Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Mô hình niềm tin sức khỏe và Khám sàng lọc ung thư vú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.72 KB, 5 trang )

Mô hình niềm tin sức khỏe và Khám sàng lọc ung thư vú
(Nguồn: Glanz K., and et al. 2008. Health Behavior and Health Education – Theory,
research, and practice. 4
th
edition, Jossey-Bass.)
Mô hình niềm tin sức khỏe (MHNTSK) được sử dụng phổ biến để tìm hiểu mối quan hệ giữa
niềm tin sức khỏe và hành vi sức khỏe, cũng như thiết kế các chương trình can thiệp. Trong
phần này, chúng ta tìm hiểu ứng dụng của MHNTSK đối với hành vi khám sàng lọc ung thư
vú (Mammography).
Mối liên quan giữa Niềm tin sức khỏe và Hành vi khám sàng lọc ung thư vú.
MHNTSK cho rằng phụ nữ sẽ nhiều khả năng làm theo khuyến cáo để khám sàng lọc ung thư
vú nếu họ nhận thức được bản thân có nguy cơ mắc ung thư vú, cho rằng ung thư vú là bệnh
nguy hiểm, nhận thức các rào cản trong việc tiếp cận khám sàng lọc thấp hơn những lợi ích
mà nó đem lại, tự chủ để tiếp cận dịch vụ và nhận được hỗ trợ. Thực tế, nhiều nghiên cứu
cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa MHNTSK và tiếp cận khám sàng lọc. Việc tiếp cận dịch vụ
có liên quan chặt chẽ với việc nhận thức được nguy cơ cá nhân, cảm nhận ít khó khăn, nhiều
lợi ích hơn và những hỗ trợ, động lực thúc đẩy hành động mà dịch vụ y tế đã khuyến cáo
(Champion, 1984; Champion và Menon, 1997; Champion, Ray, Heilman và Springstion,
2000; Friedman, Neff, Webb và Latham, 1998; Phillips và cộng sự, 1998). Vì những nghiên
cứu trước đây cho thấy ít có sự thay đổi về yếu tố nhận thức sự trầm trọng, vì vậy biến số này
không được sử dụng thường xuyên trong các nghiên cứu sàng lọc gần đây.
Nghiên cứu tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau đã chỉ ra những niềm tin khác nhau đối
với các yếu tố: nhận thức nguy cơ, lợi ích và rào cản. Những nhóm cộng đồng khác nhau có
niềm tin khác nhau về nguyên nhân ung thư vú, điều có thể ảnh hưởng tới nhận thức cá nhân
về tính nhạy cảm với bệnh này. Một ví dụ là: có niềm tin tồn tại phổ biến trong nhóm người
Mỹ gốc Phi đứng tuổi rằng chấn thương vùng vú có thể gây ra ung thư vú; vì thế những phụ
nữ không bị chấn thương dạng này đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh của họ là tương đối thấp
(Guidry, Matthews-Juarez và Copeland, 2003; Skinner, Arfken và Sykes, 1998). Những niềm
tin cho rằng việc phát hiện sớm ung thư vú ít mang lại lợi ích, ví dụ tin rằng phẫu thuật làm
khối u di căn nhanh hơn và ung thư đồng nghĩa với cái chết, phổ biến hơn ở nhóm người Mỹ
gốc Phi so với nhóm phụ nữ da trắng (Guidry, Matthews-Juarez và Copeland, 2003; Skinner,


Champion, Menon và Seshadri, 2002). Nhận thức về rào cản cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi
