Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM



PHẠM VĂN TÀI

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CHỐNG
NGẬP CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ NGÀNH :
60520320


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH HOÀNG NGẠN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

i


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. TRỊNH HOÀNG NGẠN



Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 18 tháng 01 năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn T
hạc sĩ)


TT
Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 GS.TSKH. Nguyễn Công Hào Chủ tịch
2 GS. TS. Hoàng Hưng Phản biện 1
3 TS. Huỳnh Phú Phản biện 2
4 TS. Nguyễn Xuân Trường Ủy viên
5 TS. Nguyễn Thị Hai Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV



ii

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2013


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: PHẠM VĂN TÀI Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 19 – 11 -1988 Nơi sinh: Bình Dương
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường MSHV:1241810020
I. Tên đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CHỐNG NGẬP CHO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ chính của luận văn là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng úng,
ngập ở Tp. Hồ Chí Minh và phân tích những tồn tại của các giải pháp chống ngập
đã và đang thực hiện trong những năm vừa qu
a. Qua đó đề xuất bổ sung, điều
chỉnh quy hoạch và kiến nghị biện pháp giảm thiểu thiệt hại/rủi ro nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tư chống ngập cho thành phố.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 01- 06-2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20 - 12 - 2013
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. TRỊNH HOÀNG NGẠN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
iii

LỜI CAM ĐOAN

Đây là bản luận văn thạc sỹ của học viên Phạm Văn Tài báo cáo kết quả
nghiên cứu do TS. Trịnh Hoàng Ngạn, chuyên gia Thuỷ lợi và Môi trường hướng
dẫn.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện và
chưa từng được công bố ở bất cứ nơi nào. Những kết quả nghiên cứu và phát
hiện mới trên cơ sở phân tích số liệu và tham khảo các tư liệu, dự án, gi

áo trình
và đề tài nghiên cứu đã được công bố của các nhà khoa học trong và ngoài
nước.
Các các số liệu, thông tin trích dẫn và kết quả nêu trong luận văn là trung
thực.
Để hoàn thiện luận văn này, một số kết quả trích dẫn đã được sự cho phép
của các tác giả liên quan.

Học viên thực hiện Luận văn


Phạm Văn Tài
iv

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động viên vô
cùng quí báu của quý Thầy, Cô trong Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học
đã giảng dạy, trang bị và hướng dẫn tận tình cho tôi về lý thuyết và thực hành
cũng như kỹ năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh;
Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học; Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp
Cao học 12SMT
11 khóa 2012-2014; Phòng Quản lý Khoa học Đào tạo
Sau đại học và các phòng ban của trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình học tập.
- Trung tâm Điều hành Chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng dự
báo – Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ đã cung cấp tài liệu tham
khảo và các số liệu thủy văn có liên quan trong suốt quá trình thực hiện

luận văn.
- Tiến sĩ Trịnh H
oàng Ngạn - Giảng viên hướng dẫn – Trường Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, động viên và
cung cấp các số liệu, thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn các bạn cùng khóa, các ban đồng nghiệp đã luôn là những người
bạn chân tình, sẵn sàng giúp đỡ, góp ý, truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quí báu về đề tài luận văn thạc sĩ, là nguồn cổ vũ lớn lao để tôi thực hiện
tốt luận văn này.
Mặc dù cố gắng hoàn thành luận văn với chất lượng tốt nhất, nhưng do
trình độ có hạn, không tránh khỏi những k
hiếm khuyết. Rất mong nhận được sự
đóng góp của các thầy, cô và đồng nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20-12-2013
Phạm Văn Tài
v

TÓM TẮT
Tp. Hồ Chí Minh (TP.HCM), một trung tâm kinh tế, tài chính, truyền
thông, nơi giao lưu văn hoá và du lịch quan trọng của cả nước. Tuy nhiên song
hành với tăng trưởng kinh tế, Thành phố (TP) cũng đang phải đối diện với nhiều
thách thức, như: sức ép dân số gia tăng, tai nạn và ùn tắc giao thông, ngập nước
và ô nhiễm môi trường v.v. Trong đó tình trạng úng, ngập đã và đang trở thành
vấn đề thời sự nổi cộm, được nhiều người
quan tâm, từ cộng đồng dân cư đến
giới khoa học, kể cả chính quyền TP. Do đó việc nghiên cứu hiện trạng úng,
ngập trở nên vô cùng bức thiết cho hôm nay và mai sau.
Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên đã tạo cho TP phải hứng chịu những rủi
ro từ nước (mưa bão, lũ lụt và thuỷ triều). Mặc dù vậy, trải qua hơn 300 năm
hình thành và phát triển, tình trạng ngập, úng mới chỉ xuất hiện trầm trọng kể từ

