Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Xây dựng dự toán ngân sách các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



NGUYỄN THỊ LỆ THỦY



XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CÁC
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA
Ở TP.HCM



LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102







BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



NGUYỄN THỊ LỆ THỦY




XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
NHỎ VÀ VỪA
Ở TP.HCM


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SỸ TRẦN ĐÌNH PHỤNG
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH PHỤNG



Luận văn Thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 31 tháng 01 năm 2013

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sỹ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc Sỹ)


1. PGS.TS Phước Minh Hiệp
2. TS. Trần Quốc Tuấn
3. TS. Ngô Quang Huân
4. TS. Đinh Công Tiến
5. PGS.TS Lê Thị Lanh

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn




TP. HCM, ngày 28 tháng 12 năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ

Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ LỆ THỦY Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 16/12/1984 Nơi sinh: Nghệ An
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1084012091

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Xây dựng Dự toán ngân sách các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở
TP.HCM
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Nhiệm vụ của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dự toán ngân sách các doanh nghiệp
thương mại.

Đánh giá thực trạng dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp thương mại nhỏ
và vừa ở TP.HCM
Xây dựng hệ thống dự toán ngân sách các doanh nghiệp thương mại nhỏ và
vừa ở TP.HCM
2. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về việc xây dựng dự toán ngân sách
các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở TP.HCM
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 01/04/2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 26/12/2012
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến Sỹ Trần Đình Phụng

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)



























i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằ ng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn



NGUYỄN THỊ LỆ THỦY











ii
LỜI CÁM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơ n sâu sắc đến Tiến Sỹ Trần Đ ình Phụng đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện tốt luận văn này.

Tôi vô cùng biết ơn các Thầy Cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Quản Trị Kinh Doanh, phòng Quản lý đào tạo
sau Đại Học – Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ,
chia sẻ và không ngừng động viên tôi trong suốt thời gian qua.

NGUYỄN THỊ LỆ THỦY














iii
TÓM TẮT

Dự toán ngân sách là một trong những công cụ hữu ích đang được nhiều nhà
quản lý nghiên cứu, sử dụng nhằm giúp công việc kinh doanh được thuận lợi hơn.
Dự toán ngân sách thực hiện các chức năng dự báo, hoạch định, điều phối,
thông tin, kiểm soát và đo lường.
Dự toán ngân sách giúp phối hợp nhịp nhàng hoạt động củ a các bộ phận trong
tổ chức như bộ phận Kinh Doanh, bộ phận Nhân Sự, bộ phận Kế Toán, và được
sử dụng như một thước đo chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận
trong tổ chức.
Tùy theo đặc điểm củ a từng bộ máy tổ chức mà có những mô hình dự toán
phù hợp. Việc lập dự toán cần theo một trình tự nhất định bắt đầu từ dự toán tiêu
thụ và kết thúc bởi các dự tóan báo cáo tài chính. Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành
công của dự toán, trong đó con người là nhân tố vô cùng quan trọ ng cần đặc biệt
quan tâm trong quá trình dự toán.
Theo khảo sát, tác giả nhận thấy công tác dự toán ngân sách ở nhiều Doanh
nghiệp thương mại nhỏ và vừa dự toán ngân sách các doanh nghiệp thương mạ i nhỏ
và vừa ở TP.HCM chưa thực hiện. Vì vậy, các Doanh nghiệp này cần xây dựng
công tác dự toán ngân sách bằng cách xây dựng các nguyên tắc dự toán chung áp
dụng thống nhất cho toàn Doanh nghiệp, lựa chọn mô hình dự toán phù hợp nhất
với Doanh nghiệp mình mà tác giả đề cập ở đây là mô hình thông tin từ dưới lên

nhằm tiết giả m thời gian và chi phí cho công tác dự toán. Việc xây dựng quy trình
lập dự toán ngân sách nhằm giúp cho công tác dự toán ngân sách khoa học và sát
với thực tế hơn. Áp dụng kỳ lập dự toán ngân sách là hàng năm trong đó chi tiết
thành từng quý nhằm phản ánh chính xác đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh
của Doanh nghiệp theo từng thời điểm. Lập đầy đủ báo cáo dự toán theo trình tự bắt
đầu là Dự toán tiêu thụ và kết thúc bởi các dự toán tài chính.

