Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN Ứng dụng phần mềm tương tác (ACTIVINSPIRE) trong dạy Âm nhạc 6. THPT NGUYỄN TỰ TÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 31 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
MỤC LỤC ĐỀ TÀI
TT Phần mục- Nội dung Trang
1 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: 2
2 II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: 4
3
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu
2.Thiết kế nghiên cứu
3. Qui trình nghiên cứu
4. Đo lường và thu thập dự liệu
6
6
6
7
19
4
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
1. Bàn luận
2. Hạn chế:
19
20
21
5
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
2. Khuyến nghị
21
21
22
6 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 24


7
VII. PHỤ LỤC ĐỀ TÀI:
1. Đề kiểm tra sau tác động
2. Đáp án sau tác động:
3. Bảng điểm:
25
25
26
27
I. TÓM TẮT:
1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Âm nhạc đã phần nào
giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong việc thiết kế bài giảng sinh động và thu hút
được sự chú ý của học sinh. Các chương trình tập huấn trước đây thường hướng
giáo viên sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng. Tuy nhiên, phần
mềm này có một nhược điểm đó là không có được sự tương tác giữa học sinh, giáo
viên với nội dung bài giảng. Nội dung bài học được xây dựng mang tính chất trình
chiếu, chính vì vậy trong thời gian qua đã có khá nhiều những phần mềm được tạo
ra nhằm khắc phục nhược điểm đó như: PowerPoin; Violet (Bạch Kim–Việt Nam);
Adobe Presenter; Lecture Maker & Teaching Mate(Hàn Quốc); ActivInspire (gọi
là tương tác).
Trong số các phần mềm trên, có lẽ phần mềm ActivInspire, là 1 cái tên khá xa
lạ đối với các giáo viên. Tuy nhiên, theo cảm nhận chủ quan của tôi, thì đây là
phần mềm hỗ trợ tối đa cho giáo viên về công nghệ, kỹ năng dạy học tương tác,
đồng thời, tạo ra một môi trường học tập mang tính liên kết chặt chẽ giữa các thành
viên, giữa người dạy và người học; cùng nhau chia sẻ dữ liệu, tài nguyên, chuyên
môn cũng như các công cụ, thiết bị hỗ trợ để phát huy tối đa trong việc dạy và học.
Giao diện được thiết kế đẹp mắt, cuốn hút cả người dạy và học, mang lại cho giáo
viên khả năng tiếp cận nhiều hoạt động giảng dạy, công cụ, hình ảnh, âm thanh và

mẫu, với cả một thế giới các tài nguyên bổ sung có trên hệ thống Promethean
Planet. Chương trình này tạo bài giảng với bút chạm cảm ứng và tích hợp các công
cụ nâng cao trong hiệu chỉnh
Giáo viên(GV), Học sinh(HS) có thể chủ động tương tác trực tiếp trên bài giảng
của mình mà không phải theo một lịch trình có sẵn trong powerpoint, từ đó người
GV có thể tạo ra những hoạt động học tập ngay trên bài giảng của mình. Còn có
một chế độ nữa gọi là "chế độ ghi chú màn hình nền", khi GV chọn chế độ này thì
các thầy cô sẽ tương tác được trên bất cứ phần mềm nào cũng được mà vẫn tận
dụng được công cụ của phần mềm để tương tác trên phần mềm đó. Phần mềm này
còn có một hệ thống kiểm tra đánh giá đó là: Activote và Expresstion, với hệ thống
này GV ra 1 câu hỏi bất kỳ sau 1 thời gian quy định trước GV có thể biết được em
đó trả lời sai hay đúng, không trả lời hay trả lời, và trả lời trong giây thứ bao nhiêu
2
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
(Giống đấu trường 100, Ai là triệu Phú). Cuối cùng GV có thể xuất ra Excel để
tông kết lại. Cụ thể như:
-ACtivote: hệ thống trả lời trắc nghiệm: trả lời được 2 dạng câu hỏi đó là:
dạng câu hỏi đúng sai, và dạng câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn
- ACtivExpresstion: Dùng để trả lời tất cả các loại câu hỏi như: trả lời bằng
chữ, bằng số, dạng câu hỏi sắp xếp, trắc nghiệm,…
Thấy được lợi ích của phần mềm này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Ứng dụng
phần mềm tương tác (ActivInspire) trong dạy học Âm nhạc” trường THCS Nguyễn
Tự Tân. Qua nghiên cứu bước đầu thấy hiệu quả học tập rất cao, HS hứng thú học
tập hơn so với cách học thông thường.
Nghiên cứu được tiến hành ở hai nhóm tương đương: hai lớp 6 trường THCS
Nguyễn Tự Tân. Lớp 6A là lớp thực nghiệm, lớp 6B là lớp đối chứng. Lớp thực
nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các tiết học từ 10 đến tiết 15
(theo phân phối chương trình-Âm nhạc lớp 6). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh
hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của HS: Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn
so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung

bình là 8,9; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,5. Kết quả kiểm chứng
T-test cho thấy p< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc đổi mới phương
pháp dạy học bằng “Ứng dụng phần mềm tương tác (ActivInspire) trong dạy học
Âm nhạc-Lớp 6” đã làm nâng cao chất lượng học tập và làm HS thích thú hơn khi
học bộ môn này.

II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI:
3
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
Hiện nay, sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang tác động
mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Việc ứng
dụng CNTT trong việc dạy và học là yêu cầu bức thiết của ngành giáo dục trong
giai đoạn hiện nay. Cũng như các môn học khác, việc áp dụng CNTT trong việc
dạy học Âm nhạc góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm
nâng cao hiệu quả của việc dạy và học. Càng được quan tâm hơn bao giờ hết nhờ
ứng dụng CNTT mà các bài giảng trở nên sinh động, cuốn hút người học hơn, giúp
cho người học mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong giờ học. Với đặc thù là
một môn học luôn cần có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như tranh ảnh, âm
thanh, nhạc, video v.v thì việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học bộ môn Âm
nhạc không những giúp cho người dạy phần nào tiết kiệm được thời gian chuẩn bị
đồ dùng dạy học cho các tiết học mà còn giúp cho người học tiếp cận được bài
giảng một cách dễ dàng.
Ứng dụng CNTT nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất và
giúp cho quá trình dạy học có hiệu quả hơn, có rất nhiều các phương pháp dạy học
được áp dụng vào quá trình giảng dạy như: phương pháp dạy học lấy người học
làm trung tâm, phương pháp dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động, phương
pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học tương tác.
Trong đó, phương pháp dạy học tương tác (hay còn gọi là sư phạm tương tác) là
một phương pháp dạy học tương đối mới hiện nay, nó vẫn chưa được áp dụng

nhiều vào quá trình dạy học trong các trường phổ thông cũng như các giảng đường
đại học. Để có thể phát huy tốt phương pháp dạy học tương tác thì yếu tố công
nghệ thông tin, các thiết bị công nghệ được sử dụng trong quá trình giảng dạy là
không thể thiếu và một trong những phần mềm công cụ mới hỗ trợ rất tốt cho quá
trình dạy học theo phương pháp tương tác đó là phần mềm ActivInspire- Đây là
phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ thống dạy và học tương tác(Digital
Interative Classroom) của tập đoàn Giáo dục quốc tế Promethean (Vương quốc
Anh). Hệ thống này bao gồm: ActivBoard - bảng từ tương tác; ActivPen - bút từ
tương tác, vừa có tính năng như bút viết bảng, vừa hoạt động như một con chuột
máy tính; ActivSlate - có tính năng như bảng con của HS và có thể tương tác với
4
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
bảng ActivBoard ở bất cứ nơi nào trong lớp; ActivVote– hệ thống phản hồi trắc
nghiệm của HS (giống trò chơi truyền hình đấu trường 100)… tạo thành một hệ
thống kết nối hỗ trợ tốt việc dạy học tương tác giữa học sinh và giáo viên. Đặc biệt,
chương trình đã được Việt hóa hoàn toàn giúp giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận
công nghệ giáo dục này. Vốn đã quen với các hiệu ứng trình chiếu của PowerPoint
nên khi tiếp cận với ActivInspire, ban đầu, nghĩ rằng phần mềm này cũng khá bình
thường (do không có những hiệu ứng như PowerPoint). Tuy vậy, khi được trực tiếp
khám phá phần mềm với các chuyên gia Kate Bonana và Stewart Hargreaves của
chính tập đoàn Promethean, đã thật sự bất ngờ, những ý tưởng vốn không thể thực
hiện hoặc phải lập trình tương đối phức tạp trên các phần mềm khác, thì giờ đây,
giáo viên dễ dàng thực hiện các ý tưởng đó với ActivInspire.
Xuất phát từ những thực tế đã trình bày trên đây, tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu của mình là “Ứng dụng phần mềm tương tác (Activinspire) trong
dạy học Âm nhạc-Lớp 6” Trường THCS Nguyễn Tự Tân.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu:
5
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG

Tôi lựa chọn và đưa ra “Ứng dụng phần mềm tương tác (Activinspire)
trong dạy học Âm nhạc-Lớp 6” Trường THCS Nguyễn Tự Tân, vì đây là trường
nơi tôi công tác nên có điều kiện thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu đề tài khoa học
sư phạm của tôi
a. Giáo viên:
Hai lớp 6A và 6B trường THCS Nguyễn Tự Tân do tôi trực tiếp giảng dạy.
b. Học sinh:

Hai lớp được chọn nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ cũng
như học lực. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính và tình hình HS ở các xã của 2 lớp 6A và 6B. Trường
THCS
Nguyễn Tự Tân
. Năm học 2013-2014
Lớp Số HS các nhóm Số HS ở các xã khác
Tổng số Nam Nữ Nam Nữ
6A 25 13 12 5 3
6B 25 14 11 4 4
- Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
- Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số
của tất cả các môn học.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 6A là nhóm thực nghiệm và lớp 6B là nhóm đối
chứng. Tôi dựa vào kết quả kiểm tra 1 tiết trong học kì I môn Âm nhạc lớp 6 năm
học 2013-2014 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm
trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test
để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác
động.
Vì đặc thù bộ môn Âm nhạc là xếp loại đạt(Đ) và chưa đạt(CĐ) nên tôi
dùng hình thức ghi điểm để so sánh độ chênh lệch của 2 nhóm.

*Kết quả sau:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương.
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6,9 7,2
P= 1,9
6
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
p=1,9>0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch của điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 2)
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu.
Nhóm Kiểm tra
trước tác
động
Tác động Kiểm tra
sau tác
động
Thực Nghiệm 01 Dạy học có tác động 03
Đối chứng 02 Dạy học bình thường 04
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
a. Thực trạng vấn đề:
Môn Âm nhạc là môn học đòi hỏi nhiều trực quan. Theo tiết dạy truyền thống,
muốn đạt hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị nhiều thứ như tranh ảnh, đàn organ,
máy cassette, bảng phụ tổ chức trò chơi… Khi đã ứng dụng CNTT vào bài giảng
hay còn gọi là giáo án điện tử, giáo viên đỡ phải vất vả chỉ cần dùng bút chọn là có
ngay những thứ mà thay vì giáo viên phải khệ nệ mang lên lớp rồi treo lên gở
xuống. Vì vậy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn thì không ai có thể phủ

nhận ưu điểm của nó. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy đa số các em rất
thích học môn Âm nhạc bằng bài giảng tương tác. Tuy nhiên nhiều giáo viên ngại
ứng dụng công nghê thông tin vào giảng dạy vì họ cho rằng sẽ tốn nhiều thời gian
để chuẩn bị. Thực ra, để soạn một tiết dạy bằng giáo án điện tử, ngoài kiến thức
căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm ActivInspire, giáo viên cần phải
có niềm đam mê, sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mỹ để có thể thiết kế được một
giáo án hay. Hơn nữa, trong quá trình thiết kế, giáo viên còn gặp không ít khó khăn
trong việc đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh, tư liệu phim ảnh dẫn chứng phù
hợp…
b. Chuẩn bị bài của giáo viên:
7
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
- Thiết kế một kế hoạch bài học ở lớp 6B không sử dụng “Ứng dụng phần
mềm tương tác (Activinspire) trong dạy học” quy trình chuẩn bị bài học như bình
thường.
- Thiết kế một kế hoạch bài học ở lớp 6A có sử dụng “Ứng dụng phần mềm
tương tác (Activinspire) trong dạy học” và có sử dụng các phần mềm Microsoft
PowerPoint, Video, hình ảnh ; sưu tầm, lựa chọn thông tin tại các website.
c. Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành vẫn tuân thủ theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo
thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4: Thời gian nghiên cứu
Thứ ngày Môn/lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy
4
16/10/2013
Âm nhạc 10 HỌC HÁT:
HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG
Nhạc Pháp
Lời Việt: Phan Trần Bảng
Lê Minh Châu