thập kỷ 80 của thế kỷ trước, thời kỳ tái thiết sau chiến tranh.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro ngập nước ba
o gồm cả khách quan (thiên
nhiên) lẫn chủ quan (con người). Trong đó phải kể đến tác nhân quan trọng là do
các hoạt động phát triển kinh tế quá nóng trong tiến trình đô thị hoá trên quy mô
lớn khi san lấp, lấn chiếm sông, kênh, rạch, ao, hồ, đầm lầy bãi triều v.v những
nơi chứa nước mưa, nước thải và thuỷ triều. Việc bê tông hoá các c
ông trình dân
sự và công cộng đồng hành với việc gia tăng dòng chảy tràn do mưa cũng có
chiều hướng tăng lên, nhưng hệ thống tiêu thoát nước dù được đầu tư, nâng cấp
vẫn bị quá tải, xuống cấp, không đồng bộ, lại được vận hành bởi bộ máy quản lý
còn mang nặng tư tưởng bao cấp, thiếu hợp tác giữa các ngà
nh liên quan.
Ngoài ra việc khai thác nước ngầm quá mức, thiếu kiểm soát đã ngẫu
nhiên thúc đẩy tiến trình lún, sụt những vùng đất yếu, phải chịu tải những công
trình công cộng siêu trường, siêu trọng.
Tổ hợp các yếu tố trên đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ngập
nước ở TP.HCM.
Hậu quả là tình trạng ngập, úng ngày càng trầm trọng, diễn ra quanh năm,
cả trong nội ô trung tâm TP và vùng ngoại vi. Thực trạng ngập gần đây
như đã
vi

diễn ra trong 3 tháng mùa mưa năm 2013 (từ tháng 09, 10 và tháng 11). Đỉnh
điểm là đợt triều cường lịch sử tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn đạt mức 1,68
m MSL (ngày 21/10/2013) và 1,62 m MSL (ngày 5/12/2013) kết hợp với những
trận mưa vũ lượng trên 50mm, kéo dài hàng giờ đã gây nên tình trạng ngập, úng
nghiêm trọng ở nhiều nơi trong các quận nội và ngoài thành của TP.
Thực tiễn trên đây chứng tỏ hiệu quả đầu tư chống ngập không cao. Giải
pháp cấp bách hiện nay chỉ mang tính chất tình thế, cục bộ mà chưa thể giải

quyết vấn đề ngập một cách triệt để và căn cơ. Mặt khác, các quy hoạch chống
ngập đư
ợc đề xuất cũng chưa chứng minh được tính khả thi khi ứng phó với tình
trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng trong tương lai.
Vì vậy việc nghiên cứu của đề tài luận văn: “Nâng cao hiệu quả giải pháp
chống ngập cho TP.
HCM”, mang tính cộng đồng, có giá trị như một viên gạch
nhỏ đóng góp vào giải pháp chống ngập chung của TP. Việc đề xuất bổ sung,
điều chỉnh quy hoạch và kiến nghị biện pháp giảm thiểu rủi ro ngập nước với
mục đích nâng cao hiệu quả đầu tư chống ngập cho TP.HCM.
Một số kiến nghị được đưa ra trong luận văn. Trong đó kiến nghị quan
trọng là cần phải đánh giá lại hiệu quả đầu tư các dự án chống ngập vùng nội
thành trung tâm TP để quyết định nê
n tiếp tục hoặc dừng lại việc đầu tư mới
cũng như hoàn thiện các dự án, chương trình chống ngập hiện nay. Nhất là xem
xét lại Quy hoạch thuỷ lợi chống ngập cho khu vực TPHCM, do Bộ NN&PTNT
soạn thảo tháng 5/2008 và đư
ợc Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số
1547/QĐ-TTg, tháng 10/2008.
Với khả năng kinh tế và kỹ thuật của Viêt Nam hiện nay, chúng ta nên áp
dụng kinh nghiệm chống ngập của Hà Lan và các nước tiên tiến trên Thế giới.
Đó là chống ngập khu vực nhỏ và vừa với diện tích khoảng 10-30 ngàn ha, ứng
dụng nguyên lý khơi thông và mở rộng dòng chảy thay vì ngăn chặn dòng chảy
bằng đê, đập, cống. Đây là đề xuất điều chỉnh quy hoạch chống ngập cho
TP.
HCM.
vii