các nhóm văn hóa và dân tộc khác nhau. Sự e lệ, ngại ngùng là một rào cản đặc biệt, làm giảm
khả năng tiếp cận dịch vụ sàng lọc ung thư vú của những phụ nữ Mỹ gốc Á (Tang, Solomon
và McCracken, 2000). Trong khi đó sự lo sợ, xấu hổ và chi phí dường như mới là rào cản đối
với phụ nữ Mỹ gốc Phi (Thompson và cộng sự, 1997). Cuối cùng, ngoài những cảm nhận
khác nhau về nguy cơ, lợi ích và rào cản trong các nhóm chủng tộc và dân tộc; các nhà khoa
học còn tìm thấy sự khác biệt định hình bởi chủng tộc trong khả năng giải thích của
MHNTSK. Năm 2004, Vadaparampil và cộng sự đã sử dụng mô hình thống kê SEM (mô hình
phương trình cấu trúc) để kiểm định MHNTSK và sự khác biệt trong việc tiếp cận dịch vụ của
những phụ nữ Mỹ gốc Phi và phụ nữ da trắng. Kết quả là MHNTSK chỉ giải thích được một
phần nhỏ sự biến thiên ở cả 2 nhóm (khoảng 13% trong nhóm phụ nữ da trắng và 9% trong
nhóm phụ nữ Mỹ gốc Phi) (Vadaparapil và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, có sự khác biệt ở một
số yếu tố nhất định trong MHNTSK có khả năng giải thích cao nhất. Trong khi nhận thức về
1
những rào cản có liên quan đến khả năng tiếp cận ở cả 2 nhóm chủng tộc, thì nhận thức về lợi
ích nhiều hơn liên quan có ý nghĩa với tiếp cận dịch vụ trong nhóm người Mỹ gốc Phi và nhận
thức sự tự chủ cao hơn chỉ có ý nghĩa với tiếp cận dịch vụ trong nhóm người da trắng.
Can thiệp tăng cường tiếp cận sàng lọc dựa trên MHNTSK.
Nhiều can thiệp tăng cường tiếp cận khám sàng lọc đã và đang tác động được ít nhất 1 yếu tố
trong MHNTSK, mà thông thường là yếu tố nhận thức các rào cản - và đã cải thiện được khả
năng tiếp cận (Allen và Bazargan-Hejazi, 2005; Carney, Harwood, Greene và Goodrich,
2005; Costanza và cộng sự, 2000; Crane và cộng sự, 2000; Duan, Fox, Derose và Carson,
2000; Lauver, Settersten, Kane và Henriques, 2003; Lipkus, Rimer, Halabi và Strigo, 2000;
Rakowski và cộng sự, 2003; Valanis và cộng sự, 2003). Phần này tóm tắt các kết quả từ các
can thiệp khác nhau dựa trên MHNTSK.
Có thể MHNTSK hơi mang tính trực giác nên được sử dụng trong nhiều can thiệp dựa vào
cộng đồng nhắm tới những nhóm có trình độ học vấn thấp. Những người cung cấp dịch vụ
sức khoẻ không có chuyên môn đã được đào tạo để đánh giá niềm tin sức khỏe của bạn bè họ,
từ đó đưa ra các thông điệp và lập kế hoạch để cải thiện nó, đồng thời khuyến khích việc tiếp
cận sử dụng dịch vụ sàng lọc (Earp và cộng sự, 2002). Trong can thiệp có tên gọi là: “Learn,

Share and Live”, Skinner và cộng sự đã ứng dụng MHNTSK vào phần giáo dục dựa vào cộng
đồng để tác động tới nhóm phụ nữ đứng tuổi người thiểu số ở đô thị (Skinner và cộng sự,
1998). Mục tiêu nhằm thay đổi nhận thức và thực hành của những người tham gia chương
trình và trao quyền để họ tác động đến nhận thức về khám sàng lọc ung thư vú cho bạn bè họ.
Mục tiêu can thiệp dựa vào MHNTSK được trình bày ở Bảng 3.3.
