SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 1
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ HALOGEN NHẰM RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT.
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, hệ thống kiến thức lý thuyết đều được xây
dựng trên hiện tượng thực nghiệm. Để có thể ghi nhớ và vận dụng được những kiến
thức thực nghiệm đó không phải là vấn đề đơn giản với học sinh phổ thông. Đa số các
em đều cho rằng môn Hóa học là một môn học thuộc, hệ thống kiến thức quá khó. Từ
những suy nghĩ đó đa số học sinh đều rất sợ học môn Hóa. Để giúp các em có thể học
môn Hóa một cách dễ dàng hơn, yêu thích hơn trước hết chúng ta phải biết vận dụng
những kiến thức thực tế, những thí nghiệm chứng minh, minh họa trong quá trình
truyền tải kiến thức, bên cạnh đó chúng ta phải biết giúp các em dựa vào những kiến
thức đã học để giải quyết các bài tập hóa, từ đó củng cố và ghi nhớ kiến thức một cách
tự nhiên.
Trong chương trình hóa học lớp 10, tôi thiết nghĩ nếu học sinh hiểu bản chất phản
ứng oxi hóa khử và biết vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học để
nắm bắt kiến thức về Halogen, Oxi, lưu huỳnh thì chắc chắn các em sẽ học tốt môn
Hóa học hơn trong những năm học tới. Một trong những phương pháp để học sinh nhớ
kiến thức lý thuyết là giúp học sinh làm các bài tập đơn giản nhưng đa dạng.
Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ HALOGEN NHẰM RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT.
Trên cơ sở kiến thức thực nghiệm đã có tôi muối xây dựng thêm một số bài tập
nhằm củng cố kiến thức lý thuyết cho học sinh, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ kiến
thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng học môn Hóa để từ đó yêu thích môn Hóa Học
hơn.
II- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 2
Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu về tích chất của đơn chất và hợp
chất halogen để từ đó khai thác được nhiều dạng bài tập khác nhau giúp học sinh lớp
10 có khả năng học Hóa tốt hơn.
III- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
*Mục tiêu: Sau khi thực hiện đề tài này, áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy sẽ đạt kết
quả cao hơn, cụ thể là :
- Giúp học sinh phần nào hiểu được phương pháp học môn Hóa học, từ đó tạo nên
hứng thú học tập cho học sinh.
- Đặt biệt, giúp học sinh làm quen với giải nhanh các bài tập Hóa học trong đề thi đại
học hàng năm.
- Vận dụng thành thạo kiến thức lý thuyết để giải các bài tập Hóa học.
*Nhiệm vụ nghiên cứu : Với đề tài này tôi phải thực hiện được những nhiệm vụ sau :
- Hướng dẫn HS nắm chắc được kiến thức về hợp chất và đơn chất Halogen.
- Trên cơ sở kiến thức lý thuyết đó xây dựng được các dạng bài tập phù hợp với các
đối tượng học sinh.
- Cung cấp được nhiều bài tập cho học sinh học tập và là nền tảng để phát triển trong
những chương sau.
IV- GIẢ THIẾT KHOA HỌC :
Nếu biết cách vận dụng kiến thức về cấu tạo, bản chất liên kết có thể dự đoán được
tính chất hóa học của một chất. Từ đó rèn luyện kỹ năng tư duy logic trong học tập.
V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
-Nghiên cứu các tài liệu tham khảo môn Hóa học, Hóa học vô cơ tập hai Hoàng Nhâm.
- Dựa vào thực tế dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh của trường, thực tế dạy
ôn thi đại học trong những năm gần đây.
VI - DỰ BÁO ĐƯỢC NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Khi thực hiện đề tài này trong thực tế giảng dạy chúng tôi tin chắc học sinh sẽ học hóa
tốt hơn, không học thuộc lòng mà vẫn nắm được kiến thức cơ bản.
Và có thể dùng sáng kiến kinh nghiệm này như là một tài liệu tham khảo dành cho
giáo viên dạy học môn Hóa học lớp 10.
Từ kinh nghiệm này có thể mở rộng ra ở chương Oxi- lưu huỳnh hoặc các phần kiến
thức khác.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 3
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.1. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ HALOGEN VÀ ĐƠN
CHẤT HALOGEN
I.1.1. Cấu tạo nguyên tử Halogen
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns
2
np
7
thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần
hoàn. Bao gồm các nguyên tố: Flo, Clo, Brom, Iot, Atatin.
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử:
Nguyên tử Flo cấu hình: 2s
2
2p
7
không có phân lớp d, Flo có độ âm điện lớn nhất.
Trong nguyên tử chỉ có 1electron độc thân. Số oxi hóa duy nhất trong các hợp chất -1.
Nguyên tử Clo, Brom, Iot có cấu hình: ns
2
np
5
nd
0
, ở trạng thái kích thích có thể có
3,5,7 electron độc thân. Vì vậy Clo, Brom, Iot có thể có nhiều trạng thái hóa trị, trong
hợp chất có thể có các trạng thái số oxi hóa -1, +1, +3, + 5, +7
Atatin là nguyên tố không có trong tự nhiên vì vậy chưa được nghiên cứu nhiều. Ở
chương trình này ta chỉ tập trung nghiên cứu cấu tạo tính chất của các nguyên tố Flo,
Clo, Brom, Iot, đặc biệt là nguyên tố Clo.
I.1.2. Cấu tạo đơn chất halogen
- Công thức phân tử: X
2
- Năng lượng liên kết: Cl
2
> F
2
, Cl
2
> Br
2
> I
2
. Sở dĩ có sự bất thường đó là do trong
phân tử Cl
2
, Br
2
, I
2
ngoài liên kết xích ma (
)còn có một phần liên kết
do dự xen
phủ bên giữa các AO d.
I.1.3. Tính chất của đơn chất halogen
* Tính chất vật lý:
- Trạng thái tồn tại của các halogen ở đk thường: Flo, Clo là chất khíBrom là chất
lỏng, Iot là chất rắn ở điều kiên thường.
- Màu sắc: Đậm dần lên. ( Flo có màu lục nhạt, Clo có màu vàng, Brom có màu nâu
đỏ, iot có màu đen tím)
- Tính tan : ít tan trong nước (do halogen có cấu tạo không phân cực) dễ tan trong các
dung môi hữu cơ.
- Nhiệt độ nóng chảy(t
0
nc
), nhiệt độ sôi (t
0
s
) tăng theo chiều tăng phân tử khối.
I.1.4. Tính chất hóa học của Halogen
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 4
* Tính oxi hóa mạnh, giảm dần từ Flo đến Iot, được minh họa qua các phản ứng.
-Phản ứng với kim loại: Flo phản ứng được với tất cả các kim loại, Cl
2
, Br
2
phản ứng
với hầu hết kim loại trừ Au, Pt. I
2
phản ứng được với một số kim loại.
