BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
NGÔ THỊ MỸ DUYÊN
VẬN DỤNG IFRS 2 TRONG KẾ TOÁN QUYỀN CHỌN MUA
CỔ PHIẾU DÀNH CHO NHÂN VIÊN TẠI CÁC CÔNG TY
CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
NGÔ THỊ MỸ DUYÊN
VẬN DỤNG IFRS 2 TRONG KẾ TOÁN QUYỀN CHỌN MUA
CỔ PHIẾU DÀNH CHO NHÂN VIÊN TẠI CÁC CÔNG TY
CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI VĂN DƯƠNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, dưới sự hướng
dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đều được
ghi rõ nguồn gốc. Đây là đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kế toán.
Luận văn này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
Học viên
Ngô Thị Mỹ Duyên
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
4. Tổng kết những nghiên cứu trước và đóng góp mới của luận văn 4
5. Hạn chế của luận văn 6
6. Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUYỀN CHỌN MUA CỔ PHIẾU
DÀNH CHO NHÂN VIÊN
1.1. Giới thiệu về ESO 8
1.1.1. Quyền chọn mua 8
1.1.2. Khái niệm ESO 9
1.1.3. Những thuật ngữ liên quan đến một ESO 9
1.1.4. Điểm khác biệt cơ bản của ESO so với quyền chọn truyền thống 12
1.1.5. Giới thiệu chương trình ESO 14
1.2. Kế toán ESO theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 2 15
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của IFRS 2 15
1.2.2. Mục tiêu và phạm vi của IFRS 2 17
1.2.3. Nội dung của IFRS 2 về xử lý kế toán ESO 20
1.2.3.1. Quy định về ghi nhận 20
1.2.3.2. Quy định về đo lường 25
1.2.3.3. Quy định về công bố và trình bày thông tin 34
1.3. Thực tế vận dụng IFRS 2 để xử lý kế toán ESO của một số quốc gia và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam 35
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN QUYỀN CHỌN MUA CỔ
PHIẾU DÀNH CHO NHÂN VIÊN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM
YẾT VIỆT NAM 40
2.1. Thực trạng các quy định về kế toán ESO tại Việt Nam 40
2.2. Thực trạng xử lý kế toán ESO tại các CT CPNY VN 41
2.2.1. Kết quả khảo sát về thực trạng xử lý kế toán ESO tại các CT CPNY VN 41
2.2.2. Minh họa thực trạng xử lý kế toán ESO tại các CT CPNY VN 44
2.2.2.1. Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Điện Tử Viễn Thông 44
2.2.2.2. Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam 49
2.3. Việt Nam nên cân nhắc vận dụng IFRS 2 để soạn thảo quy định về xử lý
kế toán ESO
52
2.4. Những thách thức Việt Nam sẽ gặp phải khi soạn thảo và ban hành quy định về
kế toán ESO 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 54
CHƯƠNG 3: CÁC GỢI Ý VẬN DỤNG IFRS 2 TRONG KẾ TOÁN QUYỀN
CHỌN MUA CỔ PHIẾU DÀNH CHO NHÂN VIÊN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM 56
3.1. Soạn thảo và ban hành quy định về kế toán ESO 56
3.1.1. Quan điểm vận dụng IFRS 2 để soạn thảo và ban hành quy định về kế toán
ESO 56
3.1.2. Khuyến nghị nội dung quy định về kế toán ESO 56
3.1.3. Minh họa xử lý kế toán ESO tại một số CT CPNY VN theo IFRS 2 60
3.2.Giải pháp đối với những thách thức 65
3.2.1.Việc vận dụng IFRS 2 cũng chịu tác động của các nhân tố tương tự như việc
vận dụng IAS/IFRS nói chung 65
3.2.2.
Thiếu khung pháp lý cho việc phát hành và quản lý ESO cho các CT
CPNY VN
67
3.2.3. Các quy định về thuế của Việt Nam chưa đề cập đến chi phí phát sinh bởi
ESO 67
3.2.4.
