Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Giáo án tự chọn Ngữ Văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.9 KB, 79 trang )

Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 1 CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Giúp học sinh ôn luyện củng cố kiến thức cơ bản về văn bản và các
phương thức biểu đạt.
- Nắm được đặc điểm của một số kiểu văn bản và các phương thức biểu
đạt.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
* Bài mới
? Học sinh nhắc lại: giao tiếp là
gì?
? Giao tiếp có thể tiến hành bằng
những phương tiện gì?
Học sinh trao đổi 3 phút, trình
bày, học sinh khác nhận xét, Giáo
viên chốt
? Phương tiện giao tiếp nào là
quan trọng nhất?
Người công an dùng những phương
tiện nào để giao tiếp với người đi
đường, người điều khiển các
phương tiện giao thông trên đường
phố?
Những người câm giao tiếp với
nhau bằng phương tiện gì?
- Giáo viên chép BT lên bảng phụ,
học sinh đọc, nêu yêu cầu, thảo
luận 5 phút, trình bày, nhận xét,


Giáo viên chốt
? Từ đó em có kết luận gì về các
phương tiện giao tiếp?
Hãy nêu vài tình huống giao thông
I. Lí thuyết
1. Giao tiếp
- Là hđ cơ bản của con người, đó là
tác động nhau với mục đích nhất định
giữa các thành viên trong xã hội
- Giao tiếp có thể tiến hành bằng nhiều
phương tiện khác nhau. Song hđ giao
tiếp bằng ngôn ngữ là hđ giao tiếp cơ
bản nhất, quan trọng nhất của con
người
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ ít khi chỉ
dùng một vài từ, một lời nói mà
thường dùng một chuỗi lời nói miệng
hay bài viết có chủ đề thống nhất mạch
lạc nhằm làm rõ nội dung, đó là văn
bản
II. Luyện tập
Bài 1:
A: Người công an có thể dùng hành
động và tín hiệu: còi hoặc tín hiệu
đèn…
B: Người câm dùng động tác, cử chỉ
của tay theo hệ thống thao tác cử chỉ
qui ước đôi khi kèm theo biểu lộ nét
mặt, ánh mắt để giao tiếp
- Giao tiếp có thể tiến hành bằng nhiều

phương tiện khác nhau
Bài 2
Trang 1
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
trên đường chứng tỏ rằng các
phương tiện khác khó có thể thay
thế hoàn toàn phương tiện giao tiếp
bằng ngôn ngữ ?
Học sinh thảo luận nhóm 3 phút,
trình bày, nhận xét, Giáo viên chốt
- Một người điều khiển xe máy
vượt qua đường, khi đèn đỏ đã bật.
Trong tình huống ấy, người công
an phải dùng chuỗi lời nói để giải
quyết. Như vậy, giao tiềp ngôn ngữ
vẫn là phương tiện ưu việt nhất
Củng cố
? Giao tiếp là gì?
? Phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngưòi là gì?
Hướng dẫn: Học bài.
Làm bài tập vào vở.
Giờ sau tiếp tục chủ đề.
Trang 2
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 2 CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Giúp học sinh tiếp tục ôn luyện, củng cố các kiến thức về văn bản và
phương thức biểu đạt.
- Nắm được đăc điểm của một số kiểu văn bản và phương thức biểu đạt

phù hợp với tình huống giao tiếp.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
* Bài mới.
? Hãy kể tên các kiểu văn bản và
mục đích giao tiếp của từng kiểu
văn bản đó?
? Cho VD về từng kiểu văn bản?
Học sinh trao đổi 5 phút, trình
bày, nhận xét, bổ sung, Giáo viên
chốt 6 kiểu văn bản thường dùng
trong cuộc sống

Cho các tình huống giao tiếp sau:
1. - Lớp em muốn xin phép BGH
đi tham quan 1 danh lam thắng
cảnh
2. - Tường thuật cuộc tham quan
đó
I. Lí thuyết
2. Các kiểu văn bản tương ứng với
phương thức biểu đạt
- Văn bản tự sự sử dụng phương thức tự
sự nhằm trình bày diễn biên sự việc
VD: Văn bản “ Thánh Gióng”, “ Sơn
Tinh, Thủy Tinh”….
- Văn bản miêu tả sử dụng phương thức
miêu tả nhàm tái hiện đặc điểm, trạng
thái của sự vật, con người

VD: Bài văn miêu tả cánh đồng lúa, tả
ngôi trường
- Văn bản biểu cảm sử dụng phương
thức biểu cảm nhằm biểu hiện tình cảm
cảm xúc
VD: Thơ trữ tình( Mưa…)
- Văn bản thuyết minh sử dụng phương
thức thuyết minh nhằm giới thiệu đặc
điểm, tính chất, phương pháp
VD: Bài giới thiệu về di tích lịch sử
Côn Sơn của hướng dẫn viên du lịch
- Văn bản nghị luận sử dụng phương
thức nghị luận nhằm bàn luận, đánh giá,
nêu ý kiến nhận xét…
- Văn bản hành chính công vụ
II. Luyện tập
Bài 1
1. Văn bản hành chính công vụ
2. Văn bản tự sự
3. Văn bản miêu tả
Trang 3
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
3 Tả lại một cảnh ấn tượng trong
buổỉ tham quan đó
Hãy lựa chọn phương thức biểu
đạt phù hợp với từng tình huống
trên
Viết đoạn văn ngắn tả một cảnh
mà em thích trong danh lam thắng
cảnh đó

Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài
tập, thảo luận nhóm5 phút, trả lời,
nhận xét bổ sung ,G chốt
Học sinh viết bài trong thời gian
10 phút-> đọc-> Học sinh khác
nhận xét-> Giáo viên bổ sung
Củng cố
? Nhắc lại 6 kiểu văn bản thường gặp trong cuộc sống?
? Đặc điểm của từng kiểu văn bản đó?
Hướng dẫn: Học bài
Làm lại bài tập vào vở
Chuẩn bị phần ý nghĩa của văn bản tự sự
Trang 4
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 3 CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm chắc hơn đặc điểm của văn bản tự sự.
- Biết chỉ ra các đặc điểm của văn bản tự sự đó.
- Rèn kĩ năng nhận diện văn bản tự sự.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: Hãy kể tên một số văn bản tự sự mà em biết?
* Bài mới
? Hãy nhắc lại khái niệm về văn bản?
? Lâý VD về văn bản mà em biết?
- Bản báo cáo tổng kết và phương
hướng năm học trong ĐH chi đội tuần
qua, 1 lá thư, 1bài thơ, 1 câu chuyện…
? Vì sao truyện “ con Rồng cháu tiên”

có thể coi là 1 văn bản?
Học sinh trao đổi 3 phút, trình bày,
nhận xét, Giáo viên chốt
- Truyện “ Con Rồng cháu tiên” có
thể coi là một văn bản vì:
+ là 1 truyện kể tập trung vào chủ
đề: giải thích, suy tôn nòi giống và ước
nguyện đoàn kết các dân tộc trên lãnh
thổ VN
+ Có sự hoàn chỉnh về nội dung( có
mở đầu, diễn biến, kết thúc) và về hình
thức( liên kết mạch lạc)
+ Sử dụng phương thức biểu đạt phù
hợp là tự sự
? Hãy lấy 1VD về 1 văn bản cụ thể
và giải thích vì sao đó là văn bản?
Moi nhóm thảo luận 1 văn bản thuộc
1 thể loại cụ thể. Thời gian 5 phút,
trình bày, nhận xét
? Hãy nhắc lại: thế nào là tự sự?
? Vai trò , ý nghĩa của tự sự?
Đoạn văn sau có thuộc phương thức tự
sự không? vì sao?
“ Chỉ thấy một cái sân trơ trụi, ảm
đạm và bức tường bên tróng trơn của
1. Văn bản và đặc điểm của văn
bản
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng
hay bài viết có chủ đề thống nhất,
có liên kết mạch lạc và sử dụng

phương thức biểu đạt phù hợp
2.Đặc điểm, ý nghĩa của phương
thức tự sự
- Tự sự là phương thức trình bày
một chuỗi các sự việc thể hiện
một ý nghĩa nào đó
- Tự sự giúp người kể giải thích sự
việc, tìm hiểu con người, nêu vấn
đề, bày tỏ thái độ khen chê
3. Bài tập
- Đoạn văn không thuộc phương
thức tự sự vì đoạn van không có
nhân vật, không có sự việc. đây là
đoạn văn tái hiện khung cảnh nhỏ:
một cái sân, bức tường cũ, dây
thường xuân khi mùa đông đến. do
đó đây là đoạn văn thuộc phương
thức miêu tả
Trang 5
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
tòa nhà cách đấy chừng sáu thước.
Một dây thường xuân già, già lắm, rễ
đã mục nát và sần sùi những mấu, leo
lên đến giữa bức tường gạch. Hơi thở
lạnh lẽo của mùa thu đã bứt rụng hết
lácủa nó chỉ còn lại bbộ xương cành
gần như trơ trụi, bám vào những viên
gạch vỡ nát” ( Chiếc lá cuối cùng- O.
Hen- Ri)
Học sinh đọc đoạn văn, nêu yêu cầu

đề, thảo luận 5 phút, trình bày , nhận
xét, Giáo viên chốt
Củng cố
? đặc điểm của văn tự sự? ý nghĩa của văn tự sự?
? Vai trò của tự sự trong đời sống?
Hướng dẫn: Học bài
Xem lại các bài tập đã làm ở lớp
Giờ sau tiếp tục ôn tập về văn tự sự
Trang 6
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 4 CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Tiếp tục giúp học sinh nắm chắc các đặc điểm của văn tự sự.
- Biết lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích, tình huống
giao tiếp.
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: Hãy kể tên các kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt?
Mỗi kiểu văn bản hãy cho 1 ví dụ?
* Bài mới
Học sinh đọc đoạn văn GIÁO VIÊN
chép trên bảng phụ:
“ Trong ngày 5/9/2000, cùng 630 000
học sinh Hà Nội, hơn 1000 học sinh
trường THPT Việt Đức đã phấn khởi
khai giảng năm học mới. Thầy và trò
vinh dự đón các vị lãnh đạo nhà nước và
thành phố đến dự. Thầy hiệu trưởng đã

nêu những thành tích của nhà trường
năm học vừa qua và nêu nhiệm vụ năm
học mới. Dại diện học sinh lên hứa
quyết tâm học tốt theo lời Bác Hồ dạy.
Buổi lễ khai giảng kết thúc bằng hồi
trống vào học”
Đoạn văn sử dụng phương thức biểu
đạt nào? Mục đích giao tiếp?
Học sinh đọc đoạn văn:
Công ty Vĩnh Sinh: Số… đường…
Thành phố…
- Chuyên sửa chữa các loại xe du lịch
đời mới và tải nhẹ.
- Chi phí thấp, hóa đơn VAT
Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt
nào?
Mục đích giao tiếp?
Học sinh đọc các tình huống trên bảng
phụ:
1. Lớp em muốn xin phép nhà trường
đi tham quan ở Vịnh Hạ Long.
2. Kể lại cuộc tham quan đó.
3. Bài tập( tiếp)
B, Đoạn văn
- Phương thức tự sự
- Mục đích : Kể diễn biến sự việc
C, Đoạn văn
Phương thức biểu đạt: thuyết
minh
Mục đích: Quảng cáo, giới thiệu

