Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH



VŨ THN NGỌC THẢO



ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO KẾ TOÁN
VÀ KIỂM SOÁT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


VŨ THN NGỌC THẢO


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO KẾ TOÁN
VÀ KIỂM SOÁT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ


VÀ VỪA VIỆT NAM

Chuyên ngành: K toán
Mã s: 60340301

LUN VĂN THC SĨ KINH T

NGƯI HƯNG DN KHOA HC
PGS. TS. VŨ HU C




TP. H Chí Minh - Năm 2012
LI CAM OAN


Tôi xin cam oan ây là công trình nghiên cu ca riêng tôi.
Các s liu, kt qu nêu trong lun văn là trung thc và chưa ưc ai công b dưi bt
kỳ hình thc nào.

Tác gi lun văn
Vũ Th Ngc Tho

LI CÁM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS. Vũ Hữu Đức, người hướng
dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý doanh nghiệp đã dành thời gian chia sẻ kinh
nghiệm thực tế, cung cấp số liệu và trả lời phiếu khảo sát để tôi hoàn thành đề tài này .
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn
tất đề tài này.

Tác giả luận văn
Vũ Thị Ngọc Thảo




MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục chữ viết tắt
Trang
MỞ ĐẦU 01
Chương 1: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC KẾ
TOÁN VÀ KIỂM SOÁT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 03
1.1 Khái quát về công nghệ thông tin 03
1.1.1 Định nghĩa về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin 03
1.1.2 Các đặc điểm của ứng dụng công nghệ thông tin 03
1.1.3 Vai trò và tác động của công nghệ thông tin đến phát triển kinh tế - xã hội . 05
1.1.4 Xu hướng phát triển của công nghệ thông tin 06
1.2 Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 07
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 07
1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 09
1.3 Kế toán và kiểm soát đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 10

1.3.1 ChuNn mực báo cáo tài chính quốc tế áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa 10
1.3.1.1 Mục tiêu ban hành và những lợi ích của bộ chuNn mực báo cáo tài chính
quốc tế áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 10
1.3.1.2 Nội dung bộ chuNn mực báo cáo tài chính quốc tế áp dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa 11
1.3.2 Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 12
1.3.3 Kế toán quản trị áp dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 13
1.3.3.1 Nội dung của kế toán quản trị 13
1.3.3.2 Tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 14
1.3.4 Kim soát ni b trong doanh nghip nh và va 15
1.3.4.1 Khái nim kim soát ni b 15
1.3.4.2 Các nhân t cu thành h thng kim soát ni b 16
1.3.4.3 Hn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ 19
1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và kiểm soát ở các doanh nghiệp
nhỏ và vừa 20
1.4.1 Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin 20
1.4.2 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin 23
1.4.2.1 Ứng dụng Excel vào kế toán (Kế toán dựa trên bảng tính) 23
1.4.2.2 Ứng dụng phần mềm kế toán 24
1.4.2.3 Ứng dụng ERP 25
1.4.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa 26
1.4.3 Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin 27
1.4.3.1 Thuận lợi 27
1.4.3.2 Khó khăn 28
1.4.4 Những vấn đề đặt ra khi ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán và
kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay 30
1.4.4.1 Con người 31
1.4.4.2 Phối hợp đồng bộ 31

1.4.4.3 Tính linh hoạt của hệ thống 31
1.4.4.4 Cân đối giữa chi phí và lợi ích 31
1.4.4.5 Khả năng đáp ứng yêu cầu của hệ thống 32
1.4.4.6 Thời gian triển khai và sử dụng hệ thống 32
1.4.4.7 Chuyển giao hệ thống 32
1.4.4.8 Kiểm soát 33
1.4.4.9 An toàn mạng và bảo mật thông tin 33
Chương 2: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO KẾ
TOÁN VÀ KIỂM SOÁT Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT
NAM 34
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 34
2.1.1 Khái niệm 34
2.1.2 Số lượng doanh nghiệp và cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh
tế 36
2.1.3 Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 36
2.1.4 Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 39
2.1.4.1 Ưu điểm 39
2.1.4.2 Nhược điểm 40
2.1.5 Yêu cầu quản lý điều hành các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện
nay 41
2.2 Các quy định pháp lý liên quan đến kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam 43
2.2.1 Luật kế toán 43
2.2.2 Hệ thống chuNn mực kế toán 43
2.2.3 Chế độ kế toán 44
2.2.4 Các văn bản pháp quy về thuế 46
2.3 Khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán và
kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 46
2.3.1 Mục tiêu, đối tượng và phương pháp khảo sát 46
2.3.1.1 Mục tiêu khảo sát 46

