Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam Trường Đại Học Kinh Tế, 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 79 trang )



 ! ∀
#∃
∀%
&∋()
∗+,−.+/012345

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


LÊ NGUYỄN NGUYỆT HƯỜNG


CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG





TP.Hồ Chí Minh - Năm 2014



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Lê Nguyễn Nguyệt Hường; là học viên cao học K21 của Trường
Đại học Kinh Tế Tp.HCM. Mã số học viên: 7701210412
Cam đoan luận văn “Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam” là
nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép tài
liệu và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn
trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn



Lê Nguyễn Nguyệt Hường












iii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN LẠM PHÁT 5
1.1 Lạm phát 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Phân loại lạm phát 6
1.1.3 Nguyên nhân lạm phát 7
1.1.3.1 Lạm phát do cầu kéo (Demand Pull Inflation) 7
1.1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy (Cost Push Inflation) 9
1.1.4 Tác động của lạm phát lên nền kinh tế 10
1.1.4.1 Tác động tích cực 10
1.1.4.2 Tác động tiêu cực 10
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát 11
1.2.1 Tổng sản phẩm quốc nội 11
1.2.2 Cung tiền 12
1.2.3 Tỷ giá hối đoái 13
1.2.4 Lãi suất 14
1.2.5 Giá dầu thế giới 16
1.3 Phương pháp đo lường lạm phát 16
1.4 Các nghiên cứu tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát 17

1.4.1.
Các nghiên cứu trên thế giới
17
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 20

iv

1.5 Mô hình xác định lạm phát 24
Kết luận chương 1 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẠM
PHÁT TẠI VIỆT NAM 25
2.1. Tình hình thực trạng lạm phát tại Việt Nam 25
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam 29
2.2.1 Tổng sản phẩm quốc nội 29
2.2.2 Cung tiền 32
2.2.3 Tỷ giá hối đoái 35
2.2.4 Lãi suất 36
2.2.5 Giá dầu thế giới 40
2.3. Mô hình nghiên cứu 45
2.3.1. Dữ liệu nghiên cứu 45
2.3.2. Lựa chọn biến cho mô hình ước lượng 45
2.3.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng 45
2.3.2.2 Tổng sản phẩm quốc nội 48
2.3.2.3 Cung tiền 48
2.3.2.4 Tỷ giá hối đoái 49
2.3.2.5 Lãi suất 50
2.3.2.6 Giá dầu thế giới 50
2.4. Các bước thực hiện 50
2.4.1 Kiểm định tính dừng của các biến của mô hình 50
2.4.2 Lựa chọn độ trễ cho mô hình VAR cơ bản (Basic-VAR) 51

2.4.3 Kết quả phân tích định lựợng 51
2.4.4 Phân tích tác động của các nhân tố đến lạm phát 52
2.4.5 Phân tích mức độ tác động trong ngắn hạn và trung hạn 53
Kết luận chương 2 54
CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI
VIỆT NAM 55

v

3.1 Định hướng kiểm soát lạm phát tại Việt Nam 55
3.2 Khuyến nghị cho kiểm soát lạm phát tại Việt Nam 56
3.2.1 Tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa GDP bền vững 56
3.2.2 Kiểm soát cung tiền 57
3.3 Kiểm soát tỷ giá 58
3.2.4 Kiểm soát lãi suất 58
3.2.5 Giá dầu thế giới 59
Kết luận chương 3 59
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

















vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
EX: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
M2: Cung tiền
OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
R: Lãi suất tiền gửi
VNĐ: Đồng Việt Nam
WB: Ngân hàng thế giới (World Bank)
WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
USD: Đôla Mỹ



















vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát theo các nghiên cứu khác 21
Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2008-2013 25
Bảng 2.2: Chỉ số CPI từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2013 của Việt Nam 26
Bảng 2.3: Tỷ lệ đầu tư hàng năm trên GDP 30
Bảng 2.4: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế 31
Bảng 2.5: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế . 31
Bảng 2.6: Tốc độ tăng trường cung tiền và tín dụng giai đoạn 2008 – 2013 34
Bảng 2.7: Chính sách lãi suất điều hành của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 39
Bảng 2.8: Diễn biến giá dầu trên thế giới 42
Bảng 2.9: Tình hình nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 44
Bảng 2.10: Rổ hàng hóa để tính CPI 47
Bảng 2.11: Xác định độ trễ cho mô hình VAR 51
Bảng 2.12: Ma trận tham số và thống kê T của mô hình VAR 52
Bảng 2.13: Tác động giải thích lạm phát sau 4 quý và sau 8 quý 53

















viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ lãi suất đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế 15
Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2008 – 2013 26
Hình 2.2: Biểu đồ diễn biến CPI giai đoạn 2008 – 2013 27
Hình 2.3: Biến động chỉ số CPI giai đoạn năm 2008 – năm 2013 27
Hình 2.4: Diễn biến tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008 -2013 29
Hình 2.5
:
GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 32
Hình 2.6: Tốc độ tăng trường cung tiền và tín dụng giai đoạn 2008 – 2013 34
Hình 2.7: Tỷ giá mua bán giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ giai đoạn 2008 –
2013 35
Hình 2.8: Chính sách lãi suất điều hành của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 40
Hình 2.9: Giá dầu thô trên thế giới giai đoạn 2008 – 2013 43
Hình 2.10: Tình hình nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 44






1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lạm phát là hiện tượng kinh tế phổ biến của mọi quốc gia trên thế giới trong
các giai đoạn phát triển kinh tế. Thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp siêu lạm phát
ở nhiều quốc gia (Trung Quốc – năm 1948, năm 1949; Nam Tư cũ – năm 1989, năm
1994; và gần đây nhất là quốc gia Zimbabwe - năm 2007, năm 2008,…). Trước những
tác động không mong muốn của lạm phát, nhiều nước đã đưa ra những biện pháp
trước mắt cũng như lâu dài nhằm kiểm soát lạm phát, đảm bảo tăng trưởng kinh tế
như: tăng cường phát triển kinh tế dài hạn làm cơ sở chống lạm phát và ổn định kinh
tế vĩ mô, tạo tiền đề tăng trưởng bền vững hơn trong những năm tới (đặc biệt là Trung
Quốc); thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, theo đó Ngân hàng Trung ương ấn
định một mức lạm phát cụ thể trong trung, xem đây là cam kết duy trì ổn định giá cả
trong trung và dài hạn tại các nước phát triển (Mỹ, Anh, Nhật Bản, ) và đang phát
triển (Thái Lan, Philippines, Brazil, Chile, Isarel, Ba Lan ); sử dụng chế độ tỷ giá
linh hoạt (Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á); xây dựng thể chế tài chính – ngân
hàng vững mạnh có khả năng thực hiện chương trình ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm
phát, quản lý và phát triển hiệu quả thị trường thị trường bất động sản, thị trường
chứng khoán
Tại Việt Nam, việc ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và duy trì
tăng trưởng hợp lý là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của Chính phủ.
Trong đó, ổn định và giữ cho tốc độ lạm phát ở mức vừa phải là vấn đề kinh tế vĩ mô
hàng đầu; bởi vì, một sự biến động lạm phát ngoài kiểm soát, chắc chắn sẽ có những
ảnh hưởng nhất định không mong muốn đến đời sống kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, lạm phát luôn có biến động không ngừng với

biên độ lớn. Năm 2008, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vọt lên mức 19,9%; sau đó, giảm
mạnh vào năm 2009 (6,8%). Năm 2010, 2011, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đạt con số
lần lượt là 11.75%, 18,13%, và giảm xuống mức 1 con số vào 02 năm kế tiếp (6,81%
năm 2012 và 6,04% năm 2013).

2

Sự thiếu ổn định của lạm phát gần như đều có quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế -
xã hội; đặc biệt trong bối cảnh kinh tế diễn biến có nhiều thay đổi không ngừng: giá
dầu thế giới có xu hướng tăng do các biến động tình hình chính trị; Tốc độ tăng
trưởng kinh tế quốc gia và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng từng bước. Với
vai trò điều tiết nền kinh tế quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng những chính
sách tiền tệ cụ thể, điều chỉnh các quy định về lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền (M2)
nhằm đảm bảo sự ổn định của kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Nhìn chung, lạm phát là hiện tượng kinh tế phổ biến của mọi quốc gia, lạm
phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh những tác hại không đáng kể;
còn lạm phát cao và siêu lạm phát gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với kinh tế
và đời sống. Nhiều nước trên thế giới với kinh nghiệm của mình đã đưa ra những biện
pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm kiểm soát lạm phát và kiểm soát lạm phát
thành công. Tại Việt Nam, việc xác định đúng các nhân tố tác động đến lạm phát để
từ đó có các biện pháp đối phó và khắc phục kịp thời là hết sức quan trọng trong việc
quản lý và điều hành nền kinh tế.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động
đến lạm phát tại Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn, để tìm hiểu xem
thực tế nguyên nhân nào là chính yếu trong việc gây ra lạm phát, các biện pháp khác
nhau chính phủ đưa ra để khắc phục tình trạng lạm phát mang lại hiệu quả như thế
nào.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là kiểm định các nhân tố (bao gồm giá dầu
thế giới, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội, cung tiền) tác động đến lạm

