Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Đề tài Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 21 trang )

Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Lý do khách quan
Ở bộ môn Ngữ Văn 10, chương trình Văn cung cấp những kiến thức cơ bản về
văn bản, về đặc trưng thể loại văn học tiêu biểu. Kế thừa phần lớn văn bản văn
học dân gian của chương trình văn học trước đây, chương trình lần này có một số
điểm mới:
- Đưa thêm các thể loại: truyền thuyết, truyện cười và truyện thơ các dân tộc
thiểu số vào phần Đọc thêm để tạo nên sự toàn diện, cân đối giữa văn học người
Kinh và văn học các dân tộc anh em.
- Bên cạnh ca dao trữ tình còn có ca dao hài hước.
2. Lý do chủ quan
- Tác phẩm văn học dân gian được cấu thành bởi nhiều yếu tố: ngôn từ, âm
nhạc, hóa trang, điệu bộ, vũ đạo. Điều này khác với văn học viết (chỉ có ngôn từ).
Có thể nói, tác phẩm văn học viết là nghệ thuật đơn yếu tố và văn học dân gian là
nghệ thuật đa yếu tố. Cho nên, khi dạy học, ta phải lưu ý đến đặc điểm này.
- Cuộc sống đích thực của tác phẩm văn học dân gian có ba dạng tồn tại:
+Tồn tại “ ẩn” trong ký ức của nhân dân.
+Tồn tại trong diễn xướng.
+Tồn tại cố định trên văn bản bằng văn tự.
Vậy phải tổ chức tiết học và giảng dạy như thế nào để giúp các em lĩnh hội
được kiến thức, khơi gợi được niềm say mê, hứng thú học tập của các em là điều
tôi rất quan tâm khi dạy tác phẩm văn học dân gian.
Tóm lại: Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN THEO THỂ LOẠI.
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
1
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm


văn học dân gian qua từng thể loại cụ thể; nắm được đặc trưng thể loại, giá trị tư
tưởng và giá trị nghệ thuật độc đáo ở các văn bản văn học dân gian, từ đó khơi gợi
được niềm say mê, hứng thú học tập ở học sinh.
III/NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Nhiệm vụ
- Tìm hiểu quá trình học tập của học sinh về bộ phận văn học dân gian để
tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng học sinh chưa có hứng thú
trong giờ học và chưa có năng lực cảm thụ tác phẩm văn học dân gian.
- Tìm và sử dụng một số phương pháp hữu hiệu giúp học sinh có thể học tốt
một tiết học tác phẩm văn học dân gian.
2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Tham khảo sách báo, tài liệu, tạp chí có liên quan đến đề tài.
- Đọc sách giáo khoa Ngữ văn 10, sách giáo viên Ngữ văn 10, thiết kế bài
giảng Ngữ văn 10.
b.Phương pháp nghiên cứu thực tế:
Từ những kinh nghiệm thu thập được trong quá trình dạy của bản thân và
khi dự giờ một số đồng nghiệp, tôi đã vận dụng để viết đề tài này.
IV/GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Đề tài này tập trung nghiên cứu việc tổ chức tiết học và giảng dạy như thế
nào để giúp các em có hứng thú học tập và học tốt một số tác phẩm văn học dân
gian trong chương trình Ngữ Văn 10.
* Khái quát văn học dân gian Việt Nam.
*Thể loại- tác phẩm cụ thể:
- Sử thi:
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
2
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
+ Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxay” (trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
+ Đoạn trích “Uy- lít- xơ trở về” (trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

+ Đoạn trích “Rama buộc tội” (trích Ra-ma-ya-na- sử thi Ấn Độ)
-Truyền thuyết: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
-Truyện cổ tích: Tấm Cám.
-Truyện cười: Tam đại con gà.Nhưng nó phải bằng hai mày
-Ca dao:
+Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
+Ca dao hài hước.
- Truyện thơ: Đọc thêm “Lời tiễn dặn” (trích Tiễn dặn người yêu- truyện thơ
dân tộc Thái)
V/ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Vận dụng các phương pháp đã nghiên cứu được để thực hiện giảng dạy tác
phẩm văn học dân gian cụ thể, tôi thấy đạt kết quả hơn so với phương pháp trước
đây. Cụ thể:
- Tiết học sinh động hơn, khơi gợi được hứng thú học tập của học sinh.
- Học sinh đã cảm nhận được cuộc sống, sinh hoạt văn hóa của nhân dân lao
động và cộng đồng các dân tộc.
- Học sinh có thể hiểu được những điều sâu xa mà tác giả dân gian gửi gắm.
- Tác phẩm văn học dân gian đã thực sự sống trong lòng các em.
B. NỘI DUNG
I/ LỊCH SỬ CỦA ĐỀ TÀI
Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy học văn học dân gian
theo thể loại như bài viết trong quyển “Mười tác phẩm ca dao qua sự cảm thụ,
phân tích, tranh luận theo dòng thời gian” do Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thúy
Loan, Đặng Diệu Trang biên soạn, “Văn học dân gian- những công trình nghiên
cứu” của tác giả Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng và cũng có nhiều tài liệu, sách
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
3
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
tham khảo giúp giáo viên định hướng phương pháp giảng dạy Văn như quyển
“Phương pháp dạy học Văn”(tập 1) của tác giả Phan Trọng Luận (chủ biên),