2.3.1.2 Đối tượng, thời gian và phạm vi khảo sát 46
2.3.1.3 Phương pháp khảo sát 47
2.3.2 Kết quả khảo sát 48
2.3.2.1 Đặc điểm chung của doanh nghiệp 48
2.3.2.2 Hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay 48
2.3.2.3 Hoạt động kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay . 51
2.3.2.4 Thc trng ng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và kiểm soát tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay 52
2.3.2.5 Đánh giá chung về công tác kế toán, kiểm soát và ứng dụng công nghệ
thông tin tại các doanh nghiệp khảo sát 55
Chương 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO KẾ
TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT
NAM 57
3.1 Các nguyên tắc cơ bản khi ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và
kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa 57
3.1.1 Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin 57
3.1.2 Thay đổi nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin 59
3.1.3 Người quản lý cần quan tâm nhiều hơn đến kế toán quản trị và kiểm soát 60
3.1.4 Sử dụng phần mềm tích hợp kế toán quản trị và kiểm soát 61
3.2 Các giải pháp cụ thể 61
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và
kiểm soát cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 61
3.2.1.1 Xác định nhu cầu thông tin để xây dựng hệ thống thông tin kế toán 61
3.2.1.2 Giải pháp lựa chọn phần mềm 63
3.2.1.3 Giải pháp mã hóa thông tin kế toán 64
3.2.1.4 Giải pháp tổ chức kiểm soát hệ thống thông tin trong điều kiện ứng dụng
công nghệ thông tin 65
3.2.2 Giải pháp tận dụng công nghệ thông tin để phát triển một hệ thống kế toán
và kiểm soát hữu hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 67
3.2.2.1 Giải pháp sử dụng các phần mềm trên nền Web để quản trị thông tin và

truyền đạt thông tin 67
3.2.2.2 Giải pháp ứng dụng Excel cho kế toán tài chính và kế toán quản trị 68
3.2.3 Mô hình kế toán - kiểm soát trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 69
3.2.3.1 Nguyên tắc khi thiết lập các mô hình kế toán – kiểm soát 69
3.2.3.2 Các công ty phát trin phn mm theo mô hình kế toán – kiểm soát trong
điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin 71
3.2.3.3 Minh hoạ mô hình kế toán – kiểm soát trong điều kiện ứng dụng công
nghệ thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 72
3.2.4 Giải pháp kiểm soát nội bộ trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin 79
3.3 Một số kiến nghị khác 83
3.3.1 Đối với doanh nghiệp 83
3.3.1.1 Đối với lãnh đạo doanh nghiệp 83
3.3.1.2 Đối với người đứng đầu bộ máy kế toán 83
3.3.1.3 Đối với nhân viên kế toán 84
3.3.2 Đối với nhà nước 84
3.3.2.1 Các quy định pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán 84
3.3.2.2 Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng công nghệ thông tin 85
3.3.3 Đối với các đơn vị tư vấn và cung cấp phần mềm 86
3.3.4 Đối với tổ chức đào tạo 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC











DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại DNNVV ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới
Bảng 2.1: Phân loại DNNVV theo VCCI tại Việt Nam
Bảng 2.2: Phân loại DNNVV theo nghị định 56

























DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT Công ngh thông tin
DN Doanh nghip
DNNVV Doanh nghip nh và va
ERP Enterprise resource planning (Hoch định nguồn lực DN)
IASB Ủy ban chuNn mực kế toán quốc tế
IFRSs ChuNn mực báo cáo tài chính quốc tế


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và các DNNVV Việt Nam nói riêng phải đối mặt với cạnh
tranh ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển, các DNNVV Việt Nam cần thay
đổi thói quen đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên kinh nghiệm bằng việc ra quyết
định dựa trên các thông tin có căn cứ về tình hình doanh nghiệp cũng như thị
trường.
CNTT là giải pháp được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, từ văn
hóa, giải trí, xã hội, tinh thần đến các hoạt động kinh tế. Ứng dụng CNTT vào kế
toán và kiểm soát là một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định
kinh doanh chính xác và hiệu quả hơn trên cơ sở các thông tin có chất lượng do hệ
thống CNTT cung cấp.
Ứng dụng CNTT vào kế toán và kiểm soát là một xu hướng tất yếu trong tiến
trình phát triển kinh tế thế giới. Tuy nhiên cho đến nay việc triển khai ứng dụng ở
các DNNVV Việt Nam vẫn còn dừng ở mức đơn lẻ, tự phát nên còn không ít khó