Phản ứng của các nhà quản lý đối với quy định ghi nhận chi phí phát
sinh bởi ESO
71
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 72
LỜI KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt:
Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ tiếng Việt
CT CPNY VN Công ty cổ phần niêm yết Việt Nam
GTHL
Giá trị hợp lý
TK Tài khoản
2. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh:
Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt
AASB
Australia Accounting
Standard Board
Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc
AcSB
Canadian Accounting
Standards Board
Hội đồng chuẩn mực kế toán
Canada
APB
Accounting Principles
Board
Hội đồng xây dựng các nguyên
tắc kế toán (Hoa Kỳ) (được thay
thế bởi FASB năm 1973)
Cr Credit Record Ghi có
Dr Debit Record Ghi nợ
ESO Employee share option
Quyền chọn mua cổ phiếu dành
cho nhân viên
FASB
Financial Accounting
Standard Board
Hội đồng chuẩn mực kế toán tài
chính (Hoa Kỳ)
GAAP
General Accepted
Accounting Principles
Các nguyên tắc kế toán được
chấp nhận chung
IAS
International Accounting
Standard
Chuẩn mực kế toán quốc tế
Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt
IASB
International Accounting
Standards Board
Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế (Hoa Kỳ)
IFRS
International Financial
Reporting Standard
Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế
NZ IFRS
New Zealand International
Financial Reporting
Standard
Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế New Zealand
SARs Share Appreciation Rights
Quyền lợi trên cơ sở sự tăng giá
cổ phiếu
SFAS 123
(R)
Statement of Financial
Accounting Standard
No.123 (Revised)
Chuẩn mực kế toán tài chính
Hoa Kỳ số 123 đã sửa đổi.
Từ cuối năm 2009, cụm từ SFAS
được thay thế bởi cụm từ ASC –
Accounting Standards
Condification – Chuẩn mực kế
toán Hoa Kỳ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Tên Chương
Trang
Bảng 1.1
Điểm khác biệt cơ bản của ESO so với quyền
chọn truyền thống
1 13
Bảng 2.1
Thông tin về ESO do công ty ELCOM phát
hành.
2 46
Bảng 2.2
Một phần bảng cân đối kế toán quý 1/2014
của ELCOM.
2 47
Bảng 2.3
Một phần bảng thuyết minh báo cáo tài chính
quý 1/2014 của ELCOM.
2 48
Bảng 2.4
Thông tin về ESO do công ty BIC phát hành.
2 50
Bảng 2.5
Một phần bảng cân đối kế toán quý 1/2014
của BIC.
2 51
Bảng 2.6
Một phần bảng thuyết minh báo cáo tài chính
quý 1/2014 của BIC.
2 52
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình
Tên Chương
Trang
Hình 1.1
Mô hình đơn giản của một chương trình ESO gắn
với đời sống ESO
1 14
Hình 1.2
Mô tả vị trí của kế toán ESO trong phạm vi của
IFRS 2
1 19
Hình 2.1
Tỷ lệ số người cho rằng hệ thống Kế toán Việt
Nam VAS hiện nay chưa có một chuẩn mực kế
toán hoặc văn bản pháp lý nào đề cập đến việc xử
lý kế toán ESO
2 40
Hình 2.2
Tỷ lệ số người cho rằng các CT CPNY VN không
ghi nhận chi phí phát sinh bởi ESO như IFRS 2
yêu cầu
2 41
Hình 2.3
Tỷ lệ số người cho rằng các công ty chưa ghi tăng
vốn chủ sở hữu khi ESO chưa được thực hiện như
IFRS 2 yêu cầu
2 42
Hình 2.4
Trong thuyết minh báo cáo tài chính của các CT
CPNY VN, chương trình phát hành ESO chỉ được
đề cập khi có biến động số lượng cổ phiếu và biến
động vốn chủ sở hữu do chương trình phát hành
ESO
2 43
Hình 2.5
Thông tin liên quan đến chương trình phát hành
ESO được đề cập trong thuyết minh báo cáo tài
chính của các CT CPNY VN là khá rõ ràng
2 43
1
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG IFRS 2 TRONG KẾ TOÁN QUYỀN
CHỌN MUA CỔ PHIẾU DÀNH CHO NHÂN VIÊN TẠI CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM
1. Lý do chọn đề tài:
Quyền chọn mua cổ phiếu dành cho nhân viên (Employee share option – ESO)
là quyền chọn mua mà các công ty niêm yết dành cho nhân viên công ty đối với cổ
phiếu của mình như là một hình thức trả thù lao, trả thưởng phi tiền mặt. Thực hiện
ESO giúp gắn chặt quyền lợi của người nắm quyền mua cổ phiếu với công ty, do đó
giữ chân được những vị trí quan trọng trong công ty, giúp công ty không phải sử
dụng đến tiền mặt để trả lương, trong khi tiền mặt là thứ công ty rất cần, đặc biệt là
giai đoạn đầu, giúp người nắm quyền mua cổ phiếu không phải đóng thuế thu nhập
cho đến khi quyền mua được thực hiện, giúp cho nhân viên sẽ có động lực làm việc
hăng say nhiệt tình hơn khi gía cổ phiếu lên…
Quyền chọn mua cổ phiếu dành cho nhân viên được các công ty niêm yết của
các nước có nền kinh tế thị trường và thị trường chứng khoán phát triển đã và đang
thực hiện, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada…Khi thực hiện quyền chọn mua
cổ phiếu dành cho nhân viên sẽ phát sinh chênh lệch giữa gía trị của số cổ phiếu
được mua tính theo giá thực hiện và giá trị số cổ phiếu đó tính theo giá thị trường tại
ngày phát hành quyền chọn, theo quy định của IFRS 2 (Share – based Payment –
Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu), phần chênh lệch này phải được ghi nhận là chi phí
và phải được trình bày trong báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế
các công ty dung thủ thuật ghi lùi ngày phát hành quyền quyền chọn mua cổ phiếu
với giá nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện, vì vậy sẽ không có chi phí phát sinh và từ
đó thổi phồng lợi nhuận của công ty. Vụ phá sản của những tập đoàn lớn của Hoa
Kỳ trong năm 2001 như Enron, Xerox…là minh chứng sinh động cho thủ thuật này.
