Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giao an tu chon Ngu van 10 tron bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.75 KB, 21 trang )

CHỦ ĐỀ 1.
Ngày soạn: 28/08/2008
Tiết :1 – 2
Bài dạy:Tiếng Việt NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG
VIỆT; THỰC HÀNH SỬA LỖI.
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong
giao tiếp, nguyên nhân mắc các lỗi thường gặp, cách sửa lỗi.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập câu, kĩ năng sửa các lỗi thông thường.
-Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt đúng và giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, bài tập cho học sinh thực hành.
- Trò: Soạn bài, học bài cũ, làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Em hãy nhắc lại những yêu cầu về sử dụng tiếng
Việt?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt
40
Hoạt động 1: Tìm
hiểu những yêu cầu
chung khi sử dụng
tiếng Việt.
GV:Khi sử dụng tiếng
Việt chúng ta cần phải
chú ý đến những yêu
cầu nào?
( về phát âm, nghĩa,
cấu tạo ngữ pháp)


GV: Hãy lấy ví dụ và
sửa lỗi cho đúng?
HS: Nhớ lại kiến
thức học ở cấp hai,
suy nghĩ trả lời.
- Đúng âm.
- Đúng chính tả.
- Đúng cấu tạo ngữ
pháp.
- Đúng phong cách
ngôn ngữ,…
HS: Lần lượt lấy ví
dụ và nêu cách chữa
mình đã làm.
I. Những yêu cầu chung khi sử
dụng tiếng Việt.
1. Lời nói phải đúng với qui tắc
ngôn ngữ.
- Sử dụng từ đúng ngữ âm, đúng
chính tả -> để người đọc người nghe
hiểu đúng ý nghĩa muốn truyền đạt.
VD: đi mua chanh và đi mua tranh
- Sử dụng từ đúng ngữ pháp và ngữ
nghĩa. Muốn vậy phải chú ý quan hệ
ngữ nghĩa và ngữ pháp khi kết hợp từ
với nhau
+ Kêt hợp từ phải đúng quan hệ ngữ
nghĩa.
VD: nghe nói phong phanh -> Không
đúng quan hệ ngữ nghĩa

+ Kết hợp phải đúng về quan hệ ngữ
pháp
. Qui tắc được mọi người chấp nhận
VD: chó mực, ngựa ô -> Đúng.
chó ô, ngựa mực -> sai.
. Theo các quan hệ từ
VD: nói anh và nói với anh -> nghĩa
khác nhau.
. Quan hệ ngữ pháp của từ trong tiếng
Việt được thể hiện ở việc sắp xếp trật
tự từ và sử dụng các hư từ.
VD: bàn ba và ba bàn -> ý nghĩa thay
đổi.
- Đặt câu đúng ngữ pháp( phải nắm
GV: Khi giao tiếp
trong tình huống nhất
định ta cần phải đảm
bảo yêu cầu gì?
( nhân vật giao tiếp,
hoàn cảnh, mục đích)
HS: Thảo luận và trả
lời: Khi giao tiếp
trong tình huống
nhất định cần chú ý
đến:
- Nói (viết) cho ai?
- Nói (viết) vấn đề
gì?
- Mục đích là gì?
được kiểu câu tiếng Việt).

- Viết đoạn văn và văn bản phải mạch
lạc, có sự thống nhất về đề tài, chủ
đề và phù hợp với các đặc điểm của
tình huống giao tiếp.
2. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với
tình huống giao tiếp.
a. Nhân vật giao tiếp
Xác định rõ nhân vật giao tiếp là
ai? Họ có ảnh hưởng như thế nào tới
mục đích giao tiếp -> lựa chọn cách
diễn đạt sao cho phù hợp.
b. Hoàn cảnh giao tiếp
Nói viết trong hoàn cảnh nào? Hoàn
cảnh ấy có ảnh hưởng đến việc lựa
chọn nội dung, hình thức giao tiếp
như thế nào?
c. Mục đích giao tiếp
Nói viết để làm gì? Nhằm mục đích
gì?
45
Hoạt động 2: Thống
kê một số lỗi
thường gặp và thực
hành sửa lỗi.
GV:Trong quá trình
sử dụng tiếng việt
bản thân em thường
mắc lỗi gi?
( về chính tả, dùng
từ, đặt câu)

