Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-o0o-



TRẦN KIM PHƯỢNG


NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁC BIẾN SỐ
KINH TẾ VĨ MÔ



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ






TP Hồ Chí Minh- Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-o0o-


TRẦN KIM PHƯỢNG



NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁC BIẾN SỐ
KINH TẾ VĨ MÔ


CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH


TP Hồ Chí Minh- Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực với các biến số
kinh tế vĩ mô” là đề tài nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Đề tài này thực hiện
thông qua việc vận dụng kiến thức đã học, nhiều tài liệu tham khảo và sự tận tình
hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.

Luận văn này không sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào khác.

Tôi xin cam đoan những lời nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự thật.

TP.Hồ Chí Minh, Ngày 28 tháng 12 năm 2013
Tác giả



Trần Kim Phượng









MỤC LỤC

1. Giới thiệu đề tài 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, vấn đề cần nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Bố cục của đề tài 4
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 5
2.1 Nghiên cứu sử dụng thuật toán ACE 6
2.2 Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM và tính tỷ giá cân bằng hành vi theo
BEER 9
2.3 Nghiên cứu sử dụng mô hình ARDL ( Mô hình phân bổ trễ tự hồi qui) 10
2.4 Một số nghiên cứu khác 13
3. Phương pháp nghiên cứu 15
3.1 Kỹ thuật thực nghiệm 15

3.2 Thuật Toán ACE 17
3.3 Hồi quy tuyến tính và mối quan hệ đồng liên kết 18
3.4 Phương pháp kiểm định biên ARDL 18
3.5 Xây dựng các biến 22
3.5.1 Tỷ giá thực hiệu lực (REER-Real effective exchange rate) 23
3.5.2 Chênh lệch trong năng suất (PROD-Difference in productivity) 25
3.5.3 Tỷ lệ mậu dịch (TOT-terms of trade) 26
3.5.4 Chi tiêu chính phủ (GEXP- Government expenditure) 27
3.5.5 Độ mở của nền kinh tế (OPEN-openness of economy) 28
3.5.6 Tài sản nước ngoài ròng (NFA-Net foreign assets) 30
4. Kết quả nghiên cứu 31
4.1 Thu thập số liệu và tính toán các biến 32
4.2 Thực hiện kiểm định ADF để kiểm định tính dừng của biến. 33
4.3 Sử dụng thuật toán ACE để chuyển đổi biến 34
4.4 Thực hiện kiểm định ADF để kiểm định tính dừng của biến chuyển đổi. 35
4.5 Kiểm định tính đồng liên kết của các biến gốc 36
5. Kết luận 48
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

REER
Real effective exchange rate
Tỷ giá thực hiệu lực
NEER
Nonimal effective exchange rate
Tỷ giádanh nghĩa hiệu lực
TOT
Terms of trade
Tỷ lệ mậu dịch
OPEN
Openess of economy

Độ mở của nền kinh tế
NFA
Net foreign assets
Tài sản nước ngoài ròng
GEXP
Goverment expenditure
Chi tiêu chính phủ
PROD
Difference in productivity
Chênh lệch trong năng suất
BEER
BehaviouralEquilibrium exchange
Rate
Tỷ giá cân bằng theo hành vi
ACE

ARDL
Alernating Conditional Expectation
algorithm
Autoregressive Distributed Lag
model

Thuật toán ACE

Mô hình phân bố trễ tự hồi quy









DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 1: Biểu đồ phân tán các biến trước và sau khi chuyển đổi
Biểu đồ 2: Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMSQ








DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Đối tác thương mại với Việt Nam và tỷ trọng thương mại giai đoạn từ quý
1 năm 2000 đến hết quý 1 năm 2013.
Bảng 4.2a: Kết quả kiểm định cho các dãy biến gốc chưa lấy sai phân
Bảng 4.2b: Kết quả kiểm định cho các chuỗi sai phân bậc 1 biến gốc
Bảng 4.2c: Kết quả kiểm định cho các dãy biến chuyển đổi chưa lấy sai phân
Bảng 4.2d : Kết quả kiểm định cho các chuỗi sai phân bậc 1 biến chuyển đổi
Bảng 4.3 : Tiêu chuẩn AIC cho độ trễ từ 0-6 của các biến gốc
Bảng 4.4 : Kết quả ước lượng mô hình ARDL cho các biến ban đầu
Bảng 4.5 : Giá trị kết quả kiểm định WALD-test biến ban đầu
Bảng 4.6 : Tiêu chuẩn AIC cho độ trễ từ 0-6 của các biến chuyển đổi
Bảng 4.7 : Kết quả ước lượng mô hình ARDL cho các biến chuyển đổi
Bảng 4.8 : Giá trị kết quả kiểm định WALD-test biến chuyển đổi
Bảng 4.9 : Kiểm định tự tương quan của các biến trong mô hình
Bảng 4.10 : Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.11 : Ước lượng phương trình đồng liên kết trong dài hạn

Phụ lục 1 : Thuật toán ACE
Phụ lục 2 : Kiểmđịnh tính dừng của các biến ban đầu và biến chuyển đổi
Phụ lục 3 : Mô hình hồi quy để chọn ra độ trễ tốiưu của reer
Phụ lục 4 : Mô hình hồi quy để chọn ra độ trễ tốiưu của reera
Phụ lục 5 : Giá trị so sánh theo Pesaran, Shin và Smith (2001)
Phụ lục 6 :Biểu đồ 1- Biểu đồ phân tán các biến trước và sau khi chuyển
Phụ lục 7 : Lý thuyết kiểm định