- Phản ứng với phi kim: Halogen không phản ứng trực tiếp với O
2
, N
2
- Phản ứng với hợp chất có tính khử: Oxit, axit, muối
Ví dụ: Br
2
+ SO
2
+ H
2
O → H
2
SO
4
+ 2HBr
I
2
+ 2S
2
O
3
2-
→ S
4
O
6
2-
+ 2I
-
3Cl
2
+ 6FeSO
4
→ 2Fe
2
(SO
4
)
3
+ 2FeCl
3
Cl
2
+ 2HI → 2HCl + I
2
* Cl
2
, Br
2
, I
2
tự oxi hóa khử khi phản ứng với dung dịch kiềm.
Cl
2
+ 2NaOH → NaCl + NaClO + H
2
O
3Cl
2
+ 6NaOH → 5NaCl + NaClO
3
+ 3H
2
O
Vd: Cl
2
+ Na
2
CO
3
→ NaCl + NaClO + CO
2
* Tính khử của Brom, Iot khi gặp các chất oxi hóa mạnh hơn.
Ví dụ: 5Cl
2
+ Br
2
+ 6H
2
O → 2HBrO
3
+ 10HCl
I
2
+ 8NaClO → 2NaIO
4
+ 8NaCl
I.1.5. Phương pháp điều chế các Halogen:
- Điều chế F
2
( điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF)
- Điều chế Cl
2
:
Trong công nghiệp: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
Trong phòng thí nghiệm: Cl
-
+ Chất oxi hóa mạnh trong môi trường axit.
Ví dụ: 16HCl + 2KMnO
4
→ 5Cl
2
+ 2MnCl
2
+ 2KCl + 8H
2
O
- Điều chế Br
2
, I
2
: X
-
+ chất oxi hóa mạnh hơn: ví dụ Cl
2
, H
2
SO
4
đặc.
Ví dụ: Cl
2
+ 2NaBr → 2NaCl + Br
2
8NaI + 5H
2
SO
4
đặc → 4Na
2
SO
4
+ H
2
S + 4I
2
+ 4H
2
O
I.2. TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT HALOGEN.
I.2.1. Tính chất, phương pháp điều chế HX
* Tính chất của hidrohalogenua:
Chất khí, tan nhiều trong nước tạo ra dung dịch có môi trường axit.
Nhiệt độ sôi: HF > HI> HBr> HCl. Sự bất thường về nhiệt độ sôi do HF có liên kết
Hidro, có sự polime hóa dạng (HF)
n
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 5
Tính khử HCl < HBr < HI
Ví dụ: HCl + H
2
SO
4
đặc nóng phản ứng không xảy ra.
2HBr +H
2
SO
4 đặc nóng
→ Br
2
+ 2H
2
O + SO
2
8HI + H
2
SO
4 đặc nóng
→ 4I
2
+ H
2
S + 4H
2
O
* Tính chất của dung dịch axit halogenhidiric:
Trong dung dịch tính axit tăng theo chiều: HF< HCl< HBr< HI. Nguyên nhân gây nên
sự thay đổi về tính axit là do từ Flo đến Iot bán kính nguyên tử tăng dần, năng lượng
liên kết của HX giảm dần.
HF là axit yếu và có khả năng ăn mòn thủy tinh.
* Phương pháp điều chế HX
HF, HCl: Điều chế bằng phương pháp sunfat.
HBr, HI: Không điều chế bằng phương pháp sunfat, thủy phân halogenua của
photpho hoặc lưu huỳnh.
Ví dụ: PBr
5
+ 4H
2
O → 5HBr + H
3
PO
4
PI
3
+ 3H
2
O → 3HI + H
3
PO
3
I.2.2.Tính chất của muối halogenua
- Tính tan: Hầu hết tan nhiều trong nước trừ AgCl, AgBr, AgI, PbI
2
.
- Muối I
-
có đặc điểm: I
-
+ I
2
→ I
3
-
- Tính khử: Muối Halogenua có tính khử trừ F
-
I.2.3. Tính chất của hợp chất có oxi của Halogen
Oxit: X
2
O
n
( n = 1, 3, 5, 7) X khác Flo đều là những oxit axit. Oxit ClO
2
là oxit trung
tính, nhưng phản ứng được với nước, dung dịch kiềm.
ClO
2
+ NaOH → NaClO
3
+ NaClO
2
+ H
2
O
Hidroxit: HXO
n
( n = 1, 2, 3, 4) X khác Flo.
Tính axit, độ bền tăng khi n tăng, tính oxi hóa giảm khi n tăng
Muối: Nước giaven, clorua vôi, Kaliclorat: Kém bề nhiệt có tính oxi hóa mạnh, tính
tẩy màu.
II- NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
II. 1. DỰA TRÊN KIẾN THỨC LÝ THUYẾT CƠ BẢN XÂY DỰNG MỘT SỐ
BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT CỦA ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT HALOZEN.
II.1.1. Bài tập về tính chất và điều chế đơn chất halogen.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 6
Bài tập 1. Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với khí Clo dư thu được 32,85
gam hỗn hợp muối. Nếu cho m gam hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch HCl dư
thấy thoát ra 6,048 lít H
2
(đktc). Tính giá trị của m.
Hướng dẫn: Viết đúng phương trình phản ứng
Sử dụng đúng giả thiết của bài ra.
Nhận xét: Đây là một bài tập dễ. điều cần lưu ý với học sinh là sự khác nhau khi cho
Fe phản ứng với Cl
2
và phản ứng với dung dịch HCl.
Bài tập 2. Cho m gam hỗn hợp Fe và Mg phản ứng với dung dịch HCl dư thu được
dung dịch A có khối lượng tăng thêm 9,78 gam. Dung dịch A tác dụng vừa đủ với
dung dịch chứa 4,26 gam Clo. Tính giá trị của m giả sử bỏ qua phản ứng Clo với nước.
Hướng dẫn: Viết phương trình phản ứng
Mg + 2HCl → MgCl
2
+ H
2
Fe + 2HCl → FeCl
2
+ H
2
Dung dịch A chứa: FeCl
2
, MgCl
2
, HCl
Khi cho dung dịch A phản ứng với khí Clo:
2FeCl
2
+ Cl
2
→ 2FeCl
3
Số mol Fe = 2 số mol Cl
2
= 0,06.2 = 0,12 mol. Khối lượng dung dịch A tăng lên =
mFe + mMg – mH
2
. Từ đó tính được nMg = 0,15 mol. Giá trị của m = 10,32 gam.
Nhận xét: Đây cũng là một bài tập dễ, song học sinh sẽ lúng túng khí viết phương
trình phản ứng giữa các chất trong dung dịch A với khí Cl
2
. Điểm cần chú ý cho học
sinh là Cl
2
có tính oxi hóa mạnh chỉ phản ứng với chất có tính khử trong dung dịch A.