GV:Hãy lấy vd em đã
mắc phải và cho biết
cách sửa chữa của
em?
HS: Suy nghĩ và
phát biểu.
- Lỗi chính tả: Phụ
âm đầu hoặc cuối:
d/gi; ch/tr;
c/t;n/ng/ngh,…
- Lỗi dùng từ.
- Lỗi đặt câu…
HS: Lấy ví dụ và cho
biết cách chữa đã
làm.
II. Một số lỗi thường gặp khi sử
dụng tiếng Việt- những cách chữa
cơ bản.
1.Lỗi chính tả
* Nguyên nhân:
- Do không nắm chắc quy tắc sử dụng
chữ viêt tiếng Việt.
- Do ảnh hưởng của phát âm không
chính xác.
- Do viết hoa không đúng quy tắc.
2. Lỗi dùng từ
- Dùng sai về hình thức.
- Dùng sai về kết hợp ngữ nghĩa.
- Dùng sai về quan hệ ngữ pháp.
- Dùng thừa từ, lặp từ.

- Dùng từ sáo rỗng.
- Dùng từ không đúng với phong cách
văn bản, sai ý nghĩa biểu thái.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt.
- Bài tập về nhà: Viết một đoạn văn chủ đề về ngôi trường có sử dụng các phép liên kết
câu: Phép thế, phép lặp, phép tỉnh lược,…
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………..............
CHỦ ĐỀ 1 (Tiếp theo)
Ngày soạn: 10/09/2008
Tiết :3 - 4
Bài dạy: Tiếng Việt NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG
VIỆT; THỰC HÀNH SỬA LỖI.
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong
giao tiếp, nguyên nhân mắc các lỗi thường gặp, cách sửa lỗi.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập câu, kĩ năng sửa các lỗi thông thường.
-Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt đúng và giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
3. Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, bài tập cho học sinh thực hành.
4. Trò: Soạn bài, học bài cũ, làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiếm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt
85
Hoạt động 2: Thống
kê một số lỗi

thường gặp và thực
hành sửa lỗi.
GV: Theo em lỗi về
đặt câu có những lỗi
cơ bản nào?
GV: Lấy ví dụ về lỗi
đặt câu và yêu cầu
học sinh tiến hành
phân tích lỗi, chữa lỗi.
HS: Thảo luận phát
biểu:
- Lỗi cấu tạo ngữ
pháp.
+ Thiếu thành phần
chủ ngữ.
+ Thiếu vị ngữ.
+Lỗi thiếu vế câu
ghép.
- Lỗi sắp xếp sai trật
tự các thành phần
trong câu.
- Lỗi sử dụng sai dấu
câu.
- Lỗi về nghĩa.
II. Một số lỗi thường gặp khi sử
dụng tiếng Việt- những cách chữa
cơ bản.
3. Lỗi đặt câu
- Lỗi cấu tạo ngữ pháp.
+ Thiếu thành phần câu, vế câu.

VD: Qua tác phẩm Tắt đèn đã cho
chúng ta thấy cuộc sống của người
nông dân trong chế độ cũ.
- > thiếu thành phần chủ ngữ.
+ Thiếu vị ngữ.
VD: Tình cảm của chúng tôi dành cho
thầy, người thầy đã cho chúng tôi
những bài học đầu tiên về cuộc sống.
-> bổ sung: luôn theo chúng tôi trong
những năm tháng chiến tranh ác liệt.
+Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
VD: Để có cơ hội nhận được việc làm
như ý trong tương lai, ngay từ bây
giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
-> Bổ sung: Để có cơ hội nhận được
việc làm như ý trong tương lai, ngay
từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, chúng ta phải học tập thật
tốt.
+Lỗi thiếu vế câu ghép.
VD: Thời tiết ngày mai, nếu trời có
mưa, có gió. Mà chắc sẽ là mưa, gió
to vì đài đã báo rồi.
-> sửa: Thời tiết ngày mai, nếu trời có
mưa, có gió, mà chắc sẽ là mưa, gió
GV: Trong những
đoạn văn sau em thấy
người viết đã mắc lỗi
gi? Cho cách chữa?
HS: Đọc kĩ đoạn