phát trong nền kinh tế Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận các nhân tố tác động đến lạm phát.
- Đo lường các nhân tố tác động đến lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam

3

- Đánh giá tác động các nhân tố tác động đến lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp về kiểm soát lạm phát tại Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá dầu thế giới, lãi
suất, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội, cung tiền tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam
giai đoạn 2008 - 2013. Tuy nhiên, dữ liệu trong bài được tổng hợp, thu thập và tính
toán thủ công từ nhiều nguồn khác nhau vì tại Việt Nam chưa cung cấp hệ thống cơ
sở dữ liệu hoàn chỉnh. Số liệu phân tích lấy từ các báo cáo của tổ chức IFS (Tổ
chức thống kê tài chính quốc tế thuộc IMF), Tổng cục thống kê Việt Nam, website
Ngân hàng Thế giới.
- Lạm phát trong nền kinh tế thị trường Việt Nam đo bằng chỉ chỉ số giá tiêu
dùng CPI.
- Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam: tỷ giá hối đoái được đo bằng
tỷ giá USD/VND, lãi suất, cung tiền mở rộng M2, giá dầu thế giới, tổng sản phẩm
quốc nội.
5. Bố cục của luận văn.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về lạm phát và các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát
Chương 2: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam.
Chương 3: Khuyến nghị cho việc kiểm soát lạm phát tại Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu.

Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về lạm phát, các các nhân tố tác động đến lạm phát. Trên
cở sở đó phân tích được các các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam.

4

Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực kinh
tế có cái nhìn toàn diện hơn về lạm phát tại Việt Nam. Bên cạnh đó nhận định được
các nhân tố tích cực, hạn chế các nhân tố tiêu cực tác động đến lạm phát tại Việt
Nam.






















5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẠM PHÁT
1.1 Lạm phát.
1.1.1 Khái niệm.
Lạm phát là một lĩnh vực tồn tại phổ biến trong nền kinh tế thị trường, trở
thành mối quan tâm của rất nhiều các nhà kinh tế. Dựa trên các công trình nghiên cứu
lý thuyết và thực tiễn, các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về lạm phát theo quan điểm
của cá nhân.
Nhà kinh tế học người Anh - John Maynard Keynes - người mà tư tưởng của
mình là cơ sở hình thành nên trường phái Keynes nổi tiếng – đã đề xướng nguyên
nhân cơ bản của lạm phát là vì sự biến động cung cầu. Khi nền kinh tế có mức cung
lớn hơn mức cầu, hàng hoá dư thừa, nền sản suất bị trì trệ, thì Chính phủ cần phải
tăng các khoản chi tiêu, tung thêm tiền vào lưu thông, tăng tín dụng, mục đích tăng
cầu để đạt tới mức cân bằng mới và vượt cung. Lúc này, lạm phát đã xuất hiện, là một
công cụ thúc đẩy sản xuất phát triển, để tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái với điều
kiện đây là nền kinh tế phát triển có hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng tích cực,
cơ cấu kinh tế được đổi mới nhanh và đúng hướng. Ngược lại, nếu nền kinh tế phát
triển kém hiệu quả trì trệ, thiết bị kỹ thuật lạc hậu, cơ cấu kinh tế chậm đổi mới hoặc
đổi mới không phù hợp, thì lạm phát theo lý thuyết cầu không phải là công cụ tăng
trưởng kinh tế. Một loại lạm phát khác xuất hiện, có liên quan đến chi phí sản xuất
hàng hoá tăng lên nhanh hơn mức tăng năng suất lao động. Chi phí sản xuất tăng lên,
có thể do tăng giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như tiền lương,
nguyên vật liệu, lãi suất vay vốn hoặc lợi suất cổ tức, doanh nghiệp buộc phải tăng giá
hàng bán trên thị trường để duy trì lợi nhuận. Việc tăng năng suất lao động xã hội đã
không bù đắp được mức tăng chi phí sản xuất khiến cho giá cả tăng cao lạm phát xuất
hiện. Lúc này, lạm phát đã gắn liền với suy thoái kinh tế.


