Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước các ao hồ trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 82 trang )



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ THU HUYỀN





ðÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
CÁC AO HỒ TRÊN ðỊA BÀN THÀNH PHỒ BẮC GIANG
TỈNH BẮC GIANG GIAI ðOẠN 2008 - 2012




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH : 60.44.03.01




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. TRỊNH QUANG HUY



HÀ NỘI - 2013


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ luận văn
nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thu Huyền











Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình ñiều tra, nghiên cứu ñể hoàn thiện luận văn, tôi ñã nhận ñược
sự hướng dẫn, giúp ñỡ nhiệt tình, quý báu của các nhà khoa học, của các cơ quan, tổ
chức, nhân dân và các ñịa phương.
Tôi xin ñược bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa
học TS Trịnh Quang Huy ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong
khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện ðào tạo sau ñại học và nhà trường ðại học
Nông Nghiệp - Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm quan trắc Môi
trường Tỉnh Bắc Giang, Phòng Quản lý ñô thị Thành Phố Bắc Giang, Ban QLDA
thoát nước thành phố Bắc Giang ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong quá trình hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia ñình, những người thân, cán bộ, ñồng
nghiệp và bạn bè ñã tạo ñiều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện ñề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 28 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thu Huyền



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vi
MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Yêu cầu nghiên cứu: 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Vai trò của các thủy vực nước mặt trong hệ sinh thái ñô thị 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Chức năng của các ao hồ : 3
1.2 Tổng quan về hệ thống ao hồ tại một số ñô thị lớn. 4
1.2.1 Hệ thống ao hồ tại thành Phố Hà Nội 4
1.2.2 Hệ thống ao hồ tại thành phố Huế 6
1.3 . Các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước mặt tại các ñô thị 9
1.3.1. Ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt 9

1.3.2. Ô nhiễm từ khu du lịch, dịch vụ 10
1.3.3. Ô nhiễm từ các khu dịch vụ y tế 11
1.3.4. Ô nhiễm chất thải từ các làng nghề, cụm công nghiệp 11
1.4. Các chính sách và giải pháp trong quản lý chất lượng nước mặt tại các
ñô thị
14
1.4.1. Xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật và thể chế 14
1.4.2 Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cưỡng chế tuân thủ pháp luật 14
1.4.3 Tăng cường các nguồn lực 15
1.4.4 Sự tham gia và trách nhiệm của cộng ñồng 15
1.4.5. Văn bản pháp quy liên quan ñến bảo vệ môi trường ao hồ hiện nay 16


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

Chương2 ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 17
2.1. ðối tượng nghiên cứu 17
2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 17
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu 17
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 17
2.3. Nội dung nghiên cứu 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu 17
2.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập số liệu thứ cấp : 17
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực ñịa, lấy mẫu hiện trường : 18
2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu 20
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu: 21
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
3.1. ðặc ñiểm tự nhiên – kinh tế xã hội có liên quan ñến khu vực nghiên cứu 23

3.1.1. Vị trí ñịa lý, ñiều kiện tự nhiên 23
3.1.2. ðặc ñiểm kinh tế-xã hội 28
3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 30
3.2. Các nguồn phát sinh chất thải ảnh hưởng ñến chất lượng ao hồ trên ñịa
bàn thành phố Bắc Giang 32
3.2.1. Hiện trạng thoát nước ñô thị 32
3.2.2. Nguồn phát sinh chất thải có tác ñộng tới chất lượng nước hồ, ao trên
ñịa bàn thành phố Bắc Giang 36
3.2.3 Hiện trạng chất lượng nước hồ tại các khu vực nghiên cứu 43
3.3 ðánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước tại một số ao hồ trên ñịa
bàn thành phố Bắc Giang. 46
3.3.1. Diễn biến chất lượng nước theo các thông số quan trắc 46
3.3.2. ðánh giá diễn biến chất lượng nước hồ theo chỉ số WQI 62
3.4. ðề xuất biện phát cải thiện chất lượng nước hồ 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1. Kết luận 68
2. Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1. Xếp hạng các ngành có tải lượng ô nhiễm cao nhất tại Hà Nội 13
Bảng 1.2.Thải lượng chất ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghề chế
biến lương thực, thực phẩm tại Hà Nội 14
Bảng 2.1 Số liệu quan trắc ñược thừa kế 18

Bảng 2.2: Tổng hợp ñối tượng lấy mẫu 19
Bảng 2.3 Các thông số phân tích 20
Bảng 2.4. Thang màu ñánh giá chất lượng nước 22
Bảng 3.1. Số liệu quan trắc khí tượng thủy văn năm 2012 26
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất nông nghiệp TP Bắc Giang thời
kỳ 2005 - 2012 30
Bảng 3.3 Hiện trạng công trình ñầu mối, tiêu thoát của thành phố với phạm
vi dự kiến mở rộng ranh giới 190km
2
33
Bảng 3.4: Thống kê hiện trạng hệ thống thoát nước thải TP Bắc Giang 34
Bảng 3.5. Hiện trạng các hồ, ao khu vực nghiên cứu 35
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt 36
tại Hồ Nhà Dầu Phường Trần Phú và hồ Bánh kẹo, Phường Lê Lợi hồ 36
Bảng 3.7 Bảng hiện trạng diện tích - dân số TP Bắc Giang năm 2012 37
Bảng 3.8 Ước tính lượng chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt ñưa vào môi trường 38
Bảng 3.9. Các ñối tượng sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên ñịa bàn nghiên cứu 39
Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp 40
Bảng 3.11. Tính chất của nước thải sản xuất bia 41
Bảng 3.12. ðặc tính chung của nước thải sinh hoạt thải ra từ các cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống 41
Bảng 3.13. Ước tính lượng chất ô nhiễm do nước thải sản xuất thải vào môi trường 42
Bảng 3.14. Tổng hợp lượng nước mưa chảy tràn 43
Bảng 3.15 Nồng ñộ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn. 43
Bảng 3.16 : Chỉ số WQI trên các hồ qua các năm 62


