Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán việt nam trong các công ty niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
&



BÙI THỊ MỸ NGÂN



ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG
CHẾ ĐỘ,CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯI HƯNG DN KHOA HC:
PGS.TS. VŨ HỮU ĐỨC











TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
i

LI CAM OAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và không sao chép từ bất kỳ công trình khác.
Bùi Thị Mỹ Ngân

























ii

MC LC
Trang
Trang ph bìa
Li cam oan i
Mc lc ii
Danh mc các ch vit tt vii
Danh mc các bng viii
Danh mc các biu ,  th xi
Phn m u 1
I. Lý do chn đề tài 1
II. Mục tiêu của đề tài 1
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
IV. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2
V. Kết cấu của đề tài 2

Chương I: Tng quan ch , chun mc k toán Vit Nam và h thng
thu Vit Nam 4
1.1 Tng quan ch , chun mc k toán Vit Nam 4
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.1.1.1 Lịch sử hình thành kế toán 4
1.1.1.2 Vài nét quá trình phát triển của kế toán thế giới 4
1.1.1.3 Quá trình phát triển của kế toán Việt Nam 6
1.1.1.3.1 Giai đoạn từ năm 1954 trở về trước 6

1.1.1.3.2 Giai đoạn từ năm 1954 – 1975 6
1.1.1.3.3 Giai đoạn từ năm 1975 – 1995 6
1.1.1.3.4 Giai đoạn 1995 đến nay 7
1.1.2 Định nghĩa kế toán 9
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán 10
1.2 Tng quan h thng thu Vit Nam 11
iii

1.2.1 Lch s hình thành và phát trin của Thuế 11
1.2.1.1 Lịch sử hình thành của Thuế 11
1.2.1.2 Sơ lược quá trình phát triển chung của thuế thế giới 11
1.2.1.3 Quá trình phát triển của thuế Việt Nam 12
1.2.1.3.1 Thời kỳ phong kiến 12
1.2.1.3.2 Thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1858 – 1945 12
1.2.1.3.3 Giai đoạn từ năm 1945 – 1954 12
1.2.1.3.4 Giai đoạn từ năm 1954 – 1975 13
1.2.1.3.5 Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 14
1.2.2 Định nghĩa thuế 15
1.2.3 Vai trò của thuế 15
1.3 Chính sách thu thu nhp doanh nghip 16
1.3.1 Đặc điểm 16
1.3.2 Vài nét quá trình phát triển chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
Việt Nam 17
1.3.3 Căn cứ tính thuế 18
1.4 Mi quan h gia k toán và thu 20
1.4.1 Mối quan hệ giữa kế toán và thuế trên thế giới 20
1.4.2 Mối quan hệ giữa kế toán và thuế tại Việt Nam 22
Kt lun chương I 26
Chương II: ánh giá nh hưng ca chính sách thu thu nhp doanh
nghip n vic áp dng ch , chun mc k toán Vit Nam trong các

công ty niêm yt Vit Nam 27
2.1 Mc ích nghiên cu 27
2.2 Câu hi nghiên cu và các bin o lưng 28
2.2.1 Câu hỏi thứ nhất 28
2.2.2 Câu hỏi thứ hai 28
2.2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu và xác định các biến 28
2.2.2.2 Mô tả các biến 30
iv

2.2.2.2.1 Quy mô doanh nghiệp 30
2.2.2.2.2 Công ty kiểm toán 30
2.2.2.2.3 Đòn bẩy tài chính 31
2.2.2.2.4 Tính thanh khoản 31
2.2.2.2.5 Khả năng sinh lợi 32
2.2.2.2.6 Khả năng sinh lợi thêm 32
2.2.2.2.7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 33
2.3 Phương pháp nghiên cu 33
2.3.1 Thống kê mô tả 33
2.3.2 Kiểm định mối liên hệ 33
2.3.3 Mô hình hồi quy 34
2.3.3.1 Kiểm tra tính phân phối chuẩn của các biến 34
2.3.3.2 Mô hình hồi quy Binary Logistic 36
2.4 Mu nghiên cu 37
2.5 Kt qu 37
2.5.1 Thống kê mô tả 37
2.5.2 Kiểm định mối liên hệ 40
2.5.2.1 Biến quy mô doanh nghiệp 40
2.5.2.1.1 Kiểm định tham số 40
2.5.2.1.2 Kiểm định phi tham số 42
2.5.2.2 Biến công ty kiểm toán 43

2.5.2.3 Biến đòn bẩy tài chính 44
2.5.2.3.1 Kiểm định tham số 44
2.5.2.3.2 Kiểm định phi tham số 46
2.5.2.4 Biến tính thanh khoản 47
2.5.2.4.1 Kiểm định tham số 48
2.5.2.4.2 Kiểm định phi tham số 49
2.5.2.5 Biến khả năng sinh lợi 50
2.5.2.5.1 Kiểm định tham số 50
v

2.5.2.5.2 Kim định phi tham số 52
2.5.2.6 Biến khả năng sinh lợi tăng thêm 53
2.5.2.6.1 Kiểm định tham số 53
2.5.2.6.2 Kiểm định phi tham số 54
2.5.3 Mô hình hồi quy Binary Logistic 55
2.5.3.1 Xem xét ma trận hệ số tương quan 55
2.5.3.2 Mô hình hồi quy Binary Logistic 57
2.5.3.2.1 Mô hình 1 57
2.5.3.2.2 Mô hình 2 59
Kt lun chương II 63
Chương III: Các kin ngh, hn ch ca nghiên cu và  xut hưng
nghiên cu tip theo 64
3.1 Mt s kin ngh nhm ci thin tình trng áp dng úng ch ,
chun mc k toán trong các công ty niêm yt ti Vit Nam 64
3.1.1 Về việc ban hành chính sách thuế, chế độ, chuẩn mực kế toán 64
3.1.2 Về tổ chức thực hiện trong thực tế 65
3.1.2.1 Doanh nghiệp 65
3.1.2.2 Công ty kiểm toán 68
3.1.2.3 Ngân hàng 70
3.1.2.4 Cơ quan thuế: 71