6

Nhà kinh tế học người Mỹ theo trường phái trọng tiền hiện tại - Milton
Friedman – quan niệm:
lượng cung tiền tệ quyết định mặt bằng giá, hay nói rõ
hơn ra là về dài lâu tăng tiền sẽ làm tăng giá và sẽ có ảnh hưởng rất ít, hoặc
thậm chí không có ảnh hưởng gì đến sản lượng. Về ngắn hạn tất nhiên nó có
ảnh hưởng như lý thuyết Keynes đưa ra. Friedman khuyến nghị rằng nếu ngân
hàng trung ương đều đặn tăng lượng cung tiền tệ bằng với tốc độ tăng (theo giá
cố định) của nền kinh tế thì lạm phát sẽ biến mất. (Milton Friedman, 1956)

Trong bộ tư bản nổi tiếng của mình, Các Mác viết: “Việc phát hành tiền giấy
phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền
giấy của mình”. Điều này có nghĩa là lạm phát sẽ xuất hiện khi một Nhà nước phát
hành và lưu thông khối lượng tiền giấy vượt hạn mức số vàng mà nó đại diện.
Theo David Begg “Lạm phát là sự gia tăng của mức giá. Lạm phát phát thuần
nhất là mức giá của hang hóa và nhân tố đầu vào tăng theo cùng một tỷ lệ”.
Tóm lại, ta có thể hiểu lạm phát là hiện tượng giá cả chung tăng lên và giá trị
đồng tiền giảm xuống. Đầu tiên, thuật ngữ "lạm phát" chỉ ra sự gia tăng trong số
lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, hiện nay, trong kinh tế học, lạm phát được hiểu
là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh
tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh
với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với
các loại tiền tệ khác.
1.1.2 Phân loại lạm phát.
Có nhiều tiêu thức phân loại lạm phát:
Căn cứ vào mức độ lạm phát:
Lạm phát ỳ: Tỷ lệ lạm phát ở mức từ 0% đến không quá vài %. Xảy ra khi mức
giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định. Là loại lạm phát mà người ta có thể dự tính và
chấp nhận.


7

Lạm phát vừa: Tỷ lệ lạm phát ở mức một con số trong năm, và ổn định. Đây là
mức độ lạm phát mà các chính phủ có thể chủ động định hướng duy trì một tỷ lệ nhất
định để phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế ở mỗi thời kỳ khác nhau.
Lạm phát phi mã: Tỷ lệ lạm phát ở mức từ mức trung bình của 2 con số đến
đỉnh cao của 03 con số. Đây là tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của
ngân hàng
Nhà nước
.
Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát ở mức trên 3 con số, thậm chí người ta không
thể đo lạm phát bằng số % mà là bằng số lần tăng giá trong năm. Là hiện tượng khủng
hoảng kinh tế đã đến mức rất nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình cho hiện tượng này
là vấn nạn siêu lạm phát của quốc gia Zimbabwe; lạm phát đã tăng từ một tỷ lệ hàng
năm 32% năm 1998, lên mức ước tính chính thức cao tới 11.200.000.000% vào tháng
8 năm 2008; đến năm 2009, Zimbabwe buộc phải từ bỏ đồng nội tệ của mình.
1.1.3 Nguyên nhân lạm phát.
1.1.3.1 Lạm phát do cầu kéo (Demand Pull Inflation).