Qua đây sẽ rèn luyện cho học sinh cách viết đúng phương trình phản ứng
Bài tập 3. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe
2
O
3
tác dụng với dung dịch H
2
SO
4
loãng dư thu được dung dịch A. Chia dung dịch A thành hai phần bằng nhau. Phần I
phản ứng với dung dịch NaOH dư lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 25,6 gam chất rắn. Phần II phản ứng vừa đủ với 2,24 lít
khí Cl
2
. Tính giá trị của m.
Hướng dẫn: Tương tự bài tập 2
Bài tập 4. Cho m gam hỗn hợp Fe và Mg phản ứng với lượng dư khí Clo thu được
hỗn hợp muối X. Hòa tan X vào nước được dung dịch A. Dung dịch A làm mất màu
vừa đủ 200 ml dung dịch KMnO
4
0,2M. Tính thể tích khí Cl
2
đã phản ứng. (đktc)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 7
Hướng dẫn:
Viết phương trình phản ứng
2Fe + 3Cl
2
2FeCl
3
2Al + 3Cl
2
→ 2AlCl
3
Hỗn hợp muối gồm: AlCl
3
, FeCl
3
Cho dung dịch X phản ứng với KMnO
4
/H
+
10Cl
-
+ 2MnO
4
-
+ 8H
+
→ 5Cl
2
+ 2Mn
2+
+ 4H
2
O
Sử dụng giả thiết:
Số mol Cl
2
ban đầu = 5/2 số mol KMnO
4
. Vậy V = 2,24 lít.
Nhận xét: Điều cần lưu ý với học sinh ở bài tập này: có thể điều chế Cl
2
từ muối
Clorua và dung dịch KMnO
4
trong môi trường axit. Học sinh có thể viết phương trình
phân tử hoặc ion để làm bài tập này.Nếu đọc không kỹ các em sẽ dễ nhầm bài tập này
thiếu giả thiết, phải tìm được V nằm trong một khoảng nhất định nào đó.
Bài tập 5: Cho 9,42 gam hỗn hợp Fe và Al vào 118,26 gam dung dịch HCl 20% lấy
dư 20% so với lượng cần phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa
đủ với V ml dung dịch KMnO
4
1M trong môi trường H
2
SO
4
.
a) Tính % theo khối lượng mỗi kim loại
b) Tinh giá trị của V.
Hướng dẫn:
a) Phương trình phản ứng:
2Al +6HCl → AlCl
3
+ 3H
2
Fe + 2HCl → FeCl
2
+ H
2
Số mol HCl phản ứng = 0,648.120/100 = 0,54 mol
Gọi số mol của Al và Fe lần lượt là x và y ta có hệ phương trình:
27x + 56y = 9,42. Giải ra ta có: x = 0,1 và y = 0,12
3x + 2y = 0,54
% Fe = 71,34% và % Al = 28,66%
b) Dung dịch X gồm: FeCl
2
0,12 mol, AlCl
3
0,1 mol, HCl 0,108 mol. Khi cho dung
dịch X phản ứng với dung dịch KMnO
4
trong môi trường axit.
5Fe
2+
+ MnO
4
-
+ 8H
+
→ 5Fe
3+
+ Mn
2+
+ 4H
2
O
0,1 mol 0,02 mol
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 8
10Cl
-
+ 2MnO
4
-
+ 16H
+
→ 5Cl
2
+ 2Mn
2+
8H
2
O
0,648 mol 0,1296 mol
Vậy thể tích dung dịch KMnO
4
cần dùng là: 149,6 ml
Nhận xét: Đối với bài này cần chú ý cho học sinh về tính oxi hóa mạnh của KMnO
4
,
KMnO
4
oxi hóa được Cl
-
thành Cl
2
-> oxi hóa được Fe
2+
thành Fe
3+
trong môi trường
axit
Bài tập 6. Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl aM và H
2
SO
4
1,2aM phản ứng với
lượng dư dung dịch KMnO
4
thu được 1,344 lít khí Cl
2
(đktc). Tính giá trị của a.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng: 10Cl
-
+ 8H
+
+ 2MnO
4
-
→
5
Cl
2
+ 2Mn
2+
+ 4H
2
O
Ban đầu nCl
-
: nH
+
= 1:3,4 vậy sau phản ứng này H
+
hết, Cl
-
dư.
Dễ có số mol H
+
= 8/5 số mol Cl
2
= 0,096 mol -> a = 0,096/0,68 = 0,14 M
Bài tập 7. Hỗn hợp X gồm Na
2
CO
3
và Na
2
SO
3
phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl
20% thu được dung dịch A và hỗn hợp khí có tỷ khối so với H
2
bằng 26. Cho toàn bộ
hỗn hợp khí này vào bình chứa dung dịch brom dư sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
cho tiếp vào bình một lượng dư AgNO
3
thu được 11,28 gam chất kết tủa. Tính nồng độ
% chất tan có trong dung dịch A.
Hướng dẫn:
Viết phương trình phản ứng
Na
2
CO
3
+ 2HCl → 2NaCl + CO
2
+ H
2
O
Na
2
SO
3
+ 2HCl → 2NaCl + SO
2
+ H
2
O
Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm: SO
2
và CO
2
SO
2
+ Br
2
+ H
2
O → 2HBr + H
2
SO
4
HBr + AgNO
3
→ AgBr + HNO
3
Sử dụng giả thiết:
Số mol SO
2
=1/2HBr = 0,03 mol, số mol CO
2
= 0,045 mol
Dung dịch A chứa NaCl: 0,15 mol
Khối lượng dụng dịch A: 32,025 gam
Vậy C% NaCl= 27,4%.
Nhận xét: Tình huống làm nhiều học sinh không làm được bài tập này là không viết
được phương trình phản ứng khi cho hỗn hợp SO
2
, CO
2
phản ứng với dung dịch Brom.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 9
Bài tập 8: Cho 13,05 gam MnO
2
phản ứng với dung dịch HCl đặc dư đun nóng thu
được khí A. Hấp thụ hoàn toàn khí A vào 400 ml dung dịch KOH 1M đun nóng đến
70
0
C thu được dung dịch X. Tính khối lượng chất tan trong dung dịch X.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng:
MnO
2
+ 4HCl →
MnCl
2
+ Cl
2
+ 2H
2
O
3Cl
2
+ 6KOH
t0
5KCl + KClO
3
+ 3H
2
O
Từ giả thiết bài ra dễ có: số mol Cl
2
= 0,15 mol, số mol KOH = 0,4 mol vậy sau phản
ứng KOH dư. Dung dịch X gồm có KCl 0,25 mol, KClO
3
0,05 mol, KOH 0,1 mol
Nhận xét: Đây là một bài tập dễ hầu hết học sinh có thể tự làm được, điều cần lưu ý
ở đây là sự khác nhau khi Cl
2
phản ứng với dung dịch kiềm loãng lạnh và dung dịch
kiềm đun nóng.