3.2 Hn ch ca nghiên cu 71
3.3  xut hưng nghiên cu tip theo 72
Kt lun chương III 74
Tài liu tham kho 75
Ph lc
Ph lc 1: Bảng số liệu chênh lệch giữa LNKT và TNCT của 100 doanh
nghiệp mẫu 77
Ph lc 2: Biểu đồ với đường cong chuẩn của các biến 82
Ph lc 3: Đồ thị Histogram biểu diễn các điểm thực tế và dự báo của
vi

bin ph thuc 90
Ph lc 4: Các mô hình hi quy th nghiệm loại biến 92

DANH MC CÁC CH VIT TT


1 CPTTNDN

:

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2 CTCP :

Công ty cổ phần
3 DN :

Doanh nghiệp
4 EU :


Liên minh châu Âu ( Eropean Union)
5 GDP :

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
6 HNX :

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
7 HoSE :

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
8 KH&CN :

Khoa học và công nghệ
9 LNKT :

Lợi nhuận kế toán
10 ROA :

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (Return on total assets)
11 ROE :

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on common equity)
12 TNCT :

Thu nhập chịu thuế
13 TNDN :

Thu nhập doanh nghiệp
14 TNHH :


Trách nhiệm hữu hạn
15 TPHCM :

Thành phố Hồ Chí Minh
16 XNK :

Xuất nhập khẩu







vii

DANH MC CÁC BNG
Trang
Bng 2.1 – Kí hiệu các biến 34
Bang 2.2 – Thống kê mô tả các biến độc lập (không kể biến Công ty
kiểm toán) 35
Bng 2.3 – Thống kê mô tả các biến độc lập đã được biến đổi 36
Bng 2.4 – Chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế 38
Bng 2.5 – Thống kê mô tả biến quy mô doanh nghiệp 40
Bng 2.6 – Kết quả kiểm định Independent Samples Test 41
Bng 2.7 – Thống kê mô tả biến quy mô doanh nghiệp 42
Bng 2.8 – Kết quả kiểm định Mann-Whitney U 42
Bng 2.9 – Thống kê mô tả biến công ty kiểm toán 43
Bng 2.10 – Kết quả kiểm định Chi bình phương 44
Bng 2.11 – Thống kê mô tả biến đòn bẩy tài chính 45

Bng 2.12 – Kết quả kiểm định Independent Samples Test 45
Bng 2.13 – Thống kê mô tả biến đòn bẩy tài chính 46
Bng 2.14 – Kết quả kiểm định Mann-Whitney U 47
Bng 2.15 – Thống kê mô tả biến tính thanh khoản 48
Bng 2.16 – Kết quả kiểm định Independent Samples Test 48
Bng 2.17 – Thống kê mô tả biến tính thanh khoản 49
Bng 2.18 – Kết quả Mann-Whitney U 49
Bng 2.19 – Thống kê mô tả biến khả năng sinh lợi 50
Bng 2.20 – Kết quả kiểm định Independent Samples Test 51
Bng 2.21 – Thống kê mô tả biến khả năng sinh lợi 52
Bng 2.22 – Kết quả Mann-Whitney U 52
Bng 2.23 – Thống kê mô tả biến khả năng sinh lợi tăng thêm 53
Bng 2.24 – Kết quả kiểm định Independent Samples Test 54
Bng 2.25 – Thống kê mô tả biến khả năng sinh lợi tăng thêm 55
Bng 2.26 – Kết quả Mann-Whitney U 55
viii

Bng 2.27 – Ma trn hệ số tương quan giữa các biến độc lập 56
Bng 2.28 – Kiểm định độ phù hợp tổng quát 57
Bng 2.29 – Độ phù hợp của mô hình 57
Bng 2.30 – Bảng phân loại giá trị dự báo và giá trị thực tế 58
Bng 2.31 – Kiểm định độ phù hợp của dự báo 58
Bng 2.32 – Các biến trong mô hình 58
Bng 2.33 – Kiểm định độ phù hợp tổng quát 59
Bng 2.34 – Độ phù hợp của mô hình 59
Bng 2.35 – Kiểm định độ phù hợp của dự báo 59
Bng 2.36 – Bảng phân loại giá trị dự báo và giá trị thực tế 60
Bng 2.37 – Các biến trong mô hình 60
Bng 4.1 – Các biến trong mô hình thử nghiệm 1 92
Bng 4.2 – Các biến có ý nghĩa trong mô hình thử nghiệm 1 92