1



TÓM TẮT

Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến tiềm tàng giữa tỷ giá hối đoái thực của
đồng Việt Nam và các biến số kinh tế vĩ mô, sử dụng dữ liệu hàng quý trong giai đoạn
2000Q1 – 2012Q4 của Việt Nam và 10 đối tác thương mại lớn là Australia, Hồng Kông,
Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc , Malaysia, Singapore, Switzeland, Thái Lan, Hoa
Kỳ. Bài nghiên cứu sử dụng thuật toán kỳ vọng có điều kiện lặp (ACE) và mô hình phân
bổ độ trễ tự hồi quy (ARDL) để kiểm tra tính phi tuyến giữa các yếu tố quan tâm. Kết quả
cho thấy rằng không có mối quan hệ đồng liên kết tuyến tính giữa REER và các biến
kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên sau khi áp dụng biến đổi ACE, tác giả nhận thấy rằng có
quan hệ đồng liên kết tuyến tính giữa các biến sau khi biến đổi. Điều này tương
đương với việc có mối quan hệ đồng liên kết phi tuyến giữa các biến trước khi
chuyển đổi.
1. Giới thiệu đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài

Tỷ giá hối đoái là cầu nối quan trọng để một nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế
thế giới. Có một chính sách điều hành tỷ giá đúng đắn sẽ góp phần quan trọng trong
việc ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất phát triển. Do đó, tại bất kì một
quốc gia nào, tỷ giá có vai trò cực kì quan trọng. Nó rất nhạy cảm và sự thay đổi
của nó sẽ gây ra những tác động phức tạp ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc
dân và có khi tới cả chế độ chính trị hiện hành.
Tỷ giá hối đoái thực đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và các
quyết định đầu tư. Tỷ giá hối đoái thực phản ánh mức giá tương đối giữa hai loại
hàng hoá. Hơn nữa, tỷ giá thực được lập luận là gây ảnh hưởng đến cán cân thanh
toán của một quốc gia. Vì vậy thật sự quan trọng và cần thiết khi xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực.
Bên cạnh đó tỷ giá thực còn là một yếu tố mấu chốt của chính sách tiền tệ. Việc
hiểu được mối quan hệ giữa tỷ giá thực và các biến số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế



2



giúp các nhà hoạch định chính sách có một hướng đi đúng đắn hơn và từ lâu mối
quan hệ này đã được các nhà nghiên cứu chú tâm tìm hiểu.
Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và biến số kinh tế vĩ mô.
Một số nghiên cứu xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa tìm thấy một mối quan hệ
phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và biến số kinh tế vĩ mô (Chinn (1991),
Meese & Rose (1991), Ma & Kanas (2000)). Tuy nhiên, các tài liệu về việc xác
định tỷ giá hối đoái thực tế chỉ tập trung vào các mối quan hệ tuyến tính. Mối quan
hệ phi tuyến có thể có giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến số kinh tế vĩ mô hầu
như ít được thảo luận.
Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả tiến hành thực hiện bài

nghiên cứu với tên gọi i quan h gia t giá hc vi các bin s
kinh t  nhằm có một cái nhìn mới và tổng quan, từ đó đưa ra các nhận xét và
phân tích tác động của các biến số kinh tế vĩ mô tới tỷ giá trong nền kinh tế Việt
Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, vấn đề cần nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định được mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ
giá hối đoái thực với các biến số kinh tế vĩ mô (bao gồm : PROD – Chênh lệch
trong năng suất, TOT – Tỷ lệ mậu dịch, GEXP – Chi tiêu chính phủ, OPEN – Độ
mở cửa nền kinh tế, NFA – Tài sản nước ngoài ròng)

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn này tập trung trả lời cho câu hỏi nghiên
cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến số kinh tế vĩ mô là tuyến
tính hay phi tuyến?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu




3



1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tỷ giá tiền đồng so với một số đồng tiền của các đối tác thương mại lớn với Việt
Nam.
Tỷ giá nội tệ của các đối tác này so với đồng USD.
Chỉ số CPI, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại lớn
nói trên. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam và các

đối tác thương mại.
Trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam và các đối tác thương mại.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu của Việt Nam và 10 nước bạn hàng thương mại lớn đó là Australia,
Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc , Malaysia, Singapore, Switzeland,
Thái Lan, Hoa Kỳ
Như đo lường tỷ giá hối đoái là giá trị tương đối của một đồng tiền so với đồng tiền
khác, các biến số kinh tế vĩ mô cũng được thể hiện như các giá trị tương đối của
các biến trong nước so với các đối tác nước ngoài.
Tỷ giá thực cân bằng sẽ nghiên cứu là tỷ giá hối đoái thực đa phương thay vì tỷ giá
song phương đơn .
Tất cả các số liệu đều được thu thập theo quí, trong giai đoạn từ quí 1 năm 2000
đến hết quí 4 năm 2012.
1.4 Phương pháp nghiên cứu




4



Dùng thuật toán ACE : được phát triển bởi Breiman và Friedman (1985), là một
phương pháp ước lượng chuyển đổi tối ưu nhằm tối đa hóa các hệ số tương quan R
2

,giải quyết vấn đề hồi quy các biến khi mối quan hệ của chúng không phải là tuyến
tính nhằm hỗ trợ cho mô hình ARDL