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi


DANH MỤC HÌNH

STT TÊN HÌNH TRANG
Hình 1.1: Ô nhiễm các hồ thông qua giá trị BOD 5
Hình 2.1. Sơ ñồ vị trí các ñiểm lấy mẫu 19
Hình 3.1: Bản ñồ hành chính kinh tế xã hội thành phố Bắc Giang 23
Hình 3.2 Diễn biến lượng mưa và ñộ ẩm TP Bắc Giang qua các năm 27
Hình 3.3 Diễn biễn dân số TP Bắc Giang qua các năm 28
Hình 3.4 Biểu ñồ phân bố lao ñộng 29
Hình 3.7 Hình ảnh hiện trạng Hồ tỉnh ðội – Trần Nguyên Hãn 46
Hình 3.8. Diễn biến chất lượng nước hồ cây dừa 48
Hình 3.9 Diễn biến chất lượng nước hồ Bánh kẹo 50
Hình 3.10. Diễn biến chất lượng nước hồ công viên 51
Hình 3.11 Diễn biến chất lượng hồ Khách sạn 52
Hình 3.12 Diễn biến chất lượng hồ ðầm Sen 54
Hình 3.13 Diễn biến chất lượng hồ Nhà Dầu 55
Hình 3.14 Diễn biến chất lượng hồ Làng Thương 57
Hình 3.15 Diễn biến chất lượng nước tài Hồ Tỉnh ðội 58
Hình 3.16 Diễn biến chất lượng nước tại Hồ Vĩnh Ninh 60
Hình 3.17 Diễn biến chất lượng nước tại hồ Tư Thục 61




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Ý nghĩa

1.

BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
2.

BVMT Bảo vệ môi trường
3.

CTR Chất thải rắn
4.

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
5.

CTRNH Chất thải rắn nguy hại
6.

CP Chính Phủ
7.

CV Công văn
8.

CN Công nghiệp
9.

Nð Nghị ñịnh
10.

ONMT Ô nhiễm môi trường

11.

QCVN Quy chuẩn Việt Nam
12.

TNMT Tài nguyên môi trường
13.

TC Tài chính
14.

TP Thành phố
15.

UBND Ủy ban nhân dân
16.

WHO Tổ chức y tế Thế giới



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Thành phố Bắc Giang nằm ở phía Bắc của Hà Nội là ñịa phương có nhiều lợi thế
về ñiều kiện tự nhiên với hạ tầng giao thông phát triển cả ñường bộ và ñường sông tạo
thuận lợi cho sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội Cùng với quá trình phát triển không

ngừng của nền kinh tế - xã hội trong cả nước chúng ta ñang phải ñối mặt với tình trạng
ô nhiễm môi trường ñang tăng nhanh ở khắp các ñịa phương. Tăng trưởng kinh tế góp
phần cải thiện ñời sống, cơ sở hạ tầng tại hầu khắp các khu vực ñô thị, vùng nông thôn
trên cả nước, tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng ñã và ñang là nguyên nhân dẫn tới
suy thoái chất lượng môi trường do nước thải, khí thải và chất thải rắn gây ra những
ảnh hưởng không nhỏ tới ñời sống sức khỏe của người dân.…
Trong những năm gần ñây, phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh và thành
phố Bắc Giang ñã ñạt những kết quả nhất ñịnh. Năm 2010, tốc ñộ tăng trưởng kinh
tế ước ñạt 16% (năm 2009 ñạt 15,8%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tích cực. Thương mại - dịch vụ chiếm 57,49%; công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng chiếm 40,72%; nông nghiệp, thuỷ sản chiếm 1,79%. Bên cạnh
những kết quả ñã ñạt ñược thành phố, nhiều vấn ñề môi trường nảy sinh như: suy
giảm chất lượng môi trường không khí, môi trường ñất và ñặc biệt là môi trường
nước do số lượng các nguồn tải ngày càng tăng về số lượng và thành phần. Hiện
nay, dưới áp lực của quá trình ñô thị hóa, hệ thống thu gom nước thải không hợp lý,
ý thức của người dân còn kém khiến tải lượng chất gây ô nhiễm xả xuống các ao hồ
trong thành phố tăng nhanh là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước
hồ ñô thị. Mặt khác do công tác quy hoạch quản lý nguồn thải, kiểm soát ô nhiễm
chưa thực sự tốt. Những hạn chế này là do thiếu những ñánh giá tổng thể về hiện
trạng, áp lực ñến hệ thống nước mặt.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên việc nghiên cứu ñánh giá diễn
biến chất lượng nước tại các ñô thị việc làm cần thiết, ñảm bảo các mục tiêu phát triển
hiện tại và ñảm bảo phát triển bền vững trong tương lai của các ñịa phương tôi tiến
hành chọn ñề tài: “ðánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước các ao hồ trên
ñịa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang giai ñoạn 2008-2012”.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2


2. Mục tiêu nghiên cứu
- ðánh giá diễn biến chất lượng nước ao, hồ trong thành phố.
- ðề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững trên
ñịa bàn tỉnh Bắc Giang
3. Yêu cầu nghiên cứu:
- Các thông tin ñiều tra, phân tích phải phản ánh ñúng hiện trạng các nguồn áp
lực chính và mức ñộ ánh hưởng tới chất lượng nước ao hồ tỉnh Bắc Giang
- Các giải pháp ñề xuất phải dựa trên các kết quả nghiên cứu và phù hợp với
ñiều kiện của ñịa phương nghiên cứu.




