Trương Dĩnh, sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1, sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 1,
sách thiết kế bài dạy Ngữ văn 10 tập 1. Với việc nghiên cứu và sử dụng linh họat
một số phương pháp dạy học văn, tôi muốn giúp học sinh cảm nhận được dấu ấn
riêng trong từng thể loại của văn học dân gian. Từ đó các em có ấn tượng sâu sắc
về thể loại cũng như ham thích học tác phẩm dân gian hơn.
II/CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở khoa học.
* “Folklore (trong nghĩa rộng: văn hóa truyền thống được lưu truyền, phổ
biến rộng của nhân dân) là sáng tác để định hướng cho một nhóm người nào đó
và được hình thành theo truyền thống của các nhóm người, các thành viên, phản
ánh sự chờ đợi, niềm hy vọng của cộng đồng trong những biểu hiện tương ứng với
nó về nhận thức xã hội và văn hóa. Các quy tắc, giá trị của folklore được truyền
đạt qua truyền miệng, mô phỏng hoặc bằng những con đường khác. Hình thức của
nó là ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, trò chơi, thần thoại, phong tục, nghi lễ, nghề thủ
công, kiến trúc và các loại nghệ thuật khác”.
(Dẫn theo B.N Puchilov, trong cuốn Folklore và văn hóa dân gian, NXB Khoa
học.X.Pêtecbua,1994, tr18, Bùi Mạnh Nhị dịch)
Từ định nghĩa trên, khi giảng dạy văn học dân gian, giáo viên cần chỉ ra cho
các em một mô hình tiếp cận văn học dân gian theo phương pháp hệ thống. Mô
hình đó có thể theo các bước sau:
- Tìm dị bản của tác phẩm từ đó định hướng thẩm mĩ đối với tác phẩm.
- Tìm hiểu các yếu tố trong văn bản ngôn từ.
- Tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản của tác phẩm.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố trong văn bản và ngoài văn bản.
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
4
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
- Tổng hợp lại, tìm ra vẻ đẹp folklore, đánh giá tác phẩm.
* Thi pháp văn học dân gian nhắc chúng ta một điều quan trọng trong phương
pháp dạy: phải chú ý đến tâm thức của học sinh và những khoảng cách về nhiều

mặt của các em đối với thế giới văn học dân gian (thời đại, văn hóa, tâm lí, ngôn
ngữ, cách cảm, cách nghĩ,…). Giáo viên cần lấp khoảng cách ấy. Khi cần, có thể
sử dụng một cách hợp lí các làn điệu, các hình thức diễn xướng dân gian để đưa
học sinh về với thế giới của văn học dân gian. Đây cũng là con đường chuyển tải
tốt nhất tác phẩm văn học dân gian đến người học trong nhà trường.
2. Cơ sở pháp lý
Đề tài dựa theo yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục hiện nay, nhất là
mục đích yêu cầu của sách giáo khoa Ngữ văn 10 và dựa trên những kiến thức đã
tham khảo được trong những sách báo, tài liệu như:
+ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên.
+ Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 1) của Bộ Giáo dục và đào tạo.
+ Sách giáo viên Ngữ văn 10 (tập 1) của Bộ Giáo dục và đào tạo
+ Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 (tập 1)
+ Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân
Diên, Võ Quang Nhơn.
III/THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Khi chưa tìm ra và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tác phẩm
văn học dân gian như đã nêu trong đề tài, tôi nhận thấy còn những hạn chế sau:
*Giáo viên:
+ Bản thân chưa đào sâu suy nghĩ để định hướng phân tích sâu sắc một
tác phẩm văn học dân gian.
+ Chưa vận dụng linh họat các phương pháp dạy học hữu hiệu cho tiết
dạy.
+Kết quả giảng dạy chưa như ý muốn.
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
5
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
*Học sinh:
+Chưa phát huy được tính tích cực trong giờ học.
+Chưa cảm nhận sâu sắc về nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học dân