Với: LAS: Cung dài hạn
SAS: Cung ngắn hạn
AD: Tổng Cầu

8

Yp: Sản lượng tiềm năng
P: Mức giá
Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại sản lượng tiềm năng Yp, mức giá P
0
.
Nếu cung tiền không thay đổi thì khi tiền tệ lưu thông nhanh hơn, mức chi tiêu
danh nghĩa tăng, đường tổng cầu dịch ra phía ngoài. Trong ngắn hạn, sự gia tăng tổng
cầu làm tăng sản lượng của nền kinh tế, Y
0
Y
1
. Tại mức giá cũ doanh nghiệp bán
được nhiều sản phẩm hơn. Do vậy, họ mở rộng sản xuất, thuê thêm nhân công, xây
nhà máy. Theo thời gian, tổng cầu đẩy tiền lương và giá cả tăng lên. Khi giá tăng, cầu
lại giảm xuống, và quay về sản lượng tự nhiên Yp, nhưng lúc này giá đã bị đẩy lên
cao, sản lượng tiến về gần sản lượng tiềm năng nhưng giá tăng  gây nên làm phát
do cầu kéo.
Vậy các nguyên nhân nào làm cho tổng cầu tăng lên đều dẫn đền lạm phát trong
ngắn hạn:
- Chi tiêu chính phủ tăng chính phủ tăng các khoản chi của để cung ứng hàng
hóa công cộng, như phát triển đường xá, trường học, quân sự, y tế, v.v

- Chi tiêu hộ gia đình: tăng tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành
viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tự sản, tự
tiêu về lương thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và các khoản chi tiêu khác
(biếu, đóng góp ). Các khoản chi tiêu của hộ không bao gồm chi phí sản xuất, thuế
sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự.
- Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên: dự báo về nền kinh tế phát triển,
thị trường, mở rộng
- Nhu cầu của nước ngoài: do lợi thế về tỷ giá, giá cả hàng hoá trong nước so với
nước ngoài, ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu
- Thuế giảm: thu nhập người dân tăng, kích thích nhu cầu tiêu dùng, cầu AD
dịch chuyển

9

1.1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy (Cost Push Inflation).
Phát sinh từ phía cung, việc gia tăng chi phí sản xuất, dẫn đến áp lực tăng giá,
xuất hiện lạm phát. Một số nguyên nhân gây ra sau:
- Giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng (do tỷ giá tăng hoặc khả năng khả khai thác
hạn chế) thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nhà sản xuất chuyển việc tăng chi phí
này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên.
- Giá cả nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người tiêu dùng nội địa. Nhập
khẩu càng trở lên đắt đỏ khi đồng nội tệ yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác.
- Tăng thuế: tiền thuế được tính vào giá thành sản phẩm, giá tăng
Tuỳ vào tình hình thực tế của mỗi quốc gia, mà lạm phát còn chịu sự chi phối
bởi các nguyên nhân khác:
- Tâm lý của người dân: thái độ của họ đối với đồng tiền của quốc gia mình,
nếu họ đẩy tiền vào lưu thông bằng việc mua hàng hoá dự trữ hoặc đầu tư vào một
hình thức khác được cho là đảm bảo hơn… Như thế, cầu và cung sẽ không cân bằng
trên thị trường, cung không đáp ứng được cầu,sẽ đẩy giá lên cao, từ đó xuất hiện lạm
phát.

- Chính sách quản lý kinh tế không phù hợp của chính phủ (chính sách cơ cấu
kinh tế, chính sách lãi suất, chính sách thuế ) làm nền kinh tế bị khủng hoảng, gây ra
thâm hụt ngân sách, dẫn đến tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát cao. Khi vướng
vào tình trạng thâm hụt ngân sách, các chính phủ thường tìm cách khắc phục bằng các
biện pháp. Đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì phát hành trái phiếu,
song việc phát hành này kéo dài sẽ làm cầu về vốn sẽ tăng và lãi xuất trên thị trưòng
tăng cao; để giảm lãi xuất chính phủ lại phải mua vào các trái phiếu đó, dẫn đến cung
tiền tăng và gây lạm phát. .Đối với các quốc gia đang phát triển, nguồn vốn còn hạn
chế, nên việc phát hành trái phiếu chính phủ thường không khả thi, các quốc gia này
thường sử dụng phương thức in tiền, vì thế khi sự thâm hụt càng trầm trọng và kéo
dài thì lượng tiền tệ sẽ tăng theo và tỷ lệ gây lạm phát càng lớn.