Bng 4.3 – Kiểm định độ phù hợp tổng quát 93
Bng 4.4 – Độ phù hợp của mô hình 93
Bng 4.5 – Kiểm định độ phù hợp của dự báo 93
Bng 4.6 – Bảng phân loại giá trị dự báo và giá trị thực tế 93
Bng 4.7 – Các biến trong mô hình thử nghiệm 2 94
Bng 4.8 – Các biến có ý nghĩa trong mô hình thử nghiệm 2 94
Bng 4.9 – Kiểm định độ phù hợp tổng quát 95
Bng 4.10 – Độ phù hợp của mô hình 95
Bng 4.11 – Kiểm định độ phù hợp của dự báo 95
Bng 4.12 – Bảng phân loại giá trị dự báo và giá trị thực tế 95
Bng 4.13 – Các biến trong mô hình thử nghiệm 3 96
Bng 4.14 – Các biến có ý nghĩa trong mô hình thử nghiệm 3 96
Bng 4.15 – Kiểm định độ phù hợp tổng quát 97
Bng 4.16 – Độ phù hợp của mô hình 97
Bng 4.17 – Kiểm định độ phù hợp của dự báo 97
Bng 4.18 – Bảng phân loại giá trị dự báo và giá trị thực tế 97
ix

Bng 4.19 – Các bin trong mô hình th nghiệm 4 98
Bng 4.20 – Các biến có ý nghĩa trong mô hình thử nghiệm 4 98

DANH MC CÁC BIU ,  TH
Trang
Hình 2.1. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến Tongtaisan 82
Hình 2.2. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến Doanhthu 82
Hình 2.3. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến TSno_VCSH 83
Hình 2.4. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến TSnovay_TS 83
Hình 2.5. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến Tsthanhtoan 84
Hình 2.6. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến ROA 84
Hình 2.7. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến ROE 85

Hình 2.8. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến TangtruongLN 85
Hình 2.9. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến LnTongtaisan 86
Hình 2.10. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến LnDoanhthu 86
Hình 2.11. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến LnTSno_VCSH 87
Hình 2.12. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến LnTSthanhtoan 87
Hình 2.13. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến LnROA 88
Hình 2.14. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến LnROE 88
Hình 2.15. Biểu đồ với đường cong chuẩn – Biến LnTangtruongLN 89
Hình 3.1. Đồ thị Histogram biểu diễn các điểm thực tế và dự báo của biến phụ
thuộc của mô hình 1 90
Hình 3.2. Đồ thị Histogram biểu diễn các điểm thực tế và dự báo của biến phụ
thuộc của mô hình 2 91




1

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý Do chọn Đề Tài:
Từ năm 2001 đến 2005, Bộ Tài Chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt
Nam dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế. Các chuẩn mực ra đời giúp cho thông
tin trên báo cáo tài chính được minh bạch, trung thực, hợp lý, đặc biệt là đối với các
công ty niêm yết. Mặc dù vậy, do quá trình phát triển kế toán Việt Nam trong quá khứ
chịu ảnh hưởng bởi các quy định về thuế nên câu hỏi đặt ra là liệu trên thực tế có còn
tồn tại hay không ảnh hưởng của thuế đến kế toán Việt Nam, đặc biệt là trong việc lựa
chọn các chính sách kế toán của nhà quản lý.
Để cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho việc trả lời câu hỏi trên, tôi chọn đề
tài “Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ,
chuẩn mực kế toán Việt Nam trong các công ty niêm yết tại Việt Nam” để nghiên cứu.

II. Mục Tiêu của Đề Tài:
- Đánh giá mức ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc
áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán trong các công ty niêm yết tại Việt Nam dựa trên tỷ
lệ doanh nghiệp lựa chọn chính sách kế toán gần với quy định thuế. Việc xác định
doanh nghiệp có lựa chọn chính sách kế toán gần với quy định thuế hay không được
căn cứ vào chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
- Xác định những nhân tố tác động đến sự ảnh hưởng của chính sách thuế thu
nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán trong các công ty niêm
yết tại Việt Nam trên cơ sở phân tích dữ liệu báo cáo tài chính bằng phương pháp phân
tích định lượng.
- Căn cứ kết quả nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị nhằm hạn chế sự ảnh
hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực
kế toán trong các công ty niêm yết tại Việt Nam. Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp
theo.
2

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề Tài:
Nghiên cu nh hưng ca chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp
dụng chế độ, chuẩn mực kế toán Việt Nam trong các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng có đặc điểm kết
cấu tài chính và kinh doanh riêng không được xem xét trong nghiên cứu này.
IV. Phương pháp nghiên cứu Đề Tài:
Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm dựa trên áp
dụng phương pháp phân tích định lượng bao gồm thống kê mô tả, kiểm định tương
quan và mô hình hồi quy Binary Logistic theo cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính năm
2011 của 100 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được lựa
chọn ngẫu nhiên nhưng loại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân
hàng.
Bên cạnh đó, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm hệ
thống hóa các lý luận và đề xuất các giải pháp.

V. Kết cấu đề tài:
Chương I: “Tổng quan chế độ, chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống thuế
Việt Nam”. Trình bày định nghĩa, sơ lược lịch sử hình thành phát triển, nhiệm vụ, vai
trò của chế độ, chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống thuế Việt Nam; đặc điểm, quá
trình phát triển và căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam; mối quan hệ giữa
hai hệ thống thuế và kế toán.
Chương II: ‘‘Đánh giá ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán Việt Nam trong các công ty niêm yết tại
Việt Nam’’. Chương này thực hiện các thực nghiệm để giải quyết hai câu hỏi liệu trong
thực tế có nhiều công ty niêm yết áp dụng chính sách kế toán gần với quy định thuế
hay không và các nhân tố nào tác động đến sự lựa chọn này.
3

Chương III: ‘‘Các kiến nghị, hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên
cứu tiếp theo’’. Từ kết quả thực nghiệm ở chương II, tác giả đưa ra một số kiến nghị
nhằm cải thiện thực trạng ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến
việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán trong các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Nghiên cứu có những hạn chế nhất định nên chắc chắn sẽ không đánh giá hết được
mức độ ảnh hưởng, các nhân tố ảnh hưởng, vì vậy tác giả đề xuất những hướng nghiên
cứu tiếp theo để đề tài này được nghiên cứu hoàn thiện hơn.
