gian.
+ Chưa khám phá ra vẻ đẹp đậm đà và thi vị của thế giới văn học dân
gian.
+Tác phẩm chưa thực sự sống trong lòng các em.
IV/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài
*Chuẩn bị của thầy trò:
Khâu chuẩn bị tiết dạy đầy đủ, chu đáo sẽ giúp giáo viên chủ động, tự tin
trên lớp. Học sinh cũng chuẩn bị bài theo sự gợi dẫn của giáo viên sẽ có được một
tâm thế tốt để tiếp nhận kiến thức, có hứng thú học tập. Chuẩn bị của thầy và trò
tốt sẽ làm cho tiết dạy thành công hơn.
- Với giáo viên:
+Cần tham khảo sách báo, tài liệu giảng dạy.
+Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
+Tổ chức hoạt động nhóm.
+Phân bố thời gian hợp lí theo từng hoạt động.
- Với học sinh:
+Tiếp xúc văn bản: đọc kỹ, đọc diễn cảm.
+Tìm hiểu tác phẩm.
+Tìm hiểu nội dung qua hệ thống câu hỏi hướng dẫn của sách giáo
khoa và giáo viên.
*Định hướng:
Văn học dân gian là nghệ thuật ngôn từ dân gian. Khi giải mã các văn bản
ngôn từ này, chúng ta phải chú ý vào tư duy cộng đồng và cảm hứng dân gian
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
6
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
trong văn bản đó. Ngoài ra, khi dạy tác phẩm văn học dân gian trong chương trình,
chúng ta cần lưu ý khai thác các yếu tố ngoài văn bản để giúp học sinh hiểu đúng,
hiểu sâu, hiểu trọn vẹn tác phẩm, đặc biệt chú ý đến các thể loại như sử thi, truyền

thuyết.
*Vận dụng linh họat các phương pháp dạy học
Sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong giờ văn là một việc làm cần thiết
sẽ làm cho tiết học sinh động hơn. Khi đó, giáo viên sẽ giúp các em khám phá
được thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, nhận ra được giá trị tư tưởng của tác
phẩm. Vậy vận dụng phương pháp như thế nào đối với các tác phẩm văn học dân
gian để tiết dạy đạt hiệu quả tôi đã thực hiện các phương pháp giảng dạy như sau:
a. Đọc tác phẩm: Bước đầu tiếp cận với tác phẩm là phải đọc tác phẩm.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm để tạo ấn tượng ban đầu ở tác
phẩm.
- Sử thi:
+ Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxay” (trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
+Đoạn trích “Uy- lít- xơ trở về” (trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)
+Đoạn trích “Rama buộc tội” (trích Ra-ma-ya-na- sử thi Ấn Độ)
→ Đọc phân vai. Chú ý lời người kể chuyện và lời thoại của các nhân vật trực
tiếp.
- Truyền thuyết: Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
→ Đọc- kể, chú ý thể hiện đúng tình cảm, tâm trạng, thái độ của các nhân vật qua
một số câu nói: tiếng thét lớn của Rùa Vàng, câu nói chủ quan của An Dương
Vương khi quân Triệu Đà đã đến chân thành Cổ Loa, lời khấn của Mị Châu, lời
nói cuối cùng của Trọng Thủy.
→ Cố gắng thể hiện không khí lịch sử.
-Truyện cổ tích: Tấm Cám.
→ Kết hợp đọc- kể, chú ý những câu đối thoại, những câu văn vần.
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
7
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
→ Cố gắng đọc gợi không khí cổ tích.
-Truyện cười: +Tam đại con gà.
→Đọc – kể diễn cảm qua từng câu, từng lời đối thoại. Người đọc, người kể không

cười để người nghe càng cười, truyện càng lí thú.
→Khi kể, có thể không cần chính xác các đối thoại để biểu hiện diễn biến tâm
trạng của thầy đồ một cách tự nhiên.
+ Nhưng nó phải bằng hai mày.
→Chú ý từng câu, từng chữ, cố thể hiện mâu thuẫn gây cười, nhất là câu kết tả cử
chỉ và lời nói của lí trưởng (nguyên nhân gây cười).
- Ca dao:
+ Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
→Đọc diễn cảm với giọng điệu phù hợp (giọng xót xa, đau đớn, cảm thông,…).
Chú ý cách ngắt nhịp, các điệp từ, hô ngữ,…
+ Ca dao hài hước.
→Bài 1: Đọc theo hình thức đối đáp nam nữ; giọng vui tươi dí dỏm mang âm
hưởng đùa cợt.
Bài 2,3,4: Giọng vui , dí dỏm, chế giễu, …
- Truyện thơ: Đọc thêm “Lời tiễn dặn” (trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân
tộc Thái)
→Đọc đoạn trích với giọng điệu buồn rầu, tiếc thương, tha thiết.
b. Phương pháp nêu vấn đề:
M.Gorki nhận xét: “Tác phẩm văn học nào cũng có vấn đề” và nhà thơ Tố
Hữu cũng nhận định:”Vấn đề của nghệ thuật chính là chủ đề, nói nôm na cho dễ
hiểu chính là câu hỏi, câu hỏi của cuộc đời”. Nói như thế có nghĩa là mỗi tác
phẩm đều được tác giả đặt ra vấn đề. Để hiểu giá trị tác phẩm một cách sâu sắc,
giáo viên cần chú ý xây dựng câu hỏi tình huống để học sinh suy ngẫm, khám phá.
Dạng câu hỏi này cần phải có trong tiết học Ngữ văn. Chẳng hạn, khi dạy: Đoạn
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
8
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
trích “Chiến thắng Mtao Mxay” (trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên) giáo viên có
thể đặt câu hỏi: Chi tiết ông trời bày cho Đăm San cách đánh Mtao Mxay nói lên
điều gì?