công ti
D, Các tình huống
1. Phương thức hành chính công
vụ
2. Phương thức tự sự
3 Phương thức thuyết minh
4. Phương thức miêu tả
- Đó là văn bản tự sự vì: nó mang
đặc điểm của 1 văn bản tự sự:
trình bày 1 chuỗi sự việc, sự việc
này nối sự việc kia cuối cùng dẫn
đến 1 kết thúc, thể hiện 1 ý nghĩa
Chuỗi sự việc thể hiện:
+ Vua Hùng chọn người nối ngôi
+ Vua ra điều kiện nối ngôi
+ Các lang đua nhau làm cỗ thật
hậu, Lang Liêu được thần mách
lấy gạo làm bánh
+ Vua Hùng chọn lễ vật của lang
Trang 7
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
3. Giới thiệu về thắng cảnh Vịnh Hạ
Long.
4. Tả lại một cảnh độc đáo mà em thích
Hãy lựa chọn phương thữc biểu đạt phù
hợp với từng tình huống đó?
HD thảo luận 2 phút, trả lời, nhận xét,
Giáo viên chốt.
Văn bản “Bánh chưng, bánh giày” có
phải là văn bản tự sự không? Vì sao?

Học sinh thảo luận nhóm 3 phút, trả lời,
nhận xét, Giáo viên chốt
Liêu
+ Từ đó có tục ngày Tết gói bánh
chưng, bánh giầy
=> ý nghĩa: giải thích tục lệ gói
bánh chưng , bánh giầy ngày Tết
Đề cao nghề nông
Ca ngợi công lao của các vua
Hùng
Củng cố
Nhắc lại các nội dung đã ôn tập
Xem kĩ phương thức tự sự
Hướng dẫn: Học bài
Xem lại các bài tập
Sưu tầm các kiểu văn bản
Trang 8
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 5 CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Tiếp tục giúp học sinh nắm chắc đặc điểm của một văn bản tự sự.
- Biết cách làm một bài văn tự sự.
- Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: - Văn bản “ Sự tích Hồ Gươm có phải là văn bản tự sự không? Vì
sao?
* Bài mới
Giáo viên đưa một số đề lên bảng phụ,

học sinh quan sát, đọc:
Đề 1: Hãy kể chuyện “Thánh Gióng bằng
lời văn của em”
Đề 2: Hãy tường thuật trận bóng đá giao
hữu giữa hai đội 6a và 6b
Đề 3: Kể về một việc làm tốt của em
? Ba đề văn trên có phải là đề văn tự sự
không? Vì sao?
? Hãy chỉ ra cac từ ngữ quan trọng trong
đề?
Học sinh trao đổi nhanh, trình bày, nhận
xét ,G chốt
? Vậy tự sự bao gồm những dạng bài
nào?
? Cho 3 văn bản 1,2, 3 SGK Ngữ văn 6-
nâng cao trang 27
Hãy chỉ ra trong 3 văn bản đó, đâu là văn
bản tường thuật, đâu là vă bản kể chuyện?
Vì sao?
Học sinh trả lời, các học sinh khác nhận
xét, bổ sung, Giáo viên chốt đáp án.
? Hai yếu tố then chốt của văn bản tự sự
là gì? Vì sao đó là những yếu tố quan
trọng của tự sự?
?Sự việc muốn dẫn đến chuyện thì đó là
sự việc phải như thế nào?
1. Các thể loại tự sự
Ví dụ:
Cả 3 đề đều là đề văn tự sự vì:
các đề đều yêu cầu thuật lại một

sự việc, một câu chuyện hoặc
một nhân vật và diễn biến của
chúng
Tự sự gồm 3 dạng bài:
- Trần thuật: Thuật lại một câu
chuyện, một văn bản đã hộc, đã
đọc hoặc nghe kể
- Tường thuật: Thuật lại một sự
kiện với những chi tiết tiâu biểu,
có thật theo diễn biến của nó mà
người thuật được chứng kiến
- Kể chuyện: Giới thiệu, thuyết
minh, miêu tả nhân vật và diễn
biến của chúng
Bài tập nhanh:
- Văn bản 1: Trần thuật, thuật
lại câu chuyệ đã học “ Sơn Tinh,
Thủy Tinh”
- Văn bản 2: Kể chuyện, giới
thiệu, thuyết minh, miêu tả việc
làm của nhân vật và diễn biến
của chúng
- Văn bản 3: Tường thuật, thuật
lại một chuyến tham quan bản
thân được tham gia
2. Hai yếu tố then chốt của văn
Trang 9
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
? Nhân vật có vai trò như thế nào trong
văn tự sự ?