iv
ABSTRACT

Budgeting is one of the useful tools is a lot of research managers, used to help the
business be more favorable.
Budget forecast perform functions forecasting, planning, coordination,
communication, control and measurement.
Budgeting help coordination activities of the department in the organization
department of Business, Human Resource department, Accounting department, and
used as a standard measure to evaluate the performance of each department in the
organization.
Depending on the characteristics of the organization that has the appropriate
estimation model. The forecast should follow a certain sequence starts and ends with
consumption estimates the draft financial statements. There are many factors that make
the success of the estimates, in which man is a very important factor needs special
attention in the forecast process.
According to the survey, the authors found that the budget forecast in many small
and medium-sized commercial enterprises in HCM City have not made. Therefore,
enterprises need to develop the budget forecast by constructing forecast principles
applied uniformly to the whole enterprise, choosing the most appropriate model
estimation with enterprises that work authors mentioned here is the information model
from the bottom up in order to reduce time and cost estimation work. The construction
budget forecast process to help the budget more scientific and realistic. Apply

estimation period is annual budget that details of each quarter in order to accurately
reflect the characteristics of the business activities of the enterprise from time to time.
Full report forecasts in the order starting and ending consumption estimates by the
financial estimates.


v
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM
Nhiệm vụ Luận văn thạc sỹ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Abstract iv
Mục lục v
Danh mục các từ viết tắt x
Danh mục các hình xi
Danh mục các bảng xii
Danh mục các phụ lục xiii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Tính cấp thiết của đề tài 1
3. Mục tiêu của đề tài 2
4. Nội dung nghiên cứu 3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI 4


vi
1.1 Tổng quan về dự toán ngân sách các doanh nghiệp thương mại 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Phân loại dự toán ngân sách 4
1.1.2.1 Phân loại theo phương pháp lập 5
1.1.2.2 Phân loại theo thời gian 5
1.1.2.3 Phân loại theo mức độ phân tích 6
1.1.2.4 Phân loại theo chức năng 7
1.1.3 Mục đích, chức năng và lợi ích của việc dự toán 8
1.1.3.1 Mục đích 8
1.1.3.2 Chức năng 8
1.1.3.3 Lợi ích 10
1.1.4 Quy trình lập dự toán, trình tự lập dự toán và các mô hình lập dự toán ngân
sách 12
1.1.4.1 Quy trình lập dự toán 12
1.1.4.2 Trình tự lập dự toán 14
1.1.4.3 Các mô hình lập dự toán ngân sách 15
1.1.5 Yếu tố con người trong dự toán 20
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại 21
1.3 Khái niệm doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN
SÁCH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ
VỪA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA Ở TP.HCM 27

vii
2.1 Thông tin chung về mẫu khảo sát doanh nghiệp dự toán ngân sách các doanh
nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở TP.HCM 27

2.1.1 Phạm vi khảo sát 27
2.1.2 Nội dung khảo sát 27
2.2 Kết quả khảo sát thông tin dự toán ngân sách các doanh nghiệp thương mại
nhỏ và vừa ở TP.HCM 27
2.2.1 Phân loại loại hình doanh nghiệp 28
2.2.2 Thời gian hoạt động 30
2.2.3 Tình trạng lập dự toán ngân sách 32
2.2.4 Kỳ dự toán và Thời điểm điều chỉnh dự toán ngân sách 35
2.2.5 Bộ phận lập và Quy trình lập dự toán ngân sách 36
2.2.6 Công cụ lập và Khoản mục chi phí khi lập dự toán ngân sách 38
2.2.7 Mô hình và loại hình dự toán ngân sách 39
2.2.8 Hiệu quả lập dự toán ngân sách 41
2.3 Kết quả khảo sát thông tin dự toán ngân sách của hai doanh nghiệp thương mại
nhỏ và vừa điển hình ở TP.HCM 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CÁC
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA DỰ TOÁN
NGÂN SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ
VÀ VỪA Ở TP.HCM 48
3.1 Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện 48
3.1.1 Quan điểm hoàn thiện 48
3.1.2 Mục tiêu hoàn thiện 48
3.2 Nội dung xây dựng hệ thố ng dự toán ngân sách các doanh nghiệp thương mại
nhỏ và vừa 49

viii
3.2.1 Các nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng dự toán ngân sách 49
3.2.2 Xây dựng quy trình lập dự toán ngân sách 49
3.2.3 Xây dựng mô hình dự toán ngân sách 52
3.2.4 Hệ thống các báo cáo dự toán ngân sách 53

