Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI TẬP DỊCH VỤ Y TẾ - AN TOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.62 KB, 11 trang )

BÀI TẬP DỊCH VỤ Y TẾ - AN TOÀN
1. Tăng chất lượng, an toàn của các dịch vụ y tế.
- Để đảm bảo chất lượng, sự an toàn, một số bệnh viện đã tiến hành đạo tạo, tập huấn
chuyên môn cho cán bộ, cải thiện cơ sở vật chất.
- Ngày 18/7/2008. Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (Bộ Y tê) đã phối hợp với Quỹ
Unilever Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Dự án “Tăng cường vệ sinh
bệnh viện” năm 2008.
- Dự án đã đào tạo, tập huấn cho 37 giảng viên, 37 giám sát và 400 hộ lý, công nhân
vệ sinh về kiến thức và kỹ năng thực hành bệnh viện; lắp đặt 120 bồn rửa tay tiêu
chuẩn mới với đầy đủ các phương tiện, hóa chất tại chỗ; cung cấp 51 thùng rác tiêu
chuẩn; 240 dụng cụ chuyên dụng và nhiều hóa chất, dung dịch sát khuẩn
- Các hoạt động cụ thể trong Dự án "Tăng cường vệ sinh bệnh viện" đã thực sự mang
lại những chuyển biến tích cực nhằm thay đổi các hành vi vệ sinh làm ảnh hưởng tới
sức khỏe của người bệnh và cộng đồng.
- Dự án sẽ tổ chức đào tạo giảng viên giảng dạy về vệ sinh bệnh viện; đào tạo nâng
cao kiến thức, kỹ năng thực hành vệ sinh bệnh viên cho hộ lý, người hỗ trợ chăm sóc
và người giám sát; hỗ trợ lắp đặt các điểm rửa tay đạt tiêu chuẩn phục vụ cán bộ và
người bệnh; cung cấp các dụng cụ vệ sinh tiêu chuẩn cho các bệnh viện; tăng cường
các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong bệnh
viện và cộng đồng
- Dự án "Tăng cường vệ sinh bệnh viện" được triển khai từ năm 2007 với mục tiêu
đánh giá thực trạng công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện; xây dựng
chương trình, tài liệu, hướng dẫn thực hành vệ sinh, chống nhiễm khuẩn phù hợp;
triển khai, áp dụng thí điểm mô hình vệ sinh và hướng dẫn vệ sinh tại một số bệnh
viện để rút kinh nghiệm và bổ sung các văn bản, tài liệu, hướng dẫn để triển khai, mở
rộng tới bệnh viện các tuyến.
2. Nhiều dịch vụ y tế ở Việt Nam có chất lượng cao ngang tầm với khu vực và quốc
tế.
- Với mong muốn được hưởng chất lượng y tế tốt nhất, nhiều người Việt Nam ra nước
ngoài chữa bệnh với chi phí rất lớn nhưng nhiều khi kết quả khám chữa bệnh không
như mong muốn. Trong khi đó, ngay tại Việt Nam, có rất nhiều bệnh viện có chất


lượng khám chữa bệnh cao ngang tầm khu vực và quốc tế.
- Y học Việt Nam đạt nhiều thành tựu
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, với bề dày hơn 100 năm, đã ứng dụng nhiều kỹ thuật
khám chữa bệnh tiên tiến, đạt được nhiều thành tựu y học nổi bật trong lĩnh vực ngoại
khoa. PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết,
hiện nay, Bệnh viện có gần 1.000 giường bệnh và 2.000 bác sỹ và điều dưỡng, hàng
chục giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngoại khoa,
gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh… Hàng năm, Bệnh viện khám và
điều trị hơn 200.000 bệnh nhân, phẫu thuật gần 40.000 trường hợp phức tạp.
