Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đề cương ôn thi môn quản trị công nghệ có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.83 KB, 34 trang )

1
Đề thi quản trị công nghệ
NGÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ(45 tiết –
3 tín chỉ)
LOẠI 2 ĐIỂM:
Câu 1:
Trình bày khái niệm về công nghệ ? Ý nghĩa của việc đưa ra khái niệm mới về công
nghệ?
Câu 2:
Trình bày khái niệm về quản trị công nghệ và những thách thức, trở ngại trong
quản trịcông nghệ ?
Câu 3:
Trình bày chuỗi phát triển của các thành phần công nghệ ? Ý nghĩa của việc nghiên
cứu chuỗi phát triển phần con người trong quá trình tích luỹ kiến thức công
nghệ ?
Câu 4:
Trình bày những căn cứ cơ bản để xác định công nghệ thích hợp ?
Câu 5
Trình bày các yêu cầu đối với công nghệ trong chuyển giao công nghệ ? Liên hệ
với Việt nam trong thời gian qua ?
Câu 6
Đánh giá công nghệ là gì ? Mục đích của việc đánh giá công nghệ ?
Câu 7
Trình bày các nhóm yếu tố trong sự tương tác giữa công nghệ và môi trường ?
Câu 8
Trình bày các định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp ?
LOẠI 3 ĐIỂM:
Câu 1:
Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến chiến lược công nghệ ?
Câu 2:
Trình bày các bước cơ bản đánh giá năng lực công nghệở các ngành công nghiệp


hay ngành kinh tế ?
Câu 3:
Trình bày phương pháp lựa chọn công nghệ theo hàm lượng công nghệ ?
Câu 4:
Trình bày phương pháp lựa chọn công nghệ theo chỉ tiêu tổng hợp ?
Câu 5:
Trình bày phương pháp phân tích chi phí - lợi nhuận trong đánh giá công nghệ.
Câu 6:
Trình bày phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả trong đánh giá công nghệ.
Câu 7:
Trình bày các tác động của đổi mới công nghệ ?
Câu 8:
Trình bày định nghĩa chuyển giao công nghệ và các đối tượng trong chuyển giao
2
công nghệ?
LOẠI 5 ĐIỂM:
Câu 1:
Trình bày các thành phần của một công nghệ? Nêu ra mối quan hệ giữa 4 thành
phần công nghệ trên? Cho một ví dụ minh hoạ các thành phần của một công nghệ
cụ thể?
Câu 2:
Trình bày các yếu tốđặc trưng của một công nghệ.
Câu 3:
Nêu một số biện pháp nâng cao năng lực công nghệ ?
Câu 4:
Trình bày các mô hình trong đổi mới công nghệ ?
Câu 5:
Trình bày các nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ ?
Câu 6:
Phân loại đổi mới công nghệ ?

Câu 7:
Quản lý công nghệ là gì theo quan điểm vi mô, vĩ mô? Mục tiêu và phạm vi của
quản lý công nghệ
Câu 8:
Trình bày các bước cơ bản trong nội dung tổng quát của đánh giá công nghệ ? Tại
sao cần phải giới hạn nội dung một đánh giá công nghệ ?
Đề thi QTCN lớp QT03-K13 nè:
Nhận định đúng & sai:
1. Biểu đồ T.H.I.O cho biết các thành phần của MOT.
2. Năng lực công nghệ là khả năng của công nghệ để tạo ra sản phẩm .
3. Quan hệ giữa hoạt động trong quá trình đổi mới công nghệ?
4. Công nghệ thích hợp đề cập đến vấn đề gì?Sự khác nhau giữa lựa chọn công
nghệ và lựa chọn phương thức chuyển giao công nghệ?
(đề của thầy Trần Thanh Lâm)
Thêm 1 đề nữa nè
Câu 1: Ý kiến sau đây đúng hay sai? Giải thích
1. Đổi mới sản phảm là đổi mới cơ bản, đổi mới quá trình là đổi mới đột phá
2. Dự báo công nghệ giúp phát triển năng lực công nghệ
Câu 2:
1. Sự khác nhau giữa hàm lượng công nghệ gia tăng và giá trị gia tăng
3
2. Mục tiêu của bên nhận trong chuyển giao công nghệ? Trình bày phương pháp
mở gói.
4
R&D là từ viết tắt của research & development - nghiên cứu và phát triển; một trong những chìa khóa
thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới.
Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới
phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và
dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để

đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.
R&D và cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty
tiên tiến, công ty đa quốc gia tiên phong, lớn thế giới. "Để trở thành công ty luôn dẫn đầu thị trường không
còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng
tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu"
Cần hiểu đúng về chức năng R&D
Nguyễn Hữu Long
(*)
Thứ Năm, 11/6/2009, 13:50 (GMT+7)




(TBKTSG) - R&D (Research and Development), thường được dịch là
“nghiên cứu và phát triển”, là cụm từ rất thường được dùng trong hoạt
động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản
xuất.
Nếu như cách đây vài năm, hoạt động nghiên cứu và phát triển vẫn còn rất xa lạ với các doanh nghiệp Việt
Nam thì thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bắt đầu chú trọng đến hoạt
động này. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có một bộ phận (hoặc phòng) R&D. Bộ phận này có nhiệm vụ
chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược
phát triển của doanh nghiệp.
Cũng chính vì sự “áp đặt” nhiệm vụ khá hạn hẹp này mà nhiều phòng R&D của doanh nghiệp Việt Nam
chưa làm hết chức năng cần có của một đơn vị nghiên cứu và phát triển theo đúng nghĩa, dẫn đến khả
năng phát triển của doanh nghiệp bị hạn chế, bó hẹp trong khuôn khổ sản phẩm thuần túy, cứng nhắc, gây
lãng phí tài nguyên, nguồn lực doanh nghiệp.
Trên thế giới, chức năng nghiên cứu và phát triển không chỉ giới hạn ở việc cho ra đời sản phẩm mới. Một
bộ phận R&D chuyên nghiệp trong một tập đoàn đa quốc gia thường “bao sân” đồng thời nhiều chức năng
dưới đây.
Nghiên cứu - phát triển sản phẩm (Product R&D)

Đây là chức năng nghiên cứu và phát triển thuần túy về mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có
thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới. Chẳng hạn, sản phẩm nước mắm làm từ cá hồi, bột nêm làm từ
rong biển, trà thảo mộc đóng chai, cửa nhựa uPVC… Hoạt động nghiên cứu và phát triển này thường chú
trọng nhiều đến công thức sản phẩm, thành phần cấu tạo, màu sắc, hương vị, chất liệu, kiểu dáng sản
phẩm… Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn bao gồm cả việc nghiên cứu, cải tiến, nâng cao
chất lượng sản phẩm hiện có.
Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ, chức năng này tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các dịch vụ
mới với nội dung mới, đem lại lợi ích mới. Chẳng hạn như các tour du lịch đến những địa điểm mới, dịch vụ
Minh họa: Khều.
5
chăm sóc sắc đẹp sử dụng chất liệu chiết xuất từ thiên nhiên, dịch vụ tắm bùn trong khu resort…
Nghiên cứu - phát triển bao bì (Packaging R&D)
Ngoài việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh các loại hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bộ phận R&D còn có chức năng nghiên cứu,
phát triển các loại chất liệu bao bì mới (khác với thiết kế kiểu dáng, màu sắc, trang trí, in ấn bao bì - thường
do bộ phận marketing đảm nhiệm).
Chẳng hạn một công ty trong ngành nước giải khát tung ra các sản phẩm trà xanh đóng chai, được chiết rót
ở nhiệt độ cao, buộc phải có một loại chai nhựa làm bằng chất liệu chịu nhiệt mà không bị biến dạng, không
độc hại. Bộ phận R&D của công ty phải nghiên cứu để chọn một loại chất liệu phù hợp với chi phí hợp lý
nhất cho sản phẩm mới này. Còn phần kiểu dáng sản phẩm, nhãn mác, việc trang trí gian hàng trưng bày
đẹp, bắt mắt là do bộ phận tiếp thị đảm nhiệm. Đôi khi, việc nghiên cứu, phát triển bao bì còn nghiên cứu
luôn cả các kiểu dáng đặc biệt của bao bì (ví dụ hộp sữa bằng giấy có hình bánh ú, hình chóp…), cũng như
cách thức đóng gói bao bì tối ưu.
Việc nghiên cứu và phát triển bao bì đóng góp rất lớn vào thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhiều
khi, chỉ cần thay đổi chất liệu bao bì, trong khi vẫn giữ nguyên thành phần, chất lượng, số lượng sản phẩm
bên trong, mức tiêu thụ sản phẩm đã có thể tăng lên nhiều lần. Bao bì cho các sản phẩm mì ăn liền là một
ví dụ. Khi chuyển từ bao bì giấy sang bao bì nhựa, các sản phẩm mì gói của doanh nghiệp Việt Nam, vốn
được định vị là bình dân, đã có thể cạnh tranh ngang ngửa với các sản phẩm của nước ngoài, mặc dù chất
lượng bên trong chưa thay đổi nhiều.
Nghiên cứu - phát triển công nghệ (Technology R&D)