Có hai ý nghĩa:
+ Sự gần gũi giữa thần linh và con người. Tuy nhiên, thần linh chỉ đóng vai trò
“gợi ý”, “cố vấn” chứ không quyết định kết quả cuộc chiến (đây là một kiểu biểu
hiện của ý thức dân chủ công xã thời thị tộc cổ xưa).
+Đề cao vai trò của nhân vật anh hùng sử thi.
c. Phương pháp so sánh:
Mục đích dùng phương pháp này để thấy được sự gần gũi trong sự kiện nhưng
khác về đề tài, kết cấu, loại hình nhân vật, cách thể hiện của các tác phẩm trong
các thời kì khác nhau.
Ví dụ: Đoạn trích “Rama buộc tội” (trích Ra-ma-ya-na- sử thi Ấn Độ)
-Có gì gần gũi và khác biệt giữa Vũ Nương( Người con gái Nam Xương) và nàng
Xi-ta (Rama buộc tội) ?
+ Giống nhau: Cùng bị oan ức, chồng nghi ngờ, ghen tuông thất tiết, cùng tìm
đến cái chết để thanh minh sự trong trắng của mình và đã được thanh minh.
+ Khác nhau :
Xi -ta Vũ Nương
-Rama ruồng rẫy vợ chủ yếu vì danh dự
của nhà vua - anh hùng.
- Định chết bằng cách bước lên giàn
thiêu.
-Nhân vật trong sử thi truyền miệng cổ
đại→Cách kể chuyện chậm, nhiều đối
thoại dài, tỉ mỉ, nhiều hình ảnh.
- Trương Sinh ruồng rẫy vợ chủ yếu vì
ghen tuông tầm thường.
-Chết bằng cách nhảy xuống sông.
- Nhân vật trong truyện truyền kì trung
đại→Cách kể nhanh, ít đối thoại
ﻫ Đoạn trích “Rama buộc tội”: Nàng Xi-ta được thanh minh bởi thần lửa
A-nhi.Thần A-nhi, nhân chứng của mọi việc, xác nhận phẩm hạnh của Xi-ta và

Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
9
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
trao nàng cho Rama. Đây là chiến thắng trọn vẹn của Xi-ta và cũng là đặc trưng
trong cách xây dựng nhân vật sử thi của người Ấn Độ. Tính lí tưởng của nhân vật
sử thi Ấn Độ kết tinh sức mạnh, ý chí, khát vọng đạo đức của cả cộng đồng. Xi-ta
phải vượt lên xung đột ngặt nghèo giữa tình cảm và bổn phận danh dự thể hiện
phẩm chất của một người phụ nữ lí tưởng→ quan niệm của Ấn Độ về người phụ
nữ lí tưởng.
ﻫ Chuyện người con gái Nam Xương: Cuộc đời và cái chết thương tâm của
Vũ Nương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ
Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
d.Phương pháp đàm thoại, gợi mở:
Có được không khí sôi nổi, sinh động là giờ dạy Văn giáo viên thực hiện
được một hệ thống câu hỏi hợp lý, đa dạng và logic. Sự trao đổi giữa thầy và trò tự
nhiên, thoải mái sẽ giúp các em phát huy được tính chủ động tích cực. Và cũng
qua trao đổi, tìm hiểu ý nghĩa văn chương các em sẽ tự bộc lộ mình, từ đó giáo
viên có thể hiểu được tâm tư, tình cảm, tính cách ở mỗi học sinh hơn. Muốn vậy,
khi dạy một tác phẩm văn học dân gian, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước
ở nhà hai việc: đọc kỹ Tiểu dẫn về thể loại trong SGK và “lọc ra” những đặc
trưng cơ bản của thể loại, giá trị và ý nghĩa của nó. Trên lớp, giáo viên phát
vấn học sinh những gì đã chuẩn bị ở nhà. Từ đó, gợi mở, trao đổi, hướng dẫn học
sinh tìm hiểu từng văn bản cụ thể. Chính điều đó giúp học sinh nhận thức rõ
những nét khác biệt quan trọng giữa văn học dân gian và văn học viết. Đây là biểu
hiện cụ thể của sự đổi mới cách dạy và học tác phẩm văn học dân gian.
e. Phương pháp trực quan:
Đây là phương pháp rất quan trọng và không thể thiếu khi dạy văn học dân
gian, nhất là ngày nay chúng ta đang được sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Chúng ta có thể cho học sinh xem tranh, ảnh, phim tài liệu, nghe hát ca dao dân ca
giữa các miền, sân khấu hóa các trích đoạn,….

Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
10
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại

Xita bước vào giàn hỏa. Cám trút vỏ tép của Tấm. Phim về thành Cổ Loa.
Ngoài ra, chúng ta nên tổ chức cho lớp học thành các nhóm để các em thảo luận
các vấn đề, hoặc thi thố tài năng, trình diễn, Các nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm
theo cảm nhận của các em.Qua đó, giáo viên có thể nhận xét, đánh giá kết quả của
học sinh.
Chẳng hạn, khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên chia lớp học thành 2 hoặc 3
nhóm( tùy vào tình hình mỗi lớp). Các nhóm trình diễn lại câu chuyện Tấm Cám
theo cách cảm nhận của mình. Sau đó, các nhóm nhận xét nhau ở các phương
diện: tạo dựng khung cảnh, diễn xuất của diễn viên, trang phục, đạo cụ, nhạc nền,
…Bình chọn nhóm thể hiện tốt nhất theo tinh thần của truyện cổ tích Tấm Cám.
Cuối cùng, giáo viên nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận.
Phương pháp này tạo được rất nhiều hứng thú và để lại ấn tượng sâu sắc về một
tác phẩm văn học dân gian trong lòng học sinh.
* Bài tập vận dụng
Để đánh giá về kĩ năng và kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện hơn,
sau mỗi bài học về tác phẩm văn học dân gian cụ thể, giáo viên nên cho học sinh
làm thêm một số bài tập vận dụng. Bài tập vận dụng phải phù hợp với từng đối
tượng học sinh.
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
11
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
Ví dụ: Khi dạy về thể loại ca dao
- Đối với học sinh trung bình, giáo viên có thể cho dạng bài tập như sau:
+Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và cho biết
người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu?
+Tìm thêm một số câu ca dao nói về: Chiếc khăn, chiếc áo, cây đa- bến nước,….

- Đối với học sinh khá- giỏi, giáo viên có thể cho dạng bài tập như sau:
Tìm một vài bài thơ( hoặc câu thơ) của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử
dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối
với văn học viết.
* Sau đây tơi minh họa bằng một giáo án
Đọc văn : CA DAO THAN THAN THÂN, U
THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiêûu được:
1.Tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghóa của người bình dân
xưa qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao.
2.Cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
3.Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu q những sáng tác của họ.
B.P hương tiện dạy học
Sách giáo khoa, giáo án, băng đĩa,….
C. Tiến trình dạy học:
1. Ổn đònh lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Các tình huống khó xử của thầy Đồ? Điều gì đã gây nên tiếng cười ở đây?
- Phân tích kòch tính cuả truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Mục đích của
truyện?
3. Giới thiệu bài mới: Ca dao than thân, yêu thương tình nghóa là bộ phận
phong phú nhất trong kho tàng ca dao trữ tình Việt Nam. Nó phản ánh những
biến thể, những cung bậc khác nhau trong đời sống tình cảm của người Việt
xưa với những đặc trưng nghệ thuật rất đặc thù. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về
“Ca dao than thân, u thương, tình nghĩa”
Hoạt động của GV- HS Yêu cầu cần đạt
Tiểu dẫn Sgk giới thiệu I. Tìm hiểu chung:
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
12
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại

những vấn đề gì?
1.Nêu khái niệm ca dao?
2.Nội dung chủ yếu của
ca dao là gì?
3. Đặc điểm nghệ thuật
của ca dao?
Cho học sinh nghe hát
một số bài ca dao.
-Hướng dẫn HS đọc
chùm ca dao trong
SGK:
+ Các bài than thân đọc
với giọng xót xa thông
cảm
+ Các bài yêu thương,
tình nghóa đọc với giọng
thiết tha sâu lắng.
1.Điểm giống nhau của 2
bài ca dao là gì? Người
than thân là ai?
2.Thân phận có nét
chung nhưng nỗi đau
của từng người lại mang
sắc thái riêng được diễn
1. Th ể loại: Ca dao
- Đònh nghóa :Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết
hợp âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm
diễn tả thế giới nội tâm của con người.
- Nội dung: Ca dao diễn tả đời sống, tâm hồn, tư
tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia

đình, xã hội, đất nước, …(thiên về trữ tình).
- Nghệ thuật: Lời ca dao thường ngắn gọn, gần gũi
với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh,
ẩn dụ, đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức
mang đậm sắc thái dân gian.
2. Văn bản SGK:
- Nội dung : than thân và yêu thương, tình nghóa.
- Nghệ thuật: Bao quát được nhiều nét nghệ thuật đặc
trưng của ca dao: Thể thơ, hình ảnh so sánh, ẩn dụ,
biểu tượng truyền thống, lặp, …
II. Đọc – Hiểu:
1. Bài 1, bài 2: Tiếng hát than thân …
a. Nét chung:
- Mở đầu bằng: “Thân em như …”: Lời than của người
phụ nữ  ngậm ngùi, xót xa→ nhấn mạnh, gây sự
chú ý nơi người nghe, người đọc.
- Nói về nỗi khổ cực của người phụ nữ: Thân phận
của họ bò phụ thuộc, giá trò của họ không ai biết đến.
(thông qua các hình ảnh so sánh, ẩn dụ).
b. Sắc thái tình cảm riêng
- Bài 1: Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân
và giá trò của mình (như tấm lụa đào) nhưng số phận
chông chênh không có gì đảm bảo, không biết sẽ vào
tay ai  Nỗi lo và nỗi đau xót của nhân vật trữ tình.
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
13
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
tả bằng những hình ảnh
nào? Cảm nhận của em
qua mỗi hình ảnh ?