4
23/10/2013
Âm nhạc 11 - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:
NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC VÀ
BÀI HÁT “LÊN ĐÀNG”
4
23/10/2013
Âm nhạc 12 - ÔN TẬP BÀI HÁT
- ÔN TẬP TĐN SỐ 4
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:
SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM
6
08/11/2013
Âm nhạc 13 HỌC HÁT: ĐI CẤY
Dân ca Thanh Hoá
6
15/11/2013
Âm nhạc 14 - ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐI CẤY
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5
6
22/11/2013
Âm nhạc 15 - ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐI CẤY
- ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:
MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC
PHỔ BIẾN
d. Giải pháp thay thế:
Hiện nay có rất nhiều phần mềm phục vụ giảng dạy như
PowerPoin; Violet

Adobe Presenter; Lecture Maker & Teaching Mate
, encor, Buzan's iMindMap
V4, Việc nghiên cứu và ứng dụng
Activinspire
và một chức năng nhỏ trong các
8
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
phần mềm ấy đưa vào trong dạy học bộ môn Âm nhạc thì rất thuận tiện bởi tính
năng chung của các phần mềm này.
I. Sau đây tôi xin giới thiệu sơ lược về hệ thống bảng điện tử tương tác

HỆ THỐNG BẢNG ĐIỆN TỬ TƯƠNG TÁC GỒM:
1. ACTIVBOARD - Bảng trắng tương tác trong lớp học:
Kích cỡ 95’’, 78’’, 64’’ và 50’’ (inch). Được thiết kế dành cho lớp học,
Activboard rất bền ngay cả khi học sinh ném bất kỳ vật gì vào bảng . Không như
các loại bảng khác, hệ thống lưới điện từ của bảng không bị ảnh hưởng bởi những
tác động hư hại trên bề mặt và cho phép bạn điều khiển với sự chính xác lạ thường.

9
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
Kết hợp máy chiếu với bảng điện tử Activboard tạo ra khả năng điều chỉnh độ
cao của bảng trắng, giảm hiệu ứng đổ bóng và tăng cường độ an toàn cho máy
chiếu.
2. ACTIVSTUDIO AND ACTIVPRIMARY SOFTWARE
PHẦN MỀM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
Bao gồm các giáo cụ điện tử, ghi hình và âm thanh, và trên 14,000 tài nguyên
quốc tế để cung cấp một bộ công cụ giảng dạy hoàn chỉnh dành cho mọi lứa tuổi,
hỗ trợ giáo viên chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án một cách nhanh chóng, dễ dàng,
trình bày bài giảng sinh động, thực tế đến với các môn học, lôi cuốn giúp nâng cao
năng lực của trẻ và trình độ chuyên môn của giáo viên.

Bức ảnh sau sẽ hiển thị một hình ảnh thu nhỏ của của sổ phiên bản
ActivInspire Professional. Danh sách bên tay trái sẽ chỉ cho bạn thấy những thành
phần được đánh số:

1/ Hộp công cụ chính
2/ Trình duyệt
3 / Thanh Menu
4 / Tên Flipchart
5 / Chi tiết các kích cỡ
6 / Trang Flipchart
7 / Thùng rác Flipchart
Tạo 1 Flipchart mới:
10
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
Tập tin (File)  Mới (New)  Chọn độ phân giải phù hợp. Tuy nhiên, nên chọn
Bảng lật kích cỡ màn hình (Screen size Flipchart).
Mở một Flipchart đã soạn sẵn:
Tập tin (File)  Mở … (Open)  Xuất hiện cửa sổ  Chỉ đường dẫn đến nơi lưu
trữ Flipchart cần mở  Chọn Flipchart cần mở  Nhấp Open.
Lưu trữ một Flipchart:
Vào Trình đơn chính / Tập tin (Menu File)  Lưu (Save)  Xuất hiện cửa sổ 
Chỉ đường dẫn đến nơi cần lưu trữ Flipchart  Đặt tên Flipchart trong mục File
name  Nhấp Save.
Nhấp vào mũi tên để di chuyển tới lui giữa các trang trình bày.
3. ACTIVOTE
HỆ THỐNG PHẢN HỒI CỦA HỌC SINH.
Không dây và dễ sử dụng với người dùng, thiết bị Activote có hình quả trứng.
Đó là phương pháp hiệu quả, nhanh chóng để nhận các ý kiến phản hồi từ toàn thể
lớp học, thậm chí tạo động lực cho cả những học sinh e ngại nhất. Giáo viên có thể
ngay lập tức đánh giá năng lực học sinh qua kết quả trả lời và biểu đồ kết quả.