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Vai trò của các thủy vực nước mặt trong hệ sinh thái ñô thị
1.1.1. Khái niệm
Hồ và ðầm tự nhiên nước ngọt: Các hồ ñầm tự nhiên ở vùng ñồng bằng
thường là dấu vết còn lại của các ñoạn sông hay vỡ ñê. Các hồ này nước ít luân
chuyển, các hồ ñầm tự nhiên xuất hiện ở vùng núi thường là dấu vết còn lại của núi
lửa, ñộng ñất hay những nguyên nhân khác. Phần lớn các hồ ñầm tự nhiên nước
không chảy nhưng cũng có hồ nước chảy nhẹ.
1.1.2. Chức năng của các ao hồ :
- Cung cấp các nguồn tài nguyên quý giá cho sản xuất và sinh hoạt: nước, ñất
ñai, khoáng sản, thủy sản
- Bảo vệ sự sống của con người và các hệ sinh thái
- Là môi trường tiếp nhận, chuyển tải và tự làm sạch các chất thải
- Là nơi tập hợp nhiều loại hàng hóa tự nhiên có giá trị về mặt kinh tế
Giá trị của tài nguyên nước ở các lưu vực Hồ bao gồm:
- Giá trị sử dụng trực tiếp: Cung cấp nước cấp nước tưới, phục vụ nuôi
trồng và ñánh bắt thủy sản.
Thành phố Hà Nội có Hồ Tây là một vật báu mà thiên nhiên ban tặng cho
nhân dân thủ ñô Hà Nội, ngoài những giá trị gián tiếp hàng năm hồ còn cung cấp
cho ngư dân trong vùng các loại cá tôm ñặc biệt của Hồ Tây. 10 năm trở về trước,
ốc Hồ Tây nhiều ñến nỗi Công ty ñầu tư khai thác Hồ Tây khai thác không xuể,
một người, mỗi ngày, có thể vét ñược cả tạ ốc. Cả trăm người làm nghề nạo vét ốc
Hồ Tây, mỗi ngày vét lên gần chục tấn ốc, ñủ cung cấp một phần cho TP Hà Nội.
Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium
nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy
không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần ñây ở Trung Quốc giá tôm

này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng ñạt 30 – 40 tấn
(1965).Theo ông Hồ Thanh Hải (Trưởng phòng Sinh thái môi trường nước, Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), do có rất nhiều cống lớn ñổ nước thải ra Hồ Tây


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

từ nhiều năm nay, khiến tầng ñáy ô nhiễm nặng, do ñó, trai, ốc và các loại thân
mềm không sống ñược.
- Giá trị sử dụng gián tiếp: ðiều hòa nước mặt, chứa nước mặt, phục vụ
cho phát triển du lịch, tạo cảnh quan môi trường ñô thị phục vụ các hoạt ñộng thể
thao, giải trí trên sông, hồ gắn liền với các loại hình kinh doanh dịch vụ, công viên
bể bơi Hàng năm Trên Hồ Tây còn tổ chức các lễ hội truyền thống mang giá trị
tinh thần cao.
- Giá trị bảo tồn: Tham gia vào chu trình nước trong tự nhiên, duy trì hệ
sinh thái nước lành mạnh, bảo tồn ña dạng sinh học dưới nước,bảo tồn các vùng ñất
ngập nước có giá trị. ðã có nhiều các nghiên cứu bảo tồn ña dạng sinh học của hệ
sinh thái Hồ Tây (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006)
1.2 Tổng quan về hệ thống ao hồ tại một số ñô thị lớn.
1.2.1 Hệ thống ao hồ tại thành Phố Hà Nội
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư
ñông ñúc và nhiều khu công nghiệp lớn ñều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải
sinh hoạt (khoảng trên 600.000 m
3
mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác ñược thải ra
các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m
3
nhưng chỉ có 10%
ñược xử lý) ñều không ñược xử lý, mà ñổ thẳng vào các ao hồ, sau ñó chảy ra các

con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà
máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m
3
mỗi
ngày, chỉ 30% là ñược xử lý) cũng không ñược trang bị hệ thống xử lý nước thải.
Theo số liệu thống kê hiện nay trong nội thành Hà Nội ( trên ñịa bàn 9 quận)
có khoảng 110 hồ và Hồ chứa với tổng diện tích khoảng 1.165 ha, Sở xây dựng ñã
tiến hành nạo vét ñược 55 hồ trong ñó chỉ có 17 hồ ở khu vực nội thành chịu sự
quản lý của công ty thoát nước ñô thị thành phố
Chất lượng nước của hệ thống ao hồ Tại Hà Nội ñã và ñang có xu hướng bị ô
nhiễm nghiêm trọng. ðặc biệt là các hồ như: Hồ Yên Sở ñây ñược coi là thùng chứa
nước thải của Hà Nội với Hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu
vực này không có ñủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. ðiều kiện sống của
họ cũng bị ñe dọa nghiêm trong vì khu vực trong công viên là nơi nuôi dưỡng mầm
mống của dịch bệnh. Nhiều sông Hồ ở phía Nam Thành Phố như Tô Lịch và Kim Ngưu


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

cũng ñang nằm trong tình trạng ô nhiễm như vậy. Tác nhân gây ô nhiễm ngoài hoạt ñộng
sinh hoạt, nông nghiệp còn kể tới hoạt ñộng sản xuất công nghiệp, làng nghề và ñô thị.
Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng dồng 2010 ñã tiến hành phân tích
nước 120 ao hồ tại Hà Nội Bao gồm các thông số: Nồng ñộ ô xy hòa tan DO, nhiệt
ñộ, nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD), ñộ ñộc, chlorophyll. Phần lớn các hồ ñều bị ô
nhiễm chất hữu cơ. 71% hồ có yếu tố sinh hóa vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trong
ñó 14 % hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ nặng. 25% hồ ô nhiễm nặng và 32 hồ có dấu
hiệu ô nhiễm. Việc ñánh giá chất lượng nước hồ dựa vào quy chuẩn kỹ thuẩn quốc
gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 ñối với nước dùng cho
mục ñích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục dích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng

nước tương tương. Kết quả phân tích cho thấy tất cả giá trị pH, nhiệt ñộ nằm trong
giới hạn cho phép. Tuy nhiên, phần lớn các hồ, các chỉ tiêu còn lại không ñạt yêu
cầu; chỉ có 6 hồ mà tất cả các chỉ tiêu phân tích ñạt yêu cầu chất lượng với mức ñộ
thấp. BOD
5
thể hiện lượng ô xy cần cung cấp ñể ô xy hóa các chất hữu cơ trong
nước bởi vi sinh vật.
Kết quả phân tích cho thấy phần lớn các hồ bị ô nhiễm hữu cơ. Nguồn gây ô
nhiễm chủ yếu là nước thải sinh hoạt và một phần rác thải do người dân thiếu ý thức
thải xuống hồ. Có tới 71% hồ có giá trị BOD
5
vượt quá tiêu chuẩn cho phép
(>15mg/l) trong ñó 14% hồ có ô nhiễm hữu cơ rất nặng (>100mg/l) 25% hồ ô nhiễm
nặng (từ 50-100mg/l) và 32 % có dấu hiệu ô nhiễm.
25%
32%
29%
14%
ô nhiễm rất nặng ô nhiễm nặng ô nhiễm Không ô nhiễm

