Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.65 KB, 132 trang )

BăGIÁOăDCăVÀăÀOăTO
TRNGăIăHCăKINHăTăTP.HăCHÍăMINH



NGUYNăTHăBOăNGC


TăCHCăHăTHNG KăTOÁNăQUNăTRăTIă
CỌNGăTYăCăPHNăTHYăSNă584ăNHAăTRANG

LUNăVNăTHCăSăKINHăT









TP.HăChí Minh - Nm 2014
BăGIÁOăDCăVÀăÀOăTO
TRNGăIăHCăKINHăTăTP.HăCHÍăMINH



NGUYNăTHăBOăNGC

TăCHCăHăTHNGăKăTOÁNăQUNăTRăTIă
CỌNGăTYăCăPHNăTHYăSNă584ăNHAăTRANG


Chuyên ngành: Kătoán
Mưăs: 60340301

LUNăVNăTHCăSăKINHăT

Ngiăhngădnăkhoaăhc:ăTS.ăTrnăAnhăHoa




TP.HăChíăMinh - Nm 2014

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai
công bố trong bất kỳ một công trình nào.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội ñồng.

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bảo Ngọc
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính thiết thực của ñề tài 1

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
5. Nội dung và bố cục của luận văn 3
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 6
1.1. Khái quát về kế toán quản trị 6
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị 6
1.1.1.1. Trên thế giới 6
1.1.1.2. Ở Việt Nam 7
1.1.2. Khái niệm kế toán quản trị 8
1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị 9
1.1.4. Mục tiêu của kế toán quản trị 9
1.1.5. Yêu cầu tổ chức kế toán quản trị 10
1.1.6. Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị 10
1.1.6.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính 10
1.1.6.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị ñộc lập với kế toán tài chính 11
1.1.6.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tài chính và kế toán quản trị theo
kiểu hỗn hợp 11
1.2. Phương pháp của kế toán quản trị 11
1.2.1. Vận dụng các phương pháp kế toán trong kế toán quản trị 11
1.2.1.1. Phương pháp chứng từ kế toán 12
1.2.1.2. Phương pháp tài khoản kế toán 12
1.2.1.3. Phương pháp tính giá 12
1.2.1.4. Phương pháp tổng hợp cân ñối 12
1.2.2. Các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ sử dụng trong kế toán quản trị 12
1.2.2.1. Thiết kế thông tin thành dạng so sánh ñược 13
1.2.2.2. Phân loại chi phí 13
1.2.2.3. Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin kế toán theo dạng
phương trình 16

1.2.2.4. Trình bày các thông tin dưới dạng ñồ thị 16
1.3. Nội dung kế toán quản trị 16
1.3.1. Tiếp cận theo chức năng quản trị 16
1.3.2. Xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp 17
1.3.3. Tiếp cận theo quy trình thực hiện 17
1.4. Các công cụ cơ bản của kế toán quản trị 18
1.4.1. Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh 18
1.4.1.1. Khái niệm 18
1.4.1.2. Mục ñích của dự toán ngân sách 18
1.4.1.3. Phân loại dự toán ngân sách 18
1.4.1.4. Trình tự lập dự toán ngân sách 19
1.4.1.5. Các bên tham gia vào quá trình lập dự toán 20
1.4.1.6. Hệ thống dự toán ngân sách 20
1.4.1.7. Sử dụng dự toán như một công cụ kiểm soát 21
1.4.2. Hệ thống kế toán trách nhiệm 22
1.4.2.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm 22
1.4.2.2. Xác ñịnh các trung tâm trách nhiệm 22
1.4.3. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận 26
1.5. Cách thức xây dựng hệ thống kế toán quản trị 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỦY SẢN 584 NHA TRANG 29
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang 29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 29
2.1.2. Chức năng – Nhiệm vụ 30
2.1.2.1. Chức năng 30
2.1.2.2. Nhiệm vụ 30
2.1.3. Tình hình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của công ty (từ 2006 - 2012) 31
2.1.4. Những khó khăn công ty ñang gặp phải hiện nay 32
2.1.5. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 32

2.1.6. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 33
2.1.7. Tổ chức sản xuất của công ty 35
2.1.8. Đặc ñiểm và quy trình sản xuất sản phẩm 36
2.1.8.1. Đặc ñiểm sản phẩm 36
2.1.8.2. Đặc ñiểm sản xuất 36
2.1.8.3. Quy trình sản xuất nước mắm 37
2.1.8.4. Quy trình sản xuất mắm chai 39
2.2. Khảo sát thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần thủy sản 584 39
2.2.1. Mục ñích cuộc khảo sát 39
2.2.2. Quy trình khảo sát và xử lý thông tin 40
2.2.2.1. Quy trình khảo sát 40
2.2.2.2. Xử lý thông tin 40
2.2.3. Kết quả cuộc khảo sát 40
2.3. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang 40
2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 40
2.3.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty 41
2.3.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 41
2.3.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 42
2.3.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 42
2.3.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 43
2.4. Thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty 44
2.4.1. Lập dự toán tại công ty 44
2.4.2. Các loại dự toán ngân sách ñược lập 44
2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 45
2.4.4. Kế toán trách nhiệm 49
2.4.5. Thiết lập thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết ñịnh
ngắn hạn và dài hạn 49
2.5. Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty 50
2.5.1. Về công tác kế toán tài chính 50
2.5.1.1. Ưu ñiểm 50