Bài tập 9. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Na
2
CO
3
và NaHSO
3
vào nước được dung
dịch X. Cho lượng Brom dư vào dung dịch X rồi đun nóng sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 1,344 lít một chất khí thoát ra ( đktc). Cho
BaCl
2
dư vào dung dịch Y thu được 13,98 gam chất kết tủa không tan trong axit. Tính
giá trị của m.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng:
Br
2
+ NaHSO
3
+ H
2
O →
NaHSO
4
+ 2HBr
3Br
2
+ 3Na
2
CO
3
→
5NaBr + NaBrO
3
+ 3CO
2
Khí thoát ra là CO
2
, dung dịch Y chứa NaHSO
4
, NaBr, NaBrO
3
NaHSO
4
+ BaCl
2
→
BaSO
4
+ NaCl + HCl
Theo bài ra ta có: số mol Na
2
CO
3
= số mol CO
2
= 0,06 mol. Số mol NaHSO
3
= số
mol BaSO
4
= 0,06 mol => m = 12,6 gam
Nhận xét: Ở bài tập này học sinh lưu ý phản ứng của Cl
2
, Br
2
, I
2
với dung dịch có môi
trường kiềm như Na
2
CO
3
Bài tập 10. Cho V lít khí Cl
2
(đktc) vào 200 ml dung dịch NaBr 0,5 M, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 6,74 gam muối. Tính giá trị của V.
Hướng dẫn:
Viết phương trình phản ứng:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 10
Cl
2
+ 2NaBr → 2NaCl + Br
2
Khối lượng muối tăng lên = 6,74 - 0,1.103= 3,54 gam, số mol NaBr phản ứng bằng =
3,54/(80-35,5) = 0,08 mol. Vậy thể tích khí Cl
2
= 22,4. 0,04 = 0,896 ml
Nhận xét: Điều cần lưu ý cho học sinh ở bài tập này là: khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn có ít nhất một trong các chất tham gia phản ứng phải ùng hết. Biết so sánh được
sự chênh lệch khối lượng giữu khối lượng muối trước phản ứng và sau phản ứng là do
nguyên nhân nào. Từ những bài tập như thế này sẽ rèn luyện cho học sinh khả năng
phân tích đề.
Bài tập 11. Cho V lít khí Cl
2
( đktc) vào 200 ml dung dịch NaBr 0,4M và NaI 0,6M,
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A. Cho dung dịch A phản
ứng với dung dịch AgNO
3
dư thu được m gam chất kết tủa. Tính giá trị của V trong
hai trường hợp sau:
a) m = 34,09 gam
b) m = 30,925gam
Hướng dẫn:
Xác định đúng thứ tự phản ứng của các chất.
Cl
2
+ 2NaI → 2NaCl + I
2
Cl
2
+ 2NaBr → 2NaCl + Br
2
Sử dụng giả thiết bài ra:
Nếu cả NaI và NaBr đều phản ứng hết thì khối lượng chất kết tủa sẽ là: 28,7 gam
Nếu chỉ NaI phản ứng thì khối lượng chất kết tủa sẽ là: 32,26 gam
Nếu NaI chưa phản ứng thì khối lượng chất kết tủa sẽ là: 43,32 gam
a) Với m = 34,09 gam thì NaI chưa phản ứng hết, ta dễ có chất kết tủa gồm AgCl x
mol, AgBr 0,08 mol, AgI ( 0,12 -x) mol. Theo bài ra ta có x = 0,1. Thể tích khí Clo
thu được là: 0,05.22,4 = 1,12 lít
b)Với m = 30,925 gam thì NaI đã phản ứng hết NaBr chỉ phản ứng một phần. Lúc đó
chất kết tủa bao gồm: AgCl (0,12 +x) mol, AgBr ( 0,08 -x ) mol. Theo bài ra ta có x =
0,03 mol. Thể tích khí Cl
2
= 0,075. 22,4 = 1,68 lít.
Nhận xét: Điều cần lưu ý cho học sinh khi làm bài tập này là:
- Thứ tự xảy ra phản ứng oxi hóa khử trong bài.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 11
- Phân tích được những tính huống có thể xẩy ra bài dựa vào phản ứng giữu Clo và
dung dịch hỗn hợp NaBr và NaI.
Bài tập 12. Hỗn hợp X gồm 3 muối NaCl, NaBr, NaI. Cho 24,26 gam hỗn hợp X vào
nước được dung dịch A. Cho Br
2
dư vào dung dịch A sau đó cho dung dịch AgNO
3
dư
vào thu được 43,54 gam chất kết tủa trắng. Nếu cho một lượng khí Cl
2
dung dịch A thu
được dung dịch B chứa 18,325 gam muối. Biết rằng trong dung dịch B số mol ion Cl
-
là 0,19 mol. Tính % theo khối lượng các muối trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn:
- Khi cho Brom dư vào dung dịch A thì NaI phản ứng hoàn toàn:
Br
2
+ 2NaI → 2NaBr + I
2
AgNO
3
+ NaCl → AgCl + NaNO
3
AgNO
3
+ NaBr → AgBr + NaNO
3
Khi cho Cl
2
vào dung dịch A, Cl
2
phản ứng với NaI trước
Cl
2
+ 2NaI → 2NaCl + I
2
Chỉ NaI phản ứng: số mol NaI phản ứng = (24,26-18,325)/91,5 = 0,065 mol.
Gọi x là số mol NaBr, y là số mol NaI dư lại sau khi phản ứng với Cl
2
( nếu có) ta có
hệ phương trình: 103x + 150(y + 0,065) + 58,5. 0,125 =24,26
188x + 188( y + 0,065) + 143,5.0,125 = 43,54
Giải ra ta có: y < 0, vậy khi cho Cl
2
vào dung dịch A, NaI phản ứng hết và NaBr đã
phản ứng.
Gọi x, y, z lần lượt là số mol ban đầu của NaCl, NaBr, NaI ta có hệ:
58,5x + 103y + 150z = 24,26
143,5x + 188( y +z) = 43,54
(80-35,5)(0,19-z-x) + z(127-35,5)= 24,26 -18,325
Giải ra ta có: x = 0,12, y = 0,08, z = 0,06.
% theo khối lượng các chất trong hỗn hợp lần lượt là:
% NaCl = 28,94%, % NaBr = 33,97%, % NaI = 37,098%
Nhận xét: Bài tập này về hướng làm giống bài số 7, nhưng điều học sinh cần chú ý là
ở giả thiết nào của đề bài gây ra những tình huống khác nhau.
Bài tập 13. Hỗn hợp X gồm MgCl
2
, KBr, NaI. Hòa tan hoàn toàn 30,22 gam hỗn hợp
X vào nước thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y phản ứng với 320 ml dung dịch
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 12
AgNO
3
1M thu được chất kết tủa và dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với
200 ml dung dịch HCl 0,1 M. Mặt khác dung dịch A phản ứng với dung dịch NaOH
dư thu được 3,48 gam kết tủa.
a) Tính khối lượng mỗi chất trong 30,22 gam hỗn hợp X.
b) Cho V lít khí Cl
2
(đktc) vào dung dịch Y tới phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn
dung dịch thu được 19,29 gam muối khan. Tính giá trị của V.