4

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN CHẾ ĐỘ, CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG
THUẾ VIỆT NAM
1.1 Tổng quan chế độ, chuẩn mực kế toán Việt Nam:
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
1.1.1.1 Lịch sử hình thành kế toán:
Ngay từ thời cổ đại, khi xuất hiện hoạt động mua bán con người đã có nhu cầu
ghi chép lại các chi tiết của giao dịch. Việc ghi chép thời đó tuy đơn giản nhưng nó
chính là tiền đề cho việc hoàn thiện phương pháp ghi chép kế toán. Theo thời gian đã
có những phát triển về phương pháp ghi chép để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
từng thời kỳ.
1.1.1.2 Vài nét quá trình phát triển của kế toán thế giới:
Theo các tài liệu nghiên cứu về lịch sử kế toán, kế toán xuất hiện từ thời cổ đại.
Thung lũng Mesopotamia được xem là nơi xuất hiện những ghi chép cổ xưa nhất về
hoạt động buôn bán. Thời kỳ này công việc kế toán khá đơn giản. Khi một giao dịch
xảy ra, kế toán cần ghi chép các nội dung như tên của các bên tham gia giao dịch, loại
hàng hoá, giá cả và các cam kết quan trọng khác. Việc ghi chép được thực hiện trên đất
sét sau đó hong khô để lưu trữ . Lúc đó kế toán đã được xem là một nghề nghiệp.
Ở Ai Cập cổ đại thì kế toán được ghi chép trên giấy cói và được lưu trữ vào kho
sau khi được kiểm tra, soát xét nội bộ. Thời này người ghi chép cũng có thể bị xử phạt
nếu ghi chép không đúng các giao dịch. Kế toán Ai Cập cổ đại cũng chỉ dừng lại ở hình
thức ghi chép liệt kê mô tả đơn giản trong suốt thời kỳ tồn tại của nó, có lẽ là do tình
trạng mù chữ và thiếu đồng tiền giao dịch thích hợp.

Vào khoảng năm 600 trước Công Nguyên, người Hy Lạp đã sáng tạo ra tiền kim
loại. Hệ thống ngân hàng phát triển. Điều này tác động rất lớn đến sự phát triển của kế
5

toán bi hai trong by điều kiện hình thành phương pháp ghi chép có hệ thống của kế
toán đó là việc hình thành tiền tệ và việc hình thành các quan hệ tín dụng.
Theo Đoàn Quang Thiệu (2008), thời kỳ trung đại đánh dấu một bước ngoặt lớn
về sự phát triển của kế toán, đó là sự ra đời của phương pháp ghi sổ kép mà cha đẻ của
nó là một nhà tu dòng Franciscain tên là Luca Pacioli. Ông viết phương pháp ghi sổ
kép khởi nguồn từ một bản thảo có mô tả ngắn gọn nhiều đặc tính của kế toán kép của
Benedetto Cotrugli. Năm 1494, Pacioli đã cho xuất bản một cuốn sách với nội dung là
một bản tóm lược và kiến giải về toán học, kế toán chỉ là một trong số năm đề mục
được đề cập đến với 36 chương. Pacioli đưa ra hệ thống gồm các thành phần bản ghi,
nhật ký, sổ cái. Cuối kỳ kế toán thực hiện bảng cân đối thử. Thời kỳ này kế toán đã
đóng vai trò cung cấp thông tin tài chính cho Nhà nước và chủ doanh nghiệp.
Đến thế kỷ 19, kế toán đã phát triển thành một nghề mang tính xã hội hoá và
chuyên nghiệp hoá, các hiệp hội kế toán đã được hình thành. Năm 1880 là Hiệp hội kế
toán Anh và xứ Wales với số lượng thành viên ban đầu là 587 người và sau đó kết nạp
thêm 606 thành viên mới. Năm 1887 là Hiệp hội kế toán Mỹ, tiền thân của Hiệp hội Kế
toán có giấy chứng nhận hành nghề Mỹ.
Sang thế kỷ 20, với những thay đổi, phát triển về kinh tế, kế toán đã từng bước
được hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ. Kế toán đã dần tách biệt thành hai hệ thống là
kế toán tài chính cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng bên ngoài và kế toán quản trị
cung cấp thông tin mang tính chất nội bộ cho người quản lý. Đây cũng là kỷ nguyên
đánh dấu sự ra đời của chuẩn mực kế toán quốc tế. Khái niệm kế toán quốc tế đã xuất
hiện, kế toán không còn nằm trong khuôn khổ một quốc gia nữa mà đã mở rộng ra môi
trường toàn cầu. Từ đó đến nay, Chuẩn mực kế toán quốc tế đã trải qua nhiều lần chỉnh
sửa, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế thế giới đổi mới và đã được nhiều nước
trên thế giới áp dụng, tính đến cuối năm 2008 đã có trên 100 quốc gia.