Bệnh viện được trang bị tất cả những thiết bị máy móc tiến tiến nhất như cộng hưởng
từ, chụp cắt lớp vi tính 64 dãy, chụp PET/CT… Nhiều kỹ thuật mới, hiện đại đã được
thực hiện thành công tại Bệnh viện.
Bệnh viện thực hiện thành công hầu hết các loại phẫu thuật thần kinh khó như: vi
phẫu thuật u não, dị dạng mạch não, phẫu thuật nội soi u mềm sọ não…; phẫu thuật
tiêu hóa, gan, mật như cắt gan phức tạp, cắt thực quản, cắt tá tụy, cắt u dạ dày… bằng
nội soi; phẫu thuật chấn thương chỉnh hình; phẫu thuật cột sống…
Bệnh viện Nhi trung ương cũng là bệnh viện đã điều trị thành công nhiều trường hợp
khó, phức tạp.
Bệnh viện đã mổ thành công 5 cặp song sinh dính nhau trong đó có 2 cặp thuộc loại
khó và phức tạp trên thế giới do chung nhau nhiều bộ phận như xương ức, gan, ống
mật chủ, cơ hoành, ruột non và màng tim. Là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam ghép
thận cho trẻ em và đến nay đã ghép thành công cho nhiều trẻ em, bệnh viện cũng là
nơi đầu tiên lấy thận từ người cho bằng phẫu thuật nội soi và tiến hành ca ghép thận
không cùng huyết thống. Bệnh viện cũng đã thành công trong ghép tủy xương. Có thể
nói, Bệnh viện Nhi Trung ương là trung tâm phẫu thuật nội soi nhi khoa có trình độ
tương đương với nhiều nước trên thế giới. Đến nay, bệnh viện đã mổ nội soi an toàn
cho gần 2000 trường hợp với trên 35 loại bệnh khác nhau, trong đó có những loại
phức tạp như mổ phình đại tràng bẩm sinh một thì, cắt u tuyến ức, cắt lách, điều trị
còn ống động mạch, nội soi lồng ngực bệnh teo thực quản, cắt thùy phổi, hẹp phần nổi
bể thận

Bệnh viện Trung ương Huế - một đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế về hoạt
động khám chữa bệnh tuyến cao nhất, chỉ đạo tuyến, đào tạo, nghiên cứu khoa học,
trên địa bàn 14 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên – cũng là một bệnh viện lớn, đang
từng bước hiện đại hóa nhiều dịch vụ y tế. Với trên 2000 đơn vị máy chuyên dụng
(không tính đến các thiết bị thông thường), bệnh viện đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho
Bệnh Viện đa khoa hoàn chỉnh hạng I với các chuyên khoa hiện đại (33 phòng mổ các
loại, 4 máy tuần hoàn ngoài cơ thể, 10 giàn mổ nội soi ống cứng, ).
Ngoài các kỹ thuật của bệnh viện đa khoa trung ương hạng đặc biệt, Bệnh viện
Trung ương Huế còn triển khai các kỹ thuật cao theo tiêu chuẩn của Trung tâm y tế
chuyên sâu, bao gồm: Triển khai thận nhân tạo, ghép thận, mổ tim kín, tim hở. Đặc
biệt, năm 2011 đã thực hiện trường hợp ghép tim đầu tiên hoàn toàn do người Việt
Nam tiến hành. Phẫu thuật nội soi được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực: ngoại tiêu
hóa, chấn thương chỉnh hình, tiết niệu, lồng ngực - tim mạch, ngoại nhi, thần kinh,
sản phụ khoa, tai mũi họng, mắt Là đơn vị thực hiện ghép tủy duy nhất tại miền
Trung, mỗi năm, bệnh viện đảm nhiệm 350.000 lần khám/năm; 85.000 BN điều trị
nội trú/năm; phẫu thuật trên 25 ngàn ca/năm, tạo được sự tin yêu của nhân dân khu
vực miền Trung – Tây Nguyên.
Cần tuyên truyền những thành tựu y tế của Việt Nam
Khuyến khích được đội ngũ y, bác sĩ nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng
nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.
Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng cần nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh của mình
bằng cách liên tục đào tạo, đào tạo lại đội ngũ y bác sĩ; đầu tư máy móc, trang thiết bị
y tế khám, chữa bệnh hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới; mở rộng, đầu tư cơ sở
vật chất. Ngoài ra, cần nâng cao y đức, thái độ phục vụ người bệnh của đội ngũ y, bác
sĩ của các bệnh viện. Có như vậy, y tế nước nhà mới thu hút được người bệnh, tạo
được sự yên tâm, tin tưởng mỗi khi người bệnh đến khám, chữa bệnh.
3. Bảo đảm an toàn người bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh.
Bệnh viện là nơi tập trung người bệnh để điều trị, nơi các thầy thuốc đưa ra các chẩn
đoán (cho phép sai số), các quyết định phương pháp điều trị; nơi diễn ra các phẫu
thuật, thủ thuật xâm lấn; nơi người bệnh sử dụng các dược chất, hóa chất, vác xin để

điều trị; nơi có nhiều trẻ được sinh ra và cũng là nơi chứng kiến nhiều người bệnh qua
đời. Hơn thế nữa, bệnh viện là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc
do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lí, vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là
điều khó tránh và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát. Có thể khẳng định
rằng ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa đựng
các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Khi sự cố y khoa không mong muốn xảy ra, cả
người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân, đặc biệt đối với người bệnh phải gánh chịu
thêm hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm ảnh hưởng tới sức khỏe
hoặc bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí chết người, chẳng khác gì tai nạn
chồng lên tai nạn.
Mặc dù, người bệnh rất khó chấp nhận những sai sót và sự cố y khoa, song bác sĩ
cũng là con người và có thể phạm sai sót Theo các nhà nghiên cứu y học, lĩnh vực y
khoa là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất đối với khách hàng. Khi vào một cơ sở y tế để
khám chữa bệnh, cái vốn quý giá nhất của người bệnh là sức khỏe được ủy thác cho
các thầy thuốc, đổi lại người bệnh luôn mong đợi và kỳ vọng được chăm sóc và điều
trị một cách an toàn, và có chất lượng. Vì vậy, bảo đảm an toàn cho người bệnh là
trách nhiệm của mọi cơ sở y tế, mọi người lãnh đạo bệnh viện và cũng là sứ mệnh của
mọi thầy thuốc, mọi nhân viên y tế.
An toàn người bệnh là một chương trình có sự khởi đầu nhưng không có điểm
kết thúc, bởi vì nguy cơ của các sự cố y khoa luôn thường trực và có thể xảy ra bất cứ
khi nào. Các bệnh viện cần thiết phải triển khai chương trình quản lý an toàn người
bệnh để thực hiện nguyên tắc hàng đầu trong thực hành y khoa là “ trước tiên không
gây nguy hại cho người bệnh” .
3.1. Hiện trạng về sự cố y khoa.
Phạm vi và tác động của các sự cố y khoa không mong muốn chưa được nghiên cứu
và thống kê đầy đủ. Các nhà quản lý, các nhà lâm sàng còn e ngại trong việc nghiên
cứu và chia sẻ thông tin về các sự cố y khoa. Vì vậy, bức tranh hướng dẫn cụ thể về
thống kê và báo cáo sự cố, sai sót chuyên môn tại các cơ sở y tế.
3.2. Nguyên nhân của các sự cố y khoa.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Nhầm thuốc.
- Tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Nhầm phẫu thuật (người bệnh,vị trí, phương pháp, sót dụng cụ trong vị trí phẫu
thuật).
- Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng (sai, chậm).
- Phương tiện dụng cụ không phù hợp, không đủ.
- Sao chép sai y lệnh, chữ viết xấu.
- Thủ tục hành chính rườm rà dẫn đến khám chữa bệnh không kịp thời.