Phương pháp thực nghiệm : Dùng phương pháp tiếp cận tỷ giá cân bằng theo hành
vi (BEER : Behavioural Equilibrium Exchange Rate) để xác định tỷ giá hối đoái
thực cân bằng.
Phương pháp kinh tế lượng :
 Kiểm tra tính đồng liên kết : Sử dụng mô hình phân bố trễ trong quá trình tự
hồi quy (ARDL - Autoregressive Distributed Lags) ( Pesaran and Shin (1999)
and Pesaran et al. (2001)).
 Phương pháp kiểm định cho chuỗi dữ liệu thời gian cụ thể là: kiểm định tính
dừng, kiểm định đồng liên kết, kiểm định tính giải thích của mô hình, kiểm định
tính tự tương quan của các biến trong mô hình, kiểm định sự ổn định của mô hình,
kiểm định sự phù hợp của mô hình.

1.5 Bố cục của đề tài
Cấu trúc của luận văn gồm 5 phần :
1. Giới thiệu đề tài : Tổng quan các nội dung chính của luận văn cũng như trình bày
lý do thực hiện nghiên cứu này.
2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây.
3. Mô hình nghiên cứu : Trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình được sử dụng
trong bài, lựa chọn biến nghiên cứu.

4. Kết quả nghiên cứu : Trình bày quá trình thu thập và xử lý dữ liệu gồm: nguồn dữ
liệu, quy trình xử lý dữ liệu đầu vào và kết quả thu được.



5



5. Kết luận : Tổng kết các vấn đề được trình bày đồng thời chỉ ra những hạn chế còn

gặp phải và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Kể từ khi Balassa (1964) và Samuelson (1964) cho rằng sự gia tăng trong khác
biệt năng suất giữa hàng hóa thương mại và phi thương mại dẫn đến sự đánh giá
cao tỷ giá hối đoái thực, hàng loạt nghiên cứu được ra đời để chứng minh mối
quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến số kinh tế vĩ mô.

Vào những năm 1970, các mô hình lý thuyết đầu tiên đã hình thành với nhiều mô
hình nổi tiếng như mô hình tiền tệ, mô hình danh mục đầu tư cân bằng. Kết quả
nghiên cứu của các mô hình loại này đã dẫn tới một kết luận cho rằng sự thay đổi
trong tỷ giá hối đoái có quan hệ tuyến tính với sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ
mô như giá cả hàng hóa, tổng sản lượng quốc dân hay tài khoản vãng lai của các
nước.

Edwards và Wijnbergen (1987), Edwards (1988) cũng đã nghiên cứu mối quan hệ
giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các biến số kinh tế vĩ mô. Các kết quả của họ
đã chứng minh tỷ lệ mậu dịch có ảnh hưởng đến REER thông qua hai hiệu ứng trái
ngược là hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập. Đồng thời các nhà nghiên cứu
này cũng đã chứng minh khi tài sản nước ngoài ròng (NFA) tăng lên thì REER sẽ
giảm xuống thông qua các nghiên cứu về cán cân thanh toán và cân đối tiền tệ.
Qua đó, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rõ ràng rằng các biến số kinh tế vĩ mô
có tác động đến REER.

Một đặc điểm của mô hình tuyến tính đó là cho dù các biến có thay đổi giá trị như
thế nào, thì độ co giãn của tỷ giá thực đối với các biến giải thích là bất biến. Tuy
nhiên các mô hình tuyến tính về tỷ giá hối đoái thường không còn chính xác khi
xem xét ngoài thời kỳ nghiên cứu, hoặc khi có một số biến động trong nền kinh tế.




6



Điều này đã gợi ý rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với các biến số kinh tế vĩ
mô có thể là quan hệ phi tuyến chứ không phải tuyến tính.

Có ba mối quan hệ có thể có giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến số kinh tế vĩ mô
là : đồng liên kết tuyến tính, đồng liên kết phi tuyến tính và không có đồng liên kết.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại đa phần quan tâm đến mối
quan hệ đồng liên kết tuyến tính và hiếm khi chú ý đến mối quan đồng liên kết phi
tuyến. Trong khi đó trên thực tế, không một lý thuyết kinh tế nào có thể đảm bảo
rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực với các biến số kinh tế vĩ mô phải là
tuyến tính. Với việc bỏ qua các trường hợp phi tuyến này có thể đưa đến kết luận
sai lệch rằng không tồn tại đồng liên kết giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến số
kinh tế vĩ mô .

Tuy nhiên, từ đó đến nay các nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa có được một sự
thống nhất. Tranh cãi xuất hiện từ việc xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái
với các biến số kinh tế vĩ mô là tuyến tính hay phi tuyến, cách chọn biến, phương
pháp kinh tế lượng. Điều này đã chứng minh độ phong phú về lý thuyết cũng như
thực nghiệm của các nghiên cứu về tỷ giá hối đoái thực.