Hướng dẫn:
a) Khi cho dung dịch Y phản ứng với AgNO
3
thu được dung dịch Z phản ứng với
dung dịch HCl chứng tỏ AgNO
3
dư. Phương trình phản ứng:
Ag
+
+ Cl
-
→
AgCl
Ag
+
+ Br
-
→
AgBr
Ag
+
+ I
-
→ AgI
Khi cho dung dịch Y phản ứng với dung dịch HCl ta có phản ứng:
Ag
+
+ Cl
-
→
AgCl
Khi cho dung dịch Y phản ứng với dung dịch NaOH dư có phản ứng:
Mg
2+
+ 2OH
-
→
Mg(OH)
2
Dựa trên giả thiết của bài toán ta có: số mol MgCl
2
= số mol Mg(OH)
2
= 0,06 mol.
Đặt số mol của KBr và NaI lần lượt là x và y ta có hệ phương trình
x + y + 0,06.2 = 0,32 - 0,02
119x + 150y + 95. 0.06 = 30,22. Giải ra ta có:
x = 0,08 mol và y = 0,1 mol. Từ đó tính % các chất trong hỗn hợp.
b) Theo bài ra khối lượng muối giảm = 30,22 - 19,29 =10,93 gam
Nếu chỉ NaI phản ứng với Clo thì khối lượng muối giảm bằng = 0,1(127-35,5) = 9,15
gam. Vậy NaI đã phản ứng hết, NaBr đã tham gia phản ứng. Gọi số mol NaBr đã phản
ứng là a ta có: a(80-35,5) + 9,15 = 10,93, a= 0,04 mol
Thể tích khí Clo phản ứng là: 0,07.22,4 = 1,568 lít.
Nhận xét: Bài tập này mục đích rèn luyện lại những kỹ năng đã học ở các bài trước,
qua đó khắc sâu được những kiến thức đã học.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 13
Bài tập 14. Cho 4,48 lít khí Cl
2
(đktc) vào 200 gam dung dịch NaI 11,25% sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính nồng độ % các chất tan có
trong ding dịch X.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng xảy ra: Cl
2
+ 2NaI →
2NaCl + I
2
(1)
0,1 mol
0,2 mol
0,1 mol
Sau phản ứng trên số mol Cl
2
còn dư 0,1 mol vậy có phản ứng xảy ra tiếp theo.
5Cl
2
+ 6H
2
O + I
2
→
10HCl + 2HIO
3
(2)
Sau cả hai phản ứng dung dịch thu được gồm:
NaCl 0,2 mol, HIO
3
0,04 mol, HCl 0,2 mol
Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 0,2.71 + 200 - 0,02.254 = 209,12 gam
Từ đó có nồng độ % của các chất tan trong dung dịch.
Nhận xét: Đối với bài tập này học sinh dễ nhầm lẫn vì không chú ý đến phản ứng thứ
2 dẫn đến kết quả sai. Điều cần chú ý đối với học sinh trong bài tập này phải nắm
chắc tính chất hóa học của Clo để phát hiện ra những phản ứng có thể xẩy ra.
Bài tập 15: Cho 9,12 gam hỗn hợp Mg và Fe phản ứng với lượng dư Br
2
thu được hỗn
hợp muối A. Hòa tan hoàn toàn A vào nước được dung dịch X. Cho 5,6 lít khí Clo
(đktc) vào dung dịch A sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y có
khối lượng muối bằng 58,735% khối lượng muối trong dung dịch A. Tính % theo khối
lượng mỗi kim loại ban đầu.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng: Mg + Br
2
→ MgBr
2
2Fe + 3Br
2
→ 2FeBr
3
Khi cho dung dịch X chứa hai muối FeBr
3
và MgBr
2
phản ứng với Clo có phản ứng:
Cl
2
+ 2Br
-
→ 2Cl
-
+ Br
2
Nếu muối Bromua phản ứng hết -> số mol Br
-
≤ 0,5. Gọi sô mol của Mg và Fe ban đầu
là x và y ta có hệ phương trình: 24x + 56y = 9,12
44,5(2x +3y) = 41,265%. ( 9,12 + 160x +240y)
Giải rat a có: x < 0.
Vậy Cl
2
phản ứng hết còn muối Bromua
dư -> khối lượng muối giảm = 0,5.(80-35,5)
= 22,25 gam. Theo bài ra khối lượng muối trong dung dịch B = 58,735% so với ban
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 14
đầu vậy khối lượng muối giảm = 41,265% -> khối lượng muối trong dung dịch A
=53,92 gam.
Dễ dàng có: số mol Mg = 0,1 mol, số mol Fe = 0,12 mol.
Nhận xét: Bài tập này không khó nhưng hầu hết học sinh chưa định hướng được cách
viết phương trình như thế nào, mặt khác không xử lý được tình huống khi cho Clo vào
dung dịch A. Qua bài tập này một lần nữa rèn luyện được cho học sinh kỹ năng giải
quyết những tình huống có vấn đề.
Bài tập 16: Cho m gam hỗn hợp Cl
2
và Br
2
(tỷ lệ số mol 1:1) vào 200 ml dung dịch
NaI 0,5 M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
7,63 gam muối khan. Tính giá trị của m.
Nhận xét: Đối với bài tập này học sinh chỉ cần xác định đúng thứ tự phản ứng thì dễ
dàng giải quyết được.
Bài tập 17: Đun nóng hỗn hỗn hợp X gồm Cl
2
và H
2
một thời gian thu được hỗn hợp
khí Y. Dẫn khí Y qua bình chứa dung dịch NaCl khí thoát ra khỏi bình có tỷ khối so
với H
2
bằng 77/62. Tính % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp X biết rằng hiệu
suất phản ứng tổng hợp HCl là 95 %.
Hướng dẫn:
Hỗn hợp sau phản ứng cho qua bình đựng dung dịch NaCl thì khí HCl bị giữ lại trong
bình hỗn hợp khí thoát ra gồm H
2
và Cl
2
. Dựa vào tỷ khối của hỗn hợp so với H
2
ta có
tỷ lệ số mol H
2
và O
2
là 61:1 vậy hiệu suất phản ứng tính theo oxi.
Giả sử ban đầu có 1 mol hỗn hợp khí X, a mol O
2
và (1-a) mol H
2
số mol O
2
đã phản ứng = 0,95a, số mol O
2
còn lại 0,05a. Số mol H
2
còn lại là (1-a-
0,95a)
(1-1,95a): 0,05a = 61:1 => a= 0,2. Vậy % O
2
= 20% và % H
2
= 80%
Nhận xét: Đối với bài tập này không khó về kiến thức lý thuyết, điều cần lưu ý với học
sinh là sử dụng thành thạo công thức tính phân tử khối trung bình, biết cách tính hiệu
suất phản ứng.