- Nhân viên y tế mới, tắc trách.
- Khác: ngã, bỏng, điện giật
3.3 Các yếu tố nguy cơ
- Người bệnh >65 tuổi nguy cơ cao hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi sự cố
y khoa xảy ra so với những người bệnh trẻ tuổi.
- Các phẫu thuật phức tạp, phẫu thuật mới triển khai lần đầu (các can thiệp tim
mạch, mạch máu, phẫu thuật thần kinh ).
- Những người bệnh nặng, người bệnh có kèm theo bệnh nền có các can thiệp xâm
lấn có nguy cơ cao xảy ra sự cố y khoa.
- Các bác sĩ làm kiêm nhiệm, không có đủ thời gian để nghiên cứu đưa ra quyết
định về chẩn đoán
- Thời gian nằm viện tỷ lệ thuận với các sự cố y khoa.
- Khoa hồi sức cấp cứu cũng là nơi nguy cơ người bệnh gặp sự cố cao.
3.4 Sự cố y khoa và sai sót chuyên môn trong các CSYT của Việt Nam
Sự cố y khoa không mong muốn và sai sót chuyên môn kỹ thuật trong các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam chưa được nghiên cứu hệ thống, chưa có các
số liệu để có một bức tranh đầy đủ về sai sót chuyên môn và sự cố y khoa. Tuy nhiên,
hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đã phải đương đầu với các sự cố ở các mức độ và
ảnh hưởng khác nhau, ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Số
trường hợp nêu trên báo chí là phần nổi của tảng băng chìm không rõ độ lớn và kích
thước. Các sự cố y khoa không mong muốn được biết đến qua khiếu kiện của người
bệnh hay gặp như: nhầm người bệnh trong phẫu thuật, nhầm vị trí phẫu thuật, nhầm

thuốc, nhầm trẻ sơ sinh, đặc biệt nhiễm trùng hàng loạt sau phẫu thuật cũng đã từng
xảy ra.
Sự cố y khoa và sai sót chuyên môn kỹ thuật đang là vấn đề mọi người hành
nghề, mọi cơ sở y tế quan tâm. Một số đã phải bồi thường tài chính cho người bệnh và
một số trường hợp đã đưa ra tòa để giải quyết.
4. Nhiễm khuẩn bệnh viện.
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và mối quan tâm
hàng đầu tại Việt nam cũng như trên toàn thế giới, vì đây là những nhiễm khuẩn mắc
phải trong thời gian người bệnh nằm viện. Nhiều nghiên cứu cho thấy NKBV làm
tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề
kháng kháng sinh và chi phí điều trị.
Đường lây truyền của các tác nhân gây bệnh
Đường tuyền quan trọng nhất của vi khuẩn trong bệnh viện từ những người bệnh
bị nhiễm khuẩn hoặc những người bệnh mang nguồn vi khuẩn do có sự tăng sinh và
tu tập của vi khuẩn đó trên người bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng, nói một
cách khác giống như người lành mang chủng vi khuẩn đa kháng sang người bệnh
nhậy cảm (người suy giảm miễn dịch, người điều trị kháng sinh kéo dài, người chịu
nhiều thủ thuật xâm lấn,…). Quá trình lây truyền này có thể xảy ra khi chăm sóc
không được đảm bảo vô khuẩn sẽ đưa nguồn bệnh từ người bệnh này sang người bệnh
khác và ngược lại. Việc phát hiện người bệnh nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện
này chỉ như là tảng băng nổi, bởi thật sự chúng ta không thể phát hiện được hết những
người này.
Con đường lây truyền thứ hai của các tác nhân gây bệnh chính là từ bề mặt môi
trường bị nhiễm (bao gồm bề mặt nơi người bệnh nằm đều trị, bề mặt máy móc sử
dụng cho người bệnh, …), và khi người nhân viên y tế đụng chạm vào mà không rửa
tay, sẽ đưa nguồn vi khuẩn đến người bệnh, đây là con đường hay gặp, nhưng không
phải là quan trọng nhất trong việc lây từ người bệnh này sang người bệnh khác.