Và thời gian gần đây là việc ghi lùi ngày phát hành quyền chọn mua cổ phiếu của
các đại gia Apple, Microsoft mà Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ phải tiến hành điều
tra.
2
Tại Việt Nam hiện nay, đã có nhiêù công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán đang thực hiện quyền chọn mua cổ phiếu cho nhân viên như: công ty Cổ Phần
Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Điện Tử Viễn Thông, công ty Cổ Phần Hoàng Anh
Gia Lai, Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam,…Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay chưa có cơ chế tài chính, chưa có chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán để qui định và hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Như vậy, từ thực tiễn đòi hỏi Việt Nam nên có văn bản quy định về xử lý kế
toán ESO, tác giả quyết định chọn đề tài luận văn: “Vận dụng chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế IFRS 2 trong kế toán quyền chọn mua cổ phiếu dành cho
nhân viên tại các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam”.
Đây là cơ hội để tác giả tìm hiểu sâu hơn về xử lý kế toán ESO theo IFRS 2,
tìm hiểu về thực trạng quy định về kế toán ESO của Việt Nam, tìm hiểu về thực
trạng xử lý kế toán ESO ở các CT CPNY VN hiện nay; trên cơ sở đó, có những đề
xuất nhằm thực hiện tiến trình hòa hợp với kế toán quốc tế trong việc xử lý kế toán
ESO.
2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:
[1]. Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến ESO, liên quan đến kế toán
ESO (đặc biệt là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế).
[2]. Thực tế xử lý kế toán ESO tại Việt Nam (từ các quy định đến thực tế xử lý
kế toán ESO tại các CT CPNY VN).
[3]. Đưa ra một số đề xuất nhằm thực hiện tiến trình hòa hợp với kế toán quốc tế
trong việc xử lý kế toán ESO.
Để đạt được 3 mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần làm rõ 5 câu hỏi nghiên cứu:
[1]. ESO có những đặc điểm cơ bản nào? Điểm khác biệt cơ bản của ESO so với
quyền chọn mua truyền thống là gì?
3
[2]. Theo IFRS 2, xử lý kế toán ESO được quy định theo như thế nào?
[3]. Thực tế xử lý kế toán ESO tại Việt Nam như thế nào (xét từ các quy định
đến thực tế xử lý kế toán ESO tại các CT CPNY VN)?
[4]. Việt Nam có nên cân nhắc vận dụng IFRS 2 để xử lý kế toán ESO?
[5]. Giải pháp nào nhằm góp phần cho Việt Nam thực hiện tiến trình hòa hợp
với kế toán quốc tế trong việc xử lý kế toán ESO?
Phương pháp nghiên cứu
:
Luận văn sử dụng phương pháp định tính, kết hợp sử dụng các công cụ phục vụ
nghiên cứu là: thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh để giải quyết
các vấn đề của mục tiêu nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các lý luận liên quan đến ESO, các quy định về xử lý
kế toán ESO theo IFRS 2, những tồn tại chung quanh khung pháp lý về kế toán ESO
và thực trạng xử lý kế toán ESO tại các CT CPNY VN.
Phạm vi nghiên cứu:
Thứ nhất, các lý luận về cách thức triển khai, khung pháp lý về phát hành và
quản lý ESO sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. Luận văn được xác
định là tập trung xử lý kế toán ESO (ghi nhận, đo lường, công bố và trình bày thông
tin).