II. 1.2. Bài tập về tính chất của hợp chất halogenua.
Bài tập 1: Hỗn hợp X gồm hai muối Natri của hai halogen ở hai chu kỳ liên tiếp. Cho
hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO
3
20% thu được chất kết tủa và dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 15
dịch A có nồng độ % là a%. Tính giá trị của a biết trong hỗn hợp X không có muối
Florua.
Hướng dẫn: Gọi công thức chung của hai muối là NaX.
Phương trình phản ứng: NaX + AgNO
3
NaNO
3
+ AgX
1 mol 1 mol 1 mol 1 mol
Khối lượng dung dịch A = (23+ X) + 1.170.100/20 – (108 + X) = 675 gam
Vậy C% của NaNO
3
= 12,59%
Bài tập 2: Cho 5,94 gam hỗn hợp gồm NaX và NaY ( trong đó X, Y là hai halogen ở
hia chu kỳ kết tiếp nhau) phản ứng với dung dịch AgNO
3
dư thu được 11,48 gam kết
tủa. Xác định công thức của hai muối và tính % theo khối lượng mỗi muối.
Hướng dẫn:
-Nếu hỗn hợp hai muối gồm NaF và NaCl:
Phương trình phản ứng: NaCl + AgNO
3
→ NaNO
3
+ AgCl
0,08 mol 0,08 mol
Vậy mNaCl = 4,68 gam và mNaF =1,26 gam
- Nếu hỗn hợp không chứa NaF, gọi công thức chung của hai muối NaX
Dựa vào bài ra dễ có: khối lượng muối tăng = (108-23).x = 11,48 -5,94 -> x= 0,065.
Vậy X = 68,14 vậy công thức 2 muối là NaCl và NaBr, số mol NaCl =0,017, số mol
NaBr = 0,048 mol.
Nhận xét: Đối với bài tập này đa số học sinh có thể tự làm được, điểm cần lưu ý với
học sinh là sự khác nhau về tính tan của AgF và các muối Bạc halogenua còn lại.
Bài tập 3: Cho muối Halogenua của một kim loại kiềm (MX) phản ứng với dung dịch
AgNO
3
10% thu được kết tủa và dung dịch A có nồng độ % của MX là 3,496%. Xác
định công thức của muối biết rằng trong dung dịch A các chất tan có số mol bằng
nhau.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng: MX + AgNO
3
→ MNO
3
+ AgX
Đặt số mol ban đầu của MX là 2 mol, sau khi phản ứng xảy dung dịch A có MNO
3
1
mol và MX 1 mol.
Khối lượng dung dịch A = 2(M+X) +170.10 – (108 +X) = (2M+X +1592) gam
(M + X).100% = (2M +X +1592).3,496% -> 26,6M +27,6X = 1592.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 16
Giá trị phù hợp M =23 và X = 35,5 muối cần tìm là NaCl.
Bài tập 4: Cho 17,25 gam muối NaX ( trong đó X là halogen) vào nước được dung
dịch A. Cho dung dịch A phản ứng với một lượng khí Clo một thời gian thu được dung
dịch B có khối lượng muối bằng 9,15gam. Xác định công thức của muối NaX.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng:
Cl
2
+ 2NaX → 2NaCl + X
2
Khối lượng muối giảm bằng 17,25 – 9,15 = 8,1 gam.
Theo bài ra ta có: 8,1 17,25
X – 35,5 X + 23
X >87. Vậy X là Iot. Muối cần tìm là NaI.
Bài tập 5: Cho 11,1 gam hỗn hợp gồm NaX và NaY ( trong đó X và Y là halogen) vào
nước được dung dịch A. Cho khí Cl
2
dư vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch AgNO
3
dư
thu được 8,61 gam kết tủa. Mặt khác nếu cho dung dịch A phản ứng với AgNO
3
dư
thu được 14,1 gam kết tủa. Xác định công thức của hai muối.
Hướng dẫn: Theo bài ra khi cho dung dịch A phản ứng với AgNO
3
dư chỉ thu được
kết tủa là AgCl số mol 0,06 mol.
- Nếu dung dịch A không có NaF, ta dễ có X = 11,1/0,06-23 = 162 (loại)
- Vậy trong dung dịch A chứa NaF, vậy số mol NaY = 0,06 mol, dựa vào giả thiết
bài rat a có: 0,06.( Y +108) = 14,1 -> Y =127. Hai muối cần tìm là NaF và NaI.
Bài tập 6: Cho m gam muối bromua của một kim loại kiềm phản ứng hoàn toàn với
70 gam dung dịch H
2
SO
4
98% đun nóng thu được dung dịch A, khí SO
2
(sản phẩm khử
duy nhất). Cho dung dịch A phản ứng với dung dịch BaCl
2
vừa đủ thu được 139,8 gam
kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch A thu được 17,4 gam muối khan. Xác định công thức
của muối, tính m.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng: 2MBr + 2H
2
SO
4
đặc nóng
M
2
SO
4
+ SO
2
+ Br
2
+ 2H
2
O
0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,2
Dung dịch A chứa M
2
SO
4
và H
2
SO
4
dư nếu có, khi cho dung dịch A phản ứng với
dung dịch BaCl
2
có phản ứng:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 17
Ba
2+
+ SO
4
2-
→ BaSO
4
0,6 0,6
Nhận xét: Trước phản ứng số mol SO
4
2-
= 0,7 mol, sau phản ứng còn lại 0,6 mol ->
có 0,1 mol đã chuyển thành dạng khác -> số mol SO
2
= 0,1 mol.
Muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A là: M
2
SO
4
0,1 mol -> 2M + 96= 174 ->
M = 39 kim loại cần tìm là Kali.
Bài tập 7: Cho m gam hỗn hợp FeO, Fe
2
O
3
, Fe
3
O
4
vào dung dịch HCl dư thu được
dung dịch A chứa 40,12 gam muối. Nếu cho m gam hỗn hợp trên phản ứng dung dịch
HI dư rồi cô cạn cẩn thận sản phẩm thu được 106 gam chất rắn. Tính giá trị của m.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng: FeO + 2HCl FeCl
2
+ H
2
O
Fe
2
O
3
+ 6HCl 2FeCl
3
+ 3H
2
O
Khi cho hỗn hợp phản ứng với dung dịch HI
FeO + 2HI FeI
2
+ H
2
O
Fe
2
O
3
+ 6HI 2FeI
2
+ I
2
+ 3H
2
O
( dung dịch HCl có tính khử yếu, dung dịch HI có tính khử mạnh khử được Fe
3+
về
Fe
2+
)
Đặt số mol ban đầu của FeO và Fe
2
O
3
lần lượt là x, y ta có hệ: ( Fe
3
O
4
được coi là hỗn
hợp FeO và Fe
2
O
3
tỷ lệ số mol 1:1)
127x + 162,5.2y = 40,12 x = 0,06
310x +874y = 106 y = 0,1
Vậy m = 20,32 gam.