Chính từ mâu thuẫn đó, một số nghiên cứu về xác định mối quan hệ phi tuyến
giữa tỷ giá hối đoái và các biến số vĩ mô được ra đời như bài nghiên cứu của tác giả
Chinn (1991), Meese và Rose (1991), Ma và Kanas (2000)) và một số nghiên cứu
về các mô hình ứng dụng trong việc xác định mối quan hệ phi tuyến giữa các đối
tượng được quan tâm, cụ thể như sau :


2.1 Nghiên cứu sử dụng thuật toán ACE

Năm 1895, Breiman và Friedman phát triển thuật toán ACE, cung cấp một
phương pháp hoàn toàn tự động để ước tính biến đổi tối ưu đa hồi quy. Nó cũng



7



cung cấp một phương pháp ước lượng tương quan tối đa giữa các biến ngẫu nhiên.
Thuật toán ACE cũng có thể xử lý các biến hỗn hợp và được dùng để chuyển đổi
các biến có mối quan hệ tuyến tính thành các biến có mối quan hệ phi tuyến tính.
Năm 1991, xuất hiện bài nghiên cứu “Some linear and nonlinear thoughts on
exchange rates” của Menzie David Chinn đánh giá khả năng sử dụng một hình
thức đặc biệt của ước tính phi tuyến sử dụng mô hình kỳ vọng có điều kiện lặp
(ACE), được xem là một công cụ chẩn đoán, và là một phương pháp dự báo. Bài
viết đã tóm tắt một số kết quả đáng thất vọng của các mô hình tuyến tính xác định
tỷ giá hối đoái, bao gồm cả những liên quan đến lý thuyết đồng liên kết. Và bài viết
kết luận là các biến đổi tối ưu gần như luôn luôn là phi tuyến. Bài viết thảo luận về
triển vọng sử dụng mô hình phi tuyến xác định tỷ giá trên cơ sở kết quả so sánh ước
tính của các biến bởi mô hình tiền tệ giá cứng.
Năm 1999, Yue Ma, Angelos Kanas đã đề xuất hai thử nghiệm phi tham số để kiểm
định tính phi tuyến trong mối quan hệ giữa tỷ giá và các biến số kinh tế vĩ mô.
Bài nghiên cứu “Testing for a nonlinear relationship among fundamentals and
exchange rates in the ERM” đã sử dụng thuật toán ACE để chuyển đổi biến và thực
hiện các bước kiểm tra mối quan hệ phi tuyến trong dài hạn giữa tỷ giá với các biến
kinh tế vĩ mô gồm 4 bước như sơ đồ bên dưới :














8































Áp dụng kiểm định nhân quả phi tuyến Granger theo phương pháp của Baek và
Brock (1992) cho chuỗi phần dư từ mô hình VAR. Mục đích của việc kiểm định
Bước 1: Kiểm định đơn vị
Không có đồng
liên kết phi tuyến
Bước 4: Ước lượng mô hình VAR
cho các chuỗi sai phân bậc 1
Có mối quan hệ dài hạn
Có đồng liên kết
phi tuyến


KQ kiểm
định
Kiểm định mối quan hệ phi tuyến
Kiểm định đồng liên kết phi tuyến

(Granger và Hallman 1991;
Breiman và Freidman 1985)
Kiểm tra quan hệ nhân quả phi
tuyến Granger (kiểm định sử
dụng mô hình ARFIMA)
Có đồng liên kết
Bước 3: Kiểm tra đồng liên kết
phi tuyến nếu không có đồng
liên kết tuyến tính
KQ kiểm
định
Không
dừng
Dừng
Bước 4: Ước lượng mô hình
VAR cho các chuỗi biến gốc
Bước 2: Kiểm tra tham số
tuyến tính và đồng liên kết
phi tham số của Johansen
KQ kiểm
định
Không có đồng
liên kết



9




này là để loại bỏ tất cả các cấu trúc tuyến tính trong mô hình. Nếu kiểm định cho
thấy không có mối quan hệ nhân quả, điều này có nghĩa là không có bằng chứng về
tính chất phi tuyến. Sau đó để loại bỏ các yếu tố phi tuyến gây ra bởi các bong bóng
trên thị trường, các tác giả sử dụng mô hình ARFIMA để kiểm tra bậc liên kết
không nguyên cho các chuỗi số thời gian. Nếu bậc liên kết của tỷ giá hối đoái
không lớn hơn rõ rệt so với các chuỗi biến số kinh tế vĩ mô, có thể loại bỏ sự tồn tại
của các bong bóng.

Khi kiểm tra mối quan hệ phi tuyến giữa các biến số kinh tế vĩ mô và tỷ giá hối
đoái đối với hai quốc gia Hà Lan – Đức, nhóm tác giả đã phát hiện ra đồng liên kết
phi tuyến giữa tiền, sản lượng và tỷ giá hối đoái cho Hà Lan-Đức và đây cũng có
thể được hiểu như là bằng chứng của một mối quan hệ phi tuyến dài hạn.

Đối với Pháp-Đức, các kết quả nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng của đồng
liên kết phi tuyến. Nhưng các kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nhân
quả phi tuyến Granger của đồng France đối với tỷ giá FFr/DM. Những phát hiện
này có thể được hiểu như là bằng chứng về một mối quan hệ phi tuyến linh hoạt
(dynamic) và phù hợp với giả thuyết về sự chiếm ưu thế của đồng tiền Đức. Trên
cơ sở các mô hình ước tính phân đoạn ARIMA, Yue Ma, Angelos Kanas bác bỏ
những giả thuyết mà mối quan hệ phi tuyến được tạo ra do các bong bóng trên thị
trường.