3.2.5 Kỳ dự toán ngân sách 54
3.2.6 Xây dựng các báo cáo dự toán ngân sách 54
3.2.6.1 Dự toán tiêu thụ 56
3.2.6.2 Dự toán thu tiền 59
3.2.6.3 Dự toán hàng hóa mua vào 59
3.2.6.4 Dự toán thanh toán 60
3.2.6.5 Dự toán chi phí bán hàng 61
3.2.6.6 Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 63
3.2.6.7 Dự toán đầu tư và xây dựng 65
3.2.6.8 Dự toán tiền 66
3.2.6.9 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 67
3.2.6.10 Dự toán bảng cân đối kế toán 67
3.2.6.11 Dự toán nhân sự 68
3.3 Xây dựng dự toán ngân sách theo lộ trình thời gian 69
3.4 Các giải pháp tổ chức thực hiện khác! để xây dựng dự toán ngân sách cho
Doanh Nghiệp Thương Mại nhỏ và vừa 70
3.4.1 Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác dự toán ngân sách 70
3.4.2 Vai trò của các Hiệp Hội 71
3.4.2.1 Hỗ trợ về chuyên môn 71

ix
3.4.2.2 Tổ chức các Hội thảo 71
3.4.3 Vai trò của cơ quan Nhà nước 71
3.4.3.1 Hỗ trợ Chính sách ưu đãi 71
3.4.3.2 Hỗ trợ Thuế 72
3.5 Kinh nghiệm xây dựng dự toán ngân sách cho các doanh nghiệp thương mại
nhỏ và vừa của một thành phố lớn trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho
các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở TP.HCM 72
3.5.1 Kinh nghiệm xây dựng dự toán ngân sách cho các doanh nghiệp thương mại
nhỏ và vừa của một thành phố lớn trên thế giới 72

3.5.1.1 Tạo một ngân sách thực tế 72
3.5.1.2 Liệt kê các khoản chi phí cần thiết 73
3.5.1.3 Liệt kê các khoản chi phí kinh doanh 73
3.5.1.4 Giảm nợ nhanh chóng 74
3.5.1.5 Không bao giờ xài tất cả lợi nhuận 74
3.5.2 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừ a ở
TP.HCM 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC CHƯƠNG 2
PHỤ LỤC CHƯƠNG 3





x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CĐKT : Cân đối kế toán
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
CP BH & QLDN : Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
CPBH : Chi phí bán hàng
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
DNTM : Doanh nghiệp thương mại
DTNS : Dự toán ngân sách
GTGT : Giá trị gia tăng

GVHB : Giá vốn hàng bán
HTK : Hàng tồn kho
LNST : Lợ i nhuận sau thuế
LCTT : Lư u chuyển tiền tệ
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh
TSCĐ : Tài sản cố định
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh




xi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Quy trình dự toán ngân sách của Stephen Brookson 13
Hình 1.2 Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống 15
Hình 1.3 Mô hình thông tin phản hồi 16
Hình 1.4 Mô hình thông tin từ dưới lên 18
Hình 3 Mối quan hệ giữa các báo cáo dự toán ngân sách 49


