Bài tập 8: Cho m gam hỗn hợp NaBr và NaI phản ứng với dung dịch H
2
SO
4
đặc nóng
dư thu được hỗn hợp khí A ở đktc. Ở đk thích hợp , A phản ứng vừa đủ với nhau tạo ra
chất rắn màu vàng và chất lỏng không làm chuyển màu quỳ tím. Nếu cho hỗn hợp hợp
khí A vào nước brom dư thu được dung dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với dung
dịch AgNO
3
dư thu được 101,52 gam kết tủa.Tính giá trị của m.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng:
8NaI + 5H
2
SO
4
đặc nóng
4Na
2
SO
4
+ 4I
2
+ H
2
S +4 H
2
O
2NaBr + 2H
2
SO
4
đặc nóng
Na
2
SO
4
+ Br
2
+ SO
2
+2 H
2
O
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 18
Hỗn hợp khí A gồm: SO
2
và H
2
S
SO
2
+ 2H
2
S 3S + 2H
2
O
Vì các khí phản ứng vừa đủ với nhau nên số mol H
2
S = 2 số mol SO
2
Cho hỗn hợp khí phản ứng với dung dịch Brom
H
2
S + 5Br
2
+ 4H
2
O → 8HBr + H
2
SO
4
SO
2
+ Br
2
+ H
2
O → 2HBr + H
2
SO
4
Khi cho dung dịch phản ứng vơi AgNO
3
dư
Ag
+
+ Br
-
→ AgBr
0,54 0,54
Số mol H
2
S =0,06 mol, số mol SO
2
= 0,03 mol. Vậy m = 73,68 gam
Bài tập 9: Hỗn hợp X gồm Fe
2
O
3
và Fe
3
O
4
. Hòa tan hoàn toàn m gam X vào dung
dịch H
2
SO
4
loãng rất dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch A. Chia dung dịch A
làm hai phần bằng nhau. Phần I phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KI 1M. Phần II
làm mất màu vừa đủ 120 ml dung dịch KMnO
4
0,1M. Tính % theo khối lượng mỗi
oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng: Fe
2
O
3
+ 3H
2
SO
4
→ Fe
2
(SO
4
)
3
+ 3H
2
O
Fe
3
O
4
+ 4H
2
SO
4
→ Fe
2
(SO
4
)
3
+ FeSO
4
+ 4H
2
O
Dung dịch A chứa: FeSO
4
, Fe
2
(SO
4
)
3
, H
2
SO
4
Fe
2
(SO
4
)
3
+ 2KI → 2FeSO
4
+ K
2
SO
4
+ I
2
0,1 mol 0,2 mol
5Fe
2+
+ MnO
4
-
+8H
+
→ 5Fe
3+
+ Mn
2+
+ 4H
2
O
0,06 mol 0,012 mol
Dựa vào phản ứng ta có: số mol Fe
3
O
4
= số mol Fe
2+
= 0,06 , số mol Fe
2
O
3
= 0,04.
% theo khối lượng: Fe
2
O
3
= 31,5% và Fe
3
O
4
= 68,5%
Bài tập 10: Đun nóng m gam hỗn hợp KClO
3
và S trong bình kín không chứa không
khí, đến khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H
2
bằng 80/3. Cho toàn bộ chất rắn còn lại trong bình vào dung dịch NaClO trong H
2
SO
4
loãng dư thấy thoát ra 1,344 lít khí Cl
2
(đktc). Tính giá trị của m, biết rằng KClO
3
phân
hủy theo phương trình: 2KClO
3
→ 2KCl + 3O
2
Hướng dẫn:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 19
Phương trình phản ứng: 2KClO
3
→ 2KCl + 3O
2
S + O
2
→ SO
2
Hỗn hợp khí thu được là SO
2
và O
2
, vì oxi dư nêu lưu huỳnh đã phản ứng hết. chất rắn
trong X là KCl.
Cl
-
+ 2H
+
+ ClO
-
→ Cl
2
+ H
2
O
0,06 0,06
Dựa vào tỷ khối hỗn hợp Y so với H
2
ta có tỷ lệ số mol SO
2
: O
2
=2:1.
Số mol KClO
3
= số mol KCl = 0,06. Gọi x là số mol S ta có: x = 2(0,09-x) -> x =0,06
m = 0,06. 112,5 + 0,06.32 =9,27 (gam)
Bài tập 11: Cho 11,04 gam muối KIO
x
vào 200 ml dung dịch KI aM có chứa H
2
SO
4
loãng vừa đủ.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch X. Chia dung
dịch X làm hai phẩn bằng nhau. Phần I phản ứng vừa đủ với 52 ml dung dịch
Fe
2
(SO
4
)
3
1M. Phần II phản ứng vừa đủ với 192 ml dung dịch Na
2
S
2
O
3
1M.
Xác định công thức của muối ban đầu, tính a.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng: IO
x
-
+(2x-1) I
-
+ 2xH
+
→ x H
2
O + xI
2
0,096/x 0,096
I
-
+ I
2
→ I
3
-
Dung dịch X chứa: KI, KI
3
2KI + Fe
2
(SO
4
)
3
→ K
2
SO
4
+ 2FeSO
4
+ I
2
0,008 0,004
2KI
3
+ Fe
2
(SO
4
)
3
→ K
2
SO
4
+ 2FeSO
4
+3 I
2
0,096 0,048
KI
3
+ 2Na
2
S
2
O
3
→ KI + Na
2
S
4
O
6
+ 2NaI
0,096 0,192
Theo bài ra ta có: (39 + 127 + 16x) = 11,04/2.(0,096/x) -> x = 4, công thức KIO
4
Số mol KI ban đầu = 0,096.2.(2x-1)/x + 0,008.2 + 0,096.2 = 0,544 mol -> a = 2,72M
II. 2. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài tập 1: Để xác định thành phần của một loại quặng sắt ( gồm Fe
3
O
4
và Fe
2
O
3
)
người ta làm các thí nghiệm sau. Hoà tan hoàn toàn quặng trong dung dịch HCl dư,
kết thúc phản ứng thu được dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với 200
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 20
ml dung dịch KI 0,3 M thu được dung dịch B và một chất rắn, lọc bỏ chất rắn, rồi dẫn
khí Cl
2
dư qua dung dịch B thu dược dung dịch C, cho dung dịch NaOH dư vào dung
dịch C, lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Chất rắn D có
khối lượng thay đổi so với khối lượng quặng ban đầu là 0,16 gam.
a) Viết phương trình phản ứng
b) Xác định % theo khối lượng của quặng sắt.
( Đề thi olimpic 30/4 lớp 10 năm 2006)
Bài tập 2: Cho 18,6 gam hỗn hợp gồm Fe và Zn vào 500 ml dung dịch HCl xM. Khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch được 34,575 gam chất rắn khan. Nếu
cũng cho 18,6 gam hỗn hợp R vào 800 ml dung dịch HCl nói trên, sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn,cô cạn dung dịch thì thu được 39,9 gam muối khan. Tính khối lượng
mỗi kim loại trong hỗn hợp và tính giá trị của x.