văn, nhận xét và chỉ
ra chỗ sai.
to vì đài đã báo rồi, chúng ta vẫn phải
thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
- Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành
phần trong câu.
VD: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt
động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên
và môi trường trong nhà trường.
-> Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt
động giáo dục trong nhà trường về
bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
- Lỗi sử dụng sai dấu câu.
VD: Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi
không giải được bài toán đó?
-> Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi
không giải được bài toán đó.
- Lỗi về nghĩa.
VD: Trong thanh niên nói chung và
trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã
đạt được những thành tựu đáng kể.
-> Trong thể thao nói chung và trong
bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt
được những thành tựu đáng kể.
4. Lỗi đoạn văn
a. Lỗi nội dung
- Lạc ý:
VD: (1) Trong ca dao Việt Nam,
những bài về tình yêu nam nữ là
những bài nhiều hơn tất cả. (2) Họ

yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau
chung sống, yêu nơi chôn nhau cắt
rốn. (3) Họ yêu người làng, người
nước yêu từ cảnh ruộng đồng đến
công việc trong xóm, trong làng. (4)
Tình yêu đó nồng nhiệt và sâu sắc.
-> (1) câu chủ đề nói về tình yêu, (2),
(3),(4) không nói về tình yêu nam nữ-
> lạc ý.
- Thiếu ý:
VD: Cư dân Văn Lang rất yêu ca hát,
nhảy múa. Họ hát trong những đêm
trăng hoặc ngày hội. Họ còn hát trong
lúc chèo thuyền, săn bắn. Những nhạc
cụ đệm cho những điệu hát thường là
trống đồng, khèn, sáo, cồng...
-> các câu 2, 3, 4 mới đề cập ý 1 câu
1 chưa đề cập ý 2.
- Lỗi lặp ý.
- Lỗi loãng ý.
- Lỗi mâu thuẫn ý.
b. Lỗi hình thức
GV:Hãy cho vd về các
lỗi hình thức? Cho
cách chữa? HS: Thảo luận và
phát biểu, cho ví dụ.
- Lỗi thiếu hoặc dùng sai phương tiện
liên kết hình thức
- Lỗi tách đoạn.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt.

- Bài tập về nhà: Viết một đoạn văn chủ đề về ngôi trường có sử dụng các phép liên kết
câu: Phép thế, phép lặp, phép tỉnh lược,…
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………..............
CHỦ ĐỀ 2
Ngày soạn: 15/09/08
Tiết: 5 – 6
Bài dạy: Làm văn NHỮNG LỖI VỀ DIỄN ĐẠT TRONG VIỆC VIẾT BÀI VĂN, THỰC
HÀNH SỬA LỖI
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi
thường mắc phải khi viết văn.
- Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ
năng diễn đạt khi viết văn.
- Thái độ: Có thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
- Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):Nêu những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt
85 Hoạt động 1: Hướng
dẫn học sinh tìm hiểu
khái quát về kĩ năng
diễn đạt trong bài văn.
GV: Em hãy cho biết
thế nào là kĩ năng diễn
đạt trong bài văn?

GV: Kĩ năng diễn đạt ở
dạng ngôn ngữ viết của
bài văn gồm những
phương diện nào?
HS: Thảo luận trả
lời theo sự hiểu biết
của bản thân.
HS:Thảo luận phát
biểu:
+ Kĩ năng viết chữ
và sử dụng các kí
hiệu thuộc về chữ
viết.
+ Kĩ năng dùng từ
sao cho đúng và
hay.
+ Kĩ năng đặt câu
sao cho mỗi câu đều
đúng theo quy tắc
cấu tạo của kiểu câu
tiếng Việt.
+ Kĩ năng liên kết
các câu để thành bài
văn hoàn chỉnh.
+ Kĩ năng tách đoạn
và liên kết các đoạn,
mục, phần trong bài
văn, kĩ năng đặt đề
mục và tiêu đề cho
văn bản.

I. Khái quát về kĩ năng diễn đạt
trong bài văn.
1) Khái niệm kĩ năng diễn đạt.
- Kĩ năng diễn đạt là kĩ năng biểu hiện
được nhận thức, tư tưởng, tình cảm của
mình bằng phương tiện ngôn ngữ,
khiến cho người đọc (người nghe) lĩnh
hội được đầy đủ, chính xác những nội
dung đó.
- Kĩ năng diễn đạt ở dạng ngôn ngữ viết
của bài văn có thể gồm nhiều phương
diện:
+ Kĩ năng viết chữ và sử dụng các kí
hiệu thuộc về chữ viết: Cần viết đúng
các quy định về chữ viết, chính tả, viết
hoa và viết từ nước ngoài, việc dùng
dấu câu hay các kí hiệu chữ viết khác
và cả việc trình bày văn bản…
+ Kĩ năng dùng từ sao cho đúng và hay:
Đúng về hình thức cấu tạo, đúng về
nghĩa, về đặc điểm ngữ pháp, cả về sắc
thái biểu cảm và phong cách ngôn ngữ
chung của bài viết, đồng thời sử dụng
từ một cách sáng tạo.
+ Kĩ năng đặt câu sao cho mỗi câu đều
đúng theo quy tắc cấu tạo của kiểu câu
tiếng Việt, chính xác và rõ ràng về nội
dung biểu đạt.
+ Kĩ năng liên kết các câu để thành bài
văn hoàn chỉnh.