Việc nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu để cho ra đời sản phẩm (cả cũ lẫn mới) với
chất lượng và giá thành tối ưu cũng là một trong những chức năng quan trọng của bộ phận nghiên cứu và
phát triển. Ví dụ, công nghệ lên men tự nhiên khác với công nghệ thủy phân bằng a-xít trong sản xuất nước
tương, công nghệ sản xuất bia tươi khác với bia “luộc”, công nghệ pha chế hương liệu trong ngành thức
uống…
Nghiên cứu - phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”, nghiên cứu bí quyết công
nghệ của đối thủ để bắt chước hoặc phát triển công nghệ mới cho mình.
Nghiên cứu - phát triển quá trình (Process R&D)
Bản chất của chức năng này là nghiên cứu, tìm kiếm các quá trình sản xuất, chế biến, lắp ráp, vận hành,
phối hợp… tối ưu, được thể hiện bằng các quy trình cụ thể mang tính ứng dụng cao, đem lại hiệu suất và
hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Điển hình cho hoạt động này là việc nghiên cứu để cải tiến, phát triển
các quy trình sản xuất (đối với sản phẩm), quy trình phục vụ (đối với dịch vụ), quy trình vận hành (đối với
máy móc)… Hoạt động này có thể được xem là hoạt động nghiên cứu - phát triển “phần mềm” của sản
phẩm, khác với “phần cứng” là chất liệu, công thức, bao bì sản phẩm, công nghệ sản xuất, chế biến…
Công tác nghiên cứu, phát triển “phần mềm” này thường bị xem nhẹ hoặc bỏ qua, trong khi hiệu quả mang
lại có khi còn cao hơn cả “phần cứng”. Đặc biệt, đối với các loại hình dịch vụ, việc nghiên cứu, phát triển
các quy trình phục vụ mang ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là có tính quyết định trong sự
thành công hay thất bại của loại hình dịch vụ đó.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bộ phận R&D không thể không chú trọng đến một quy trình thật khoa
học, thật hợp lý cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thường được đặt cho một tên gọi rất rõ ràng là
“quy trình nghiên cứu - phát triển”. Quy trình này quy định trình tự các bước thực hiện trong hoạt động
nghiên cứu - phát triển, mô tả sự phối hợp giữa bộ phận R&D với các bộ phận khác trong doanh nghiệp
như marketing, sản xuất, kiểm soát chất lượng, tài chính…; từ việc tiếp nhận yêu cầu, nghiên cứu, phân
tích, sản xuất thử, đến sản xuất hàng loạt
Như vậy, hoạt động nghiên cứu và phát triển cần được hiểu rộng ra, không giới hạn trong khuôn khổ thuần
túy và cứng nhắc của sản phẩm hoặc dịch vụ. Với cách hiểu này, chức năng của một phòng R&D sẽ được
mở rộng, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi nghiên cứu, phát triển để nhờ đó doanh nghiệp tận dụng
được nguồn lực và tiết kiệm chi phí.
6
Tài liệu môn Quản trị công nghệ

ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
CÂU 1:
Khái niệm công nghệ:
-Theo tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc UNIDO “công nghệ là việc áp dụng khoa học vào
công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó 1 cách có hệ thống và có phương
pháp
-Theo uỷ ban kinh tế-xã hội châu á-thái bình dương “công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và
kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị
và phương pháp sử dụng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cáp dịch vụ
-Trong luật khoa học và công nghệ việt nam “công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng,
bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành các sản phẩm
Cuối cùng “Công nghệ là tất cả những gì biến đổi đầu vào thành đầu ra”
Các thành phần của công nghệ: 4 thành phần
-Thành phần kĩ thuật: Mọi phương tiện vật chất như các công cụ, thiết bị máy móc,phương tiện và các
cấu trúc hạ tầng khác. trong công nghẹ sản xuất các vật thể này thường làm thành dây chuyền để thực
hiện quá trình biến đổi ứng với 1 quy trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình
công nghệ
-Thành phần con người:bao gồm kiến thức, kinh ngiệm, kĩ năng do học hỏi, tích luỹ được trong quá
trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sụ khôn ngoan, khả năng
phối hợp đạo đúc lao động
-Thành phần thông tin: các dữ kiệu đã được tư liệu hoá được sử dụng trong công nghệ như các dữ liệu
về phần kĩ thuật, về phần con nguời và phần tổ chức
-Thành phần tổ chức: những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ và sự phối hợp giữa các
cá nhân hoạt động trong công nghệ, kể cả những quy trình đào tạo công nhân, bố trí sắp xếp thiết bị
nhằm sử dụng tốt nhất phần kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng con người
Các thành phần của 1 công nghệ có quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau, không thể thiếu bất cứ thành
phần nào
Phân loại công nghệ:
Tuỳ theo mục đích có thể phân loại công nghệ như sau:
-Theo tính chất: có thể phân thành công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công nghệ thông tin, công

nghệ giáo dục đào tạo
-Theo ngành nghề: là việc xem xét công nghệ đó sử dụng trong ngành nghề nào. Có thể phân thành công
nghệ nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng
-Theo sản phẩm: xem xét sản phẩm của công nghệ đó là gì. Ta có thể phân thành công nghệ sản xuất
thép, công nghệ sản xuất ô tô, xe máy
-Theo đặc tính công nghệ: công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt và công nghệ liên tục
Trong phạm vi quản lý công nghệ, 1 số loại công nghệ được đề cập như dưới đây:
-Theo trình độ công nghệ (căn cứ vào mức đọ phức tạp, hiện đại của các thành phần công nghệ) có các
công nghệ truyền thống, công nghệ tiên tiến, công nghệ trung gian
7
Các công nghệ truyền thông thường là thủ công, có tính độc đáo, tinh xảo cao nhưng năng suất ko cao,
chất lượng ko đồng đều. 3 đặc trưng cơ bản của công nghệ truyền thống là cộng đồng, ổn định và lưu
truyền
Công nghệ tiên tiến là thành quả của khoa học kĩ thuật hiện đại, những công nghệ này có năng suất cao,
chất lượng cao và đồng đều, giá thành hạ
Công nghệ trung gian nằm giữa công nghệ truyền thống và công nghệ tiên tiến xét về mặt trình độ công
nghệ
-Theo mục tiêu phát triển công nghệ: công nghệ phát triển, công nghệ dẵn dắt, công nghệ thúc đẩy
Côgn nghệ phát triển là công nghệ dảm bảo những nhu cầu thiết yếu của cuôc sống như ăn uống, ở, mặc
Công nghệ dẵndắt là công nghệ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
Công nghệ thúc đẩy là công nghệ tạo nên sự tăng trưởng trong nền kinh tế quốc gia
-Theo góc độ môi trường: công nghệ sạch và công nghệ ô nhiễm
Công nghệ sạch là công nghệ tuân theo điều kiện giảm ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, sử dụng các
nguồn nguyên liệu thô 1 cách hợp lý và kinh tế
-Theo đặc thù của công nghệ: công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm
-Theo đầu ra của sản phẩm: công nghệ sản phẩm và công nghệ quá trình
Công nghệ sản phẩm liên quan đến thiết kế sản phẩm, sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm
Côgn nghệ qua trình chế tạo các sản phẩm đã đựoc thiết kế
CÂU 2,
Các đặc trưng của công nghệ: (3)

-Chuỗi phát triển của các thành phần công nghệ
+Chuỗi phát triển của thành phần kĩ thuật: quá trình hình thành phân cứng của công nghệ bắt đầu từ việc
nghiên cứu nhu cầu,thiết kế, sản xuất thủ, sản xuất hàng loạt, truyền bá phổ biến cuối cùng là nó bị thay
thế bởi trang thiết bị mới
+Chuỗi phát triển kĩ năng công nghệ của con người hình thành từ quá trình nuôi dưỡng, dạy bảo, giáo
dục đào tạo, nâng cao tay nghề qua các cấp học, bậc học.Với kiến thức được trang bị trong quá trình đào
tạo con người tham gia vào công nghệ và trong quá trình này con ngưòi tiếp tục tích luỹ kinh nghiệm, kĩ
năng của họ ngày càng được nâng cao và phát triển
Chuỗi phát triển kĩ năng công nghệ của con người ko kết thúc vì những kinh nghiệm họ tích luỹ được sẽ
được truyền cho thế hệ mai sau
+Chuỗi phát triển của thành phần thông tin được bắt đầu từ việc thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết,
lựa chọn, phân tích, tổng hợp, cập nhật thông tin. Tổ chức lưu trữ hoặc ché tạo các sản phẩm thông tin,
sử dụng phổ biến thành các dịch vu thông tin
Chuỗi phát triển của thành phần thông tin ko có kết thúc vì thông tin có thể được sử dụng đồng thời
tronh nhiều công nghệ
+Chuỗi phát triển của thành phần tổ chức: khởi đầu từ việc nhận thức vấn đề trên cơ sở đó tiến hành các
bước chuẩn bị, thiết kế khung tổ chức, thiết lập tổ chức(bố trí nhân sự) điều hành, kiểm tra điều chỉnh
sao cho phù hợp với sự phát triển của các thành phần công nghệ khác
-Mức độ phức tạp của các thành phần công nghệ
8
+Mức độ phức tạp của các thành phần kĩ thuật được đánh giá theo các cáp sau:
1,Các phương tiện thủ công sử dụng cơ bắp của con người hay súc vật là chủ yếu
2,Các phương tiện có động lực, nguồn năng lượng là các loại động cơ nhiệt, điện thay thế cơ bắp
3,Các phương tiện vạn năng (trên 1 máy có thể thực hiện 2 công việc trở lên)
4,Các phương tiện chuyên dùng chỉ thự hiện 1 hay 1 phần công việc do đó độ chính xác và tinh vi cao
5,Các phương tiện tự động có thể thực hiện 1 dãy hay toàn bộ các thao tác ko cần tác động trực tiếp của
con người
6,Các phương tiện máy tính hoá như CAD, CAM
7,Các phường tiện tích hợp thao tác toàn bộ bằng máy được tích hợp nhờ sử dụng các phường tiện được
máy tính hoá(CIM)