xii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Phân loại loại hình Doanh nghiệp Thương mại nhỏ và vừa dự toán ngân
sách các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở TP.HCM 29
Bảng 2.2 Thời gian hoạt động của Doanh nghiệp 31
Bảng 2.3 Doanh nghiệp có lập hay không lập dự toán ngân sách 32
Bảng 2.4 Lý do Doanh nghiệp không lập dự toán ngân sách 33
Bảng 2.5 Kỳ dự toán ngân sách của Doanh nghiệ p 35
Bảng 2.6 Thời gian điều chỉnh ngân sách của Doanh nghiệp 36
Bảng 2.7 Bộ phận lập dự toán ngân sách của Doanh nghiệp 37
Bảng 2.8 Quy trình lập dự toán ngân sách của Doanh nghiệp 37
Bảng 2.9 Công cụ lập dự toán ngân sách của Doanh nghiệ p 38
Bảng 2.10 Khoản mục chi phí khi lập dự toán ngân sách của Doanh nghiệp 38
Bảng 2.11 Mô hình dự toán ngân sách của Doanh nghiệp 39
Bảng 2.12 Loại hình dự toán ngân sách của Doanh nghiệp 40
Bảng 2.13 Hiệu quả việc lập dự toán ngân sách trong Doanh nghiệp 41









xiii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục chương 2
Phụ lục 2.1 Phiếu khảo sát doanh nghiệp
Phụ lục 2.2 Danh sách các Doanh nghiệp Thương mại nhỏ và vừa ở TP.HCM trả
lời phiếu khảo sát

Phụ lục chương 3
Phụ lục 3.1 Dự toán tiêu thụ (Số lượng và Doanh thu từng kênh phân phối)
Phụ lục 3.2 Dự toán tiêu thụ (Số lượ ng và Doanh thu tổng hợp)
Phụ lục 3.3 Dự toán Thu tiền
Phụ lục 3.4 Dự toán Hàng hóa mua vào
Phụ lục 3.5 Dự toán thanh toán
Phụ lục 3.6 Bảng phân loại chi phí bán hàng
Phụ lục 3.6.1 Định phí bán hàng (năm)
Phụ lục 3.6.2 Biến phí bán hàng cho 1 đơn vị sản phẩm
Phụ lục 3.6.3 Biến phí bán hàng
Phụ lục 3.7 Dự toán Chi phí bán hàng
Phụ lục 3.8 Bảng phân loại chi phí quản lý doanh nghiệp
Phụ lục 3.8.1 Định phí quản lý doanh nghiệp
Phụ lục 3.8.2 Biến phí quản lý doanh nghiệp
Phụ lục 3.9 Dự toán Chi phí quả n lý doanh nghiệp
Phụ lục 3.10 Dự toán Đầu tư và xây dựng

xiv
Phụ lục 3.11 Dự toán Tiền
Phụ lục 3.12 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (theo quý)

Phụ lục 3.13 Dự toán báo cáo kết quả hoạt đ ộ ng kinh doanh (theo năm)
Phụ lục 3.14 Dự toán bảng cân đối kế toán
Phụ lục 3.15 Dự toán Nhân sự

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Dự toán ngân sách trong doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định tới sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bở i vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn
tồn tại và phát triển phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý đồng vốn sao cho
có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trên cơ sở tôn
trọng các nguyên tắc quản lý tài chính và chấp hành đúng pháp luật nhà nước.
Ngày nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi
mới và nâng cao trình độ quản lý, trong đó đổi mới và hoàn thiện công tác dự toán
ngân sách giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Bất kỳ một tổ chức nào dù lớn hay nhỏ
cũng phải tính toán và dự trù việc sử dụng ngân sách của mình. Tuy nhiên, để dự
toán ngân sách một cách chính xác, phản ánh đúng tiềm năng thực tế của doanh
nghiệp là công việc rất khó thực hiện. Hiện nay, các doanh nghiệp lập dự toán ngân
sách nhưng số liệu dự toán ngân sách thường không phản ánh đúng tiềm năng thực
tế của doanh nghiệp nên không phát huy vai trò, công dụng của nó và gây lãng phí
cho doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu để xây dựng công tác dự toán ngân sách, nhằm giúp các
doanh nghiệp có được hệ thống báo cáo dự toán ngân sách chính xác, phản ánh
đúng tiềm năng, đảm bảo cho các dự toán thực sự là công cụ hữu ích cho nhà quản
trị, và đảm bảo cho việc chuẩn bị các nguồn lực để đố i phó kịp thời với mọi tình
huống xảy ra đột xuất trong tương lai, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai
đoạn hiện nay.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển
và tăng trưởng ngoạn mục. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ

150 của Tổ chức thương mại Thế Giới (WHO) đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
trong nước tham gia vào thị trườ ng thế giới nhưng cũng đưa đến nguy cơ mất cả thị