EXECUTIVE SUMMARY
Ho Chi Minh City (HCMC) is a National important center for economic,

financial, mass comunication development and it is also an area for tourism and
cultural exchange. The City economy is fast progress in many sectors. However,
the City is also under pressure facing to population growth, traffic accident and
transport congestion, urbant flooding and inundtaion as well as environmental
prolusion etc Of which water logging and inundation phenominone is one of the
most urgent issues that have been interested by many stakeholders including the
City Governors, scientists and people communities as well. Thus, the research on
the flooding and inundation management and mitigation for the City is very
crucial matter for now as wel foe far future.
The City geography and physical conditions create the risks causing by
water such as storm rainfall, river flood and flooding and tide flooding. However,
the City was founded more than 300 years, but flooding and inundation problem
has been only occurred recently since the eighty decade of the last centry when
the county re-building economy after the local war.
The water logging and inundation problem is caused by both natural as
well as manmade causes. Of which the technical infrastructural development
projects/activities have been paid the key role caused the water inundation
problem, especially the fast progress of urbanization by the earth filling measure
at the big scale ground areas of rivers, canals, cricks, ponds, lakes and swamps
etc. where rain and waste water, tide currency be collected. Inundation
phenomenon is also occurred due to low capacity of the degraded and old
drainage system that has been managed and operated by the low proffesional
staff and poor cooperation maner between sector to sector while the
concretization of public utilities combined with increasing run – off flow of
rainfall that caused more and more problem.
In addition, the ground settlement phenomenon is being occurred due to
the over ground water abstraction activities without control measures combined
with super structures building on the weak top soils that caused land subsidence.
The integrated factors are the main causes of flooding and inundation
situation in HCMC.

viii

The serious flooding and inundation situation has been occurred around
year in both areas, the center as well the suburban of HCMC. The actual water
logging and inundation has been recently appeared during three months in 2013
(October, November and December, 2013) when it was occurred the super water
levels at Phu An station, Sai Gon River, in October (1.68 m MSL, dated on
21/10/2013) and December (1.62m MSL, dated on 5/12/2013) at the same times
of long and heavy rainfall reaching at more than 50mm.
The above actual inundation situation showing that the flood control
investment projects, be ing implemented, are far to get the project objectives.
These existing drainage infrastructural development projects are valuable for
locally and short term vision not for future and can not be canceled inundation
phenominon. Besides, the flooding control plannings that have been prepared by
other stakeholders are also not feasible measures for far future climate change
and sea level rise.
Thus, the Thesis named: “Improvement of effectiveness of the flooding and
inundation management and mitigation measures for HCMC”, as people
involvement, is considred as a small break contributing for the community
aiming to mitigate / reduce inundation phenominon by proposing ideas for
improvement of flood control plannings for HCMC.
Some recommendations were proposed in the Thesis. Of which the key
recommendation is that it should be re-avaluated the effectiveness of the
implemented flooding and inundation control projects in the urban areas of
HCMC to decide continuing and completing or to stop the existing drainage
projects. Especially, the Flood Control Planning for HCMC, prepared by MARD
(issued in 5/2008) and approved by the Government, the Decision No. 1547/QĐ-
TTg (validated in 10/2008) that should be reviewed.
The flood and inundation control experiences applied in the Netherlands
and other counties as well should be applied for Vietnam that room for river

principles are instead of building dike, dam structures combine with flood control
measures at small scale of 10,000 to 30,000 ha areas. These methodologies are
suitable for the Vietnamese economy and technology capacities.
ix

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
TÓM TẮT v
SUMMARY vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiv
DANH MỤC CÁC BẢNG xvii
DANH MỤC HÌNH xviii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
3. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
Mục tiêu của đề tài 2
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2
4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 3
Phạm
vi nghiên cứu 3
Giới hạn nghiên cứu 3
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3
nghĩa khoa học 3
Ý nghĩa thực tiễn 3
6. CẤU TRÚC BÁO CÁO 4
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 :
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ RỦI RO NGẬP NƯỚC 4

1.1 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA TP.HCM 4
1.1.1. Vị trí địa lý hành chính
4
x

1.1.2. Vai trò của TP.HCM 5
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHI
ÊN : 6
1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
6
1.2.2. Địa chất và thổ nhưỡng:
8
1.2.3. Khí hậu 9
1.2.4. Chế độ thuỷ văn và mưa
10
1.2.4.1. Hệ thống sông, rạch vùng nghiên cứu:
10
1.2.4.2. Chế độ thủy văn dòng chảy
14
1.2.4.3. Thủy triều biển Đông
19
1.2.4.4. Chế độ mưa:
22
1.3. PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ ĐÔ THỊ HOÁ:
26
1.3.1. Hiện trạng hạ tầng t
hoát nước đô thị và thuỷ lợi 26
1.3.1.1. Hệ thống thoát nước đô thị:
26
1.3.1.2. Hiện trạng công trình thủy lợi.

