Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ Lý thuyết tài chính hành vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.86 KB, 44 trang )

GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
MỞ ĐẦU
Tài chính hành vi là một lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế thực nghiệm, được xem là
trường phái khá mới so với các trường phái tài chính học truyền thống. Những luận
điểm cơ bản của các trường phái tài chính cổ điển luôn tin rằng các quyết định của nhà
đầu tư trên thị trường luôn dựa trên tính duy lý, hay nói cách khác họ luôn tin rằng có
tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả. Đây là cơ chế kinh
doanh chênh lệch giá của hàng hóa trên thị trường tài chính. Những nhà đầu tư nhận
thấy có cơ hội kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá của các tài sản tài chính, lập tức họ
tận dụng cơ chế “Mua tài sản ở nơi có giá thấp và bán nó ở nơi có giá cao”. Khi đó,
động thái này của các nhà đầu tư sẽ tự động điều chỉnh thị trường, xác lập giá cả về
trạng thái cân bằng hay hợp lý. Cơ chế này được xem là nền tảng cơ bản cho nhiều mô
hình lý thuyết tài chính hiện đại như “thuyết thị trường hiệu quả”, lý thuyết mô hình
định giá tài sản (CAPM - Capital Asset Pricing Model);
Nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi (Behavioral finance) là một yêu cầu đầu tiên
cho các nhà kinh doanh. Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu này các nhà kinh doanh
có thể nắm bắt được tâm lý tiêu dùng, tiết kiệm của khách hàng từ đó đưa ra các chiến
lược kinh doanh hợp lý. Tránh và hạn chế thấp nhất các rủi ro do ảnh hưởng từ hành vi
tiêu dung của khách hàng;
Trong vài thập niên gần đây, một khái niệm tài chính mới được nhắc đến nhiều và rất
gần gũi với các nhà kinh tế cũng như xã hội. Đó là lý thuyết về tài chính hành vi, ngày
nay việc ứng dụng và nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi trở thành khá phổ biến và
còn giúp nhiều nhà đầu tư cải thiện đáng kể chiến lược đầu tư của chính mình;
Tài chính hành vi là một phần của tài chính, nghiên cứu để hiểu và giải thích những
bieeyr hiện mang tính tâm lý của con người trên thị trường tài chính, sử dụng những
kiến thức thuộc phạm trù tâm lý học, xã hội học và tài chính học để lý giải những hành
vi bất thường của nhà đầu tư mà chưa được lý giải trong nền tảng của lý thuyết truyền
thống;
Nghiên cứu hành vi là nghiên cứu ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư và những hệ quả
theo sau lên thị trường tài chính. Đó cũng đóng vai trò trong việc giải thích tại sao và
làm thế nào thị trường có thể hiệu quả hoặc không hiệu quả;


1/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
Để hiểu thêm lý thuyết tài chính hành vi, sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu vài
nét tổng quan về vấn đề này
2/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI
Bắt nguồn từ nghiên cứu của nhà tâm lý học người Pháp Jean-Gabriel De
Tarde(1843 –1904), Sang những năm 1980, lý thuyết tài chính hành vi được thảo luận
rải rác trong một số nghiên cứu của các học giả kinh tế nổi tiếng như nhà kinh tế học
người Mỹ - Richard H. Thaler, Tversky và Kahneman.
Sau cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mà điển hình là cuộc
khủng hoảng “bong bóng” nhà đất tại Mỹ đã khiến người ta phải quan tâm nhiều đến
lý thuyết này nhằm giải thích những hiện tượng bất thường của kinh tế mà các lý
thuyết trước đây chưa chỉ ra được.
I. Khái niệm Lý thuyết tài chính hành vi
Lý thuyết tài chính hành vi là môn khoa học nghiên cứu về những lĩnh vực có liên
quan gần gũi, ứng dụng nghiên cứu khoa học về nhận thức và xu hướng cảm xúc trên
con người nhằm hiểu rõ hơn về các quyết định kinh tế, , và làm cách nào mà con người
gây ảnh hưởng lên thị trường giá cả , lợi nhuận & sự cấp phát các nguồn tài nguyên.
Nghiên cứu xem những hành vi (hành động có nhận thức) của các chủ thể kinh
tế (người tiêu dùng, người phân phối, bán hay hay người sản xuất) có thể ảnh hưởng
đến việc ra các quyết định kinh tế cũng như giá cả thị trường ra sao. Môn khoa học này
lấy lý luận về dự tính duy lý của chủ thể kinh tế làm trung tâm. Phương pháp nghiên
cứu của nó dựa trên các mô hình kết hợp giữa tâm lý học với các mô hình về dự tính
duy lý của kinh tế học tân cổ điển. Các nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực này
gồm Daniel Kahneman và Amos Tversky (1937-1996);
II. . Ảnh hưởng của tâm lý đến hành vi tiêu dung của con người
Tài chính hành vi là 1 phần của tài chính nhằm tìm ra cách hiểu và dự đoán được

các dấu hiệu của hệ thống thị trường tài chính thông qua các quyết định tâm lý . Tài
chính hành vi bao gồm cả hành vi con người , hiện tượng thị trường và sử dụng các
kiến thức có được từ ngành tâm lý học và lý thuyết tài chính.
3/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
Tài chính hành vi là lĩnh vực nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư trên cơ sở
những nguyên tắc tâm lý trong quá trình ra quyết định
Tài chính hành vi nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý và kinh tế tài chính
Tài chính hành vi cố gắng giải thích việc các nhà đầu tư diễn giải như thế nào và
phản ứng với thông tin để ra quyết định đầu tư.
Các nhà đầu tư không phải luôn luôn phản ứng “hợp lí”. Tài chính hành vi nghiên
cứu hành vi của các nhà đầu tư dẫn đến các trường hợp bất thường trên thị trường
chứng khoán.
• Lý thuyết kỳ vọng
Các giả định của lý thuyết kì vọng
Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng giả định các cá nhân hành xử hợp lý tức là con
người kinh tế là “lý trí” và các hành vi không hợp lý sẽ bị loại bỏ hoặc sẽ không có vai
trò quan trọng hay tác động lớn do trong ngắn hạn chúng sẽ bị các áp lực của thị trường
loại bỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà tài chính hành vi, điển
hình như công trình nghiên cứu của Simon (1959,1978,1987), Kahneman và A.Tversky
(1979, 1981, 1982, 1992) đã cho thấy các giả định của lý thuyết tài chính truyền thống
nói chung và Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng nói riêng có nhiều khiếm khuyết về
thực nghiệm.
Lý thuyết triển vọng tiếp cận theo hướng giả định các cá nhân là không hợp lý
(irrational). Theo Thaler (2003), hầu hết các hành vi kinh tế là không hoàn toàn hợp lý,
chúng tạo ra các kết quả sai lệch đáng kể so với giá trị cơ bản trên thị trường tài chính.
Nội dung của thuyết kì vọng
Hành vi của con người có 3 đặc điểm chính mà lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng không
thể giải thích được, đó là:
Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng là gì, hành vi của con người đôi lúc thể

