Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài 7. Chết do treo cổ trong giám định y pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.61 KB, 3 trang )

10-Jun-13
1
NGẠT DO TREO CỔ
Định nghĩa : Là tổn thương do cổ nạn nhân bị chèn ép
bởi vòng dây với sức nặng của chính trọng lượng của
cơ thể nạn nhân.
Phân loại : Có thể gặp trong trường hợp
-Tự tử : Là chủ yếu
-Tai nạn : ít gặp
-Án mạng : Rất ít gặp
-Hành hình : Chỉ còn ở một vài nước
NGẠT DO TREO CỔ
Những vấn đề đặt ra khi giám định Y Pháp :
– Nguyên nhân chết ?
– Chết treo hay treo xác ?
– Vị trí của nút buộc và tư thế nạn nhân
– Do treo cổ hay chẹn cổ ?
– Dấu vết của bạo lực, bệnh lý, độc chất ?
– Thời gian tử vong ?
NGẠT DO TREO CỔ
Các kiểu treo :
1. Treo hoàn toàn
2. Treo không hoàn toàn ( chân hoặc một phần cơ thể
nạn nhân chạm đất)
– Treo đứng
– Treo quỳ
– Treo ngồi
– Treo nằm
Lưu ý: Kiểu treo không hoàn
toàn là kiểu treo dễ gây ra thắc
mắc cho gia đình và công luận.


Rất nhiều vụ kiện kéo dài.
NGẠT DO TREO CỔ
Cơ chế : Để tìm hiểu tại sao treo cổ có thể gây chết ở bất kỳ
tư thế nào hãy lưu ý tới một số điểm sau :
– Dây treo đè ép và giằng kéo vào vùng cổ tạo ra những tác
động phức tạp và phối hợp nhau.
– Có 3 yếu tố chính gây tử vong cho nạn nhân là : Chèn ép
đường tuần hoàn, đường thở và thần kinh vùng cổ.
* Chèn ép mạch máu vùng cổ : Cản trở máu lên não và trở về,
gây rối loạn sớm nhất .
Thực nghiệm : 2Kg chèn ép TM cảnh , 3.5Kg chèn ép ĐM cảnh.
Ngất đột ngột : Rất hay gặp làm nạn nhân bất tỉnh và chỉ cần
một phần trọng lượng cơ thể cũng đã đủ gây ra thiếu máu não.
NGẠT DO TREO CỔ
* Chèn ép thần kinh vùng cổ :
Xoang cảnh, dây thần kinh 10, chuỗi hạch giao cảm cổ nằm dọc theo
động mạch cảnh gốc .
Dấu hiệu chết ức chế : thường mờ nhạt, chủ yếu là tình trạng xung
huyết và các dấu hiệu về tim mạch .
* Chèn ép đường thở :
Thường đi sau so với chèn ép đường tuần hoàn, tác động vào vùng
hầu họng (đẩy cuống lưỡi vào thành sau họng gây ngạt thở) .
Thực nghiệm: 15Kg đủ gây được dấu hiệu trên .
Như vậy để chèn ép vào đường thở, lực tác động cũng không cần đến
toàn bộ sức nặng của cơ thể .
NGẠT DO TREO CỔ
Các giai đoạn của chết do treo cổ :
Giai đoạn kích thích: Đau vùng cổ, ù tai, chóng mặt,
nảy đom đóm mắt, bất tỉnh .
Giai đoạn co giật : Sau1-2 phút , co giật ở mặt, tay,

chân. Có thể để lại dấu vết thương tích ở phần lồi
của cơ thể hoặc có thể làm đứt dây treo.
Giai đoạn cuối cùng: Nạn nhân thở yếu, tim rời rạc,
tử vong. Có thể kèm theo dấu hiệu rãn cơ tròn.
Vấn đề hồi sức .
Di chứng.
10-Jun-13
2
GIÁM ĐỊNH Y PHÁP
Khám nghiệm hiện trường : Để tìm hiểu
– Dây treo, nút buộc :
• Đặc điểm hình dáng, chất liệu và bề mặt, sức bền.
• Đặc điểm, vị trí nút buộc .
– Tư thế nạn nhân : Phụ thuộc vào vị trí nút thắt và
độ cao của dây treo, tạo ra kiểu treo và tư thế đầu.
– Tư thế đầu : cúi, ngửa, nghiêng ( phụ thuộc vào vị
trí nút buộc ở cổ nạn nhân )
GIÁM ĐỊNH Y PHÁP
Khám nghiệm tử thi :
Khám ngoài : (
Nhiều trường hợp chỉ khám ngoài khi đủ yếu tố)
– Sắc mặt nạn nhân
– Dấu hiệu kẹt đầu lưỡi
– Đặc điểm màu sắc và vị trí vết hoen tử thi
– Dấu vết, thương tích bên ngoài
– Dấu hiệu chảy nước dãi, giãn cơ tròn
– Những dấu hiệu khác thường ( ? )
Mô tả vết hằn vùng cổ :
Mô tả loại, đặc điểm (hình dáng, màu sắc, chiều hướng ), kích
thước, vị trí của vết hằn vùng cổ.

Chú ý dây treo bao giờ cũng để lại đặc điểm trên vết hằn vùng cổ.
Vết hằn điển hình - không điển hình
GIÁM ĐỊNH Y PHÁP
Khám trong : Theo nguyên tắc toàn diện và theo các bước sau :
1. Kiểm tra ngực bụng .
2. Kiểm tra sọ não.
3. Kiểm tra các vùng nghi ngờ(tinh hoàn, gáy, vùng cơ thể khác)
4. Phẫu tích vùng cổ theo từng lớp giải phẫu từ ngoài vào trong
Xét nghiệm :
 Xét nghiệm mô bệnh học
 Xét nghiệm độc chất
 Xét nghiệm sinh học
 Xét nghiệm DNA
GIÁM ĐỊNH Y PHÁP
Chẩn đoán y pháp:
Để chẩn đoán một trường hợp chết ngạt cơ
học do treo cổ có thể dựa vào một số yếu
tố sau:
1. Dấu hiệu của ngạt cơ học như xung huyết các
phủ tạng, máu loãng, phù phổi và chấm chảy
máu nhỏ (dấu hiệu Tardieu).
2. Dấu vết, thương tích do tác động của dây treo
tại vùng cổ nạn nhân (tổn thương xảy ra trước
chết).
3. Kết quả xét nghiệm độc chất, mô bệnh học…
GIÁM ĐỊNH Y PHÁP
Kết Luận :
1/ Nguyên nhân tử vong của nạn nhân
2/ Thương tích hoặc bệnh lý ( nếu có)
3/ Thời gian chết ( so với bữa ăn cuối )

Phân biệt chết treo-treo xác-
chẹn cổ bằng dây và bóp cổ
Dựa vào :
1. Dấu hiệu ngạt cơ học
2. Tính chất sống, đặc điểm vết hằn vùng
cổ
3. Thương tích(vùng cổ,cột sống,vùng
khác )
4. Bệnh lý
5. Xét nghiệm
6. Hiện trường
7. Nhân thân của nạn nhân
10-Jun-13
3
S¬n La 10/2004 L-u Sü Hïng Dept of Forensic
Medicine HµNéi Med University
S¬n La 10/2004 L-u Sü Hïng Dept of Forensic
Medicine HµNéi Med University
XIN CẢM ƠN

×