4. ACTIVSLATE
KHI BẠN MUỐN GIẢNG DẠY TỪ BẤT CỨ NƠI NÀO TRONG PHÒNG HỌC.
Cho phép giáo viên có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào trong lớp học mà vẫn có
thể điều khiển, kiểm soát được bài giảng. Bạn có thể trang bị bao nhiêu bảng điều
khiển Activslate cũng được, và cho phép bạn kiểm soát xem cái nào đang hoạt
động vào bất kì lúc nào. Activslate làm cho việc tham dự của học sinh dễ hơn bao
giờ hết. Vì bạn có thể chuyển Activslate từ người này sang người khác cho nên
11
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
không ai cần phải rời khỏi chỗ ngồi.

5. ACTIVTABLET
BẢNG ĐỒ HỌA CHO PHÉP BẠN SOẠN GIÁO ÁN BẤT KỲ ĐÂU VÀ BẤT
KỲ LÚC NÀO.
Thiết bị không dây hỗ trợ giáo viên soạn giáo án, không cần sử dụng chuột hay
bảng điện tử. Tạo cho giáo viên sự linh hoạt hơn để chuẩn bị bài giảng thậm chí
khi đang ở xa Activboard của mình. Chỉ việc gắn nó vào cổng USB của máy vi
tính cá nhân của mình và bạn có thể vẽ, thiết kế và tạo ra các bảng giấy lật (trang
trình bày) bất kì đâu và bất kì lúc nào

6. ACTIVPEN
BÚT KHÔNG PIN ĐẶC BIỆT ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO MỌI BẢNG ĐIỆN TỬ
ACTIVBOARD
Chúng tôi biết rằng dùng bút từ lúc nhỏ là cách tốt nhất để trẻ phát triển kỹ
năng viết của mình. Đó là lý do vì sao chúng tôi thiết kế Activpen. Activpen dùng
để viết như những cây bút thông thường, ngoài ra nó đóng vai trò như một con
chuột: Bạn có thể kích hoạt các đối tượng, kéo và thả, tô sáng, mở các công cụ, các
trang trình bày, đoạn phim. Con trỏ chuột cho bạn biết đang ở chỗ nào, chính xác
đến từng milimet. Activpen cho phép bạn và học sinh của bạn sự điều khiển và

12
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
kiểm soát chính xác.

II. Sử dụng phần mềm ActivInspire trong thiết kế bài giảng Âm nhạc:
Sau đây tôi xin trình bày một bài giảng tương tác trong chương trình lớp 6:
Bài 3 - tiết 12 (Theo phân phối chương trình)
- Ôn tập bài hát: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 4
- Âm nhạc thường thức: SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM

* Khởi động giọng

*Trò chơi nghe giai điệu đoán câu hát nào?
- Chọn câu trả lời đúng có trong bài hát “Hành khúc tới trường”
13
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
Giáo viên(GV) cho HS bằng thiết bị thiết bị Activote có hình quả trứng đã chuẩn
bị

- Nghe đáp án:

I. ÔN TẬP BÀI HÁT: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG

*Hát ôn lại bài hát trên video Karaoke được xây dưng trên phần mềm ProShow:
14
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG

II. ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHAC: TĐN số 4
* Tập đọc nhạc:


* Ghếp lời ca trên Karaoke:


15
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
III. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:
SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM
- Chia lớp học làm 3 nhóm: +Nhóm 1: câu 1,2
+ Nhóm 1: câu 3,4
+ Nhóm 1: câu 5,6
-Thảo luận trong 3 phút

Giáo viên cho cả lớp cùng trả lời bằng câu hỏi đúng, sai bằng thiết bị Activote có
hình quả trứng đã chuẩn bị

GV cho HS trình bày lại đáp án
-Dân ca là gì?
16
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG

- Nghe một số bài hát về dân ca Việt Nam như Trống cơm, Hò giả gạo, Lý con cua

-Sự phong phú của dân ca Việt Nam.