Để giúp phụ nữ nhận thức lợi ích của việc phát hiện sớm ung thư vú, người làm chương trình
đã cho họ xem các chuỗi hạt được kết từ các hạt có kích cỡ dao động từ 6 đến 28mm. Qua đó,
họ có thể tận mắt nhìn và cảm nhận sự khác biệt kích cỡ giữa các khối u được tìm thấy ở
những phụ nữ ung thư vú với kích thước nhỏ hơn rất nhiều lần của các khối u được phát hiện
qua khám sàng lọc. Để củng cố thêm lợi ích của việc phát hiện sớm ung thư vú, chương trình
đã sử dụng hình tượng cây bồ công anh để cho thấy tầm quan trọng của việc giữ chúng khỏi
phát tán trong không gian với ngầm ý rằng “hãy quan tâm đến bệnh ung thư trước khi nó di
căn trong cả cơ thể và làm ta kiệt quệ” (Skinner và cộng sự, 1998). Để giúp phụ nữ đánh giá
và tác động vào nhận thức lợi ích và rào cản của bạn bè họ, chương trình đã thiết kế để họ
tham gia thực hành đóng vai. Trong các tiểu phẩm này, họ liên tiếp đưa ra các câu hỏi và lập
luận về việc khám sàng lọc hay không khám sàng lọc ung thư vú, cuối cùng giúp họ động não
tìm ra những giải pháp để vượt qua những rào cản này. Trong khi một số rào cản được hình
thành từ những niềm tin nhất định (ví dụ tin rằng phóng xạ phát ra trong quá trình sàng lọc
chính là nguyên nhân thực sự gây ra ung thư), thì lại có những rào cản khác liên quan đến quá
trình thực hiện (ví dụ chi phí khám sàng lọc, phương tiện đi lại). Để tháo gỡ những rào cản
này, chương trình đã giúp phụ nữ tiếp cận với những tổ chức hỗ trợ cộng đồng, ví dụ như dịch
vụ khám sàng lọc lưu động đặt tại cơ sở y tế địa phương hay các tổ chức từ thiện – nơi mà
phụ nữ không có bảo hiểm được khám miễn phí.
BẢNG 3.3. Mục tiêu học tập của chương trình can thiệp thay đổi nhận thức và hành vi
khám sàng lọc của phụ nữ dân tộc thiểu số tại các vùng đô thị
2
Mục tiêu học tập Cơ sở lý thuyết
1
.
Giúp phụ nữ hiểu được rằng khám sàng lọc là một

biện pháp hiệu quả để phát hiện sớm ung thư vú
Niềm tin (MHNTSK)
Tự chủ để hành động
2. Hiểu được rằng phát hiện sớm ung thư vú có thể
đem lại hiệu quả điều trị cao
Niềm tin (MHNTSK)
3
.
Hiểu được rằng nguy cơ ung thư vú tăng theo tuổi
tác
Nguy cơ cá nhân (MHNTSK)
4. Biết được các yếu tố rào cản đối với việc tiếp cận
khám sàng lọc
Rào cản (MHNTSK)
5. Xác định được các câu hỏi dùng để đánh giá những
lợi ích và rào cản nếu một phụ nữ khám sàng lọc
ung thư vú
Nguyên tắc giáo dục sức khỏe trong
xác định và phân tích hành vi
6
.
Lựa chọn các thông điệp phù hợp cho các kiểu nhận
thức khác nhau
Nguyên tắc giáo dục sức khỏe trong
lựa chọn thông điệp
7. Cảm thấy tự tin để khuyến khích những phụ nữ khác
đi khám sàng lọc ung thư vú
Sự tự chủ (Self-efficacy) (Lý thuyết
nhận thức xã hội)
Nguồn: Skinner và cộng sự, 1998.

Một số nghiên cứu đã so sánh hiệu quả truyền thông của các kênh khác nhau để thiết kế
chương trình truyền thông tại cơ sở y tế dựa trên MHNTSK. Trong một nghiên cứu can thiệp
dọc, Champion và cộng sự đã so sánh các giải pháp can thiệp khác nhau: (1) tư vấn qua điện
thoại, (2) tư vấn trực tiếp tại phòng khám, (3) gửi thư đơn thuần, (4) tư vấn qua điện thoại kết
hợp với thư, (5) tư vấn trực tiếp kết hợp với thư. Tất cả đều đem lại hiệu quả tích cực đối với
niềm tin sức khỏe và hành vi khám sàng lọc. Khả năng tiếp cận khám sàng lọc ở tất cả các
kiểu can thiệp, ngoại trừ việc tư vấn qua thư đơn thuần, đều được cải thiện đáng kể so với
chăm sóc y tế thường quy. Biện pháp kết hợp tư vấn trực tiếp và tư vấn qua thư được ghi nhận
đã đem lại hiệu quả cao nhất (Champion và cộng sự, sắp xuất bản).