Con đường thứ ba là chính người nhân viên y tế, nhân viên có thể lây truyền trực tiếp
hay gián tiếp nguồn vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn đa kháng thuốc cho người
bệnh qua bàn tay bị nhiễm trong quá trình chăm sóc người bệnh. Đây chính là con

đường đặc biệt quan trọng trong nguyên nhân lây truyền các vi khuẩn đa kháng, đặc
biệt là vi khuẩn như S.aureus kháng Methicilline (MRSA)
Lây truyền qua đường không khí hiếm khi xảy ra, tuy nhiên có một số trường hợp lây
truyền những vi khuẩn đa kháng kháng sinh có thể xảy ra như bệnh nhân lao đa kháng
thuốc, bệnh nhân bị viêm phổi do tụ cầu kháng methicilline (MRSA).
Nhiều vectơ lây truyền khác có thể gặp trong bệnh viện khiến cho việc phòng ngừa
lây nhiễm là một thách thức với nhà lâm sàng, nhà quản lý và KSNK.
Giải pháp cụ thể
1. Huấn luyện giáo dục NVYT: giáo dục về kiến thức, kỹ năng thực hành và chăm
sóc cũng như biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm và giám sát phát hiện các ca
NKBV kịp thời phản hồi và đưa biện pháp can thiệp. Việc huấn luyện và giáo dục
phải được cụ thể hóa trong các quy trình thực hành KSNK, và có kiểm tra giám sát
thường xuyên.
2. Sự hỗ trợ cho công tác triển khai các hoạt động KSNK: sự hỗ trợ chỉ có thể có được
khi có sự tham gia của nhà quản lý, bao gồm cả các trưởng khoa và những người
đứng đầu trong công tác KSNK, lấy mục tiêu “An toàn cho người bệnh và An toàn
nghề nghiệp, có những hỗ trợ về chính sách, nguồn lực và vật lực để triển khai các
biện pháp kiểm soát lây nhiễm vi khuẩn đa kháng, cũng như hạn chế việc lạm dụng
kháng sinh, thông qua các chương trình kế hoạch cụ thể hàng năm, quý, tháng, từ đó
dẫn đế làm thay đổi hành vi của nhân viên y tế trong lĩnh vực kê toa điều trị, trong
lĩnh vực thựa hành KSNK, biến những hoạt động đó trở thành những thói quen tốt
hàng ngày của từng NVYT trong bệnh viện
3. Các hoạt động cụ thể
Tăng cường sự tuân thủ rửa tay trong NVYT
- Cung cấp đầy đủ phương tiện rửa tay cho NVYT, Học sinh, khách thăm, thân nhân
và cả người bệnh: xà phòng, khăn lau tay, cồn sát khuẩn tay,…
- Vị trí rửa tay thuận tiện cho thao tác chăm sóc, tránh đi quá xa: bồn rửa tay trong
buồng bệnh, buồng cách ly, buồng làm thủ thuật, …Chai sát khuẩn tay có chứa cồn
trên xe tiêm chích, đầu giường buồng cấp cứu, bệnh nặng,…
- Tuyên truyền và giáo dục tầm quan trọng của rửa tay cho NVYT,

- Tranh, tờ rơi, phát động phong trào rửa tay trong toàn thể NVYT.
- Giám sát sự tuân thủ rửa tay của NVYT và phản hồi lại cho chính họ.
Đảm bảo làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường chăm sóc người bệnh, máy móc,…
- Cung cấp đủ phương tiện cho làm sạch bề mặt môi trường, máy móc nơi người
bệnh nằm điều trị và thăm khám: dụng cụ, hóa chất, khăn lau dung 1 lần,
- Huấn luyện chuyên nghiệp cho NV vệ sinh
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện của nhân viên vệ sinh.