10

- Những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, động đất hoặc nền kinh tế bị
tàn phá sau chiến tranh, tình hình biến động của thế giới….
1.1.4 Tác động của lạm phát lên nền kinh tế.
Lạm phát có thể tác động mọi mặt lên nền kinh tế, và theo hai chiều hướng tích cực
lẫn tiêu cực
1.1.4.1 Tác động tích cực.
- Giúp tăng trưởng kinh tế: ở một ngưỡng lạm phát nhất định cho tăng trưởng
kinh tế, có tác dụng kích thích tiêu dùng, khuyến khích huy động vốn đầu tư và tăng
tính linh hoạt giá cả.
- Chính phủ có điều kiện lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư thông qua mở
tổng tín dụng và tài trợ lạm phát, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã hội
có mục tiêu và trong thời gian giới hạn.
- Giảm giá trị các khoản nợ: việc lạm phát cao làm hao mòn giá trị thực của
đồng tiền, qua đó lợi ích của các doanh nghiệp và cá nhân mắc nợ được tăng lên.
Vậy, lạm phát cũng có những tác động tích cực lên nền kinh tế, nếu quốc gia
có khả năng duy trì kiềm chế và duy trì lạm phát ở mức ổn định. Lạm phát sẽ không

phải là căn bệnh của nền kinh tế, mà trở thành công cụ điều tiết giúp kinh tế phát
triển.
1.1.4.2 Tác động tiêu cực.
- Gây rối loạn chức năng đo lường giá trị tiền tệ, bóp méo các yếu tố thị trường:
về giá trị tiền, ảnh hưởng vai trò điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua các
chính sách tiền tệ.
- Nền kinh tế bị rối loạn và khủng hoảng, sản xuất kinh doanh đình trệ, do lạm
phát, giá cả vật tư hàng hoá, nguyên liệu tăng nhanh.
- Lạm phát còn làm cho lãi suất danh nghĩa tăng lên bởi tỷ lệ lạm phát dự tính
tăng lên (lãi suất thực = lãi suất danh nghiã - tỷ lệ lạm phát). Kết quả là sự mất ổn định

11

của giá cả tiền tệ, phá vỡ thị trường vốn và tín dụng.
- Kiềm chế đầu tư dài hạn, kích thích đầu tư ngắn hạn có tính đầu cơ. Thu hút
nguồn vốn nước ngoài bị suy giảm.
- Đời sống người dân gặp khó khăn hơn: Khi lạm phát tăng lên, giá cả hàng hoá
tăng, trong khi thu nhập không tăng. Lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá trị, thu
nhập thực của người lao động bị giảm sút, có thể xảy ra các cuộc đình công đòi tăng
lương, làm ngừng trệ sản xuất, dẫn đến thất nghiệp ở người lao động.
Vậy, ngoài các tác động tích cực của lạm phát đến nền kinh tế, lạm phát còn lại
đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của nền kinh tế.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát.
1.2.1 Tổng sản phẩm quốc nội.
GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả cuối
cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế
của một nước trong một thời kỳ nhất định; phản ánh các mối quan hệ trong quá
trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ trong nền kinh tế quốc dân; là nhân tố đại diện cho tăng


trưởng

kinh

tế. Nói

cách

khác,

tăng

trưởng

kinh

tế



sự

gia

tăng

khối

lượng


hàng

hóa,

dịch

vụ

sản

xuất

ra



nâng

cao

năng

lực

sản

xuất

của


nền

kinh

tế. Còn để

phản

ánh

tình

hình

lạm

phát,

người

ta

thường

sử

dụng

chỉ


số

giá

tiêu

dùng

(CPI)

-

chỉ

số

giá

biểu

thị

biến

động

mức

giá


chung

của

một

rổ

hàng

hóa



dịch

vụ

cố

định

dùng

cho

tiêu

dùng


cuối

cùng

của

hộ

gia
đình.
Theo lý thuyết của Keynes, trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và
tăng trưởng. Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ
lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển
cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng
trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm đi.


12

1.2.2 Cung tiền.
Những nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã dùng Thuyết số lượng tiền của
nhà kinh tế Mỹ Irving Fisher để giải thích cho những nguyên nhân gây ra lạm phát từ
tiền tệ như sau:
MV = PT (1.1)
Với M là khối lượng cung tiền
V là vòng quay của tiền
P là mức giá chung trong nền kinh tế
T là khối lượng giao dịch thực. Và giả thuyết T này bằng với sản lượng trong
nền kinh tế là Y.