2
trường nội địa nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đủ sức đương đầu. Làm thế
nào để tận dụng tốt cơ hội và đương đầu với những thách thức là mối quan tâm
hàng đầu của các bộ, các ngành và tất cả các doanh nghiệp Việt Nam.
Sử dụng các công cụ quản lý khoa học nhằm giúp các doanh nghiệp Việt
Nam hiểu rõ ưu nhược điểm, tăng năng suất, giảm chi phí, tận dụng triệt để và hiệu
quả mọi nguồn lực sẵn có để năng cao tính cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết. Trong
đó, dự toán ngân sách được xem là một trong những công cụ quản lý khoa học và
khá hữu ích. Nó giúp cho nhà quản lý phán đoán trước tình hình sản xuất kinh
doanh và chuẩn bị những việc phải làm để hướng hoạt động kinh doanh theo mục
tiêu đã định một cách dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, theo khảo sát, hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng sử
dụng công cụ này một cách hiệu quả. Từ việc nhận thức sự cần thiết của công tác
lập dự toán ngân sách đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã
chọn đề tài “Xây dự ng dự toán ngân sách các Doanh nghiệp Thương mại nhỏ và
vừa ở TP.HCM” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ với mong muốn là đề xuất một số
ý kiến nhằm xây dựng công tác dự toán ngân sách để góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thương mại nhỏ và vừa.
3. Mục tiêu của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dự toán ngân sách trong doanh nghiệp
thương mại.
Đánh giá thực trạng dự toán ngân sách tại các Doanh nghiệp thương mại nhỏ
và vừa ở TP.HCM
Xây dựng hệ thống dự toán ngân sách các Doanh nghiệp thương mại nhỏ và
vừa ở TP.HCM





3
4. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về dự toán ngân sách ngắn hạn tại
các Doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở TP.HCM
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể khác như: phương pháp tiếp
cận, quan sát, phân tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê, Từ đó tìm ra
nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, hạn chế và đưa ra giải pháp xây dựng dự toán
ngân sách các Doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở TP.HCM













4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về ở TP.HCM
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Dự toán: là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu mà tổ
chức cần phải đạt được đồng thời chỉ rõ những cách thức huy động nguồn lực để
thực hiện các mục tiêu mà tổ chức đề ra. Dự toán được xác định bằng một hệ thố ng
các chỉ tiêu về số lượng và gía trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương
lai. Dự toán là cơ sở , là trung tâm của kế hoạch và tiền đề cho việc dự tóan là dự
báo.
Dự toán ngân sách: là những tính toán, dự kiế n một cách toàn diện mục tiêu
kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ hoạt động. Đồng thời chỉ
rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ
đó. Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: dự toán tiêu
thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự
toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý
doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán. Dự toán ngân
sách là cơ sở để đánh giá thành quả hoạt động của từng bộ phận, của mỗi cá nhân
phụ trách từng bộ phận, từ đó xác định trách nhiệm của từng bộ phận nhằm phục vụ
tốt cho quá trình tổ chức và hoạch định.
1.1.2 Phân loại dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách là công cụ của nhà quản lý, vì thế đòi hỏ i nhà quản lý
phải am hiểu các loại dự toán để thích ứng với từng nhu cầu riêng lẻ và từng hoàn
cảnh cụ thể của từng tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Tùy theo cách thức
phân loại sẽ có các loại dự toán ngân sách như sau:


5
1.1.2.1 Phân loại theo phương pháp lập
Theo phương pháp này dự toán chia làm hai loại là: dự toán cố định và linh
hoạt.