hiện sự không thích rủi ro (lẩn tránh rủi ro) song đôi lúc lại ưa thích rủi ro (tìm kiếm
rủi ro). Con người lựa chọn dựa trên lời và lỗ
Con người đánh giá các khoản lời và lỗ so với một mức tham khảo và thông
thường mức tham khảo ứng với tình trạng hiện tại của người đ
4/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
Con người sợ thua lỗ bởi các mất tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn
cái được.
Các kết luận trên được đúc rút từ các nghiên cứu của Kahneman và A.Tversky
(1979, 1981, 1982, 1992) qua các kết quả trả lời các tình huống trong điều tra qua bảng
hỏi và được tổng hợp trong nghiên cứu của Ackert và Deaves (2010).
Do lý thuyết triển vọng có khả năng giải thích rất nhiều hành vi của con người khi đưa
ra quyết định trong sự rủi ro nên nó có tầm ảnh hưởng khá lớn và được nhận định như
một đóng góp quan trọng cho lĩnh vực kinh tế
Hàm ý của Lý thuyết triển vọng
Hàm ý về hành vi chấp nhận rủi ro: các nhà đầu tư cá nhân cùng lúc vừa là những
người tìm kiếm rủi ro vừa là những người né tránh rủi ro.
Hàm ý đối với hành vi nắm giữa cổ phiếu/danh mục: cả các nhà đầu tư cá nhân và nhà
đầu tư chuyên nghiệp đều dễ mắc lỗi bán những tài sản sinh lời quá sớm và nắm giữa
các tài sản thua lỗ quá lâu, đây được gọi là hành vi e ngại thua lỗ. Sự thua lỗ gây ra sự
mất mát lớn hơn so với niềm vui mang lại từ khoản lời với cùng một độ lớn. Điều này
được biết đến với tên gọi là hiệu ứng phân bổ tài khoản (disposition effect).
Hàm ý cho phần bù vốn cổ phần: sự e ngại thua lỗ được lý thuyết triển vọng đề cập đã
giải thích tại sao các cổ phần của Mỹ có tỷ lệ sinh lời cao hơn 7% so với trái phiếu
trong một thời gian dài (trong khi theo mô hình truyền thống, tỷ lệ này chỉ khoảng 1-
2%)
Hàm ý cho cấu trúc vốn: Theo lý thuyết triển vọng, đối với một số công ty, các khoản
thua lỗ tiềm năng do kiệt quệ tài chính có thể lớn hơn là các lợi ích tiềm tàng có nguồn
gốc từ thuế.
• Sự không yêu thích rủi ro

Lý thuyết triển vọng chỉ ra rằng những nhà đầu tư sẽ không thích rủi ro trong những cái
họ sẽ đạt được. Samuelson (1963) minh họa một ví dụ của sự không yêu thích rủi ro.
Ông ta hỏi một đồng nghiệp rằng ông ta sẽ chấp nhận một vụ cá độ mà trả cho ông ta
200$ với khả năng 50% và một 100$ với khả năng 50%. Người đồng nghiệp nói rằng
anh ta sẽ không chấp nhận vụ cá cược này nhưng anh ta sẽ cá một trăm lần. Với 100
lần cá, anh ta mong rằng tổng tiền thắng được là 5.000$ và anh ta hầu như chẳng có cơ
5/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
hội mất một đồng nào. Sai lầm chấp nhận nhiều lần cá cược như vậy khi người ta xem
xem xét chúng một cách riêng lẻ như vậy đươc gọi là “tâm lý sợ thua lỗ thiển cận.
Sự không yêu thích rủi ro mờ nhạt là sự kết nối của sự nhạy cảm lớn hơn của việc mất
hơn đối với việc nhận và một xu hướng để đánh giá kết quả thường xuyên. Hành vi của
các nhà đầu tư thỉnh thoảng được nói là thiển cận, thiếu tầm nhìn, và vì chỉ nhìn nhận
sự việc từ một phía nên họ thường bỏ qua rất nhiều thứ có thể xảy ra, do vậy mọi nhà
đầu tư chỉ lên kế hoạch cho một thời kỳ rõ ràng mà thôi.
Hai giả định của việc không yêu thích rủi ro thiển cận thì được kiểm tra thực nghiệm.
• Những nhà đầu tư không thích rủi ro sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu họ đánh
giá việc đầu tư của họ ít thường xuyên hơn.
• Nếu kết quả tăng đủ để hạn chế việc mất mát, nhà đầu tư sẽ chấp nhận thêm rủi
ro.
Không yêu thích rủi ro chỉ ra rằng mọi người có xu hướng nhạy cảm hơn với sự giảm
trong việc đạt được lãi hơn là sự tăng. Điều này được phản ánh trong đường giá trị lý
thuyết triển vọng mà có một cái giống lúc ban đầu. Không yêu thích rủi ro có thể giải
thích rằng xu hướng của nhà đầu tư để giữ chứng khoán bị lỗ trong khi bán chứng
khoán lời quá sớm như là kết quả của khuynh hướng. Khi nhà đầu tư xem xét chứng
khoán dựa trên cơ bản cá nhân, thì sự không ưa thích rủi ro trong việc có lợi nhuận sẽ
dẫn tới việc họ bán chứng khoán đang tăng giá quá nhanh, bằng cách đẩy giá giảm có
mối liên hệ với cơ bản. Điều này thiết lập một giai đoạn cho việc tăng giá thêm khi giá
chứng khoán trở lại giá trị cơ bản, ngược lại, tìm kiếm rủi ro trong mất mát sẽ gây cho
nhà đầu tư giữ quá lâu khi giá giảm, bằng cách đó giá chứng khoán với đà âm vượt qua

giá trị cơ bản.
• Tính toán trí óc
Tính toán trí óc (mental accounting). Đây là một dạng của định nghĩa hẹp. Chúng ta có
xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng ra phải được kết hợp lại với nhau vào các
tài khoản ảo trong trí tưởng tượng của chúng ta (metal account) và tối đa hoá lợi ích
6/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
từng tài khoản. Và vì thế, đôi khi chúng ta đưa ra các quyết định nhìn tưởng là hợp lý,
mà thật ra là sai lầm.
Sử dụng tính toán bất hợp lý và định nghĩa hẹp, chúng ta có thể giải thích nhiều hiện
tượng như lựa chọn nghịch với sở thích, sợ thua lỗ , và hiệu ứng phân bổ tài khoản khá
phổ biến, thể hiện cơ bản ở chỗ người ta sẵn sàng thực hiện ngay những lệnh mang lại
lời nhỏ, nhưng trì hoãn không thực hiện lệnh dừng lỗ khi xuất hiện những khoản lỗ
nhỏ. Ví dụ, khi mua cổ phiếu giá 30.000, sau đó giá giảm xuống 22.000, người ta vẫn
không bán cổ phiếu (thậm chí còn mua tiếp) và chờ đến khi giá lên trên 30.000 một
chút mới bán ngay kiếm lời. Giá có giảm tiếp người ta cũng cứ giữ cổ phiếu đó tiếp. Vì
họ đã tách biệt giữa “tài khoản lời” và “tài khoản lỗ” trong tâm trí của mình, cho nên
họ cố tối đa hoá tài khoản lời, và tối thiểu hoá tài khoản lỗ, nên giá lên một chút thì
bán, giá xuống thì cứ giữ, xem như nó chưa bị chuyển qua tài khoản lỗ. Hiệu ứng phân
bổ tài khoản này cũng có thể được lý giải bằng hiệu ứng tự lừa dối (sợ rằng nếu bán mà
bị lỗ thì sẽ cảm thấy bản thân ra quyết định đầu tư kém), hay hiệu ứng tiếc nuối (lỡ bán
rồi mà giá lên thì sao). Hiệu ứng phân bổ tài khoản lý giải một phần vì sao trong thị
trường tăng giá thì khối lượng giao dịch tăng cao hơn khi thị trường giảmgiá tại Mỹ và
Nhật.
Tính toán trí óc có thể có đưa đến kết quả là” tiền tốt được ném vào sau tiền xấu” bởi
hoạt động liên tục của việc mạo hiểm đầu tư không lợi nhuận với hy vọng rằng việc
phục hồi sẽ bằng một cách nào đó xảy ra. Nó cũng giải thích định kiến mà có lợi ích
cho các nhà đầu tư với sự không tự kiểm soát hoàn hảo – một dạng hiện tượng được
trình bày sau đây.
• Tự điều chỉnh hành vi