27
1.3.2. Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị 28
1.3.2.1. Nhu cầu đất xây dựng đô t
hị 28
1.3.2.2. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật
31
1.4. NGẬP NƯỚC Ở T
P.HCM: RỦI RO VÀ THÁCH THỨC:, 33
1.4.1. Vi trí tạo rủi ro ngập nước
34
1.4.2. Chế độ mưa và hiệu ứng ngập nước
34
1.4.3. Chế độ thuỷ triều và hiệu ứng ngập nước
35
1.4.4. Chế độ lũ thượng nguồn và hiệu ứng ngập nước:
38
1.4.5. Quá trình đô thị hoá và thách thức ngập nước ở TP.HCM
40
1.4.6. Nhận xét
43
CHƯƠNG 2 :
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHỐNG NGẬP ĐÔ THỊ - 44
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỶ VĂN ĐÔ THỊ:
44
2.1.1. Trên Thế giới
44
2.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam:
45
2.1.2.1. Khu vực phía Bắc:
45

2.1.2.2. Khu vực phía Nam.
46
2.1.2.3. Áp dụng m
ô hình thủy văn đô thị ở TP.HCM 47
xi

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG NGẬP ĐÔ
THỊ: 48
2.2.1. Phương pháp tính t
oán thoát nước mưa 48
2.2.2. Tổ chức mạng lưới thoát nước có khả năng tự thấm một phần.
- 49
2.2.3. Phương pháp tích nước trong đất SCS
50
2.2.4. Phương pháp mô hình toán
55
2.3. KINH NGHIỆM CHỐNG NGẬP ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
: 56
2.3.1. Mô hình thoát nước bề mặt bền vững cho các đô thị 56
2.3.2. Xây dựng đê bao chống ngập, lụt
58
2.3.3. Xây dựng hồ chứa điều tiết dòng chảy
60
2.3.3.1. Phương pháp diễn t
oán hồ chứa: 60
2.3.3.2. Phương pháp tối ưu hoá
61
2.4. KINH NGHIỆM CHỐNG NGẬP ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM:
62
2.4.1. Tổng quan

62
2.4.2. Kinh nghiệm chống ngập, lụt ở Thủ đô Hà Nội
62
2.4.3. Kinh nghiệm chống ngập ở TP.HCM
65
2.4.3.1. Giải phá
p chống ngập của Sở GTCC 65
2.4.3.2. Giải phá
p chống ngập vùng nội thị của JICA 65
2.4.3.3. Quy hoạch chống ngập của Bộ NN&PTNT
67
2.4.3.4. Các đề xuất giải phá
p chống ngập khác 69
CHƯƠNG 3 :
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
CHỐNG NGẬP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 71
3.1. TỔNG QUAN VỀ TÌ
NH HÌNH NGẬP NƯỚC Ở TP.HCM: 71
3.1.1. Hiệu ứng ngập nước đô thị ở TP.HCM
71
3.1.2. Diễn biến ngập nước ở TP.HCM
71
3.1.3. Nhận xét về yếu tố mặt đệm ảnh hưởng đến tì
nh hình ngập 73
3.2. THỰC TRẠNG NGẬP NƯỚC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:
73
3.2.1. Báo cáo của TTĐHCN về hiện trạng úng, ngập năm 2012
73
3.2.2. Thực trạng úng, ngập năm 2012
75

3.2.3. Thực trạng úng, ngập năm 2013
77
3.2.4. Nhận xét
80
xii

3.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY HIỆU ỨNG NGẬP NƯỚC:
8], [19] 85
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan:
85
3.3.2. Các nguyên nhân khách quan:
86
3.3.3. Nguyên nhân kết hợp giữa con người và thiên nhiên:
87
3.3.4. Tổng hợp c
ác nguyên nhân gây ngập 87
3.4. PHÂN TÍCH CƠ CHẾ THUỶ LỰC ÚNG, NGẬP: 88
3.4.1. Cơ chế thuỷ lực úng do mưa: 89
3.4.1.1. Nước mưa tập trung từ các nguồn:
89
3.4.1.2. Ảnh hưởng của mưa tại chổ:
89
3.4.2. Cơ chế ngập do triều 93
3.4.2.1. Trực tiếp gây ngập: 93
3.4.2.2. Gây ngập gián tiếp:
95
3.4.3. Cơ chế úng, ngập do tổ hợp mưa và triều vùng đất thấp 97
3.5. CÁC GIẢI
PHÁP CHỐNG NGẬP ĐÃ THỰC HIỆN: 97
3.5.1. Thực hiện các dự án vốn vay ODA và ngân sách:

97
3.5.1.1. Thực hiện các dự án vốn vay ODA
97
3.5.1.2. Các dự án
sử dụng vốn ngân sách: 98
3.5.2. Tiến độ thực hiện dự án
98
3.6. ĐÁNH GI
Á HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHỐNG NGẬP: 99
3.7 XÁC ĐỊNH NHỮNG TỒN TẠI CỦA GIẢI PHÁP CHỐNG NGẬP100
3.7.1. Tổng quan:
100
3.7.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng tiêu thoát nước hiện hữu quá tải
102
3.7.3. Chất lượng quy hoạch chưa phù hợp
104
3.7.4. Quá nhiều ý tưởng chống ngập
105
CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ÚNG, NGẬP
106
4.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHỐNG
NGẬP: 106
4.1.1. Nhận thức và xâ
y dựng cơ sở dữ liệu về nước 106
4.1.1.1. Nhận thức vai trò của cơ sở dữ liệu: 106
xiii

4.1.1.2. Cơ sở dữ liệu 106
4.1.2. Xây dựng cốt nền c

ho phát triển đô thị 107
4.1.3. Quan trắc lún nền 108
4.1.4. Kết quả đá
nh giá hiệu quả giải pháp chống ngập vùng trung tâm
TP [21] 108
4.1.5. Học tập kinh nghiệm c
hống ngập ở trong và ngoài nước 109
4.2. ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHỐNG NGẬP: 109
4.3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG NGẬP NƯỚC:
], [18] 111
4.3.1. Chiến lược quản lý và giảm n
hẹ lũ, lụt 111
4.3.1.1. Giai đoạn trước mắt:
111
4.3.1.2. Giai đoạn trung hạn:
112
4.3.1.3. Giai đoạn dài hạn:
112
4.3.2. Giải phá
p kỹ thuật 112
4.3.2.1. Vùng trung tâm TP 112
4.3.2.2. Vùng ngoại vi:
113
4.3.3. Biện pháp giảm th
iểu tác động ngập nước 114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117





xiv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB (Asia Development Bank): Ngân hàng phát triển châu Á
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
Bộ GTVT Bộ Giao thông Vận tải
ĐH Đại học
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DP (Dynamic Planning) Quy hoạch động
JICA (Japan International Development Assistance): Cơ quan hợp tác Quốc tế
Nhật Bản
GIS (Geography Information System): Hệ thống thông tin địa lý
GS.TS.: Giáo sư Tiến sỹ
GTCC Giao thông Công chánh
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm Quốc nội
HTTN Hệ thống thoát nước
KOD1 Mô hình của GS.TSKH Nguyễn Â
n
Niên
KTTV Khí tượng thuỷ văn
KTXH Kinh tế xã hội
KV Khu vực
K. Kênh
KTST. Kỹ thuật sinh thái
LP (Linear Planning) Quy hoạch tuyến tính
MK4: Mô hình của GS.TS. Lê Song Giang
xv


MSL (mean sea level): Mực nước biển trung bình
MNCCN Mực nước cao cao nhất
MNTN Mực nước thấp nhất
MNTK Mực nước thiết kế
NXB: Nhà xuất bản
ODA (Oversea Development Assistance): Hỗ trợ phát triển hải ngoại
PCLB: Phòng chống lụt bão
QĐ: Quyết định
Q. Quận
QHTKNNMN (Sub-NIAPP): Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp miền Nam
R. Rạch
S. Sông
SDP (Stochastic Dynamic Planning) Quy hoạch bất định
SCS (Soils Conservation Service): Tích nước trong đất
STT: Số thứ tự
SWM
M: Mô hình thuỷ lực dòng chảy ngập
trong đường ống thoát nước đô thị
SGĐN: Sài Gòn – Đồng Nai
SGGP Báo Sài Gòn giải phóng
SUDS (Sustainable Urban Drainage System):Hệ thống tiêu nước đô thị bền vững
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TCN: Tiêu chuẩn ngành
TCXD: Tiêu chuẩn Xây dựng
TP: Thành phố
xvi

TTĐHCN Trung tâm điều hành chống ngập

TNĐT Thoát nước đô thị
TS.: Tiến sỹ
TSKH: Tiến sỹ khoa học
TTO Báo Tuổi trẻ online
UBND Ủy ban Nhân dân
VCĐ: Vàm Cỏ Đông
VCT: Vàm Cỏ Tây
VKHTLMN Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
VQHTLMN Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
VT- GC Vũng Tàu – Gò Công
VRSAPR: Mô hình của Viện QHTLMN
VIWASE 1.0: Mô hình của Công ty cấp thoát nước
VOV Đài tiếng nói Việt Nam
WB: Ngân hàng Thế giới








xvii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân bố diện tích thay đổi theo cao độ của TP. Hồ Chí Minh 8
Bảng 1.2: Hệ thống sông, kênh, rạch vùng nghiên cứu 13
Bảng 1.3: Các đặc trưng dòng chảy tự nhiên lưu vực sông SG – ĐN 15
Bảng 1.4: Giá trị lưu lượng đỉnh lũ ứng với tần suất 0,5% (điều kiện tự nhiên) 17
Bảng 1.5: Lưu lượng xả lũ sau công trình 17