Như vậy, MHNTSK giúp định hướng can thiệp theo hướng dựa vào cộng đồng để đưa ra các
thông tin và thông điệp thuyết phục giúp thay đổi nhận thức và hành vi, hạn chế rào cản đối
với việc khám sàng lọc. Bên cạnh đó, nó cũng giúp vạch ra chiến lược hạn chế tới mức tối đa
việc tiếp xúc với đối tượng, bằng cách thông thường và phổ biến nhất là sử dụng tài liệu in và
điện thoại để tăng cường nhận thức lợi ích của việc khám sàng lọc và giảm cảm nhận rào cản.
Ví dụ, một nhân viên trực tổng đài tư vấn có thể hỏi: “Điều gì có thể khiến chị không đi khám
sàng lọc ung thư vú?” và sau đó tùy thuộc vào câu trả lời của người phụ nữ để đưa ra các
thông điệp phù hợp giúp họ cảm thấy yếu tố cản trở ít hơn. Một số can thiệp kiểu này đã đem
lại kết quả, bằng chứng là tỉ lệ khám sàng lọc ở những phụ nữ trong chương trình can thiệp
cao gấp 2 lần tỉ lệ khám sàng lọc ở những phụ nữ không tham gia chương trình (King và cộng
sự, 1994).
Một số nghiên cứu đã sử dụng MHNTSK để thiết kế chương trình can thiệp nhắm tới việc
tăng cường tiếp cận khám sàng lọc cho những đối tượng đích nhất định. Trong các chương
3
trình này, một phần mềm đặc biệt được lập trình để kết nối câu trả lời về nhận thức nguy cơ,
lợi ích, rào cản và sự tự chủ của đối tượng với các thông điệp phù hợp cho riêng họ từ một
danh sách các thông điệp được thiết kế sẵn. Cách làm này đã được chứng minh là làm tăng tỉ
lệ phụ nữ đi khám sàng lọc.
Trong giai đoạn đầu của các nghiên cứu này, 435 đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên sẽ
được phát những lá thư mời khám sàng lọc, trong số đó sẽ có nhóm nhận được lá thư thiết kế
chuyên biệt cho họ và nhóm còn lại sẽ chỉ nhận được lá thư với nội dung chung chung

(Skinner, Strecher và Hospers, 1994). Cụ thể, những lá thư được thiết kế chuyên biệt sẽ hàm
chứa nội dung giúp người nhận tháo gỡ được 3 điều mà họ cho là trở ngại đối với việc khám
sàng lọc, đã được chỉ ra trong lần phỏng vấn trước đó. Những lá thư thiết kế chung chung sẽ
bao hàm 3 cản trở phổ biến, nhưng chưa chắc đã là cản trở cho chính mỗi người nhận. Kết
quả đối với những nhóm ít tiếp cận khám sàng lọc trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu (phụ
nữ Mỹ gốc Phi và phụ nữ có thu nhập thấp) như sau: những phụ nữ nhận được lá thư thiết kế
chuyên biệt (dựa trên MHNTSK) có tỉ lệ khám sàng lọc ở giai đoạn sau đó cao hơn đáng kể
so với nhóm phụ nữ nhận được lá thư có nội dung chung chung.
Champion và Skinner tiếp tục so sánh hiệu quả tác động giữa việc gửi thư và tư vấn qua điện
thoại (Champion và cộng sự, 2007). Nội dung của cả 2 loại hình này đều đã được thiết kế
chuyên biệt, có nghĩa rằng đối tượng đều sẽ nhận được những thông điệp phù hợp với nhận
thức của họ về nguy cơ cá nhân đối với bệnh ung thư vú (ví dụ tuổi tác hay tiền sử gia đình),
lợi ích và rào cản. Điều này giúp can thiệp trực tiếp vào mối quan tâm của họ và điều chỉnh lại
nhận thức của họ sao cho phù hợp, tích cực hơn. Cụ thể, với những phụ nữ không hiểu được
lợi ích hay không đánh giá cao hiệu quả của việc phát hiện sớm ung thư thì can thiệp sẽ tập
trung giải thích và nhấn mạnh vào những lợi ích này. Việc sử dụng kết hợp tư vấn qua điện
thoại và gửi thư đem lại tỉ lệ tiếp cận khám sàng lọc cao nhất (40%). Tuy nhiên nếu chỉ tư vấn
qua điện thoại đơn thuần (36%) và gửi thư đơn thuần (37%) thì cũng đã tốt hơn nhiều so với
chăm sóc y tế thường quy. Tương tự như vậy, Rimer và cộng sự đã kiểm định hiệu quả của tư
vấn qua tài liệu in và qua điện thoại với nội dung được thiết kế chuyên biệt như các mô hình
khác. Họ kết luận rằng việc kết hợp giữa tài liệu in và điện thoại mang lại ưu thế hơn hẳn các
biện pháp khác (Rimer và cộng sự, 2002).