? Nhân vật trong tự sự được kể ở những
phương diện nào?
? Nhân vật và sự việc trong tự sự có mối
quan hệ như thế nào?
Học sinh quan sát và đọc bài tập trên
bảng phụ:
? Liệt kê các nhân vật trong truyền thuyết
“ Sự tích Hồ Gươm”, Ghi lại chuỗi hành
động của từng nhân vật, phát hiện nhân
vật chính, nhân vật phụ, vì sao em cho là
như vậy?
Viết đoạn văn tóm tắt truyện theo chuỗi
sự việc gắn với nhân vật chính
Học sinh hđ cá nhân10 phút, trình bày,
nhận xét, bổ sung, Giáo viên chốt
bản tự sự
- Nhân vật
- Sự việc
Sự việc là cốt lõi của tự sự . Sự
việc và diễn biến của sự việc tạo
thành câu chuyện. Song không
phải bất cứ sự việc nào, diễn
biến nào cũng thành chuyện mà
sự việc phải có tính khác thường
Nhân vật trong tự sự là người
thể hiện các sự việc và là người
được thể hiện trong văn văn bản
Nhân vật có nhân vật chính,
nhân vật phụ được thể hiện qua
lời kể ,tả hình dáng, lai lịch, tính

nết, việc làm… nhất là cách giải
quyết các tình huống
Nhân vật và sự việc không thể
tách rời vì nó làm nên sự việc,
dẫn sự việc phát triển, sự việc
thể hiện nhân vật
Bài tập nhanh:
- Các nhân vật trong truyền
thuyết “ Sự tích Hồ Gươm”:
Đức Long Quân, Lê Thận, Lê
Lợi, Rùa Vàng
- Nhân vật chính : Lê Lợi, nhân
vật có việc làm liên quan mật
thiết đến ý nghĩa tư tưởng mà
truyện thể hiện
- Chuỗi sự việc: Long Quân
thâynghĩa quân nhiều lần bị thua
quyết định cho mượn gươm
thần. Sau chiến thắng, quân
Minh sai Rùa Vàng đòi gươm
Củng cố
? Tự sự gồm những tiểu loại nào? Đặc điểm của từng tiểu loại?
? Hai yếu tố then chốt của văn tự sự là gì?
Hướng dẫn: Học bài
Xem lại các bài tập đã làm ở lớp
Trang 10
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6


Trang 11

Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 6 CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm chắc các bước làm một bài văn tự sự.
- Tạo thói quen lập dàn bài trước khi viết bài văn.
- Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: - Tóm tắt truyện “ Sự tích Hồ Gươm” dựa vào nhân vật chính của
truyện?
* Bài mới
? Muốn làm tốt một bài văn tự sự , cần
phải thực hiện các bước nào?
? Tại sao trước khi làm bài văn tự sự phải
tìm hiểu đề?
? Bước lập ý là bước xác định những vấn
đề gì?
? Tại sao phải lập dàn ý trước khi viết
bài?
? Nêu dàn ý của một bài văn tự sự?
Học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu của
đề (chú ý các từ: kể, bằng lời văn của em)
Chia lớp thành 4 tổ. Mỗi tổ lập một dàn
ý cho câu chuyện
Tổ 1: Con Rồng cháu Tiên.
Tổ 2: Bánh chưng bánh giầy.
Tổ 3: Thánh Gióng.
Tổ 4: Sơn Tinh Thủy Tinh.
Thời gian 10 phút, các tổ trình bày, nhận

xét về: diễn biến, sự sáng tạo trong xây
dựng câu chuyện
I. Các bước làm 1 bài văn tự sự
Bước 1: Tìm hiểu đề
Tìm hiểu đề là đọc kĩ đề bài ,
xác định các từ ngữ quan trọng,
từ đó nắm vững yêu cầu của đề.
Bước 2: Lập ý
Lập ý là xác định nội dung sẽ
viết theo yêu cầu của đề, cụ thể
là xác định nhân vật, sự việc,
diễn biến, kết quả và ý nghĩa
câu chuyện
Bước 3: Lập dàn ý
Sắp xếp việc gì kể trước, việc
gì kể sau để người đọc theo dõi
được câu chuyện, hiểu được ý
định của người viết
*Dàn bài
- Mở bài: Giới thiệu về nhân
vật, sự việc
- Thân bài: Kể diễn biến sự việc
- Kết bài: Kể kết cục câu
chuyện
Bước 4: Viết bài
Bước 5: Sửa bài
II. Luyện tập lập dàn ý cho bài
văn tự sự
Đề bài: Hãy kể lại một truyện
dân gian mà em đã học bằng lời

văn của em
Củng cố
Nhắc lại các bước khi làm bài văn tự sự?
Trang 12
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Dàn ý bài văn tự sự?
Hướng dẫn: Học bài
Tập kể lại chuyện” Con Rồng cháu Tiên” bằng lời văn của mình.
Trang 13
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 7 CHỦ ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Giúp học sinh biết cách viết phần mở bài , kết bài theo nhiều cách khác
nhau.
- Rèn kĩ năng làm văn tự sự.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: - Bài tập về nhà của học sinh.
* Bài mới
Cho học sinh đọc tham khảo các bài
“ Phần thưởng”, “ Truyện về danh y
Tuệ Tĩnh”.
?Em có nhận xét gì về cách mở bài,
kết bài ở các văn bản tự sự ấy?
? Các cách mở bài, kết bài đó có gì
khác nhau?
? Có những cách mở bài, kết bài nào
trong làm văn tự sự?
? Ngoài 2 cách đó còn cách mở bài

nào khác mà em biết?
Giáo viên giới thiệu với học sinh
phần mở bài, kết bai cho câu chuyện
“ Sự tích Hồ Gươm”
Mở bài: Bạn đã bao giờ đi thăm Hà
Nội, Hồ Gươm chưa? Hồ Gươm là
một thắng cảnh đẹp của thủ đô , là “
lẵng hoa xinh xắn” giữa lòng Hà Nội.
Đặc biệt tên “Hồ Gươm” còn gắn
liền với một truyền thuyết đẹp về anh
hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn. Để hiểu rõ điều đó, tôi xin kể
cho các bạn nghe nhé
Kết bài: Câu chuyện tôi kể cho các
bạn nghe đến đây là hết rồi ! chắc
các bạn cũng như tôi , sau khi nghe
kể xong về truyền thuyết này đều lấy
làm tự hào về quê hương đất nước
VN, nơi những tên sông, tên núi đều
gắn liền với những chiến công hào
hùng của dân tộc , tự hào về những
III. Luyện viết phần mở bài,kết bài
cho bài văn tự sự
1. Ví dụ
- Truyện “ Phần thưởng”.
- Truyện về danh y Tuệ Tĩnh.
2. Nhận xét
* Phần mở bài của truyện.
- Truyện “ Phần thưởng”: Mở bài nêu
tình huống nảy sinh câu chuyện