2.2 Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM và tính tỷ giá cân bằng hành vi (
phương pháp BEER)
Năm 2008, Sophie Béreau, Antonia López Villavicencio và Valérie Mignon nghiên
cứu chức năng phi tuyến của tỷ giá hối đoái thực hướng tới giá trị cân bằng hành vi
của nó (BEER) sử dụng một mô hình hồi quy chuyển đổi. “Nonlinear Adjustment
of the Real Exchange Rate Towards its Equilibrium Value” cho thấy quá trình hội
tụ tỷ giá thực trong thời gian dài là đặc trưng của tính phi tuyến cho các nền kinh tế




10



mới nổi, trong khi các nước công nghiệp thể hiện một mô hình tuyến tính. Giá trị
BEER được tính bằng cách dự đoán tỷ giá thực hiệu lực từ các phương trình dài
hạn ước tính, sử dụng mô hình VECM.
2.3 Nghiên cứu sử dụng mô hình ARDL ( Mô hình phân bổ trễ tự hồi quy)

Năm 2001, Hashem Pesaran đã phát triển một cách tiếp cận mới cho vấn đề kiểm
tra sự tồn tại của một mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một tập hợp các biến
hồi quy , khi không biết chắc chắn liệu các biến hồi quy cơ bản dừng ở bậc 0 hay
bậc 1. Phương pháp kiểm tra được đề nghị dựa trên thống kê tiêu chuẩn F hoặc t để
kiểm tra mức ý nghĩa của các cấp độ trễ của các biến trong cơ chế điều chỉnh cân
bằng đơn biến. Hai bộ giá trị tiệm cận được cung cấp : một là khi tất cả các giá trị
hồi quy hoàn toàn là bậc 1 và bộ giá trị tiệm cận còn lại là tất cả các giá trị hồi quy
hoàn toàn là bậc 0. Hai bộ giá trị quan trọng cung cấp một giá trị bao gồm tất cả các
phân loại có thể có của các biến hồi quy : hoàn toàn bậc 1, hoàn toàn bậc 0 hoặc
trường hợp tồn tại hỗn hợp cả hai bậc.
Phương pháp tiếp cận ARDL ( mô hình phân bổ trễ tự hồi quy) được sử dụng để
ước tính ECM với mô hình tự hồi quy véc tơ (VAR) làm nền tảng cho việc phân
tích này. Sử dụng kiểm định Wald (hoặc F- Statistic ) để thử nghiệm giả thuyết rằng
có tồn tại hay không quan hệ giữa các biến được xem xét. Dựa vào kết quả thống kê
Wald (hoặc F- Statistic ) để kết luận về mối quan hệ giữa các biến.

Bài viết gần đây về mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến số
kinh tế vĩ mô “Nonliner relationship between the rate exchange and economic
fundamentals – Evidence from China and Kore” của hai tác giả 

Jizhong Zhou năm 2011 khảo sát mối quan hệ phi tuyền tiềm năng giữa tỷ giá hối
đoái thực của hai đồng tiền (Nhân dân tệ của trung quốc và đồng Won Hàn Quốc)
và các biến số kinh tế vĩ mô bằng cách sử dụng dữ liệu hàng quý trong suốt giai
đoạn từ quý 1 năm 1980– quý 4 năm 2009. Hai nhà nghiên cứu sử dụng thuật toán
ACE và kiểm định đồng liên kết ARDL để tìm hiểu mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ



11



giá thực và 5 biến đại diện cho nền kinh tế vĩ mô là: tăng trưởng năng suất, tỷ lệ
mậu dịch, tài sản nước ngoài ròng, sự mở cửa của nền kinh tế, và mức chi tiêu chính
phủ.
Kết quả : Kiểm tra mối quan hệ đồng liên kết giữa tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá
thực biến đổi (qua ACE) với các biến số kinh tế vĩ mô.
Trung Quc:
Tỷ giá thương mại TOT có tác động nghịch biến tới REER và có ảnh hưởng lớn
hơn đến tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực so với các nhân tố kinh tế khác.
PROD có tác động đồng biến đối với REER ở phạm vi giá trị thấp và tác động
nghịch biến ở phạm vi giá trị cao hơn.
OPEN có tác động nghịch biến đến REER ở phạm vi giá trị thấp và tác động đồng
biến đối với REER ở phạm vi giá trị cao.
NFA có tác động đồng biến lên REER, còn TOT lại tác động nghịch biến lên REER
ở gần như toàn bộ giá trị.
GEXP thường có xu hướng tác động nghịch biến đến REER.

Hàn Quc
OPEN có tác động nghịch biến mạnh đối với REER, ngược lại, TOT có tác động

đồng biến đối với REER.
Đối với hai biến PROD và NFA, biểu đồ của chúng đối với các biến chuyển đổi
tương ứng là khá bất thường, tác động của những biến này đối với REER là rất phức
tạp vì hướng của tác động có thể thay đổi theo thời gian.
GEXP ở trường hợp này không có ý nghĩa
Kết quả cho thấy ngược lại với với các mối quan hệ tuyến tính thông thường, độ co
giãn của tỷ giá hối đoái thực đối với các biến số kinh tế vĩ mô thay đổi qua thời gian
theo một mối quan hệ phi tuyến.



12



Để xem xét rõ hơn tác động của các biến số kinh tế vĩ mô đối với tỷ giá hối đoái
thực, hai tác giả Xiaolei Tang và Jizhong Zhou tiến hành phân tích độ co giãn của
REER đối với các biến trong mô hình

Kết quả phân tích độ co giãn :
Đối với CNY,












(x = prod, open, gexp và NFA) nhưng











có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa CNY phản ứng mạnh mẽ hơn tỷ giá
hối đoái thực khi có sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô ngoại trừ tỷ lệ mậu
dịch.
Tuy nhiên, có một chút sự khác biệt đối với KRW, tại Hàn Quốc













(x = prod, open, tot) nhưng











và so với CNY, sự khác biệt giữa độ
co giãn của reer và neer là nhỏ hơn nhiều.