- Thiết kế môi trường bệnh viện phù hợp với công tác KSNK: từ thiết kế xây dựng,
thông khí đến vật liệu sao cho hạn chế nguy cơ lây nhiễm, dễ dàng vệ sinh và không
làm hỏng bề mặt khi xử lý.
Đảm bảo cung cấp dụng cụ chăm sóc người bệnh vô khuẩn, chất lượng và an toàn
- Xây dựng quy trình xử lý dụng cụ (làm sạch, khử và tiệt khuẩn dụng cụ) dùng lại
cho toàn bệnh viện sao cho đảm bảo không còn nguy cơ lây nhiễm.
- Cung cấp đầy đủ phương tiện, máy móc, vật tư tiêu hao và test thử nghiệm giám
sát quy trình tiệt khuẩn.
- Huấn luyện cho NVYT kiến thức về yêu cầu xử lý các loại dụng cụ dùng cho
chăm sóc người bệnh.
- Có kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình xử lý dụng cụ an toàn.
Hướng dẫn nhân viên y tế áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa bổ
sung khi có tiếp xúc với người bệnh, nhất là người bệnh có nguồn bệnh là vi khuẩn
đa kháng thuốc kháng sinh (bảng 2)
Bảng 2: những biện pháp sử dụng trong phòng ngừa chuẩn
1. Vệ sinh tay
2. Tuân thủ quy tắc vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho, hắt hơi
3. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi khi xử lý máu, dịch tiết, chất tiết hay
khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết người bệnh
4. Làm sạch môi trường trong chăm sóc người bệnh
5. Khử, tiệt khuẩn đúng quy định các dụng cụ chăm sóc người bệnh
6. Sắp xếp người bệnh thích hợp
7. Quản lý đồ vải phòng ngừa lây nhiễm

8. Thực hiện tiêm an toàn và áp dụng dự phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn
9. Xử lý chất thải đúng quy định
4. Hướng dẫn thiết kế khoa phòng chăm sóc người bệnh và môi trường trong bệnh
viện phù hợp với kiểm soát nhiễm khuẩn như:
- Thiết kế khoa phòng có đủ bồn rửa tay thích hợp cho từng khu vực: buồng bệnh,
buồng cấp cứu, buồng cách ly, buồng sanh, khu vực Hồi sức tích cực, phòng mổ,….
- Thiết kế bề mặt môi trường dễ dàng vệ sinh, không hỏng khi làm sạch và khử
khuẩn, không lắng đọng bụi,
- Thiết kế hệ thống thông khí sao cho cung cấp khí đổi mới thường xuyên, tối thiểu
12 luồng thông khí đổi mới mỗi giờ cho khu vực buồng cách ly, bệnh nặng, thông khí
tự nhiên hoặc cơ học cũng đủ cho những vùng trên. Tuy nhiên tại khu vực phòng mổ,
ghép tạng đòi hỏi thông khí siêu sạch (bảng 3). Đặc biệt là việc bố trí đường lưu
chuyển không khí và hệ thống phin lọc HEPA đạt hiệu quả cao (97 - 99,9%).
5. Tổ chức hệ thống giám sát và phản hồi cho nhà lâm sàng và quản lý ca NKBV, đặc
biệt nhiễm vi khuẩn đa kháng: phân tích và đưa ra những vấn đề có liên quan, từ đó
có những can thiệp kịp thời nhằm giảm nguy cơ mắc và lan truyền tính kháng thuốc
cho những người bệnh và cả cho vi khuẩn.
Có rất nhiều giải pháp cho phòng ngừa NKBV, việc chọn lựa xắp xếp ưu tiên các giải
pháp là tùy vào thực tế của từng bệnh viện, và nhà quản lý. Nhưng một điều chắc
chắn là những giải pháp này sẽ đem lại uy tính, chất lượng cho mọi cơ sở khám chữa
bệnh áp dụng nó.

×