- Truyện về danh y Tuệ Tĩnh: Mở bài
giới thiệu nhân vật và nêu chủ đề của
truyện.
* Phần kết bài của 2 câu chuyện.
- Truyện “ Phần thưởng” kể về sự
việc kết thúc câu chuyện.
- Truyện kể về Tuệ Tĩnh: Kể sự việc
tiếp tục sang câu chuyện khác như
đang tiếp diễn.
3. Kết luận
Có 2 cách mở bài.
Có 2 cách kết bài.
4. Luyện viết phần mở bài, kết bài
Cho đề văn: Kể lại chuyện Sơn Tinh
Thủy Tinh bằng lời văn của em.
Hãy viết phần mở bài, kết bài theo
cách trên.
Trang 14
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
trang sử của dân tộc . Vậy tôi cùng
các bạn sẽ cùng nhau học thật tốt để
tô thêm vẻ đẹp cho đất nước quê
hương nhé.
Giáo viên chia lớp thành 4 tổ , giao
nhiệm vụ.
Tổ 1,2 viết phần mở bài theo các
cách đã cho.
Tổ 3,4 viết phần kết bài .
Thới gian 10 phút, đại diện trùnh
bày, các em khác nhận xét.

Giáo viên nhận xét bổ sung.
Củng cố
? Nhắc lại các cách mở bai, kết bài trong làm văn tự sự
Hướng dẫn: Học bài
Tập viết mở bài, kết bài cho các đề văn kể chuyện dân gian đã
học.
Trang 15
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 8 CHỦ ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về viết lời văn, đoạn văn tự sự
- Biết cách viết đoạn văn kể việc, kể người.
- Rèn kĩ năng làm văn tự sự.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: - Nêu các cách mở bài, kết bài cho bài văn tự sự?
* Bài mới
? Nêu lại khái niệm về đoạn văn?
? Dấu hiệu nhận biết đoạn văn?
? Hãy xác định các sự việc chính
trong truyện Thánh Gióng?
Học sinh trao đổi nhóm 3phút, trả
lời , nhận xét,G chốt
Mỗi sự việc hãy viết thành một đoạn
văn?
Giáo viên chia lớp thành 4 tổ viết 1
đoạn văn kể 1 sự việc
Lưu ý học sinh : mỗi đoạn văn có 1
câu chốt nêu ý chính của đoạn , các

câu khác làm rõ ý hoặc nêu kết quả
của hành động hoặc nối tiếp hành
động
Học sinh viết theo nhóm thời gian
10 phút, học sinh đọc đoạn văn của
mình, nhận xét về: nội dung, diễn
đạt, sự sáng tạo.
1. Lời văn, đoạn văn tự sự
- Đoạn văn: * Về nội dung: diễn đạt
trọn vẹn một ý
* Về hình thức: gồm nhiều câu, các
câu không rời rạc mà phải kết hợp
chặt chẽ với nhau để làm nổi bật ý
chính của đoạn
- Đoạn văn bắt đầu từ chữ cái viết
hoa đầu dòng lui vào 1 ô và kết thúc
bằng dấu chấm xuống dòng
2. Luyện viết đoạn văn tự sự
Đề bài: Kể lại truyện Thánh Gióng
bằng lời văn của em
- Truyện Thánh Gióng gồm các sự
việc chính:
+ Sự ra đời của Thánh Gióng
+ Gióng gặp sứ giả đòi đánh giặc
+ Gióng ra trận đánh giặc
+ Gióng bay về trời và các dấu vết
để lại.
Củng cố
- Thế nào là đoạn văn tự sự?
- Nêu những dấu hiệu nhận biết?

Hướng dẫn: Học bài
Viết hoàn chỉnh các đoạn văn yêu cầu làm ở lớp.
Giờ sau tiếp tục rèn kĩ năng làm văn tự sự.
Trang 16
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 9 CHỦ ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm chắc hơn kiến thức về văn tự sự.
- Biết cách làm bài văn tự sự: dạng bài kể chuyện sáng tạo đóng vai một
nhân vật trong truyện để kể lại.
- Rèn kĩ năng làm văn tự sự.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: - Bài tập về nhà của học sinh.
* Bài mới
? Hãy đọc cho cả lớp nghe một bài
văn tự sự kể chuyện sáng tạo?
- Giáo viên đọc cho cả lớp nghe một
bài văn kể chuyện sáng tạo trong
sách văn mẫu lớp 6
? Kiểu bài này có đặc điểm gì?
Học sinh thảo luận, trả lời, Giáo
viên chốt
Học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
? Muốn đóng vai nhân vật trong
truyện để kể lại thì ngôi kể có thay
đổi không?
? Người kể chuyện trong truyện có
phải xưng hô không?