Tính toán trí óc và khung cấu trúc có lẽ được sử dụng để làm giảm vấn đề tự điều
chỉnh, ví dụ, bằng cách thiết lập tài khoản đặc biệt mà được xem xét là vượt qua giới
hạn. Glick(1957) báo cáo rằng việc do dự để nhận ra mất mát hình thành nên vấn đề tự
điều chỉnh; ông ta mô tả những nhà đầu cơ chuyên nghiệp người mà có khuynh hướng
để cho việc mất mát ra đi. Nó là sự điều chỉnh việc mất mà tạo nên vấn đề. Vấn đề của
người đi buôn thì được trình bày là đủ để đóng lại một tài khoản tại một điểm mất, mặc
dù chúng thì rõ ràng rằng giữ lấy mất mát thì là không có lý trí. Tự điều chỉnh hành vi
7/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
cũng trình bày trong việc mất cổ tức, đã được đề cập trong những phần trước. Ví dụ,
nhà đầu tư, đặc biệt những người về hưu, người sống nhờ vào quỹ lương hưu, lo lắng
rằng về việc chi đi số tiền quá nhanh bằng cái cách mà cạn kiệt tài sản sinh sống. Họ lo
sợ về việc mất đi khả năng tự điều chỉnh, nơi họ bị thúc giục có thể dẫn tới việc chi tiêu
quá mức.
• Hối tiếc
Tâm lý của con người là cảm thấy đau khổ, hối tiếc vì làm sai, thậm chí là lỗi sai nhỏ.
Họ cảm thấy rất hối hận về quyết định mà nó gây ra kết quả xấu. Nếu ai đó mong rằng
có thể tránh nỗi đau của sự hối hận, họ có thể thay đổi hành vi của họ theo cách mà đôi
khi là bất hợp lý . Lý thuyết về hối tiếc có thể giúp giải thích nhân tố mà nhà đầu tư trì
hoãn bán chứng khoán đang giảm giá trị và thúc giục bán chứng khoán khi nó đang
tăng giá. (Shefrin và Statman, 1985). Lý thuyết có thể được giải thích như việc ám chỉ
nhà đầu tư tránh bán chứng khoán đang giảm giá để không tạo ra lỗi mà họ làm hay là
cách mà họ tránh cảm giác hối hận. Họ bán chứng khoán mà đang lên để không cảm
giác hối tiếc vì không bán nó nếu giá sau này giá lại giảm. Hành vi này được ghi nhận
khi dùng khối lượng giao dịch bởi Ferris, Haugen và Makhija (1988) và odean (1996).
Phương pháp giải quyết vấn đề của nhà đầu tư dựa vào kinh nghiệm
Quy tắc dựa theo kinh nghiệm (heuristic) hay còn gọi là quy tắc “ngón tay cái”, là
những phương pháp nhà đầu tư sử dụng để làm giảm thiểu sự tìm kiếm thông tin cần
thiết để đưa ra giải pháp cho một vấn đề, tức là nhà đầu tư giải quyết vấn đề dựa trên
kinh nghiệm.

Quy tắc dựa theo kinh nghiệm cung cấp những cách tiếp cận thuyết phục mang tính
chủ quan, đồng thời cũng phản ánh một thực tế là đánh giá của con người về khả năng
và rủi ro thường không tuân thủ chính xác lý thuyết về xác suất. Mọi người có xu
hướng liên hệ xác suất không phải với sự kiện mà là với những mô tả sự kiện. Mặc dù
người ta có thể dùng các quy tắc dựa theo kinh nghiệm để đơn giản hóa tập hợp dữ
liệu, nhưng một cách chính xác hơn, chúng được coi như là công cụ làm đơn giản hóa
quá trình lựa chọn. Các quy tắc dựa theo kinh nghiệm đặc biệt quan trọng khi có sự
8/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
không chắc chắn bởi vì sự không chắc chắn làm giảm đi tính hiệu quả của những tính
toán logic phức tạp.
Những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào những quy tắc ngón tay cái phổ biến và
độ lệch tương ứng so với tính toán chuẩn (hay còn gọi là thiên vị). Ban đầu, trong các
nghiên cứu, quy tắc dựa theo kinh nghiệm chỉ đơn thuần gắn với quá trình nhận thức,
nhưng dần dần các quy tắc đó kết hợp thêm cả các yếu tố cảm xúc. Thực ra, các yếu tố
cảm xúc đã ngầm đề cập từ lâu trong những phân tích của Kahneman và Tversky
(2000b). Điều này được chứng minh bằng việc hai tác giả này chọn tham chiếu là
những phán xét trực quan, cái mà họ cho là khác hẳn với mô hình lựa chọn hợp lý
chuẩn tắc.
Một mục đích chính của nghiên cứu “hệ thống kinh nghiệm chủ quan và định kiến” là
phân loại độ lệch tương ứng so với mô hình lựa chọn hợp lý, và nếu có thể, cải thiện
những quy tắc chủ quan để làm giảm sự thiên lệch. Đầu tiên, nghiên cứu tìm cách xác
minh một nhóm các quy tắc dựa theo kinh nghiệm chung được coi như là cơ sở cho
việc đưa ra quyết định. Các nhà nghiên cứu tiếp tục ủng hộ mô hình phân tích hợp lý
nhận ra rằng với mô hình phân tích hợp lý, người ta vẫn có những đánh giá sai. Trong
khi đó, nhóm quyết định hành vi lại chứng minh rằng, ngược lại với kỳ vọng, các lỗi
mắc phải không xảy ra ngẫu nhiên mà có tính hệ thống và dự đoán trước được. Khi
những kết quả về các quy tắc dựa theo kinh nghiệm được quan tâm hơn
Phương pháp kinh nghiệm dựa vào tính sẵn có là phương pháp dựa nhiều vào thông tin
hơn là xác suất. Điều này được cho là do sự dễ dàng trong việc hồi tưởng.

Phương pháp kinh nghiệm được thực hiện bằng việc neo vào một điểm tham chiếu và
điều chỉnh có nghĩa là nhà đầu tư dựa vào một điểm tham chiếu nào đó (ví dụ như biên
độ, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng…) để làm điểm xuất phát cho quá trình điều
chỉnh trước khi ra quyết định.
• Hành vi bầy đàn
Một quan sát cơ bản về xã hội con người trong đó con người có mối liên hệ giao tiếp
với người khác có cùng suy nghĩ. Nó thì quan trọng để hiểu nguồn gốc của sự suy nghĩ
tương tự nhau, để chúng ta có thể đánh giá tính hợp lý của lý thuyết dao động đầu cơ
mà gán cho việc làm thay đổi giá cả do những suy nghĩ sai lệch. Một phần lí do của
9/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
việc phán đoán của con người thì giống nhau tại những thời điểm giống nhau là họ
đang có những phản ứng với thông tin giống nhau. Ảnh hưởng xã hội có một tác động
khổng lồ lên phán đoán cá nhân. Khi con người đối đầu với phán đoán của một nhóm
lớn, họ có xu hướng thay đổi những câu trả lời của họ. Họ đơn giản nghĩ rằng tất cả
những người khác có thể không sai. Họ phản ứng với thông tin mà nhóm lớn đã có
phán đoán khác với họ. Đây là hành vi có ý thức.
Trong cuộc sống mỗi ngày, chúng ta học rằng khi một nhóm lớn nhất trí trong phán
đoán họ thì chắc chắn đúng (Shiller, 2000). Hành vi bầy đàn có lẽ được nhận diện trên
hầu hết thị trường tài chính trong một hoàn cảnh tâm lý. Hành vi bầy đàn có thể đóng
một vai trò trong việc tạo ra đầu cơ bong bóng bởi vì có một xu hướng để quan sát
người thắng rất gần, đặc biệt biểu hiện tốt lặp đi lặp lại vài lần. Nó có vẻ hợp lý khi làm
sự phân biệt giữa tự nguyện và bắt buộc hành vi bầy đàn. Nhiều người chơi trên thị
trường tài chính có lẽ nghĩ rằng tiền tệ hay chứng khoán không được định giá đúng,
nhưng họ kìm lại hành động trái ngược. Những người này có lẽ đơn giản cảm thấy rằng
nó vô nghĩa khi đấu tranh với bầy đàn. Đây là một ví dụ của hành vi bầy đàn vững
chắc. Họ theo sau đàn không tự nguyện nhưng để tránh bị giẫm chân nên vì thế họ gắn
chặt theo bầy đàn. Thậm chí có những người có lý trí có thể tham gia vào bầy đàn khi
họ quan tâm tới phán đoán của người khác, và thậm chí họ biết rằng người khác cũng
đang hành xử trong bầy đàn. Hành vi, mặc dù theo lý trí cá nhân, sản xuất ra nhóm