6

1.1.1.3 Quá trình phát triển của kế toán Việt Nam:
1.1.1.3.1 Giai đoạn từ năm 1954 trở về trước:
Thi kỳ trưc, hình thc manh nha ca kế toán Việt Nam là việc ghi chép mang
tính liệt kê tài sản gia đình, để người chủ gia đình nắm được tình hình tài sản của mình.
Đến khi thực dân Pháp vào xâm chiếm nước ta, đi cùng với chính sách bóc lột là việc
xây dựng các nhà máy, đồn điền và ở đó kế toán xuất hiện.
1.1.1.3.2 Giai đoạn từ năm 1954 - 1975:
Đây là thời kỳ đánh dấu sự bắt đầu phát triển thực sự của kế toán Việt Nam với
việc ban hành chế độ kế toán kép áp dụng thí điểm trong các xí nghiệp thuộc ngành
công nghiệp và xây dựng vào năm 1957. Hệ thống tài khoản kế toán được xây dựng để
áp dụng chung cho tất cả các ngành theo Quyết định số 425-TC/CĐKT ngày
14/12/1970. Nhưng chế độ báo cáo lại được quy định riêng cho từng ngành, các đơn vị
kinh tế thuộc ngành nội thương áp dụng chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ theo
Quyết định số 299/TTg ngày 27/10/1971; các xí nghiệp công nghiệp thì áp dụng theo
Quyết định số 233/CP ngày 01/12/1970. Tổng Cục thống kê cũng ban hành Quyết
định số 212-TCKT ngày 03/11/1971 quy định chế độ báo cáo thống kê kế toán định kỳ
đối với các đơn vị công ty, cửa hàng, thương nghiệp đã hạch toán kinh tế độc lập thuộc
Bộ Nội thương quản lý. Như vậy có thể thấy thời kỳ này kế toán và thống kê đi đôi với
nhau, có phân biệt trong chế độ báo cáo giữa các ngành, kế toán chủ yếu phục vụ cho
quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế quốc doanh.
1.1.1.3.3 Giai đoạn từ năm 1975 - 1995:
Sau ngày thống nhất đất nước, cả nước tập trung vào phát triển kinh tế ổn định
xã hội, kế toán cũng có những bước chuyển mình rõ rệt. Nhà nước liên tục sửa đổi, bổ
sung các quy định về kế toán cho phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội mới. Ngày
20/05/1988, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh kế toán và thống kê áp dụng chung trong
7

nn kinh tế quốc dân. Hệ thống tài khoản kế toán đã được xây dựng mới theo Quyết

định số 212-TC/CĐKT ngày 15/12/1989, sau đó được thay thế bởi Quyết định số 1205-
TC/CĐKT ngày 14/12/1994. Ngày 18/04/1990, Bộ Tài Chính ban hành Quyết định
224-TC/CĐKT quy định chế độ báo cáo kế toán định kỳ áp dụng thống nhất cho xí
nghiệp công nghiệp quốc doanh. Đến 14/12/1994, chế độ báo cáo kế toán định kỳ áp
dụng chung cho các ngành nghề được ban hành theo Quyết định số 1206-TC/CĐKT.
Có thể thấy thời gian đầu của giai đoạn này là nền kinh tế bao cấp, các thành
phần kinh tế chỉ có quốc doanh, tập thể và cá thể mà giữ thành phần chủ đạo là thành
phần kinh tế quốc doanh. Các quy định kế toán còn có sự phân biệt giữa các ngành
nghề. Từ năm 1991 đến năm 1994, nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng
Xã Hội Chủ Nghĩa phát triển đã tác động lớn đến kế toán. Lúc này đã có sự thống nhất
về kế toán cho các ngành nghề, tuy nhiên vẫn còn sự phân biệt giữa kinh tế quốc doanh
và ngoài quốc doanh. Đây cũng là mốc thời gian cho sự xuất hiện của hoạt động kiểm
toán độc lập giúp hỗ trợ kế toán phát triển. Năm 1991, Bộ Tài Chính thành lập hai công
ty kiểm toán đầu tiên, và năm 1992 công ty kiểm toán nước ngoài đầu tiên đã được cấp
phép hoạt động tại Việt Nam là Ernst & Young.
1.1.1.3.4 Giai đoạn 1995 đến nay:
Giai đoạn này kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, hòa nhập với kinh tế thế giới.
Công tác kế toán được chú trọng đúng mức nhằm cung cấp các thông tin kinh tế tài
chính hữu ích. Lúc này Nhà nước ban hành các quy định mang tính bao quát hơn,
nhiều vấn đề được đưa vào cùng một văn bản pháp luật chứ không phải bằng nhiều văn
bản rời rạc như trước đó. Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định
số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 quy định cả hệ thống tài khoản, hệ thống báo
cáo tài chính, chế độ sổ sách và chế độ chứng từ kế toán. Chế độ kế toán doanh nghiệp
vừa và nhỏ cũng được ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày
23/12/1997. Mặc dù vậy, hệ thống kế toán nói trên vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của các
8

quy định về thuế; ví dụ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vẫn dành riêng hai
mục cung cấp số liệu về thuế của doanh nghiệp.
Thời kỳ mở cửa nền kinh tế đất nước, kế toán cũng không còn phát triển một