- Nghể thể loại hát Tuồng, chèo, cải lương
17
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG

* Củng cố bài học bằng bài tập trắc nghiệm


* Sơ đồ tư duy bài học

* Tích hợp nội dung bài học

18
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
Sau một thời gian ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tôi nhận thấy
việc ứng dụng phần mềm Activinspire vào bài giảng đã tạo sự hứng thú, tích cực
học tập của học sinh đồng thời giáo viên rất nhẹ nhàng khi lên lớp. Như vậy hiệu
quả đạt được của nhóm thực nghiệm là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác
động .
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết trong học kì I năm 2013-2014.
Đề kiểm tra do chính tôi trực tiếp nghiên cứu thiết kế.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kì I năm 2013-2014. Sau khi thực
hiện dạy xong các bài học trên môn Âm nhạc 6. Đề kiểm tra do tôi trực tiếp nghiên
cứu thiết kế (Đề kiểm tra trước và sau tác động có trinh bày ở phần phụ lục)
Nội dung trong chủ đề là “Âm nhạc lớp 6”. Giáo viên chấm bài trực tiếp theo
đáp án đã xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
Bảng 5: So sánh điểm trung bình và kết quả.
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 7,5 8,9
Độ lệch chuẩn 1,4 1,2
Gía trị p của T-test 0,0002
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,0
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động qua kiểm chứng cho ta thấy sự chênh lệch giửa điểm trung bình bằng
T-Test cho kết quả p=0,0002, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm

thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm
trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không
ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=1,0 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có “Ứng dụng phần mềm tương tác
(ActivInspire) trong dạy học Âm nhạc-Lớp 6” nhằm nâng cao chất lượng học tập
của học sinh là rất lớn.
19
8,9-7,5
1,4
=1,0
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
Giảthuyết của đề tài “Ứng dụng phần mềm tương tác (ActivInspire) trong
dạy học Âm nhạc-Lớp 6” đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng.
1. Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung
bình =8,9, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình
=7,5. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,2768; Điều đó cho thấy điểm
trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp
được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD=1,0. Điều này
có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là
p=0.0002 <0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
20
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiêng về nhóm thực

nghiệm.

2. Hạn chế:
Nghiên cứu này được ứng dụng vào trong tiết học Âm nhạc lớp 6 trường
THCS Nguyễn Tự Tân là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả,
người giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế bài
giảng điện tử bằng phần mềm ActivInspire, biết khai thác và sử dụng các nguồn
thông tin trên mạng internet, biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lí.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc ứng dụng CNTT bằng phần mềm ActivInspire vào soạn giảng giúp cho
GV chuyển tải nội dung bài dạy một cách sinh động. Với sự hỗ trợ của máy vi tính,
giáo viên có thể khai thác sâu nội dung của bài trong một tiết học, đặc biệt phát
triển các kỹ năng hát, đọc nhạc, nghe…. Cho phép giáo viên tiết kiệm “thời gian
chết” (xóa bảng, viết bảng, treo tranh, gở xuống, nhớ những nội dung mà bất ngờ
quên ). Ngân hàng hình ảnh, sự linh động của các slides giúp giáo viên dẫn nhập
vào bài học một cách ấn tượng và thu hút, bởi vì trong giảng dạy Âm nhạc vai trò
của hình ảnh là rất quan trọng. Hình ảnh không chỉ dùng để minh họa bài học mà
còn biểu đạt được những nội dung khác về đất nước học, văn hóa xã hội của một
đất nước, giáo dục về tư tưởng HCM, môi trường…. Như vậy giáo viên giới thiệu
bài học bằng cách hạn chế tối đa sự hiện diện của mình trong lớp, học sinh tham
gia một cách tự nhiên vào bài học và phát biểu ý kiến. Điều này rất quan trọng
trong cách dạy mới với tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một việc tất yếu cho giai đoạn hiện nay
đáp ứng chủ đề của năm học 2013 -2014 “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và
nâng cao chất lượng giáo dục”. Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi thấy GV có thể
dùng phần mềm Activinspire trong việc thiết kế bài giảng điện tử đặc biệt có thể
tạo ra các dạng bài tập phong phú , với GV Âm nhạc là việc dạy các bài hát, Tập
đọc nhạc, Nhạc lí, Âm nhạc thường thức. Tuy nhiên GV cần phải lưu ý các vấn đề
21