Hình 1.1: Ô nhiễm các hồ thông qua giá trị BOD


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

Một thông số quan trong khác ñể ñánh giá mức ñộ ô nhiễm nước và khả năng
tự làm sạch của thủy vực là nồng ñộ ô xy hòa tan. Oxy hòa tan cần thiết cho sự phát
triển của các vi sinh vật ñặc biệt cho quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ.
Khi nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dễ bị phân hủy, lượng oxy hòa tan trong

nước sẽ giảm có tới 70% lượng ao hồ khảo sát có giá trị DO dưới tiêu chuẩn cho
phép ( < 4mg/l ); 6 hồ có nồng ñộ DO ( dưới 1mg/l, nghĩa là hầu như không có sự
sống của vi sinh vật.
Việc phân tích chất lượng nước các hồ Hà Nội cho thấy các hoạt ñộng của
con người như xả trực tiếp nước thải sinh hoạt, rác thải, lấp ao hồ… ñã tạo ra những
tác ñộng tiêu cực tới hệ sinh thái ao hồ, phần lớn các hồ ñều ñã bị ô nhiễm hữu cơ
kèm theo hiện tượng phú dưỡng. Nếu không có những giải pháp tích cực từ phía
chính quyền và người dân trong việc bảo vệ môi trường ao hồ thì một số ao hồ có
thể chế hẳn.
Trước tốc ñộ xuống cấp nghiêm trong của các hồ Hà Nội, năm 2009, UBND
thành phố Hà Nội ñã tiến hành thí ñiểm công tác xử lý ô nhiễm ñối với 7 hồ gồm:
Hồ Quỳnh, Hồ Xã ðàn, Hồ Ngọc Khánh, Hồ Hai Bà Trưng, Ngọc Hà, Hồ Dài và hồ
Kim Liên. Cho ñến nay năm 2011 theo Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội ñã có
45 hồ ñã và ñang ñược triển khai cải tạo.
1.2.2 Hệ thống ao hồ tại thành phố Huế
Cũng như các thành phố lớn trong cả nước TP Huế là trung tâm kinh tế chính
trị, kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ñây ñược coi là trung tâm du
lịch nổi tiếng của cả nước với nhiều danh lam thắng cảnh ñẹp, là nơi có quần thể di
tích cố ñô huế ñược UNESSCO công nhận di sản thế giới vào năm 1993. Cảnh quan
môi trường gắn liền với quần thể di tích là những nhân tố quan trọng tạo nên quần
thể di sản văn hóa Huế chính là hệ thống ao hồ nằm trong thành phố Huế. Hệ thống
ao hồ này không những tạo nên vẻ ñẹp hài hòa mềm mại duyên dáng cho các công
trình kiến trúc của Huế mà còn là nhân tố hết sức quan trọng trong việc ñiều hòa
môi trường sống, tạo nên sự cân bằng sinh thái, tiều tiết lưu thông nước trong khu
vực kinh thành Huế và các vùng phụ cận.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7


Hệ thống ao hồ trong TP Huế có những chức năng riêng biệt. Có những hồ
ñược xem là di tích, lịch sử, cảnh quan văn hóa như hồ Tịnh Tâm, Học Hải, xã Tắc,
Thanh Ninh, Sấu. Có hồ là nơi cung cấp nguồn nước cho xản xuất, trở thành ao cá
ruộng rau như hồ Thể, Hồ Ba Viên,… Song chức năng chính mà hệ thống ao hồ
trong thành phố Huế ñảm nhận là : Cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản
xuất: Tạo cân bằng sinh thải; ñiều tiết và thoát nước bên trong kinh thành tránh gây
ngập úng vào mùa mưa lũ lụt; tạo cảnh quan môi trường cho thành phố Huế. Trong
những chức năng trên thì chức năng tiêu thoát nước chống ngập úng và ñiều tiết
nước là quan trọng nhất. Tất cả các ao hồ thông với nhau qua hệ thống cống ngầm,
cống nối, và mạch ngầm ñể nhận nước thải từ các khu dân cư. Nước mưa nước thải
theo hệ thống cống dẫn sẽ ñổ dồn về các ao hồ làm cho các ao hồ trở thành rốn
nước của khu vực và các ao hồ thông qua quá trình tự làm sạch của mình sẽ góp
phần giảm thiểu các chất ô nhiễm. Sự tồn tại hoạt ñộng của hệ thống ao hồ ñóng vai
trò quan trọng trong chức năng tiêu thoát nước của thành phố Huế. Tuy có vai trò
hết sức quan trọng như vậy nhưng cùng với sự phát triển lớn mạnh của Thành phố
Huế trong những năm vừa qua ñã làm cho hệ thống các ao hồ trong khu vực bị san
lấp, lấn chiếm, ñặc biệt là vấn ñề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu ñánh giá chất lượng môi trường nước của một số hồ khu
vực thành phố Huế (PGS TS Lê văn Thăng, Ths. Nguyễn Quang Hưng). Kết quả
quan trắc giai ñoạn từ 1995 ñến 2012 cho thấy:
- Giá trị pH của các ao hồ nằm trong thành phố Huế ít dao ñộng và hoàn toàn
thỏa mãn quy chuẩn cho phép ( QCVN 08:2008/BTNMT )
- Giá trị DO của các ao hồ có xu hướng giảm dần, một số hồ không thỏa mãn
QCVN 08: 2008/ BTNMT cột B1 nhưng hoàn toàn thỏa mãn quy chuẩn cho phép
QCVN 08: 2008/BTNMT cột B2 . Hàm lượng ô xy hòa tan trong nước giảm sẽ ảnh
hưởng ñến khả năng tự làm sạch cũng như hệ sinh thái của các ao hồ.
- Chất hữu cơ (BOD
5
; COD)
Kết quả quan trắc giai ñoạn từ 1995- 2012 cho thấy:

+ Giá trị BOD
5
của các ao hồ trong thành phố Huế có xu hướng tăng dần
nhưng hoàn toàn thỏa mãn quy chuẩn cho phép (QCVN08:2008/BTNMT- Quy chuẩn


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

quốc gia về chất lượng nước mặt) Chỉ có hồ Tịnh Tâm vào năm 2005 vượt so với cột
B1 nhưng thỏa mãn so với cột B2.
+ Giá trị COD của các ao hồ nằm trong thành phố Huế có xu hướng tăng
dần, hầu hết ñều vượt so với cột B1 và có một số vượt so với cột B2 theo QCVN
08:2008/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt. ðiều này chứng tỏ
rằng các ao hồ ñang bị ô nhiễm chất hưu cơ mà nguyên nhân chủ yếu là do tiếp
nhận nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của các hộ dân sống tại khu vực này.
- Chất dinh dưỡng (NO
3
-
, PO
4
3-
, Tổng N và tổng P)
Kết quả quan trắc giai ñoạn (1995-2012) cho thấy:
+ Giá trị NO
3
-
Nồng ñộ nitrat của các ao hồ nằm trong thành phố Huế biến
ñổi không theo quy luật nhật ñịnh nhưng hoàn toàn thỏa mãn quy chuẩn cho phép
(QCVN 08:2008/BTNMT) Ngoại trừ năm 2005 có giá trị tăng ñột biến thì các năm

về sau có thể thấy nồng ñộ Nitrat tăng dần.
+ Giá trị PO
4
3-
Nồng ñộ phốt phát của ao hồ nằm trong thành phố Huế biến
ñổi không theo quy luật nhất ñịnh nhưng hầu hết ñều vượt tiêu chuẩn so với cột B1
và có 1 số hồ vượt so với cột B2 theo QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia
về chất lượng nước mặt. ðiều này chứng tỏ các ao hồ ñang bị ô nhiễm chất dinh
hưỡng mà nguyên nhân chủ yếu là do tiếp nhận nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý
của các hộ dân sống xung quanh.
+ Giá trị Tổng N, và Tổng P của các ao hồ giai ñoạn 2007-2012 nằm trong
thành phố Huế cũng biến ñổi không theo quy luật. Hai thông số này không có trong
quy ñịnh của QCVN 08:2008/BTNMT nhưng rất cần thiết cho các nghiên cứu ñánh
giá tình trạng phú dưỡng của các ao hồ về sau.
Tóm lại môi trường nước của các ao hồ nằm trong thành phố Huế ñang có
dấu hiệu ngày càng xấu ñi, kết quả quan trắc cho thấy nước của các ao hồ ñã có dấu
hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chất
lượng nước của các ao hồ trong thành phố Huế bị suy giảm là do tiếp nhận nguồn
nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của các hộ dân sống xung quanh, ñặc biệt vẫn
còn tình trạng các nhà vệ sinh tạm bợ ñược xây dựng rải rác dọc theo các ao hồ vừa
làm mất vẻ thẩm mỹ vừa là nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng nước. Do ñó, ñánh


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

giá diễn biến chất lượng nước của các ao hồ thành phố ñể tìm ra nguyên nhân gây ô
nhiễm và có những giải pháp bảo vệ kịp thời là việc làm nhất thiết hiện nay của
thành phố
1.3 . Các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước mặt tại các ñô thị

1.3.1. Ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt
Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước.
Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người ñã lờ
ñi các tác ñộng ảnh hưởng ñến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp. ðặc biệt ñối với các nước ñang phát triển và các nước nghèo ñã làm cho
môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước.
Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp ñể gia tăng lương thực thực phẩm, phát
triển công nghiệp ñể gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ…Với
áp lực do dân số càng ngày càng nhiều, sản xuất càng ngày càng phức tạp hơn, trình ñộ
cuộc sống gia tăng lên, nhu cầu nguồn nước càng ngày càng nhiều hơn.
Sự gia tăng dân số kéo theo tốc ñộ ñô thị hóa cũng tăng nhanh. Theo thống
kê thì mật ñộ dân số tại các thành thì cao hơn nhiều so với nông thôn quá trình ñô
thị hóa quá nhanh làm cho dân số tại các ñô thị tăng nhanh do dân nhập cư ñến làm
ăn sinh sống. Trong khi ñó, hạ tầng kỹ thuật không phát triển tương ứng làm gia
tăng các nguồn gây ô nhiễm
Tại thành phố Hà Nội năm 2011 6699,6 triệu dân với diện tích là 3328,9 km
2

mật ñộ dân số là 2013 người/km
2
. Căn cứ theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoat
(TCXD 33:2006) của Bộ Xây dựng quy ñịnh lượng nước dùng cho sinh hoạt từ 60-
120lit/người/ngày (lựa chọn dân cư thành phố 100lit/người /ngày) thì tổng lượng
thải, bình quân 1 ngày hệ thống nước mặt thành phố phải tiếp nhận khoảng >
602.964 m
3
nước thải từ dân cư trong thành phố. Theo ñiều tra thì có 93% tổng
lượng nước thải chưa ñược xử lý xả thẳng vào hệ thống thoát nước. Lượng nước
thải còn lại thì chỉ ñược xử lý sơ bộ hoặc trong các bể tự hoại, các bể lắng trong các

tuyến thoát nước chung.
Ngoài ra nước thải từ các làng nghề, từ các cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý
nước thải hoặc ñã có nhưng chưa xử lý triệt ñể cũng là nguồn gây ô nhiễm nghiêm