2.5.1.2. Nhược ñiểm 51
2.5.2. Về công tác kế toán quản trị 51
2.5.2.1. Ưu ñiểm 51
2.5.2.2. Nhược ñiểm 52
2.6. Một số nguyên nhân ảnh hưởng ñến việc chưa xây dựng công tác kế toán
quản trị tại công ty 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 54
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THỦY SẢN 584 NHA TRANG 55
3.1. Các quan ñiểm cho việc xác lập nội dung tổ chức công tác kế toán quản trị
tại công ty 55
3.2. Nhu cầu thông tin của nhà quản trị 55
3.3. Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại công ty 56
3.3.1. Mô hình kế toán quản trị 56
3.3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 57
3.3.1.2. Quy trình xử lý thông tin kế toán 58
3.3.2. Nội dung kế toán quản trị nên thực hiện tại công ty 59
3.3.2.1. Phân loại chi phí và phân tích biến ñộng chi phí 59
3.3.2.2. Lập dự toán ngân sách 61
3.3.2.3. Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm 74
3.3.2.4. Hoàn thiện phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 82
3.3.2.5. Thông tin kế toán quản trị phục vụ việc ra quyết ñịnh 84
3.3.3. Một số giải pháp khác nhằm hỗ trợ thực hiện tốt công tác kế toán quản
trị tại công ty 89
3.3.3.1. Nguồn nhân lực 89
3.3.3.2. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và các phòng ban khác 89
3.3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán quản trị 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 92
KẾT LUẬN CHUNG 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH : bảo hiểm xã hội
BHTN : bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ : kinh phí công ñoàn
NVLTT : nguyên vật liệu trực tiếp
NCTT : nhân công trực tiếp
QLDN : quản lý doanh nghiệp
SXC : sản xuất chung
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ ñồ 1.1 Trình tự lập dự toán
Sơ ñồ 2.1 Sơ ñồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
Sơ ñồ 2.2 Sơ ñồ tổ chức sản xuất tại công ty
Sơ ñồ 2.3 Quy trình sản xuất nước mắm
Sơ ñồ 2.4 Quy trình sản xuất mắm chai
Sơ ñồ 2.5 Sơ ñồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Sơ ñồ 2.6 Quy trình hạch toán kế toán tại công ty
Sơ ñồ 3.1 Sơ ñồ bộ máy kế toán áp dụng mô hình kết hợp giữa
kế toán tài chính
và kế toán quản trị
Sơ ñồ 3.2 Sơ ñồ các trung tâm trách nhiệm
Sơ ñồ 3.3 Sơ ñồ quy trình hoạt ñộng của kế toán trách nhiệm


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính thiết thực của ñề tài
Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, ñể có thể tồn tại và phát triển

ñòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ khác nhau ñể quản lý và ñiều hành
hoạt ñộng sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhất. Kế toán quản trị là một bộ phận
quan trọng, không thể tách rời của quản trị doanh nghiệp, giữ vai trò tích cực trong
việc ñiều hành và kiểm soát hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin do kế
toán quản trị cung cấp chủ yếu phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp, thỏa mãn yêu cầu
thông tin của chủ doanh nghiệp. Tổ chức ñược một hệ thống kế toán quản trị khoa học
sẽ giúp ích rất nhiều cho nhà quản trị không những trong quá trình ra quyết ñịnh kinh
doanh, quyết ñịnh ñầu tư và sử dụng các nguồn lực mà còn phục vụ hiệu quả việc kiểm
soát và ñánh giá kết quả hoạt ñộng của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang với sản phẩm nước mắm 584 – một
trong những thương hiệu nước mắm danh tiếng tại Việt Nam. Với chủ trương xây
dựng thương hiệu nước mắm 584 Nha Trang theo hướng lấy chất lượng, giá trị truyền
thống làm cốt lõi, sự thỏa mãn, quyền lợi của khách hàng là thước ño cho sự thành
công, cho vị thế của thương hiệu; không vì chạy theo lợi nhuận, giá trị trước mắt mà tự
mình hủy hoại thương hiệu và không thể phát triển một cách bền vững, công ty ñã
ngày càng khẳng ñịnh ñược vị thế của mình trong ngành sản xuất nước mắm.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện hàng trăm nhãn hiệu nước mắm
khác nhau. Bên cạnh rất nhiều những thương hiệu ñã nổi tiếng từ bao ñời nay như
nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết,…, công ty 584 ñang phải ñối mặt với sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt từ những hãng nước mắm công nghiệp như Chinsu, Nam
Ngư, Đệ Nhất,…Để có thể ñứng vững ñược trong tình hình kinh doanh khó khăn như
hiện nay, ban lãnh ñạo của công ty cần phải có những chủ trương, quyết sách ñúng
ñắn, phù hợp cho từng thời ñiểm. Nhưng trên thực tế, các quyết ñịnh quản trị của công
ty hiện nay ñược ban hành chủ yếu dựa vào nguồn thông tin ở quá khứ do kế toán tài
chính cung cấp, chưa có ñược những nguồn thông tin hữu ích ñể làm căn cứ ñịnh
hướng cho các hoạt ñộng ở tương lai. Cho nên nhiều lúc các quyết ñịnh ban lãnh ñạo
ñưa ra không phù hợp do số liệu mà kế toán tài chính cung cấp chưa kịp thời, chưa
chính xác hoặc chưa thỏa mãn ñược nhu cầu thông tin của nhà quản trị.
2
Chính vì vậy, ñiều cần thiết bây giờ là công ty phải tổ chức ñược một hệ thống