Thứ hai, lý thuyết nền của luận văn là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
IFRS 2 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu.
4
4. Tổng kết những nghiên cứu trước và đóng góp mới của luận văn:
Tổng kết những nghiên cứu trước:
Trên cơ sở tổng kết những nghiên cứu trước đây, tác giả đã kế thừa, đồng thời nhận
diện những lỗ hổng của những nghiên cứu này để luận văn có thể nghiên cứu sâu
hơn.
• Thứ nhất, tổng kết những nghiên cứu trước đây của nước ngoài:
Đề tài “Accounting for Employee Stock Options” (Warrick Boyd van Zyl, 2010):
Đề tài mô tả về một ESO, những điểm khác biệt cơ bản của ESO so với một quyền
chọn truyền thống. Nội dung này được luận văn kế thừa và vận dụng.
Đề tài “Recognizing Employee Stock Options: the impact of IFRS 2 on Dutch
listed companies” (Ewout de Vaere, 2008):
Đề tài này quan tâm hai vấn đề chính: thứ nhất, giới thiệu sơ nét ba nhiệm vụ quan
trọng của kế toán ESO theo IFRS 2 là ghi nhận, đo lường, công bố và trình bày
thông tin; thứ hai, việc bắt buộc ghi nhận chi phí của ESO theo IFRS 2 sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến các chỉ số tài chính của các công ty niêm yết Hà Lan, đề tài kết luận
rằng việc bắt buộc ghi nhận chi phí của ESO theo IFRS 2 sẽ ảnh hưởng không đáng
kể đến các chỉ số tài chính.
Khác với đề tài trên về khía cạnh quan tâm nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên
cứu ba nhiệm vụ quan trọng của kế toán ESO theo IFRS 2 (ghi nhận, đo lường, công
bố và trình bày thông tin).
Đề tài “The Fair Value Of Employee Stock Option - Nestlé’s Case Study”
(Mariana Bernardes da Silva Tavares Cadete, 2012).
Đề tài không nhằm mục đích hệ thống những quy định về kế toán ESO (gồm ghi
nhận, đo lường, công bố và trình bày thông tin), mà đề tài chỉ xoay quanh vấn đề
ủng hộ đo lường GTHL của ESO. Đề tài cho rằng: Kế toán GTHL đã trở thành đề
tài bàn luận trong những năm gần đây. Kế toán GTHL được giới thiệu lần đầu trong
chuẩn mực kế toán quốc tế năm 1982 và trong IFRS năm 2003, GTHL được xem
5
như một phương pháp đo lường thích hợp. Vào năm 2004, người ta bắt đầu tính tới
định giá ESO bằng việc đo lường GTHL. Đây cũng là đề tài gây khá nhiều tranh cãi
trong tổ chức IASB.
Đề tài còn cho rằng: khi báo cáo tài chính không ghi nhận ESO bằng GTHL, công
ty đã ghi nhận không đầy đủ chi phí lương thưởng của nhân viên khi tính thu nhập
thuần của công ty, kéo theo vị thế tài chính của công ty cũng không được trình bày
một cách hợp lý.
Như vậy, đề tài chủ yếu chỉ xoay quanh một khía cạnh trong kế toán ESO là ủng hộ
đo lường GTHL của ESO, mà không nhằm mục đích hệ thống những quy định về kế
toán ESO (gồm ghi nhận, đo lường, công bố và trình bày thông tin).
Tạp chí “ Investors like firms that expense employee stock options and they
dislike firms that fail to expense ” (Fayez A. Elayan, Kuntara Pukthuanthong, và
Richard Roll, 2005)
Tạp chí nghiên cứu phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ trước sự lựa chọn ghi
nhận chi phí hay không ghi nhận chi phí phát sinh bởi ESO của các công ty đại
chúng Mỹ. Nghiên cứu cho kết quả rằng không có một bằng chứng nào cho thấy
việc ghi nhận chi phí phát sinh bởi ESO làm giảm giá cổ phiếu – điều này trái với
dự đoán. Thậm chí, các nhà nghiên cứu này còn nhận thấy rằng trong cùng khoảng
thời gian công bố thông tin, những công ty chọn ghi nhận chi phí phát sinh bởi ESO
có giá cổ phiếu tăng so với những công ty không ghi nhận chi phí phát sinh bởi
ESO. Thị trường có vẻ phản ứng tích cực đối với những báo cáo tài chính minh
bạch hơn là đối với những báo cáo tài chính còn có điều chưa được thể hiện rõ.