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

trọng ñến chất lượng nước tại các thủy vực
Tại Thành phố Hồ Chí Minh Theo kết quả ñiều tra dân số chính thức vào
thời ñiểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người
(chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật ñộ trung bình 3.419 người/km². ðến năm
2011 dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người.Tuy nhiên nếu tính những người cư
trú không ñăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 10 triệu người (nguồn:
Báo cáo Kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh năm 2012). Như vậy với số dân như
vậy thì mỗi ngày hệ thống nước mặt của thành phố phải tiếp nhận lượng nước thải
sinh hoạt là 812.282m
3
/ ngày ñêm.
Với lượng dân số tăng nhanh ngoài áp lượng về lượng nước thải khổng lồ
hàng ngày thải thẳng ra môi trường nước mặt không qua xử lý còn có hàng nghìn
tấn rác thải TP Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác, một năm tiêu tốn trên
235 tỷ ñồng ñể xử lý. Tuy nhiên, phương pháp xử lý rác hiện vẫn còn quá thô sơ,
chủ yếu là chôn lấp, nên thường xuyên phát sinh nhiều vấn ñề cần giải quyết, ñặc
biệt là nước rỉ rác. Tất cả các ñô thị thành phố Hồ Chí Minh ñều chưa có hệ thống
xử lý nước thải sinh hoạt.
ðặc trưng của nước thải sinh hoạt là có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm
lượng BOD
5
và các hợp chất chứa Ni tơ rất cao; nước thải chứa nhiều colifom và

các vi khuẩn mầm bệnh.
1.3.2. Ô nhiễm từ khu du lịch, dịch vụ
Theo con số năm 2007, Hà Nội ñã có 511 cơ sở khách sạn lưu trú với hơn
12.700 phòng. Theo các dự án mới tính ñến năm 2013 thì Hà Nội sẽ có khoảng
3000 phòng khách sạn cao cấp. Ngành du lịch và dịch vụ phát triển với các hệ thống
nhà hàng, khách sạn và các cơ sở lưu trú không ngừng ñã góp phần thúc ñẩy kinh tế
sự phát triển của Thủ ñô theo hướng hiện ñại hóa công nghiệp hóa. Tuy vậy, một
vấn ñề môi trường ñặt ra ñối với môi trường Hà Nội là thực thi các chính sách nhằm
ñảm bảo chất lượng môi trường ñối với ngành du lịch dịch vụ khi phần lớn các nhà
hàng, khách sạn ñều không có hệ thống xử lý nước thải, chưa có hệ thống thu gom
chất thải. Mặc dù lưu lượng thải tương ñối nhỏ nhưng số nguồn thải nhiều, thải
lượng gây ra chất ô nhiễm lớn nên các nguồn gây ô nhiễm môi trường này khi ñược
các cơ sở xả trực tiếp ra các hệ thống thoát nước thải tập trung của thủ ñô, ra môi


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

trường tiếp nhận sẽ gây ra sức ép, là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không kịp
thời quan tâm, quản lý
Thành phố Hồ Chí Minh ñang chịu áp lực mạnh mẽ của gia tăng dân số, ñô thị
hóa và phát triển kinh tế. Năm 2012 kết quả kinh doanh du lịch (bao gồm thu khách sạn
và dịch vụ du lịch lữ hành ) ước ñạt là 22.027 tỉ ñồng. Ngành du lịch và dịch vụ phát
triển với các hệ thống nhà hàng, khách sạn và các cơ sở lưu trú không ngừng ñã góp
phần thúc ñẩy kinh tế sự phát triển của Thủ ñô theo hướng hiện ñại hóa công nghiệp
hóa. Tuy vậy, một vấn ñề môi trường ñặt ra ñối với môi trường thành phố Hồ Chí
Minh là thực thi các chính sách nhằm ñảm bảo chất lượng môi trường ñối với
ngành du lịch dịch vụ khi phần lớn các nhà hàng, khách sạn ñều không có hệ thống
xử lý nước thải, chưa có hệ thống thu gom chất thải. Mặc dù lưu lượng thải tương
ñối nhỏ nhưng số nguồn thải nhiều, thải lượng gây ra chất ô nhiễm lớn nên các

nguồn gây ô nhiễm môi trường này khi ñược các cơ sở xả trực tiếp ra các hệ thống
thoát nước thải tập trung của thủ ñô, ra môi trường tiếp nhận sẽ gây ra sức ép, là
nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không kịp thời quan tâm, quản lý.
1.3.3. Ô nhiễm từ các khu dịch vụ y tế
Với sự gia tăng dân số quá nhanh kéo theo các dịch vụ về y tế ngày càng
nhiều. Phần lớn các cơ sở y tế từ các thành phố ñều chưa có hệ thống xử lý nước
thải hoặc ñã có nhưng chưa xử lý triệt ñể cũng là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng
ñến chất lượng nước tại các ñô thị.
ðặc trưng của nước thải y tế là rất phức tạp chứa nhiều các loại hóa chất và
phẩm bệnh. Do lượng bệnh nhân hàng ngày quá tải dẫn ñến lượng nước thải sẽ xử
lý không ñảm bảo gây ô nhiễm môi trường nước.
1.3.4. Ô nhiễm chất thải từ các làng nghề, cụm công nghiệp
Công nghiệp và xây dựng ñóng góp ñến 41,8% vào cơ cấu nền kinh tế Hà Nội,
tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong năm 2009 ñạt trên 90.600 tỉ ñồng trong
ñó. Tính ñến năm 2010 trên ñịa bàn thành phố Hà Nội ñã có 19 khu công nghiệp
(KCN), khu công nghệ cao nằm trên tổng diện tích 7526 ha, giải quyết việc làm cho
trên 200.000 lao ñộng. Trong số các KCN có 8 khu công nghiệp ñã ñi vào hoạt ñộng, 6
KCN có và ñã vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên trong 6 KCN
này thì có KCN sài ñồng B có công trình xử lý nước thải với công suất không ñáp ứng


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

ñược lượng thải và chưa có thời hạn cuối cho việc xây dựng công trình xử lý tập trung.
KCN Nam Thăng Long hiện vẫn chưa có công trình xử lý nước thải, 1 KCN (Thạch
Thất, Quốc Oai Hà Tây dự kiến sẽ hoàn thành công trình vào tháng 12/2011.
ðối với Cụm công nghiệp CCN làng nghề hiện nay trên ñịa bàn thủ ñô Hà
Nội có khoảng 1350 làng có nghề và 272 làng nghề ñược UBND thành phố cấp
bằng công nhận làng nghề trong ñó 198 làng nghề truyền thống. Tổng số lao ñộng