kế toán quản trị khoa học, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý. Và ñiều quan
trọng hơn hết là ngày càng gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do chính
ñể tác giả ñi ñến chọn ñề tài: “Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần
Thủy sản 584 Nha Trang”
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Hệ thống hóa lý luận chung về Kế toán quản trị.
- Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty cổ phần Thủy
sản 584 Nha Trang.
- Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào việc xây dựng hệ thống dự toán ngân sách, kế toán trách
nhiệm, hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, hệ thống thông
tin phục vụ cho việc ra quyết ñịnh tại công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu: bằng cách ñọc tài liệu ñể thu thập thông tin về vấn ñề
nghiên cứu như cơ sở lý thuyết liên quan ñến vấn ñề nghiên cứu, các công trình nghiên
cứu có liên quan, các chủ trương, chính sách, các kinh nghiệm thực tiễn…
Thu thập số liệu: ñược thu thập bằng cách phỏng vấn các nhà quản lý và những
người ñang làm công tác kế toán và các phòng ban khác tại công ty Cổ phần thủy sản
584 Nha Trang. Ngoài ra số liệu còn ñược thu thập từ sách báo, tạp chí và các website.
Phân tích, tổng hợp, phân loại: căn cứ vào thông tin, dữ liệu ñã thu thập ñể tiến
hành phân loại và tổng hợp theo các tiêu chí nhất ñịnh. Sau ñó tiến hành phân tích các
thông tin liên quan ñến nội dung của luận văn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Về mặt cơ sở lý luận: luận văn ñã góp phần làm rõ bản chất của kế toán quản
trị, khẳng ñịnh ñược vai trò và ý nghĩa của kế toán quản trị trong quá trình ñiều hành
hoạt ñộng sản xuất kinh doanh.
Về ý nghĩa thực tiễn: luận văn ñã làm rõ thực trạng công tác kế toán tại công ty
Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang và ñề xuất các nội dung kế toán quản trị có thể vận

dụng tại công ty.
3
5. Nội dung và bố cục của luận văn
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị
Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán tại công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang
Chương III: Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại công ty Cổ phần Thủy sản
584 Nha Trang
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Kế toán quản trị ñược các nhà nghiên cứu Việt Nam ñề cập ñến từ những năm
1990. Với nhiều cách tiếp cận và giải quyết vấn ñể khác nhau, các tác giả ñã dần dần
ñịnh hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam cách thức vận dụng kế toán quản trị vào
ñơn vị mình.
Các nghiên cứu về phương hướng chung ñể xây dựng mô hình kế toán quản
trị trong doanh nghiệp
Tác giả Phạm Văn Dược (1997) với luận án “Phương hướng xây dựng nội dung
và tổ chức vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam”, thông qua
việc nghiên cứu thực trạng hệ thống kế toán doanh nghiệp và thực tế vận dụng kế toán
quản trị ở Việt Nam, tác giả ñã ñề xuất các nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản
trị vào thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam.
Tác giả Ngô Thị Thu Hồng (2010) với bài viết “Kế toán quản trị ở doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”. Tác giả cho rằng, kế toán quản trị là một trong những
công cụ hữu hiệu và ñắc lực nhất giúp nhà quản lý ñiều hành và ñưa ra quyết ñịnh
ñúng ñắn và hiệu quả. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại chưa chú ý ñến vai
trò của kế toán quản trị, mà hầu như chỉ vận dụng kế toán tài chính ñể phục vụ cho
việc lập báo cáo tài chính và cung cấp thông tin cho các ñối tượng sử dụng ở bên ngoài
doanh nghiệp. qua bài viết, tác giả ñã ñịnh hướng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
các bước cần thiết ñể tổ chức hệ thống kế toán quản trị sao cho phù hợp với quy mô,
ñặc ñiểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, trình ñộ, khả năng của ñội ngũ kế toán,
yêu cầu quản trị….
Tác giả Bùi Công Khánh (2013) với bài viết “Mô hình kế toán quản trị tại các

doanh nghiệp Việt Nam và những ñiều cần thiết”, tác giả ñã ñánh giá thực trạng vận
dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, từ ñó ñề xuất xây dựng
mô hình kế toán quản trị cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như ñưa ra các ñiều
kiện cần và cơ sở cần thiết ñể triển khai, ứng dụng kế toán quản trị tại các doanh
nghiệp Việt Nam.
4
Tuy nhiên những nghiên cứu này mang tính chất áp dụng chung cho các loại
hình doanh nghiệp, trong khi tính linh hoạt của kế toán quản trị rất cao, phụ thuộc
nhiều vào ñặc ñiểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Các nghiên cứu áp dụng kế toán quản trị trong các loại hình doanh nghiệp:
Trong những năm gần ñây, ñã có nhiều nghiên cứu về nội dung áp dụng kế toán
quản trị trong các loại hình cụ thể như doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp sản
xuất, doanh nghiệp xây lắp…
Tác giả Trần Văn Dung (2002), với ñề tài “Tổ chức kế toán quản trị và giá
thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”. Tác giả Nguyễn Bích Hương Thảo
(2005) với nghiên cứu “Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
chế biến thủy sản Khánh Hòa “.Tác giả Nguyễn Bích Liên (2007) với ñề tài “Hoàn
thiện công tác kế toán quản trị tại công ty phân bón miền Nam”. Tác giả Hoàng Văn
Tưởng (2011) với nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý
hoạt ñộng kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam”. Đề tài “Tổ chức kế
toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Hoản(2012). Luận văn “Vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương” của tác giả Hồ Nam Phương (2012). Các nghiên
cứu này ñã nghiên cứu những nội dung cơ bản của kế toán quản trị, thiết lập quy trình
và giải quyết các vấn ñề liên quan ñến xây dựng và áp dụng hệ thống kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp ở từng ngành nghề cụ thể.
Các công trình nghiên cứu trên tuy ñã ñi sâu vào tìm hiểu việc ứng dụng kế toán
quản trị cho từng lĩnh vực, nghành nghề cụ thể nhưng cũng chỉ mang tính chất hướng
dẫn chung cho việc áp dụng kế toán quản trị ở mỗi lĩnh vực. Trong khi, kế toán quản
trị là công việc nội bộ của mỗi doanh nghiệp, mà mỗi doanh nghiệp lại có một ñặc

ñiểm sản xuất kinh doanh khác nhau. Chính vì thế, với những hướng dẫn mang tính
khái quát như trên, doanh nghiệp vẫn chưa thể nắm rõ cách thức vận dụng kế toán
quản trị vào doanh nghiệp mình như thế nào.
Cụ thể như trong lĩnh vực chế biến thủy sản thì ñặc ñiểm sản xuất của nghề chế
biến thủy sản hoàn toàn khác với nghề sản xuất nước mắm. Cho nên, các doanh nghiệp
sản xuất nước mắm không thể áp dụng hoàn toàn cách thức tổ chức bộ máy kế toán
quản trị như các doanh nghiệp chế biến thủy sản nói chung.
5
Cho ñến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về việc tổ chức kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất nước mắm. Chính vì vây, tác giả ñã lựa chọn
ñề tài “Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha
Trang”. Đây là một doanh nghiệp ñiển hình về sản xuất và kinh doanh nước mắm tại
ñịa bàn tỉnh Khánh Hòa.