Kết quả nghiên cứu của tạp chí này giúp củng cố lựa chọn ghi nhận chi phí phát
sinh bởi ESO được quy định trong IFRS 2.
• Thứ hai, tổng kết những nghiên cứu trước đây của Việt Nam:
Ở Việt Nam, tuy nghiệp vụ kinh tế ESO đã xuất hiện, nhưng Việt Nam chưa có
bất kỳ công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống, toàn diện liên quan đến xử lý
6
kế toán cho nghiệp vụ này, Việt Nam chỉ có một số bài viết ngắn thể hiện sự cần
thiết áp dụng ESO, thể hiện nhu cầu áp dụng ESO của các công ty cổ phần.
Bài viết “Giới thiệu về phát hành quyền chọn mua cổ phần cho nhân viên
trong các công ty cổ phần của Việt Nam” (Hà Phương, 2008).
Bài viết này đưa ra những giới thiệu rất cơ bản để người đọc hiểu sơ bộ về ESO,
đồng thời, bài viết gợi mở về thực trạng hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay chưa
có một chuẩn mực kế toán nào về việc hạch toán và báo cáo ESO trên các báo cáo
tài chính của công ty. Tác giả nhận định rằng bài viết chỉ dừng lại ở việc gợi mở về
thực trạng hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay chưa có quy định về kế toán ESO,
bài viết chưa đi sâu về khía cạnh kế toán ESO, bài viết cũng chưa đưa ra giải pháp
cụ thể để giải quyết thực trạng này.
Đóng góp mới của luận văn
:
• Hệ thống được những vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan đến ESO, hệ thống
được quy định của IFRS 2 về xử lý kế toán ESO.
• Khái quát tình hình vận dụng IFRS 2 để xử lý kế toán ESO tại một số quốc
gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
• Phác họa được thực trạng các quy định pháp lý của Việt Nam về kế toán
ESO, thực trạng xử lý kế toán ESO tại một số CT CPNY VN, nhận diện
những tồn tại, từ đó khuyến nghị những giải pháp nhằm góp phần cho Việt
Nam thực hiện tiến trình hòa hợp với kế toán quốc tế trong việc xử lý kế toán
ESO.
5. Hạn chế của luận văn:
Luận văn chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu định tính, nên vẫn chưa lượng hóa được các
nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IFRS 2 để xử lý kế toán ESO trong điều kiện
Việt Nam. Hạn chế này sẽ gợi mở cho những đề tài nghiên cứu sau.
6. Kết cấu của luận văn:
Tập trung giải quyết 3 mục tiêu nghiên cứu, luận văn có kết cấu 3 chương như sau:
7
Chương 1: Tổng quan về kế toán quyền chọn mua cổ phiếu dành cho nhân viên
Chương 2: Thực trạng về kế toán quyền chọn mua cổ phiếu dành cho nhân viên tại
các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam
Chương 3: Các gợi ý vận dụng IFRS 2 trong kế toán quyền chọn mua cổ phiếu dành
cho nhân viên tại các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUYỀN CHỌN MUA CỔ
PHIẾU DÀNH CHO NHÂN VIÊN
1.1. Giới thiệu về ESO:
1.1.1. Quyền chọn mua:
Khái niệm quyền chọn mua:
Quyền chọn mua (call option) là một công cụ tài chính phái sinh cho phép người
mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc phải mua một tài sản cơ sở nào đó ở một
mức giá xác định, vào một ngày đáo hạn hoặc một khoảng thời gian xác định trong
tương lai. Nhưng đối với bên bán quyền chọn, họ bắt buộc phải bán một tài sản cơ
sở nào đó ở một mức giá xác định vào một ngày hoặc một khoảng thời gian xác định
trong tương lai theo thỏa thuận giữa hai bên.
Một hợp đồng quyền chọn mua có hai bên tham gia: bên bán quyền chọn
(writer/seller) và bên mua quyền chọn (buyer/holder).
Phân loại quyền chọn mua
:
Quyền chọn mua có thể phân loại như sau:
• Căn cứ vào thời gian thực hiện quyền chọn thì quyền chọn được chia làm 2
loại: Quyền chọn mua kiểu Mỹ (America option) và Quyền chọn mua kiểu
Châu Âu (European option). Quyền chọn mua kiểu Mỹ có thể được thực hiện
vào bất cứ thời điểm nào cho đến ngày đáo hạn hợp đồng. Quyền chọn mua
kiểu Châu Âu chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn.