Và sau khi tổng hợp, hai tác giả nhận thấy rằng ở cả hai đồng KRW và CNY đều có
độ lớn trung bình của độ co giãn neer lớn hơn reer. Điều này cho thấy trên giác độ
tổng thể, tỷ giá hối đoái danh nghĩa phản ứng mạnh mẽ hơn so với tỷ giá hối đoái
thực khi có sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô. Việc này lý giải tại sao tỷ
giá hối đoái danh nghĩa thường dễ biến động hơn so với tỷ giá thực.

Khi so sánh tổng 


và tổng 


của CNY với KRW, hai tác giả Xiaolei Tang
và Jizhong Zhou nhận thấy rằng tác động tổng thể của các biến số kinh tế đến tỷ giá
hối đoái của CNY là mạnh mẽ hơn so với tỷ giá hối đoái KRW, điều này có thể hỗ

trợ cho quan điểm rằng trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì tỷ giá hối đoái thực
có xu hướng ổn định hơn. Các kết quả trên cho thấy rằng các sự phản ứng của tỷ giá
hối đoái KRW và CNY là khác nhau, mặc dù cả hai đều có mối quan hệ phi tuyến
với các biến số kinh tế vĩ mô.




13



2.4 Một số nghiên cứu khác về tính phi tuyến của tỷ giá hối đoái sử dụng các
mô hình khác nhau
Paul De Grauwe và Isabel Vansteenkiste đã tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa
sự thay đổi trong tỷ giá danh nghĩa và các biến số kinh tế vĩ mô có phải là phi
tuyến hay không với bài nghiên cứu : “Exchange Rates And Fundamentals: A Non-
Linear Relationship”. Tác giả sử dụng mô hình MS-AR của Hamilton (1989)
Để thực hiện nghiên cứu này, họ mở rộng mô hình “Markov switching” được
giới thiệu bởi McConnell and Pere Quiros (2000) và Dewachter (2001) và đưa nó
vào phân tích ở các nước có lạm phát cao và các nước có lạm phát thấp. Sự so
sánh này giúp chúng ta có một cái nhìn rõ ràng hơn về tính phi tuyến giữa tỷ giá và
các biến kinh tế vĩ mô.
Để ước lượng các mô hình nói trên, họ chọn dữ liệu hàng tháng của tỷ giá hối đoái
và các biến số kinh tế vĩ mô. Cụ thể:
Đối với các nước lạm phát thấp, dữ liệu về giá đồng nội tệ, cung tiền, mức giá và
lãi suất trong nước của Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ được thu thập.
Chuỗi dữ liệu này được bắt nguồn từ BIS.
Đối với các nước lạm phát cao, dữ liệu của biến như trên thu được từ Argentina,
Bolivia, Brazil, Chile, Columbia và Ecuador.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu xác định thời gian mẫu mà tỷ giá hối đoái trong
nước lạm phát cao được nghiên cứu là ở giai đoạn thả nổi. Họ sử dụng điều này
như là một điểm khởi đầu cho việc phân loại tỷ giá hối đoái được trình bày trong
Reinhart và Rogoff (2004), nhưng mở rộng phân tích với thông tin từ Ngân hang
Phát triển châu Mỹ La tinh. Kết quả thực nghiệm cho thấy:
Đối với các nước có lạm phát cao mối quan hệ tuyến tính “thế hệ thứ nhất” giữa
thông tin của các biến số vĩ mô kinh tế và sự thay đổi của tỷ giá là ổn định và sâu
sắc.
Tuy nhiên, đối với các nước có lạm phát thấp nơi mà trạng thái chuyển đổi thường
xuyên xảy ra, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mô hình phi tuyến dựa trên sự tồn
tại của các chi phí chuyển đổi và đã được giải thích bằng các nghiên cứu thực



14



nghiệm. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng mô hình phi tuyến tính đơn
giản này có khả năng tự nhân rộng như các kết quả đã đưa ra trong bài báo này.
Năm 2007, bài nghiên cứu “ Nonlinear Exchange Rate Predictability” của Carlos
Felipe Lopez-Suarez and Jose Antonio Rodriguez-Lopez dự đoán tính phi tuyến
của tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu xem hành vi phi tuyến của tỷ giá thực có thể giúp
tính toán cho khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái danh nghĩa hay không, xây dựng
một mô hình hiệu chỉnh sai số phi tuyến cho phép chúng ta kiểm tra giả thuyết dự
đoán phi tuyến của tỷ giá hối đoái danh nghĩa và hành vi phi tuyến trên tỷ giá thực
trong bối cảnh của một hệ thống đồng liên kết hoàn toàn. Sử dụng một bảng 19
quốc gia và ba đơn vị tính, chúng ta tìm thấy bằng chứng về khả năng dự đoán phi
tuyến của tỷ giá hối đoái danh nghĩa và ý nghĩa phi tuyến của tỷ giá thực. Bằng
cách sử dụng ngang giá sức mua (PPP) nghiên cứu phi tuyến có thể giải thích cho

sự hạn chế khả năng dự báo tỷ giá hối đoái. Xây dựng trên nghiên cứu của Granger
và Swanson (1996), xây dựng một hệ thống đồng liên kết tổng quát mà có khả năng
dự đoán hoặc không thể dự đoán của tỷ giá hối đoái danh nghĩa cũng như hành vi
tuyến tính hoặc phi tuyến trên tỷ giá thực