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
về chuyên môn trong việc thiết kế bài giảng điện tử nhưkhông nên lạm dụng các
hiệu ứng, cần phải biết kết hợp với phương pháp truyền thống, tạo các slice mang
tính sư phạm cao…
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT và truyền thông nhằm đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều
kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy
mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học trong thời gian tới có hiệu
quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng
cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện
hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối
vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng
các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn
vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình
thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia
đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập
2. Khuyến nghị, đề xuất:
- Các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy
có sử dụng công nghệ thông tin, Chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định,
tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng.
- Hiện nay đa số giáo viên đã có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên, nhà trường đã trang bị máy tính,
máy chiếu. Tuy nhiên với số lượng lớn giáo viên và số lượng lớp học nhiều nên
các trang thiết bị vẫn chưa đáp ứng đủ. Tôi đề nghị các cấp lãnh đạo nên có kế
hoạch trang bị thêm ít nhất là mỗi tổ chuyên môn có được một bảng ActiveBoard.
-Về phía giáo viên thì các anh chị em đồng nghiệp chúng ta nên cố gắng soạn
giảng bằng phần mềm Activinspire, tuy vất vả nhưng đến khi lên lớp công việc của
chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn và hiệu quả giảng dạy của chúng ta sẽ tốt hơn.
- Việc soạn giáo án điện tử cần đến rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng của giáo
viên. Trong quá trình giảng dạy ,tôi thấy nếu GV có ý thức trong việc chuẩn bị các

nguồn tài nguyên như các file tranh, ảnh trong SGK , các file âm thanh , các video
22
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
clips có liên quan đến nội dung bài học thì việc thiết kế giáo án điện tử cũng không
mất quá nhiều thời gian .
- Càng bắt tay vào thực tế , chúng ta mới có thể đúc rút được những kinh
nghiệm hay , phát hiện ra những nhược điểm để từ đó điều chỉnh , bổ sung những
khiếm khuyết trong quá trình thiết kế để tạo các bài giảng hoàn chỉnh .
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Âm nhạc nói riêng
và các môn học khác nói chung cần đến sự làm việc nghiêm túc, say mê, sáng tạo,
và tinh thần tự học của mỗi giáo viên . Bên cạnh đó cần có sự quan tâm, tạo điều
kiện của các cấp quản lý giáo dục . Nếu có được các yếu tố như vậy, việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học của chúng ta sẽ nhất định thành công.

23
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình ACTIVINSPIRE_STUDIO
2. Sách Phương pháp nghiên cứu khoa học - NXB Giáo Dục
3. Sách Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Âm nhạc
trường Cao Đẳng Sư Phạm.
4. Sách Thực hành Sư Phạm – Bộ Giáo dục và đào tạo
5. Trang Web : TulieuViolet.vn; Giaoanviolet.com…
6. SGK+SGV Âm nhạc 6 - Bộ Giáo dục và đào tạo
7. Cac bài giảng tương tác trên, Trang Web
24
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
VII. PHỤ LỤC ĐỀ TÀI:
1. Đề kiểm tra sau tác động:
Họ và tên :……………………………….Lớp:…………

* Lý thuyết:
A. Trắc nghiệm:
I. Trả lời những câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ a, b, c, d (mỗi
câu chỉ có một đáp án đúng)
1. Bài hát đi cây thuộc dân ca ở vung nào?(0,5đ)
a. Dân ca Quảng Ngãi b. Dân ca Quảng Nam
c. Dân ca Thanh Hóa d. Dân ca Nam Bộ
2. Bài TĐN số 5 “ Vào rừng hoa” của nhạc sĩ??(0,5đ)
a. Lê Quôc Thắng b. Phạm Tuyên
c Lưu Hữu Phước d. Việt Anh.
3. Đàn bầu gồm có mấy dây? (0,5đ)
a. 1 dây b. 2 dây c. 3 dây d. 4 dây
4. Đàn nguyệt ở Miền Nam gọi là đàn gì? (0,5đ)
a. Đàn Kìm. b. Đàn nhị. c. Đàn tranh. d. Đàn bầu.
II. Đánh dấu x vào câu trả lời đúng:
1. Bài TĐN số 4 của nhạc sĩ Mô-za.: (0,5đ) Đ S

2. Bài hát “Hành khúc tới trường” nhạc Pháp:
(0,5đ)
Đ S

B. Tự luận:
1. Dân ca là gì? Cho ví dụ một số bài hát dân ca :
(1đ)
2. Nêu vài nét vê cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?(1đ)
* Th ực hành:
Hát 2 bài hát và đọc TĐN theo hình thức bốc thăm
25

×