Dự toán cố định: là dự toán với các số liệu cố định, ứng với một doanh thu
dự kiến cho trước nào đó. Dự toán cố định sẽ không có thay đổi hay điều chỉnh gì
bất kể sự thay đổi của điều kiện dự toán.
Dự toán linh hoạt: là dự toán cung cấp cho đơn vị khả năng tính toán các
mức doanh thu, chi phí khác nhau. Dự toán này giúp các nhà quản lý giải quyết các
vấn đề không chắc chắn bằng cách xem trước kết quả ở mức doanh thu, chi phí
kháu nhau. Các nhà quản lý thường thích sử dụng dự toán này hơn dự toán cố định
vì nhà quản lý có thể đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên sau khi
kiểm soát tác động ảnh hưởng từ doanh số.
1.1.2.2 Phân loại theo thời gian
Theo phương pháp này dự toán chia làm hai loại là: dự toán ngắn hạn và dài
hạn.
Dự toán ngắn hạn: là dự toán phản ánh kế hoạch kinh doanh và kết quả dự
tính của một tổ chức trong một kỳ kế hoạch. Kỳ kế hoạ ch này có thể là một năm
hay dưới một năm và thường trùng với kỳ kế toán của doanh nghiệp. Dự toán này
thường liên quan đến việc mua hàng, bán hàng, doanh thu, chi phí, bao nhiêu sản
phẩm sẽ được tiêu thụ, các khoản tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp trong
kỳ dự toán. Dự toán này được lập hàng năm, trước khi kết thúc niên độ kế toán
nhằm hoạch định kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo.
Dự toán dài hạn: là dự toán đư ợc lập cho một khoảng thời gian dài, thường
là từ một năm trở lên, có thể là 2, 5 hay 10 năm. Dự toán này thường liên quan đến
việc mua sắm TSCĐ, đất đai, nhà xưởng, kênh phân phối, nghiên cứu và phát triển
hay một chiến lược kinh doanh dài hạn. Đây là việc sắp xếp các nguồn lực để thu
lợi nhuậ n dự kiến trong thời gian dài. Đặc điểm của loại dự toán này là rủi ro cao,

6
thời gian từ lúc đưa vốn vào hoạt động đến lúc thu được lợi nhuận tươ ng đối dài.
Dự toán này khuyến khích các nhà quản lý chủ yếu sử dụng kiến thức chuyên môn
để phán đoán các sự kiện xảy ra trong tương lai.
1.1.2.3 Phân loại theo mức độ phân tích

Theo phương pháp này dự toán chia làm hai loại là: dự toán từ gốc và cuốn
chiếu.
Dự toán từ gốc: là dự toán khi lập phải gạt bỏ hết những số liệu phán đoán
đã tồn tại trong quá khứ và xem các nghiệp vụ kinh doanh như mới bắt đầu. Tiến
hành xem xét khả năng thu nhập, những khoản chi phí phát sinh và khả năng thực
hiện lợi nhuận của doanh nghiệp để lập các báo cáo dự toán. Các báo cáo dự toán
này sẽ không phụ thuộc vào số liệu của các báo cáo dự toán cũ. Dự toán từ gốc
không theo khuôn mẫu các báo cáo dự toán cũ, vì thế đòi hỏi nhà quản lý phải phát
huy tính chủ động, sáng tạo và tùy thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để
lập dự toán.
Lập dự toán theo phương pháp này có ưu điểm là không lệ thuộc vào số liệu
của những năm trước nên có thể tránh được những khuyết điểm của Dự toán ngân
sách năm trước. Ngoài ra, Dự toán ngân sách theo phương pháp này phát huy tính
chủ động, khả năng sáng tạo của bộ phận lập dự toán. Tuy nhiên, nhược điểm của
phương pháp này là tất cả mọi hoạt động nghiên cứu đều phải bắt đầu từ đầu nên
khối lượng công việc phải thực hiện nhiều, thời gian lập dự toán dài và kinh phí cao
và cũng không đảm bảo chắc chắn rằng số liệu dự toán là chính xác và không sai
sót.
Dự toán cuốn chiếu: hay còn gọi là dự toán nối mạch. Theo phương pháp
này thì bộ phận lập dự toán sẽ dự vào báo cáo dự toán cũ của doanh nghiệp và điều
chỉnh theo những thay đổi trong thực tế để lập báo cáo dự toán mới. Ví dụ: chu kỳ
lập Dự toán ngân sách năm (có 12 tháng, cứ 1 tháng trôi qua thì chỉ còn 11 tháng và
doanh nghiệp lại phải sử dụng báo cáo dự toán cũ để lập thêm báo cáo dự toán cho
tháng tiếp theo. Trong trường hợp có sự thay đổi mức độ hoạt động hoặc có sự

×