+Mức đọ phức tạp của kĩ năng con người: kĩ năng công nghệ của con người được thể hiện qua học
vấn(thông qua GD tiểu học, trung học)kĩ năng công nghệ (được đào tạo trong trường dạy nghề, trường
chuyên nghiệp, trường đại học) trí lực(độ thông minh) Theo mức đọ cao dần kĩ năng của con người
được sắp xếp theo các cấp sau đây
1,Khả năng vận hành
2,Khả năng lắp đặt
3,Khả năng sửa chữa
4,Khả năng sao chép
5,Khả năng thích nghi
6,Khả năng cải tiến
7,Khả năng đổi mới
+Mức độ phức tạp của thông tin được đánh giá theo các mức sau
1,Dữ liệu thông báo được biểu hiện bằng hình ảnh, tham số cơ bản
2,Dữ liệu mô tả, biểu thị các nguyên tắc cơ bản về cách sử dụng hay phương thức vận hành của phần kĩ
thuật
3, Dữ liệu để lắp đặt
4, Dữ liệu để sử dụng, nằm trong các tài liệu kèm theo thiết bị giúp cho người sử dụng thiết bị 1 cách
hiệu qủa và an toàn
5, Dữ liệu để thiết kế gồm các tài liệu để thiết kế chế tạo
6, Dữ liệu để mở rộng gồm các tài liệu cho phép tiến hành cải tiến, thay thế linh kiện hay mở rộng tính
năng thiết bị
7,Dữ liệu để đánh giá là các thôgn tin mới nhất về các thành phần công nghệ, cấc xu hường phát triển và
các thành tựu liên quan trên phạm vi toàn thế giới
3 tính năng cuối được coi là bí quyết của công nghệ
+Mức đọ phức tạp của phần tổ chức
9
Các chỉ tiêu dặc trưng cho độ phức tạp của phần tổ chức là: quy mô thị trường, đặc điểm quá trình sản
xuất, tình trạng nhân lực, tình hình tai chính và mức lợi nhuận. Các cơ cấu tổ chức được sắp xếp theo
các cấp sau:
1, Cơ cấu đứng được: chủ sở hữu tự quản lí, đầu tư thấp, lao động ít, phương tiện thông thường, lợi

nhuận ko đáng kể
2, Cơ cấu đứng vững: làm chủ phương tiện, có khả năng nhận hợp đồng từ các tổ chức cao hơn, cơ cấu
tổ chức ổn định, có khả năng giảm chi phí để tăng lợi nhuận
3, Cơ cấu mở mang; có kinh nghiệm chuyên môn, quản lí có nề nếp, có chuyên gia trong từng lĩnh vực,
lợi nhuận trung bình
4, Cơ cấu bảo toàn: có khả năng tìm kiếm sản phẩm mới và thị trường mới, sử dụng được các phần kĩ
thuật cao cấp, lợi nhuận trung bình
5, Cơ cấu ổn định: liên tục cải tiến chất lượng và chủng loại sản phẩm.Liên tục nâng cấp phần kĩ thuật
6, Cơ cấu nhìn xa: thường xuyên cải tiến và đổi mới sản phẩm, sử dụng các phương tiện tiên tiến, lợi
nhuận cao. Có thể chuyển phần lớn lợi nhuận vào hoạt động nghiên cứu triển khai
7,Cơ cấu dẫn đầu: có thể tiến dến giới hạn công nghệ liên quan. Có khả năng chuyển giao công nghệ
theo chiều dọc. Chú trọng nghiên cứu khoa học cơ bản. Lợi nhuận thu được rất cao
-Độ hiện đại của các thành phần công nghệ
Khác với độ phức tạp của các thành phần công nghệ, độ hiện đại ko thể chia thành cấp mà phải so sánh
chúng với các thành phần tương ứng được coi là tốt nhất thế giới vào thời điểm đánh giá
+Độ hiện đại của phần kĩ thuật: chỉ tiêu đánh giá là hiệu năng kĩ thuật. 5 tiêu chuẩn đánh giá là;
1, Phạm vị của các thao tác của con người
2, Độ chính xác cần có của thiết bị
3, Khả năng vận chuyển cần có
4, Quy mô kiểm tra cần có
5, Giá trị của phần kĩ thuật xét về mặt khoa học và bí quyết công nghệ
+Độ hiện đại của thành phần con người: đánh giá bằng khả năng công nghệ. Các chỉ tiêu đánh giá:
1, Tiềm năng sáng tạo
2, Mong muốn thành đạt
3, Khả năng phối hợp
4, Tính hiệu quả trong công việc
5, Khả năng chịu đựng rủi ro
6, Nhận thức về thời gian
+Độ hiện đại của phần thông tin: đánh giá bằng chỉ tiêu tính thích hợp của thông tin. Các tiêu chí đánh
giá:

1, Khả năng dễ dàng tìm kiếm
2, Số lượng mối liên kết
3, Khả năng cập nhật
10
4, Khả năng giao lưu
+Độ hiện đại của phần tổ chức: đánh giá bằng chỉ tiêu tính hiệu quả của tổ chức. Các tiêu chí đánh giá:
1, Khả năng lãnh đạo của tổ chức
2, Mức độ tự quản của các thành viên
3, Sự nhạy cảm trong định hướng
4, Mức độ quan tâm của các thành viên đối với mục tiêu của tổ chức
Chu trình sống của công nghệ
Chu trình sống của công nghệ mô tả quy luật phát triển khởi đầu, các giai đoạn phát triển và kết thúc của
1 công nghệ theo thời gian
Chu trình sống của công nghệ được biểu diễn theo 6 giai đoạn sau đây:
1, Triển khai(A)
2, Đưa ra áp dụng(B)
3, Tăng trưởng ứng dụng(C)
4, Bão hoà(D)
5, Bị thay thế(E)
6, Loại bỏ công nghệ(F)
Trong giai đoạn A: triển khai công nghệ, thị trường chưa có công nghệ. Trong giai đoạn tiếp theo B,C,D
khối lượng công nghệ bán được trên thị trường tuan theo đường cong tiến bộ công nghệ. Nó đặc trưng
bởi sự tăng chậm lúc đầu sau đó tăng nhanh rùi bão hoà
Công nghệ đạt tới đỉnh sau đó bắt đầu giảm (E) và bị thay thế khi có công nghệ mới xuất hiện (F)
CÂU 3
11
Khái niệm quản trị công nghệ: là lĩnh vực kiến thức liên quan đến việc xây dựng và thực hiện các
chính sách để giải quyết vấn đề phát triển và sử dụng công nghệ, sự tác động của công nghệ đến xã hội,
tổ chức cá nhân và môi trường. MOT nhằm thúc đẩy đổi mới tạo nên tăng trưởng kinh tế và khuyến
khích sủ dụng công nghệ 1 cách hợp lí vì lợi ích của con người. Ngoài ra MOT liên kết với các lĩnh vực