tham gia sản xuất trong các làng nghề là hơn 600.000 người chiếm khoảng 41%
tổng số lao ñộng trên toàn thành phố.
Với tốc ñộ phát triển như hiện nay các làng nghề ñã có ñóng góp không nhỏ
vào tốc ñộ phát triển kinh kế xã hội của Thành phố. Tuy nhiên làng nghề phát triển
cũng ñi kèm sức ép không nhỏ ñối với môi trường thủ ñô khi ý thức người dân làng
nghề chưa cao, chưa hiểu rõ mức ñộ ô nhiễm môi trường do chính họ gây ra. Hạ
tầng làng nghề còn chưa ñồng bộ, ñặc biệt là hệ thống thoát nước thải; Công tác
quản lý, bảo vệ môi trường còn chưa ñúng mức; hầu hết các xã không có cán bộ
chuyên môn về môi trường chỉ làm kiêm nghiệm; nguồn lực tài chính ñầu tư cho
công tác bảo vệ môi trường tài các làng nghề hạn chế hoặc hầu như không có; chưa
có chế tài bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước… Chính vì các lý do nêu trên,
sự phát triển của các làng nghề ñã gây sức ép không nhỏ ñối với môi trường, là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh có 14 khu công nghiệp trên tổng diện tích là 1717 ha
sản xuất nhiều ngành nghề khác nhau là nguyên nhân dẫn ñến ô nhiễm nguồn nước
năm. Năm 2012, toàn thành phố có 23.708 doanh nghiệp ñăng ký thành lập mới.
Doanh thu từ khu công nghiệp ñạt hàng ngàn tỉ ñồng 152.334 tỉ ñồng tăng so với năm
2011 thu hút hàng triệu lao ñộng trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên bên cạnh những
lợi nhuận ñó hàng loạt các vấn ñề về ô nhiễm môi trường cũng kéo theo.
Theo mức ñộ nguy hại, nước thải từ hoạt ñộng công nghiệp và các làng nghề
truyền thống từ các ñô thị gây áp lực lớn nhất ñến môi trường nước mặt lục ñịa.
Hoạt ñộng của các khu công nghiệp, làng nghề lại rất ña dạng và phong phú mỗi
ngành sản xuất có ñặc trưng nước thải khác nhau và mức ñộ gây ô nhiễm môi
trường nước cũng khác nhau.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Bảng 1.1. Xếp hạng các ngành có tải lượng ô nhiễm cao nhất tại Hà Nội

STT Ngành
Tải lượng chất thải rắn từ các ngành
nghề gây ô nhiễm nguồn nước
(tấn/năm)
1.

Sản xuất sắt thép 4.224,7
2.

Vật liệu xây dựng từ ñất sét 1,3
3.

Sản xuất nhựa 156,2
4.

Giấy bìa và bao bì từ giấy bì 2.013,7
5.

Các hóa chất khác 495,3
6.

Các hóa chất cơ bản, trừ phân bón và
hợp chất ni tơ
244,0
7.

ðúc kim loại mầu 608,3
8.

Sản xuất ñầu máy xe lửa, toa xe 1.032,7

9.

Phân bón và hợp chất ni tơ 259,8
10.

Xi măng, vôi và thạch cao 12,9
(Nguồn: Bộ Công Thương 2010)
Nước thải ngành cơ khí chứa nhiều dầu mỡ và chất thải rắn lơ lửng, trong khi ñó
nước thải của cá cơ sở chế biến thực phẩm lại chứa nhiều các hợp chất hữu cơ . ðặc biệt
nước thải sản xuất dệt nhuộm là chứa nhiều loại hóa chất như xút, thuốc tẩy, phèn nhựa
thông, phẩm mầu… Gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Nước thải làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia
cầm ươm tơ, dệt nhuộm… là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng
gây phát sinh khối lượng lơn nước thải với ñộ ô nhiễm hữu cơ cao ñến rất cao.
Nước thải dệt nhuộm có ñộ mầu lớn, ngược lại mốt ố ngành như tái chế, chế biến
kim loại, ñúc ñồng, nhôm…. Nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải có thành
phần phức tạp bị ô nhiễm bới các hóa chất, a xít, muối kim loai, xianua, các kim
loại nặng như Hg, Pb, Cr, Zn, Cu…
Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề tại Hà nội những
năm qua và cả của những năm 2009, 2010 cho thấy mức ñộ ô nhiễm hầu như không
giảm, thậm chí còn tăng cao hơn trước. Một phần do quy mô sản xất tăng trong khi
nước thải vẫn không ñược xử lý trước khi thải vào môi trường. Thải lượng các chất


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

hữu cơ trong nước thải sản xuất của các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm
khá cao.
Bảng 1.2.Thải lượng chất ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghề chế biến

lương thực, thực phẩm tại Hà Nội.
Làng nghề Sản phẩm
(Lít)
COD
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)

SS
(mg/l)
Bún Phú ñô 10.200 76.90 53.14 9.38
Rượu Tân ðộ 450.000 2.250 13.01 11.55
Tinh bột Tân Hòa-
Quốc Oai
52.00 13.050 934.4 2.133
(Nguồn Báo cáo Môi trường quốc gia Việt Nam – Môi trường làng nghề Việt Nam,
xuất bản BTNMT, 2006)
1.4. Các chính sách và giải pháp trong quản lý chất lượng nước mặt tại các ñô thị
1.4.1. Xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật và thể chế
Hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp tiết kiệm
và hiệu quả tài nguyên nước phù hợp với nền kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội
chủ nghĩa.
Thực hiện chủ trương kinh tế hóa tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, xây dựng các cơ chế về kinh tế nhằm tạo nguồn thu và các ưu ñãi trong sử
dụng tài nguyên nước theo ñịnh hướng kinh tế thị trường. Bước ñầu xác lập khung
chính sách, hàng lang pháp lý xác ñịnh quyền sở hữu, quyền sử dụng nước như một
loại tài sản; coi nước là hàng hóa, là yếu tố ñầu vào cho sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và hình thành thị trường trao ñổi, chuyển nhượng quyền sử dụng nước.
Rà soát, xem xét, xây dựng và cập nhật trong quá trình cấp giấy phép sử