- HS đọc bài ca dao:
3. Cách mở đầu có gì
khác với hai bài ca dao
trên? Nhân vật trữ tình
này là ai?
4. Hiểu cách biểu cảm
của từ “ ai” như thế
nào? Tâm trạng của
nhân vật trữ tình ở đây
ra sao?
( GV dẫn chứng thêm:
- Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nở bay
qua vườn hồng
- Ai làm bầu bí đứt dây
Chồng nam thiếp bắc gió
tây lạnh lùng )
5. Mặc dù lở duyên
nhưng tình nghóa con
người như thế nào? Vì
sao tác giả dân gian lại
dùng đến cả một hệ
thống so sánh, ẩn dụ
bằng hình ảnh của thiên
nhiên, vũ trụ để nói lên
tình người?
6. Câu cuối thể hiện nét
đẹp gì? Ý nghóa ra sao?
_ Bài 2: Người phụ nữ ý thức về giá trò thực của mình
qua lời bộc bạch “thân em như … thì đen” và qua lời

mời mọc “ai ơi nếm thử … ngọt bùi”.
 Nỗi ngậm ngùi chua xót của người phụ nữ vì giá
trò thực của mình không ai biết đến.
2. Bài 3: Duyên kiếp không thành nhưng tình
nghóa vẫn bền vững sắc son.
- Cách mở đầu: “Trèo lên cây khế nửa ngày”  lối
đưa đẩy, gợi cảm hứng từ sự việc bên ngoài  nỗi
chua xót vì lỡ duyên  là lời của chàng trai.
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” nhưng bao hàm ý nghóa xác
đònh : Xã hội phong kiến xưa đã làm tan nát bao mối
tình của đôi lứa yêu nhau, gợi bao nỗi niềm chua xót
đắng cay.
+ Nghệ thuật chơi chư : Khế chua  lòng người cũng
chua xót: Chàng trai hỏi khế để bộc bạch nỗi buồn
chua xót, đắng cay của mình  lời than da diết, thấm
thía.
- Mặc dù lỡ duyên nhưng tình nghóa con người vẫn
bền vững, thuỷ chung như thiên nhiên, vũ trụ vónh
hằng.
+ Hệ thống so sánh ẩn dụ: Mặt Trăng, Mặt Trời, Sao
Hôm, Sao Mai.
+ “Sánh với”: Được lặp lại 2 lần.
+ Từ láy: Chằng chằng.
 Dù có xa cách nhau nhưng đôi ta vẫn xứng với
nhau, vẫn đẹp đôi vừa lứa. Lấy thiên nhiên để khẳng
đònh lòng người bền vững, thuỷ chung.
- Câu cuối: Chàng trai hỏi cô gái để tự bôïc lộ nỗi
lòng của mình.
Hình ảnh “Sao Vượt chờ trăng giữa trời”:
+ Sao Vượt: Tên gọi cổ của Sao Hôm.

+ Sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng.
+ Dù duyên kiếp có thể dở dang nhưng tình nghóa con
người vẫn trứơc sau như một  nh sáng rất đẹp, rất
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
14
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
- Gọi HS đọc bài ca dao:
7. Thương nhớ vốn là
tình cảm khó hình dung-
nhất là tình yêu. Vậy mà
ở bài ca dao này lại được
diễn tả một cách cụ thể,
tinh tế và gợi cảm. Đó là
nhờ thủ pháp nghệ thuật
gì? Và thủ pháp đó tạo
nên hiệu quả nghệ thuật
ra sao?
8. Cái khăn được hỏi đầu
tiên và hỏi nhiều nhất, vì
sao như vậy?
9. Nét nghệ thuật tiêu
biểu trong những câu thơ
nói về chiếc khăn này là
gì?
* Gọi HS tìm dẫn chứng
thêm:
- Gửi khăn, gửi áo, gửi
lời
Gửi đôi chàng mạng cho
người đàng xa

- Nhớ khi khăn mở trầu
trao
Miệng chỉ cười nụ biết
bao nhiêu tình
10. Qua hình ảnh ngọn
đèn cho biết nỗi nhớ ở
đây được diễn tả như thế
nào?
nên thơ của tình người, vẫn nhấp nháy sáng như “Sao
Vượt … trời” trong ca dao xưa.
3. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ ngươiø yêu da diết,
bồn chồn.
a. Cách nói: Khăn, đèn, mắt  hình ảnh, biểu tượng
Nỗi niềm nhớ thương của cô gái đối với người yêu
được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động’
b. Thủ pháp nghệ thuật: dùng biểu tượng để bộc lộ
tâm trạng nhân vật trữ tình.
+ Khăn, đèn: Hình ảnh nhân hoá.
+ Mắt: Hình ảnh hoán dụ.
 Hỏi khăn, đèn, mắt nhưng là tự hỏi lòng mình.
Nỗi nhớ thương bồn chồn. Khăn, đèn, mắt là biểu
tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái
đang yêu.
* Khăn:
+ Thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ.
+ Cái khăn là vật luôn quấn quýt bên người con gái
như chia sẻ với họ trong nỗi niềm thương nhớ.
+ Từ “Khăn” đứng ở vò trí đầu câu thơ, láy lại 6 lần.
+ “Khăn thương nhớ … ai” láy lại 3 lần như một điệp
khúc.