kĩ thuật, khoa học và quản trị để hoạch định, phát triển và thực hiện năng lực công nghệ nhằm vạch ra và
hoàn thành mục tiêu chiến lược và tác nghiệp của tổ chức
Các vấn đề tác nghiệp trong quản trị công nghệ
-Phát sinh ý tưởng và khái niệm
-Dự báo công nghệ
-Đánh giá công nghệ
-Lụa chọn công nghệ
-Đổi mới công nghệ
-Chuyển giao công nghệ
-Đầu tư cho R&D
-Liên kết công nghệ, sản phẩm và thị trường
Trong bất kì công ty nào vấn đề quản trị công nghệ đều là 1 phần rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động
kinh doanh. Tuỳ theo bản chất của sản phẩm hay quá trình, trác nhiệm sẽ được chia sẻ giữa giám đốc
sản xuất và các giám đốc kĩ thuật, giám đốc nghiên cứu. Các giám đốc này sẽ giải quyết từ các vấn đề
mang tính chất quản trị tác nghiệp cho đến các vấn đề chiến lược. Cụ thể là:
1, Làm thế nào để đảm bảo mức phát triển chung của công ty là cao nhất và chi phí chung là thấp nhất
2, Làm thế nào để giảm mức độ phức tạp của sản phẩm
3, Công nghệ sản xuất có cần thay đổi ko
4, Nên đầu tư bao nhiêu cho nghiên cứu quá trình hay phường pháp sản xuất mới
5, Các đối thủ cạnh tranh đang sử dụng công nghệ mới nào? Nen phản ứng về diều đó như thế nào?
6, Các nhà cung cấp công nghệ đang triển khai những công nghệ mới nào? Có thể mua được công nghệ
đó ko? Giá bao nhiêu?
7, Vấn đề đào tạo khi ứng dụng kĩ thuật hoặc công nghệ mới
8, Khả năng tài chính của công ty
9, Hệ thống thông tin quản trị có cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết để ra quyết định đúng
về vấn đề này hay ko
CÂU 4
Chiến lược công nghệ ở DN
Khái niệm: chiến lược công nghệ bao gồm hững quyết định của công ty về lựa chọn công nghệ, về năng
lực công nghệ, về cung cấp vốn cho phát triển công nghệ

Chiến lựoc công nghệ là kế hoạch dài hạn, nó hướng dẫn DN phân bổ các nguồn lực cho công nghệ và
sử dụng công nghệ
Chiến lược công nghệ bao trùm nhiều lĩnh vực liên quan đến công nghệ
-Các lĩnh vực của công nghệ:
12
+Triển khai công nghệ vào chiến lược sản phẩm-thị trường của DN đẻ giúp DN đạt được lợi thế cạnh
tranh dựa trên công nghệ
+Sử dụng công nghệ rộng rãi hơn trong các hoạt động khác nhau thuộc chuỗi giá trị của DN. Chuỗi giá
trị là 1 tập hợp các hoạt động nhàm thiết kế sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của DN
gồm 9 hoạt động tương ứng về chiến lựoc tạo ra giá trị cho khách hàng. Trong đó chia 5 hoạt động chủ
chốt gồm có thiết kế, chế tạo, tiếp thị, phân phối, dịch vụ hậu mãi và 4 hoạt động hỗ trợ: cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, quản lí vật tư
+Phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực khác nhau của công nghệ
+Thiết kế các cơ cấu tổ chức cho bộ phận chịu trách nhiệm về công nghệ và áp dụng các kĩ thuật quản
trị để quản trị công nghệ
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ;
*Yếu tố bên ngoài:
-Sự phát triển của công nghệ:
Sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng đến năng lực công nghệ và năng lực công nghệ lại ảnh hưởng
đến chiến lược công nghệ. Những khía cạnh của sự phát triển công nghẹ bao gồm:
+Công nghẹ phát triển theo đường cong chữ S
+Có ảnh hưởng qua lại giữa sự phát triển của công nghệ sản phẩm và sự phát triển của công nghệ quá
trình
+Sự xuất hiện của những công nghệ mới. Các công nghệ này có khả năng cải thiện hoạt động kinh
doanh hoặc ngược lại
+Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng lớn đến tổ chức
-Bối cảnh của ngành
Bối cảnh của ngành ảnh hưởng đén chiến lược công nghệ của Dn. Nó bao gồm các khía cạnh sau:
+Cơ cấu ngành có thể đuợc hiêu về 5 phương diện lực lượng cạnh tranh bao gồm: đối thủ cạnh tranh
hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung ứng và các sản phẩm dịch vụ thay thế

Công nghệ có thể ảnh hưởng dến 5 lực lượng này, nhưng ngựoc lại sự tương tác giữa chúng sẽ quyết
định năng lực công nghẹ
+Những chính sách của ngành lien quan đến đổi mới công nghệ
+Các nguồn lực cần thiết đẻ thương mại hóa công nghệ mới
+Sự xuất hiện của những kiẻu dáng nổi bật nhất
+Sự áp dụng của những công nghệ dặc thù
+Sự xuất hiện những tiêu chuẩn của ngành
+Những khía cạnh xã hội của việc phát triển ngành
*Yếu tố bên trong
-Khả năng tài chính;
Vấn đề tài chính bao giờ cũng là vấn đề đầu tiên được đặt ra khi xây dựng và triển khai chién lược công
nghệ. 1 DN khi muốn triển khai chiến luợc công nghệ của mình trước tiên phải kiẻm tra lại xem mình có
bao nhiêu vốn, khả năng huy động vốn được bao nhiêu và khả năng thanh toán các khoản nợ như thế
13
nào? Khi DN đã xem xét đầy đủ các vấn đề thì mới tién hành các bước tiếp theo. Nếu DN ko có nhiêu
vốn thì DN phải lựa chọn phường án đầu tư, thay thế dần dần công nghệ cũ đang áp dụng, hoặc có thể
huy dộng vốn từ nhiều nguồn vốn khác nhau để có đủ vốn đầu tư, tuy nhiên biện pháp này cũng chứa
nhiều rủi ro vì phải vay vốn với số lượng lớn. Nếu DN có nhiều vốn họ có thể ko ngần ngại đầu tư cả 1
dây chuyền sản xuất mới hoàn toàn để nhanh chóng hiện đại hoá sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm
-Năng lực công nghệ của DN
Năng lực công nghệ của Dn là khả năng DN đó triển khai các công nghệ hiện có 1 cách hiệu quả và ứng
phó đựoc với những thay đổi công nghệ. 1 DN có khả năng công nghệ cao là 1 DN có độ ngũ cán bộ kĩ
thuật giỏi cho phép DN có thể nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công nghẹ mới đồng thời có thể cải tiến
côgn nghệ nhập sao cho phù hợp với diều kiện của DN. Nếu DN có năng lực công nghệ thấp thường gặp
nhiều khó khăn khi áp dụng công nghệ mới vào sản xuất
Phân loại chiến lược
*Chiến lược dẫn đầu
-Chấp nhận 1 tư thế tiến công về công nghệ
-Hoạt động R&D mạnh

-Nguồn tài chính mạnh
*Chiến lược theo sau
-Trở thàh người thứ 2, thứ 3 đi và thị trường
-Sản phẩm, quá trình được cải tiến dựa theo phiên bản đầu tiên
-Để thành công phải có năng lực công nghệ mạnh
*Chiến lược thách thức
-Thường đi vào thị trường muộn khi thị trường đã vào giai đoạn tăng trưởng chậm hoặc chín muồi
-Có lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp, sản phẩm có những chức năng được ưu chuộng và thường nhắm
vào thị trường lớn
*Chiến lựoc phụ thuộc
-Tham gia 1 ít hoặc ko tham gia vào R&D
-Phụ thuọc vào khách hàng
-Dựa vào công nghệ của DN khác
*Chiến lược truyền thống
-Không tiến hành bất cứ hoạt động R&D nào
-Thích hợp với các DN làm nghề thủ công
*Chiến lược cơ hội
-Đáp ứng nhanh chóng những cơ hội thị trường đối với sản phẩm thời trang có đời sống ngắn
-Bắt chước là cương lĩnh của người cơ hội
Liên kết chiến lược công nghệ và chién lược kinh doanh
*Vai trò của chiến luợc công nghệ trong hoạch định
14
Chiến lược công nghệ phải được xác định trong bối cảnh bao quát của hoạch định kinh doanh vì công
nghệ chỉ là 1 phần của hẹ thống kinh doanh
Vai trò cơ bản của chiến lược công nghệ trong hoạch định kinh doanh là đặt ra 3 câu hỏi:
-Trong tương lai DN sẽ tham gia vào những hoạt động kinh doanh nào
-Vị thế của ĐN phải như thế nào
-Những hoạt động nghiên cứu, sản xuất và MAR nào là cần thiết để đạt được vị thế đó
Nếu dựa vào chuỗi giá trị của DN thì vai trò của chiến lược công nghệ trong hoạch định kinh doanh là
nhậ dạng những tác động tiềm tàngcủa sự thay đổi công nghệ lên bất kì bộ phận nào của chuỗi giá trị