khăn bất cập. Vì vậy việc chọn đề tài “Ứng dụng CNTT vào kế toán và kiểm soát tại
các DNNVV Việt Nam” là cần thiết nhằm giúp các DNNVV Việt Nam hiểu rõ hơn
những lợi ích to lớn mà CNTT mang lại và giúp doanh nghiệp vận dụng phù hợp
với điều kiện của doanh nghiệp, với bối cảnh kinh tế đất nước và thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm định hướng và đưa ra một số giải
pháp ứng dụng CNTT vào kế toán và kiểm soát cho các DNNVV Việt Nam, trên cơ
sở tiếp cận những nghiên cứu trên thế giới và thực tế ứng dụng CNTT trong kế toán
và kiểm soát ở các DNNVV Việt Nam. Với mục đích này, bên cạnh việc khảo sát
thực tế để đánh giá tổng quan tình hình ứng dụng CNTT vào kế toán và kiểm soát,
tác giả chủ tâm đến việc tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp cho việc nâng cao hiệu
quả ứng dụng CNTT của DNNVV trong lĩnh vực kế toán.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là công tác kế toán và kiểm soát tại các DNNVV Việt
Nam và việc áp dụng CNTT vào kế toán và kiểm soát tại các DNNVV Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kế toán, kiểm
soát và việc áp dụng CNTT vào kế toán và kiểm soát trong một số DNNVV tại
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và khả năng hạn hẹp của mình, tác
giả chủ yếu sử dụng các phương pháp định tính và thống kê mô tả gồm phỏng vấn,
khảo sát, thu thập, so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích và tổng hợp, các
thông tin về lĩnh vực nghiên cứu. Để có căn cứ cho việc đánh giá thực trạng công
tác kế toán, kiểm soát và việc áp dụng CNNT vào kế toán, kiểm soát tại các
DNNVV, tác giả sử dụng phương pháp thống kê trên một mẫu DNNVV.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, bảng biểu đề tài được tổ chức
gồm 3 chương:
Chương 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán và kiểm

soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và kiểm soát
ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Chương 3: Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và kiểm soát
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam






3
Chương 1: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1 Khái quát về công nghệ thông tin
1.1.1 Định nghĩa về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin
CNTT được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau như:
Theo Luật CNTT của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2006, trang 1) thì “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và
công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi
thông tin số”.
Theo Phan Đình Diệu (2001, trang 7) thì “CNTT là ngành công nghệ về xử
lý thông tin bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thông tin bao
gồm các khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và truyền nhận thông tin”.
Theo Hollander (1996) thì CNTT là một bộ công cụ giúp con người làm việc
với thông tin và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc xử lý thông tin.
Như vậy có thể hiểu CNTT là các phương pháp khoa học, công nghệ và công
cụ kỹ thuật giúp con người thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền nhận thông tin.


Ứng dụng CNTT là việc đưa CNTT vào sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế
xã hội nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động kinh tế xã hội.
1.1.2 Các đặc điểm của ứng dụng công nghệ thông tin
Tất cả các hoạt động kinh tế xã hội hiện nay đều đã áp dụng CNTT nhằm
giúp công tác quản lý, điều hành dễ dàng và hiệu quả hơn. Ứng dụng CNTT đã làm
thay đổi các hoạt động của con người theo chiều hướng tích cực và nó có các đặc
điểm cơ bản sau:
Ứng dụng công nghệ thông tin là ứng dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực: Với
việc ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, CNTT đã góp phần tăng năng suất lao
động và thúc đNy quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, tạo điều kiện cho các
4
nước chậm và đang phát triển rút ngắn thời gian chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự ra
đời của CNTT kéo theo sự ra đời của nhiều ngành nghề kinh tế mới cũng như làm
thay đổi đáng kể các ngành nghề hiện tại, nhất là các ngành công nghiệp truyền
thống mà trước đây phải sử dụng nhiều lao động.
Ứng dụng công nghệ thông tin làm thay đổi cách thức làm việc với thông tin
của con người: Nếu trước đây con người phải làm việc trực tiếp với thông tin, tức là
thông tin được xử lý thông qua bộ não con người thì nay con người làm việc với
thông tin một cách gián tiếp thông qua các bước xử lý trung gian của các chương
trình ứng dụng.
Ứng dụng công nghệ thông tin tạo sự thay đổi trong cách truyền nhận và lưu
trữ thông tin: Nhờ có CNTT ngày nay con người có thể thực hiện các cuộc trò
truyện trực tiếp mà không cần gặp mặt. Thông qua Internet con người có thể cập
nhật tin tức trên khắp thế giới hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Nhờ có CNTT mà
cách thức lưu trữ thông tin cũng dần thay đổi bằng việc giảm bớt các lưu trữ thủ
công giấy tờ, việc sao chép lưu trữ thông tin cũng được thực hiện khá dễ dàng bằng
bất kỳ ngôn ngữ nào giúp hạn chế rủi ro bị mất dữ liệu.
Ứng dụng công nghệ thông tin làm thay đổi cách thức mua bán: Ngày nay
khách hàng và công ty không cần gặp nhau trực tiếp để thực hiện các hoạt động