 Nỗi nhớ triền miên, da diết.
+ Hình ảnh vận động trái chiều + nghệ thuật đảo
thanh: Xuống, lên, rơi, vắt  tâm trạng ngổn ngang
trăm mối tơ vò  nỗi nhớ bao trùm cả không gian.
+ Hình ảnh “Ra ngẩn vào ngơ”: Nhớ đến mức không
còn làm chủ cả dáng đi, tướng đứng của mình.
+ Sử dụng 16 thanh bằng (thanh không)  nỗi nhớ
thương buâng khuâng da diết, đậm màu sắc nữ tính,
biết ghìm nén cảm xúc không bộc lộ một cách dễ
dải.
* Đèn:
+ Nỗi nhớ được đo theo thời gian: Nhớ từ ngày 
đêm.
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
15
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
11. Hình ảnh “ đèn
không tắt” diễn tả điều
gì?
12. Hình ảnh “ mắt ngủ
không yên” cho thấy tâm
trạng nhân vật trữ tình
lúc này ra sao?
13. Câu hỏi cuối bài ca
dao chothấy nhân vật trữ
tình đang lo lắng điều
gì?
( Thương anh cũng muốn
nói ra
Sợ me bằng đất, sợ cha

bằng trời
- HS đọc bài ca dao:
14. Những hình ảnh
được đề cập trong bài ca
dao là hình ảnh nào? Có
thật hay không? Nhằm
mục đích gì?
15. Ước muốn của cô gái
là gì? Đặc sắc không?
Qua ước muốn đó em có
nhận xét gì về tình cảm
của nhân vật trữ tình?
- Gọi HS tìm dẫn chứng
thêm:
- Hai ta cách một con
sông
Muốn sang anh ngã cành
hồng cho sang
- Cách nhau có một con
+ Điệp khúc “thương nhớ ai…” được giữ lại nhưng nỗi
nhớ được đặt vào hình ảnh ngọn đèn.
+ Hình ảnh “đèn không tắt”: Con người trằn trọc thâu
đêm trong nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian.
 Đèn không tắt vì ngọn lửa tình vẫn cháy trong tim
người con gái.
* Đôi mắt:
+ Cô gái đang tự hỏi chính mình  Nỗi ưu tư vẫn còn
nặng tróu trong lòng.
+ Điệp khúc “thương nhớ ai” lặp lại 5 lần.
+ Câu thơ 4 chữ (thể vãn bốn): Chỉ hỏi không lời đáp

như nén chặt nỗi thương nhớ. Cuối cùng trào ra bằng
nỗi lo âu hạnh phúc của mình (“đêm qua … một bề”)
vì hạnh phúc của họ thường bấp bênh: Thương nhau
chưa chắc dẫn đến hôn nhân.
 Đây là bài ca dao hoàn chỉnh, hay nhất về nỗi nhớ
của cô gái.
4. Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu của
người con gái.
- Hình ảnh chiếc cầu: Chỉ nơi gặp gỡ, hẹn hò của đôi
lứa đang yêu, là phương tiện để họ có thể đến với
nhau  Chi tiết quen thuộc, đặc sắc trong ca dao.
- Cầu dãi yếm: Không có thực, được dệt nên bằng
ước muốn táo bạo của con người  Vẻ đẹp đồng
quê, dân gian trong ca dao.
- Ước muốn: Sông một gang + bắc cầu dải yếm:
Mãnh liệt nhưng cũng rất trữ tình. Người con gái
muốn dùng cái vật thân thiết nhất, gần gũi nhất để
bắc cầu mời mọc người yêu.
 Chiếc cầu là máu thòt, là trái tim rạo rực yêu
thương của cô gái đồng quê.
 Chiếc cầu tình yêu đẹp nhất trong dân gian: Gần
gũi thân quen, vừa táo bạo trữ tình vừa đằm thắm nữ
tính.
5. Bài 6: Tình nghóa thuỷ chung của vợ chồng.
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
16
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
đầm
Muốn sang anh bẻ cành
trầm cho sang