*Xây dựng chiến lược công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh
Mr Porter đề nghị 1 phương pháp chung để tiến hành như sau
-Nhận dạng tất cả công nghệ trong chuỗi giá trị của DN
-Nhận dạng các công nghệ có liên quan trong các ngành công nghiệp khác
-Xác định sự thay đổi then chốt
-Xác định những công nghệ và sự thay đổi công nghẹ có vai trò quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh
-ĐÁnh giá năng lực của DN đối với những công nghệ quan trọng và ước tính chi phí của việc cải tiến
công nghệ
-Lựa chọn chién lược công nghệ để tăng cường chiến lược cạnh tranh
-Củng cố chiến lược công nghệ trong từng đơn vị của công ty
CÂU 5,
Khái niệm đánh giá công nghệ:
Đánh giá công nghệ khởi nguồn từ 1 thực tế ko phải mọi đổi mới công nghệ đều mang lại lợi ích cho xã
hội. Ngày nay nhiều quốc gia coi đánh giá công nghệ là bước đầu tiên để hoạch định công nghệ nói
riêng và chính sách kinh tế-xã hội nói chung
Một số định nghĩa về đánh giá công nghệ
-Đánh giá công nghệ là 1 dạng chính sách nhằm cung cấp sự hiẻu biết toàn diện về 1 công nghệ hay 1 hệ
thống công nghệ cho đầu vào của quá trình ra quyết định
-Đánh giá công nghệ là quá trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với môi trương xung quanh
nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của 1 công nghệ hay 1 hệ thống công nghệ
-Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của 1 công nghệ hay 1 hệ
thống công nghệ đối với các yếu tố của môi trường xung quanh
Mục đích của đánh giá công nghệ
Ở các nước đang phát triển, đánh giá công nghệ nhằm mục đích sau đây
-Để chuyển giao hay áp dụng 1 công nghệ. Để đạt được mục đích này đánh giá công nghệ phải xác định
được tính thích hợp của công nghệ với môi trường nơi áp dụng nó
-Để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. Thông qua đánh giá công nghệ để nhận biét được các lợi ích của
1 công nghẹ trên cơ sở đó phát huy tận dụng các lợi ích này đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của
công nghệ đẻ tìm ra biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục
-Đánh giá công nghệ cung cấp 1 trong những đầu vào cho việc ra quyết định :

15
+XÁc định chiến lược công nghệ khi có thay đổi lớn trong chính sách kinh tế-xã hội quốc gia
+Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nước ngoài
+Quyết định triển khai 1 công nghệ mới hay mở rộng 1 công nghệ đang hoạt động
+Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ của quốc gia trong từng giai đoạn
CÂU 6, Các công cụ, kĩ thuật sử dụng trong đánh giá công nghệ
Các công cụ:
-Phân tích kinh tế
-Phân tích hệ thống
-Đánh giá mạo hiểm
-Phương pháp tổng hợp
Các kĩ thuật:
-Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
-Phương pháp mô hình
-Phân tích xu thế
-Phân tích ảnh hưởng liên ngành
*Phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế là 1 công cụ chủ yếu khi đề cập dến yếu tố kinh tế trong bất kì hoạt động nào. Phân
tích kinh tế sử dụng trong đánh giá công nghệ bao gồm cả phân tích chi phí-lợi ích và phân tích chi phí-
hiệu quả
-Phân tích chi phí-lợi ích: là 1 phương pháp phân tích định lượng khi tất cả các biến số tác động được
quy thành tiền và tính giá trị lợi ích ròng hiện tại. Kết quả phân tích cảu phương pháp này có tính thuyết
phục cao, cho kết quả rõ ràng. Tuy nhiên khi thực hành có thể gặp 1 số trở ngại như ko phải lúc nào
cũng có được các số liệu chính xác, các giá trị của các biến số có được qua tính toán thu chi trong tương
lai
-Phân tích chi phí hiệu quả: đây là phương pháp định tính so sánh chi phí của các phương án công nghệ
hoặc của các công nghệ với lợi ích tổng hợp. Chi phí và lợi ích đều ko có thứ nguyên
*Phân tích hệ thống
Đây là quá trình nghiên cứu hoạt động hoặc quy trình bằng cáhc định rõ các mục tiêu của hoạt động
hoặc quy trình đó để nâng cao hoạt động và quy trình để thực hiện chúng 1 cách có hiệu quả nhất. Phân

tích hệ thống có lịch sử từ lĩnh vực quân sự, ưu điểm của phương pháp pân tích này là có được 1 tầm
nhìn tổng quát nhưng lại nhấn mạnh quá nhiều vào sự ổn định chứ ko phải sự thay đổi, trong khi đó hệ
thống công nghệ lại liên tục thay đổi
*Đánh giá mạo hiểm
Việc triển khai 1 công nghệ hoặc 1 phương án công nghệ bao giờ cũng bao hàm 1 mức đọ rủi ro nhất
định. Phuơng pháp đánh giá này thiết lập 1 hệ thống các phương án lựa chọn. Trong đó mỗi phương án
liên quan đến 1 mức độ rủi ro nhất định. Yếu tó quan trọng trong đánh giá mạo hiểm là sự tiếp cận của
xã hội nói chung đối với tri thức và thông tin.
*Các phương pháp phân tích tổng hợp
16
Đây là quá trình bao gồm phân tích, tổng hợp và phân tích lại. CÁc phân tích này tận dụng các thông tin
hiện có, phân tích chúng và rút ra kết luận. Các phương pháp này có thể chia ra làm 2 nhóm chính là
phương pháp tổng hợp phân tích và phương pháp xử lí nhom
-Phương háp tổng hợp phân tích là phươgn pháp phân tích các bản phân tích. Nó được tiến hành bằng
cách thu thập kết quả nghiên cứu của các tác nhân, tập hợp chúng lại và rút ra kết luận chung
-Phưông pháp xử lí nhóm được áp dụng rộng rãi ở giai đoạn thứ2 của lịch sử phát triẻn đánh gía công
nghệ khi người ta muốn lôi kéo sự tham gia của xã hội và hoạt động đánh gia công nghệ. Các kĩ thuạt
thừng hay sử dụng trong phường pháp này là :
+Kĩ thuật Delphi; Thông qua các cuộc hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, 1 thôgn báo kiên quan đến
các điều kiện phù hợp để sử dụng công nghệ được đấnh gia. Tuyên bố này sau đó được gửi tới các nhà
hoạch định chính sách, các nhà chuyên môn và các phương tiên thôg tin đại chúng.
+Điều tra xã hội; điều tra sử dụng bản câu hỏi liên quan đến việc sử dụng công nghệ được đánh giá, chất
lượng phân tích kết quả đièu tra phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức chung của dân chúng về công nghệ
được đánh giá
+Thử nghiệm xã hội : phưông pháp lôi kéo sự tham gia của xã hội ở những nơi công nghệ được triển
khia đối với viẹc đánh giá định tính các tác động của công nghệ đối với cuọc sống hàng ngày của dan
chúng, đối với các quan hẹ xã hội
CÂU 7, Thực hành đánh giá công nghệ
*Nội dung tổng quát của đánh giá công nghệ gồm 3 nội dung cơ bản:
- Miêu tả công nghệ, phác hoạ các phương án lựa chọn

Trong nội dung này bản đánh giá công nghệ càn mô tả các phường án sẽ đánh giá.Vì nội dung mô tả là
cơ sở để tiến hành đánh giá các tác động và ảnh hưởng, nên nó phải chi tiét để có thể đo, đánh giá được.
Có 3 bước để thực hiẹn đó là;
Bước 1:Thu thập dữ liệu liên quan
Các dữ liệu có thể thu được qua các kênh khác nhau như phỏng vấn, hội thảo, thăm dò hay từ các trung
tâm thông tin dữ liệu CÁc dữ liệu bao gồm các thông số liên quan đến công nghệ , ko đề cập đến các
thông tin ko liên quan đến việc phân tích các ảnh hưởng
Bước 2: giới hạn phạm vi đánh giá
Mặc dù đánh giá công nghệ đòi hỏi bảo đảm nguyên tắc toàn diện nhưng ko có nghĩa là phải đề cập đến
mọi vấn đề lien quan trong 1 đánh giá công nghệ. Việc giới hạn phạm vi đánh giá có thể giới hạn về ko
gian, thời gian, đối tượng, lĩnh vực đánh giá Lí do vì những ràng buộc sau:
+Đánh giá công nghệ là 1 hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao, nó đòi hỏi được cấp kinh phí mới có
thể tiến hành
+Đánh giá công nghệ đòi hỏi có các chuyên gia của từng lĩnh vực cần đánh giá, vì vậy nội dung đánh
giá tuỳ thuộc các chuyên gia đủ trình đọ ở 1 lĩnh vực
+Đánh giá công nghệ là đầu vào của 1 quá trình ra quyết định vì thế nó bị giới hạn bởi thời gain hoàn
thành
Ngoài ra những khía cạnh về kĩ thuạt, địa lí, thể chế tổ chức, các cơ cấu giá trị xã hội cũng là những ràng
buộc.Để có thể hiểu biết toàn diện về 1 ván đề lớn rõ ràng phải tiến hành nhiều đánh giá công nghệ
Bước 3: Phác hoạ các phương án sẽ đánh giá
Các phương án phải được mô tả chi tiết ở mức cần thiết để có thể đánh giá được
17
-Dự báo và đánh giá tác động
Đây là nội dung chính của 1 bản đánh giá công nghệ. Dựa vào các yéu tố đã đươch giới hạn ở trên, có 3
bước phải tiến hành:
Bước 1: Lựa chọn tiêu chuẩn cho mỗi tác động
Có 7 yếu tố cơ bản tác động đến vệc đánh giá công nghệ, do đó cần lực chọn tiêu chuẩn cho mỗi tác
động đó.
Bước 2: đo lường và dự đoán các tác độgn
Đối với mỗi tiêu chuẩn thể hiện tác động đến mỗi yếu tố. VD: tính khả thi kinh tế của công nghệ xét về

