nhập khẩu sau khi phát
hiện ra tổn thất phải thông báo ngay cho bên bảo hiểm, cùng người bảo hiểm
tiến hành các biện pháp cần thiết
 Trường hợp hàng hoá có nghi ngờ bị tổn thất: Gửi ngay thư dự kháng
cho thuyền trưởng con tàu trong vòng 3 ngày, yêu cầu tổ chức giám định ngay
trong thời gian nói trên
- Hồ sơ khiếu nại gồm có:
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
 Hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm gốc
 Vận đơn gốc
 Bản sao hóa đơn gốc hoặc các hoá đơn chi phí
 Chứng từ xác định số lượng, trọng lượng hàng
 Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại
 Giấy yêu cầu bồi thường hàng hoá tổn thất
 Một số chứng từ khác tuỳ vào từng trường hợp cụ thể
Tổ chức hoạt động bán hàng nhập khẩu
Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu nhằm mục đích kinh
doanh thì cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị sau khi làm thủ tục nhận hàng từ
người vận chuyển sẽ đưa hàng về kho làm phiếu nhập kho. Sau đó, doanh
nghiệp nhập khẩu sẽ lên kế hoạch tiêu thụ hàng trong thị trường nội địa và tổ
chức hoạt động bán hàng để thu hồi vốn và lấy lãi.
2. Các phương thức nhập khẩu vật tư thiết bị trong doanh nghiệp đóng
tàu
Nhập khẩu uỷ thác
Là phương thức mua bán mà người mua và người bán phải thông qua một
người thứ ba để thiết lập các mối quan hệ và thoả thuận các điều kiện mua bán.
Một người (gọi là người nhận uỷ thác) nhận một uỷ nhiệm của một người khác
(gọi là người uỷ thác). Người này yêu cầu người nhận uỷ thác thực hiện các giao

dịch thương mại dưới danh nghĩa của chính họ.
Vai trò của người được uỷ thác gần giống với vai trò của người môi giới.
Người nhận uỷ thác sẽ đứng ra tiến hành các giao dịch mua bán nhưng không
phải cho chính mình mà họ hành động theo một hợp đồng uỷ thác. Sau khi tìm
ra hàng hoá đúng với yêu cầu về chất lượng, chủng loại,giá cả,… của khách
hàng đã uỷ thác, người nhận uỷ thác sẽ tự mình giao dịch với người cung cấp
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hàng và ký hợp đồng nhập khẩu. Người nhận uỷ thác có trách nhiệm báo cáo
chính xác và đầy đủ với người uỷ thác về giao dịch đã tiến hành
Trong nhập khẩu uỷ thác, mối quan hệ giữa người nhận uỷ thác và người uỷ
thác thể hiện thông qua hợp đồng uỷ thác. Nội dung cơ bản của hợp đồng bao
gồm:
- Thông tin các bên
- Quy định mặt hàng uỷ thác
- Chỉ rõ loại hình đại lý
- Quy định mức giá mua bán ( giá trần, giá sàn)
- Khu vực hoạt động của người nhận uỷ thác
- Quy định về nghiệp vụ của người nhận uỷ thác ( thanh toán đúng thời
hạn, …)
- Hoa hồng cho người nhận uỷ thác: Tỷ lệ hoa hồng được hưởng, tiền hoa
hồng, thời hạn thanh toán tiền hoa hồng
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Người uỷ thác phải chi trả các khoản hoa hồng và đền bù cho người nhận
uỷ thác các chi phí, các khoản ứng trước của họ, đồng thời phải bồi thường các
thiệt hại mà họ phải chịu trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tỷ lệ hoa
hồng được quy định trong hợp đồng uỷ thác do sự thoả thuận giữa hai bên
Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp vật tư thiết bị đóng tàu là hình thức nhập khẩu mà
người mua và người bán vật tư thiết bị đóng tàu có thể trực tiếp gặp gỡ hoặc

thông qua thư từ giao dịch để thiết lập quan hệ mua bán
Phương thức nhập khẩu trực tiếp nếu áp dụng cho những thị trường mới và
người giao dịch còn hạn chế kinh nghiệm sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Khối lượng
hàng hoá mua bán bằng phương thức này thường nhỏ quá trình giao dịch, đàm
phán để dẫn tới ký kết hợp đồng phải nhiều lần mới dẫn tới kết quả nên chi phí
lớn.
14

×