Bảng 1.6: Lưu lượng bình quân tháng trung bình nhiều năm (m
3
/s) 18
Bảng 1.7: Đặc trưng mực nước tại một số vị trí hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn 21
Bảng 1.8: Mô hình mưa tiêu 1, 3, 5, 7 ngày max tần suất 10% tại các trạm tiêu
biểu 23
Bảng 1.9 Xu thế các trận mưa lớn tăng dần theo thời gian 24
Bảng 1.10: Tương quan mưa thời đoạn lớn nhất và mưa ngày trạm tân Sơn Nhất 25
Bảng 1.11: Lượng mưa lớn nhất theo thời đoạn trạm T
ân Sơn Nhất 26
Bảng 1.12 Thông số kỹ thuật các kênh, rạch vùng trung tâm TP 27
Bảng 1.13 Tình hình sử dụng đất ở TP. Hồ Chí minh 29
Bảng1.14 : Lưu lượng Q
xả
qua công trình tràn xả lũ 39
Bảng 2.1 Bảng tra hệ số dòng chảy Ψ 49
Bảng 2.2: Nhóm đất theo phân loại thuỷ văn 53
Bảng 2.3 Quan hệ giữa độ ẩm nhóm đất và lượng tổn thất dòng chảy 55
Bảng 3.1: Các yếu tố khách quan gây ngập úng 86

xviii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Vùng nghiên cứu chống ngập TP. HCM 5
Hình 1.2 Bản đồ khu vực TP. HCM 5
Hình 1.3: Bản đồ địa hình TP. HCM 6
Hình 1.4: Bản đồ quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 30
Hình 1.5: Bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2025 31
Hình 1.6 Bản đồ các vùng ngập thường xuyên ở TP.HCM 33
Hình 1.7 Quan hệ giữa lượng mưa và mực nước triều hàng năm 35

Hình 1.8 Mực nước đỉnh triều quan trắc tại trạm thuỷ văn Vũng Tàu (cửa sông)
và P
hú An (trên sông Sài Gòn) giai đoạn 1980-2007 37
Hình 1.9 Mực nước chân triều quan trắc tại trạm thuỷ văn Vũng Tàu (cửa sông)
và Phú An (trên sông Sài Gòn) giai đoạn 1980-2007 38
Hình 2.1 Đồ thị mô tả các biến số có tổn thất dòng chảy, phương pháp SCS 52
Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống tiêu thoát nước đô thị bền vững – SUDS 58
Hình 2.3 Biểu diễn dưới dạng đồ thị của diễn toán hồ chứa 60
Hình 2.4: Hình ảnh một công sở trong trận lụt ở Hà Nội, m
ùa khô năm 2008 63
Hình 2.5: Khu vực nghiên cứu quy hoạch tiêu thoát nước TPHCM 66
Hình 2.6: Giải pháp chống ngập phương án bao trong 67
Hình 2.7: Tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công (màu đỏ) 68
Hình 3.1: Diễn biến úng, ngập của thành phố giai đoạn 2003 – 2011 74
Hình 3.2 Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, thường
xuyên bị ngập trong mùa mưa. 76
Hình 3.3 Mưa kết hợp triều cường gây ngập nhiều nơi trong TP.HCM 78
xix

Hình 3.4: Ngập nước và ùn tắc giao thông tại Lạc Long Quân - Âu Cơ 79
Hình 3.5: Đường Đồng Đen, Tân Bình ngập lênh láng sau cơn mưa 3/7/2013 79
Hình 3.6: Đường Bạch Đằng, Phường 15, Bình Thạch ngập nặng sau cơn mưa
chiều ngày 8/7/2013 80
Hình 3.7: Ngập triều xảy ra vào chiều ngày 10/6/2013 tại khu dân cư đường D1,
phường 25, quận Bình Thạnh. 81
Hình 3.8: Một nhà dân trên đường Bến Phú Định, Quận 8, bị ngập nặng trong đợt
triều cường ngày 21-10-2013 82
Hình 3. 9: Triều cường ngập nặng tại đường Thảo Điền, Quận 2
83
Hình 3.10: Người dân khu phố 8, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, đẩy xe di tản

khỏi vùng ngập nước vào sang ngày 5/12/2013 84
Hình 3.11: Tổng hợp các nguyên nhân gây ngập nước ở TP.HCM 87
Hình 3.12 Sơ đồ hệ thống thoát nước cho khu vực nội thành 88
Hình 3.13 Dòng chảy tập trung do bề mặt phủ đô thị bị thay đổi 90
Hình 3.14: Đường ống thoát nước bị rác thải bồi lấp 91
Hình 3.15: Cửa thu nước mưa bị rác thải hoặc người dân bịt lại làm tắc ng
hẽn
dòng chảy 91
Hình 3.16: Một số hộ dân làm nhà trên bờ rạch, làm cầu bê tông trên rạch. 92
Hình 3.17: Các lực lượng khẩn trương gia cố lại đoạn bờ bao bị bể tại khu phố 8,
P hường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, ngày 5/12/2013 94
Hình 3.18: Sơ đồ mô tả dao động mực nước triều ảnh hướng tới hệ thống tiêu
hoát nước.
95
Hình 3.19: Phân bố lưu lượng trong đường ống 95
xx