mua bán hàng hóa, dịch vụ. Nhờ CNTT mà khách hàng có thể dễ dàng liên hệ và
gởi yêu cầu mua hàng đến công ty dù họ ở bất kỳ nơi nào, khi đó công ty cũng lập
tức nhận được các yêu cầu, phản hồi của khách hàng, từ đó công ty có kế hoạch sắp
xếp việc cung ứng hàng hóa và kế hoạch tiếp thị phù hợp (Phan Đình Diệu, 2001).
Ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra phương pháp học tập mới: Nhờ có
CNTT mà ngày nay mỗi cá nhân đều có thể tham gia vào các chương trình đào tạo
từ xa qua mạng, không phân biệt độ tuổi, vị trí địa lý, thể chất cũng như thời gian
biểu của từng người. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân có thể tiếp cận dễ dàng với các kho
tài liệu phong phú trên Internet, dễ dàng tìm lại được các bài giảng cũ, công việc
học tập của cá nhân chuyển từ trạng thái bị động sang trạng thái chủ động hơn.



5
1.1.3 Vai trò và tác động của công nghệ thông tin đến phát triển kinh tế - xã hội
CNTT là một trong những ngành công nghệ mũi nhọn của xã hội hiện đại.
Sự phát triển của CNTT trong mấy thập niên gần đây đã làm biến đổi sâu sắc bộ
mặt của thế giới. Cùng với các ngành công nghệ khác như công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, CNTT đã, đang và sẽ làm thay đổi
toàn diện, mạnh mẽ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với xu thế toàn cầu hóa,
trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế và xây dựng những nền tảng của kinh tế tri thức,
CNTT càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc liên kết các nước, các dân tộc;
liên kết các thị trường quốc gia, khu vực thành một thị trường chung toàn cầu. Nền
kinh tế thế giới, thị trường toàn cầu có phát triển được hay không phụ thuộc nhiều
vào các ngành công nghệ cao, hiện đại, trong đó CNTT giữ vai trò chủ đạo. Vai trò
của CNTT được thể hiện chi tiết ở các lĩnh vực sau (Phan Đình Diệu, 2001):
Trong lĩnh vực quản lý: CNTT được áp dụng nhiều nhất trong các lĩnh vực
quản lý bao gồm quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý dân cư, y tế, giáo dục,
… Ứng dụng CNTT vào lĩnh vực này giúp cung cấp các thông tin hữu ích để nhà
quản lý đưa ra các quyết định và chính sách phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế

xã hội cao. Tuy nhiên thực tế cho thấy để ứng dụng CNTT thành công vào lĩnh vực
này thì đòi hỏi phải có một sự cải cách về kinh tế và quản lý nghiêm túc.
Trong lĩnh vực công nghiệp: Ứng dụng CNTT vào công nghiệp, cụ thể là tự
động hóa các hoạt động sản xuất như chế tạo, thiết kế sản phNm, … đã góp phần
nâng cao chất lượng sản phNm, tăng năng suất lao động nhất là các ngành công
nghiệp truyền thống cần nhiều lao động và tạo ra nhiều sản phNm mới với các tính
năng hiện đại.
Trong lĩnh vực dịch vụ: CNTT đã và đang tác động mạnh mẽ đến các hoạt
động dịch vụ theo hướng tăng hàm lượng và tỷ trọng trí tuệ trong các sản phNm này.
Các doanh nghiệp từ chỗ thụ động cung cấp dịch vụ cho khách hàng, để khách hàng
tự tìm đến mình thì nay đã chủ động trong việc tìm kiếm và giới thiệu sản phNm cho
khách hàng. Nhiều loại dịch vụ như ngân hàng, viễn thông, quảng cáo, thông tin
liên lạc, … đã thay đổi cách thức và nội dung hoạt động dưới tác động của CNTT.
6
Trong lĩnh vực đời sống xã hội: CNTT đã góp phần cải thiện đời sống tinh
thần, nâng cao chất lượng cuộc sống như sức khỏe, các nhu cầu ăn, ở, học tập, đi
lại, …, giúp con người tiếp thu được các tri thức mới, làm việc theo phong cách
năng động và tác phong công nghiệp.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo: CNTT giúp đNy mạnh và hoàn thiện công
tác giáo dục đào tạo thông qua sự tương tác và phản hồi liên tục giữa người học và
người dạy, công tác đào tạo từ xa cũng được tổ chức ngày một tốt hơn.
Trong lĩnh vực y tế: CNTT giúp nâng cao chất lượng công tác khám, chữa
bệnh, thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Trong các lĩnh vực khác: CNTT thúc đNy các hoạt động báo chí, văn hóa, thể
thao, truyền hình, bảo vệ môi trường, … phát triển, đồng thời góp phần vào việc
nâng cao chất lượng của các hoạt động này.
1.1.4 Xu hướng phát triển của công nghệ thông tin
CNTT được phát triển theo hướng đáp ứng nhu cầu ứng dụng của con người
trong các hoạt động kinh tế xã hội hiện tại hoặc tương lai. Xu hướng phát triển của
CNTT hiện nay có thể thấy rõ qua sự phát triển của máy tính và truyền thông