hành vi mà không có lý trí hay gây ra sự dao động trong thị trường. Lý thuyết này cũng
chỉ ra rằng những nhà đầu tư trong ngắn hạn gây ảnh hưởng nhiều lên giá chứng khoán
hơn những nhà đầu tư dài hạn. Những nhà đầu tư không tiếp cận với thông tin bên
trong, hành xử vô ý thức theo tiếng ồn như thể họ đang nắm bắt thông tin.
Môt yếu tố quan trọng nữa của bầy đàn là truyền miệng. Người ta, nói chung, tin tưởng
bạn bè, họ hàng và đồng nghiệp hơn báo chí và truyền hình. Phương tiện truyền thông
truyền thống, tivi, và radio có khả năng truyền thông tin, nhưng khả năng của chúng để
tạo ra hành vi chủ động thì vẫn còn hạn chế. Nói với người khác và các loại giao tiếp
khác nữa là trong số những kết nối xã hội quan trọng mà con người có. Vì thế thông tin
về cơ hội mua sẽ lan truyền nhanh chóng. Trong một nghiên cứu, những nhà đầu tư cá
nhân được hỏi là cái gì cuốn hút họ đầu tiên khi họ đầu tư vào một công ty. Chỉ 6% trả
10/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
lời là báo chí và thời gian. Thậm chí nếu một người nào đó đọc nhiều, sự quan tâm và
hành động cũng dường như bị kích thích bởi sự giao tiếp lẫn nhau.
Khái niệm về mức độ của giá thị trường phản ánh kết quả của việc đánh giá của nhà
đầu tư cá nhân và kết quả là giá trị thật sự của thị trường thì không chính xác. Mọi
người có thể thay vì chọn một cách có ý thức không tốn thời gian và nỗ lực trong việc
thực hiện những phán đoán của họ về thị trường và vì thế không sử dụng bất kỳ tác
động độc lập nào trên thị trường, điều này có thể dẫn tới hành vi bầy đàn và hành xử
giống như nguồn thông tin để định giá trên hay dưới của thị trường chứng khoán.
• Quá tự tin và phản ứng thái quá hay bi quan
Mọi người có vẻ thái quá tài năng của họ và phán đoán tính hợp lý của kết quả xấu
thông qua những gì họ không thể điều chỉnh được gọi là sự quá tự tin. Sự kết hợp của
quá tự tin và bi quan gây cho con người đánh giá thái quá mức độ tin cậy về kiến thức
của họ, đánh giá quá thấp rủi ro và đánh giá quá cao khả năng điều chỉnh những sự
kiện, mà dẫn tới khối lượng giao dịch lớn và gây ra đầu cơ bong bóng. Sự cả tin thái
quá mà một người có càng lớn, rủi ro càng cao.
Nhà đầu tư thường xem bản thân họ tốt hơn những nhà đầu tư khác, đánh giá cao bản
thân hơn những gì người khác đánh giá, và họ thường phóng đại những hiểu biết của

mình. Những nhà đầu tư quá tự tin đã được chứng minh rằng, họ giao dịch nhiều hơn
những nhà đầu tư khác.
Sự quá tự tin làm tăng các hoạt động giao dịch bởi vì nó là lý do khiến nhà đầu
tư sẵn sàng về quan điểm của họ, không cần tham khảo thêm những quan điểm thích
đáng của những nhà đầu tư khác.
Sự quá tự tin cũng làm tăng tính không đồng nhất trong niềm tin của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư quá tự tin cho rằng, hành động của họ ít rủi ro hơn các nhà đầu tư khác cảm
nhận. Những nhà đầu tư quá tự tin nhiều khi hiểu sai giá trị thông tin họ nhận được,
không những tính chính xác của thông tin mà còn hiểu sai cả ý nghĩa của thông tin.
Quá tự tin được biểu hiện theo nhiều hình thức khác nhau:
 Sự ước lượng sai – miscalibration: là một khuynh hướng người ta
phóng đại tẩm hiểu biết của bản thân.
11/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
 Hiệu ứng tốt hơn trung bình- better than average effect: nhiều người
không thực tế khi nghĩ rằng khả năng và hiểu biết của họ thì trên
trung bình.
 Ảo tưởng kiểm soát- illusion of control: làm cho người ta tin rằng họ
có khả năng kiểm soát tình huống tốt hơn những gì họ có thể.
 Quá lạc quan- excessive optimisim: phản ánh cảm giác tin rằng mọi
thứ thì tốt đẹp hơn so với thực tế vốn có của sự việc.
• Sự tham khảo (Anchoring)
Sự tham khảo là quá trình ra quyết định mà những định lượng được yêu cầu và là
nơi mà những định lượng này bị ảnh hưởng bởi các lời khuyên. Trong tâm trí mỗi
người, đề có vài điểm tham chiếu, ví dụ là giá cổ phiếu trước đây. Khi có được các
thông tin mới họ sẽ điều chỉnh điểm tham chiếu cũ này một cách bị động đến nơi
mà thông tin mới yêu cầu. Trong sự thiếu vắng của thông tin tốt hơn, giá chứng
khoán quá khứ có lẽ là yếu tố quyết định quan trọng của giá chứng khóan hôm nay.
Vì thế, Anchor (điểm tham khảo) là giá được ghi nhớ gần đây nhất. Xu hướng của
nhà đầu tư là sử dụng điểm tham khảo này để thúc ép sự giống nhau của giá chứng

khoán từ một ngày tới ngày kế tiếp.
• Liên hệ thực tế một trường hợp cụ thể
Trong giai đoạn 2006-2009, chứng khoán Việt Nam là câu chuyện nóng nhất
trên các thị trường mới nổi lên lúc bấy giờ. Rất nhiều lí do đưa ra để giải thích cho
sự phát triển mãnh liệt này, trong đó phần lớn cho rằng một trong những nguyên
nhân chính là do tâm lí bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong
nước. Và lâu nay vẫn có quan niệm sai lầm rằng chỉ ở Việt Nam mới có tâm lí bầy
đàn. Sự thật tâm lí đám đông đã xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi, ngay cả
ở các thị trường phát triển, vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lí đám đông. Lịch sử
đã chứng kiến nhiều vụ nổ bong bong và khủng hoảng như khủng hoảng hoa tulip –
Hà Lan, khủng hoảng 1987,
12/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
Lấy ví dụ về thị trường chứng khoán Việt Nam, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu
về các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam để giải thích một
số hiện tượng bất thường trên TTCK VN bằng những biểu hiện của tài chính hành
vi.
 Các giai đoạn phát triển của trị trường chứng khoán Việt Nam
Giai đoạn 2000 – 2005: giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng
khoán.
Ở thời điểm bấy giờ, chỉ có hai doanh nghiệp nêm yết hai loại cổ phiếu với số vốn 270
tỷ đồng và một số trái phiếu chính phủ được niêm yết giao dịch và thực hiện phiên giao
dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.
Giai đoạn 2006: sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam
Mức thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển đột phá, tạo
cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao
dịch sôi động tại 3 sàn: Sở giao dịch TP.HCM, Trung tam giao dịch Hà Nội, thị trường
OTC, với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng
khoán Việt Nam trờ thành điểm có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới.
Giai đoạn 2007: giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ

Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thị trường chứng khoán
phát triển và tang cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế, diễn biến
của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động
mạnh.
Giai đoạn 2008: cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép
lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh
13/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
Nhìn lại thị trường sau một năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường: Index
giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh, tính thanh khoản kém, sự can thiệp
của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các nhà đầu tư
Giai đoạn năm 2009: năm tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng
Bắt đầu tháng 2/2009 với những nỗ lực khá lớn của Chính phủ, đến tháng 3/2009 thị
trường lại bước vào 1 cuộc “tăng tốc” thực sự với sự khơi mào của nhà đầu tư nước
ngoài. Thị trường liên tục được đẩy lên từ đáy là 235.5 điểm lên đến 618.5 điểm chỉ
trong khoảng thời gian gần 8 tháng.
Tóm lại, trải qua giai đoạn hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã trãi qua rất
nhiều thăng tram sóng gió. Nhưng cho đến ngày hôm nay, TTCK Việt Nam đã có thể
phần nào hòa nhập và theo được tiến độ phát triển của TTCK thế giới đã là một thành
công lớn. Hi vọng trong thời gian tới chứng khoán của nước ta sẽ ngày càng khởi sắc
và phát triển.
 Biểu hiện của tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán VN
Giai đoạn 1: thị trường chưa được sự quan tâm, hiểu biết của nhà đầu tư còn
quá ít, thị trường giao dịch đìu hiu.
Giai đoạn 2 và 3:
Tâm lý bầy đàn: nhiều người mua nên mình cũng mua.
Phản ứng thái quá: quá kỳ vọng và phấn khích cực độ với mức sinh lời do thị trường
mang lại.
Bong bóng đầu cơ: sức mua ngày càng lớn, giá cổ phiếu ngày càng vượt xa giá trị thực.
Mâu thuẫn nhận thức: biết giá vượt quá giá trị thực của nó nhiều lần, nhưng vẫn mua.

14/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
Tâm lý hối tiếc: sợ phải hối tiếc khi mọi người xung quanh kiếm tiền một cách dễ
dàng, nhanh chóng => đổ xô đầu tư =>VN-Index tăng đột biến.
Giai đoạn 4 và 5: bong bóng đầu cơ nổ tung trước sự bỡ ngỡ của các nhà đầu tư.
Một số nhà đầu tư chốt lời, cung tăng dần, một số nhà đầu tư cắt lỗ, áp lực trả gốc và
lãi do vay vốn kinh doanh chứng khoán, cung ngày 1 tăng, thị trường liên tục sụt giảm.
CHƯƠNG 2
BA LUẬN CỨ VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI
1. Hành vi không hợp lý
Có rất nhiều trường phái tâm lý học nghiên cứu về con người như là Tâm lý học
hành vi, Tâm lý học cấu trúc, Phân tâm học, Tâm lý học nhân văn, Tâm lý học nhận
thức, Tâm lý học hoạt động,… trong đó tâm lý học hành vi và tâm lý học nhận thức
giúp đưa ra nhiều luận điểm giải thích hành vi bất hợp lý của con người trong xã
hội nhất là trong thị trường tài chính. Nhận thức sai lệch sẽ dẫn đến hành vi sai lệch,
nhưng hành vi sai lệch thì chưa chắc do nhận thức sai, mà có thể do tính chủ quan
trong hành vi người thực hiện.
- Tâm lý học hành vi: do John Broadus Watson (1878 - 1958) người Mỹ chủ
trương không mô tả hay giảng giải về các trạng thái ý thức của con người,
15/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
mà chỉ cần nghiên cứu hành vi của họ là đủ. Hành vi được quan niệm là
tổng số các cử động bề ngoài được nảy sinh để đáp lại một kích thích hay
mong muốn nào đó của con người
- Tâm lý học nhận thức: đại diện sáng giá cho trường phái này là Jean
Piaget (1896 -
1980).
Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học nhận thức là hoạt động nhận thức của
con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể và não bộ. Trường phái này
đã phát hiện được nhiều sự kiện khoa học có giá trị đạt tới một trình độ mới như tri

giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ.
1.1. Lý thuyết triển vọng
Đây là một lý thuyết mới được Daniel Kahneman và Amos Tversky đưa ra khi
các ông nghiên cứu thực nghiệm bằng các mô hình mô tả về quyết định được thực
hiện trong điều kiện có mức rủi ro và phát triển thành một lý thuyết mới “lý thuyết
triển vọng”. Đây là lý thuyết mở đầu của tài chính hành vi và là cơ sở cho những lý
thuyết sau đó.
Lý thuyết này cho thấy, thái độ đối với rủi ro không tương đồng với việc
được và mất. Khi được thì người ta e ngại rủi ro hơn, còn khi mất thì người ta
thường thích rủi ro hơn, nghĩa là sự thay đổi của mức tài sản họ thực sự nhận được,
chứ không phải giá trị tài sản cuối cùng. Con người đánh giá kết quả dựa trên một
điểm tham chiếu, điểm tham chiếu này thường là mức tài sản ban đầu. Trong khi
đó, lý thuyết hữu dụng kỳ vọng giả định con người đánh giá kết quả dựa trên mức
giàu có cuối cùng.
• Tính toán bất hợp lý
Tính toán bất hợp lý là một phần trong lý thuyết triển vọng. Nó mô tả khuynh
hướng của mọi người trong việc đặt những sự kiện cụ thể vào những tính toán bất
hợp lý dựa trên thói quen hời hợi, thói quen thiển cận. Ý tưởng chính dưới quan
điểm về “sự tính toán bất hợp lý” là người ta có khuynh hướng phân chia những loại
trò chơi khác nhau vào từng mảng/tài khoản riêng biệt và bỏ qua sự tương tác giữa
chúng.
16/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
Sự tính toán bất hợp lý giúp giải thích được rất nhiều hiện tượng như lựa chọn
ngược với sở thích, tâm lý sợ thua lỗ, hiệu ứng phân bổ tài sản. Tính toán bất hợp lý
còn thể hiện rất rõ khi người ta có tâm lý thực hiện lệnh bán ngay khi mang lại lời
nhỏ và trì hoãn bán ngay khi xuất hiện những khoản lỗ nhỏ. Hay có thể lý giải hiệu
ứng này bằng hiệu ứng tự lừa dối , và hiệu ứng tiếc nuối.
Tính toán bất hợp lý có thể là kết quả của việc “tiền tốt bị ném vào sau tiền
xấu” bằng việc tiếp tục hoạt động mạo hiểm trong tình trạng lỗ với hi vọng rằng sự