yếu tố kinh tế, cần xác định các giá trị thông qua đo lường, tính toán hay dự báo kết quả. Để xác định giá
trị hay két quả có thể sử dụng các công cụ trong đánh giá công nghệ
Bước 3; so sánh, trình bày ảnh hưởng tác độgn
Dựa trên các kết quả và giá trị đã xác định được của mỗi tiêu chuẩn đối với từng yếu tố, tiến hành so
sánh với các tiêu chuẩn quy định(nếu có), hoặc trình bày các tác động , ảnh hưởng này để có cơ sở kết
luận trong phần phân tích chính sách tiếp theo
-Phân tích chính sách
Về thực chất đây là phần báo cáo kết quả đánh giá tới cơ quan sử dụng kết quả. Phan tích chính sách có
thể sử dụng theo 2 mức sau:
Mức 1: Hình thành phương án được coi là tốt nhất. thiết lập tổ chức để thực hiện phường án đã nêu
Mức 2: Xem xét các vấn đề, các trở ngại còn tiềm tàng. Đề xuất giải pháp mới có thể nằm ngoài phạm vi
đã giới hạn ở trên
*Đánh giá công nghệ ở DN
Ở phạm vi DN, đánh giá công nghệ có thể tiến hành theo trình tự sau
Bước 1: Đặt vấn đề
-Xác định mục đích đánh giá
-Xác định hoạt động của đối tượng đựoc đánh giá
-Xác định phạm vi và mục tiêu
Bước 2: khảo sát công nghệ
-Mô tả các công nghệ liên quan
-Dự báo xu thế phát triển của các công nghệ liên quan
-Mô tả công nghệ sẽ đánh giá
Bước 3: dự báo tác động và ảnh hưởng của công nghệ
-Mô tả các lĩnh vực truyền thống mà công nghệ có thể tác động
-Mô tả cách thức tác động của công nghệ đến lợi thế cạnh tranh
-Mô tả các tác độgn khác
-Mô tả các tác động có thể có của công nghệ đến cấu trúc ngành kinh tế
Bước 4; đánh giá các tác động
18
-Nêu các chỉ tiêu phản ánh tác động

-Đo lường, dự báo các tác độgn công nghệ đố với cơ sở, ngành kinh té
-Đo lường, dự báo các tác động khác
Bứoc 5: đề xuất các giải pháp khắc phục
-Các giải pháp có thể có
-Phân tích các giải pháp và hậu quả
Bước 6:chọn giải pháp thích hợp
-Lựa chọn giải pháp hích hợp
-Xây dựng kế họach thực hiện giải pháp đã lựa chọn
*Nhận xét thực hành đánh giá công nghệ
Đánh giá công nghệ ko chỉ là 1 bộ môn khoa học mà nó còn được các nhà thực hành đánh giá công nghệ
coi là 1 dạng nghệ thuật. ĐÁnh giá công nghệ là 1 quá trình phan tích và đánh giá để giúp các nhà ra
quyết định ở tầm vĩ mô lẫn vi mô chứ ko chỉ là 1 sản phẩm và nó ko bị ràng buộc trong những phương
pháp hay mô hình cứng nhắc
Vệc vận dụng các công cụ và kĩ thuật trong đánh giá công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào sự nhạy cảm và
hiểu biết của người thực hành đánh giá. Giá trị của 1 đánh giá công nghệ còn phụ thuộc vào môi trường,
văn hoá, chính trị, xã hội cụ thể
Ngày nay đánh giá công nghệ đã được khẳng định là 1 công cụ tích cực giúp cho các nước đang phát
triển tận dụng những lợi thế của người đi sau nhằm tận dụng tối đa các lợi thế và hạn chế đến mức tối
thiểu những bất lợi khi áp dụng công nghệ, dù đó là công nghệ nội sinh hay công nghệ nhập ngoại
CÂU 8,
Khái niệm của dự báo công nghệ
Dự báo công nghệ là việc xem xét 1 cách có hệ thống toàn cảnh công nghệ có thể xảy ra trong tương lai
giúp dự đoán được tốc độ tiến bộ của công nghệ. Dự báo công nghệ bao gồm:
-Theo dõi môi trường công nghệ
-Dự đoán những thay đổi của các công nghệ
-Xác định công nghệ bằng việc đánh giá các khả năng lựa chọn
Theo H.Noori “Dự báo công nghệ bao gồm dự đoán sự phát triển của công nghệ và xem xét tác động
của công nghệ đến ngành công nghiệp, nhằm giúp cho ban quản trị hiểu rõ hơn các xu hướng trong
tương lai để ra quyết định”
Vì dự báo công nghệ hỗ trợ cho việc ra quyết định nên kết quả dự báo phải là những kết luận định lượng

và phải thể hiện 1 độ tin cậy cần thiết
Có quan điểm cho rằng dự báo công nghệ chỉ dành cho những công ty lớn vì những công ty này mới có
khả năng thực hiện đầy đủ quá trình thu thập và phân tích dữ liệu dựa trên những kĩ thuật hiện đại. Tuy
nhiên các công ty nhỏ cũng phải đối mặt với những thay đổi trong tương lai nên phải có 1 vài hình thức
dự báo công nghệ để ra quýet định ngay cả khi quyết định chỉ dựa trên sự phán đoán của CEO. CEO có
thể chỉ cần sử dụng các kĩ thuật dự báo đơn giản. Do vậy đây ko phải là vấn đề dự báo hay ko mà là cần
phải dự báo như thế nào và sử dụng những kĩ thuật nào là thích hợp nhất
Vai trò của dự báo công nghệ
19
Những lí do sau đâu nói lên sự cần thiết của dự báo công nghệ
-Trong tương lai, DN muốn tồn tại thì phải thay đổi(vì mọi thứ đều thay đổi) và sự thay đổi này phải
đúng lúc và đáp ứng được nhu cầu. Dự báo công nghệ giúp cho việc dự đoán các nhu cầu này
-Dự báo công nghệ cần cho hoạch định công nghệ
-Dự báo công nghệ giúp cho ban quản trị cấp cao trong việc xây dựng chiến lược công ty. Khi xây dựng
chiến lược phải phân tích môi trường. Công nghệ là 1 yếu tố của kinh tế vĩ mô nên cần phải dự báo công
nghệ để biết được xu hướng của nó. Khi công nghệ thay đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động của DN, có
trường hợp DN phải hoạch định lại chiến lược kinh doanh
-Dự báo công nghệ cần cho việc đánh giá nguy cơ cạnh tranh. Nguy cơ cạnh tranh thường xảy ra khi có
sự xuất hiện của công nghệ mới. Để đánh giá nguy cơ này ko chỉ dự báo khả năng của công nghệ để
phát triển sản phẩm mà còn dự đoán xem sản phẩm mới có được thị trường chấp nhận hay ko
CÂU 9,
Các phương pháp dự báo công nghệ
Có 2 phương pháp dự báo công nghệ:
-Dự báo thăm dò: nhằm cung cấp khả năng thăm dò đến tương lai. Dự báo này đáp ứng những thông tin
định hướng công nghệ và khả năng phát triển của những công nghệ mới. “Xuất phát từ hiện tại và dần
dần hướng về tương lai”
-Dự báo chuẩn; nhằm định hướng theo mục tiêu đã được xác định cũng như mục tiêu tương lai để giúp
lựa chọn được các yêu cầu tương ứng. “Vạch ra tương lai và xác định những hoạt động cần thiết để biến
tương lai thành hiện thực”
Thực tế ngưòi ta sử dụng tổng hợp các phương pháp