( Đề thi olimpic 30/4 lớp 10 năm 2006)
Bài tập 3: Hoà tan m gam hỗn hợp KI và KIO
3
trong dung dịch H
2
SO
4
loãng chỉ thu
được dung dịch X. Lấy 1/10 dung dịch X phản ứng hết vừa với 20 ml dung dịch
Fe
2
(SO
4
)
3
1M. Lấy 1/10 dd X phản ứng vừa hết với 20 ml dung dịch Na
2
S
2
O
3
1M.
Tính m. ( Đề thi olimpic 30/4 lớp 10 năm 2007)
Bài tập 4: Đun nóng đến 200
0
C hỗn hợp 4 muối A, B, C, D của Natri, mỗi thứ 1 mol
sẽ thấy có khí E không cháy được thoát ra và một hỗn hợp mới được hình thành có
khối lượng giảm đi 12,5% chứa 1,33a mol A, 1,67a mol C và a mol D. Nếu tăng nhiệt
độ đến 400
0
C hỗn hợp chỉ còn lại A và D, nếu tăng đến 600
0
C thì chỉ còn lại A. Thành
phần % về khối lượng của Na trong A là 39,316% ( biết A chỉ chứa hai loại nguyên tố)
a. Tìm các chất A, B, C, D, E. Viết phương trình phản ứng.
b. Xác định % theo số mol của hỗn hợp ở 400
0
C.
c. Xếp theo thứ tự tăng dần tính axit tương ứng của các muối này.
( Đề thi olimpic 30/4 lớp 10 năm 2001)
Bài tập 5: Hỗn hợp A gồm 3 muôi NaCl, NaBr, NaI. Cho 5,76 gam A tác dụng với
lượng dư nước brom, cô cạn dung dịch thu được 5,29 gam muối khan. Hoà tan 5,76
gam A vào nước rồi cho một lượng khí Clo sục qua dung dịch. Sau một thời cô cạn thì
thu được 3,955 gam muối khan, trong đó có 0,05 mol ion clorua. Tính % theo khối
lượng các chất trong A.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 21
( Đề thi olimpic 30/4 lớp 10 năm 2006)
Bài tập 6: Cho dung dịch A gồm Cl
2
và HClO. Cho 30 ml dung dịch HCl 0,1 M vào
dung dịch A rồi thêm một lượng vừa đủ dung dịch KI vào. Để xác định lượng I
2
sinh
ra trong dung dịch hỗn hợp đó cần dùng 32 ml lít dung dịch Na
2
S
2
O
3
0,1 M và để
trung hoà axit trong dung dịch đó cần dùng hết 17 ml dd NaOH 0,1 M. Tính số mol
các chất trong dung dịch A. ( Đề olimpic 30/4 năm 2001)
Bài tập 7: Cho 50 gam dung dịch MX ( M là kim loại kiềm , X là halogen) 35,6% tác
dụng với 10 gam dung dịch AgNO
3
thu được kết tủa. Lọc kết tủa, được dung dịch
nước lọc. Biết nồng độ của MX trong dung dịch sua thí nghiệm giảm 1,2 lần so với
nồng độ dung dịch ban đầu.
a) Xác định công thức muối MX.
b) Nếu trong phòng thí nghiệm bị nhiễm một lượng khí X
2
rất độc, hãy tìm cách
loại nó. Viết phương trình phản ứng hoá học.
Bài tập 8: Hòa tan 2,14g một muối clorua vào nước thu được 200ml dung dịch X. Cho
½ dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO
3
dư thu được 2,87g kết tủa.
a). Xác định muối clorua đã dùng.
b). Viết các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện, nếu có):
khí R
X Y Cl
2
Z
khí Q
Bài tập 9: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp X gồm 3 muối halogen của Natri nặng
6,23 gam vào nước được dung dịch A. Sục khí Clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn
hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,0525 gam muối khan. Lấy một nữa
lượng muối này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO
3
dư thu được
3,22875 gam kết tủa.
a) Tìm công thức các muối trong X.
b) Tính % theo khối lượng các muối trong X.
Bài tập 10: Cho 13,5 gam hỗn hợp Cl
2
và Br
2
tỷ lệ số mol 5:2 vào một dung dịch
chứa m gam NaI.
+ đơn chất A
+ đơn chất B
+ KOH, đun sôi + NaOH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 22
a) Tính khối lượng chất rắn A thu được sau khi cô cạn trong trường hợp m =42 gam.
b) Tính m để thu được 15,82 gam chất rắn A.
( Đề olimpic 30/4 năm 2009)
C- KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
I- KẾT LUẬN :
Sau khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi tích lũy, rèn luyện được rất nhiều về :
- Kiến thức cả về lí thuyết lẫn thực nghiệm Hóa học
- Kỹ năng suy luận, tư duy logic, phân tích, tổng hợp
- Kỹ năng làm bài, truyền đạt các vấn đề đến học sinh một cách hiệu quả nhất
- Kỹ năng diễn đạt vấn đề, giải quyết các tình huống có vấn đề
Đối với học sinh, khi được áp dụng đề tài này các em sẽ có cái nhìn tổng quát hơn khi
làm bài tập, củng cố kiến thức và rèn luyện được cho các em nhiều kỹ năng . Đồng
thời tạo cho các em hứng thú học đối với môn Hóa học.
Còn đối với đồng nghiệp, có thể coi đây như một tài liệu tham khảo có ích trong quá
trình dạy học đặc biệt là luyện thi cho học sinh lớp 10.
II- KIẾN NGHỊ :
Với đề tài này tôi xin phép có một số đề xuất như sau :
Về phạm vi nghiên cứu, tôi sẽ mở rộng sang phần xây dựng bài tập trong chương Oxi-
lưu huỳnh, Nito –photpho và bài tập điện ly.
Về ứng dụng của đề tài, tôi mong đề tài này sẽ được sử dụng như tài liệu chính thức
cho tổ bộ môn Hóa trong hệ thống các chuyên đề luyện thi cho học sinh lớp 10.
Và cuối cùng, là một giáo viên được phân công giảng dạy môn Hóa Học ở trường
THPT. Tôi ý thức được rằng đây là một môn khoa học thực nghiệm nên tôi rất cố gắng
trong việc thực hiện các thí nghiệm trong dạy học nhằm tạo hứng thú cũng như niềm
tin của các em học sinh với khoa học. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất : thiết bị,
hóa chất còn hạn chế nên việc thực hành thí nghiệm chưa thực sự hiệu quả. Qua đây,
tôi kính mong quý thầy cô ở trường , sở quan tâm hơn đến việc học thực hành thí
nghiệm của học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẠM THỊ HẢI LÝ- THPT CẨM XUYÊN
Trang 23