(Nguyễn Thị Lan Hương, 2007):
Sự phát triển của máy tính hiện nay đang đi theo hướng tăng mức độ thông
minh và tự động hóa. Quá trình này biểu hiện qua việc con người không ngừng cải
tiến, hiện đại hóa cả phần cứng và phần mềm để ngày càng hoàn thiện máy tính
điện tử. Con người đã sử dụng các nguyên liệu mới cũng như các ứng dụng mới
nhằm tạo ra máy tính điện tử đáp ứng những mục đích sử dụng khác nhau trong
hoạt động của con người .
Sự phát triển của truyền thông hiện nay đang đi theo hướng điện tử hóa hạ
tầng kinh tế. Quá trình truyền đạt và chia sẻ thông tin được tích hợp nhiều hơn giữa
các hình thức vận động thông tin khác nhau như thương mại điện tử, Internet, học
tập, y tế, phát thanh, truyền hình, … tạo ra cơ sở vật chất thúc đNy kinh tế phát triển
theo hướng hiện đại kinh tế tri thức và thúc đNy xã hội phát triển theo hướng xã hội
điện tử.
7
Xu hướng phát triển của CNTT cho thấy nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá
trình phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng, mức sống của xã hội.
1.2 Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay trên thế giới, khái niệm về DNNVV chỉ mang tính tương đối, chưa
có một khái niệm chuNn nào được dùng chung cho tất cả các DNNVV. Mỗi quốc
gia có một định nghĩa khác nhau về DNNVV và ngay cả trong cùng một quốc gia
cũng có những định nghĩa khác nhau về DNNVV. Một doanh nghiệp nhỏ ở quốc
gia này nhưng lại là doanh nghiệp vừa ở quốc gia khác hoặc một doanh nghiệp nhỏ
ở ngành nghề này nhưng lại được xếp vào doanh nghiệp vừa với các ngành nghề
khác. Mặt khác khái niệm về DNNVV cũng có thể thay đổi theo thời gian, qui mô
của DNNVV ở thời điểm hiện tại có thể sẽ khác với qui mô của DNNVV trong
tương lai. Sau đây là một số khái niệm phân chia doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế
giới.
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng thế giới dựa vào quy mô hoạt động để phân biệt các DNNVV như

sau: Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 10 người, doanh
nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 10 đến dưới 50 người và doanh
nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 50 đến 300 người (Vũ Quốc Tuấn,
2001).
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới
Bảng 1.1: Phân loại DNNVV ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới
Quốc gia/
Khu vực
Phân loại DN nhỏ
và vừa
Số lao
động
bình
quân
Vốn đầu tư Doanh thu
I. Nhóm các nước phát triển
1. Mỹ Nhỏ và vừa 0-500 Không quy định

Không quy định

2. Australia Nhỏ và vừa < 200 Không quy định

Không quy định

8
3. EU
Siêu nh
Nh
Va
< 10

< 50
< 250
Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

< 7 triệu Euro
< 27 triệu Euro
4. New-
Zealand
Nhỏ và vừa < 50 Không quy định

Không quy định

5. Canada
Nhỏ
Vừa
< 100
< 500
Không quy định

Không quy định

< 5 triệu CAD
5-20 triệu CAD
6. Nhật

Ngành sản xuất
Ngành thương mại
Ngành dịch vụ
1-300
1-100
1-100
0-300 triệu yên
0-100 triệu yên
0-50 triệu yên
Không quy định

Không quy định

Không quy định

7. Korea Nhỏ và vừa < 300 Không quy định

Không quy định

8. Taiwan Nhỏ và vừa < 200 < 80 triệu NT$ < 100 triệu NT$

II. Nhóm các nước đang phát triển
1. Malaysia Ngành sản xuất 0-150 Không quy định

0-25 triệu RM
2. Thailand Nhỏ và vừa < 200 triệu Baht

Không quy định

3. Philippine


Nhỏ và vừa < 200
1.5-60 triệu
Peso
Không quy định

4. Brunei Nhỏ và vừa 1-100 Không quy định

Không quy định

III. Nhóm các nước kinh tế đang chuyển đổi
1. Russia
Nhỏ
Vừa
1-249
250-999
Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

2. China
Nhỏ
Vừa
50-100
101-500
Không quy định


Không quy định

Không quy định

Không quy định

3. Hungary
Siêu nhỏ
Nhỏ
Vừa
1-10
11-50
51-250
Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Không quy định

(Nguồn: 1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2. Định nghĩa doanh nghiệp
vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD,
2000)
9