Phương pháp dự báo công nghệ
Dự báo thăm dò

Dự báo chuẩn
Chủ quan

Khách quan

Phân tích

Hoạch định
Cá nhân

Định tính

Nhiệm vụ

Tầm nhìn
Nhóm

Định lượng

Mục tiêu

Kế hoạch
nghiên cứu
Kĩ thuật dự báo công nghệ
Các kĩ thuật dự báo có thể đuợc phân thành nhiều nhóm. Một số nhóm như sau:
-Trực giác: Đây là kĩ thuật được sử dụng rộng rãi. Dự báo được gắn liền với các chuyên gia theo từng
ĩnh vực chuyên môn . Các chuyên gia dựa vào kinh nghiệm, kiến thức, trực giác của mình có thể đưa ra

các ý tưởng phù hợp với xu hướng phát triển tương lai. Một vài kĩ thuật như:
+Delphi
+Phân tích tác đọng chéo
-Ngoại suy xu hướng: Nguyên tắc cơ bản của kĩ thuật này là “Tương lai lạư phát triển của quá khứ”.
Gồm các kĩ thuật nhu:
+Đường cong xu hướng
+Tương quan xu hướng
20
-Cấu trúc: kĩ thuật này được sử dụng để phân tích hệ thống công nghệ, quá trình và các vấn đề công
nghệ để tìm ra cách giải quyết tốt nhất bao gồm:
+Cây thích hợp
+Phân tích hình thái học
Sau đây sẽ giới thiệu 1 số kĩ thuật:
*Delphi:
Các bước tiến hành;
Bước 1; các chuyên gia sẽ xác định các phát minh và sáng chế chủ yếu có thể thực hiện trong khoảng
thời gian xác định trong tương lai
Bước 2: xác định xác suất xảy ra các sự kiện trong các khoảng thời gian cho trước và mức đọ thống nhất
ý kiến của các chuyên gia bằng cách tính giá trị trung bình và các giới hạn đối với xác suất thực hiện sự
kiện từ 50% trở lên
Bước 3: Một số chuyên gia giải thích ý kiến của họ nếu ý kiến này quá khác biệt với ý kiến của đa số.
Các nhà phân tích xây dựng lại phiếu câu hỏi, Xác định các giá trị trung bình và giới hạn mới
Bước 4; Tiếp tục nâng cao mức đọ thống nhất ý kiến(tương tự bước 3) Xác định được khoảng thời gian
xảy ra sự kiện đủ hẹp
*Đường cong xu hướng:
Nếu sự phát triển của công nghệ gồm 1 chuỗi các biến cố ngẫu nhiên thì ko thể thiết lập mối quan hệ
giữa tốc đọ phát triẻn công nghệ và thời gian. Điều này có nghĩa là ko dự báo được. Tuy nhiên phân tích
các dữ liệu trong quá khứ từ 1 số hiện tượng cho thấy sự phát triển của công nghệ ko phải ngẫu nhiên và
nếu chọn lọc 1 số thuộc tính của công nghệ chẳng hạn như tính năng rùi vẽ các thuộc tính này theo thời
gian thì ta thấy nó có dạng hình chữ. Đường cong S gồm 3 giai đoạn

-Phát minh
-Cải tiến công nghệ
-Công nghệ chín muồi
21
Mỗi công nghệ dựa trên 1 cơ sở vật lí nhất định sẽ có 1 đường cong chữ S. Như vậy sự phát triển công
nghệ là sự phát triển nối tiếp 1 cách gián đoạn của các đường cong chữ S. Khi 1 DN đang sử dụng công
nghệ 1(đường cong xu huớng là S1) thì có thể công nghệ 2 mới bắt đầu xuất hiện. Nếu đối thủ cạnh
tranh sử dụng công nghệ mới này (đường cong xu hướng là S2) với tính năng vuợt trội( giai đoạn sau)sẽ
có ưu thế hơn. Trong trường hợp này chiến lược để bảo vệ công nghệ 1 sẽ ko hiệu quả nếu xét trong dài
hạn và ban quản trị phải ra quyết định chuyển sang công nghệ 2 bằng những cách thích hợp
Mặt khác công nghệ ở vào giai đoạn chín muồi bị cạnh tranh rất mạnh. Điều này có thể làm cho DN
chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới
*Kênh thích hợp
22
Mục đích của cây thích hợp là xác định và đánh giá có hệ thống những phương tiện, cách thức để đạt
mục tiêu. Kĩ thuật này có thể dẫn đến những phương pháp dựa trên máy tính rất phức tạp
Cây thích hợp giúp cho nhà quản trị R&D trong các trường hợp sau:
-Chứng minh tính khả thi của các nhiệm vụ công nghệ
-Xác định chương trình R&D tối ưu, tức là hệ thống các biện pháp theo trình tự nhằm sớm đạt được các
mục tiêu với chi phí thấp nhất
-Lựa chọn và hoạch định sơ bộ các dự án nghiên cứu
CÂU 10,
Khái niệm hoạch định công nghệ
Hoạch định công nghệ là thành phần chủ yếu của hoạch định kinh doanh. Nó cần thiết ở cấp công ty
cũng như cấp dơn vị kinh doanh chiến lược. Nhiều công ty thành công xem hoạch định công nghệ là rất
quan trọng đối với khả năng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị cao dựa trên các công
nghệ ưu việt
Mục tiêu của hoạch định công nghệ bao gôm;
-Duy trì năng lực công nghệ trong các hoạt động kinh doanh hiện tại bằng cách cải tiến sản phẩm và quá
trình hiện có

-Mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh doanh hiện tại hoặc đưa ra các hoạt động kinh doanh mới
bằng cách đổi mới sản phẩm và đổi mới quá trính
Quá trình hoạch định công nghệ
Hoạch định công nghệ được tiến hành theo các bước sau
Bước 1; dự báo công nghệ
Đây là giai đoạn bắt đầu của hoạch định công nghệ. Dự báo những công nghệ của DN và dự báo công
nghệ hiện có trên thị trường trong thời kì hoạch định
Bước 2: phân tích và dự báo môi truờng
Nhận dạng những yếu tố chủ yếu trong môi truờng của tổ chức cũng như những nguy cơ (đặc biệt là sự
cạnh tranh) và cơ hội
Bước 3; phân tích và dự báo thị trường / người tiêu dùng
Nhận dạng các nhu cầu hiện tại của khách hàng, dự đoán sự thay đổi của những nhu cầu này trong tương
lai
Bước 4; phân tích tổ chức
Phác hoạ những thuận lơi, khó khăn chủ yêu. Liệt kê nguồn nhân lực và nguyên vật liệu hiện có. ĐÁnh
giá kết quả hoạt động vừa qua dựa vào những mục tiêu đã được vạch ra. Hiểu rõ điểm mạnh và điểm
yếu của tổ chức là rất quan trongj
Bước 5: xác định nhiệm vụ
Vạch ra mục tiêu tổng quát của tổ chức và các mục tiêu cụ thể trong thời kì hoạch định. Xác định các
mục tiêu chuẩn để đánh giá việc đạt được các mục tiêu này
Bước 6; xây dựng chương trình hành động
23
Đưa ra nhiều chương trình hành động, sau khi phân tích và tranh luận sẽ chọn được 1 chường trình hành
động thích hợp
Chương 3: Lựa chọn đổi mới CN
1a. CN thích hợp:
CN thích hợp là các CN đạt đc các mtiêu của quá trình pt KT-XH, trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và
đk của địa phương.
Bất kỳ CN nào cũng đc xem là thích hợp tại thời điểm pt, đối với hoàn cảnh mà nó đc pt và mtiêu pt. Nó
có thể thích hợp or k thích hợp ở nơi # or vào thời điểm #. Như vậy tình thích hợp của CN k phải là 1

tính chất nội tại của CN, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời gian và mtiêu.
b. Các định hướng lựa chọn CN thích hợp:
- Định hướng theo trình độ CN: Đối với các nước đang pt, nếu chọn CN tiên tiến:
+ CN tiên tiến là cơ hội để các nước đang pt có thể hoàn thành Công nghiệp hoá nhanh chóng.
+ CN tiên tiến có tg sd lâu dài.
+ CN tiên tiến tạo năng suất lđ cao, chất lg tốt, giá thành hạ, lợi nhuận cao, thuận lợi trong phân công
hợp tác qtế.
Tuy nhiên, các CN tiên tiến vốn ứng dụng các KQ của KH hiện đại, nên tiếp nhận chúng, các nước đang
pt thường gặp khó khăn như:
+ Tập trung vốn lớn, khó thực hiện nhiều mtiêu 1lúc, kìm hãm sự pt các cơ sở vừa và nhỏ.
+ Đòi hỏi năng lực vận hành và trình độ qlý cao.
+ Cắt đứt 1 cách đột ngột với quá khứ, do đó tính thích nghi giảm.
Qđiểm của nhiều chuyên gia cho rằng, đối với các nước đang pt là để dung hoà có thể lựa chọn CN trug
gian. Loại CN này có trình độ trung gian giữa CN thô sơ , rẻ tiền và CN tiên tiến, hiện đại. Lý do có thể
là:
+ Đk ở các nước đang pt k giống nhu đk ở các nước pt. Cho nên loại CN trung gian có thể dung hoà đc
2hoàn cảnh đó.
+ Đc xd với quy mô từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ trình độ trung bình đến hiện đại. CN
trung gian sẽ tạo ra các cơ hội tốt bằng thực nghiệm và từng bước nâng dần kỹ năng, kỹ xảo cũng như
exp qlý.
+ Có đk triển khai nhiều CN để giải quyết nhiều mtiêu trong đk nguồn vốn bị hạn chế.
+ CN trung gian tạo đk cho việc tiếp thu, đồng hoá dễ dàng.
- Định hươg theo nhóm mtiêu:
Cơ sở định hướng là dựa vào các nhóm mtiêu pt CN. Thông thường các nhóm mtiêu đc sắp xếp theo thứ
tự ưu tiên, đó là cơ sở để lựa chọn CN thích hợp theo từng gđ. Nhóm mtiêu bao gồm:
+ Thoả mãn các nhu cầu tối thiểu, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống đồng đều.
+ Tăng năng suất lđ và sức cạnh tranh trên TT.
+ Tự lực và độc lập về CN.
- Định hướng theo sự hạn chế các nguồn lực:
24