Đường tổng cung AS được giả định cho trước và ở mức toàn dụng hay nói cách khác
sản lượng đang ở trạng thái cân bằng dài hạn”.
AS = Y (1.2)
Với Y là tổng sản lượng thực được cho bởi hàm sản xuất trong dài hạn,
Đường tổng cầu AD được xác định như sau:
AD = (MV)/P (1.3)
Cân bằng trong thị trường hàng hóa và dịch vụ: AS = AD
LRAS

Y*
P

AD1

AD2

P1

P2


13

→ MV = PY (1.4)
Từ phương trình (1.4), ta có phương trình số được viết dưới dạng phần trăm thay đổi
như sau: lnM + lnV = lnP + lnY
% thay đổi M + % thay đổi V = % thay đổi P + % thay đổi Y
% thay đổi P = % thay đổi M + % thay đổi V - % thay đổi Y
+ Các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển giả định rằng V là một hằng số
không thay đổi trong ngắn hạn (bởi vì giá trị này phụ thuộc vào sự phát triển của một

hệ thống tài chính mà điều này không phải thay đổi nhanh chóng).
+ Fisher đã đưa thêm một giả định là Y là hằng số trong dài hạn.
Với giả thuyết V không đổi thì bất cứ sự gia tăng nào trong cung tiền cũng làm
tăng GDP danh nghĩa. Vì các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất quyết định mức GDP
thực tế và xem GDP thực tế không đổi nên mọi sự thay đổi GDP danh nghĩa phải thể
hiện sự thay đổi mức giá. Hay nói cách khác phần trăm tăng của giá, hay tỷ lệ lạm
phát sẽ đúng bằng phần trăm tăng lên của cung tiền trong dài hạn. (N.Gregory
Mankiw, 2003)
1.2.3 Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một
đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá trị đồng tiền của một quốc gia đối với một
tiền tệ khác
.
Tỷ giá hối đoái cũng được sử dụng như là một trong những công cụ thực
hiện chính sách tiền tệ, có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến lạm phát.
Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ sẽ bị mất giá, những người sản xuất trong
nước muốn đẩy giá hàng lên. Đồng thời, chi phí cho các nguyên vật liệu, hàng hóa
nhập khẩu sẽ tăng lên, giá cả của các hàng hoá này tăng lên, dẫn đến lạm phát.
Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ sẽ tăng giá, giá hàng hóa nhập
khẩu có xu hướng giảm, rẻ hơn, do đó người dân có xu hướng tiêu dùng hàng nhập
khẩu nhiều hơn, làm hạn chế hoạt động xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước, mặc
dù giảm lạm phát nhưng thất nghiệp gia tăng.

14

Đối với

những

quốc


gia



tỷ

trọng

nhập

khẩu/GDP

lớn, nền sản xuất còn
phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài – chưa có nguồn nguyên liệu trong
nước thay thế; khi

tỷ

giá
hối đoái
tăng,
đồng nội tệ bị mất giá,
làm

giá

hàng

nhập


khẩu

tăng, kéo theo

mặt

bằng

giá

hàng

hóa

trong

nước

tăng

lên, xuất hiện lạm phát.

Bên cạnh đó
,
các loại
hàng

hóa


nhập

khẩu



nguyên

liệu

đầu

vào

của

các ngành

sản

xuất

hàng
hóa
trong

nước
,
đẩy


giá

hàng

hóa

trong

nước

tăng lên, xuất hiện lạm
phát.
Điều này ảnh hưởng đến cầu và cung của hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong
nước. Cung của hàng hóa này có thể giảm trong khi cầu của chúng tăng sẽ tạo áp lực
lên lạm phát.
Đối với những

quốc

gia

đang

phát

triển,

kinh

tế


chưa vững mạnh, nền dân trí
còn thấp khiến

người

dân
không có
niềm

tin

vào

đồng

nội

tệ.
Vì vậy, người dân sẽ
tích trữ
các

tài

sản

của mình bằng vàng, bất động

sản hoặc


ngoại

tệ

mạnh thay vì
đồng

nội

tệ. Một sự biến động về tỷ giá hối đoái, làm

giảm

giá

đồng

nội

tệ, sẽ khiến
lạm phát tăng cao.

1.2.4 Lãi suất.
Về phương diện lý thuyết, lãi suất danh nghĩa và lạm phát có mối quan hệ cùng
chiều. Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng để đảm bảo mức lãi suất thực
được chấp nhận bởi các chủ thể trong nền kinh tế.
Triển vọng của lãi suất thực có ảnh hưởng đến các kỳ vọng và hoạt động chi
tiêu và đầu tư. Sau khi xác định được các kỳ vọng lạm phát, nếu người tiêu dùng tin
rằng lãi suất tiết kiệm sẽ không thay đổi hoặc tăng rất thấp, nghĩa là lãi suất thực sẽ

âm thì họ sẽ có khuynh hướng rút tiền gửi tiết kiệm và đầu tư vào các tài sản có giá
khác (bất động sản,…). Điều này sẽ tạo nên giá trị ảo, làm cho CPI có xu hướng gia
tăng, vì thế, lãi suất thực sẽ là một biến số quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết
định tiêu dùng, đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời cũng là biến số tác
động đến kỳ vọng lạm phát.