• Căn cứ vào tài sản cơ sở thì quyền chọn mua có nhiều loại với tên gọi gắn với
tài sản cơ sở: Quyền chọn cổ phiếu, Quyền chọn ngoại tệ, Quyền chọn lãi
suất
9
1.1.2. Khái niệm ESO:
IFRS 2 khái niệm Quyền chọn mua cổ phiếu là một hợp đồng cho phép người
nắm giữ quyền chọn có quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) để mua cổ phiếu của
công ty ở mức giá đã được thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định
(IFRS 2.Phụ lục A). Trong giao dịch này, nhân viên được trao quyền mà quyền này
sẽ có hiệu lực trong tương lai, sau một khoảng thời gian chờ đợi, để nhận được cổ
phiếu ở mức giá đã xác định vào ngày phát hành quyền chọn (Daniël van der Graaff,
2009).
Khái niệm ESO này phù hợp với khái niệm của một quyền chọn mua, theo đó,
ESO được mô tả như quyền chọn mua cổ phiếu với người mua (buyer/holder) là
nhân viên của công ty phát hành loại quyền chọn này.
Tuy nhiên, ESO là một dạng đặc biệt của quyền chọn, vì ESO có những đặc
điểm khác biệt và phức tạp hơn so với đặc điểm cơ bản của một quyền chọn
(Warrick Boyd van Zyl, 2010).
1.1.3. Những thuật ngữ liên quan đến một ESO:
[1] Ngày phát hành (grant date):
Là ngày mà công ty và nhân viên thuộc đối tượng được công ty phát hành ESO cùng
đồng ý những thỏa thuận liên quan đến giao dịch này, là khi cả công ty và nhân viên
đã hiểu tất cả các điều khoản và điều kiện của bản thỏa thuận này (IFRS2. Phụ lục
A).
Như vậy, trong trường hợp công ty thực hiện chương trình ESO, hai nhân tố chính
để quyết định ngày phát hành ESO là: thời điểm cả công ty và nhân viên đều hiểu tất
cả điều khoản, điều kiện được đề cập trong bản thỏa thuận; và cả công ty và nhân
viên cùng đồng ý và ký bản thỏa thuận (Deloitte, 2007).
10
[2] Ngày trao quyền (vesting date):
Là ngày kết thúc của kỳ chuyển quyền. Tại ngày này, nhân viên sẽ được chính thức
trao quyền nếu nhân viên hoàn thành được các điều kiện trao quyền do công ty đưa
ra.
[3] Kỳ chuyển quyền (vesting period):
Là khoảng thời gian từ ngày phát hành ESO (grant date) đến ngày trao quyền
(vesting date). Trong khoảng thời gian này, các điều kiện trao quyền cần được thỏa
mãn (IFRS2. Phụ lục A), tức là, nhân viên được phát hành ESO sẽ phải thực hiện
các điều kiện trao quyền trong khoảng thời gian này.
Ví dụ: Một công ty phát hành ESO dành cho nhân viên A với điều kiện A phải là
nhân viên của công ty trong suốt 3 năm tiếp theo. Khoảng thời gian 3 năm này cũng
chính là kỳ chuyển quyền.
[4] Điều kiện trao quyền (vesting condition):
Là các điều kiện được công ty phát hành ESO đưa ra. Để trở thành đối tượng được
trao quyền, nhân viên phải thỏa mãn các điều kiện này trước ngày trao quyền. Điều
kiện trao quyền thường gồm hai loại: điều kiện dịch vụ (service condition) và điều
kiện hiệu quả (performance condition) (IFRS2. Phụ lục A).
• Điều kiện dịch vụ (service condition): nhân viên được công ty phát hành ESO
phải hoàn thành khoảng thời gian cung cấp dịch vụ cho công ty, khoảng thời
gian này do công ty xác định dựa vào quy định của công ty. Ví dụ: Một công
ty phát hành ESO dành cho nhân viên A với điều kiện A phải là nhân viên
của công ty trong suốt 3 năm tiếp theo.
• Điều kiện hiệu quả (performance condition): nhân viên được công ty phát
hành ESO phải hoàn thành một số chỉ tiêu hiệu quả nhất định, các chỉ tiêu
này do công ty đưa ra. Điều kiện hiệu quả chia ra hai loại: Điều kiện hiệu quả
dựa trên cơ sở thị trường (Market based performance condition) và Điều kiện
hiệu quả không dựa trên cơ sở thị trường (Non-market based performance
condition).