Cơ sở của định hướng là xem xét CN có thích ứng với nguồn tài nguyên vốn có, phù hợp với đk chung
trong sự pt ở địa phương hay k. 1 số trong các đk về nguồn lực là đội ngũ nhân lực, vốn đầu tưnội địa,
năng lg, NVL. Vấn đề là sd các nguồn lực này ntn cho hợp lý vừa có hq trong hiện tại, trong ngắn hạn,
đồng thời bảo đảm sd lâu dài, bền vững.
- Định hướng theo sự hoà hợp (k gây đột biến):
Cơ sở thứ4 của CN thích hợp đó là mong muốn có đc tiến bộ CN tqua sự pt chứ k phải CM. CÓ nghĩa là
phải có sự hài hoà giữa sd, thích nghi, cải tiến, dổi mới. Sự pt phải theo tuần tự, k gượng ép, k gây ô
nhiễm, k gây mất cân bằng sinh thái, bảo đảm hoà hợp tự nhiên, kết hợp CN nội địa và CN nhập, tạo lập
sự pt nhanh và bến vững, k mâu thuẫn giữa các QG và địa phương, hoà hợp giữa CN truyền thống và
hiện đại…
Qua 4định hướng vừa nêu về CN thích hợp, chúng ta dễ thấy vì sao mọi ng hiểu CN thích hợp 1 cáhc #
nhau và k thể nào thoả mãn đồng thời những yêu cầu như vậy. Để CN thích hợp trở thành khả thi chúng
ta cần:
+ Loại bỏ những nhận thức k đúng về CN thích hợp.
+ K có CN nào thích hợp cho tất cả các nước và cũng k có CN nào k thích hợp với nước nào.
+ Tính thích hợp và k thích hợp của CN cần đc xem xét lại 1 cách thường xuyên và 1 chiến lược cân
bằng là cần thiết cho pt CN.
2a. K/n đổi mới CN:
Đổi mới CN là cấp cao nhất của thay đổi CN và là quá trình qtrọng nhất của sự pt đối với all các hệ
thống CN. Hiện nay vẫn còn nhiều đ/n # nhau về đổi mới CN:
- Theo OECD: Đổi mới KH và CN có thể dc xem như là biến đổi 1 ý tưởng thành sp mới có thể bán đc;
or thành quá trình vận hành trong công nghiệp, trong thương mại; or thành phương pháp mới về dv XH.
- Theo hội đồng tư vấn KHCN Anh: Đổi mới CN là quá trình kỹ thuật, công nghiệp, thương mại nhằm
Marketing sp mới, nhằm sd các quá trính kỹ thuật và tbị mới.
- Cũng có nhiều qđiểm cho rằng đổi mới CN là sự hoàn thiện và pt k ngừng các thành phần cấu thành
CN dựa trên các thành tựu KH nhằm nâng cao hq Ktế của SXKD và qlý KT-XH.
- Đổi mới CN có thể là đưa ra or ứng dụng những CN hoàn toàn mới chưa có trên TTCN or là mới ở nơi
sd nó lần đầu và trong 1 hoàn cảnh hoàn toàn mới.
b. Ploại đổi mới CN:
- Theo tính sang tạo:

+ Đổi mới gián đoạn, còn gọi là đổi mới căn bản hay đổi mới đột phá, thể hiện sự đột phá về sp và quá
trình, tạo ra những ngành mới or làm thay đổi những ngành đã chin muồi. Đổi mới này tạo nên lợi thế
cạnh tranh cho DN trên TT mới.
+ Đổi mới lien tục, còn gọi là đổi mới tăng dần, nhằm cải tiến sp và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh
của DN trên TT hiện có.
VD:Thói quen # nhau: Ng Nhật coi trọng đổi mới lien tục, nghĩa là mang tính cải tiến nhiều hơn. Các
DN Bắc Mỹ thường thực hiện các đổi mới gián đoạn nhiều hơn.
- Theo sự áp dụng:
+ Đổi mới sp: Đưa ra TT 1 loại sp mới (mới về mặt CN)
+ Đổi mới quá trình: Đưa vào DN or đưa ra TT 1 quá trình SX mới
25
Ngoài ra còn 1 số ploại # như: Nếu đổi mới CN có thể giúp NSX tạo ra cùng 1lg sp nhưng tiết kiệm vốn
nhiều hơn tiết kiệm lđ, trong TH này ng ta gọi là đổi mới CN tiết kiệm vốn. Nếu đổi mới CN tiết kiệm lđ
nhiều hơn tiết kiệm vốn thì đổi mới CN đc gọi là đổi mới CN tiết kiệm lđ. Trog TH đổi mới CN có td
tiết kiệm cả 2 yếu tố cùng 1 tỷ lệ, thì đổi mới CN đc gọi là trung tính. CŨng có cách ploại đổi mới CN
phần cứng và đổi mới CN phần mềm.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới CN:
- Thị trường: Những nền Ktế TT có thể có lợi thế trong quá trình đổi mới. Nếu TT của 1loại sp nào đó
đc mở rộng thì điều này sẽ thúc đẩy đổi mới. Đổi mới chỉ thật sự hoàn thành sau khi sp hay quá trình đc
ng sd chấp nhận, do vậy 1khía cạnh rất qtrọng của đổi mới là Marketing.
- Nhu cầu: Phần lớn các TH đổi mới CN xuất phát từ nhu cầu. Có thể là do áp lực của mtrường KD (các
yếu tố vĩ mô như chính trị, XH, Ktế, CN…) làm xuất hiện nhu cầu
VD: do áp lực của XH về vấn đề ô nhiễm mtrường, các NSX ôtô nghiên cứu để chế tạo tbị giảm ô
nhiễm trang bị cho ôtô.
- Hđ nghiên cứu và pt (R&D): Nghiên cứu và pt là khâu qtrọng trong quá trính đổi mới. Báo cáo về năng
lực cạnh tranh của Châu Âu nêu rõ: “Nếu k có cơ sở nghiên cứu KH mạnh và đa dạng thì sẽ k hề có bất
kỳ 1 sự cất cánh CN nào cả”. Các DN có ngân sáhc R&D lớn và nguồn nhân lực R&D có kỹ năng
nghiên cứu sẽ thuận lợi trong đổi mới CN.
- Cạnh tranh: Nói chung cạnh tranh thúc đẩy đổi mới.
- Các chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới: Để khuyến khích các DN đổi mới CN, CP thường có những

chính sách thích hợp.
4. Các tác động của đổi mới CN:
- Đối với năng suất: Theo Diorio, “năng suất là sự kết hợp hq và KQ, nghĩa là đạt đc KQ với việc sd tốt
nhất các nguồn lực”. Đổi mới CN thường làm tăng năng suất thể hiện qua việc giảm chi phí SX trên mỗi
đơn vị sp và giúp các DN đạt đc các mtiêu như nâng cáo tính linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhanh chóng
của KH.
- Đối với chất lg sp: CN mới có vai trò qtrọng trong việc nâng cao chất lg sp. Khi đồ thị tkê chuẩn và đồ
thị tkê thực tế chênh lệch nhau vượt quá giới hạn cho phép, chuông sẽ báo động và nhân viêc trực sẽ tiến
hành điều chỉnh, ngăn chặn ngay từ đầu việc SX sp k đảm bảo chất lg.
- Đối với chu kỳ sống của sp: Sd CN mới làm rút ngắn chu kỳ sống của sp vì CN mới có tính linh hoạt
cao, có thể đưa ra nhiều model mới.
- Đối với chiến lược KD:
+ Về mặt SX (công nghệ), đổi mới có thể làm thay đổi tkế sp, hthống SX, tbị, vật liệu, kỹ năng, kiến
thức của ng lđ.
+ Về mặt TT (KH), đổi mới có thể làm thay đổi thái độ, hành vi của KH, kênh phân phối, pthức truyền
thong…
Điều này có nghĩa là những lĩng vực hđ trong chiến lược KD của DN có thể bị thay đổi.
- Đối với việc làm: Mỗi 1CN mới ra đời thường tạo công ăn việc làm cho 1số lđ nhất định. Những lđ
này phải tqua đào tạo để có thể sd có hq CN đó. Đồng thời những lđ k có đủ khả năng sẽ bị thải loại.
5. Quá trình đổi mới CN:
Thực chất quá trình đổi mới CN là 1 hthống các hoạt động phức tạp nhằm chuyển đổi các ý tưởng và
kiến thức KH thành thực tế vật chất và cac ứng dụng trong TG hiện thực. ĐÓ là 1quá trình biến đổi tri
thức thành các sp và dv hữu ích có tđộng tới sự pt của nền ktế.

×