6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1. Khái quát về kế toán quản trị:
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị:
1.1.1.1. Trên thế giới:
Kế toán quản trị bắt nguồn từ kế toán chi phí, ra ñời từ cuộc cách mạng công
nghiệp diễn ra vào cuối thế kỷ 18, ñầu thế kỷ 19. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản
ñơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao ñộng chân tay ñược thay thế bằng công nghiệp và chế
tạo máy móc quy mô lớn. Thương mại mở rộng tạo ñiều kiện cho sự phát triển mạnh
mẽ cả về quy mô và pham vi hoạt ñộng của các doanh nghiệp trong giai ñoạn này. Yêu
cầu cấp bách ñược ñặt ra ñối với nhà quản trị là làm sao có thể kiểm soát và ñánh giá
ñược những hoạt ñộng ñã diễn ra trong doanh nghiệp. Lúc này, nhiệm vụ chính của kế
toán chi phí là cung cấp thông tin về tình hình chi phí ñể phục vụ cho việc kiểm soát
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một số các ngành nghề như dệt, ñường sắt, luyện

kim, dầu khí là những lĩnh vực ứng dụng kế toán chi phí sớm nhất. Sau ñó, kế toán chi
phí ngày càng trở nên quan trọng hơn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới.
Kế toán chi phí tiếp tục phát triển mạnh mẽ vào những năm ñầu của thế kỷ 20,
gắn liền với tên tuổi của Donaldson Brown và Alfred Sloan, là giám ñốc hai công ty
nổi tiếng là Dupont và General Motor, những người ñi tiên phong cho việc ứng dụng
kế toán quản trị vào quá trình quản lý doanh nghiệp. Cả hai vị giám ñốc ñều cùng
chung một ý tưởng là:”phân quyền trách nhiệm ñể kiểm soát tập trung”, thay ñổi cấu
trúc công ty từ mô hình tập trung sang mô hình quản trị phân quyền, chuyển hoạt ñộng
xuống các ñơn vị con và ñơn vị trung tâm nắm quyền kiểm soát chung. Sáng kiến của
họ ñã góp phần giải quyết nhiều vấn ñề phức tạp trong quản trị công ty.
Giai ñoạn từ năm 1956 ñến cuối năm 1980, kế toán quản trị ñã bắt ñầu hỗ trợ
cho nhà quản lý trong quá trình lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết ñịnh. Kỹ thuật chủ yếu
ñược sử dụng trong giai ñoạn này là kỹ thuật phân tích quyết ñịnh và kế toán trách nhiệm.
Khoảng thời gian từ năm 1980 ñến năm 1995 là giai ñoạn phát triển vượt bậc
của kế toán quản trị. Vai trò của kế toán quản trị lúc bấy giờ không chỉ là hỗ trợ cho
nhà quản trị mà ñã trở thành hoạt ñộng không thể tách rời trong quá trình quản trị
doanh nghiệp. Mục tiêu chủ yếu của kế toán quản trị trong giai ñoạn này là giảm hao
phí nguồn lực trong quá trình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh thông qua việc vận dụng
kỹ thuật phân tích quá trình và quản trị chi phí.
7
Từ năm 1995 ñến nay, kế toán quản trị tiếp tục phát triển với mục tiêu chính là
tạo giá trị bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Kỹ thuật ñược sử dụng ở ñây là
ñánh giá các yếu tố tạo nên giá trị cho khách hàng, giá trị cho cổ ñông, sự thay ñổi
trong quá trình hoạt ñộng kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển (Đoàn Ngọc Quế và
cộng sự, 2011).
Như vậy, kế toán quản trị ñã trải qua nhiều giai ñoạn phát triển, thay ñổi các
hình thái ñể dần dần trở thành một công cụ hỗ trợ ñắc lực cho các nhà quản lý trong
thời ñại ngày nay.
1.1.1.2. Ở Việt Nam:
Kế toán quản trị vào Việt Nam ban ñầu với hình thái hệ thống lập kế hoạch (dự

toán ngân sách) và quản trị chi phí phát triển gắn liền chính sách, chế ñộ kế toán áp
dụng ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ thực sự ñược tìm hiều vào
ñầu những năm 1990 trở về ñây và trở thành yêu cầu cấp bách trong xây dựng hệ
thống thông tin kế toán.
Về mặt luật pháp, thuật ngữ kế toán quản trị cũng chỉ vừa ñược ghi nhận chính
thức trong luật kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/06/2003 có hiệu lực từ ngày
01/01/2004. Tuy nhiên thông tư này chỉ mới dừng lại ở góc ñộ nhìn nhận và xem xét,
chưa có một quyết ñịnh cụ thể hay hướng dẫn thi hành mang tính tổng quát. Đến ngày
12/6/2006, thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn áp dụng kế
toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức ñược ra ñời nhằm hướng dẫn cho các
doanh nghiệp thực hiện kế toán quản trị. Từ khi ra ñời cho ñến nay, kế toán quản trị
vẫn còn khá xa vời ñối với các doanh nghiệp Việt Nam cả về mặt lý luận lẫn vận hành.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do:
- Mới chuyển sang vận hành theo cơ chế kinh tế mới nên kiến thức về tổ chức và
quản lý theo cơ chế thị trường của các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa nhiều và chưa
ñầy ñủ, trong khi ñó thói quen ñiều hành quản lý kinh doanh thời tập trung bao cấp
chưa loại bỏ ñược nên tạo khó khăn cho việc quản lý theo cơ chế mới. Điều này ảnh
hưởng ñến tâm lý trong việc tổ chức bộ máy KTQT trong các DN.
- Mô hình tổ chức bộ máy KTQT áp dụng tại Việt Nam là mô hình kết hợp tuân
theo chế ñộ hướng dẫn của Nhà nước, của Bộ Tài chính cũng chỉ mới chú trọng ñến hệ
thống tài chính, còn vấn ñề hướng dẫn về nội dung KTQT, tổ chức công tác quản lý ở
các doanh nghiệp thì chưa có những hướng dẫn cụ thể. Do ñó phần hành KTTC vẫn
8
ñảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin sát thực tế kinh doanh của doanh nghiệp ñể
ra quyết ñịnh quản trị.
1.1.2. Khái niệm kế toán quản trị:
Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các
nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị ñể hoạch ñịnh và kiểm soát hoạt ñộng
của tổ chức (Hilton, 1991).
Theo Viện kế toán quản trị Mỹ: “Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, ño

lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và cung cấp thông tin tài chính cho nhà
quản trị ñể lập kế hoạch, ñánh giá và kiểm soát hoạt ñộng trong tổ chức nhằm sử dụng
có hiệu quả và có trách nhiệm các nguồn lực của tổ chức”
Viện kế toán quản trị Anh ñưa ra ñịnh nghĩa về kế toán quản trị như sau:”Kế
toán quản trị là một bộ phận không thể tách rời của công tác quản trị. Nó bao gồm việc
xác ñịnh, trình bày, và giải thích thông tin nhằm sử dụng cho việc:
-
Đề ra chiến lược.
-
Hoạch ñịnh và kiểm soát các hoạt ñộng.
-
Ra quyết ñịnh.
-
Sử dụng tối ưu các nguồn lực.
-
Cung cấp thông tin cho các cổ ñông, người lao ñộng và những ñối tượng khác
trong doanh nghiệp.
-
Bảo ñảm an toàn tài sản của doanh nghiệp”
Theo Robert S.Kaplan và Anthony A.Atkinson, tác giả cuốn Advanced
Management Accounting, thì kế toán quản trị ñược ñịnh nghĩa là:”hệ thống kế toán
cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong việc hoạch ñịnh và kiểm soát hoạt ñộng
doanh nghiệp”.
Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị ñược ñịnh nghĩa là “việc thu thập,
xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết
ñịnh kinh tế, tài chính trong nội bộ ñơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, ñiều 4).
Cũng như kế toán tài chính, kế toán quản trị ghi nhận các thông tin về các hoạt
ñộng ñã diễn ra. Song ñiều quan trọng là từ các thông tin ñó, có thể thiết lập các mô
hình dự báo và mô phỏng kết quả của các quyết ñịnh chuẩn bị ñưa ra nhờ ñược ghi
chép rõ ràng bằng hệ thống kế toán quản trị. Khả năng này làm cho thông tin kế toán

quản trị trở nên rất cần thiết cho công tác dự báo và hoạch ñịnh tài chính doanh nghiệp.
9
Như vậy, có rất nhiều quan ñiểm khác nhau về kế toán quản trị, các quan ñiểm
thể hiện cách nhìn của mỗi tác giả ở các góc ñộ khác nhau. Nhìn chung thì: hệ thống
kế toán quản trị hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu thông tin quản trị doanh
nghiệp, là quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin dưới hình thức giá trị, hiện
vật và thời gian lao ñộng một cách chi tiết theo quá trình chuyển hóa nguồn lực thành
kết quả theo cấu trúc hoạt ñộng của doanh nghiệp. Do ñặc ñiểm này mà hệ thống kế
toán quản trị cho phép nhà quản trị doanh nghiệp thấy rõ hơn mối quan hệ nhân quả
tương ứng với quyết ñịnh ñưa ra.
1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị:
Hệ thống kế toán quản trị ñóng vai trò quan trọng trong quá trình ñiều hành của
mỗi nhà quản trị. Vai trò này ñược thể hiện tương ứng với từng chức năng của nhà
quản trị, cụ thể như sau:
- Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch. Đó là
cung cấp thông tin về tình hình hoạt ñộng kinh doanh, tình hình tài chính của ñơn vị
hay của ñối thủ cạnh tranh, là cơ sở ñể ñánh giá kết quả hoạt ñộng của các bộ phận
trong doanh nghiệp.
- Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức, ñiều hành hoạt ñộng
của doanh nghiệp. Những thông tin này giúp ích cho nhà quản trị xây dựng và phát
triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý, cũng như kiểm soát ñược các hoạt ñộng diễn ra
hàng ngày tại doanh nghiệp, ñảm bảo các hoạt ñộng trong doanh nghiệp ñươc thực
hiện một cách nhịp nhàng và hiệu quả nhất.
- Vai trò cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát, ñó là giúp nhà quản trị kiểm
soát ñược việc thực hiện các chỉ tiêu dự toán so với thực tế hoạt ñộng của doanh
nghiệp, nhằm ñưa ra các biện pháp ñảm bảo cho mọi hoạt ñộng trong tổ chức ñi ñúng
mục tiêu .
- Đối với vai trò cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết ñịnh, thông tin kế toán
quản trị càng thể hiện rõ ñược tầm quan trọng của mình. Đó là giúp nhà quản trị lựa
chọn phương án thích hợp nhất. Có thể nói, các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp

xuyên suốt từ ñầu ñã hỗ trợ ñắc lực cho nhà quản trị thực hiện ñược nội dung cơ bản
nhất của hoạt ñộng quản trị là vấn ñề ra quyết ñịnh.
1.1.4. Mục tiêu của kế toán quản trị:
Mục tiêu cuối cùng của kế toán quản trị ñó là cung cấp thông tin hữu ích, giúp
10
nhà quản trị thực hiện ñược mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
-
Cung cấp thông tin cho nhà quản lý ñể lập kế hoạch và ra quyết ñịnh
-
Trợ giúp nhà quản lý trong việc ñiều hành và kiểm soát hoạt ñộng của tổ chức
-
Thúc ñẩy các nhà quản lý ñạt ñược các mục tiêu của tổ chức.
-
Đo lường hiệu quả hoạt ñộng của các nhà quản lý và các bộ phận, ñơn vị trực
thuộc trong tổ chức.
1.1.5. Yêu cầu tổ chức kế toán quản trị:
Khi xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty phải ñảm bảo các yêu cầu sau:
-
Hệ thống kế toán quản trị phải ñáp ứng ñược việc ghi nhận, xử lý và cung cấp
thông tin phù hợp cho từng ñối tuợng sử dụng thông tin và phải ñảm bảo tính liên
thông với hệ thống kế toán tài chính.
-
Công tác kế toán quản trị phải ñáp ứng ñược yêu cầu quản lý của công ty. Cụ
thể là phải ñáp ứng ñược yêu cầu lập kế hoạch, tổ chức ñiều hành, kiểm tra và ra quyết
ñịnh của nhà quản lý.
-
Công tác kế toán quản trị phải phù hợp với ñặc thù hoạt ñộng kinh doanh của
công ty ở hiện tại cũng như trong tương lai.
-
Tổ chức hệ thống kế toán quản trị phải ñảm bảo tính hiệu quả về mặt thời gian

cũng như về mặt chi phí.
-
Phải ứng dụng ñược công nghệ thông tin trong công tác kế toán quản trị tại
công ty.
1.1.6. Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị
1.1.6.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính
Theo mô hình này thì kế toán quản trị và kế toán tài chính cùng nằm trong một
bộ máy kế toán, nghĩa là không có sự phân chia kế toán quản trị và kế toán tài chính
thành 2 bộ phận riêng biệt. Các nhân viên thực hiện kế toán tài chính vẫn làm ñúng
phần hành ñã phân công nhưng có kết hợp thực hiện thêm công việc của kế toán quản
trị trong phạm vi nhiệm vụ của mình.
Mô hình này thường ñược vận dụng trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều. Ưu ñiểm của mô hình này là
gọn nhẹ, dễ ñiều hành. Tuy nhiên, công việc này ñòi hỏi người làm kế toán phải hiểu
biết sâu về cả 2 lĩnh vực kế toán tài chính và kế toán quản trị. Người ñiều hành phải
hiểu ñược trình ñộ, năng lực cụ thể của từng nhân viên kế toán ñể giao việc cho phù hợp.
11
1.1.6.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị ñộc lập với kế toán tài chính
Đây là mô hình tổ chức bộ máy kế toán thành 2 bộ phận riêng biệt là bộ phận kế
toán tài chính và bộ phận kế toán quản trị. Doanh nghiệp tự thiết kế, bố trí nhân sự sao
cho hai hệ thống kế toán này hoàn toàn ñộc lập với nhau. Mô hình này thường ñược áp
dụng tại các doanh nghiệp có quy mô lớn. Nhiệm vụ cụ thể của 2 bộ phận này như sau:
Bộ phận kế toán tài chính: có chức năng thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích, ghi
chép vào tài khoản, sổ sách kế toán và cung cấp thông tin thông qua các báo cáo tài chính
Bộ phận kế toán quản trị: có chức năng thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp
thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị. Lập các dự toán chi tiết, tổ chức phân tích, xử
lý thông tin và cung cấp các báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu, giúp nhà quản trị có
căn cứ ñể ra các quyết ñịnh kinh doanh kịp thời và phù hợp.
Mô hình này có ưu ñiểm là công việc ñược phân chia rõ ràng giữa 2 bộ phận,
mang tính chuyên môn hóa cao, giúp cho từng bộ phận có ñiều kiện nâng cao trình ñộ

chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, mô hình này chỉ nên áp dụng tại những doanh
nghiệp có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều. Vì ñể tổ chức và ñiều hành 2 bộ phận
này ñòi hỏi tốn kém chi phí, nhân sự, và công việc tổng hợp thông tin từ 2 bộ phận sao
cho có hiệu quả cần một ñội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và trình ñộ cao.
1.1.6.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tài chính và kế toán quản trị theo kiểu
hỗn hợp
Theo quan ñiểm của mô hình này thì một số bộ phận của kế toán quản trị sẽ
ñược tổ chức ñộc lập với kế toán tài chính, các bộ phận còn lại ñược tổ chức kết hợp.
cụ thể là kế toán quản tri chi phí sẽ ñược tổ chức ñộc lập với kế toán tài chính.
Ưu ñiểm của mô hình này là làm bước ñệm cho những công ty muốn tiến thẳng
lên mô hình kế toán tài chính ñộc lập với kế toán quản trị nhưng chưa ñủ ñiều kiện
cũng như trình ñộ quản lý ñể tổ chức ngay mô hình ñộc lập.
1.2. Phương pháp của kế toán quản trị
1.2.1. Vận dụng các phương pháp kế toán trong kế toán quản trị
Là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị cũng áp dụng các
phương pháp của kế toán nói chung ñó là phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp
tài khoản kế toán, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân ñối. Tuy nhiên,
việc vận dụng những phương pháp này cần phù hợp với mục tiêu của kế toán quản trị.
12
1.2.1.1. Phương pháp chứng từ kế toán
Kế toán quản trị ngoài việc sử dụng các chứng từ bắt buộc theo quy ñịnh hiện
hành, còn sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý
trong doanh nghiệp. Việc thu thập, xử lý, kiểm tra và luận chuyển những chứng từ này
ñược xác lập theo cách riêng, nhằm ñảm bảo cung cấp thông tin cụ thể, nhanh chóng
và thích hợp cho việc ra quyết ñịnh quản lý.
1.2.1.2. Phương pháp tài khoản kế toán
Để kiểm tra, giám sát các ñối tượng kế toán một cách thường xuyên, liên tục, kế
toán quản trị ngoài việc sử dụng hệ thống tài khoản theo quy ñịnh hiện hành, còn mở
thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5… chi tiết theo từng ñịa ñiểm phát sinh
chi phí, từng loại sản phẩm, từng ñối tượng khách hàng… và tổ chức mã hóa hệ thống