11
Ví dụ: công ty trao quyền cho nhân viên A nếu A thỏa mãn điều kiện công ty
đưa ra là: giá cổ phiếu công ty đạt một mức nhất định (điều kiện hiệu quả dựa
trên cơ sở thị trường) hoặc đạt được mức tăng nhất định trong doanh thu
(điều kiện hiệu quả không dựa trên cơ sở thị trường).
[5] Trao quyền (vest):
Là việc công ty chính thức công nhận quyền mua cổ phiếu của nhân viên dựa theo
sự thỏa mãn điều kiện trao quyền của nhân viên.
Ví dụ: Một công ty phát hành ESO cho nhân viên A và B với điều kiện A và B phải
là nhân viên của công ty trong suốt 3 năm tiếp theo. Sau 3 năm, chỉ có A còn là nhân
viên của công ty, A được trao quyền, B không được trao quyền. A được phép thực
hiện quyền chọn mua cổ phiếu của mình, còn B thì không.
[6] Điều khoản trao quyền một lần (cliff vesting):
ESO với điều khoản trao quyền một lần (cliff vesting) là ESO chỉ có một ngày trao
quyền (Satyajit Dhar và Subhabrata De, 2009).
Ví dụ: ESO phát hành theo điều khoản trao quyền một lần (cliff vesting). ESO phát
hành vào 01/01/2006, kỳ chuyển quyền kết thúc sau 3 năm (tức 31/12/2008). Ngày
trao quyền là ngày duy nhất: 31/12/2008.
[7] Điều khoản trao quyền nhiều lần (graded vesting):
ESO với điều khoản trao quyền nhiều lần (graded vesting) là ESO có nhiều ngày
trao quyền (Satyajit Dhar và Subhabrata De, 2009).
Ví dụ: ESO phát hành theo điều khoản trao quyền nhiều lần (graded vesting). ESO
phát hành vào 01/01/2006, kỳ chuyển quyền kết thúc sau 3 năm (tức 31/12/2008).
Ngày trao quyền là bất cứ ngày nào từ 01/01/2006 đến 31/12/2008 tùy theo quy định
của công ty (chẳng hạn ngày trao quyền có thể là 31/12/2006, 31/12/2007,
31/12/2008).
12
[8] Kỳ thực hiện quyền (exercising period):
Sau ngày trao quyền, nhân viên có thể thực hiện quyền của mình để mua cổ phiếu
trong khoảng thời gian giới hạn đã được xác định trước (Satyajit Dhar và Subhabrata
De, 2009). Khoảng thời gian này là kỳ thực hiện quyền.
[9] Ngày hết hạn (expiry date):
Đây là ngày cuối cùng mà ESO còn có thể được thực hiện. Vượt qua ngày này, ESO
không còn giá trị. Ngày hết hạn ESO cách ngày phát hành ESO khá lâu (có thể lên
đến 10 năm) (Zwi Yosef Sacho, 2003).
1.1.4. Điểm khác biệt cơ bản của ESO so với quyền chọn truyền thống:
Đặc điểm cơ bản của một quyền chọn
truyền thống (traditional share option)
1
Đặc điểm của một ESO
Đời sống không phân ra các giai đoạn như
một ESO.
Thời điểm thực hiện quyền tùy thuộc vào
quyền chọn thuộc kiểu Mỹ hay kiểu Châu
Âu.
Đời sống của một ESO gồm hai giai
đoạn: Giai đoạn đầu là kỳ chuyển
quyền (vesting period) và giai đoạn sau
là kỳ thực hiện quyền (exercising
period). Trong kỳ chuyển quyền, ESO
sẽ không được thực hiện và người nắm
ESO phải thực hiện các điều kiện đã
thỏa thuận trước . Trong kỳ thực hiện
quyền, ESO sẽ được thực hiện bất cứ
lúc nào. Điều này cũng làm cho không
thể xác định ESO là quyền chọn kiểu
Mỹ hay quyền chọn kiểu Châu Âu.
Không quan tâm tới tình trạng nhân viên
rời công ty hay không rời công ty.
Sẽ bị bỏ qua nếu nhân viên rời công ty
trong kỳ chuyển quyền.
1
: Theo cách gọi của Deloitte 2004
13
Thường có thời gian đáo hạn ngắn Có thời gian đáo hạn khá dài (từ 5 năm
đến 10 năm).
Có thể được bán hay chuyển nhượ
ng
(tradable)
Nhân viên không được bán hay chuyển
nhượng quyền chọn của họ trừ khi nhân
viên mất và có di chúc.
Mục tiêu chính là thương mại, phòng
ngừa rủi ro
Mục tiêu chính là giữ chân nhân viên,
tạo động lực cho nhân viên làm việc để
đạt được những chỉ tiêu công ty đề ra,
hoặc huy động vốn.