? Trong quá trình kể , ta phải thêm
những gì vào câu chuyện có sẵn và
đảm bảo những yếu tố nào của
truyện?
Thời gian thảo luận 5 phút, trình
báy, nhận xét, Giáo viên chốt
Học sinh viết phần mở bầi: Mị
Nương tự giới thiệu về mình
Thời gian 5 phút, Học sinh đọc ,
Giáo viên nhận xét, sửa chữa
1, Một số điểm cần lưu ý về dạng bài
kể chuyện sáng tạo
- Kể chuyện tưởng tượng không phải
là kể lại chuyện có sẵn trong SGK
hay sách truyện
- Kể chuyện tưởng tượng cũng không
phải là đem chuyện đời thường có
thật ra để kể
- Kể chuyện sáng tạo có thể tạm hiểu
theo 3 kiểu sau( trên cơ sở dựa vào
những điều để tưởng tượng ra):
+ Mượn lời một đồ vật, con
vật( nhân hóa) hợp với lô gíc
+ Thay đổi ngôi kể để kể chuyện đã
được đọc, học ở sách, ở truyện
+ Tưởng tượng một đoạn kết mới
cho truyện cổ tích
2, Cách làm bài văn kể chuyện sáng
tạo( đóng vai 1 nhân vật trong truyện
để kể lại truyện)

- Khi kể vẫn phải đảm bảo cốt truyện
, các sự việc chính, nhân vật chính,
diễn biễn sự việc
- Phải chuyển đổi ngôi kể từ ngôi thứ
3 sang ngôi thứ nhất, người kể phải
xưng “tôi”
- Do chuyển đổi ngôi kể nên điểm
nhìn, quan sát phải phù hợp
- Trong quá trình kể có thể thêm
nhữg suy nghĩ, diễn biến tâm trạng
của nhân vật kể chuyện xưng
Trang 17
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
“tôi”theo diễn biến các sự việc
3, Luyện tập
Đóng vai nhân vật Mị Nương trong
truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” để kể
lại truyện.
Củng cố
Các dạng bài của văn kể chuyện sáng tạo?
Một số điểm lưu ý khi làm kiểu bài này?
Hướng dẫn: Học bài
Về nhà làm tiếp bài tập
Trang 18
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 10 CHỦ ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Giúp học sinh làm tốt dạng bài tự sự : kể chuyện đời thường.
- Biết mở bài theo nhiều cách, biết lập dàn ý cho kiểu bài này.

- Rèn kĩ năng làm văn tự sự theo các bước: tìm hiểu đề, lập dàn ý, lập dàn
bài…
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: - Với dạng bài tự sự, thay đổi ngôi kể hoặc đóng vai một nhân vật
trong truyện để kể lại cần lưu ý điều gì?
* Bài mới
Học sinh đọc, theo dõi các đề :
1, Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo
mà em quí mến
2, Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ mà
em nhớ mãi
3, Kể về một việc tốt mà em đã làm
? Hãy xác định yêu cầu đề?
? Các đề trên đều thuộc dạng đề nào
của văn tự sự?
? Kể chuyện đời thường có gì khác
vỡi kể chuyện tưởng tượng?
? Kể chuyện đời thường cũng giống
như các dạng bài kể chuyện khác
phải đảm bảo yêu cầu gì?
Học sinh đọc lại phần đọc thêm
SGK trang 147
? Có những cách mở bài nào cho bài
văn kể chuyện đời thưòng?
I, Đề bài
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: Kể về một thầy, cô giáo
Kể về một kỉ nệm
Kể về một việc làm tốt

*Dạng kể chuyện đời thường
- Kể chuyện đời thường là kể về
những diều có thật xảy ra trong cuộc
sống
- Kể chuyện đời thường vẫn được
tưởng tượng song phải gắn với thực
tế
- Kể chuyện đời thường vẫn phải xây
dựng một câu chuyện có mở đầu, có
kết thúc, biết kể từng sự việc sao cho
hấp dẫn
II, Cách làm kiểu bài kể chuyện đời
thường
1, Mở bài
Có nhiều cách mở bài:
- Mở bài bằng cách tả cảnh( VD:
trăng sáng quá, cô giáo đang ngồi…)
- Mở bài bằng một ý nghĩ( VD: từ
nay mình sẽ sống ra sao…)
- Mở bài bằng cảm giác của nhân
vật( VD:Lan cảm thấy như gió đang
thì thầm với mình điều gì…)
- Mở bài bằng tiếng kêu của nhân vật
2, Thân bài: Kể diễn biến của sự việc
Trang 19
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Học sinh lập dàn ý theo nhóm, thời
gian 10 phút, trình bày, nhận xét ,
Giáo viên thống nhất dàn ý
G chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm

viết 1 phần
Nhóm 1 viết phần MB
Nhóm 2, 3 viết phần TB
Nhóm 4 viết phần KB
Thời gian 10 phút, học sinh trình
bày, nhận xét, Giáo viên nhận xét bổ
sung
3, Kết bài: Kết thúc sự việc hoặc nêu
cảm nghĩ của nhân vật
III, Luyện tập
1, Lập dàn ý cho đề văn: Kể về một
thầy giáo( cô giáo) mà em quí mến
A, Mở bài
Giới thiệu khái quát về người thầy
mà em kính mến
B, Thân bài
Phác qua vài nét nổi bật về hình
dáng bên ngoài
Kể chi tiết những kỉ niệm thân
thiết , gắn bó với thầy giáo trong học
tập, trong đời sống
C, Kết bài: Nêu cảm nghĩ về thầy
giáo, cô giáo
2, Viết bài
Củng cố
Nhắc lại phương pháp làm văn tự sự?
Các cách mở bài cài tự sự?
Hướng dẫn: Học bài
Viết hoàn chỉnh đề văn đã làm ở lớp
Trang 20

Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 11 CHỦ ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức về ngôi kể , thứ tự kể trong
văn tự sự.
- Biết lựa chọn ngôi kể , thứ tự kể thích hợp.
- Rèn kĩ năng làm văn tự sự.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: - Kiểm tra 15 phút
Đề bài: Hãy viết đoạn văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
Đáp án – biểu điểm
- Hình thức: đoạn văn tự sự hoàn chỉnh có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
Diễn đạt lưu loát, câu viết đúng ngữ pháp, không sai chính tả
- Nội dung: một kỉ niệm có ý nghĩa. Yêu cầu kể được các ý sau:
+ Đó là kỉ niệm nào?
+ Thời gian?
+ Diễn biến sự việc
+ Kết thúc sự việc
Điểm 9,10: Đủ yêu cầu trên, bài viết giàu cảm xúc, câu viết hình ảnh, sự việc kể
hấp dẫn
Điểm 7,8: Đảm bảo yêu cầu trên, bài viết có cảm xúc, giàu hình ảnh, đôi chỗ
còn mắc một vài lỗi diễn đạt
Điểm 5,6: Đảm bảo yêu cầu trên, nội dung còn sơ sài
Điểm 3,4: Bài lộn xộn, nội dung sơ sài
Điểm 1,2: Bài quá yếu
* Bài mới
? Có những ngôi kể nào?
? Ưu điểm , hạn chế của từng ngôi kể

? Lấy VD về một số văn bản kể theo
ngôi kể thứ nhất? Ngôi kể thứ 3?
? Thứ tự kể là gì?
? Có thể lựa chọn những thứ tự kể
nào?
? Ưu nhược điểm của từng kiểu?
I, Ngôi kể, thứ tự kể
1, Ngôi kể
- Ngôi kể thứ nhất: Người kể xưng “
Tôi”: người kể có thể trực tiếp kể ra
những gì mình nghe, mình trải qua.
Có thể nói ra cảm nghĩ của mình 1
cách trực tiếp
- Ngôi kể thứ 3: Gọi tên các sự việc
bằng tên gọi vốn có của chúng, người
kể giấu mình đi. Ngôi thứ 3 có thể
giúp người kể kể tự do, linh hoạt
những gì đang diễn ra với mình
2, Thứ tự kể
- Thứ tự kể xuôi: kể các sự việc liên
tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên( việc
gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy
Trang 21
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Học sinh trao đổi nhóm, thời gian 3
phút, trình bày, nhận xét, Giáo viên
chốt:
- Kể xuôi dễ kể nhưng nhược điểm
không khéo léo dễ gây nhàm chán
- Kể ngược khó kể hơn nhưng tạo

được bất ngờ, chú ý
? Cho VD về các thứ tự kể?
- Kể xuôi : các truyện dân gian
- Kể ngược: Lão Hạc – Nam Cao
Học sinh nêu yêu cầu của bài tập,
hướng dẫn học sinh thực hiện các
yêu cầu bài tập đã nêu ra, học sinh
thảo luận3 phút, trình bày, nhận xét,
Giáo viên chốt
Học sinh làm việc cá nhân 5 phút sau
đó đọc cho các bạn trong nhóm nghe,
mỗi tổ chọn 1 bài đọc trước lớp,
nhận xét
ra sau kể sau cho đến hết)
- Thứ tự kể ngược: để gây bất ngờ
hoặc thể hiện tình cảm của nhân vật,
người ta có thể đem kết quả ( sự việc
cuối câu chuyện hoặc 1 sự việc gây
ấn tượng nhất) ra để kể trước, sau đó
mới dùng cách kể bổ sung cho đầy
đủ câu chuyện hoặc để nhân vật nhớ
lại kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó
II, Bài tập
1, Truyện cây bút thần sử dụng ngôi
kể và thứ tự kể nào? Hãy chuyển đổi
ngôi kể và thứ tự kể để kể lại truyện
này
- Ngôi kể thứ 3
- Thứ tự kể : xuôi
- Để người kể đóng vai Mã Lương

đề kể lại, xưng tôi. Có thể lấy sự việc
Mã Lương nằm mơ được thần cho
cây bút làm sự việc mở đầu truyện
sau đó kể lại truyện từ đầu
2, Hãy viết phần mở đầu truyện theo
yêu cầu của bài tập 1
Củng cố
Có những ngôi kể và thứ tự kể nào?
Muốn chuyển đổi ngôi kể , thứ tự kể, ta phải làm gì?
Hướng dẫn: Học bài
Làm hoàn chỉnh đề văn đã làm ở lớp.
Trang 22
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 12 CHỦ ĐỀ 1: RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được phương pháp làm bài văn tự sự dạng bài kể
chuyện tưởng tượng: viết một kết thúc mới cho một truyện đã biết và kể
1 câu chuyện hoàn tòan do mình tưởng tượng.
- Rèn kĩ năng làm văn tự sự.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
? Muốn viết 1 kết thúc khác cho 1
truyện đã biết, em phải làm gì?
Học sinh trả lời, học sinh khác bổ
sung Giáo viên chốt vấn đề
? Nếu viết kết thúc mới cho câu
chuyện này, em dự kiến sẽ viết

những gì?
Học sinh tự do phát biểu, Giáo viên
chốt và đưa ra 1 cách kết thúc cho
học sinh tham khảo
Học sinh viết bài(phần kết bài) ,
Giáo viên đọc cho học sinh nghe 1
kết thúc khác của truyện để học sinh
tham khảo:
Nhờ sự ngầm giúp của người em,
người anh thoát chết trở về. Anh hối
hận vì cách cư xử với em, thấy được
tác hại của lòng tham. Hai anh em
sống hòa thuận, vui vẻ
1, Viết một kết thúc mới cho một
truyện đã biết
- Kết thúc mình viết phải khác với
kết thúc đã có
- Đảm bảo lô gíc , tự nhiên của
truyện
- Kết thúc mới phải bất ngờ, lí thú,
có ý nghĩa mới hấp dẫn người nghe,
người đọc
* Bài tập 1: Hãy viết kết thúc mới
cho truyện cây bút thần
- Mã Lương tự giới thiệu về mình
trong thời điểm hiện tại
- Nêu vấn đề: Có ý thắc mắc không
biết Mã Lương đi đâu
- Mã Lương đi chu du khắp thiên hạ
giúp người nghèo khổ