Cành trầm lá dọc lá
ngang
Để người bên ấy bước
sang cành trầm
- Gọi HS đọc bài ca dao:
16. Hình ảnh “ gừng cay,
muối mặn” có ý nghóa
như thế nào?
17. Mục đích của tác giả
dân gian đưa ra 2 hình
ảnh này để làm gì?
18. Bài ca dao nhắc nhở
chúng ta điều gì?
Chia lớp làm 2 nhóm thi
đọc / sáng tác ca dao chủ
đề “Than thân, u
thương, tình nghĩa”
- GV hướng HS vào phần
ghi nhớ. Gọi HS đọc to
và rõ phần ghi nhớ
- Ý nghóa biểu tượng của “ muối gừng”.
+ Muối, gừng: Gia vò bữa ăn, vò thuốc để chữa bệnh,
hương vò của tình người.
+ Biểu trưng cho tình nghóa con người (có mặn mà,
cay đắng mới sâu đậm, mới nặng nghóa tình, mới thật
thương nhau).
- Giá trò biểu cảm của hình ảnh “muối gừng”.
+ Tình yêu thuỷ chung bền vững của vợ chồng.
(muối … cay)
+ Hương vò của gừng muối đã thành hương vò của

tình yêu. (Đôi ta nghóa nặng tình dày)
+ Muối gừng (láy 2 lần), ba năm, chín tháng còn
mặn, còn cay, tình dày, lối nói trùng điệp, liền mạch,
tiếp nối khẳng đònh lòng chung thuỷ.
- Câu cuối: Câu bát kéo dài 13 tiếng chỉ một đời
người  Có nghóa là không bao giờ xa cách.
III. Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:
-Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và cho biết
người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu?
+ Các hình ảnh thành biểu tượng của ca dao: Chiếc cầu, tấm khăn, ngọn đèn,
gừng cay muối mặn, …
+ So sánh, ẩn dụ: * Lấy từ cuộc sống: tấm lụa đào, củ ấu gai, …
* Thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao,…
- Tìm thêm một số câu ca dao nói về: Chiếc khăn, chiếc áo, cây đa- bến nước,….
5. Dặn dò :
- Học thuộc lòng các bài ca dao + phân tích + ghi nhớ
- Soạn: Ca dao hài hứơc
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
17
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
2.Kết quả đạt được:
Vận dụng các phương pháp dạy học văn học dân gian trên, tôi thấy đạt kết
quả hơn so với phương pháp giảng dạy trước đây. Cụ thể, tôi nhận thấy:
*Về tri thức:
- Giúp học sinh hiểu được một tác phẩm văn học dân gian cụ thể.
- Cảm nhận được tình cảm và tâm hồn tinh tế của tác giả dân gian trong
từng tác phẩm.
- Có ấn tượng sâu sắc đối với từng tác phẩm.
*Về kỹ năng:

- Phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh trong giờ học, giúp giờ
học sinh động hơn.
- Có hứng thú và năng lực tiếp cận, phân tích tác phẩm văn học dân gian cụ
thể.
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ văn học dân gian.
*Kết quả bài thu hoạch sau khi học xong phần văn học dân gian như sau:
Năm học Sĩ số Trên trung bình Dưới trung bình
2007-2008 42 25
(59,5%)
17
(40,5%)
2008-2009
(HK I)
78 68
(87,2%)
10
(12,8%)
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
18
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
C. KẾT LUẬN
I/ NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ:
Qua việc áp dụng các phương pháp dạy học văn học dân gian ở trên, tôi
thấy có những điều cần quan tâm để dạy tốt một tác phẩm văn học dân gian như
sau:
-Thực hiện tốt việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Chuẩn bị và sử dụng tốt các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học .
- Chọn hướng khai thác văn bản hợp lý.
- Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi đa dạng: câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề,…

- Tổ chức hoạt động nhóm phong phú: chia nhóm thảo luận, sân khấu hoá
các trích đoạn.
- Lựa chọn bài tập để rèn kỹ năng và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
II/ĐỀ XUẤT Ý KIẾN:
- Duy trì và phát huy nhiều hơn nữa việc viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi
mới phương pháp dạy học.
- Nếu chuyên đề nào, sau khi thẩm định, thấy có giá trị thực tế cao thì nên tổ
chức triển khai trong nhà trường.
Với mong muốn góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học, mặc dù
đã cố gắng nhưng do năng lực có hạn nên trong bài viết này chưa thể chuyển tải
hết ý tưởng mà tôi muốn trình bày. Đề tài rộng, các ví dụ minh họa chắc hẳn chưa
tiêu biểu và hay nhất. Vả lại, tôi chỉ mới áp dụng trong thời gian ngắn nên chưa
thể khẳng định được tính chính xác hiệu quả của nó.
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
19
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
Trên đây là những ý tưởng của tôi, ít nhiều vẫn còn mặt hạn chế. Mong quý
đồng nghiệp, bạn đọc góp ý chân tình để bản thân tôi rút kinh nghiệm và hoàn
thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên .
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 1) của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Sách giáo viên Ngữ văn 10 (tập 1) của Bộ Giáo dục và đào tạo
- Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 (tập 1)
- Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh( chủ biên), Chu Xuân Diên,
Võ Quang Nhơn
- “ Mười tác phẩm ca dao qua sự cảm thụ, phân tích, tranh luận theo dòng thời
gian” do Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang biên soạn.
- “Văn học dân gian- những công trình nghiên cứu” của tác giả Bùi Mạnh Nhị,
Hồ Quốc Hùng .

Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
20
Đề tài: Phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo thể loại
Giáo viên: Nguyễn Lê Ngọc Sương – Trường THPT Dưỡng Điềm
21

×