Năm 2010, bài nghiên cứu “Nonlinear Mean-Reversion in Southeast Asian Real
Exchange Rates” của Doo-Yull Choi.*, Bong-Han Kim** và See-Won Kim cho
thấy xu hướng về giá trị phi tuyến cơ bản trong giá tiền tệ Đông Nam Á bằng cách
áp dụng các thử nghiệm phi tuyến đơn vị mới được phát triển bởi Park và Shintani
(2005). Đầu tiên, với đồng đô la Mỹ là đồng tiền chuẩn, tác giả thấy rằng 63% của
tỷ giá hối đoái thực tế của tiền tệ Đông Nam Á lần lượt ổn định. Tuy nhiên, với
đồng yên Nhật là đồng tiền chuẩn, chúng ta thấy không có bằng chứng có lợi cho
sức mua tương đương đối với hầu hết các đồng tiền trong khu vực Đông Nam Á,
ngoại trừ đồng won Hàn Quốc và đồng đôla Đài Loan. Những phát hiện này hàm ý
rằng tiền tệ Đông Nam Á có thể không tạo thành một hệ thống tỷ giá hối đoái châu
Á do đồng yên thống trị. Thứ hai, khi đồng đô la Mỹ là cơ sở, tỷ giá hối đoái thực
các nước Đông Nam Á có xu hướng quay về giá trị cơ bản phi tuyến. Tác giả thấy



15



rằng quá trình quay trở lại giá trị cơ bản có thể được mô tả tốt bởi mô hình Estar,
hơn nữa là DTAR hoặc mô hình DLSTAR. Kết quả được củng cố bởi chức năng
phản ứng xung và phân tích dự báo.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 K thut thc nghim


Các nghiên cứu về hành vi của tỷ giá hối đoái là một chủ đề kinh điển của kinh tế
quốc tế. Phần lớn trong các nghiên cứu này tập trung vào việc kiểm tra mối quan
hệ giữa tỷ giá hối đoái và các biến số kinh tế vĩ mô và từ đó tiến tới việc xem xét
xem liệu tỷ giá hối đoái có bị đánh giá sai hay không. Một phương pháp được
sử dụng trong các nghiên cứu loại này là mô hình tỷ giá hối đoái cân bằng FEER
được phát triển bởi Williamson (1994). Trong phương pháp này mức cân bằng của
tỷ giá hối đoái được định nghĩa là tỷ giá hối đoái thực hiệu lực trong điều kiện
nền kinh tế vĩ mô cân bằng, hay còn có thể hiểu là tại trạng thái nền kinh tế hoạt
động ở mức toàn dụng và lạm phát thấp (cân bằng bên trong) và tài khoản vãng lai
ổn định, phản ánh nguồn vốn ròng tiềm ẩn và kỳ vọng (cân bằng bên ngoài). Mức
tỷ giá hối đoái này được gọi là “cơ bản” vì nó loại bỏ đi những yếu tố ngắn hạn và
tập trung vào các yếu tố quyết định trung và dài hạn. Việc đánh giá tỷ giá hối đoái
của một quốc gia có thể thực hiện bằng cách so sánh mức tỷ giá hối đoái hiện tại
với mức cân bằng FEER.

Một vấn đề nảy sinh khi áp dụng phương pháp FEER mức độ ảnh hưởng của
các thông tin thực tế và lý thuyết đến việc xác định tỷ giá hối đoái. Mức cân
bằng trong phương pháp FEER được tính toán với giả định là tài khoản vãng
lai được đo lường ở mức toàn dụng và với một dòng vốn ổn định. Tuy nhiên,
trong rất nhiều trường hợp các tính toán này được thực hiện mà không xét đến tác
động của các biến có ảnh hưởng thực sự tới hành vi của tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối
đoái trong phương pháp tiếp cận này sẽ không thay đổi chừng nào vị thế cân



16



bằng bên trong và bên ngoài còn được duy trì, nhưng theo quan điểm hành vi thì

liệu một mức cân bằng như vậy có tồn tại hay không vẫn chưa được chứng minh.

Một phương pháp tiếp cận khác, được đề xuất bởi Clark và Maccdonald (1998),
liên quan đến việc phân tích kinh tế lượng trực tiếp một mô hình hành vi của tỷ giá
hối đoái thực hiệu lực – được gọi với cái tên tỷ giá hối đoái cân bằng hành vi
(Behavioral Equilibrium Exchange Rate (BEER)). Cách tiếp cận BEER đã xây
dựng được phương pháp đo lường độ lệch của tỷ giá hối đoái thực và có những ưu
điểm vượt trội hơn so với FEER. Theo phương pháp tiếp cận BEER, tổng độ lệch
(so với giá trị cân bằng ước lượng theo các giá trị thực tế của các biến kinh tế vĩ
mô) của tỷ giá hối đoái tại bất kỳ thời điểm nào có thể được phân tích thành tác
động của các yếu tố tạm thời, các biến động ngẫu nhiên, và độ lệch của các
biến số kinh tế vĩ mô so với mức cân bằng của chúng. Trong khi FEER là một
phương thức tiếp cận tập trung riêng vào mối quan hệ trung và dài hạn, phương
pháp BEER có tính tổng hợp cao hơn và vì vậy có thể được áp dụng để giải thích
các biến động chu kỳ của tỷ giá hối đoái thực. Phương pháp BEER cũng đủ linh
hoạt để có thể áp dụng vào các nghiên cứu phức tạp tùy thuộc vào nhu cầu của
người sử dụng. Kỹ thuật thực nghiệm trong nghiên cứu này của các tác giả
Ziaolei Tang và Z iz hong Zhou là một ứng dụng của mô hình BEER với tỷ giá
hối đoái thực hiệu lực REER được giả sử chịu sự chi phối của một nhóm các
biến số kinh tế vĩ mô như sau:

REER = f (PROD, TOT, GEXP, OPEN, NFA) (3.1)


Các biến số kinh tế vĩ mô được đưa vào nghiên cứu tuân theo mô hình mà Montiel
(1999) đã phát triển. Các biến được xem như đóng vai trò quyết định đối với tỷ giá
hối đoái thực trong dài hạn được chia ra làm bốn nhóm. Nhóm đầu tiên bao gồm
các yếu tố cung trong nước, cụ thể là về hiệu ứng Balassa-Samuelson xảy ra
do sự tăng trưởng năng suất nhanh hơn của khu vực hàng hóa thương mại so với




17



khu vực phi thương mại. Thứ hai, cấu trúc của chính sách tài khóa, chẳng hạn như
thay đổi vĩnh cửu trong cơ cấu của chi tiêu chính phủ giữa hàng hóa thương mại và
phi thương mại cũng có liên quan. Thứ ba, những thay đổi trong môi trường kinh
tế quốc tế, bao gồm cả những thay đổi của nền kinh tế bên ngoài về tỷ giá trao
đổi, các dòng chuyển khoản bên ngoài, lạm phát nước ngoài, và mức lãi suất thực
trên thế giới. Thứ tư, chính sách tự do hóa thương mại, ví dụ , giảm trợ cấp xuất
khẩu, có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực dài hạn.
3.2 Thut Toán ACE

Công thức chung của một mô hình hồi quy tuyến tính có p biến độc lập, bao
gồm , , Xp, và một biến phụ thuộc Y được trình bày như sau:

(3.2)

Với

, ,. . . , β
p
là các hệ số hồi quy cần ước tính, và

là sai số giới hạn.

Hồi quy bội thông thường đòi hỏi giả định mối quan hệ giữa các biến hồi quy
là tuyến tính, do đó vấn đề còn lại chỉ là việc ước lượng các tham số. Phương pháp

tiếp cận tham số tuyến tính như thế này chỉ thành công khi giả định về mối quan
hệ tuyến tính giữa các biến là chính xác. Khi mối tương quan giữa các biến độc
lập và các biến phụ thuộc không phải là tuyến tính hoặc chưa được xác định rõ
ràng, hồi quy tham số tuyến tính có thể mang lại kết quả sai lầm có thể dẫn đến các
kết luận không chính xác.

Thuật toán ACE là một thuật toán có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề hồi
quy các biến khi mối quan hệ của chúng không phải là tuyến tính.

Các phép khai triển ACE tối ưu có nguồn gốc duy nhất từ dữ liệu trong thời kỳ và
không đòi hỏi một giả định nào về mẫu hàm cho biến phụ thuộc hoặc biến độc lập,



18



từ đó cung cấp một công cụ mạnh để thăm dò phân tích dữ liệu.
3.3 Hi quy tuyn tính và mi quan h ng liên kt

Theo Granger và Hallman (1991) và Granger (1991), các biến ban đầu của




(i=1,2,
, k) là đồng liên kết phi tuyến nếu tồn tại các hàm phi tuyến f và
(i= 1,2, , k) sao cho f ( ) và ( ) (i= 1,2, , k) là các chuỗi I(1) hay có liên
kết bậc 1, và tồn tại một kết hợp tuyến tính của f( ) và ( ) (i =1,2, , k) là

I(0). Như vậy, quan hệ đồng liên kết tuyến tính giữa các biến ACE chuyển đổi có
thể được coi là mối quan hệ đồng liên kết phi tuyến giữa các biến ban đầu.

3.4  pháp kim nh biên ARDL

Phương pháp kinh tế lượng trong bài nghiên cứu này theo Xiaolei Tang và
Jizhong z
hou là một ứng dụng của mô hình kiểm định đồng liên kết ARDL được
phát triển
bởi
Pesaran-Shin (1999) và Pesaran et al. (2001). Theo đó trình tự được
chia
làm
hai bước chính.

Tại bước đầu tiên, tác giả đi kiểm định mối quan hệ đồng liên kết tuyến tính giữa
các biến trong biểu thức (3.7). Nếu đồng liên kết tuyến tính không xảy ra, có thể
kết luận giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến kinh tế vĩ mô đang xem xét
không có mối quan hệ tuyến tính trong dài hạn.

Nếu điều này xảy ra, các tác giả tiếp tục kiểm định mối quan hệ đồng liên kết
phi tuyến giữa các biến. Để thực hiện kiểm định này, tác giả đã sử dụng thuật
toán ACE để biến đổi các biến trong mô hình và sau đó thực hiện kiểm định đồng
liên kết giữa các biến chuyển đổi. Nếu như các biến sau khi chuyển đổi được xác
định là có mối quan hệ đồng liên kết tuyến tính thì các tác giả kết luận các biến gốc
trước khi chuyển đổi có mối quan hệ đồng liên kết phi tuyến.

×