cách đơn lẻ mà đã có hệ thống và liên kết với thế giới. Năm 1996, Hội kế toán Việt
Nam (VAA) ra đời và trở thành thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cũng
như là thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). Việt Nam cũng tiếp
cận và nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế. Năm 1999, bắt tay vào soạn thảo chuẩn
mực kế toán Việt Nam dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế. Đến tháng 12/2001,
bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam đầu tiên được ban hành theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 gồm các chuẩn mực số 02, 03, 04 và 14. Nhưng
mãi đến ngày 09/10/2002, Bộ Tài Chính mới ban hành thông tư số 89/2002/TT-BTC
hướng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực này. Tiếp đến ngày 31/12/2002, các chuẩn mực số
01, 06, 10, 15, 16 và 24 được ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC. Thông
tư hướng dẫn sáu chuẩn mực này được ban hành vào ngày 04/11/2003, số
105/2003/TT-BTC. Đợt 3 ban hành tiếp sáu chuẩn mực gồm các chuẩn mực số 05, 07,
08, 21, 25 và 26 theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003. Ngày
30/05/2005, Bộ Tài Chính ban hành thông tư hướng dẫn số 23/2005/TT-BTC. Ngày
15/02/2005, ban hành sáu chuẩn mực kế toán đợt 4 gồm các chuẩn mực số 17, 22, 23,
27, 28 và 29 theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC. Thông tư hướng dẫn Quyết định
này số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006. Đến ngày 28/12/2005, 26 chuẩn mực kế
toán Việt Nam chính thức được hoàn thành với việc ban hành bốn chuẩn mực còn lại là
chuẩn mực số 11, 18, 19 và 30 theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC. Thông tư
hướng dẫn số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006. Ngày 31/12/2007, Bộ Tài Chính ban
hành Thông tư số 161/2007/TT-BTC thay thế các thông tư hướng dẫn thực hiện mười
sáu chuẩn mực kế toán ban hành đợt 1, 2 và 3. Việc ra đời của các chuẩn mực kế toán
giúp cho kế toán tài chính phản ánh trung thực hơn bức tranh tài chính của doanh
9

nghiệp, từ đó làm cho báo cáo tài chính trở nên hữu ích hơn trong việc ra các quyết
định kinh tế của chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày
17/06/2003, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 về chế độ kế toán doanh
nghiệp và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 về chế độ kế toán doanh

nghiệp nhỏ và vừa. Các Quyết định này ban hành chế độ kế toán mới cập nhật các nội
dung quy định trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Luật kế toán năm 2003, nên việc
ra đời của chúng giúp cho quản lý kế toán được thống nhất, kế toán cung cấp thông tin
trung thực, hợp lý đáp ứng được yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Kế toán Việt Nam thuộc lớp kế toán non trẻ, phát triển sau do ảnh hưởng của
chiến tranh nhưng nhờ kế thừa khoa học kế toán đã phát triển trên thế giới, đặc biệt là
chuẩn mực kế toán quốc tế nên đã đạt được những thành tựu nhất định, cơ bản đáp ứng
được yêu cầu của nền kinh tế trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại những
lúng túng trong xử lý các giao dịch, các hướng dẫn về chuẩn mực kế toán Việt Nam
còn khá khó hiểu, khó áp dụng.

1.1.2 Định nghĩa kế toán:
Có nhiều định nghĩa về kế toán, theo điều 4 Luật Kế toán do Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/6/2003: “Kế toán là việc
thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình
thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Qua định nghĩa này ta có thể thấy được các
công việc cụ thể của kế toán là thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông
tin. Kế toán sử dụng nhiều thước đo để phản ánh các thông tin kinh tế tài chính, trong
đó thước đo giá trị là thước đo chủ yếu.
10

Viện Kế toán công Hoa Kỳ (1953) định nghĩa: “Kế toán là một nghệ thuật ghi
nhận, phân loại và tổng hợp các sự kiện kinh tế dưới hình thái tiền tệ theo một phương
thức có ý nghĩa và giải thích các kết quả đó”. Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (1966) thì định
nghĩa: “Kế toán là quá trình xác định, đo lường và cung cấp những thông tin kinh tế
hữu ích cho việc phán đoán và ra quyết định”.
Như vậy các định nghĩa đều nhằm vào việc nêu ra quá trình tổ chức công việc
để cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng liên quan như chủ doanh
nghiệp, nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước… Kế toán

được sử dụng không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi
nhuận, các tổ chức khác có chi phí để thực hiện một mục tiêu nào đó.
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán:
Luật kế toán quy định kế toán có 4 nhiệm vụ cơ bản:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc
kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán: Có thể nói đây là công việc kế toán nhập
liệu, là nhiệm vụ đầu tiên của kế toán, là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ khác.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh
toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện
và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán: Đối với chủ doanh
nghiệp, nhiệm vụ này là tối quan trọng.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán: Đây là công việc
kế toán quản trị, phục vụ nhu cầu thông tin cho nhà quản lý và chủ doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật: Đối tượng
tiếp nhận thông tin, số liệu kế toán có thể là cơ quan Thuế, cơ quan Thống Kê…
11