15

Tổng cầu = tiêu dùng + đầu tư + chi tiêu chính phủ + (xuất khẩu – nhập khẩu).
Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát được hình thành dựa trên sự ảnh hưởng của lãi
suất lên tổng cầu.
Lãi suất là sẽ chịu tác động trực tiếp của việc thay đổi tiêu dùng và đầu tư.
Trong đó, tiêu dùng sẽ giảm xuống khi lãi suất tăng lên là do giá cả của việc vay
mượn cho nhu cầu tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn; chi phí vay mượn tăng làm cho khả
năng sinh lời của các khoản đầu tư trở nên thấp hơn. Vì thế mà việc tăng lãi suất cũng
sẽ làm giảm mức độ đầu tư. Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống thì hành vi của người
tiêu dùng và nhà đầu tư thay đổi theo hướng ngược lại. Sự thay đổi đó được thể hiện
bằng sự dịch chuyển của đường tổng cầu.
Chính vì mối quan hệ trên nên lãi suất đã trở thành công cụ được lựa chọn để
kiểm soát lạm phát mục tiêu và kiểm soát các kỳ vọng lạm phát hữu hiệu.
Hình 1.1 Sơ đồ lãi suất tác động đến lạm phát

















(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thanh, 2010)



Cầu
nội địa
Cầu ròng
bên
ngoài
Lãi suất
chính thức
Lãi suất
thị trường
Giá bất
động sản
Kỳ vọng
thị trường

Tỷ giá
Tổng
cầu

Lạm phát

Áp lực
lạm phát
nội địa
Giá nhập
khẩu
Sản
lượng

16

1.2.5 Giá dầu thế giới.

Xăng dầu là mặt hàng tác động gián tiếp rất cao đến sự biến động của CPI,
nhiều mặt hàng khác sẽ bị tác động khi giá xăng dầu biến động, vì xăng dầu là yếu tố
phản ánh chi phí đầu vào của rất nhiều sản phẩm khác trong rổ hàng hóa tính CPI
Theo các lý thuyết kinh tế học hiện đại, để đảm bảo cung cầu của bất kỳ một
loại hàng hóa nào đó kể cả năng lượng, hầu hết các quốc gia đều thông qua hoạt động
của thị trường. Tuy nhiên, thị trường năng lượng dầu khí trên thế giới thường có
những vấn đề như chính trị, độc quyền, luôn có sự can thiệp của chính phủ các nước
trên thế giới. Ngoài ra, dầu khí là nguồn năng lượng quan trọng, là đầu vào không thể
thiếu của các hoạt động kinh tế, nên vấn đề định giá bán, trợ cấp và thuế đánh vào
xăng dầu luôn là mối quan tâm của hầu hết chính phủ các quốc gia. Do đó khi giá dầu
thế giới biến động sẽ ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô khác. Giá dầu thế giới tăng
cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong nước, ảnh hướng đến mặt bằng giá chung
và sẽ tạo ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, làm cho thị trường
bị gián đoạn.
Nhóm nhân tố khác như yếu tố tâm lý, đầu cơ, găm hàng, làm giá, thu nhập
của dân cư, cơ cấu kinh tế v v Tuy chưa có nghiên cứu mô hình thực nghiệm để
chứng minh cụ thể sự ảnh hưởng của các nhân tố này, nhưng những nhân tố này cũng
có ảnh hưởng một phần đến lạm phát, có thể không ảnh hưởng trực tiếp hoặc mức độ

ảnh hưởng không rõ ràng, không có số liệu để đo lường.
1.3 Phương pháp đo lường lạm phát.
Có nhiều phương pháp đo lường lạm phát; như:
Chỉ số giá sinh hoạt (CLI – Cost of Living Index): Đo sự tăng trên lý thuyết giá
cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
được giả định một cách xấp xỉ.
Chỉ số giá hàng hóa (Commodity Price Index): Đo sự thay đổi trong giá cả của
các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy
nhất được sử dụng là vàng.

×