tài khoản phục vụ cho kế toán quản trị.
1.2.1.3. Phương pháp tính giá
Kế toán quản trị cũng phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự tính giá giống như
kế toán tài chính. Tuy nhiên, việc tính giá các loại tài sản mang tính kinh hoạt cao hơn
và gắn với mục ñích sử dụng thông tin về giá theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Các dữ liệu ñể tính giá không chỉ căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh mà còn
dựa vào sự phân loại chi phí thích hợp, cụ thể là phân loại chi phí theo cách ứng xử
của chi phí ñể phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận hoặc tính giá
thành sản phẩm
1.2.1.4. Phương pháp tổng hợp cân ñối
Hình thức biểu hiện cụ thể của phương pháp tổng hợp cân ñối trong kế toán
quản trị là các báo cáo kế toán quản trị. Ngoài các chỉ tiêu tiền tệ, các báo cáo còn sử
dụng các thước ño về hiện vật và thời gian lao ñộng. Đồng thời, ngoài các tổng hợp
cân ñối về các chỉ tiêu quá khứ, chỉ tiêu ñã thực hiện, kế toán còn thiêt lập các cân ñối
trong dự toán, trong kế hoạch giữa nhu cầu tài chính và nguồn tài trợ, giữa yêu cầu sản
xuất kinh doanh và các nguồn lực ñược huy ñộng.
1.2.2. Các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ sử dụng trong kế toán quản trị
Ngoài việc áp dụng các phương pháp trên, kế toán quản trị còn sử dụng một số
phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ riêng ñể cung cấp thông tin cho nhà quản trị ñiều
hành doanh nghiệp. Bao gồm các phương pháp sau:
13
1.2.2.1. Thiết kế thông tin thành dạng so sánh ñược
Từ các số liệu thu thập ñược, kế toán quản trị sẽ phân tích, thiết kế chúng thành
dạng có thể so sánh ñược. Chẳng hạn như so sánh giữa thông tin thực hiện ñược với kế
hoạch, ñịnh mức hay dự toán chi phí, giá thành, lợi nhuận ñang ñược lựa chọn… Nhà
quản trị sẽ dựa vào những thông tin này ñể ñánh giá và ra quyết ñịnh cuối cùng.
1.2.2.2. Phân loại chi phí
Nội dung chính của phương pháp này là lựa chọn cách thức phân loại chi phí
cho phù hợp nhằm ñáp ứng nhu cầu thông tin khác nhau của nhà quản trị các cấp trong
nội bộ doanh nghiệp.

Phân loại chi phí là nội dung quan trọng ñầu tiên cần phải thực hiện ñể phục vụ
cho việc tổ chức, theo dõi tập hợp chi phí sản xuất ñể tính ñược giá thành sản phẩm và
kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh.
Vì vậy, ñể ñáp ứng yếu cầu quản lý, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí
sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức phù hợp.
Phục vụ cho kế toán tài chính, chi phí sản xuất, kinh doanh ñược phân loại
theo các tiêu thức sau
-
Theo nội dung kinh tế, chi phí ñược chia làm hai loại:
+ Chi phí sản xuất: Là chi phí hình thành nên giá trị của sản phẩm sản xuất, gồm:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung;
+ Chi phí ngoài sản xuất: Là chi phí không làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất
nhưng cần thiết ñể hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm: Chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp.
-
Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chi
phí ñược chia ra:
+ Chi phí thời kỳ: là những chi phí không ñược tính vào giá trị của các loại sản
phẩm ñược sản xuất ra hay ñược mua vào nên ñược xem là chi phí hoạt ñộng của từng
kỳ kế toán và sẽ ñược khấu trừ hết vào doanh thu của kỳ mà nó phát sinh ñể tính lãi
(lỗ) trong kỳ như: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với giá trị của các loại sản phẩm
ñược sản xuất ra hay ñược mua vào. Đây là các loại tài sản của doanh nghiệp, khi
doanh nghiệp bán những tài sản này thì các chi phí sản phẩm gắn liền với giá trị của tài
sản mới ñược trừ ra khỏi doanh thu ñể tính lãi dưới chỉ tiêu " giá vốn hàng bán".
14
 Cách phân loại này giúp xác ñịnh ñúng phí tổn trong kỳ phát sinh chi phí, phục
vụ yêu cầu quản lý các loại chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo.
Phục vụ cho kế toán quản trị, chi phí sản xuất, kinh doanh ñược phân loại
theo các tiêu thức sau

-
Theo cách ứng xử của chi phí với mức ñộ hoạt ñộng, chi phí ñược chia ra:
+ Biến phí: là những khoản chi phí biến ñổi tỷ lệ thuận với sự biến ñổi của khối
lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
+ Định phí: là những khoản chi phí mà tổng số không thay ñổi khi khối lượng
công việc, sản phẩm hoàn thành thay ñổi trong phạm vi phù hợp.
+ Chi phí hỗn hợp: là chi phí bao gồm các yếu tố của ñịnh phí và biến phí. Để
phục vụ cho mục ñích lập dự toán, kiểm soát họat ñộng kinh doanh và chủ ñộng trong
quản lý chi phí thì cần phải phân tích chi phí hỗn hợp ra thành biến phí và ñịnh phí,
sau ñó ñưa về dạng phương trình dự toán chi phí hỗn hợp có dạng như sau:
Y = ax + b
Trong ñó:

Y: chi phí hỗn hợp cần phân tích

b: tổng ñịnh phí cho mức ñộ hoạt ñộng trong kỳ

a: biến phí cho một ñơn vị hoạt ñộng

x: số lượng ñơn vị hoạt ñộng
Chúng ta có 3 phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và ñịnh phí:
- Phương pháp cực ñại, cực tiểu
- Phương pháp ñồ thị phân tán
- Phương pháp bình phương bé nhất

Phương pháp cực ñại cực tiểu
Để xác ñịnh phần biến phí trong chi phí hỗn hợp, người ta lấy chênh lệch về chi
phí ở mức ñộ hoạt ñộng cao nhất so với mức ñộ hoạt ñộng thấp nhất, chia cho biến
ñộng về mức ñộ hoạt ñộng cao nhất so với mức ñộ thấp nhất sẽ xác ñịnh ñược biến phí
ñơn vị.