Hình 3.20: Phân bố lưu lượng trong đường ống 96
Hình 3.21: Ngập triều xảy ra vào chiều ngày 10/6/2013 tại khu dân cư đường D1,
phường 25, quận Bình Thạnh, 101
Hình 3.22 Người dân ở khu Thanh Đa - Bình Quới (Bình Thạnh) đã quen thuộc
với cảnh ngập do triều cường xảy ra trong năm (Nguồn: Ảnh: Mai Vọng) 101
Hình 3.23: Hình ảnh tiêu biểu cho tình trạng ngập triều trong các con hẻm và
đường phố ở vùng trũng ở TP.HCM 103
Hình 3.24: Nền nhà một số hộ dân ở đư
ờng Phạm Thế Hiển, P.7, Q.8, TP.HCM
thấp hơn mặt đường khoảng nửa mét - ảnh : Đức Phú 103













1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hai thập kỷ vừa qua, tình trạng úng, ngập ở Thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM) trở thành một vấn đề nổi cộm, đã và đang gây không ít tranh
cãi, là nỗi bức xúc của cộng đồng cư dân sống trong Thành phố (TP), từ người
dân tới giới khoa học và cả các nhà quản lý. Do đó chính quyền TP đã và đang
đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp khắc phục hậu quả do hiệu ứng ngập nước
gây ra.
2. TÍN
H CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiệu quả bước đầu của các dự án chống ngập và vệ sinh môi trường biểu
hiện rõ nét bằng việc cải thiện cảnh quan môi trường dọc các tuyến kênh trục
thoát nước được đầu tư hoàn thiện như: Nhiêu Lôc – Thị Nghè, Tàu Hũ – Bến
Nghé v.v. Tuy nhiên tình trạng úng, ngập vẫn hiện diện trong năm, nhất là vào
mùa mưa, cả trong và ngoại vi TP. Đặc biệt trong năm 2013, tình trạng ngập, úng
là vô cùng nghiêm
trọng. Điều đó cho thấy hiệu quả đầu tư chống ngập vẫn chưa
đạt được mục tiêu đề ra là giảm số lượng các điểm ngập như đã nêu trong các dự
án hạ tầng cơ sở tiêu thoát nước, được đầu tư bằng các nguồn vốn vay ODA cũng

như từ vốn ngân sách.
Rỏ ràng các giải phá
p chống ngập hiện nay vẫn còn những tồn tại và bất
cập cần phải khắc phục. Do đó việc đi sâu nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh quy
hoạch chống ngập và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động do hiệu ứng ngập
nước là vô cùng cần thiết. Đây cũng chính là tiền đề và cơ sở nghiên cứu của
luận văn.
3. MỤC TI
ÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính của luận văn là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng
úng, ngập ở Tp. Hồ Chí Minh và phân tích những tồn tại của các giải pháp chống
ngập đã và đang thực hiện trong những năm vừa qua. Qua đó đề xuất bổ sung,
2

điều chỉnh quy hoạch và kiến nghị biện pháp giảm thiểu thiệt hại/rủi ro nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tư chống ngập cho thành phố.
 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Phương pháp luận cơ bản để thực hiện nghiên cứu này là tiếp cận tổng
hợp khi xem xét lưu vực là một thực thể thống nhất. Trong đó các phần tử cấu
thành thực thể (hệ thống) ba
o gồm các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất và
thổ nhưỡng, khí hậu và thuỷ văn, mạng lưới sông rạch nội địa và thuỷ triều v.v)
và điều kiện kinh tế xã hội (KTXH) liên quan tới các hoạt động của con người
(sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị hoá v.v) trong tổng thể môi trường
sinh thái.
Phương
pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu và thông tin cơ bản liên quan tới tình trạng úng, ngập đô

thị;
- Phân tích tổng hợp trên cơ sở lý thuyết thuỷ văn, thuỷ lực ứng dụng;
- Kế thừa có chọn lọc kết quả các nghiên cứu trước đây;
- Kiểm chứng thực tế;
-Tham vấn, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia khác.
4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
 Phạm vi nghiên cứu
Phạm
vi nghiên cứu của đề tài nằm trong khu vực diện tích của TP.HCM
và vùng lân cận, chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn, thuỷ lực lưu vực sông Sài Gòn,
Đồng Nai, Vàm Cỏ và thuỷ triều biển Đông.
 Giới hạn nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hiện tượng ngập, úng và giải pháp công
trình chống ngập trong vùng nội thị trung tâm của TP.