Việc phân định các DNNVV phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm và
trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia; tính đặc thù từng lĩnh vực hoạt động
sản xuất kinh doanh; mục đích phân định và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia,
Các yếu tố này không giống nhau giữa các quốc gia, vì vậy mỗi nước trên thế giới
đã có những khái niệm khác nhau và những tiêu chuNn khác nhau để xác định thế
nào là một DNNVV. Thông thường việc phân biệt DNNVV được dựa trên các tiêu
chí như: số lượng lao động, vốn đầu tư, doanh thu. Đây là những tiêu thức định
lượng giúp việc xác định một DNNVV rất dễ dàng và đơn giản.
Với quá trình toàn cầu hóa và yêu cầu về hòa hợp kế toán quốc tế buộc các
nhà soạn thảo chuNn mực kế toán quốc tế cần phải ban hành một khái niệm chung
về DNNVV cho các quốc gia thành viên vận dụng. Việc ban hành một khái niệm
chung mang tính định lượng rất khó vì mỗi quốc gia mỗi khác nhau, do vậy Ủy ban
chuNn mực kế toán quốc tế (IASB) đã đưa ra một định nghĩa chung về DNNVV
mang tính định tính nhằm mục đích xây dựng chính sách kế toán phù hợp như sau:
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo IFRSs của IASB
IASB định nghĩa DNNVV là doanh nghiệp:
- Không hoặc chưa tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán và hoạt
động kinh doanh của nó không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế và,
- Phải công bố báo cáo tài chính công khai cho người sử dụng bên ngoài
doanh nghiệp. Người sử dụng bên ngoài bao gồm: chủ sở hữu không tham gia vào
quản lý doanh nghiệp, chủ nợ hiện tại, chủ nợ tiềm năng, và các cơ quan tài chính.
1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các DNNVV thường có cơ cấu tổ chức đơn giản, nhỏ gọn và linh hoạt trong
các hoạt động kinh doanh vì vậy DNNVV có thể thích nghi nhanh với sự thay đổi
của các điều kiện kinh tế xã hội. Với số lượng nhiều và chiếm tỷ lệ lớn, các
DNNVV luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Ở mỗi nền kinh
tế, quốc gia hay khu vực khác nhau, các DNNVV có thể giữ vai trò khác nhau,
nhưng nhìn chung có một số vai trò chủ yếu sau:
10
- Tăng sản lượng và tạo việc làm trong nền kinh tế: Các DNNVV thường

chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp. Vì vậy, đóng góp
của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Trong hầu hết các nền kinh tế hiện nay thì
DNNVV thường giữ vai trò làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn như làm đại lý,
làm gia công, cung cấp nguyên liệu, linh kiện, … cho các doanh nghiệp lớn. Đây là
một nhân tố quan trọng giúp nền kinh tế phát triển ổn định.
- Tạo sự năng động cho nền kinh tế: Nhờ đặc điểm nhỏ gọn về quy mô, các
DNNVV có thể dễ dàng trong điều chỉnh hoạt động.
- Làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: Các
DNNVV thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp
thành một sản phNm hoàn chỉnh.
- Là trụ cột cho kinh tế địa phương: Các doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở
những trung tâm kinh tế của đất nước, trong khi các DNNVV lại được phân bổ khắp
các địa phương, vì vậy họ đóng góp đáng kể vào thu ngân sách, vào sản lượng và
tạo công ăn việc làm ở địa phương. (nguồn: wikipedia: Bách khoa toàn thư mở).
1.3 Kế toán và kiểm soát đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.1 Chun mực báo cáo tài chính quốc tế áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa
1.3.1.1 Mục tiêu ban hành và những lợi ích của bộ chun mực báo cáo tài chính
quốc tế áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mục tiêu: Mục tiêu chính của việc ban hành các chuNn mực kế toán cho
DNNVV là cung cấp các nguyên tắc chung trong việc đưa ra các thông tin phù hợp,
đáng tin cậy và có ích. Qua đó đưa ra các tiêu chuNn kế toán chất lượng cao, dễ hiểu
cho các DNNVV.
Lợi ích của bộ chun mực báo cáo tài chính quốc tế áp dụng cho DNNVV: Bộ
IFRS cho DNNVV đáp ứng nhu cầu to lớn từ các nền kinh tế đã phát triển cũng như
nền kinh tế mới nổi về một bộ chuNn mực chung, nghiêm ngặt áp dụng cho các
DNNVV, đồng thời đơn giản hơn nhiều so với bộ IFRS đầy đủ. IFRS giúp tăng
11
cường tính so sánh được giữa các báo cáo tài chính, tăng cường tính tin cậy của báo