hồi phục sẽ xảy ra vào một lúc nào đó.
Tuy nhiên, nhờ hiệu ứng sau đây mà tâm lý làm liều với rủi ro/mất mát của con
người được hạn chế đó là sự tự điều chỉnh.
• Tự điều chỉnh
Sự tự điều chỉnh làm giảm nhẹ tính toán bất hợp lý và tâm lý chấp nhận rủi ro
hơn trong miền lỗ. Chẳng hạn, bằng cách thiết lập các tài khoản riêng biệt và xem
xét mức giới hạn chi tiêu (Thaler và Shefrin, 1981). Glick (1957) nói rằng sự miễn
cưỡng thực hiện cắt lỗ cấu thành vấn đề tự kiểm soát, ông nhận định những nhà đầu
tư chuyên nghiệp là những người có xu hướng để lời của họ “đi tiếp”. Vấn đề tự
kiểm soát lỗ tạo thành một vấn đề thiết yếu. Vấn đề của nhà đầu tư là thể hiện sự tự
kiểm soát đủ để đóng tài khoản của họ tại mức lỗ. Hay như trường hợp người chủ
nhà ở trên, họ không chắc được tính toán của mình có hợp lý hay không, họ sẽ cân
nhắc và điều chỉnh lại tổng số tiền họ được và mất.
1.2. Sự tự nghiệm hay thuật toán và xu hướng lệch lạc
Luận điểm 1 thị trường hiệu quả là thị trường không có trí nhớ cho rằng, thị
trường sẽ không ghi nhớ sự việc ngày hôm nay để phản ánh vào giá của chứng
khoán ngày mai. Nhưng thực tế thì mức giá ngày hôm qua vẫn được ghi nhớ trong
đầu con người, và những sự việc diễn ra trong quá khứ cũng vậy.
Mà con người bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, tâm sinh lý, nhận thức, môi
trường sống… Những điều này, ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý, nhận thức và hành vi
con người. Nhận thức đúng dẫn đến hành vi đúng (ngược lại thì chưa chắc đúng),
mà nhận thức là một quá trình phản ánh tư duy, trí tuệ của con người thông qua quá
17/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
trình lâu dài của sự trải nghiệm cuộc sống chính họ. Sự trải nghiệm cuộc sống ở mỗi
người là khác nhau, vì thế họ có thể đưa ra những cách nhìn nhận vấn đề khác nhau.
Hơn nữa, tâm lý con người cũng ảnh hưởng nhiều tới quyết định của họ, người vui
lạc quan thì nhìn vấn đề theo hướng khách quan, thoải mái hơn. Người có tâm trạng
buồn, bi quan thì nhìn vấn đề theo hướng tiêu cực hơn. Chính vì thế, nó đã ảnh
hưởng đến việc định giá sai và mong muốn điều chỉnh việc định giá sai này về đúng

giá trị nội tại của một tài sản nào đó.
Một số chỉ trích nhằm vào các mô hình cổ điển trong kinh tế và tài chính là
chúng thường được xây dựng như thể người ra quyết định có một bộ nhớ RAM
không giới hạn. Một người ra quyết định như vậy luôn xem xét tất cả thông tin có
liên quan và đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất trong mọi tình huống của một quá
trình được gọi là tối ưu hoá có ràng buộc.
Nhưng con người bình thường là không hoàn hảo và một số mô hình đòi hỏi
quá nhiều thông tin.
Vấn đề nghiên cứu tiếp theo là cách thức con người đưa ra các quyết định
trong bối cảnh thông tin và thời gian bị giới hạn trong một thế giới không chắc chắn.
Vấn đề này bắt đầu bằng các thảo luận về một số giới hạn nhất định trong nhận thức
có thể dẫn đến những kỳ vọng không hợp lý trong các mô hình.
Nhận thức và bộ nhớ không phải là bộ lọc thông tin chính xác, và cách mà
thông tin được trình bày được gọi là bối cục của vấn đề, ảnh hưởng như thế nào đến
việc tiếp nhận thông tin. Bởi vì nhiều thông tin rất khó xử lý nên con người đã
sử dụng các đường tắt hoặc trải nghiệm của chính mình – còn gọi là phương pháp
dựa vào kinh nghiệm) để đưa ra những quyết định hợp lý.
• Sự quen thuộc và các trải nghiệm có liên quan
Tiếp theo sẽ khám phá một loạt các trải nghiệm có liên quan khiến con người
thể hiện sự ưa thích không liên quan đến các đánh giá khách quan. Con người
thường cảm thấy an tâm với những điều quen thuộc. Con người không thích sự mơ
hồ và thường tìm cách né tránh các rủi ro không được bù đắp. Con người có khuynh
hướng gắn liền với những cái gì họ biết hơn là những điều xa lạ.
18/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
Con người lãng tránh tiếp nhận những sáng tạo mới mặc dù họ biết rằng việc
tiếp cận những sáng tạo mới này là đáng giá. Tất cả những điều trên cho thấy con
người có khuynh hướng tìm kiếm sự an tâm.
• Sự quen thuộc
Con người ta thường có khuynh hướng phản ứng lặp lại với những tình huống

mà họ cảm thấy quen thuộc. Bởi vì, tâm lý con người thường cảm thấy an tâm với
những điều quen thuộc và ghét sự rủi ro và mơ hồ. Rủi ro và sự mơ hồ làm cho họ
không còn cảm giác an tâm, và sự ngờ vực bao trùm tâm trí họ. Tất cả những điều
trên cho thấy con người có khuynh hướng tìm kiếm sự an tâm và “mở lòng” với cái
gì họ biết hơn là cái xa lạ.
Khi nghiên cứu xã hội học, người ta chỉ ra rằng ở cùng một quốc gia ở từng
vùng miền khác nhau thì tập quán đầu tư khác nhau họ thường đầu tư vào chính các
công ty nơi họ sống. Một ví dụ mà Mark Grinblatt và Matti Keloharju đã chứng
minh về ngôn ngữ và văn hóa. Ở Phần Lan có hai thứ tiếng chính thức là Phần Lan
và Thụy Điển, nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi kiểm soát các yếu tố khác có liên
quan, các nhà đầu tư Phần Lan thích đầu tư vào các công ty ngôn ngữ chung là tiếng
Phần Lan, các nhà đầu tư Thụy Điển thì thích các công ty có ngôn ngữ chung là tiếng
Thụy Điển, còn các công ty song ngữ thì được xếp hạng giữa hai nhóm đầu tư. Đối
với vấn đề ngôn ngữ công ty thì công ty nói tiếng Phần Lan thích CEO là người
Phần Lan còn với Công ty Thụy Điển thì ngược lại. Đây là xu hướng chung, các nhà
đầu tư tố chức cũng không thể thoát khỏi xu hướng này.
Đây là một hình thức của sự quen thuộc, đi theo lối mòn, nó tạo nên một tâm lý
sở hữu và cảm thấy được sở hữu, cảm thấy thân thuộc. Nó tạo nên một lợi thế thông
tin, chúng ta có thể trực tiếp giám sát và tiếp cận thông tin nội bộ.
Sai lầm ở chỗ, họ bó cụm sự quen thuộc của họ lại trong phạm vi nhỏ, mà bỏ
qua các công ty khác, có thể là mới lạ với họ, nhưng nó tốt hơn nhiều các công ty
quen thuộc của mình.
• E ngại và mơ hồ
Con người thường dễ dàng chấp nhận tham gia một cuộc chơi nếu họ cảm thấy
19/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
am hiểu, nghĩa là, nếu họ cảm thấy đủ khả năng chiến thắng và cảm thấy e ngại với
sự mơ hồ. Chip Heath và Amos Tversky đã tiến hành một thí nghiệm trong đó bước
đầu tiên là kiểm tra những người tham gia bằng một loạt các câu hỏi kiến thức phổ
thông có nhiều sự lựa chọn (có bốn lựa chọn).