MHNTSK đã tạo cơ sở cho việc thiết kế các chương trình dựa trên máy tính, trong đó có các
video truyền thông nhằm thay đổi nhận thức về nguy cơ, lợi ích và rào cản trong việc tiếp cận
khám sàng lọc. Một trong số các sản phẩm này đã được thẩm định bởi 300 phụ nữ Mỹ gốc Phi
có thu nhập thấp. Trong chương trình, phỏng vấn viên sẽ hỏi các câu hỏi liên quan đến niềm
tin sức khỏe và đối tượng sẽ trả lời bằng cách nhấn vào vị trí tương ứng với câu trả lời trên
màn hình. Sau đó, một đoạn video sẽ được trình chiếu phù hợp với lựa chọn của đối tượng, ví
dụ nêu gương một phụ nữ vượt qua rào cản giống với điều mà đối tượng lựa chọn để tiếp cận
khám sàng lọc. Ngoài ra can thiệp cũng sử dụng hình thức tư vấn trực tiếp để tư vấn các vấn

đề liên quan đến nhận thức nguy cơ cá nhân, lợi ích và rào cản đối với việc khám sàng lọc ung
thư vú. Sau can thiệp dựa trên MHNTSK, tỉ lệ khám sàng lọc của những phụ nữ chưa từng
tiếp cận dịch vụ này cao hơn đáng kể so với nhóm đối chiếu (50% so với 18%) (Champion và
cộng sự, 2006).
Tóm lại, nhìn chung MHNTSK đã giúp dự đoán hành vi khám sàng lọc ung thư vú của đối
tượng tham gia. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu can thiệp sử dụng MHNTSK đã đem lại hiệu
quả trong việc tăng cường tỉ lệ phụ nữ tiếp cận khám sàng lọc. Mô hình này là được kiểm
4
chứng trong các can thiệp dựa vào cộng đồng hay can thiệp hạn chế tối đa tiếp xúc giữa
chương trình và đối tượng. Cuối cùng, can thiệp được thiết kế chuyên biệt đối với từng niềm
tin sức khỏe khác nhau của đối tượng đã được chứng minh là đem lại hiệu quả cao. Điều này
hoàn toàn phù hợp với MHNTSK rằng can thiệp sẽ hiệu quả hơn nếu nó nhắm vào những
cách nhận thức (niềm tin) khác nhau của những nhóm đối tượng khác nhau về nguy cơ cá
nhân, lợi ích, rào cản và sự tự chủ. Những phụ nữ đã tin rằng họ có nguy cơ ung thư vú không
cần những thông điệp cố gắng thuyết phục họ về nguy cơ cá nhân; còn những ai đã biết nơi
nào cung cấp dịch vụ khám sàng lọc miễn phí nhưng lại không có cách nào tới được đó cần có
những can thiệp hỗ trợ họ phương tiện đi lại chứ không phải là hỗ trợ kinh phí. Chỉ có hiểu
được MHNTSK và ứng dụng công nghệ mới cho phép chúng ta thiết kế được can thiệp vào
niềm tin sức khỏe phù hợp nhất cho từng cá nhân.
Câu hỏi thảo luận:
1. Lí thuyết nào được ứng dụng?
2. Áp dụng cho đối tượng nào? Thay đổi hành vi sức khỏe nào?
3. Trình bày được mối liên quan giữa các yếu tố với hành vi sức khỏe của đối tượng đích
(dựa vào nội dung trình bày trong bài viết liên quan với các thành phần chính của lý
thuyết)
4. Bàn luận của nhóm?
5

×