GV: Hãy cho biết
những yêu cầu cơ bản
về diễn đạt trong bài
văn?
HS: Suy nghĩ, trả
lời.
+ Kĩ năng tách đoạn và liên kết các
đoạn, mục, phần trong bài văn, kĩ năng
đặt đề mục và tiêu đề cho văn bản.
2) Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt
trong bài văn.
- Cần diễn đạt trong sáng, gãy gọn.
- Cần diễn đạt cho chặt chẽ nhất quán,
không mâu thuẫn.
- Cần diễn đạt ngắn gọn, giản dị, tránh
cầu kì sáo rỗng.
- Cần diễn đạt phù hợp với phong cách
ngôn ngữ của bài văn.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được khái niệm về kĩ năng diễn đạt trong bài văn; những yêu cầu
cơ bản về diễn đạt.
- Bài tập về nhà: Thống kê một số lỗi diễn đạt thường mắc phải trong quá trình viết bài văn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………….
CHỦ ĐỀ 2 (Tiếp theo)
Ngày soạn: 20/09/08
Tiết: 7 – 8
Bài dạy: Làm văn NHỮNG LỖI VỀ DIỄN ĐẠT TRONG VIỆC VIẾT BÀI VĂN, THỰC
HÀNH SỬA LỖI
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi

thường mắc phải khi viết văn.
- Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ
năng diễn đạt khi viết văn.
- Thái độ: Có thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
- Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):Nêu những lỗi diễn đạt thường gặp trong quá trình viết bài văn?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt
85 Hoạt động 2:
Hướng dẫn học
sinh thực hành
phân tích và chữa
một số lỗi diễn đạt
trong việc viết bài
văn.
GV: Trong quá trình
viết bài văn em
thường mắc những
lỗi gì về mặt diễn
đạt?
HS: Thảo luận, trả
lời:
- Diễn đạt tối nghĩa,
quan hệ ý nghĩa
không rõ ràng,
mạch lạc.

II. Thực hành phân tích và chữa một số lỗi
diễn đạt trong việc viết bài văn.
1) Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa không
rõ ràng, mạch lạc.
Trong khi gia đình bị tan nát, bọn sai nha
hoành hành, hách dịch đem xử Vương Ông, vơ
vét của cải cho đầy túi tham, Nguyễn Du đã
vạch bộ mặt thật của chúng là trên địa vị của
đồng tiền có thể đổi trắng thay đen, đồng tiền
tác oai tác phúc hãm hại người dân lương thiện
để làm giàu cho lũ quan nha, thật hết sức vô
liêm sỉ.
*Phân tích lỗi: Đoạn văn trên mắc các lỗi:
- Quan hệ ý nghĩa giữa phần trạng ngữ “Trong
khi gia đình bị tan nát…”và chủ ngữ “Nguyễn
Du” không phù hợp.
- Đoạn “trên địa vị của đồng tiền…” tối nghĩa.
- Sai hình thức cấu tạo của cụm từ “tác oai tác
phúc” = “tác oai tác quái”, sai từ “hãm hại”.
- Phần “thật hết sức vô liêm sỉ” không có quan
hệ ý nghĩa rõ ràng với các phần trên.
* Chữa lại là: Gia đình Thúy Kiều bị tan nát.
Bọn sai nha hoành hành, hách dịch vơ vét của
cải và tra khảo Vương Ông. Nguyễn Du đã nhìn
thấy bộ mặt thật của bọn sai nha và quan lại là
chỉ vì tiền. Tiền tài đã khiến cho bọn chúng có
thể đổi trắng thay đen. Tiền tài đã tác oai tác
quái trong xã hội, đã gieo bao tai họa cho
người dân lương thiện, trái lại đã làm giàu cho
lũ sai nha và quan lại. Vì tiền, bọn quan lại, sai

×