Mỗi câu hỏi có nhiều sự lựa chọn có đánh giá mức độ niềm tin, trong đó mỗi
lựa chọn được sắp xếp theo mức độ chắc chắn từ 100% đến 25%.
Với bốn câu trả lời, mức độ tự tin 25% đơn thuần chỉ là sự suy đoán. Giả sử
một người tham gia có mức độ tự tin 60% (tính trung bình qua các câu trả lời).
Sau đó người này sẽ được đề nghị lựa chọn tham gia vào một trong hai trò chơi
sau: một trò chơi mà phần thưởng ngẫu nhiên với xác suất 60% và một trò chơi thứ
hai mà sẽ nhận được phần thưởng nếu trả lời chính xác câu hỏi được lựa chọn ngẫn
nhiên.
Sự lựa chọn giữa đặt cược có kỹ năng so với đạt cược ngẫu nhiên như là một
phương trình của xác suất trả lời đúng.
Có một số ví dụ cho thấy thái độ thận trọng với sự mơ hồ là hành vi cảm xúc
hơn là trải nghiệm. Thật ra, nó phản ánh xu hướng của cảm xúc, cụ thể là sự sợ hãi,
ảnh hưởng đến việc lựa chọn trong các tình huống có rủi ro.
Tâm lý e ngại sự mơ hồ là một phần trong sự quen thuộc, người ta sợ sự mơ hồ
không chắc chắn với những cái mới, lạ và không tìm hiểu sâu. Dẫn đến bỏ qua
những cơ hội tốt, mà đôi khi ráng “chịu đựng” với cái sẵn có, quen thuộc, dù biết
rằng nó không còn tốt nữa.
Trải nghiệm đa dạng hoá có nghĩa là con người thường ít cố gắng khi đứng
trước các lựa chọn không loại trừ lẫn nhau. Một hành vi thường thấy ở các bữa tiệc
buffet là dùng thử nhiều món ăn khác nhau (hoặc tất cả), với giả thiết bạn chỉ được
chọn 1 lần cho tất cả các món ăn cùng lúc, nghĩa là có sự giới hạn về thời gian. Việc
chỉ chọn một hoặc hai loại món ăn, tạo nên rủi ro là bạn ăn phải món không thích
hoặc bỏ sót món ưa thích. Và thường người ta chọn mỗi món một chút.
Những hành vi tương tự như vậy được phát hiện bởi Itamar Simonson, ông rằng
những người mua sắm thường ưa thích lựa chọn nhiều mặt hàng (chẳng hạn như các
20/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
loại sữa chua khác nhau) khi họ phải mua nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong tương
lai, so với trường hợp họ chỉ mua một loại ưa thích cho mỗi quyết định chi tiêu.
Simonson kết luận rằng có những yếu tố nhất định tác động đến các hành vi

như trên. Đầu tiên, nhiều người ưa thích có nhiều mặt hàng và nhiều sản phẩm mới
để lựa chọn. Sở thích này được thể hiện rõ hơn khi người mua muốn mua nhiều mặt
hàng. Thứ hai, những sở thích trong tương lai bao hàm với sự không chắc chắn.
“Bây giờ tôi có thể thích hơn sữa chua mâm xôi hơn sữa chua dâu nhưng tôi không
biết sẽ thích loại nào trong tuần tới?”. Một lý do cuối cùng cho việc tìm kiếm sự đa
dạng hoá là làm cho sự lựa chọn của bạn trở nên đơn giản hơn, do đó tiết kiệm thời
gian và hạn chế mẫu thuẫn trong quyết định.
• Trải nghiệm đa dạng hóa
- Không thích sự thay đổi và hiệu ứng coi trọng tài sản sở hữu
Việc thích giữ nguyên tình trạng hiện tại cũng xuất phát từ việc tìm kiếm
cảm giác an tâm. Con người không thích sự thay đổi, lo sợ rằng liệu bước đi tiếp
theo có tốt hơn so với hiện tại. Do đó, con người có khuynh hướng tiếp tục nắm giữ
cái mà họ đang sở hữu hơn. Sự quá đề cao cái mình đang có, mà vô tình họ đã “thần
tượng hóa” cái mình có, mà chậm chạp hay ngờ vực những thay đổi mới.
• Tình huống điển hình và các xu hướng lệch lạc liên quan
Trong một số nghiên cứu của Amos Tversky và Daniel Kahneman chỉ ra rằng
có 3 loại trải nghiệm gồm: tình huốn điển hình, sự có sẵn và neo quyết định có thể
dẫn tới lệch hướng trong hành vi con người. Mặc dù các loại trải nghiệm này thường
cung cấp những câu trả lời hợp lý cho các quyết định sắp tới của nhà đầu tư nhưng
đôi khi chúng cũng làm cho chúng ta sai lầm.
• Lệch lạc do tình huống điển hình
Lệch lạc do tình huống điển hình, thường được diễn tả một cách đơn giản là xu
hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, mà thường đặt nhiều quan
tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn trong quá khứ.
21/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
Tversky và Kahneman (1974) đưa ra một định nghĩa hàn lâm hơn cho tình
huống này là người ta đánh giá xác suất xảy ra của những sự kiện trong tương lai dựa
vào mức độ “tương tự” với một tình huống điển hình nào đó đã xảy ra. Điểm quan
trọng là người ta thường chỉ quan tâm đến một tình huống điển hình của một giai

đoạn ngắn thay vì quan tâm đến một mẫu hình điển hình trong một giai đoạn dài (điều
này gọi là luật số quan sát nhỏ, nghĩa là họ quy kết những mẫu hình hay những sự
kiện rất hiếm khi xảy ra (luật quan sát số nhỏ) thành những mẫu hình chuẩn cho tất cả
(luật quan sát số lớn) và lấy đó làm cơ sở cho họ đưa ra quyết định. Hay nói cách
khác họ đang nhầm lẫn áp dụng “luật quan sát số lớn” cho một mẫu có số lượng
nhỏ, mà tưởng rằng đó là “luật quan sát số lớn”. Nếu sai lầm này diễn ra trong các
nhà đầu tư nhỏ lẻ và tần suất thấp thì sẽ không là vấn đề gì, nhưng nều nó lập đi lập
lại với tần xuất nhiều hơn, mạnh mẽ hơn thì sẽ thành một con số khủng khiếp, ảnh
hướng rất lớn đến thị trường.
• Trải nghiệm sẵn có và nổi trội
Theo trải nghiệm có sẵn, những sự kiện được gọi là dễ dàng nhận thức được cho
là dễ xuất hiện. Mặc dù tần suất xuất hiện và sự dễ nhớ là có tương quan với nhau
nhưng thực tế là sự dễ nhớ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Bạn có thể dễ dàng
nghĩ ra được nhiều chữ bắt đầu bằng ký tự “k” hơn ký tự “k” ở vị trí thứ ba của từ
đó Giả định rằng vì bạn nhanh chóng nghĩ ra nhiều từ bắt đầu bằng ký tự “k” hơn
những từ bắt đầu bằng ký tự “k” ở vị trí thứ ba của từ. Và kết quả là họ cho rằng có
nhiều từ bắt đầu bằng ký tự “k” này mặc dù thực tế là có khá ít từ bắt đầu bằng ký tự
“k”. Nhiều ví dụ kiểu như trên đã được chứng minh trong đó sự sẵn có của dữ liệu
đã ảnh hưởng đến đánh giá xác suất bằng quan sát.
Có hai yếu tố tạo nên sự có sẵn. Khi một vấn đề nào đó xảy ra gần đây, nó
chắc chắn dễ được nhớ đến hơn. Thuật ngữ được sử dụng là lệch lạc tức thì. Khi các
sự kiện có ngăn cách tạm thời, sự kiện xuất hiện thứ cuối cùng là dễ nhớ nhất.
Sự nổi trội cũng có tác động đến sự trải nghiệm sẵn có. Quan sát một vụ tai
nạn máy bay vừa mới xảy ra. Sự kiện này xuất hiện nhiều trên các phương tiện
22/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
truyền thông và dễ dàng nhận ra vụ việc kinh hoàng đó – chính là sự nổi trội. Kết
quả loan truyền của các phương tiện truyền thông về sự kiện này khiến cho một số
người, ít nhất là tạm thời, ước lượng quá mức về khả năng tái diễn sự việc tương tự
và khiến họ né tránh đi lại bằng máy bay. Điều này cũng lý giải trong tâm lý học