3

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
 Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu dựa trên lý thuyết thuỷ văn, thuỷ lực ứng dụng trong quá trình
phân tích hiện tượng vật lý ngập nước ở TP.HCM xảy ra do điều kiện địa hình
thấp, bằng phẳng nên khi có những nhiễu đỗng thời tiết gây mưa với vũ lượng
lớn, thời gian mưa kéo dài kết hợp thuỷ triều biển Đông ở chu kỳ triều cường
(cuối năm) tạo ra hiệu ứng ngập nước xuất hiện ở nội
và ngoại vi TP.HCM, nơi
mà hệ thống tiêu thoát nước đã quá tải hoặc không hiệu quả. Trong khi diện tích
bề mặt thấm nước bị bê tông hóa, diện tích và dung tích chứa nước mưa, nước
triều (ao, hồ, đầm lầy, bãi triều rừng ngập mặn v.v) ngày càng bị thu hẹp do san
lấp cho mục đích đô thị hoá.
 Ý nghĩa thực tiễn:

Nghiên
cứu các điều kiện địa hình, địa chất và thổ nhưỡng, khí tượng,
thuỷ văn, môi trường, sinh thái v.v cũng như điều kiện phát triển KTXH liên
quan chặt chẽ đến tình trạng úng, ngập xảy ra trên địa bàn của TP.HCM. Thực
tiễn này đã và đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
người
dân TP. Mặt khác luận văn đề xuất điểu chỉnh quy hoạch hoặc những giải
pháp/biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro ngập nước là phù hợp thực tế cuộc sống,
đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của người dân và lãnh đạo chính quyền TP.
6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 4
chương. Trong đó Chương 1 trỉnh bày tổng quan về khu vực
nghiên cứu và rủi ro ngập nước cho TP.HCM. Chương 2 tổng quan nghiên cứu
úng ngập đô thị. Chương 3 hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp chống ngập ở
thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4 đề xuất điều chỉnh qui hoạch và biện pháp
giảm thiểu tác động do tình trạng ngập nước.




4

CHƯƠNG 1 : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ RỦI RO
NGẬP NƯỚC
1.1. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA TP.HCM: [1], [23], [15], [16], [17], [18]
1.1.
1. Vị trí địa
lý hành chính
Trải dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, TP.HCM định vị trong tọa độ từ

10
0
10’ – 11
0
10’ vĩ độ Bắc và 106
0
22’ – 106
0
45’ kinh độ Đông, cách Thủ đô Hà
Nội khoảng 1.730km theo đường bộ và là ngã tư quốc tế theo các tuyến đường
hàng hải Bắc Nam và Đông Tây. Hình 1.1 mô tả vùng nghiên cứu chống ngập
TP. HCM trong hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ. Hình 1.2 là bản
đồ khu vực TP. HCM.
Thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp với Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), TP.HCM nằm ở vùng hạ lưu các con sông lớn: Đồng Nai, Sài Gòn,
Vàm Cỏ và chịu tác động của sông Cửu Long. Phía Bắc là tỉnh Bì
nh Dương. Phía
Nam được bao bọc bởi tỉnh Long An và biển Đông (trực tiếp với vịnh Đồng
Tranh và vịnh Gành Rái). Phía Đông có ranh giới với hai tỉnh là Đồng Nai và Bà
Rịa – Vũng Tàu. Phía Tây giáp tỉnh Long An.
Vùng lân cận TP. HCM bao gồm lưu vực từ hồ Trị An đến cửa biển của sông
Đồng Nai rộng 235.000 ha; sông Sài Gòn từ hồ Dầu Tiếng đến TP.HCM có diện
tích 243.000 ha và diện tích thuộc sông Vàm Cỏ Đông chiếm 281.000 ha.
Theo số liệu công bố trong trang Web cổng điện tử của Uỷ ba
n nhân dân
(UBND) thành phố, tổng diện tích tự nhiên của TP.HCM là 2.095km
2
, chiếm 6,
36% diện tích cả nước, với 24 đơn vị hành chính. Trong đó có 19 quận nội thành
chiếm diện tích 442,13km

2
(bao gồm 12 quận mang tên số từ 1 đến 12 và 7 quận
mang tên chữ gồm Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân, Tân
Phú và Thủ Đức) và 5 huyện ngoại thành rộng 1.652,88km
2
(Bình Chánh, Nhà
Bè, Củ Chi, Cần Giờ và Hóc Môn).

×