dụng nước, giấy phép xả thải vào nguồn nước sao cho thông thoáng nhưng vẫn ñảm
bảo trao giấy phép cho ñúng ñối tượng sử dụng và tiến hành giám sát ñược quá trình
khai thác, sử dụng của các ñối tượng/mục tiêu sử dụng nước.
Các Bộ, ngành chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản liên quan
ñến quản lý của ngành mình. Riêng về chính sách phí ô nhiễm, cần có lộ trình nâng
dần càng sớm càng tốt ñể tạo nguồn kinh phí cho xử lý nước.
1.4.2 Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cưỡng chế tuân thủ pháp luật
Tập trung chỉ ñạo hoàn thành mục tiêu xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

trường nghiêm trọng có tên trong danh sách theo Quyết ñịnh 64/2003/Qð - TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
Kiên quyết ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường mới. Không cho
phép xây dựng các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có
nguy cơ gây sự cố môi trường. Tùy theo từng lưu vực, hạn chế ñầu tư một số loại
hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra môi trường một cách thường xuyên.
Có biện pháp bắt buộc các cơ sở sản xuất thực hiện chương trình tự quan trắc và các
qui ñịnh theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Khẩn trương có các biện pháp tổng thể khả thi nhằm từng bước hạn chế ô
nhiễm từ nước thải sinh hoạt của các ñô thị. Tại một số các thành phố và ñô thị lớn,
cần nghiên cứu thiết lập các hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung song
song với việc ñầu tư các công trình xử lý tại nguồn ở ngay các khu dân cư mới.
Tăng cường công tác quan trắc chất lượng nước các thủy vực trong thành
phố, chú trọng quan trắc, ñánh giá mức ñộ ô nhiễm vô cơ trong môi trường nước.
Xây dựng các hệ thống thông tin dữ liệu về môi trường nước các các thủy vực ñể
có thể cung cấp, chia sẻ cho tất cả các bên liên quan ở trung ương và ñịa phương

1.4.3 Tăng cường các nguồn lực
Có cơ chế và chính sách rõ ràng ñối với bộ máy hoạt ñộng của các ñơn vị
quản lý các lưu vực. Trong ñó chú trọng ñến chất lượng và số lượng cán bộ, ñến
nguồn kinh phí cụ thể ñể các ủy ban này hoạt ñộng hiệu quả vì lợi ích của cả lưu
vực tại các ñô thị.
Tạo ñiều kiện ñể các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng tới nguồn vay từ Quỹ
BVMT Việt Nam cũng như từ những nguồn khác.
ða dạng hóa nguồn ñầu tư, tăng tỷ lệ ñầu tư cho bảo vệ môi trường từ nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Tận dụng các cơ hội ñể kêu gọi các nguồn kinh phí từ
các tổ chức quốc tế và các nước cho bảo vệ môi trường LVS.
1.4.4 Sự tham gia và trách nhiệm của cộng ñồng
Xây dựng các cơ chế cụ thể ñể thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên
quan trong ñó cộng ñồng dân cư trong các quá trình lập quy hoạch, kế hoạch và
triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường nước mặt.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

Tăng cường vai trò của các cộng ñồng trong quản lý và sử dụng nguồn nước.
Công khai hóa các thông tin, dữ liệu liên quan ñến tình hình ô nhiễm và các nguồn
gây ô nhiễm môi trường, trên các phương tiện thông tin ñại chúng
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006).
1.4.5. Văn bản pháp quy liên quan ñến bảo vệ môi trường ao hồ hiện nay
Công tác bảo vệ ao, hồ ñã ñược thể hiện trên nhiều văn bản về luật như Luật
bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ tài nguyên nước, luật bảo vệ ña dạng sinh học, chương
trình Nghị sự thế kỷ 21 (8,9,10,5) và nhiều quy ñịnh khác nhưng trực tiếp của 2 ñiều
khoản
ðiều 63 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy ñịnh “UBND cấp tỉnh chịu trách
nhiệm tổ chức, ñiều tra ñánh giá, trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, ñiều hòa

chế ñộ nước của hồ, ao kênh, mương, rạch lập và thực hiện cải tạo hoặc di dời các khu cụm
nhà ở, công trình trên hồ ao, kênh mương, rạch gây ô nhiễm, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái
hệ sinh thái ñất ngập nước và làm mất mỹ quan thành phố.
ðiều 17 luật tài nguyên nước quy ñịnh về bảo vệ nước ñô thị, khu dân cư tập trung
nêu rõ: UBND các cấp có kế hoạch thực hiện việc xử lý nước thải ñô thị, khu dân cư trong
phạm vi ñịa phương ñảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải vào nguồn nước.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
17

Chương 2
ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ðối tượng nghiên cứu
Một số ao hồ trên ñịa bàn nội thị thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu
- ðề tài ñược triển khai tại 10 hồ: Hồ Cây Dừa, hồ Tỉnh ðội, hồ Vĩnh Ninh,
hồ Tư Thục, hồ Bánh Kẹo, hồ Làng Thương, hồ ðầm Sen, hồ Nhà Dầu, hồ Công
Viên, hồ Khách Sạn trên ñịa bàn nội thị thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Các
hồ ñược lựa chọn làm ñối tượng nghiên cứu ñược hình thành trước năm 2008.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Giai ñoạn từ tháng 4/2012 ñến tháng 4/2013
2.3. Nội dung nghiên cứu
• ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Bắc giang
• Xác ñịnh các nguồn phát sinh nước thải chính ảnh hưởng tới các hồ trên ñịa
bàn thành phố Bắc Giang
• ðánh giá diễn biến chất lượng nước tại các hồ trên ñịa bàn TP Bắc Giang

• ðề xuất giải pháp bảo vệ chất lượng nước hồ trên ñịa bàn TP Bắc Giang
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập số liệu thứ cấp :
Thu thập số liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức năng,
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Trung Tâm Quan trắc Môi trường Bắc
Giang, phòng Thống kê, UBND các phường, xã, các công trình nghiên cứu, kết của
nghiên cứu có liên quan.
Các số liệu dự ñịnh thu thập:
- UBND TP. Bắc Giang: Báo cáo kinh tế xã hội của TP Bắc Giang
- UBND các Phường Ngô Quyền, Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Lê Lợi: Báo cáo
kinh tế xã hội của các phường: Ngô Quyền, Hoàng Văn Thụ,Trần Phú, Lê Lợi.
- Cục thống kê thành Tỉnh Bắc Giang: Niên Giám thống kê TP Bắc Giang.

×