bằng trí nhớ được hình thành do sự lặp đi, lặp lại các sự kiện trong đầu con người
hoặc trong các quan sát nhiều lần của họ.
• Sự neo vào
Sự neo vào mô tả trường hợp trong đó người ta sử dụng một số hoặc giá trị như
một điểm khởi đầu, được biết đến như là một điểm neo, và điều chỉnh thông tin cho
đến khi đạt được một giá trị có thể chấp nhận được (Epley & Gilovich, 2005). “Điểm
khác nhau bắt đầu ra các ước tính khác nhau, mà thiên về các giá trị ban đầu. Chúng
tôi gọi hiện tượng này là neo đậu." Tversky và Kahneman (1974).
Giá trị ban đầu tự tạo ra bằng cách tham gia xây dựng các vấn đề hay là kết
quả của việc tính toán một phần, hoặc có thể được cung cấp bởi một thí nghiệm hoặc
các nguồn khác bên ngoài.
Điều chỉnh xảy ra khi sử dụng một điểm neo tự tạo ra. Thông qua nghiên cứu,
các nhà tâm lý học đã kết luận rằng mọi người có xu hướng điều chỉnh không đầy đủ
vì họ ngừng điều chỉnh một khi họ đã đạt đến một phạm vi nhất định các giá trị chính
đáng (Epley, Keysar, Van Boven, & Gilovich, 2004). Vì vậy, ước tính của họ có xu
hướng nằm gần phía neo phạm vi của họ.
Gregory Northcraft và Magaret Neale đã tiến hành nghiên cứu “Experts,
amateurs, and real estate: An anchoring and adjustment perspective on property
pricing decisions” (1987) xem có hay không việc neo quyết định có thể xảy ra
trong quá trình định giá bất động sản. Hai nhóm chuyên gia bất động sản được lựa
chọn ngẫu nhiên và được dẫn đến một ngôi nhà với yêu cầu định giá ngôi nhà đó.
Họ được dẫn đi xem ngôi nhà và nhận được một lượng thông tin xác định
như nhau, gồm có giá niêm yết của ngôi nhà. Điểm khác nhau duy nhất giữa hai
nhóm này là nhóm I được đưa giá niêm yết vào khoảng $65,900, trong khi nhóm II
được đưa giá niêm yết vào khoảng $83,900.
23/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
Mức định giá trung bình của nhóm I vào khoảng $67,811, và của nhóm II là
khoảng $75,190. Tính toán này có thể được tóm tắt trong bảng sau:
Rõ ràng, các chuyên gia niêm yết bất động sản đã bị neo vào giá niêm yết

mà họ đã được đưa ra trước đó.
Và sẽ thật là thiếu xót nếu nghiên cứu về hành vi bất hợp lý của con người
mà chúng ta không nghiên cứu về chính tâm lý con người, bởi lẽ con người là chủ
thể của thị trường. Bên cạnh các yếu tố về tư duy, nhận thức hành vi thì tâm lý con
người ảnh hưởng rất lớn đến quyết định và các vấn đề về tài chính.
1.3. Tâm lý con người
Như đã nêu ở phần trên, tâm lý con người cũng ảnh hưởng nhiều tới quyết định
của họ, người vui lạc quan thì nhìn vấn đề theo hướng khách quan, thoải mái hơn.
Người có tâm trạng buồn, bi quan thì nhìn vấn đề theo hướng tiêu cực hơn.
Dưới đây là những tâm lý chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định của con người.
• Lý thuyết tiếc nuối
Tâm lý của con người là cảm thấy đau khổ, hối tiếc vì làm sai, thậm chí là lỗi
sai nhỏ. Họ cảm thấy rất hối hận về quyết định mà nó gây ra kết quả xấu. Nếu ai đó
mong rằng có thể tránh nỗi đau của sự hối hận, họ có thể thay đổi hành vi của họ
theo cách mà đôi khi là bất hợp lý. Lý thuyết về hối tiếc có thể giúp giải thích nhân
tố mà nhà đầu tư trì hoãn bán chứng khoán đang giảm giá trị và thúc giục bán chứng
khoán khi nó đang tăng giá. Lý thuyết có thể được giải thích như việc ám chỉ nhà đầu
tư tránh bán chứng khoán đang giảm giá để không tạo ra lỗi mà họ làm hay là cách
mà họ tránh cảm giác hối hận. Họ bán chứng khoán mà đang lên để không cảm giác
hối tiếc vì không bán nó nếu giá sau này giá lại giảm. Hành vi này được ghi nhận
khi dùng khối lượng giao dịch bởi Ferris, Haugen và Makhija (1988) và Odean
(1996).
• Tâm lý sợ mất mát
Theo Kahnemann và Tversky thì hàm giá trị thể hiện đường không cân xứng
giữa giá trị mà người ta đặt cho phần nhận được và phần mất đi. Những bằng chứng
24/44
GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1
thực nghiệm của Kahneman và Tversky chỉ ra rằng giá trị mất đi 1$ thì “nặng” gấp 02
lần giá trị nhận được $1. Hay người ta sẽ buồn gấp đôi nếu mất đi 1$ so với việc nhận
được 1$ lời. Điều này cũng được diễn tả trong hiện tượng mà ở đó người ta có

khuynh hướng đánh cược nhiều hơn khi lỗ, họ có khuynh hướng “nắm giữ cái lỗ” với
hi vọng giá sẽ được hồi phục.
Trong tâm lý sợ mất mát đó là tâm lý sợ mất mát thiện cận, Samuelson (1963)
đã mô phỏng nó bằng một ví dụ khi ông làm một thí nghiệm nhỏ. Ông đã yêu cầu
đồng nghiệp của mình chơi một trò đặt cược nhỏ hoặc là anh ta nhận được 200$ với
xác suất 0.5, hoặc là mất 100$ với xác suất 0.5. Kết quả là người đồng nghiệp này
không tham gia ván này, nhưng anh ta lại cá một trăm lần. Với 100 lần cá như vậy,
tổng giá trị thắng kỳ vọng của anh ta là 5000$, và hầu như anh ta không có mất mát
bất kỳ khoản tiền nào. Hành động như vậy, được Benartzi và Thaler (1995) gọi là
“tâm lý sợ mất mát thiện cận” (myopic loss aversion) . Đó là sự kết hợp giữa tính
nhạy cảm đối với mất mát hơn là nhận được và khuynh hướng đánh giá thu nhập một
cách thường xuyên. Tâm lý của nhà đầu tư đôi khi được thể hiện trong tâm lý thiển
cận, thiếu tầm nhìn, vì họ nhìn nhận sự việc từ một phía và bỏ qua điều gì có thể xảy
ra, vì vậy nhà đầu tư chỉ lên kế hoạch cho một thời kỳ nắm giữ nào đó thôi (Bodie
et all, 2000). Hai giả định của tâm lý sợ mất mát thiện cận (myopic loss aversion)
được kiểm nghiệm. Đầu tiên, nhà đầu tư thể hiện tâm lý sợ mất mát thiện cận bằng
việc sẵn lòng chấp nhận rủi ro nếu họ đánh giá giá trị đầu tư của họ ít thường xuyên
hơn. Thứ hai, tất cả những thu nhập tăng lên đủ để hạn chế mất mát, nhà đầu tư sẽ
chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Tâm lý sợ mất mát thiện cận cũng chỉ ra rằng mọi người
có xu hướng nhạy cảm hơn với mất mát tài sản hơn giá trị tăng lên.
Tâm lý sợ mất mát có thể giúp giải thích xu hướng nhà đầu tư nắm giữ chứng
khoán lỗ hơn trong khi lại có khuynh hướng bán chứng khoán lời quá sớm. Shefrin
và Statman (1985) gọi sự kiện này là “ thắng bán sớm và lỗ chơi lâu” như là một
hiệu ứng tâm lý.
• Qúa tự tin và phản ứng thái quá hay bi quan
Chìa khóa quan trọng của nhân tố hành vi và có lẽ là khám phá mạnh mẽ nhất
25/44

×