Phương pháp dồ thị phân tán
Là phương pháp mà việc phân tích thông qua việc sử dụng ñồ thị biểu diễn tất
cả các giao ñiểm của chi phí với mức ñộ hoạt ñộng.
15

Phương pháp bình phương bé nhất
Phương pháp bình phương bé nhất nhằm xác ñịnh phương trình biến thiên của
chi phí hỗn hợp dựa trên sự tính toán của phương trình tuyến tính trong phân tích
thống kê. Từ phương trình tuyến tính căn bản và tập hợp n phần tử quan sát ta có hệ
phương trình như sau:
∑xy = b∑x + a∑x
2
∑y = nb + a∑x
Trong ñó y là biến số phụ thuộc, là phương trình chi phí dự ñoán, y phụ thuộc
vào x, x là biến số ñộc lập. Giải hệ phương trình này ta ñược các yếu tố a và b, từ ñó
lập ñược phương trình hồi quy thích hợp.
 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí với mức ñộ hoạt ñộng tạo ñiều kiện
thuận lợi cho công việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, ñồng thời làm căn cứ ñể ra
các quyết ñịnh kinh doanh.
-
Theo tính chất chi phí, chi phí ñược chia ra:
+ Chi phí trực tiếp: Là chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩm
hoặc dịch vụ nhất ñịnh hoàn thành .
+ Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan ñến nhiều sản phẩm, hoặc nhiều dịch vụ
khác nhau không làm tăng giá trị sản phẩm, dịch. Chi phí gián tiếp phải ñược phân bổ
vào từng ñơn vị, sản phẩm, công việc;
+ Chi phí kiểm soát ñược là chi phí mà cấp quản lý dự ñoán ñược sự phát sinh và
thuộc quyền quyết ñịnh của cấp quản lý ñó;
+ Chi phí không kiểm soát ñược là chi phí mà cấp quản lý không dự ñoán ñược sự

phát sinh của nó, ñồng thời không thuộc thẩm quyền quyết ñịnh của cấp quản lý ñó.
- Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án ñầu tư, chi phí của một
dự án ñược phân loại như sau
+ Chi phí chênh lệch: là những khoản chi phí có ở phương án sản xuất kinh
doanh này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án sản xuất kinh doanh
khác. Nhà quản trị ñưa ra các quyết ñịnh lựa chọn phương án trên cơ sở phân tích chi
phí chênh lệch. Vì vậy, chi phí chênh lệch là thông tin thích hợp cho việc ra quyết ñịnh.
+ Chi phí cơ hội: là lợi ích (lợi nhuận) tiềm tàng bị mất ñi khi chọn một phương
án này thay vì chọn phương án khác. Do vậy, chi phí cơ hội là một yếu tố ñòi hỏi phải
luôn ñược tính ñến trong các quyết ñịnh của nhà quản trị.
16
+ Chi phí chìm: là những chi phí ñã phát sinh do quyết ñịnh trong quá khứ. Doanh
nghiệp phải chịu chi phí này cho dù bất kỳ phương án nào ñược chọn. Vì vậy, trong
việc lựa chọn các phương án khác nhau, chi phí này không ñược ñưa vào xem xét, nó
không thích hợp cho việc ra quyết ñịnh.
1.2.2.3. Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin kế toán theo dạng phương trình
Phương pháp trình bày thông tin kế toán theo dạng phương trình là căn cứ ñể
tính toán, lập kế hoạch và phân tích dự báo trong kế toán quản trị căn cứ vào mối quan
hệ ràng buộc giữa các biến số trong phương trình.
1.2.2.4. Trình bày các thông tin dưới dạng ñồ thị
Thông tin ñược trình bày dưới dạng ñồ thị giúp nhà quản trị thấy rõ mối quan
hệ và xu hướng biến thiên mang tính quy luật của các thông tin do kế toán quản trị
cung cấp và xử lý.
1.3. Nội dung kế toán quản trị
Nội dung kế toán quản trị rất ña dạng, có thể tiếp cận và phân loại theo nhiều
góc ñộ khác nhau:
1.3.1. Tiếp cận theo chức năng quản trị
Theo các tiếp cận này thì nội dung kế toán quản trị bao gồm hai phần:
Thứ nhất, xây dựng thông tin tiêu chuẩn nội bộ về chi phí, thu nhập, lợi nhuận
hoạt ñộng sản xuất kinh doanh làm cơ sở quản trị quy trình tạo ra giá trị như tiêu chuẩn

ñịnh tính, ñịnh lượng, nhận diện các loại chi phí, thu nhập, lợi nhuận cần thiết trong
ñiều hành hoạt ñộng sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, xây dựng thông tin linh hoạt, phù hợp, kịp thời theo phương thức thực
hiện các chức năng quản trị, tạo nên cấu trúc thông tin cụ thể của nội dung kế toán
quản trị, bao gồm:
- Thông tin ñịnh hướng hoạt ñộng kinh doanh như: dự toán doanh thu, dự toán
sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp, dự toán thanh toán tiên mua nguyên vật liệu, tiền lương nhân
công, dự toán kết quả kinh doanh, dự toán thu chi tiền……
- Thông tin kết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh như: thông tin chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm, thông tin kết quả hoạt ñộng sản xuất, hoạt ñộng kinh doanh,
hoạt ñộng tiêu thụ, thông tin kết quả vốn ñầu tư dài hạn, kết quả nguồn lực kinh tế sử
dụng, tình hình cân ñối …

×