Bảng 1.1. Điểm khác biệt cơ bản của ESO so với quyền chọn truyền thống
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nhiều công trình nghiên cứu trước
1
Chính vì những đặc điểm rất riêng và phức tạp của một ESO so với một quyền
chọn truyền thống, nên kế toán ESO không thuộc phạm vi điều chỉnh bởi chuẩn mực
kế toán quốc tế dùng cho quyền chọn truyền thống (IAS 32- Trình bày công cụ tài
chính và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 07- Thuyết minh công cụ tài
chính). Kế toán ESO được điều chỉnh bởi một chuẩn mực riêng, đó là chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế IFRS2 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu.
1
: Các công trình nghiên cứu: (Warrick Boyd van Zyl, 2010), (Pankaj M Madhani, 2007), (Zwi Yosef Sacho,
2003).
14
1.1.5. Giới thiệu chương trình ESO:
Một chương trình ESO có thể được mô tả như sau:
Đời sống quyền chọn
Kỳ chuyển quyền
(vesting period)
Kỳ thực hiện quyền
(exercising period)
Hình 1.1. Mô hình đơn giản của một chương trình ESO gắn với đời sống ESO.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nhiều công trình nghiên cứu trước
1
1
: Các công trình nghiên cứu: (Satyajit Dhar và Subhabrata De, 2009), (Deloitte 2004, 2007).
Lập danh sách nhân viên đủ điều kiện phát hành
ESO theo tiêu chí do công ty đề ra
Tại ngày phát hành (grant date), phát hành
(granting) ESO cho nhân viên (N)
Tại ngày trao quyền (vesting date), trao
quyền (vesting) cho nhân viên (N-n
1
)
Thỏa các điều kiện trao quyền ( vesting condition)
Th
ỏ
a
Không
ESO bị bỏ qua
(n
1
)
ESO không được
thực hiện (n
2
)
ESO được thực hiện
(N-n
1
-n
2
)
15
Lưu ý: Không nhầm lẫn giữa chương trình ESO và chương trình cho nhân viên
mua cổ phần (với số lượng cổ phần có giới hạn, trong một khoảng thời gian
nhất định, với mức giá thấp hơn giá thị trường):
Một số công ty có những chương trình mà theo đó nhân viên có thể mua một số
lượng cổ phần có giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, với mức giá thấp
hơn giá thị trường, thì khi đó, chương trình cho nhân viên mua cổ phần này cũng có
tác dụng tương tự như chương trình ESO với giá thực hiện thấp hơn mức giá hiện tại
trên thị trường. Tuy nhiên, khác với chương trình cho nhân viên mua cổ phần nêu
trên, chương trình ESO thường có điều khoản về thời gian bắt đầu có hiệu lực, nghĩa
là quyền chọn mua thông thường không có hiệu lực thực hiện ngay, mà chỉ có thể có
hiệu lực sau một khoảng thời gian (thường lên đến 3 năm). Nhân viên sẽ mất quyền
nếu rời khỏi công ty trước khi quyền chọn mua có hiệu lực.
1.2. Kế toán ESO theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 2:
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của IFRS 2:
Trong bối cảnh khắp thế giới nổ ra những tranh luận gay gắt xoay quanh câu
hỏi là trong nghiệp vụ ESO nên hay không nên ghi nhận chi phí, chuẩn mực báo cáo
tài chính IFRS 2 ra đời (Deloitte 2004). IFRS 2 được xem như một câu trả lời chính
thức của tổ chức IASB cho câu hỏi trên. Câu trả lời là: ESO là một giao dịch thanh
toán trên cơ sở cổ phiếu, giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu phải được ghi
nhận như một khoản chi phí, chi phí này sẽ được đo lường ở mức giá trị hợp lý
(GTHL) của công cụ vốn và được đo lường vào ngày phát hành công cụ vốn.
Để có được câu trả lời trên, IASB đã có một quá trình làm việc khách quan
thông qua nghiên cứu và tiếp nhận ý kiến từ các nơi trên thế giới.
Vào tháng 7/2001, lần đầu tiên, IASB đã đưa chủ để về thanh toán trên cơ sở
cổ phiếu vào chương trình nghị sự của tổ chức này. IASB công bố bài luận về chủ
đề này và khảo sát ý kiến của những đối tượng đang là cổ đông. Dựa vào những kết
quả khảo sát được, IASB soạn thảo chuẩn mực về thanh toán trên cơ sở cổ phiếu.