cáo tài chính, giảm đáng kể chi phí xây dựng các chuNn mực kế toán cho từng quốc
gia. Việc ban hành một chuNn mực kế toán riêng áp dụng cho các DNNVV đảm bảo
đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng có lợi ích liên quan
gồm: Chủ sở hữu, chủ nợ, Nhu cầu thông tin kế toán của họ mang tính đặc thù, cá
biệt không giống với các doanh nghiệp đại chúng, có quy mô lớn. Xét về góc độ của
các DNNVV, việc tuân thủ một chuNn mực kế toán riêng với các quy định đơn giản
hơn, phù hợp hơn sẽ tạo điều kiện đảm bảo việc tổ chức công tác kế toán trong các
doanh nghiệp này được tinh gọn, phù hợp với quy mô, tiết kiệm chi phí, nâng cao
hiệu quả công việc. Bộ chuNn mực này cũng sẽ cung cấp nền tảng cho các doanh
nghiệp chuNn bị tham gia vào thị trường vốn vì khi tham gia thị trường vốn doanh
nghiệp phải áp dụng bộ chuNn mực đầy đủ. Bộ IFRS cho DNNVV được thiết kế
riêng biệt với bộ IFRS đầy đủ, vì vậy một quốc gia dù đã áp dụng hay chưa áp dụng
bộ IFRS đầy đủ vẫn có thể áp dụng bộ IFRS này. Từng quốc gia sẽ quyết định các
tiêu chuNn để xác định thế nào là DNNVV, trên cơ sở đó từng doanh nghiệp áp
dụng chuNn mực phù hợp.
1.3.1.2 Nội dung bộ chun mực báo cáo tài chính quốc tế áp dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa
IFRS cho DNNVV là bộ chuNn mực dày 230 trang được thiết kế phù hợp với
nhu cầu và khả năng của các DNNVV. Các quy định của IFRS cho DNNVV được
xây dựng trên cơ sở IFRS đầy đủ hiện hành theo hướng đơn giản hóa một số nội
dung phức tạp mà tại các DNNVV không phát sinh hoặc có phát sinh nhưng ảnh
hưởng thường không trọng yếu. Nhiều nguyên tắc về ghi nhận và đánh giá tài sản,
công nợ, thu nhập và chi phí theo bộ IFRS đầy đủ đã được đơn giản hóa, các yêu
cầu về thuyết minh báo cáo tài chính cũng được giảm đi đáng kể, Để giảm thêm
gánh nặng về lập báo cáo cho các DNNVV, bộ chuNn mực này sẽ được xem xét lại
ba năm một lần.
ChuNn mực về báo cáo tài chính quốc tế áp dụng cho các DNNVV được xây
dựng khác với hệ thống chuNn mực kế toán, chuNn mực báo cáo tài chính hiện hành.
12
Thay vì xây dựng từng chuNn mực riêng cho từng vấn đề kế toán thì chỉ xây dựng

một chuNn mực duy nhất. Ngoài phần lời giới thiệu, chuNn mực được kết cấu bao
gồm 35 phần (Phụ lục 1). Trong mỗi phần bao gồm các quy định chi tiết giúp người
sử dụng dễ hiểu và có thể vận dụng vào thực tế.
1.3.2 Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổ chức công tác kế toán của một doanh nghiệp bao gồm các nhiệm vụ sau
(Nguyễn Thị Huyền Trâm, 2007):
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Doanh nghiệp phải xác định loại chứng
từ cần sử dụng và thiết kế biểu mẫu chứng từ để việc thu thập thông tin ban đầu
được đầy đủ và chính xác. Các chứng từ phải được lập và luân chuyển theo một quy
trình nhằm tăng tính kiểm soát và hiệu quả của hệ thống thông tin.
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Trên cơ sở hệ thống tài khoản do nhà
nước ban hành doanh nghiệp lựa chọn ra các tài khoản phù hợp với đặc điểm hoạt
động của doanh nghiệp để áp dụng. Bên cạnh đó việc tích hợp kế toán quản trị vào
hệ thống tài khoản là cần thiết giúp cho nhà quản lý có thông tin hữu ích để điều
hành hoạt động của doanh nghiệp.
Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Bên cạnh các mẫu sổ kế toán theo quy định của
nhà nước, tùy theo yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp thiết kế và mở thêm các sổ chi
tiết. Doanh nghiệp có thể tổ chức hệ thống sổ kế toán theo một trong các hình thức
như: Hình thức nhật ký - sổ cái, hình thức nhật ký chung, hình thức chứng từ ghi sổ,
hình thức nhật ký - chứng từ và hình thức kế toán trên máy vi tính.
Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán tài chính: hệ thống
báo cáo kế toán tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo
cáo này được lập và nộp theo quy định thống nhất của nhà nước.
Tổ chức bộ máy kế toán tài chính: Tùy theo đặc điểm và yêu cầu quản lý mà
doanh nghiệp có thể tổ chức bộ máy kế toán tài chính theo 2 mô hình tập trung hoặc
phân tán.
13
Tổ chức kiểm tra kế toán: Tổ chức kiểm tra kế toán là trách nhiệm của người
đứng đầu trong công tác kế toán tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo công tác kế toán