1.2 Tổng quan hệ thống thuế Việt Nam
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Thuế:
1.2.1.1 Lịch sử hình thành của Thuế:
Trong xã hội loài người đầu thời kỳ công xã nguyên thủy, con người sống với
nhau một cách tự phát, không có phân công lao động, không có giai cấp. Đến cuối thời
kỳ công xã nguyên thủy bắt đầu có phân công lao động và hình thành giai cấp. Đấu
tranh giai cấp dẫn đến hình thành Nhà nước. Để có nguồn thu phục vụ cho chi tiêu của
bộ máy Nhà nước cần có sự đóng góp của nhân dân qua thông qua thuế. Với vai trò
đơn giản của Nhà nước thuở sơ khai, thuế chỉ nhằm phục vụ chi tiêu của bộ máy Nhà
nước, nhưng sau đó cùng với sự phát triển của Nhà nước thì thuế còn phục vụ nhiều
mục tiêu khác của Nhà nước.
Như vậy có thể nói thuế hình thành, phát triển cùng với sự hình thành, phát triển

của Nhà nước. Thuế do Nhà nước ban hành nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà
nước. Về quan hệ giữa thuế và Nhà nước, Mác đã viết: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ
máy Nhà nước, là thủ đoạn cơ bản để kho bạc thu được tiền hay sản vật mà người dân
phải đóng góp để dùng vào mọi chi tiêu của Nhà nước”. Ăng ghen cũng đã viết: “Để
duy trì quyền lực công cộng cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó
là thuế”.
1.2.1.2 Sơ lược quá trình phát triển chung của thuế thế giới:
Ở hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, sắc thuế đơn giản,
Nhà nước sử dụng thuế chủ yếu cho mục đích phi kinh tế là nuôi bộ máy Nhà nước và
chi cho quốc phòng mà ít quan tâm đến chi tiêu cho việc phát triển kinh tế. Sang hình
thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội Nhà nước
cũng phát triển cả về lượng lẫn chất. Quy mô (lượng) của Nhà nước càng lớn nhu cầu
ngân sách càng nhiều dẫn đến sự ra đời của nhiều sắc thuế mới. Trình độ (chất) của
Nhà nước càng cao thuế càng trở nên sắc sảo hơn, phục vụ nhiều mục tiêu của Nhà
nước hơn, tác động mạnh mẽ hơn vào sự phát triển kinh tế xã hội.
12

Thi kỳ đầu thuế chủ yếu được thu bằng hiện vật. Khi kinh tế hàng hóa – tiền tệ
phát triển thì thuế được thu chủ yếu bằng tiền.
1.2.1.3 Quá trình phát triển của thuế Việt Nam:
1.2.1.3.1 Thời kỳ phong kiến:
Nhà nước đầu tiên của người Việt là Nhà nước Văn Lang. Thời kỳ này thuế
được thu bằng hiện vật, chủ yếu là lương thực, thực phẩm.
Đến thời kỳ Bắc thuộc, dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc, hai hình
thức tô, thuế cùng tồn tại tạo nên gánh nặng lớn cho người dân. Tô là phần thặng dư
nông dân phải nộp cho chủ đất khi sử dụng đất của họ. Thuế là khoản bắt buộc người
dân phải nộp cho Nhà Nước để duy trì hoạt động của Nhà Nước.
Đến triều đại nhà Trần thì việc tổ chức hệ thống thuế mới được ghi chép, hai
loại thuế chính là thuế đinh và thuế điền. Việc thu thuế và chi tiêu công quỹ do vua
chúa toàn quyền quyết định. Qua các triều đại vua khác nhau, có thể tồn tại thêm các

loại thuế khác nhau.
1.2.1.3.2 Thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1858 – 1945:
Ngay sau khi lập xong chế độ bảo hộ ở Việt Nam, chính phủ thuộc địa Pháp đặt
ra chế độ thuế khóa được áp dụng cho đến lúc Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 của
nhân dân Việt Nam thành công. Chế độ thuế khóa thời kỳ này vô cùng nặng nề, gây
bần cùng hóa cho nhân dân. Hai loại thuế trực thu là thuế đinh và thuế điền vẫn được
duy trì nhưng được định lại mức, ngạch. Đây là hai loại thuế chủ lực, chiếm 50% thu
ngân sách (Lê Thị Thanh Hà và cộng sự, 2007). Ngoài ra còn có các loại thuế trực thu
khác như thuế môn bài, thuế tàu thuyền đi lại trên sông, thuế xe, thuế tài nguyên.
Thuế gián thu nộp vào ngân sách chung Đông Dương, gồm các loại chủ yếu như
thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện. Ngoài ra còn có thuế hải quan và thương chính,
thuế tiêu thụ diêm, thuế lưu hành thuốc lá, thuế xuất khẩu gạo, thuế tiêu thụ thuốc nổ,
thuế sòng bạc, thuế cư trú, thuế mái hiên…
1.2.1.3.3 Giai đoạn từ năm 1945 - 1954:
13

Khi Cách Mng Tháng Tám thành công, Nhà nưc Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa được thành lập, Chính phủ đã bãi bỏ hẳn sắc thuế phi nhân đạo là thuế đinh và
miễn thuế điền ở các vùng bị bão lụt. Ngày 10/9/1945, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh
số 27/SL, đặt ra Sở thuế quan và thuế gián thu. Ngày 25/3/1946 thành lập Nha thuế
trực thu Việt Nam.
Đến năm 1951, Nhà nước ban hành các sắc thuế gồm thuế nông nghiệp, thuế
công thương nghiệp (gồm thuế doanh nghiệp và thuế thực lãi), thuế quán hàng, thuế
hàng hóa, thuế buôn chuyến, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ, thuế
tem. Thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật theo biểu lũy tiến từ 6%-45%, các thuế khác
thu bằng tiền. Thuế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 50% trong tổng thu về
thuế.
1.2.1.3.4 Giai đoạn từ năm 1954 – 1975:
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc được giải phóng còn
miền Nam vẫn phải chịu ách đô hộ của đế quốc Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn. Hệ