- Mã Lương đi học , gặp lại các vị
thần, các vị thần lấy lại phép màu của
cây bút vì giờ đây khoa học kĩ thuật
hiện đại
- Lời chào của Mã Lương
* Bài tập 2:
Viết 1 kết thúc mới cho truyện cây
khế
Củng cố
Giáo viên đọc cho học sinh nghe 1 kết thúc khác của truyện cây bút thần
Hướng dẫn: Học bài
Làm hoàn chỉnh 2 bài tập đã làm ở lớp
Xem lại các kiến thức về từ Tiếng Việt
Trang 23
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
Tuần:_____
Tiết 13 CHỦ ĐỀ: CÁC KIẾN THỨC VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm vững hơn các kiến thức về từ Tiếng Việt: các loại từ
chia theo cấu tạo, nghĩa của từ, từ mượn…
- Rèn kĩ năng nhận biết từ đơn, từ ghép, từ láy, từ mượn.
- Biết cách giải thích nghĩa của từ.
Tiến trình lên lớp
* Tổ chức:
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
?Từ là gì?
? Từ được phân loại như thế nào?
? Mỗi loại cho 1VD?
? Khi phân biệt từ đơn và từ phức ,

từ ghép và từ láy cần lưu ý điều gì?
- Có từ đơn đa âm tiết, có nhũng từ
ghép có sự trùng lặp âm 1 cách ngẫu
nhiên cần chú ý tránh nhầm lẫn
? Một từ gồm những mặt nào?
? Hình thức của từ được thể hiện ở
những mặt nào
? Nghĩa của từ thuộc vào mặt nào?
? Nghĩa của từ là gì?
? Có mấy cách giải nghĩa của từ ?
- Học sinh thảo luận thời gian 3
phút, trả lời, nhận xét, Giáo viên
chốt
I, Từ
1, Cấu tạo từ Tiếng Việt
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất đề
tạo câu
- Xét về mặt cấu tạo, từ được phân
chia thành :+ Từ đơn
+ Từ phức( Từ ghép, từ
láy)
* Từ đơn: Nhà, xe, cây, bồ câu, họa
mi
* Từ ghép: nhà cửa, xe cộ, mong
chờ…
*Từ láy: san sát, sạch sẽ, luẩn
quẩn…
2, Nghĩa của từ
Từ gồm 2 mặt: +Nội dung của từ
+ Hình thức của từ

Hình thức của từ thể hiện ở 2 mặt:
âm và chữ viết
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu
thị
Có 3 cách giải nghĩa từ: + trình bày
khái niệm mà từ biểu thị
+ Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái
nghĩa với từ cần giải thích
+ Miêu tả đặc điểm, hđ, trạng thái
của sự vật mà từ biểu thị
II, Bài tập luyện tập
Bài 1
Có bạn cho rằng các từ sau là từ
Trang 24
Giáo án tự chọn Ngữ văn – Khối 6
G chia lớp làm 3 nhóm, cho học sinh
chơi trò chơi ai nhanh, ai đúng. Các
nhóm thảo luận 3 phút, cử đại diện
lên bảng viết. Trong thời gian 3 phút
nhóm nào tìm được nhiều từ, đặt
được nhiều câu đúng -> chiến thắng
Học sinh chuẩn bị 3 phút, trình bày,
nhận xét, Giáo viên chốt
Học sinh trao đổi nhóm 2 phút, trình
bày, nhận xét, Giáo viên chốt
Đáp án A

ghép. ý kiến của em thế nào?
Học hành, ăn mặc, dã tràng , dưa
hấu, ô tô, ra- đi- ô, chùa chiền

- Đó không phải hoàn toàn là các từ
ghép bởi chúng có cả từ đơn đa âm
tiết: dã tràng, ra- đi - ô, ô tô
Bài 2
Cho các tiếng: sạch, đẹp, hoa. Hãy
tạo ra các từ ghép và từ láy sau đó
đặt câu với các từ tìm được
Từ láy: sạch sẽ, sạch sành sanh
Từ ghép: sạch đẹp
Đặt câu: + Nhà cửa hôm nay thật
sạch sẽ
Bài 3
Hãy giải nghĩa các từ: Quần , bút ,
bàn bằng cách nêu đặc điểm về hình
thức, chất liệu, công dụng
- Bàn: đồ dùng có mặt phẳng, có
chân làm bằng vật liệu cứng , để bày
đồ đạc, sách vở, thức ăn
=> Giải thích bằng cách miêu tả đặc
điểm của sự vật
Bài 4
Từ gia nhân sau đây được giải thích
theo cách nào?
Gia nhân: Người giúp việc trong nhà
A, Trình bày khái niệm mà từ biểu
thị
B, Đưa ra các từ đồng nghĩa với từ
cần giải thích
C, Đưa ra các từ trái nghĩa
D, Miêu tả đặc điểm của sự vật

Củng cố
Nhắc lại cac nội dung đã ôn tập trong giờ?
Hướng dẫn: Học bài
Ôn lại các nội dung đã học
Làm hoàn chỉnh các bài tập
Trang 25

×