đã thực hiện đúng chính sách, chế độ được ban hành và các thông tin kế toán cung
cấp có độ tin cậy cao.
Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp: Thông qua việc
phân tích các hoạt động kinh tế, doanh nghiệp đánh giá được kết quả của các hoạt
động đã xảy ra, từ đó phát huy được các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm,
đồng thời cũng giúp doanh nghiệp nhận ra những khả năng tiềm tàng cần khai thác
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tổ chức trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và
cung cấp thông tin: Tổ chức trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật bao gồm trang bị phần
cứng và phần mềm giúp cung cấp các thông tin kế toán một cách nhanh chóng và
hữu ích cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.
1.3.3 Kế toán quản trị áp dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.3.1 Nội dung của kế toán quản trị
Kế toán quản trị trong doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung. Các nội dung
này thay đổi theo thời gian và khác nhau tại mỗi doanh nghiệp, tùy theo quy mô và
trình độ của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung kế toán quản trị trong doanh nghiệp
bao gồm các nội dung chủ yếu sau (Phạm Ngọc Toàn, 2010):
Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí trong doanh nghiệp: Trong quá
trình quản lý các hoạt động phát sinh tại doanh nghiệp, nhà quản trị phải đưa ra
nhiều quyết định khác nhau và phần lớn các quyết định này đều có liên quan đến chi
phí. Vì vậy chi phí phải được phân loại, tập hợp và tính toán theo nhiều cách cho
phù hợp với mỗi quyết định khác nhau.
Dự toán: Dự toán là một kế hoạch chi tiết được lập ra cho một kỳ hoạt động
trong tương lai, biểu hiện dưới hình thức định lượng (số lượng và giá trị), chỉ ra việc
huy động các nguồn lực và việc sử dụng chúng trong thời kỳ đó để đạt được mục
tiêu của doanh nghiệp. Dự toán trong doanh nghiệp gồm có 3 mô hình, mỗi mô hình
đều có các ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy đặc điểm kinh doanh và quản lý
14
mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một trong 3 mô hình sau: Mô hình ấn định thông
tin từ trên xuống, mô hình thông tin phản hồi, mô hình thông tin từ dưới lên. Lập dự

toán là một trong những công việc quan trọng của nhà quản lý giúp định hướng hoạt
động cho doanh nghiệp cũng như là cơ sở để đánh giá kết quả sau khi thực hiện dự
toán. Vì vậy khi lập dự toán doanh nghiệp cần thực hiện theo một quy trình để đảm
bảo dự toán đầy đủ và mang tính thực tiễn cao.
Kế toán trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm quản lý: Kế toán
trung tâm trách nhiệm là phương pháp kế toán thu thập, ghi nhận, đo lường, báo cáo
kết quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp để đánh giá thành quả của
từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung nhằm kiểm soát hoạt động và chi
phí của các bộ phận.
Thiết lập thông tin phục vụ cho việc ra quyết định và dự báo: Ra quyết định
là chức năng cơ bản của nhà quản trị doanh nghiệp. Để có quyết định tối ưu nhà
quản trị cần thu thập thông tin, sau đó tiến hành phân loại, phân tích, đánh giá, sàng
lọc để chọn ra thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.
Tất cả các nội dung kế toán quản trị nêu trên đều cần thiết với các doanh
nghiệp. Tuy nhiên đối với các DNNVV thì tùy theo khả năng, nhu cầu và quy mô
mà các doanh nghiệp lựa chọn cho mình các nội dung ứng dụng phù hợp nhằm đảm
bảo việc ứng dụng mang lại hiệu quả và có tính khả thi cao.
1.3.3.2 Tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trên cơ sở các nội dung kế toán quản trị được lựa chọn áp dụng, doanh
nghiệp cần thực hiện việc tổ chức công tác kế toán quản trị tại đơn vị mình nhằm
thu thập và cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin hữu ích cho việc đưa ra quyết
định của nhà quản lý. Tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp gồm
các nội dung sau (Phạm Ngọc Toàn, 2010):
Tổ chức bộ máy kế toán quản trị: Có 3 mô hình khác nhau để tổ chức bộ
máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp gồm mô hình kết hợp, mô hình tách rời và
mô hình hỗn hợp, việc lựa chọn mô hình nào phụ thuộc vào yêu cầu, trình độ, quy
mô cũng như quan hệ cân đối giữa lợi ích và chi phí của mỗi doanh nghiệp.

×