thống thuế ở miền Bắc lúc này gồm 12 sắc thuế với nhiều mức thuế suất thay cho hệ
thống thuế tương đối ít thuế suất trước đó: Thuế doanh nghiệp (thống nhất thuế doanh
thu và quán hàng), thuế lợi tức doanh nghiệp (thay thế thuế thực lãi), thuế hàng hóa
(mở rộng thêm mặt hàng), thuế sát sinh, thuế buôn chuyến, thuế thổ trạch, thuế kinh
doanh nghệ thuật, thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế muối, thuế rượu, thuế xuất, nhập
khẩu và chế độ thu quốc doanh. Thuế chỉ áp dụng đối với khu vực kinh tế tập thể và cá
thể. Các xí nghiệp quốc doanh không áp dụng thuế mà theo chế độ thu khác bởi theo
quan điểm của Đảng và Nhà nước, các xí nghiệp quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước quản lý, cần phải tạo điều kiện cho kinh tế quốc doanh phát triển và giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước. Chính sự phân biệt này đã làm mất đi tính công
bằng của thuế, nguồn thu ngân sách Nhà nước thấp, Nhà nước xem nhẹ vai trò của
thuế, làm cho các xí nghiệp quốc doanh ỷ lại, hoạt động không hiệu quả.
14

 min Nam có hai chế độ chính quyền cách mạng và chính quyền ngụy Sài
Gòn. Nguồn thu của chính quyền cách mạng là sự quyên góp của quần chúng nhân
dân, sự chi viện của Trung ương, thu từ sản xuất tự túc và thu chiến lợi phẩm. Nguồn
thu chính của chính quyền ngụy Sài Gòn là viện trợ của Mỹ, khoản thu từ thuế chỉ
chiếm khoảng 20% ngân sách (Lê Thị Thanh Hà và cộng sự, 2007).
1.2.1.3.5 Giai đoạn từ năm 1975 đến nay:
Từ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến năm 1979, hệ thống
thuế ở miền Bắc vẫn duy trì như trước năm 1975. Miền Nam tạm thời áp dụng có cải
tiến một số sắc thuế của chính quyền Sài Gòn cũ như thuế lợi tức, thuế môn bài, thuế
thổ trạch, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lưu hành xe tự động, thuế trước bạ.
Từ 1980, hệ thống thuế được thi hành thống nhất trên toàn quốc. Mặc dù đã
được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế thị trường nhưng hệ thống thuế lúc
này vẫn còn nhiều khiếm khuyết, chưa thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô của
Nhà nước.
Đến năm 1990, Quốc hội khóa VIII và Hội đồng Nhà nước đã cho ban hành các
luật thuế và pháp lệnh thuế áp dụng chung cho tất cả các thành phần kinh tế. Quan

điểm về thuế của Nhà nước đã thay đổi, Nhà nước đặt ra yêu cầu thuế phải là nguồn
thu chủ yếu cho Ngân sách Nhà nước; là công cụ quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà
nước; thuế phải có tính pháp lý cao; phải đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế. Hệ thống thuế từ đó đến nay đã trải qua nhiều đợt cải cách nhằm đảm bảo phù hợp
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và hội nhập kinh tế thế
giới. Một quá trình đổi mới theo hướng thị trường chỉ trong vòng 20 năm gần đây nên
thực tế thuế Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, cả về chính sách lẫn thực hiện. Hệ thống
thuế ngày nay gồm các sắc thuế sau: Thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp;
thuế thu nhập cá nhân; thuế xuất, nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế môn bài; thuế
nhà, đất; thuế tài nguyên; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông
nghiệp. Ngoài ra còn có các khoản phí và lệ phí có tính chất thuế.
15

1.2.2 Định nghĩa thuế:
S ra đời của thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với Nhà Nước, thuế có các
đặc điểm cơ bản sau:
- Thuế gắn liền với quyền lực Nhà nước. Nhà nước sử dụng hệ thống pháp luật
để ban hành các sắc thuế.
- Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc. Thuế là nghĩa vụ của công dân đối với
Nhà nước. Mọi hành vi gian lận về thuế đều là hành vi vi phạm pháp luật.
- Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Người đóng góp
được nhận lại ích lợi xã hội.
Từ những đặc điểm cơ bản trên có thể đưa ra khái niệm về thuế như sau (có
nhiều định nghĩa về thuế, định nghĩa dưới đây được trích dẫn theo giáo trình “Lý
thuyết về thuế” của Học Viện Tài Chính, năm 2008): “Thuế là một khoản đóng góp bắt
buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp
luật qui định, nhằm sử dụng cho mục đích công cộng”.
1.2.3 Vai trò của thuế:
* Thuế là công cụ huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước:
Có nhiều nguồn tài trợ cho các khoản chi tiêu của Nhà nước như thuế, thu từ

hoạt động kinh tế của Nhà nước, nhận viện trợ, vay, phát hành tiền, các khoản thu
khác. Trong đó thuế là nguồn tài trợ có nhiều ưu điểm với phạm vi thu thuế rộng,
nguồn thu ổn định, bền vững…
Ở các nước phát triển, tỷ lệ thuế trên GDP rất cao và tăng rất nhanh như ở Pháp
năm 1975 là 37,4% và đến năm 1992 đã là 43,6%; ở Thụy Điển năm 1975 là 43,9% và
đến năm 1992 thì lên mức 50%. Tại Việt Nam, năm 2004 là 20,2%; năm 2005 là
21,1% và năm 2006 là 22,6%. (Nguồn: Kinh tế 2005 – 2006 Việt Nam và thế giới, Thời
báo kinh tế Việt Nam, trang 15).
* Thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế:

×